Nâng cao năng lực tự ḥc của sinh viên đối với môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh

TÓM TẮT

Đổi ḿi phương pháp dạy ḥc theo hứng

t́ch cực, hiện đại là yêu cầu vừa có t́nh thừng

xuyên, vừa mang t́nh cấp thiết nhằm không

ngừng nâng cao chất lượng dạy ḥc các môn lý

luận ch́nh trị nói chung và môn Tư tưởng H̀

Ch́ Minh nói riêng. Bài viết này tập trung làm rõ

việc dạy môn tư tưởng H̀ Ch́ minh theo hứng

t́ch cực, hiện đại, lấy ngừi ḥc làm trung tâm,

nâng cao năng lực tự ḥc c̉a sinh viên

pdf 7 trang yennguyen 7540
Bạn đang xem tài liệu "Nâng cao năng lực tự ḥc của sinh viên đối với môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nâng cao năng lực tự ḥc của sinh viên đối với môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh

Nâng cao năng lực tự ḥc của sinh viên đối với môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh
139
Nâng cao nĕng lực tự học . . .
NÂNG CAO NĔNG LỰC TỰ ḤC CỦA SINH VIÊN ĐỐI VỚI MÔN 
ḤC TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
CULTIVATING STUDENTS’ SELF - LEARNING ABILITY
TO STUDY HO CHI MINH’S THOUGHTS
 Lê Thị Hiền(*)
TÓM TẮT
Đổi ḿi phương pháp dạy ḥc theo hứng 
t́ch cực, hiện đại là yêu cầu vừa có t́nh thừng 
xuyên, vừa mang t́nh cấp thiết nhằm không 
ngừng nâng cao chất lượng dạy ḥc các môn lý 
luận ch́nh trị nói chung và môn Tư tưởng H̀ 
Ch́ Minh nói riêng. Bài viết này tập trung làm rõ 
việc dạy môn tư tưởng H̀ Ch́ minh theo hứng 
t́ch cực, hiện đại, lấy ngừi ḥc làm trung tâm, 
nâng cao nĕng lực tự ḥc c̉a sinh viên
Từ khóa: tự học, nêu vấn đề, đổi mới 
phương pháp, chất lượng đào tạo.
ABSTRACT
Positive, modern, innovations in teaching 
method have become on going and urgent 
requirements with a view to enhancing of 
teaching political theories in general and Ho Chi 
Minh’s toughts in particular. The articles clearly 
deines how to teach Ho Chi Minh’s thoughts 
subject in a positive, modern way centering 
on learners and improving the students’ self – 
learning ability.
Keywords: self-learning, issue introduction, 
innovative teaching method, training quality.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong lịch sử giáo dục nước ta, việc đổi mới 
mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục luôn 
được quan tâm qua từng giai đoạn phát triển. Để 
đạt được mục tiêu giáo dục đòi hỏi người dạy – 
người học phải hợp tác với nhau, trong đó người 
học phải có phương pháp suy nghĩ, suy luận, 
phương pháp giải quyết vấn đề đúng đắn để tiếp 
thu kiến thức đã học. Muốn vậy, người học phải 
tích cực, chủ động, độc lập suy nghĩ, phải có 
cách học tập hợp lí. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã 
dạy: “Về cách ḥc phải lấy tự ḥc làm cốt”(1).
Để đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ sự 
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏi 
chúng ta phải đầu tư cho giáo dục, xem “giáo 
dục là quốc sách hàng đầu”. Ngành giáo dục 
phải không ngừng nâng cao chất lượng để thực 
hiện mục tiêu chiến lược nâng cao dân trí, đào 
(1) H̀ Ch́ Minh toàn tập, tập 5, tr.273, Nxb CTQG Hà 
Nội.2000
tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. 
Chất lượng giáo dục phụ thuộc vào quá trình dạy 
học – hoạt động dạy của thầy và hoạt động học 
của trò. Trong quá trình đó, dưới sự lãnh đạo của 
tổ chức, điều khiển của thầy và trò, thầy và trò 
tự giác, chủ động tích cực tự tổ chức quá trình 
nhận thức nhằm thực hiện các nhiệm vụ học 
tập. Trong thư gửi Hội thảo khoa học nghiên 
cứu và tự học, nguyên Tổng Bí thư Trung ương 
Đảng Đỗ Mười có viết: “Chất lượng và hiệu 
quả giáo dục được nâng lên khi tạo ra được 
nĕng lực sáng tạo c̉a ngừi ḥc, khi biến quá 
tr̀nh giáo dục thành quá tr̀nh tự giáo dục. Qui 
mô giáo dục được mở rộng khi có phong trào 
toàn dân tự ḥc”.
Tự học là con đường tốt nhất giúp cho 
người học, mỗi sinh viên hiểu biết sâu sắc và 
làm phong phú thêm kiến thức của mình, giúp 
họ sáng tạo ra những giá trị để góp phần xây 
dựng cuộc sống.
(*) ThS. GV. Trừng Đại ḥc Kinh tế - Kỹ thuật B̀nh Dương
140
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai, Ban chấp 
hành Trung ương Đảng khóa VIII đã khẳng 
định: “Đổi ḿi mạnh mẽ phương pháp giáo dục 
đào tạo, bảo đảm điều kiện và th̀i gian tự ḥc, 
tự nghiên cứu cho ḥc sinh, nhất là sinh viên đại 
ḥc phát trỉn mạnh mẽ phong trào tự ḥc, tự 
đào tạo thừng xuyên và rộng khắp trong toàn 
dân, nhất là thanh niên”.
Luật giáo dục (2005) nêu rõ: Phương pháp 
giáo dục phải phát huy t́nh t́ch cực, tự giác, 
ch̉ động, tư duy sáng tạo c̉a ngừi ḥc; b̀i 
dững cho ngừi ḥc nĕng lực tự ḥc, khả nĕng 
thực hành, lòng say mê ḥc tập và ý ch́ vươn 
lên.
Vĕn kiện Đại hội XI của Đảng xác định: 
“Tiếp tục đổi ḿi nội dung, phương thức, nâng 
cao hơn nữa t́nh chiến đấu, t́nh thuyết phục, 
hiệu quả c̉a cộng tác tư tưởng tuyên truyền ḥc 
tập ch̉ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng H̀ Ch́ 
Minh, quan đỉm đừng lối c̉a Đảng, ch́nh 
sách, pháp luật c̉a Nhà nức, Đổi ḿi, nâng 
cao chất lượng công tác giáo dục lý luận ch́nh 
trị, giáo dục công dân trong hệ thống các trừng 
ch́nh trị, các trừng thuộc hệ thống giáo dục 
quốc dân. Mỗi cán bộ, Đảng viên phải ḥc tập 
nâng cao tr̀nh độ lý luận ch́nh trị”.(2)
Trên tinh thần ấy, rõ ràng Đảng ta đã coi tự 
học, tự đào tạo là vấn đề mấu chốt có vị trí cực 
kì quan trọng trong chiến lược giáo dục - đào 
tạo của đất nước. Kết quả đạt được của việc đổi 
mới phương pháp dạy học các môn lý luận chính 
trị nói chung và môn tư tưởng Hồ Chí Minh nói 
riêng trong thời gian qua ở các trường đại học 
và cao đẳng là đáng ghi nhận. Tuy nhiên, vấn 
đề dạy học còn tồn tại nhiều hạn chế trong đó 
việc sử dụng phương pháp cũ vẫn là chủ đạo, 
làm cho người học tiếp nhận tri thức một cách 
thụ động. Vì vậy, sử dụng phương pháp dạy 
học theo hướng tích cực, hiện đại trong đó việc 
hướng dẫn sinh viên tự học, nâng cao nĕng lực 
(2) Đảng Cộng sản Việt Nam, Vĕn kiện Đại hội đại bỉu 
toàn quốc lần thứ XI (2011), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà 
Nội, tr.285
tự học của sinh viên là xu hướng chung trong 
việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. Từ 
đó thúc đẩy quá trình rèn luyện kĩ nĕng tự học 
cho sinh viên, không ngừng nâng cao chất lượng 
đào tạo của nhà trường. 
2. TỰ ḤC VÀ VAI TRÒ CỦA TỰ ḤC
2.1. Tự học
Theo từ điển Giáo dục học: “Ḥc là quá 
tr̀nh nghiễn ng̃m, đ̣c đi đ̣c lại, nhắc đi nhắc 
lại đ̉ ghi nh́, đ̉ bắt chức, đ̉ hỉu, đ̉ làm”(3) 
hoặc “Ḥc, cốt lõi là tự ḥc, là quá tr̀nh phát 
trỉn nội tại, trong đó ch̉ yếu là tự th̉ hiện và 
biến đổi m̀nh, tự làm phong phú giá trị c̉a 
m̀nh bằng cách thu nhận, xử lý và biến đổi 
thông tin bên ngoài thành tri thức bên trong c̉a 
con ngừi m̀nh”(4)
Trong tập bài giảng chuyên đề Dạy tự ḥc 
cho SV trong các nhà trừng trung ḥc chuyên 
nghiệp và Cao đẳng, Đại ḥc GS – TSKH Thái 
Duy Tuyên viết: “Tự ḥc là hoạt động độc lập 
chiếm lĩnh kiến thức, kĩ nĕng, kĩ xảo, là tự m̀nh 
động não, suy nghĩ, sử dụng các nĕng lực tŕ tuệ 
(quan sát, so sánh, phân t́ch, tổng hợp) cùng 
các phẩm chất động cơ, t̀nh cảm đ̉ chiếm lĩnh 
tri thức một lĩnh vực hỉu biết nào đó hay những 
kinh nghiệm lịch sử, xã hội c̉a nhân loại, biến 
nó thành sở hữu c̉a ch́nh bản thân ngừi ḥc”.
Tác giả Nguyễn Kỳ ở Tạp chí Nghiên cứu 
giáo dục số 7/1998 cũng bàn về khái niệm tự 
học: “Tự ḥc là ngừi ḥc t́ch cực ch̉ động, 
tự m̀nh t̀m ra tri thức kinh nghiệm bằng hành 
động c̉a m̀nh, tự th̉ hiện m̀nh. Tự ḥc là tự 
đặt m̀nh vào t̀nh huống ḥc, vào vị tŕ nghiên 
cứu, xử ĺ các t̀nh huống, giải quyết các vấn đề, 
thử nghiệm các giải phápTự ḥc thuộc quá 
tr̀nh cá nhân hóa việc ḥc”. 
Từ các quan niệm trên đây có thể nhận thấy 
(3) Bùi Hiền và các tác giả, 2001, Từ đỉn Giáo dục ḥc, 
Nxb Bách Khoa, Hà Nội.
(4) Phạm Gia Đức, Phạm Đức Quang, 2007, Giáo tr̀nh 
dạy ḥc sinh trung ḥc cơ sở tự lực tiếp cận kiến thức toán 
ḥc, Nxb Sư phạm, Hà Nội.
141
Nâng cao nĕng lực tự học . . .
rằng: Tự học là quá trình tự thân chiếm lĩnh 
những tri thức, tự trau dồi kĩ nĕng, tự bồi dưỡng 
tâm hồn của mình ở mọi lúc, mọi nơi.
2.2. Vai trò của tự học
Tự ḥc là mục tiêu cơ bản c̉a quá tr̀nh dạy 
ḥc, Từ lâu các nhà sư phạm đã nhận thức rõ ý 
nghĩa của phương pháp dạy tự học. Trong quá 
trình hoạt động dạy học giảng viên không chỉ 
dừng lại ở việc truyền thụ những tri thức có sẵn, 
chỉ cần yêu cầu sinh viên ghi nhớ mà quan trọng 
hơn là phải định hướng, tổ chức cho sinh viên 
tự mình khám phá ra những qui luật, thuộc tính 
mới của các vấn đề khoa học. Giúp sinh viên 
không chỉ nắm bắt được tri thức mà còn biết 
cách tìm đến những tri thức ấy.
B̀i dững nĕng lực tự ḥc là phương pháp 
tốt nhất đ̉ tạo ra động lực mạnh mẽ cho quá 
tr̀nh ḥc tập. Một trong những phẩm chất quan 
trọng của mỗi cá nhân là tính tích cực, sự chủ 
động sáng tạo trong mọi hoàn cảnh.Và, một 
trong những nhiệm vụ quan trọng của giáo dục là 
hình thành phẩm chất đó cho người học. Bởi từ 
đó nền giáo dục mới mong đào tạo ra những lớp 
người nĕng động, sáng tạo, thích ứng với mọi thị 
trường lao động, góp phần phát triển cộng đồng. 
Có thể xem tính tích cực (hình thành từ nĕng lực 
tự học) như một điều kiện, kết quả của sự phát 
triển nhân cách thế hệ trẻ trong xã hội hiện đại. 
Trong đó hoạt động tự học là những biểu hiện 
sự gắng sức cao về nhiều mặt của từng cá nhân 
người học trong quá trình nhận thức thông qua 
sự hưng phấn tích cực. Mà hưng phấn chính là 
tiền đề cho mọi hứng thú trong học tập. Có hứng 
thú người học mới có được sự tự giác say mê 
tìm tòi nghiên cứu khám phá. Hứng thú là động 
lực dẫn tới tự giác. Tính tích cực của con người 
chỉ được hình thành trên cơ sở sự phối hợp ngẫu 
nhiên giữa hứng thú với tự giác. Nó bảo đảm 
cho sự định hình tính độc lập trong học tập.
Tự ḥc giúp cho ṃi ngừi có th̉ ch̉ động 
ḥc tập suốt đ̀i, học tập để khẳng định nĕng 
lực phẩm chất và để cống hiến. Tự học giúp con 
người thích ứng với mọi biến cố của sự phát 
triển kinh tế - xã hội. Bằng con đường tự học 
mỗi cá nhân sẽ không cảm thấy bị lạc hậu so 
với thời cuộc, thích ứng và bắt nhịp nhanh với 
những tình huống mới lạ mà cuộc sống hiện đại 
mang đến, kể cả những thách thức to lớn từ môi 
trường nghề nghiệp. Nếu rèn luyện cho người 
học có được phương pháp, kĩ nĕng tự học, biết 
linh hoạt vận dụng những điều đã học vào thực 
tiễn thì sẽ tạo cho họ lòng ham học, nhờ đó kết 
quả học tập sẽ ngày càng được nâng cao.
Với những lí do nêu trên có thể nhận thấy, 
nếu xây dựng được phương pháp tự học, đặc 
biệt là sự tự giác, ý chí tích cực chủ động sáng 
tạo sẽ khơi dậy nĕng lực tiềm tàng, tạo ra động 
lực nội sinh to lớn cho người học.
3. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM PHÁT 
HUY NĔNG LỰC TỰ ḤC CỦA SINH 
VIÊN ĐỐI VỚI MÔN ḤC TƯ TƯỞNG HỒ 
CHÍ MINH
3.1. Về phía Bộ Giáo dục và đào tạo
Trong qui định chuẩn đầu ra đối với sinh 
viên, trong đó chú trọng mục tiêu đánh giá nĕng 
lực tự học, tự nghiên cứu và vận dụng giữa lý 
luận với thực tiễn của sinh viên khi học tập các 
môn Lý luận chính trị nói chung và môn tư tưởng 
Hồ Chí Minh nói riêng như một yêu cầu, nhiệm 
vụ bắt buộc đối với sinh viên các trường trong 
quá trình đào tạo. Có kế hoạch chỉ đạo triển khai 
định kì nhằm theo dõi, kiểm tra, đánh giá việc 
thực hiện của các trường về mục tiêu đổi mới 
phương pháp giảng dạy và nâng cao chất lượng 
dạy học các môn lý luận chính trị. Định hướng 
cách ra đề thi, tổ chức biên soạn và thẩm định 
giáo trình sao cho sinh viên trong quá trình 
học tập các môn học này và ngay cả sau khi ra 
trường vẫn có ý thức tự giác và nhu cầu nâng 
cao khả nĕng tự học.
Xây dựng nhận thức đúng đắn cho các cấp 
quản lý, giảng viên và sinh viên về tầm quan 
trọng và ý nghĩa khoa học thực tiễn của môn học 
tư tưởng Hồ Chí Minh trong sự nghiệp đổi mới 
và hội nhập quốc tế. Với bất cứ môn học nào, để 
học tốt điều trước hết phải nhận thức đúng về 
142
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
giá trị lý luận, khoa học và ý nghĩa thực tiễn của 
môn học đó. Từ đó xây dựng tình cảm, động cơ 
đúng đắn trong quá trình học tập, giải tỏa được 
tâm lý gò ép nặng nề, để giúp sinh viên tránh 
được áp lực khô khan, cứng nhắc.
Bộ cần có sự hướng dẫn cụ thể, cập nhật 
về chương trình tập huấn, kế hoạch nghiên cứu 
thực tế của giảng viên giảng dạy tư tưởng Hồ Chí 
Minh cho các trường đại học để bài giảng có sức 
thuyết phục, kết hợp được lý luận và thực tiễn.
3.2. Về phía nhà trường 
Hoàn thiện đề cương chi tiết môn học trên 
cơ sở khung chương trình đào tạo của Bộ, trong 
đó phải chú trọng đến việc xây dựng kế hoạch 
đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá kết 
quả học tập, đây cũng là tiền đề để điều chỉnh 
chương trình đào tạo, tổ chức giảng dạy và học 
tập. Tĕng cường công tác kiểm tra, giám sát đảm 
bảo chất lượng giảng dạy của giảng viên và học 
tâp của sinh viên.
Nhà trường chú trọng xây dựng cơ sở vật 
chất, đặc biệt là các phòng giáo dục truyền 
thống, thư viện tra cứu các nguồn học liệu, tạo 
điều kiện cho giảng viên, sinh viên đi thực tế 
Trong đó, nguồn học liệu phải thường xuyên 
được cập nhật, bổ sung làm cho thông tin ngày 
càng phong phú, đa dạng, đáp ứng nhu cầu tra 
cứu và học tập của giảng viên, sinh viên.
Phối hợp định kỳ với các phòng /Khoa/Ban 
và các đơn vị chức nĕng trong và ngoài trường 
như Phòng công tác học sinh sinh viên, Đoàn 
thanh niên, Hội sinh viên tổ chức các buổi hội 
thảo chuyên đề, trao đổi kinh nghiệm về đổi mới 
phương pháp giảng dạy, học tập môn tư tưởng 
Hồ Chí Minh nhằm tổng kết đánh giá và định 
hướng giảng dạy, học tập cho giảng viên, sinh 
viên trong điều kiện học chế tín chỉ. Đặc biệt 
quan tâm thường xuyên nội dung, công tác tuyên 
truyền, giáo dục giúp cho sinh viên nâng cao ý 
thức tự giác, tinh thần thái độ học tập nghiêm 
túc, nắm vững lý luận và biết vận dụng kiến thức 
đã học để giải quyết vấn đề thực tiễn một cách 
linh hoạt và hiệu quả.
3.3. Về phía giảng viên 
Cĕn cứ vào đề cương chi tiết môn học, xây 
dựng lịch trình, kế hoạch giảng dạy và kiểm tra, 
đánh giá học phần đảm bảo theo yêu cầu nâng 
cao chất lượng đào tạo. Giảng viên chú ý khơi 
gợi, kích thích động cơ học tập của sinh viên 
thông qua đổi mới phương pháp dạy học, công 
tác kiểm tra, đánh giá như: Tĕng tỷ lệ điểm đánh 
giá quá trình để ràng buộc sinh viên phải chủ 
động học tập, nâng cao ý thức, thái độ tự giác 
trong học tập; giao các bài tập ở nhà như bài tập 
cá nhân, bài tập nhóm, chấm và sử dụng điểm 
đánh giá quá trình thật khách quan, công bằng 
và nghiêm túc.
Trong quá trình giảng dạy, giảng viên nên 
giành thời gian thích hợp để hướng dẫn sinh viên 
rèn luyện một số kĩ nĕng tự học. Việc này cần 
phải được tiến hành vào những tiết học đầu tiên 
của học phần, nhằm giới thiệu tổng quát về yêu 
cầu, nội dung, chương trình của học phần, giới 
thiệu cách học, phương pháp học. Các phương 
pháp giảng dạy trong học phần đều phải hướng 
đến mục tiêu lấy người học làm trung tâm, vì 
vậy giảng viên phải luôn quan tâm, nhắc nhở 
sinh viên việc tự học, tự nghiên cứu trước khi 
lên lớp để có thể chủ động nắm bắt kiến thức 
hiệu quả hơn.
Các phương pháp giảng dạy đề xuất để đối 
với giảng viên để nâng cao nĕng lực tự học của 
sinh viên đối với môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh: 
Sử dụng phương pháp thảo luận trong dạy 
ḥc đ̉ thực hiện việc “nêu và giải quyết vấn đề”.
Tại công vĕn số 83/BDGĐT – ĐH&SĐH 
ngày 05/01/2006 về hứng d̃n thực hiện 
chương tr̀nh các môn Khoa ḥc Mác – Lênin 
và tư tưởng H̀ Ch́ Minh tr̀nh độ đại ḥc, cao 
đẳng của Bộ Giáo dục và Đào tạo: “Giảng viên 
chủ trì thảo luận theo lớp do trường bố trí với 
quy mô phù hợp, đảm bảo cho tất cả sinh viên 
đều có cơ hội phát biểu thảo luận. Nội dung thảo 
luận cần hướng vào kiến thức cơ bản của môn 
học, đặc biệt lưu ý việc liên hệ thực tiễn đất 
nước và chuyên ngành đào tạo của sinh viên”.
143
Nâng cao nĕng lực tự học . . .
Nĕm 2008, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào 
tạo ban hành Quyết định số 52/2008/QĐ – 
BGDĐT về chương tr̀nh các môn lý luận ch́nh 
trị tr̀nh độ đại ḥc và cao đẳng, đào tạo theo 
ḥc chế t́n chỉ với 70% lý thuyết, 30% thảo 
luận. Thảo luận là hình thức dạy học chính khóa 
theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Như 
vậy, tổ chức tốt các giờ có thảo luận chính là góp 
phần đổi mới, nâng cao chất lượng giảng dạy và 
học tập các môn khoa học Mác – Lênin và tư 
tưởng Hồ Chí Minh.
Tự học và thảo luận có vai trò rất quan trọng 
trong quá trình nắm vững và vận dụng tri thức vào 
cuộc sống. Dạy học môn tư tưởng Hồ Chí Minh 
trước hết phải quán triệt quan điểm của Người về 
vai trò của tự học, tự giáo dục và thảo luận.
Thảo luận là một trong những hình thức để 
khắc phục hạn chế của phương pháp dạy học 
truyền thống (thuyết trình). Thông qua thảo luận, 
sinh viên có điều kiện, môi trường để thể hiện 
sự hiểu biết, nĕng lực đánh giá vấn đề cũng như 
việc thực hành ứng xử các chuẩn mực đạo đức 
theo tấm gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Quá 
trình chuẩn bị nội dung thảo luận, sinh viên phải 
nghiên cứu bài giảng, tìm tư liệu và xử lý thông 
tin trước khi đưa nội dung ra trước tập thể lớp, 
quá trình này làm cho sinh viên không những 
nắm được kiến thức cơ bản mà còn mở rộng và 
nâng cao sự hiểu biết về nội dung trí thức của 
môn học. Tổ chức thảo luận là cơ hội để sinh 
viên trình bày chính kiến, học hỏi lẫn nhau, cùng 
nhau đối thoại để giải quyết một vấn đề lý luận 
hoặc thực tiễn. Như vậy, thảo luận sẽ nâng cao 
nĕng lực tự học, rèn luyện cho sinh viên kỹ nĕng 
trình bày vấn đề khoa học, góp phần nâng cao 
bản lĩnh chính trị của sinh viên.
Thảo luận đòi hỏi người dạy phải nâng cao 
trình độ chuyên môn, nĕng lực sư phạm, khả 
nĕng am hiểu thực tế để phục vụ cho công tác 
giảng dạy. Trong phương pháp tổ chức thảo 
luận, người học – đối tượng của hoạt động 
“dạy”, đồng thời là chủ thể của hoạt động 
“ḥc” – được cuốn hút, tham gia vào các hoạt 
động do người thầy tổ chức và chỉ đạo. Thông 
qua hoạt động này sinh viên sẽ củng cố thêm hệ 
thống tri thức cũng như tự mình tìm kiếm vấn 
đề và các phương án giải quyết trong thực tiễn. 
Hình thức thảo luận phát huy tính tự tin, tích 
cực, chủ động, sáng tạo của sinh viên không có 
nghĩa là vai trò của người thầy sẽ lu mờ, trái lại 
để thực sự đóng vai trò là người tổ chức thực 
hiện, hướng dẫn sinh viên trong hoạt động học 
tập vai trò của người thầy phải được nâng cao, 
có như vậy mới thực sự là người định hướng các 
hoạt động học tập của sinh viên.
Ưu thế của phương pháp này là: Phát huy 
được tính chủ động, tích cực của người học 
nhiều hơn (lấy người học làm trung tâm); kiến 
thức, kinh nghiệm sẵn có của người học được 
giảng viên tác động, kích thích, làm biến đổi, 
phát triển. Nội dung học tập phải gắn với kinh 
nghiệm sống của bản thân người học. Phát huy 
tư duy độc lập, sáng tạo của sinh viên trong khai 
thác di sản của Hồ Chí Minh, nhất là những vấn 
đề liên quan đến sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí 
Minh của Đảng ta vào thực tiễn Việt Nam. Bởi 
vì, để chuẩn bị cho tiết thảo luận, sinh viên buộc 
phải tìm hiểu, nghiên cứu, tham khảo nhiều tài 
liệu để có thông tin viết bài thảo luận theo sự 
hiểu biết và quan điểm của bản thân, trong quá 
trình chuẩn bị bài viết sinh viên có điều kiện bày 
tỏ chính kiến của bản thân một cách chủ động, 
luyện tập được cách viết, cách phân tích vấn đề 
logic, chặt chẽ. Quá trình trao đổi, thảo luận vấn 
đề giữa các sinh viên dưới sự hướng dẫn của 
giảng viên, sinh viên bộc lộc nĕng lực cá nhân 
trước nhiều người, học hỏi lẫn nhau cách trình 
bày, cách diễn đạt, được thực hành khả nĕng 
trình bày, diễn đạt của bản thân, qua đó lựa chọn 
được cách trình bày, diễn đạt tối ưu, bổ sung 
thêm nhận thức để làm sáng tỏ nội dung thảo 
luận, lý giải, phê phán có cơ sở khoa học, tạo 
thành lòng tin phát huy tính độc lập, tự chủ và 
sáng tạo trong tư duy, trong nhận thức.
Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy – ḥc
Hệ thống thông tin, tư liệu phục vụ giảng 
dạy tư tưởng Hồ Chí Minh rất phong phú, đa 
144
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
dạng tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau như 
vĕn bản, sách báo, số liệu, bản đồ, sơ đồ, hình 
ảnh, âm thanh, phim tư liệu Đó là những vật 
chất cần thiết để xây dựng những bài giảng sinh 
động, có hai hướng:
+ Khai thác thông tin, tư liệu giảng dạy từ 
internet. Ứng dụng công nghệ để khai thác thông 
tin, tư liệu giảng dạy từ internet là quá trình sử 
dụng công nghệ thông tin với những phần mềm 
tin học hết nối với internet để tìm kiếm, khai 
thác thông tin, tổng hợp thành hệ thống tư liệu 
phục vụ quá trình biên soạn, thiết kế bài giảng 
và giảng dạy. Với việc sử dụng internet để khai 
thác thông tin tư liệu cho phép giảng viên nhân 
chóng tiếp cận nhiều nguồn khác nhau trong 
thời gian ngắn, kết quả được thu thập, xử lý 
nhanh chóng. Kết quả tìm kiếm và thư viện tư 
liệu, giảng viên có thể giới thiệu để sinh viên 
nghiên cứu, học tập.
+ Khai thác tư liệu từ hệ thống bĕng, đĩa 
tư liệu về Hồ Chí Minh. Ứng dụng công nghệ 
thông tin để khai thác tư liệu từ hệ thống bĕng 
đĩa tư liệu về Hồ Chí Minh là quá trình lựa chọn, 
sử dụng các thiệt bị công nghệ để khai thác tư 
liệu từ hệ thống bĕng, đĩa tư liệu về Hồ Chí 
Minh nhằm phục vụ cho quá trình dạy học môn 
tư tưởng Hồ Chí Minh.
Ứng dụng công nghệ thông tin để thiết 
kế trình bày bài giảng điện tử là quá trình sử 
dụng các phần mềm và phương tiện dạy học để 
xây dựng giáo trình, bài giảng và giảng dạy hệ 
thống giáo trình, bài giảng đó. Việc ứng dụng 
đó tạo điều kiện đẩy nhanh quá trình đổi mới 
phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính 
tích cực, chủ động, sáng tạo của sinh viên, tĕng 
cường khả nĕng tương tác, làm việc theo nhóm 
của sinh viên cũng như khả nĕng tương tác giữa 
giảng viên và sinh viên. Bên cạnh đó, giảng viên 
có thể tiến hành thiết kế bài giảng, điều chỉnh 
nội dung bài giảng một cách nhanh chóng phù 
hợp với từng đối tượng nhóm, lớp học.
3.4. Về phía sinh viên
Trang bị phương pháp học tập đại học hiệu 
quả. Bước đầu của quá trình tự học có thể sinh 
viên còn nhiều lúng túng nhưng đó cũng chính 
là động lực giúp sinh viên tư duy để thoát khỏi 
những khó khĕn, lúng túng đó, nhờ vậy mà 
thành thạo lên. Một trong những mục tiêu quan 
trọng mà giáo dục ở bậc đại học hướng đến là 
giúp sinh viên tiếp cận tri thức và có thể vận 
dụng tốt trong thực tiễn công việc sau này. Bản 
thân sinh viên phải chủ động tìm hiểu kiến thức 
về phương pháp học tập, nghiên cứu thực tiễn, 
tham gia các hội thảo, hoạt động ngoại khóa 
liên quan đến rèn luyện tư duy, phương pháp 
học tập ở bậc đại học hiệu quả nhằm phát huy 
tốt nhất nĕng lực bản thân trong quá trình tiếp 
thu, lĩnh hội kiến thức các môn học nói chung 
và môn tư tưởng Hồ Chí Minh nói riêng trong 
trường đại học.
Xây dựng niềm đam mê và tinh thần tự giác 
trong học tập. Muốn đạt được một kết quả học 
tập tốt thì trước hết sinh viên phải có niềm đam 
mê, ý thức tự giác, thường xuyên tự trau dồi 
kiến thức chuyên môn, tìm hiểu, sưu tầm những 
câu chuyện về Hồ Chí Minh, coi Hồ Chí Minh 
là tấm gương sáng trong việc học tập cũng như 
trong lao động, cuộc sống.
4. KẾT LUẬN
Đổi mới phương pháp dạy – học môn tư 
tưởng Hồ Chí Minh là việc làm thường xuyên và 
cấp thiết, nhờ đó mà chất lượng dạy – học, chất 
lượng đào tạo mới được nâng cao. Nhằm đáp ứng 
yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp 
hóa, hiện đại hóa đất nước, yêu cầu đặt ra là phải 
tích cực chủ động nhiều hơn nữa việc đổi mới 
phương pháp dạy – học môn tư tưởng Hồ Chí 
Minh nói riêng và các môn học khác nói chung.
Hoạt động hướng dẫn sinh viên tự học của 
giảng viên tư tưởng Hồ Chí Minh và hoạt động 
tự học của sinh viên sẽ làm nền tảng để sinh viên 
có điều kiện để tự nghiền ngẫm những vấn đề 
nảy sinh trong học tập môn học theo một phong 
cách riêng với những yêu cầu và điều kiện thích 
hợp. Điều đó không chỉ giúp bản thân sinh viên 
nắm được vấn đề một cách chắc chắn và bền 
145
Nâng cao nĕng lực tự học . . .
vững; chủ động bồi dưỡng phương pháp học tập 
và kĩ nĕng vận dụng tri thức mà còn là dịp tốt 
để rèn luyện ý chí và nĕng lực hoạt động độc 
lập sáng tạo. Đó là những phẩm chất mà chỉ 
có chính bản thân sinh viên tự rèn luyện kiên 
trì mới có được, không một ai có thể cung cấp 
hay làm thay cho mình. Thực tế cũng đã chứng 
minh, mỗi thành công của sinh viên trên con 
đường học tập nghiên cứu không bao giờ là kết 
quả của lối học tập thụ động, đối phó, chờ thời.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Công vĕn 
số 83/BGDĐT – ĐH&SĐH, Hứng d̃n thực 
hiện chương tr̀nh các môn Khoa ḥc Mác – 
Lênin và Tư tưởng H̀ Ch́ Minh tr̀nh độ đại 
ḥc và cao đẳng, Hà Nội.
[2]. Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Vĕn kiện 
đại hội đại bỉu toàn quốc lần thứ X, NXB 
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.285.
[3]. Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Vĕn kiện 
đại hội đại bỉu toàn quốc lần thứ X, NXB 
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.256 - 257.
[4]. Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Đắc Hưng, 2004, 
Giáo dục Việt Nam hứng t́i tương lai vấn đề 
và giải pháp, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 
Hà Nội.
[5]. Lưu Xuân Mới, 2001, Phương pháp dạy học 
đại học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[6]. Nguyễn Nghĩa Dán, V̀ nĕng lực tự ḥc 
sáng tạo c̉a ḥc sinh, Tạp chí Nghiên cứu 
Giáo dục, số 2/ 1998.
[7]. Trần Bá Hoành, Vị tŕ c̉a tự ḥc tự đào 
tạo trong quá tr̀nh dạy ḥc giáo dục và đào 
tạo, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục, số tháng 
7/1998.
[8]. Đặng Vũ Hoạt, Một số nét về thực trạng, 
phương pháp dạy ḥc đại ḥc, Tạp chí “Nghiên 
cứu Giáo dục”, số 1/ 1994.
[9]. Phạm Trọng Luận, Về khái niệm “Ḥc sinh 
là trung tâm”, Tạp chí “Nghiên cứu Giáo dục”, 
số 2/ 1995.
[10]. Thái Duy Tuyên, Giáo dục ḥc hiện đại 
- Những vấn đề cơ bản, Nhà xuất bản Đại học 
Quốc gia Hà Nội, 2001.

File đính kèm:

  • pdfnang_cao_nang_luc_tu_hc_cua_sinh_vien_doi_voi_mon_hoc_tu_tuo.pdf