Một vài hệ luận ngữ nghĩa học tổng quát của tiếng Việt liên hệ với khái niệm "tiếng"

Abstract

Great Vietnamese linguist - Nguyen Tai Can’s concept of morpho - syllable has

considerable value in Vietnamese semantics studies. Basing on that the article affirms the

important position of morpho - syllable as initial and basic unit in Vietnamese semantics

studies. It is clear from the author’s point of view that back - stepping to analyze morpho -

syllable as initial and basic unit not only makes benefits to semasiology and grammatical

semantics, but also confirms the acceptance of grammatical value of morpho - syllables in

Vietnamese.

pdf 6 trang yennguyen 5200
Bạn đang xem tài liệu "Một vài hệ luận ngữ nghĩa học tổng quát của tiếng Việt liên hệ với khái niệm "tiếng"", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một vài hệ luận ngữ nghĩa học tổng quát của tiếng Việt liên hệ với khái niệm "tiếng"

Một vài hệ luận ngữ nghĩa học tổng quát của tiếng Việt liên hệ với khái niệm "tiếng"
Sè 4 (198)-2012 ng«n ng÷ & ®êi sèng 
1
Ng«n ng÷ häc vµ viÖt ng÷ häc 
Mét vµi hÖ luËn ng÷ nghÜa häc 
tæng qu¸t cña tiÕng viÖt liªn hÖ 
víi kh¸I niÖm tiÕng 
SOME COROLLARIES TO VIETNAMESE 
SEMANTICS IN RELATION TO THE CONCEPT 
OF MORPHO - SYLLABLE 
 Lª Quang Thiªm 
 (GS, TS Héi Ng«n ng÷ häc ViÖt Nam) 
Abstract 
Great Vietnamese linguist - Nguyen Tai Can’s concept of morpho - syllable has 
considerable value in Vietnamese semantics studies. Basing on that the article affirms the 
important position of morpho - syllable as initial and basic unit in Vietnamese semantics 
studies. It is clear from the author’s point of view that back - stepping to analyze morpho - 
syllable as initial and basic unit not only makes benefits to semasiology and grammatical 
semantics, but also confirms the acceptance of grammatical value of morpho - syllables in 
Vietnamese. 
LTS. Tháng 4/2012, tại Hà Nội, Hội 
Ngôn ngữ học HN kết hợp với Khoa Ngôn 
ngữ học, ĐHKHXH & NV, ĐHQGHN sẽ tổ 
chức Hội thảo khoa học để tưởng nhớ 
GS.TS Nguyễn Tài Cẩn, nhân ngày giỗ đầu 
của ông. GS.TS Lê Quang Thiêm viết bài 
này để hưởng ứng cuộc Hội thảo. Tạp chí 
NN & ĐS trân trọng giới thiệu bài viết với 
độc giả. 
1. Trong ngữ pháp tiếng Việt Nguyễn Tài 
Cẩn là người đầu tiên xác lập khái niệm 
tiếng (tiếng một, hình tiết) làm đơn vị cơ sở 
của ngữ pháp tiếng Việt. Ông cũng là người 
đầu tiên giải thích sáng rõ, luận chứng sâu 
sắc tiếng là hình vị của ngữ pháp tiếng Việt 
cũng như của Việt ngữ học, mà ông dùng 
thuật ngữ “hình tiết” là để một mặt nhấn vào 
đặc điểm, nét riêng của tiếng Việt, mặt khác 
vẫn giữ mối liên hệ với lí luận ngữ pháp đại 
cương. 
Quan điểm lấy tiếng làm đơn vị cơ sở 
của ngữ pháp Việt ngữ có thể coi là một đột 
phá quan trọng. Và việc giải thích chứng 
minh của ông có ý nghĩa kinh điển trong 
nghiên cứu ngữ pháp nói riêng và Việt ngữ 
học nói chung. Hệ luận (1) của quan niệm 
 ng«n ng÷ & ®êi sèng sè 4 (198)-2012 
2
này về mặt tri thức cũng như phương pháp 
nghiên cứu không chỉ có tầm tác động lớn 
đến ngữ pháp học, mà theo chúng tôi, cho 
cả ngữ nghĩa học và nhiều phạm vi liên hệ 
khác của Việt ngữ học mà giới nghiên cứu, 
giảng dạy cần xem xét vận dụng. Bài này 
nêu lên một vài hệ luận ngữ nghĩa học tổng 
quát của tiếng Việt trong liên hệ với khái 
niệm tiếng. 
Như chúng ta đều biết, theo Nguyễn Tài 
Cẩn, tiếng là hình vị của tiếng Việt, là đơn 
vị cơ sở của ngữ pháp tiếng Việt. Ông cho 
rằng “trong tiếng Việt, có một loại đơn vị 
xưa nay ta thường quen gọi là “tiếng”, 
“tiếng một, hay là “chữ”, ví dụ: ăn, học, 
nhà, cửa, cao, rộng, và, nhưng, đã, sẽ, tri, 
thức, thiên, địa, tiểu, vô, bất, v.v. Gọi đơn vị 
này là “tiếng”, “tiếng một” tức là căn cứ vào 
ngữ âm; gọi là “chữ” tức là căn cứ và văn 
tự. Trong tiếng Việt, mỗi tiếng bao giờ cũng 
phát ra một hơi, nghe thành một tiếng, và có 
mang một thanh điệu nhất định. Trong chữ 
viết, từ chữ Nôm trước kia cho đến chữ 
Quốc ngữ hiện nay, mỗi tiếng bao giờ cũng 
viết rời thành một chữ” (1,12). “Trong quan 
niệm của chúng tôi, mỗi tiếng như thế chính 
là một đơn vị gốc- một hình vị của ngữ pháp 
tiếng Việt: tiếng là đơn vị có đủ hai đặc 
trưng “đơn giản nhất về mặt tổ chức” và “có 
giá trị về mặt ngữ pháp” (1,13). “Hình vị là 
đơn vị nhỏ nhất, đơn giản nhất về mặt tổ 
chức” mà lại “có giá trị về mặt ngữ pháp” 
(1,11). Ông còn giải thích thêm “Trước nay 
người ta thường định nghĩa hình vị là “đơn 
vị nhỏ nhất mà có ý nghĩa”. Định nghĩa đó 
căn bản là đúng và có thể dùng được. 
Nhưng có thể gây nhiều hiểu lầm. Khi nghe 
“đơn vị nhỏ nhất mà còn có ý nghĩa” người 
ta thường dễ bỏ quên trường hợp hình vị chỉ 
có giá trị đơn thuần hình thái” (1,11-phần 
chú thích). 
Chúng tôi dẫn một phần nguyên văn 
quan niệm và lời giải thích của Nguyễn Tài 
Cẩn, tuy chưa thật đầy đủ nhưng cũng đã 
nhiều. Sở dĩ chúng tôi dẫn nhiều như vậy là 
muốn nêu rõ nguyên bản quan niệm của 
ông. Và quan trọng hơn là muốn phân biệt 
rõ quan niệm của ông với những quan niệm 
đánh tráo, vay mượn lạ lùng. Ví như có 
người đưa ra thuật ngữ mới “tiếng vị” chẳng 
hạn. 
Vậy từ quan niệm sâu sắc của Nguyễn 
Tài Cẩn về khái niệm tiếng (tiếng một, hình 
tiết), xét từ bình diện ngữ nghĩa học tổng 
quát của tiếng Việt, có thể liên hệ vận dụng 
được điều gì? 
2. Như mọi người đã có thể hình dung, 
đối tượng của ngữ nghĩa học tiếng Việt là 
ngữ nghĩa của những đơn vị mang nghĩa, có 
nghĩa, biểu nghĩa và những thực thể ngữ 
nghĩa tiếng Việt. Nói là đơn vị và thực thể 
có nghĩa, mang nghĩa, biểu nghĩa tất yếu sẽ 
có nhiều loại, nhiều kiểu biểu thức, đơn vị 
trong cấu trúc và hoạt động của tiếng Việt. 
Vấn đề cần xác định, cần chọn là coi đơn vị 
nào là đơn vị có nghĩa cơ sở, đơn vị nào là 
cơ bản, đơn vị nào là đơn vị có nghĩa xuất 
phát, mà từ đó sự bắt đầu phân tích nghĩa 
của nó, sẽ mở đường, tạo điều kiện cho sự 
phân tích, giải thích toàn bộ hệ thống cũng 
như sự hành chức của ngữ nghĩa học tiếng 
Việt. Vậy liên hệ đầu tiên có thể suy ra là: 
cần và nên lấy ngữ nghĩa của tiếng làm đối 
tượng xuất phát, khởi đầu cho sự phân tích, 
nghiên cứu ngữ nghĩa học Việt ngữ. 
Lí luận ngôn ngữ học đại cương chỉ rõ 
rằng trong hệ thống đơn vị có nghĩa, mang 
nghĩa thì đơn vị nhỏ nhất là hình vị, mà 
trong tiếng Việt là tiếng. Âm vị, đơn vị 
ngôn ngữ bậc dưới hình vị chỉ có giá trị khu 
biệt nghĩa nên không thể là đối tượng của 
ngữ nghĩa học. Truyền thống ngữ nghĩa học 
chọn từ làm đối tượng ngữ nghĩa học là 
Sè 4 (198)-2012 ng«n ng÷ & ®êi sèng 
3
chuyện thường tình. Ở Việt ngữ học do đặc 
điểm của tiếng nên chọn nghĩa của tiếng 
làm đối tượng của ngữ nghĩa học là nét 
riêng, độc đáo, phù hợp với đặc điểm cấu 
trúc và hoạt động đậm tính chất loại hình 
của tiếng Việt mà Nguyễn Tài Cẩn đã chỉ 
rõ. Chọn ngữ nghĩa của tiếng làm đối tượng 
nghiên cứu, làm đơn vị cơ sở, đơn vị xuất 
phát của ngữ nghĩa học không những tạo 
điều kiện hiểu sâu ngữ nghĩa tiếng Việt mà 
còn làm tiền đề bao quát toàn bộ các bộ 
môn ngữ nghĩa học Việt ngữ cũng như mối 
quan hệ giữa ngữ nghĩa học và ngữ pháp 
học, giúp cho việc nghiên cứu ngữ nghĩa 
học từ vựng thuận lợi và sâu sắc hơn. Việc 
bắt đầu nghiên cứu nghĩa từ cấp độ tiếng, 
đào sâu nghiên cứu nội dung ngữ nghĩa của 
tiếng không những giúp cho nghiên cứu ngữ 
nghĩa của những biểu thức là tổ hợp tiếng 
mà còn bổ sung cho ngữ nghĩa học ngữ 
pháp tiếng Việt không chỉ giới hạn ở phạm 
vị ngữ nghĩa cú pháp mà cả ngữ nghĩa học 
từ pháp hiện còn bỏ ngỏ. 
3. Liên hệ thứ hai là có thể cho rằng: xét 
từ đối tượng ngữ nghĩa học Việt ngữ, ngữ 
nghĩa của tiếng không chỉ là đối tượng 
nghĩa của đơn vị xuất phát mà còn là đối 
tượng cơ bản của sự nghiên cứu ngữ nghĩa 
học. Trong tiếng Việt, tiếng theo quan niệm 
của Nguyễn Tài Cẩn bao gồm một tổng thể 
tồn tại các đơn vị kí hiệu đa cấp độ, đa chức 
năng. Như ví dụ ông dẫn ra ở trên có thể 
thấy, với sự cân nhắc cẩn thận, ông đã cung 
cấp đủ các loại tiếng. Có loại tiếng chỉ có 
chức năng hình vị thuần tuý, nghĩa là đơn vị 
có nghĩa mà không tự do độc lập làm thành 
phần chức năng cấu tạo câu như: vô, bất, 
tiểu, tri, thức, thiên, địa. Những tiếng gốc 
Hán Việt này trong tiếng Việt chỉ tồn tại với 
chức năng hình vị, chức năng thành tố tạo từ 
mà thôi. Bộ phận tiếng thứ hai, những đơn 
vị từ vựng thực thụ, là những đơn vị tự do 
độc lập trực tiếp tạo thành câu. Bộ phận này 
là gồm hai lớp từ loại, thực từ, thuộc 3 từ 
loại danh, động, tính như: nhà, cửa, ăn, học, 
cao, rộng. Đây là những đơn vị định danh, 
đồng thời là đơn vị có khả năng làm thành 
phần trực tiếp của câu. Lớp từ loại còn lại là 
các hư từ, từ phụ ngữ pháp: đã, sẽ, và, 
nhưng (xem 1,12). Với Nguyễn Tài Cẩn, rõ 
ràng, những tiếng vừa dẫn đều là tiếng, 
nhưng không đơn nhất, đơn loại về cấu tạo 
hệ thống cũng như chức năng hoạt động và 
phạm vi tác động, tri nhận đối với người 
nói, người nghe. Như vậy nếu thừa nhận 
ngữ nghĩa của tiếng là đơn vị xuất phát như 
liên hệ một đã xác định, thì đến đây liên hệ 
hai khẳng định thêm ngữ nghĩa của tiếng, 
thực chất là những từ đơn hình tiết, là đối 
tượng cơ bản của ngữ nghĩa học tiếng Việt. 
Đối tượng này không còn nghi ngờ gì là một 
trọng tâm của ngữ nghĩa học. Nó bao gồm 
thuộc các bộ môn phân môn khác nhau của 
ngữ nghĩa học cần khám phá và hứa hẹn có 
nhiều phát hiện đóng góp của loại hình ngôn 
ngữ đơn lập phân tiết tính như tiếng Việt. 
Việc thừa nhận ngữ nghĩa của hai loại 
tiếng thuộc hai loại đơn vị (hình tiết) tiếng 
và từ (từ đơn âm tiết) đều là đối tượng của 
ngữ nghĩa học tiếng Việt là hoàn toàn phù 
hợp với hiện trạng và đặc điểm tiếng Việt. 
Về đại thể nó bao gồm hai bộ phận lớn sau: 
Một là bộ phận tiếng không độc lập thuộc 
nhiều loại với đặc điểm nguồn gốc và ngữ 
nghĩa riêng, trong đó một phần quan trọng 
là yếu tố Hán Việt. Những yếu tố Hán Việt 
khi nhập vào tiếng Việt do “xung đột” đồng 
nghĩa hiện chỉ là những tiếng không độc lập, 
không thực hành chức năng thành phần câu. 
Về ngữ nghĩa thì do áp lực vay mượn, chịu 
sự chi phối của chủ thể Việt nên không giữ 
nguyên nghĩa như trong tiếng Hán. Đặc 
trưng nội dung nghĩa của chúng có tính mờ 
ảo, định danh gián tiếp, dấu ấn tu từ văn hoá 
 ng«n ng÷ & ®êi sèng sè 4 (198)-2012 
4
thể hiện khá rõ. Bộ phận tiếng này lại có số 
lượng áp đảo, hiện được dùng nhiều trong 
tạo từ, cấu tạo thuật ngữ. Và cũng thường là 
bộ phận gây rắc rối do hiểu sai, dùng sai 
nghĩa trong tiếng Việt, nhất là số người ít 
kiến thức chữ Hán, tiếng Hán. Bộ phận thứ 
hai là các tiếng, tiếng thực thụ là từ (cả thực 
từ lẫn hư từ) thì ngữ nghĩa của chúng hiển 
nhiên là đối tượng nghiên cứu cơ bản của 
ngữ nghĩa và là xương sống của ngữ nghĩa 
học từ vựng tiếng Việt. Nghĩa của bộ phận 
thứ hai này do sự tồn tại lâu đời, được sử 
dụng rộng rãi trong vốn từ toàn dân, tuyệt 
đại bộ phận nghĩa của chúng là đa nghĩa, 
nghĩa của chúng nằm trong quan hệ bao 
nghĩa, đồng nghĩa, trái nghĩa, đồng âm vốn 
rất đa dạng làm thành đối tượng ngữ nghĩa 
học. Việc thừa nhận nghĩa của cả hai bộ 
phận tiếng nói trên làm đối tượng của ngữ 
nghĩa học tiếng Việt sẽ mở đường đào sâu, 
khai thông toàn bộ các cấp, bộ môn ngữ 
nghĩa học cũng như cho phép làm sáng tỏ có 
tính giải thích đặc trưng ngữ nghĩa tiếng 
Việt về mặt đồng đại cũng như lịch đại và 
cả tính khu vực nữa (bộ phận nghĩa của yếu 
tố Hán Việt và tiếng có nguồn gốc Nam Á), 
nâng cao vị thế của ngữ nghĩa học với nét 
đặc trưng loại hình tiếng Việt mà lâu nay 
chưa được chú ý thích đáng. 
4. Việc chấp nhận ngữ nghĩa của hai bộ 
phận, hai loại đơn vị tiếng (tiếng không độc 
lập và tiếng độc lập) làm đối tượng nghiên 
cứu ngữ nghĩa học Việt ngữ học có mối liên 
hệ chặt chẽ với lợi thế về mặt phương pháp 
và tận dụng thành tựu nghiên cứu đã có. 
Thực tế như chúng ta đều thấy, bình diện 
nội dung nghĩa là trừu tượng, khó phân lập, 
khó nhận diện. Tuy nhiên nhờ dựa vào hình 
thức biểu hiện của tiếng, là âm tiết, là chữ 
viết rời nên dù nghĩa, bình diện nội dung 
của tiếng có trừu tượng, khó phân lập, khó 
nhận diện mà nhờ có sự nương tựa hình 
thức ở kí hiệu biểu nghĩa cũng dễ xác định 
ranh giới trong dòng ngữ lưu hơn. Như 
Nguyễn Tài Cẩn đã chỉ rõ đối với người 
nghiên cứu cũng như tâm thức của người 
bản ngữ việc nhận diện tiếng trong câu, lời 
là điều dễ thực hiện. Trong thực tế số lượng 
các âm tiết về mặt tiềm tàng cũng như hiện 
thực cũng đã có thể kiểm kê tính toán được 
(2)
. Ở ta truyền thống làm tự điển, tức là lấy 
tự (chữ viết rời) làm đơn vị, lấy việc phân 
tích giải nghĩa từng tiếng từng tiếng một đã 
được thực hiện từ lâu, kết quả là đáng trân 
trọng (3). Nay đứng trên yêu cầu mới của 
ngữ nghĩa học mà khảo cứu, đào sâu tìm 
hiểu, tìm ra đặc điểm quy luật thì đều khả 
thi. 
Cũng cần nói thêm rằng, đứng từ góc độ 
tri nhận luận, việc nhận diện âm tiết biểu 
nghĩa trong so sánh với hình thức biểu nghĩa 
là âm tố trong các ngôn ngữ biến hình thì 
hình thức biểu đạt âm tiết trong hình tiết 
tiếng Việt có lợi thế hơn. Lợi thế ưu trội này 
ít nhất là thể hiện ở hai khía cạnh. Một là 
âm tiết - cái biểu đạt làm chức năng biểu 
nghĩa của tiếng và của từ đơn âm tiết. Hai là 
chức năng phân giới nghĩa của hình tiết, của 
từ. Rõ ràng hình thức cái biểu đạt là âm tiết, 
là chữ viết rời thuận lợi hơn nhiều cho sự tri 
nhận, lĩnh hội cũng như sự tạo lập, vận dụng 
các loại đơn vị có nghĩa, mang nghĩa. Điều 
này cũng có nghĩa rằng chức năng tạo cái 
biểu đạt cho tiếng – đơn vị mang nghĩa, “có 
giá trị ngữ pháp” trong tiếng Việt là âm tiết 
- một đại lượng có sẵn là thuận lợi và ưu 
việt, thuận lợi và ưu việt không chỉ cho khả 
năng nhận hiểu, tiếp thu nghĩa mà còn cho 
cả sự sáng tạo, sản sinh nghĩa mới, cái mà 
mọi ngôn ngữ đối tượng cũng như mọi sự 
phân tích nghiên cứu ngữ nghĩa học cần 
hướng tới. 
Riêng về định hướng và phân khúc, phân 
môn nghiên cứu ngữ nghĩa tiếng Việt cũng 
Sè 4 (198)-2012 ng«n ng÷ & ®êi sèng 
5
có lợi là vừa cụ thể vừa bao quát hơn. Trước 
đây nói đến ngữ nghĩa học thì hiểu chỉ có 
ngữ nghĩa học từ vựng với đối tượng là 
nghĩa của từ và thành ngữ. Nay lùi lại ở cấp 
hệ dưới từ ta có nghĩa của đơn vị xuất phát 
là tiếng, hình tiết không độc lập, không tự 
do tạo thành câu, trong lúc đó vẫn xem 
trọng từ và nghĩa học từ vựng là nòng cốt. 
Việc lùi lại phân tích nghiên cứu nghĩa của 
hình tiết không độc lập tạo điều kiện cho 
hiểu thấu đáo ngữ nghĩa bộ phận tiếng này. 
Lợi ích rõ ràng có thể thấy là: 1/ Giúp hiểu 
rõ hơn tiếng có nguồn gốc Hán-Việt và các 
ngôn ngữ cùng cội nguồn với tiếng Việt mà 
do nguồn gốc ngoại lai hoặc lịch sử mà nay 
khó hiểu, không hiểu, dùng sai, nhận thức 
sai. 2/ Tạo điều kiện cho hiểu đúng, hiểu sâu 
nghĩa của từ ghép, từ đa tiếng, đa hình tiết 
trong tiếng Việt, giúp ích cho ngữ nghĩa từ 
vựng học, góp phần hoàn thiện ngữ nghĩa 
học ngữ pháp tiếng Việt (bao gồm ngữ 
nghĩa cấu tạo từ ngữ lẫn ngữ nghĩa học cú 
pháp). 3/ Trực tiếp hoặc gián tiếp bổ sung, 
làm sâu sắc ngữ nghĩa học từ vựng, bởi vì 
giữa các bộ môn, phân môn này có đối 
tượng gối nhau khó tách rời là nghĩa của 
tiếng, nghĩa của từ đơn, nghĩa từ phức, 
nghĩa của thành ngữ, nghĩa của ngữ tự do. 
5. Liên hệ thứ tư là việc chấp nhận cách 
hiểu tiếng “có giá trị về mặt ngữ pháp” của 
Nguyễn Tài Cẩn để vận dụng cho nghiên 
cứu ngữ nghĩa học. Khác với ngữ nghĩa học 
truyền thống, nói đến ngữ nghĩa học người 
ta chỉ giới hạn ở việc nghiên cứu ngữ nghĩa 
học từ vựng. Ngày nay ngữ nghĩa học bao 
gồm nhiều bộ môn, phân môn nghiên cứu 
mà ngữ nghĩa ngữ pháp là một trọng tâm. 
Ngữ nghĩa học ngữ pháp hiểu một cách đầy 
đủ cũng không chỉ giới hạn ở ngữ nghĩa học 
cú pháp dựa theo cách hiểu hẹp của Ch. 
W.Morris trong kí hiệu học (kết học, nghĩa 
học, dụng học) mà bao gồm cả ngữ nghĩa 
hình thái học như ngữ nghĩa các phạm trù 
ngữ pháp, ngữ nghĩa cấu tạo từ ngữ v.v. 
Bình diện cái được biểu đạt của tiếng tức là 
ngữ nghĩa của tiếng như sự đa dạng phong 
phú của nó bao gồm hết thảy các đơn vị có 
nghĩa, mang nghĩa. Đó là, những tiếng thuộc 
về cả thực từ lẫn hư từ, thuộc cả nghĩa từ 
vựng, nghĩa ngữ pháp và nghĩa ngữ dụng. 
Những năm gần đây trong nghiên cứu ngữ 
nghĩa người ta đã chú ý nhiều đến phạm trù 
tình thái, đến nghĩa tình thái. Quả thực đặc 
trưng của thứ ngữ nghĩa này bộc lộ trong 
nhiều phạm vi ngữ nghĩa học, không chỉ 
trong ngữ nghĩa của câu thuộc ngữ nghĩa cú 
pháp mà còn trong ngữ nghĩa của phát ngôn 
(lời), trong hành động ngôn từ, trong nghĩa 
hội thoại, nghĩa hàm ngôn hàm ẩn ngữ dụng 
học. Với tình hình như vậy cái đáng chú ý 
khai thác là quan niệm “có giá trị về mặt 
ngữ pháp”. Do giới hạn lập thuyết của 
Nguyễn Tài Cẩn trong giáo trình ngữ pháp 
nên ông chỉ nói đến “giá trị về mặt ngữ 
pháp”. Sự thực chuyển từ cách hiểu có 
nghĩa, mang nghĩa qua “có giá trị” là sự 
mềm hoá, mở rộng thích hợp cách hiểu về 
ngữ nghĩa. Ngữ nghĩa, như chúng ta đều 
biết là một tồn tại tinh thần và quan hệ trừu 
tượng trong ngôn ngữ loài người. Ngữ nghĩa 
không là sự vật, hoạt động, tính chất mà là 
sự phản ánh, là sự ánh xạ, là sự hiểu biết, 
nhận thức được mã hoá, trong đơn vị, kí 
hiệu ngôn ngữ, hoặc là được biểu hiện thông 
qua các biểu hiện của ngôn ngữ. Đơn vị kí 
hiệu ngôn ngữ không tồn tại biệt lập mà 
nằm trong các mối quan hệ, trong hệ thống 
cấu trúc. Hiểu nghĩa là “giá trị” là bao hàm 
dạng nghĩa hiện thực, song lại tinh tế, hàm 
chứa rộng rãi nhất sự tồn tại nghĩa trong 
ngôn ngữ loài người. Sự thể là khi bàn về sự 
 ng«n ng÷ & ®êi sèng sè 4 (198)-2012 
6
tồn tại “thể chất” “hình thức” “tinh thần” 
“giá trị” thì chính F.de Saussure đã lấy thí 
dụ chất liệu của quân cờ, danh vị các con 
cờ, thế cờ, nước cờ trong trận đấu cờ. Ông 
kết luận cái quyết định không phải là quân 
cờ bằng giấy hay bằng ngà, bằng nhựa mà là 
thế cờ nước cờ, tức là quan hệ làm nên giá 
trị ở trận cờ đang đánh (2,201). Ý tưởng này 
ông cũng lấy cảm hứng giải thích từ C.Mac 
khi ông nói về giá trị đồng tiền trong quan 
hệ tiền hàng, trong giao lưu ở thị trường giá 
cả năng động hoạt động. 
Vận dụng khái niệm “giá trị” vào ngữ 
pháp học Việt ngữ tiếp theo cũng đã có tác 
giả phân biệt “giá trị”, “ngữ trị”, “kết trị” 
ngữ pháp các vai nghĩa có tính chức năng 
(3,255). Và chúng tôi cũng đã nói đến 
“nghĩa biểu hiện” trong tầng nghĩa chức 
năng trí tuệ của ngữ nghĩa học từ vựng với 
nội dung là sự tổ hợp ý niệm với quan hệ hệ 
thống, thực chất đó là một kiểu nghĩa giá trị 
chức năng từ vựng (4,123). 
Việc chấp nhận “có giá trị về mặt ngữ 
pháp” là nội dung nghĩa của tiếng - đơn vị 
cơ sở của ngữ pháp tiếng Việt như quan 
niệm của Nguyễn Tài Cẩn là thừa nhận một 
kiểu nghĩa: nghĩa giá trị trong ngữ pháp. Nó 
tránh cách hiểu hẹp cái nội dung “có nghĩa”, 
“mang nghĩa” của hình thái biểu đạt và hiểu 
rộng hơn về sự tồn tại ngữ nghĩa, một tồn tại 
tinh thần chức năng mà con người tri nhận 
sử dụng trong giao tiếp và trong tư duy với 
công cụ ngôn ngữ của mình. Nó cũng mở 
đường cho nhận diện, phân tích và xác định 
các dạng thể tồn tại cũng như sự hoạt động 
hành chức của nghĩa một cách linh hoạt biện 
chứng và hiện thực hơn. Nghĩa giá trị không 
chỉ tồn tại trong ngữ pháp, ngữ nghĩa, ngữ 
dụng mà ngữ nghĩa học tiếng Việt cần chú ý 
nghiên cứu, giải thích. 
Chú thích 
1. Ở đây chúng tôi hiểu hệ luận như là 
mệnh đề được suy ra trực tiếp từ một quan 
niệm được coi như là tiền đề và trong quan 
hệ, liên hệ chặt chẽ với tiền đề đó. 
2. Theo Nguyễn Quang Hồng trong Luận 
án (PTS) bảo vệ tại Viện Phương Đông 
Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô 1974 với 
tiêu đề: Problema syllablemy kak osnovnoj 
zvukovoj edinicy jazyka (na materiale 
Vietnamskogo i kitajskogo jazykov) 
kand.diss, Mockva. Inst.vost ANSSSR, 
1974, 192str. sau khi phân biệt số lượng âm 
tiết tiềm tàng với âm tiết hiện thực, ông đã 
xác định trong tiếng Việt, tính tròn hàng 
chục có: 5.890 âm tiết hiện thực. Còn tác 
giả Hoàng Tuệ, Hoàng Minh, năm 1978, 
trong bài: Remarks on the Phonological 
structure of Vietnamese. Vietnamese studies 
N.40. Hanoi, pp65-95 cho rằng có: 6.100 
âm tiết hiện thực. Như vậy với số lượng xác 
định âm tiết hiện thực sẽ xác định được âm 
tiết có nghĩa mang nghĩa hình tiết, tức là 
tiếng để nghiên cứu ngữ nghĩa của chúng. 
3. Có thể xem các tự điển sau: Đại Nam 
quấc âm tự vị của Huình Tịnh Paulus Của, 
Sài Gòn 1895, 1896. Việt Nam Tự điển (Hà 
Nội, 1931) Hội Khai trí tiến đức ấn hành. 
Tài liệu tham khảo chính 
1. Nguyễn Tài Cẩn (2004), Ngữ pháp 
tiếng Việt (Tiếng-từ ghép-đoản ngữ) in lần 
thứ 7. Nxb ĐHQG, Hà Nội. 
2. F.de Saussure (1973), Giáo trình ngôn 
ngữ học đại cương. Bản dịch của Cao Xuân 
Hạo, Nxb KHXH, Hà Nội. 
3. Đinh Văn Đức (2001), Ngữ pháp tiếng 
Việt-từ loại. Nxb ĐHQG, Hà Nội. Tái bản 
có bổ sung. 
4. Lê Quang Thiêm (2008), Ngữ nghĩa 
học. Nxb Giáo dục. 
(Ban Biªn tËp nhËn bµi ngµy 28-02-2012) 

File đính kèm:

  • pdfmot_vai_he_luan_ngu_nghia_hoc_tong_quat_cua_tieng_viet_lien.pdf