Một số biện pháp nâng cao chất lượng dịch Anh-Việt và Việt-Anh tại Học viện Khoa học Quân sự

Dịch thuật nói chung, dịch Anh-Việt và Việt-Anh nói riêng không chỉ là một môn khoa học, một

tác phẩm nghệ thuật mà còn là một sản phẩm của trí tuệ. Dịch Anh-Việt và Việt-Anh đóng vai trò

rất quan trọng trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của nước ta hiện nay. Vì vậy,

việc nâng cao chất lượng dịch Anh-Việt và Việt-Anh là một ưu tiên hàng đầu của giới dịch thuật.

Tuy nhiên, để có một bản dịch Anh-Việt và Việt-Anh có chất lượng, đạt ba tiêu chí “tín, đạt và

nhã”, đòi hỏi người dịch cần phải am tường cả hai ngôn ngữ Anh và Việt, nền văn hóa của hai đất

nước cũng như sử dụng nhiều biện pháp dịch khác nhau. Trong khuôn khổ bài báo này, chúng tôi

xin được bàn đến một số biện pháp nâng cao chất lượng dịch Anh-Việt và Việt-Anh tại Học viện

Khoa học Quân sự, giúp người dịch xử lý văn bản dịch tốt hơn nhằm đạt được cả ba tiêu chí “tín,

đạt và nhã” khi dịch hai ngôn ngữ này.

pdf 9 trang yennguyen 7120
Bạn đang xem tài liệu "Một số biện pháp nâng cao chất lượng dịch Anh-Việt và Việt-Anh tại Học viện Khoa học Quân sự", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dịch Anh-Việt và Việt-Anh tại Học viện Khoa học Quân sự

Một số biện pháp nâng cao chất lượng dịch Anh-Việt và Việt-Anh tại Học viện Khoa học Quân sự
54 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 10 - 11/2017
v Dịch thuật
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong quá trình dịch Anh-Việt và Việt-Anh, 
người dịch phải quan tâm đến cả ba tiêu chí liên 
quan đến chất lượng văn bản dịch: tín, đạt, nhã. Ba 
tiêu chí này là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình dịch 
Anh-Việt và Việt-Anh. Tuy nhiên, để đạt được cả 
ba tiêu chí này, người dịch cần sử dụng nhiều biện 
pháp khác nhau trong dịch Anh-Việt và Việt-Anh.
2. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG 
MỘT BẢN DỊCH ANH-VIỆT VÀ VIỆT-ANH
TRẦN LÊ DUYẾN*; HOÀNG ANH NGUYỆN**
*Học viện Khoa học Quân sự, ✉ duyenletran@gmail.com
**Học viện Khoa học Quân sự, ✉ nguyen2052000@gmail.com
Ngày nhận bài: 17/9/2017; ngày hoàn thiện: 24/10/2017; ngày duyệt đăng: 15/11/2017
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO
 CHẤT LƯỢNG DỊCH ANH-VIỆT VÀ VIỆT-ANH 
TẠI HỌC VIỆN KHOA HỌC QUÂN SỰ
TÓM TẮT 
Dịch thuật nói chung, dịch Anh-Việt và Việt-Anh nói riêng không chỉ là một môn khoa học, một 
tác phẩm nghệ thuật mà còn là một sản phẩm của trí tuệ. Dịch Anh-Việt và Việt-Anh đóng vai trò 
rất quan trọng trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của nước ta hiện nay. Vì vậy, 
việc nâng cao chất lượng dịch Anh-Việt và Việt-Anh là một ưu tiên hàng đầu của giới dịch thuật. 
Tuy nhiên, để có một bản dịch Anh-Việt và Việt-Anh có chất lượng, đạt ba tiêu chí “tín, đạt và 
nhã”, đòi hỏi người dịch cần phải am tường cả hai ngôn ngữ Anh và Việt, nền văn hóa của hai đất 
nước cũng như sử dụng nhiều biện pháp dịch khác nhau. Trong khuôn khổ bài báo này, chúng tôi 
xin được bàn đến một số biện pháp nâng cao chất lượng dịch Anh-Việt và Việt-Anh tại Học viện 
Khoa học Quân sự, giúp người dịch xử lý văn bản dịch tốt hơn nhằm đạt được cả ba tiêu chí “tín, 
đạt và nhã” khi dịch hai ngôn ngữ này.
Từ khóa: chất lượng, dịch Anh-Việt, dịch Việt-Anh, ngôn ngữ nguồn, ngôn ngữ đích, tiêu chí.
Lý thuyết dịch nói chung, tiêu chí đánh giá 
chất lượng của một bản dịch nói riêng, vốn đã 
được bàn đến và nghiên cứu ở cả phương Đông 
lẫn phương Tây. 
Ở Phương Đông, tiêu chí “Tín, Đạt, Nhã” xuất 
hiện vào nửa cuối thế kỉ XIX tại Trung Quốc. Thực 
vậy, năm 1898, dịch giả Trung Quốc, Nghiêm Phục 
(1854-1921) trong “Thiên diễn luận, dịch lệ ngôn” 
đã nêu ra tiêu chuẩn dịch gây ảnh hưởng rất lớn 
trên diễn đàn dịch thuật. Nghiêm Phục đã nêu ra ba 
nguyên tắc dịch cơ bản là “Tín, Đạt, Nhã”, nghĩa là 
55KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 10 - 11/2017
dịch thuật v
một bản dịch phải đạt được độ chính xác, đảm bảo 
chất lượng và hay. Ngoài ra, một số dịch giả khác 
của Trung Quốc cũng đã đưa ra một số nguyên tắc 
dịch, như nguyên tắc “Thiện dịch” của Mã Kiến 
Trung, “Tam mỹ” của Thử Uyên Xung, “Truyền 
thần và Nhập hoá” của Tiền Trung Thư,.... Tuy 
nhiên, những nguyên tắc dịch kể trên đều có chung 
một nguyên tắc cơ bản là: dịch thuật phải đảm bảo 
tính chính xác toàn diện của văn bản trong việc 
truyền đạt cả về mặt ngữ nghĩa lẫn ý đồ tu từ và tư 
tưởng của nguyên tác. 
Sau khi du nhập vào Việt Nam, quan niệm này 
có sự ảnh hưởng khá lớn đến các thế hệ dịch giả 
Việt Nam, đồng thời đã trở thành những chuẩn 
mực để đánh giá chất lượng một bản dịch. Tuy 
nhiên, trong quá trình dịch, dịch giả khó có thể đạt 
được tính thống nhất toàn diện từ nội dung, ngữ 
nghĩa đến phong cách diễn đạt với nguyên tác như 
dịch giả nổi tiếng Cao Xuân Hạo (2006, tr.1) đã 
từng nhận định: “Khó lòng có thể nói rằng “phàm 
là một bản dịch thì nhất thiết phải có cái văn phong 
được gọi là “nhã”. Nếu nguyên bản không “nhã”, 
mà lại gồ ghề, thô lỗ, thì bản dịch “nhã” chắc chắn 
là sẽ không thực hiện được chữ “tín” và sẽ nảy 
sinh một mâu thuẫn đối kháng ngay trong nội bộ 
của tiêu chuẩn được đề ra”; hay “Ngay cả chữ 
đạt cũng có một nội dung rất khó hiểu, khiến ta 
phải tìm xem những người lấy chữ đạt làm tiêu 
chuẩn, họ hiểu chữ tín như thế nào” hay “dịch sát 
từng chữ là cách tốt nhất để dịch sai hoàn toàn”. 
Vì vậy, bốn tiêu chí mà nhà nghiên cứu Cao Tự 
Thanh (trích trong Lê Văn Thăng, 2008, tr.3) đưa 
ra là những tiêu chí phát triển hơn một bậc về tín, 
đạt, nhã mà các nhà dịch thuật Trung Quốc chỉ ra; 
đó là, tiếp cận nguyên bản từ góc độ văn bản học 
nhằm tránh những sai sót dây chuyền vì nguyên 
bản cũng hoàn toàn có thể có sai sót, tiếp cận dưới 
góc độ từ ngữ học để hiểu hết ý nghĩa của bản 
dịch, tiếp cận trên cơ sở văn hóa học ở cả ngôn 
ngữ gốc và ngôn ngữ đích và tiếp cận phong cách 
học để truyền tải được cái thần, cái phong cách văn 
chương của tác giả đến với độc giả dưới hình thức 
một ngôn ngữ mới. Như vậy, cách tiếp cận này 
thực sự quyết định chất lượng bản dịch cũng như 
trình độ của dịch giả nhất.
Ở phương Tây, mãi đến nửa sau thế kỉ XX mới 
có sự xuất hiện của các tài liệu trình bày những 
khái niệm và lý thuyết của dịch thuật. Điển hình 
nhất là cuốn “The Name and Nature of Translation 
Studies” của tác giả James Stratton Holmes, công 
bố năm 1975 tại Copenhagen. Cuốn sách này có 
thể xem là một tuyên ngôn của dịch thuật học. Sau 
đó, lần lượt nhiều tác giả cho ra đời các tác phẩm 
liên quan đến dịch thuật và các tiêu chí đánh giá 
chất lượng một văn bản dịch như: Tytler (1978), 
Massoud (1988), Tudor (1987), Larson, (1998). 
Kelly (1979),....
Thứ nhất, theo quan điểm của Tytler (1978), có 
ba tiêu chí đánh giá chất lượng một văn bản dịch 
như sau: 
Một là, văn bản dịch phải đảm bảo tính chính 
xác toàn diện của văn bản cả về ngữ nghĩa lẫn ý định 
về tu từ và tư tưởng của nguyên tác. 
Hai là, phong cách và hành văn trong văn 
bản dịch phải tương đồng với nguyên tác.
Ba là, hành văn trong văn bản dịch phải tự nhiên, 
uyển chuyển như nguyên tác. 
Như vậy, Tytler (1978) chỉ ra rằng ba yếu tố: tính 
chính xác, phong cách và cách hành văn quyết định 
đến chất lượng bản dịch. 
Tudor (1987) cũng có quan điểm khá tương 
đồng với Tytler (1978) khi ông đã khái quát ba tiêu 
chí cơ bản của một bản dịch có chất lượng: trung 
thực, mạch lạc và phong cách, cụ thể là:
Một là, đảm bảo tính trung thực. Bản dịch phải 
trung thành với nguyên tác. Ông cho rằng, dịch 
thuật không phải chỉ là chuyển dịch từ các từ đơn 
của tiếng nước ngoài thành tiếng mẹ đẻ mà còn là 
sự chuyển hoá những tình cảm và tinh thần của 
nguyên tác.
Hai là, đảm bảo tính mạch lạc. Bản dịch phải 
rõ ràng, vì vậy, người dịch vừa phải tinh thông 
tiếng mẹ đẻ vừa phải lĩnh hội được tinh thần của 
nguyên tác.
56 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 10 - 11/2017
v Dịch thuật
Ba là, đảm bảo phong cách. Bản dịch phải tái 
hiện được phong cách của nguyên tác về mặt lựa 
chọn từ ngữ, trật tự từ ngữ và tu từ, bởi lẽ chỉ có 
coi trọng những nét riêng của từ ngữ, tu từ của 
nguyên tác thì bản dịch mới tái hiện được đúng 
phong cách của nguyên tác. 
Hai tác giả trên quan tâm đến tín, đạt và nhã, 
chưa nói rõ đến tiêu chí văn hóa trong dịch thuật, 
bởi lẽ một bản dịch tốt phải truyền tải được các ý 
tưởng của văn bản gốc cũng như các đặc điểm cấu 
trúc và văn hóa của văn bản gốc. Với quan điểm 
này, Massoud (1988) đặt ra các tiêu chí cho một 
bản dịch có chất lượng: ngôn ngữ phải dễ hiểu, 
gãy gọn, lưu loát, truyền tải được sự tinh tế của 
văn bản gốc, phong cách ngôn ngữ, có khả năng tái 
tạo lại bối cảnh văn hóa, lịch sử của văn bản gốc, 
truyền tải đầy đủ nội dung những từ viết tắt và các 
từ, cụm từ phiếm chỉ, vần điệu và truyền tải được 
đầy đủ nghĩa của văn bản gốc. Như vậy, Massoud 
đã đề cập đến nhiều tiêu chí hơn so với Tudor và 
Tytler, đặc biệt là ông quan tâm đến yếu tố văn hóa, 
lịch sử.
Tựu chung lại, các nhà nghiên cứu dịch thuật 
đều quan tâm đến các tiêu chí chính mà một bản 
dịch cần đạt được đó là: tín, đạt, nhã và sự tái tạo 
văn hóa. Vậy nên, việc tuân thủ ba nguyên tắc dịch 
cơ bản: tín, đạt và nhã hay trung thực, mạch lạc, 
phong cách nhưng cần phải quan tâm đến yếu tố 
văn hóa, lịch sử trong dịch thuật nói chung, dịch 
Việt-Anh và Anh-Việt nói riêng có thể khẳng định 
tính uyên bác của nó. Ngay tại Học viện Khoa học 
Quân sự, việc đánh giá tiêu chí một văn bản dịch 
đều dựa trên các tiêu chí tín đạt nhã của phương 
Đông và Massoud (1988) để làm cơ sở cho việc 
dạy và học dịch Việt-Anh và Anh-Việt.
3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT 
LƯỢNG DỊCH ANH-VIỆT VÀ VIỆT-ANH TẠI 
HỌC VIỆN KHOA HỌC QUÂN SỰ
Trong thời đại ngày nay, xã hội không ngừng 
phát triển, các thể loại và đề tài bản dịch ngày càng 
phong phú, đa dạng, đối tượng độc giả ngày càng 
nhiều và hình thức cũng như phong cách diễn đạt 
khác nhau. Vì vậy, ngoài việc áp dụng ba nguyên 
tắc dịch cơ bản “Tín, Đạt, Nhã” của phương Đông 
hay “trung thực, mạch lạc, phong cách” của phương 
Tây, dịch giả cần phải quan tâm đến rất nhiều tiêu 
chí khác như văn bản, văn hóa,.... Thực vậy, với 
một tác phẩm văn học, dịch giả cần chú trọng đến 
hiệu quả nghệ thuật và hình tượng; ngược lại, bản 
dịch chuyên ngành khoa học thì yêu cầu tính khoa 
học, tính chuyên ngành cao, lôgíc chặt chẽ; vì thế 
yêu cầu dịch thuật phải gãy gọn, mạch lạc. Tương 
tự, khi dịch một tác phẩm khôi hài, người dịch phải 
thể hiện được tính khôi hài của văn bản gốc ở văn 
bản đích. Hơn nữa, khi truyền tải thông điệp về 
văn hóa, dịch giả cần thể hiện thông điệp đó từ văn 
bản gốc sang văn bản đích một cách đầy đủ. Vì 
thế, để nâng cao chất lượng dịch Anh-Việt và Việt-
Anh tại Học viện Khoa học Quân sự, người dịch có 
thể vận dụng một số biện pháp sau nhằm thổi vào 
ba nguyên tắc đó nội hàm đa dạng khác nhau, có 
cách lý giải mới về “Tín, Đạt, Nhã” hay “trung 
thực, mạch lạc, phong cách”. 
3.1. Mượn từ
Mượn từ không phải là một biện pháp mới trong 
dịch Anh-Việt và Việt-Anh. Tuy vậy, đây cũng là 
một biện pháp hữu hiệu trong việc nâng cao chất 
lượng một văn bản dịch. Khi không thể tìm được 
từ tương đương giữa ngôn ngữ gốc và ngôn ngữ 
đích trong dịch Anh-Việt và Việt-Anh; đặc biệt là 
khi dịch văn bản chuyên ngành kỹ thuật hoặc văn 
bản có khái niệm mới, người dịch nên lựa chọn biện 
pháp vay mượn, vì đây là một trong những biện 
pháp đơn giản nhưng tối ưu nhất giúp giải quyết tốt 
yếu tố chính xác cho bản dịch. 
Người dịch có thể lựa chọn các cách vay mượn 
sau đây:
Một là, vay mượn thuần túy. Đây là cách thức 
vay mượn hoàn toàn, không có sự thay đổi về cả mặt 
hình thức và ngữ nghĩa. Ví dụ: “email”, “áo dài”, 
“đổi mới”, “internet”, “marketing”, “điếu cày”...
Hai là, vay mượn có thay đổi về mặt hình thức 
nhưng không thay đổi về mặt ngữ nghĩa. Ví dụ: 
57KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 10 - 11/2017
dịch thuật v
“cool” (kul), “canteen” (căn tin), “cheque” (séc), 
“dollar” (đô la),... (Giáo trình Dịch Viết 1).
Ba là, vay mượn một phần. Đây là sự vay 
mượn mà một phần của từ của ngôn ngữ bản 
địa và một phần vay mượn, ví dụ như: “internet 
provider” (nhà cung cấp internet), “marketing 
strategy” (chiến lược marketing), “ozone layer” 
(tầng ozone),....
Ngoài ra, người dịch cũng có thể sử dụng từ 
vay mượn nhưng có thêm phần giải thích. Phương 
án này, cho dù vẫn còn một số tranh luận, nhưng 
vẫn có hiệu quả to lớn giúp người dịch thực hiện 
nhiệm vụ của mình thành công mà không vi phạm 
đạo đức nghề nghiệp, vì trong quá trình dịch, 
người dịch gặp nhiều khái niệm mới hoặc tên mới; 
đặc biệt là ở các văn bản chuyên ngành như ngành 
y, kỹ thuật, lâm nghiệp, nông nghiệp, hóa chất.... 
Để xử lý tốt các văn có thông tin mới, khái 
niệm mới, thuật ngữ mới, người dịch thường vay 
mượn luôn từ có trong văn bản gốc nhưng đưa thêm 
phần giải thích để truyền tải thông điệp của văn bản 
gốc sang văn bản đích. Ví dụ như hai từ HIV và 
AIDS đều là từ vay mượn và thường được sử dụng 
rộng rãi trong tiếng Việt, vì hai từ này cũng được 
sử dụng rộng rãi trên thế giới, mặc dù nguồn gốc 
hai từ này là viết tắt của tiếng Anh. Do hai từ HIV 
và AIDS được sử dụng rộng rãi như vậy, nên khi 
được sử dụng, hai từ này không có thêm phần giải 
thích. Tuy nhiên, khi sử dụng bất kỳ một từ vay 
mượn nào, người dịch cần kèm theo phần giải thích 
để làm rõ nghĩa của văn bản dịch như trường hợp 
sử dụng muối ORS, được in trên gói thuốc bằng 
tiếng Anh, người dịch có thể sử dụng luôn từ viết 
tắt ORS nhưng phải kèm theo từ giải thích “muối 
bù mất nước”. Tương tự, khi dịch từ “bún chả” từ 
tiếng Việt sang tiếng Anh, người dịch có thể giữ 
nguyên từ này nhưng nên kèm theo từ giải thích 
“grilled pork and noodle” để diễn đạt ý chính xác 
hơn. Thực vậy, phương án vay mượn từ của ngôn 
ngữ gốc có kèm theo giải thích cũng là một trong 
những cách làm hiệu quả mà các dịch giả nên lựa 
chọn khi không tìm được từ tương đương phù hợp. 
Như vậy, vay mượn từ là một trong những 
phương án người dịch có thể vận dụng khi dịch 
Anh-Việt và Việt-Anh khi không thể tìm được từ 
tương đương.
3.2. Dịch phỏng hay còn gọi là dịch sát, dịch 
từng từ/chữ
Dịch phỏng cũng là một biện pháp được sử 
dụng khá phổ biến trong dịch Anh-Việt và Việt-
Anh nhờ những lợi ích mà nó mang lại. Dịch phỏng 
cũng là một loại dịch vay mượn, trong đó, toàn bộ 
đơn vị cú pháp được vay mượn và các thành phần 
riêng lẻ của nó được dịch sát nghĩa. 
Đối với biện pháp này, người dịch cần tôn 
trọng cấu trúc cú pháp của ngôn ngữ gốc, đồng 
thời đưa ra một phương thức mới của từ ngữ; ví dụ 
như “as bitter as gall” (đắng như mật/bồ hòn) hay 
“as black as coal” (đen như than/mực), “Blood is 
thicker than water” (Máu thoáng hơn nước lã)....
Hơn nữa, người dịch có thể dịch sát nghĩa 
các kết hợp ngữ ở Giáo trình Dịch thương mại, 
Dịch viết 2 và Dịch tiếng Anh quân sự như: “black 
market” (chợ đen), “hot money” (tiền nóng), “heavy 
industry” (công nghiệp nặng), “light industry” 
(công nghiệp nhẹ), “thành quả lao động” (fruits 
of labour), “nhà đầu tư” (investment house); hoặc 
tên các tổ chức, cơ quan như: “European Union” 
(Liên minh Châu Âu), “International Monetary 
Fund” (Quỹ tiền tệ Quốc tế), “World Bank” (Ngân 
hàng Thế giới), “Bộ Văn hóa, Thể thao và Du 
lịch” (Ministry of Culture, Sports and Tourism), 
“Bộ Kế hoạch và Đầu tư” (Ministry of Planning 
and Investment); và các từ ghép thông thường 
như: “showroom” (phòng trưng bày), “pawnshop” 
(tiệm cầm đồ), “bàn phím” (keyboard), ‘tội phạm 
mạng” (cyber-crime), “total force” (tổng lực), 
“superpower status” (vị thế siêu cường), “ưu thế 
chiến thuật” (tactical superiority), “application of 
firepower and movement” (sử dụng hoả lực và cơ 
động), “đội hình chiến đấu” (combat formation), 
“infantry regiment” (trung đoàn bộ binh), “hình 
thức chiến thuật” (tactical operations), “môi 
trường tác chiến điện từ” (electromagnetic 
58 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 10 - 11/2017
v Dịch thuật
environment), “continuous operations” (tác chiến 
liên hồi), “phía trước và bên sườn của đối phương” 
(the opposing forces’ fronts and flanks), “công 
binh dã chiến” (field engineering), “to concentrate 
offensive fire” (tập trung hoả lực tấn công).... Như 
vậy, người dịch thường sao phỏng nguyên nghĩa 
của từ từ ngôn ngữ gốc sang ngôn ngữ đích và 
vị trí của từ thường được sắp xếp theo cú pháp 
của ngôn ngữ đích. Tuy nhiên, đối với từ Hán-
Việt thì vị trí thường không thay đổi, ví dụ như: 
“superman” (siêu nhân), “tổng sản phẩm” (total 
products) hay “cựu sinh viên” (former student). 
Bên cạnh đó, trong tiếng Việt, có một số cụm từ 
 ... gôn ngữ này tồn tại sự khác biệt về văn hoá 
trong sử dụng từ vựng, do điều kiện tự nhiên, hoàn 
cảnh xã hội và truyền thống lịch sử khác nhau, và 
mỗi một dân tộc hay một nền văn hoá khác nhau 
có góc độ quan sát khác nhau trên cùng một khách 
thể. Vì vậy, việc sử dụng từ tương đương có tính 
tập hợp sẽ giúp người dịch thu hẹp sự khác biệt về 
văn hóa giữa hai ngôn ngữ khi dịch. 
Để tìm được tương đương giữa hai ngôn ngữ, 
người dịch cần chú ý đến yếu tố văn hóa và yếu tố 
ngôn ngữ ở cấp độ từ bằng cách sử dụng từ tương 
đương có tính tập hợp trong cùng một trường 
nghĩa như như ở các bài tập của giáo trình Bài 
tập Lý thuyết Dịch: “ngôn ngữ, thực vật, xe cộ, 
khoảng cách, kích cỡ, hình dáng, thời gian, tình 
cảm, tín ngưỡng”,.... Ví dụ như trong trường nghĩa 
đồ gia dụng, từ “furniture” (đồ đạc) là từ chung 
cho các từ “table” (bàn), “desk” (bàn học), “chair” 
(ghế), “bookshelf” (giá sách), “cupboard” (chạn 
bát), “hammock”(võng), “sofa” (ghế sô fa), “rug” 
(thảm),.... Tương tự, từ “accommodation” (nơi ăn 
chốn ở) được dùng để thay thế cho rất nhiều từ 
liên quan đến từ “nhà” như “house, bungalow, flat, 
apartment, villa, cottage”,.... Ở một ví dụ khác, 
trong tiếng Anh, không có từ tương đương nào cố 
định cho từ “đàn” của tiếng Việt, vì vậy, khi dịch 
người dịch phải xác định đúng thành tố đi kèm với 
từ “đàn” để lựa chọn từ một cách phù hợp trong 
tiếng Anh như “một đàn cừu/bò/gia súc” (a herd 
of sheep/cows/cattle), “một đàn cá” (a school of 
fish), “một đàn kiến” (a swarm of ants, “một đàn 
chim” (a flock of birds),....
Tương tự, trong khi người Anh phân biệt rất rõ 
các loại xe máy khác nhau như “mopeds, scooters, 
motorcycles” vì từ “motorcycle” có bánh xe và 
động cơ lớn hơn “moped” và “scooter”, ngược lại, 
người Việt lại sử dụng từ “xe máy” để diễn đạt loại 
xe hai bánh có động cơ. Vì vậy, người dịch cần lấy 
từ “xe máy” để diễn tả cả ba từ trên của tiếng Anh 
bằng một từ tập hợp là “xe máy”. Trong trường 
hợp khác, cả ba từ “paw”, “foot” và “leg” đều 
được dịch sang tiếng Việt bằng một từ mang nghĩa 
tập hợp là “chân”. Tương tự, trong giáo trình Dịch 
tiếng Anh quân sự, người dịch có thể sử dụng cụm 
từ “đối phương/kẻ thù” trong tiếng Việt cho các từ 
“enemy” hoặc “rival”, “antogonist”, “opponent” 
trong tiếng Anh,....
Như vậy, khi không tìm được từ tương đương 
trong ngôn ngữ đích, người dịch Anh-Việt và Việt-
Anh cần tìm một từ mang nghĩa tổng quát để diễn 
đạt ý cần dịch một cách phù hợp.
59KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 10 - 11/2017
dịch thuật v
3.4. Sử dụng một từ cụ thể 
Khác với phương án sử dụng từ có tính phổ 
quát cao là phương án dịch bằng một từ cụ thể. 
Với phương án này, người dịch thường dựa vào 
các yếu tố ngôn ngữ học, ngôn cảnh văn hóa cũng 
như mục đích giao tiếp của văn bản gốc, sau đó 
lựa chọn một từ/ngữ cụ thể trong ngôn ngữ đích 
để truyền đạt thông điệp của văn bản gốc đó. Đây 
cũng là một phương án hữu dụng giúp người dịch 
chọn từ tương đương một cách hiệu quả, bởi giữa 
hai ngôn ngữ Anh và Việt tồn tại nhiều từ không có 
tính tương đương. 
Khi dịch Anh-Việt và Việt-Anh, người dịch 
cần phải xác định từ cụ thể thông qua các nhóm từ 
để lựa chọn từ tương đương phù hợp với ngữ cảnh. 
Ở một số ví dụ khác trong giáo trình Lý thuyết 
Dịch cũng có thể thấy rằng, có nhiều từ trong tiếng 
Việt diễn tả từ “carry” trong tiếng Anh. Vì vậy, khi 
lựa chọn từ để dịch từ này, người dịch cần quan 
tâm đến sự phân định rõ ràng về kích cỡ, hình dáng 
của đồ vật được mang vác; khả năng của người 
mang vác; cách thức mang vác để lựa chọn từ phù 
hợp trong số các từ “mang, vác, cầm, gánh, ôm, 
đeo, xách, quảy, giữ, nắm, bê, bưng”,.... Tương tự, 
từ “rice” trong tiếng Anh cũng có thể được dịch 
thành nhiều từ tiếng Việt khác nhau, phụ thuộc vào 
thời điểm: trồng, thu hoạch, nấu để lựa chọn từ phù 
hợp trong số các từ: “lúa, thóc, gạo và cơm”. Như 
vậy, trong những trường hợp này, nếu chỉ quan tâm 
đến từ tiếng Anh thì người dịch sẽ không xác định 
rõ được từ của tiếng Việt một cách chính xác mà 
phải xem xét từ trong ngữ cảnh cụ thể để tìm ra 
từ tương đương phù hợp nhất. Hơn nữa, từ “vấn 
đề” được sử dụng rất quen thuộc trong tiếng Việt 
nhưng khi dịch, người dịch khó tìm được từ tương 
đương trong tiếng Anh, vì vậy, người dịch cần 
xác định cụ thể tình huống, ngữ cảnh để xác định 
trường nghĩa của nó, sau đó lựa chọn từ phù hợp 
để dịch sang tiếng Anh “vấn đề” (issue), “vấn nạn/
tệ nạn” (vice/evil), “khó khăn” (difficulty), “trở 
ngại” (obstacle/barrier), “trục trặc” (mechanical 
trouble), “biến chứng” (complication), “thắc 
mắc” (query). Tuy nhiên, từ “chứng” có thể được 
dịch là “problem” như trong trường hợp “chứng 
khó thở” được dịch là “breathing problem”.
Tựu chung lại, người dịch Anh-Việt và Việt-
Anh cần xác định rõ ngữ cảnh để lựa chọn một từ 
cụ thể để diễn đạt từ tương đương từ ngôn ngữ gốc 
sang ngôn đích một cách phù hợp.
3.5. Diễn đạt lại ý của ngôn ngữ gốc bằng 
cách thêm từ hoặc giải thích
Biện pháp diễn đạt lại ý cũng là một trong 
những cách hiệu quả giúp người dịch truyền tải 
thông điệp từ tiếng Việt sang tiếng Anh và ngược 
lại trong trường hợp một số từ hoặc khái niệm ở 
ngôn ngữ gốc không tồn tại trong ngôn ngữ đích. 
Thực vậy, trong tiếng Anh, có nhiều từ và khái 
niệm không tồn tại trong tiếng Việt; ngược lại, một 
số khái niệm trong tiếng Việt lại không diễn đạt hết 
nghĩa được truyền tải trong tiếng Anh. Ví dụ như 
ở giáo trình Lý thuyết Dịch, từ “alcohol” trong 
câu “Pregnant women should avoid alcohol” bao 
gồm tất cả các đồ uống có cồn. Tuy nhiên, trong 
tiếng Việt, từ “rượu” không bao gồm cả nghĩa của 
từ “bia”; vì vậy, khi dịch câu này, người dịch nên 
thêm vào từ “bia” để diễn đạt đủ nghĩa của câu này 
ở ngôn ngữ gốc “Phụ nữ mang thai nên tránh rượu 
bia”. Tương tự, từ “abuse” truyền tải toàn bộ hành 
vi “lạm dụng” trong tiếng Anh; tuy nhiên, trong 
tiếng Việt, không tồn tại nghĩa này mà phải diễn 
đạt lại khá dài. Chính vì vậy, câu “Adults should 
not abuse and neglect their children” không nên 
dịch là ‘‘Trẻ em nên được bảo vệ khỏi sự lạm 
dụng và cơ lỡ’’. Thay vào đó, câu này cần được 
diễn đạt lại bằng cách giải thích thêm trong tiếng 
Việt để truyền tải đầy đủ nghĩa của câu này trong 
tiếng Anh ‘‘Người lớn không lạm dụng hay bỏ 
mặc con cái mình’’. Hay ở giáo trình Dịch tiếng 
Anh quân sự, người dịch cần giải thích thêm nghĩa 
của các thuật ngữ quân sự không phổ biến ở Việt 
Nam như “Systems include Global Positioning 
System (GPS) receiver” (thiết bị thu sóng từ Hệ 
thống Định vị Toàn cầu (GPS), “an upgrade of the 
60 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 10 - 11/2017
v Dịch thuật
optical Digital Scene Matching Area Correlation 
(DSMAC) system” (thiết bị nâng cấp từ hệ thống 
So sánh Cảnh vật số quang (DSMAC), “Time of 
Arrival (TOA) control” (hệ thống điều khiển Thời 
gian tiếp cận mục tiêu (TOA)), “improved 402 
turbo engines” (các động cơ phản lực 402 cải tiến), 
“Ships and submarines have different weapon 
control systems (WCSs). A vertical launching 
system (VLS) accommodates missile stowage and 
launch on ships. On all attack submarines, missiles 
are launched from torpedo tubes (with stowage 
in the torpedo room); in addition, some attack 
submarines have VLS located forward, external to 
the pressure hull, which will handle both stowage 
and launch.” (Tàu chiến và tàu ngầm có các hệ 
thống điều khiển vũ khí (WCSs) khác nhau. Trên 
tàu chiến, hệ thống phóng thẳng đứng (VLS) bao 
gồm khoang chứa và phóng tên lửa. Trên mọi tàu 
ngầm chiến đấu, tên lửa được phóng từ ống phóng 
ngư lôi (từ khoang chứa trong khoang ngư lôi). 
Ngoài ra, hệ thống phóng thẳng đứng ở một số 
tàu ngầm chiến đấu được bố trí ở phía trước, bên 
ngoài khoang áp lực, đảm bảo cả chức năng chứa 
và phóng tên lửa.),...
Như vậy, khi không thể tìm ra từ tương đương 
ở ngôn ngữ đích, người dịch Anh-Việt và Việt-
Anh tại Học viện Khoa học Quân sự nên lựa chọn 
phương án diễn đạt lại ý của ngôn ngữ gốc.
3.6. Lược bỏ từ không cần thiết
Một số dịch giả cho rằng, lược bỏ từ chỉ là sự 
lựa chọn cuối cùng. Tuy nhiên, trong dịch thuật, 
đặc biệt là dịch nói, người dịch Anh-Việt và Việt-
Anh chủ yếu truyền tải những thông tin chính từ 
ngôn ngữ gốc sang ngôn ngữ đích. Vì vậy, đây là 
một trong những phương án tối ưu và việc lược 
bỏ những từ không cần thiết giúp cho người dịch 
Anh-Việt và Việt-Anh thực hiện công việc của 
mình hiệu quả nhưng vẫn không ảnh hưởng đến 
nội dung thông điệp cần truyền tải.
Trong thực tế, khi tiến hành công việc dịch 
thuật, người dịch thường lược bỏ một số từ không 
cần thiết. Tuy nhiên, việc lược bỏ những từ không 
cần thiết cũng cần được cân nhắc kỹ lưỡng để 
tránh ảnh hưởng đến nội dung chính của thông tin. 
Thông thường, người dịch chỉ lược bỏ những từ, 
thậm chí cụm từ đòi hỏi việc giải thích dài dòng, 
diễn giải vụng về và ảnh hưởng đến tính tự nhiên, 
tính mạch lạc của ngôn ngữ đích làm cho người 
đọc hoặc người nghe bị sao nhãng. Ví dụ ở câu: 
“Much can be done even without being physically 
present in the meeting” trong giáo trình Lý thuyết 
Dịch, được dịch sang tiếng Việt là‘‘Nhiều việc có 
thể làm ngay cả khi không có mặt tại cuộc họp’’; 
như vậy, từ “physically” đã bị lược bỏ để đảm bảo 
yếu tố đạt và nhã cho câu văn này do sự khác biệt về 
nghĩa giữa hai cấu trúc“being physically present” 
và “being present” không đáng kể. Tương tự, khi 
dịch câu “Hội thảo cung cấp những thông tin cập 
nhật về thực trạng công tác bình đẳng giới tại Việt 
Nam”, từ “công tác” bị lược bỏ vì từ này tồn tại 
trong tiếng Việt nhưng lại không xuất hiện như 
một từ riêng lẻ trong tiếng Anh. Vì vậy, câu này 
nên dịch là “The workshop has updated the latest 
situation of gender equality in Vietnam”.
Tóm lại, lược bỏ từ hoặc cụm từ không cần 
thiết cũng là một sự lựa chọn khôn ngoan khi dịch 
Việt-Anh và Anh-Việt.
3.7. Sử dụng các cấu trúc cố định có sự 
tương đồng giữa hai ngôn ngữ
Trong dịch Anh-Việt và Việt-Anh, có sự tồn 
tại của sự tương đồng, thậm chí có sự trùng khớp 
cả về mặt cấu trúc ngữ pháp và ngữ nghĩa của khá 
nhiều cấu trúc cố định, tục ngữ, thành ngữ. Vì vậy, 
người dịch Anh-Việt và Việt-Anh có thể lựa chọn 
việc sử dụng các cấu trúc cố định, thành ngữ, tục 
ngữ của cả hai ngôn ngữ để truyền tải một thông 
điệp từ tiếng Việt sang tiếng Anh và ngược lại một 
cách hiệu quả. 
Trên thực tế, khi gặp được những cấu trúc cố 
định có sự tương đồng giữa hai ngôn ngữ, người 
dịch chỉ cần chuyển dịch ngôn ngữ gốc sang ngôn 
ngữ đích một cách tự nhiên là được. Tuy nhiên, sự 
trùng khớp này ít khi xảy ra; vì vậy, người dịch cần 
61KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 10 - 11/2017
dịch thuật v
lựa chọn cách diễn đạt theo cấu trúc định phù hợp 
với văn cảnh và phải có sự am tường về cấu trúc 
cố định, tục ngữ, thành ngữ của cả hai ngôn ngữ. 
Một ví dụ điển hình là ở thành ngữ “to fight like 
cats and dogs” trong tiếng Anh được chuyển tải 
sang tiếng Việt với cấu trúc và nghĩa tương đương 
đó là “cãi nhau như chó với mèo”. Một số ví dụ 
khác ở giáo trình Lý thuyết Dịch cũng có sự tương 
đồng rất lớn giữa hai ngôn ngữ: “muộn còn hơn 
không”/“better late than never”; “Người ta chết vì 
ăn chứ không phải chết vì đói”/“More die by food 
than famine”; “When drinking water, remember 
its source”/“Uống nước nhớ nguồn”; “At the foot 
of the mountain”/“Ở chân núi”; “Phòng bệnh hơn 
chữa bệnh”/“Prevention is better than cure”....
Với những cấu trúc cố định, thành ngữ, tục 
ngữ không trùng khớp hoàn toàn, người dịch cũng 
có thể tận dụng được sự tương đồng về mặt ngôn 
ngữ của cả tiếng Anh và tiếng Việt để tìm ra cấu 
trúc tương đương phù hợp nhất như “The chicken 
that digs for food will not sleep hungry”/“Tay làm 
hàm nhai, tay quai miệng trễ”; “to carry coals to 
Newcastle”/“chở củi về rừng”; “like 2 peas in the 
pot”/“giống nhau như hai giọt nước”; “It never 
rains but pours”/“Phúc bất trùng lai họa vô đơn 
chí”; “Nhai kỹ no lâu, cày sâu cuốc bẫm”/“Eating 
slowly is good for the stomach; plowing deeply is 
good for the fields”.... (Giáo trình Lý thuyết Dịch).
Như vậy, cho dù ở hai nền văn hóa khác nhau, 
giữa hai ngôn ngữ Anh và Việt vẫn tồn tại sự tương 
đồng về cấu trúc cố định, tục ngữ và thành ngữ. Vì 
vậy, người dịch có thể tận dụng sự trùng hợp này 
để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
4. KẾT LUẬN
Trong dịch Anh-Việt và Việt-Anh ở các giáo 
trình đang được sử dụng tại Học viện Khoa học 
Quân sự, có nhiều biện pháp khác nhau để nâng 
cao chất lượng văn bản dịch. Tuy nhiên, người 
dịch cần dựa vào từng ngữ cảnh, văn bản dịch để 
lựa chọn một trong các biện pháp trên hoặc kết 
hợp giữa nhiều biện pháp với nhau để nâng cao 
chất lượng dịch Anh-Việt và Việt-Anh./.
Tài liệu tham khảo:
1. Cao Xuân Hạo (2006), Suy nghĩ về dịch thuật, 
truy cập ngày 12-7-2016, <
vanhoa/chuyende/2006/01/533571/ >. 
2. Ha, T. C. (2002), Translation Theory. 
Military Science Academy, Hanoi.
3. Holmes, J. S. (1975), The Name and 
Nature of Translation Studies. Translation Studies 
Section, Department of General Literary Studies, 
University of Amsterdam. 
4. Larson, M. L. (1998), Meaning-based 
Translation: A Guide to Cross-Language 
Equivalence. University of Press America.
5. Luu, D. H. (2002). Military English 
Translation. Military Science Academy, Hanoi.
6. Massoud (1988), Criteria of Good 
Translation. New York: Library of Congress 
Cataloging-in-Publication Data.
7. Nguyen, T. H. A. (2002), “Cultural effects 
on learning and teaching English in Vietnam”, The 
Language Teacher, 26(1).
8. Nguyen, V. T. (2006), Translation 1 & 2. 
Hue: Hue University.
9. Nida, E. A., and William, D. R. (1981), 
Meaning across cultures. New York: Maryknoll.
10. Tudor, I. (1987), Using translation in ESP. 
ELT Journal 41(4).
11. Tytler, A. F. (1978), Essay on the principles 
of translation. Amsterdam: Benjamins.
62 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 10 - 11/2017
v Dịch thuật
SOME MAJOR WAYS TO IMPROVE THE QUALITY OF ENGLISH-VIETNAMESE 
AND VIETNAMESE-ENGLISH TRANSLATION AT MILITARY SCIENCE ACADEMY
TRAN LE DUYEN, HOANG ANH NGUYEN
Abstract: English-Vietnamese and Vietnamese-English translation is not only a science, an art but 
also an intellectual product. Nowadays, English-Vietnamese and Vietnamese-English translation 
has played a more and more important role in the process of our nation’s international intergration. 
Hence, as for translation circles, improving the quality of English-Vietnamese and Vietnamese-
English translation is their top priority. However, in order to satisfy the three key criteria: accuracy, 
clarity and naturalness in English-Vietnamese and Vietnamese-English translation, translators 
should master not only the two languages but also their cultures. Therefore, this article aims to 
highlight some major ways to improve the quality of English-Vietnamese and Vietnamese-English 
translation at Military Science Academy.
Keywords: quality, English-Vietnamese, Vietnamese-English translation, source language, target 
language, criterion
Received: 17/9/2017; Revised: 24/10/2017; Accepted for publication: 15/11/2017

File đính kèm:

  • pdfmot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_dich_anh_viet_va_viet_a.pdf