Nghiên cứu đặc điểm kiểu dáng áo lót ngực phù hợp với nhu cầu của phụ nữ Việt Nam sau phẫu thuật đoạn nhũ
TÓM TẮT
Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả tiến hành khảo sát nhu cầu của phụ nữ
Việt nam sau phẫu thuật đoạn nhũ về đặc điểm, kiểu dáng áo lót ngực để làm cơ sở
thiết kế chế tạo mẫu áo ngực cho đối tượng này. Hiện nay trên thị trường Việt Nam
chưa có sản phẩm áo ngực chuyên dụng do Việt Nam sản xuất cho phụ nữ sau phẫu
thuật đoạn nhũ mắc bệnh ung thư. Có hơn 70% phụ nữ mong muốn tìm được áo
ngực rẻ hơn và có kiểu dáng phù hợp hơn áo nhập khẩu. Hầu hết phụ nữ mong
muốn có áo ngực có cúp ngực to và đai áo to bản hơn để che được vết mổ và không
lộ quả ngực giả. Có 03 giải pháp thiết kế được đề xuất cho cỡ trung bình. Kết quả
mặc thử cho thấy kiểu áo ngực có cúp mềm, có lưới trên cúp ngực, bo chun chân
ngực được người dùng ưa chuộng nhất. Đồng thời, kết quả mẫu thiết kế được so
sánh với một số loại áo lót ngực nhập khẩu từ Đức, Singapore, Trung Quốc, Thái Lan.
Nghiên cứu này có ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn cao, đáp ứng được nhu cầu
cấp thiết hiện nay của phụ nữ Việt Nam sau phẫu thuật đoạn nhũ.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu đặc điểm kiểu dáng áo lót ngực phù hợp với nhu cầu của phụ nữ Việt Nam sau phẫu thuật đoạn nhũ
CÔNG NGHỆ Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ● Số 44.2018 96 KHOA HỌC NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM KIỂU DÁNG ÁO LÓT NGỰC PHÙ HỢP VỚI NHU CẦU CỦA PHỤ NỮ VIỆT NAM SAU PHẪU THUẬT ĐOẠN NHŨ RESEARCH A SUITABLE BRA STYLE FOR VIETNAMESE FEMALE AFTER THEIR MASTECTOMY Trần Thị Minh Kiều1,*, Nguyễn Thanh Tùng1,2, Nguyễn Thị Thơm1,3 TÓM TẮT Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả tiến hành khảo sát nhu cầu của phụ nữ Việt nam sau phẫu thuật đoạn nhũ về đặc điểm, kiểu dáng áo lót ngực để làm cơ sở thiết kế chế tạo mẫu áo ngực cho đối tượng này. Hiện nay trên thị trường Việt Nam chưa có sản phẩm áo ngực chuyên dụng do Việt Nam sản xuất cho phụ nữ sau phẫu thuật đoạn nhũ mắc bệnh ung thư. Có hơn 70% phụ nữ mong muốn tìm được áo ngực rẻ hơn và có kiểu dáng phù hợp hơn áo nhập khẩu. Hầu hết phụ nữ mong muốn có áo ngực có cúp ngực to và đai áo to bản hơn để che được vết mổ và không lộ quả ngực giả. Có 03 giải pháp thiết kế được đề xuất cho cỡ trung bình. Kết quả mặc thử cho thấy kiểu áo ngực có cúp mềm, có lưới trên cúp ngực, bo chun chân ngực được người dùng ưa chuộng nhất. Đồng thời, kết quả mẫu thiết kế được so sánh với một số loại áo lót ngực nhập khẩu từ Đức, Singapore, Trung Quốc, Thái Lan. Nghiên cứu này có ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn cao, đáp ứng được nhu cầu cấp thiết hiện nay của phụ nữ Việt Nam sau phẫu thuật đoạn nhũ. Từ khóa: Phẫu thuật đoạn nhũ, phụ nữ Việt Nam, áo lót ngực. ABSTRACT In this study, the authors conducted a survey of the needs of bra style of Vietnamese women after their mastectomy to serve as a basis for research design development for the special bra. At the present, there are no specialized bra products manufactured by Vietnam for women after breast cancer surgery. More than 70% of women look for cheaper bras than the imported ones and the better fit bra style. Most women would like to have bras with larger cup and wider band to cover the incision and not show silicon breast. There are 03 recommended design solutions for medium size sample. The wear test results show that the bras have soft cups with mesh on the top cup and the under bust elastic strap is preferable. The study product was compared with imported bras from Germany, Singapore, China, Thailand. This research has scientific and practical significance to meet the urgent needs of Vietnamese women after their mastectomy. Keywords: Mastectomy, Vietnamese female, bra. 1 Viện Dệt may - Da giầy & Thời trang, Đại học Bách khoa Hà Nội 2 Đại học Công nghiệp Hà Nội 3 Đại học Công nghiệp dệt may Hà Nội * Email: kieu.tranthiminh@hust.edu.vn Ngày nhận bài: 01/10/2017 Ngày nhận bài sửa sau phản biện: 10/12/2017 Ngày chấp nhận đăng: 26/02/2018 1. GIỚI THIỆU Ung thư vú đang trở nên phổ biến tại các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, ở nữ giới, ung thư vú là loại ung thư có tần suất cao nhất ở Hà Nội với xuất độ chuẩn hóa theo tuổi là 20,3 (trên 100000 dân) và cao thứ hai ở Thành phố Hồ Chí Minh với xuất độ chuẩn hóa theo tuổi là 16 (trên 100000 dân)[1]. Với đa số các bệnh nhân ung thư vú, quá trình điều trị thường để lại những tổn thương nặng nề cho cơ thể, gây nên các tác động tâm lý rất lớn tới bệnh nhân. Vì vậy, các bệnh nhân rất cần một sản phẩm giúp họ khỏa lấp các khiếm khuyết cơ thể xóa bỏ các mặc cảm, lấy lại được sự tự tin cho bản thân trong công việc và trong các giao tiếp với gia đình và xã hội, tái hòa nhập với cuộc sống. Tại Việt Nam hiện đã có một số dòng áo lót ngực của nước ngoài, tuy nhiên cản trở lớn nhất để các sản phẩm này đến được với người sử dụng là giá cả và mức độ phổ biến của sản phẩm. Ngoài ra, một số sản phẩm của nước ngoài còn chưa thực sự phù hợp với nhu cầu về kiểu dáng của người Việt. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Khảo sát nhu cầu của phụ nữ Việt Nam sau phẫu thuật đoạn nhũ về đặc điểm kiểu dáng áo lót ngực Nghiên cứu lấy ý kiến khảo sát từ 85 nữ trưởng thành đã trải qua quá trình phẫu thuật đoạn nhũ và đang sử dụng một số sản phẩm áo lót ngực trong và ngoài nước. Phát phiếu khảo sát với 22 nội dung cần thu thập tin tức; Thu phiếu khảo sát, tổng hợp dự liệu thu được bằng phần mềm excel; Từ kết quả khảo sát, tiến hành phân tích, đánh giá và đưa ra đặc điểm kiểu dáng đặc trưng cho sản phẩm áo lót ngực cho phụ nữ sau khi đã phẫu thuật đoạn nhũ phù hợp với nhu cầu của phụ nữ Việt Nam. 2.2. Thiết kế, dựng hình áo lót ngực cho phụ nữ sau phẫu thuật đoạn nhũ - Tiến hành phác thảo mẫu theo đặc điểm kiểu dáng sản phẩm đã được xác định. - Đề xuất 03 giải pháp thiết kế cho phần cúp ngực. Thiết kế mẫu mới từ mẫu cơ sở với cỡ số trung bình[5]. - Lựa chọn vật liệu và gia công sản phẩm. SCIENCE TECHNOLOGY Số 44.2018 ● Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 97 2.3. Đánh giá và hiệu chỉnh mẫu Mẫu được đánh giá bằng hai phương pháp: - Đánh giá chủ quan người mặc: với 9 tiêu chí đánh giá về đặc điểm kiểu dáng[2, 3]. Các tiêu chí đánh giá áo ngực và được chấm theo thang 5 điểm, trong đó: 1 điểm là hoàn toàn không hài lòng tăng dần đến 5 điểm là hoàn toàn hài lòng. Các tiêu chí được nhóm nghiên cứu xác định bao gồm: Kiểu dáng đường viền cúp ngực; Độ vừa vặn của cúp ngực; Độ vừa vặn của chân ngực; Độ rộng của bản đai áo; Độ vừa vặn của đường viền đai áo tại gầm nách trước và nách sau; Bản to dây áo; Độ vừa vặn của dây đai sau lưng; Đánh giá tổng quan cảm giác khi mặc; Đánh giá tổng quan về sự phù hợp của kiểu dáng áo và nhu cầu người mặc - Đánh giá của chuyên gia: Người mẫu được chụp ảnh với 4 góc độ được minh họa trong hình 1. Chuyên gia đánh giá dựa trên 10 tiêu chí đã được xác định. Thang điểm đánh giá được xây dựng theo thang đo 3 mức độ: mức độ 1 là quá thừa, mức độ 3 là quá thiếu, mức độ 2 là đạt độ vừa vặn. Nhóm nghiên cứu đã mời 04 giảng viên có nhiều năm kinh nghiệm trong sản xuất và giảng dạy ngành công nghệ may để đánh giá sản phẩm nghiên cứu. Mười tiêu chí đánh giá chuyên gia được nhóm nghiên cứu xây dựng, bao gồm[2, 3, 4]: Viền cúp ngực; Cúp ngực; Chân ngực; Đai trung tâm; Viền tại trung tâm trước ngực; Viền tại gầm nách trước; Viền tại gầm nách sau; Áp lực dây quai áo lên vai; Áp lực của đai hai bên sườn; Độ cân bằng của đai lưng Hình 1. Mô tả các góc độ chụp ảnh sản phẩm 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 3.1. Kết quả khảo sát nhu cầu về kiểu dáng áo lót ngực của phụ nữ Việt Nam sau phẫu thuật đoạn nhũ Sau khi tiến hành khảo sát các phụ nữ sau phẫu thuật, các tiêu chí được tập hợp và phân tích trên phần mềm excel, kết quả thu được như sau: - Với tiêu chí về tỷ lệ sử dụng các loại áo ngực và cảm giác khi sử dụng áo, kết quả có được được minh họa trong hình 2, 3. Kết quả trên cho thấy, phần lớn phụ nữ sau phẫu thuật đoạn nhũ thường sử dụng sản phẩm của Trung Quốc hoặc sản phẩm không đúng chức năng. Các sản phẩm áo ngực của Việt Nam cho các đối tượng trên hầu như không có. Hơn nữa các sản phẩm này khi sử dụng cho tỷ lệ về cảm giác thoải mái thấp, chưa đến 40%. Vì vậy việc nghiên cứu, thiết kế áo lót ngực cho phụ nữ Việt Nam sau phẫu thuật đoạn nhũ là rất cần thiết. Hình 2. Tỷ lệ sử dụng các loại áo ngực chuyên dụng Hình 3. Cảm giác của người mặc khi sử dụng các loại áo ngực sẵn có - Với tiêu chí thẩm mỹ ngoại quan và giá thành sản phẩm được người sử dụng quan tâm nhiều nhất. Hơn 70% người tiêu dùng cho rằng kiểu dáng áo ngực cho phụ nữ sau phẫu thuật đoạn nhũ hiện có không phù hợp, đồng thời giá thành của sản phẩm nhập khẩu quá cao so với khả năng tài chính của họ. Chính vì vậy nghiên cứu này thiết kế áo lót ngực tập trung vào đặc điểm kiểu dáng phù hợp và tìm hiểu điều kiện sản xuất tại Việt Nam nhằm giảm giá thành sản phẩm. Hình 4 trình bày kết quả lựa chọn về cấu trúc của áo ngực, thể hiện ở 7 tiêu chí gồm: Áo sử dụng gọng hay không; Dáng của cúp ngực; Kiểu cài áo; Bản to của đai áo; Số nấc cài của đai; Số lượng móc cài; Có sử dụng độn ngực hay không. Kết quả khảo sát cho thấy, số lượng lựa chọn kiểu áo không gọng chiến tỷ lệ cao nhất (thể hiện bằng cột màu xanh, các cột màu khác thể hiển số lượng người lựa chọn các thông số khác cho sản phẩm, có tỷ lệ thấp hơn), phần lớn người sử dụng chọn dáng quả ngực đầy để có thể lắp quả ngực giả dễ dàng, tỷ lệ chọn bản to đai áo trên 7 cm chiếm đa số, mục đích là nhằm che kín được vết mổ. Kiểu móc cài phía sau lưng với số nấc cài là 3, số móc cài là 3 và có độn ngực CÔNG NGHỆ Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ● Số 44.2018 98 KHOA HỌC Hình 4. Tỷ lệ đánh giá của người dùng đối với cấu trúc của sản phẩm Dựa vào kết quả này, nhóm nghiên cứu thiết kế áo lót ngực cho phụ nữ sau phẫu thuật đoạn nhũ. 3.2. Kết quả thiết kế, dựng hình áo lót ngực cho phụ nữ sau phẫu thuật đoạn nhũ 3.2.1. Kết quả xây dựng mẫu phác thảo Dựa vào đặc điểm kiểu dáng áo đã được xác định sau khi tiến hành khảo sát, nhóm nghiên cứu xây dựng 03 mẫu phác thảo với 3 giải pháp thiết kế và gia công cúp ngực khác nhau. - Giải pháp thiết kế thứ nhất: Được mô tả như hình 5. Hình 5. Mô tả hình dáng áo ngực thứ nhất Đây là sản phẩm áo lót ngực không có gọng, bát cúp không có mút đệm, bo chun ở chân ngực. Mỗi cúp áo chia thành 6 chi tiết nhỏ ghép lại giúp cúp áo ngực ôm lấy bầu ngực của cơ thể. 2 cúp ngực liên kết với nhau bằng đai trung tâm. Phía trên cúp ngực có lưới và viền bao. Lớp bên trong được thiết kế hở phía sườn để tháo lắp quả ngực giả, lồng quả ngực giả từ sườn nách vào, đồng thời có chỗ hở ở phía chân ngực để định vị quả vào đúng chỗ. Hai dây quai áo nối trực tiếp với đai lưng và 1 khuy trượt điều chỉnh độ dài dây. Bản rộng dây là 2,2cm. Đai lưng áo ôm quanh cơ thể và nối với nhau bằng móc cài và mắt cài ở chính giữa thân sau, rộng 8cm. - Giải pháp thiết kế thứ hai: Được mô tả như hình 6. Hình 6. Mô tả hình dáng áo ngực thứ hai Đây là sản phẩm không có gọng, cúp có bát xốp đệm ngực. Mỗi cúp áo chia thành 3 chi tiết nhỏ ghép lại giúp cúp áo ngực được định hình theo hình dạng bầu ngực. Các chi tiết đai trung tâm, đai lưng, ren của cúp ngực, dây quai, lớp lót đựng bầu ngực giả đều không thay đổi so với giải pháp thiết kế thứ nhất. - Giải pháp thiết kế thứ ba: Được mô tả như hình 7. Hình 7. Mô tả hình dáng áo ngực thứ ba Đây là sản phẩm áo lót ngực không có gọng, cúp có bát xốp đệm ngực trơn 1 chi tiết được ép theo khuôn theo dạng ngực có sẵn. 3.2.2. Kết quả lựa chọn vật liệu Dựa vào các sản phẩm cùng chủng loại trên thị trường, làm cơ sở để so sánh giá thành, nhóm nghiên cứu lựa chọn vật liệu để gia công sản phẩm. Cụ thể được trình bày trong bảng 1. Bảng 1. Danh sách vật liệu gia công sản phẩm STT Vật liệu Thành phần Vị trí sử dụng 1 Vật liệu may 12,0% Elastane/88,0% Polyamide Cúp ngực (vải ren) 2 73% PA, 27% EA Cúp ngực + thân giữa + thân sau 3 100% Polyamide Cúp ngục lót + thân giữa lót 4 30,0% Nylon/70,0% High Carbon Trên dây quai áo 5 30,0% Nylon/70,0% High Carbon Trên dây quai áo 6 16,0% Elastane/84,0% Polyamide Dây quai áo 7 80,0% Polyamide, 20% Spandex Chân ngực + dưới thân sau 8 85,0% Polyamide/15,0% Elastane Vòng cổ + vòng nách + trên thân sau 9 Front Fabric (Hook, Eye): 100% Nylon tricot; Backing Fabric (Eye): Nylon/Spandex tricot; Fittings: Nylon Coated/Steel Hook & Eyes 3.3. Kết quả đánh giá sản phẩm 3.3.1. Kết quả đánh giá cảm nhận của người mặc Sản phẩm sau khi gia công, hoàn thiện được tiến hành mặc thử trên người mẫu. Người mẫu sau phẫu thuật đoạn nhũ có đặc điểm như trong hình 8. Hình 9 thể hiện mức độ hài lòng của người mẫu khi mặc thử sản phẩm. Kết quả cho thấy các kết cấu của sản phẩm mà nhóm nghiên cứu đã đưa ra đã đáp ứng rất tốt như cầu của người sử dụng, trong đó nổi bật là sản phẩm số 1. Do đó, nhóm nghiên cứu sử dụng sản phẩm số một làm cơ sở để đánh giá và so sánh với các sản phẩm khác. SCIENCE TECHNOLOGY Số 44.2018 ● Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 99 Hình 8. Đặc điểm cơ thể sau phẫu thuật đoạn nhũ Hình 9. Kết quả đánh giá của người dùng đối với các phản phẩm nghiên cứu Với sản phẩm 1, độ sâu của viền áo phù hợp, sự phối hợp chi tiết lưới phần trên cúp giúp cúp áo đầy hơn che kín được vết mổ nhưng trông nhẹ nhàng không thô cứng nhờ có chi tiết lưới. Đai áo to và lại có bo chun ở chân ngực giúp đai áo to hơn và ôm lấy phần bầu ngực thật và giả một cách trọn vẹn, đặc biệt là phần đai áo dưới gầm nách được thiết kế hoàn hảo che được vết mổ và ôm vào thân gọn gàng. Người mặc cảm thấy rất thoải mái với áp lực của áo lên phần chân ngực và gầm nách bên vú bị giải phẩu cắt bỏ, áo có cúp ngực mềm được thiết kế ghép lại từ 6 chi tiết thiết kế giúp cho áo ôm lấy bầu ngực nên được người mặc thử hài lòng nhất. 3.3.2. Kết quả đối chiếu với các sản phẩm nhập khẩu từ các nước khác Hình 10. Kết quả so sánh các tiêu chí của sản phẩm được người dùng đánh giá Hình 10 thể hiện kết quả so khi sánh mức độ hài lòng của người mặc đối với sản phẩm nghiên cứu và một số sản phẩm có xuất xứ khác nhau hiện đang có mặc và được sử dụng tại Việt Nam. Nhìn vào kết quả trên có thể nhận xét rằng, sản phẩm nghiên cứu không những không hề thua kém những sản phẩm của nước ngoài đã được người sử dụng đánh giá cao, mà nó còn có phần vượt trội hơn các sản phẩm cùng loại có xuất xứ từ một số nước khác 3.3.3. Kết quả đánh giá khách quan Người mẫu được chụp ảnh với 4 góc độ, các vị trí cần nhận xét được minh họa trong hình 1, ảnh người mẫu mặc thử sản phẩm được thể hiện ở hình 11. Chuyên gia đánh giá dựa trên 10 tiêu chí đã được xác định. Thang điểm đánh giá được xây dựng theo thang đo 3 mức độ: mức độ 1 là quá thừa, mức độ 3 là quá thiếu, mức độ 2 là đạt độ vừa vặn. TT Vị trí quan sát trên hình chụp Ký kiệu Người mẫu 1 Viền cúp ngực 1 2 Cúp ngực 2 3 Chân ngực 3 4 Đai trung tâm 4 5 Viền tại trung tâm trước ngực 5 6 Viền tại gầm nách trước 6 7 Áp lực dây quai áo lên vai 7 8 Áp lực của đai hai bên sườn 8 9 Độ cân bằng của đai lưng 9 10 Viền tại gầm nách sau 10 Hình 11. Ảnh chụp người mẫu mặc thử sản phẩm Bảng 2. Kết quả đánh giá của chuyên gia TT Tiêu chí Vị trí quan sát trên hình chụp Điểm 1 2 3 1 Viền cúp ngực 1 v 2 Cúp ngực 2 v 3 Chân ngực 3 v 4 Đai trung tâm 4 v 5 Viền tại trung tâm trước ngực 5 v 6 Viền tại gầm nách trước 6 v 7 Áp lực dây quai áo lên vai 7 v 8 Áp lực của đai hai bên sườn 8 v 9 Độ cân bằng của đai lưng 9 v 10 Viền tại gầm nách sau 10 v CÔNG NGHỆ Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ● Số 44.2018 100 KHOA HỌC Kết quả ở bảng 2 cho thấy các tiêu chí như: độ sâu viền cúp ngực vừa đủ để che được phần ngực bị khuyết, cúp áo ôm lấy bầu ngực êm, độ ôm của chân ngực, đai trung tâm, đai sau lưng, độ rộng của bản đai áo, đều được đánh giá cao. Viền đai áo phần gầm nách ôm vừa vặn không bị hằn vào da và che được vết mổ. Như vậy, áo được đánh giá cao về độ vừa vặn với cơ thể người mặc. Điều này có thể được lý giải là do cúp áo được chia cắt nhiều mảnh nên độ ôm theo đường cong của bầu ngực tốt hơn. Hơn nữa, bo chân ngực là chun rời có bản rộng 2cm giúp giữ được áo ôm lấy vòng chân ngực tốt hơn và giúp tăng độ rộng của đai áo che kín được vết mổ. 4. KẾT LUẬN Áo lót ngực là loại trang phục đóng vai trò quan trọng đối với phụ nữ, đặc biệt đối với áo lót ngực dành cho phụ nữ bị ung thư vú sau phẫu thuật đoạn nhũ. Đây là vấn đề vô cùng cấp bách nhưng lại chưa được các nhà sản xuất tại Việt Nam quan tâm. Kết quả đánh giá khách quan (10 tiêu chí) và chủ quan người mặc (9 tiêu chí) cho thấy sự tương đồng về ngoại quan và cảm nhận người mặc. Sản phẩm nghiên cứu là áo cúp mềm đáp ứng được nhu cầu của người mặc cao nhất với điểm đánh cao. Mẫu áo nghiên cứu sau đấy được so sánh đánh giá với 4 áo lót ngực đã có mặt ở thị trường xuất xứ Đức, Singapore, Trung Quốc, Thái Lan. Áo nghiên cứu cũng nhận được kết quả hài lòng nhất từ người mặc. Mặc khác, chi phí sản xuất của sản phẩm nghiên cứu cũng rất hợp lý, chỉ khoảng 4,6 USD (gồm 2,1 USD nguyên liệu, 2,5 USD phí gia công) tương đương khoảng 100.000 VND. Đây là số tiền khá khiên tốn so với giá thành từ 500.000 VND đến trên 2.000.000 VND[6] của các sản cùng loại có xuất xứ từ nước ngoài. Nghiên cứu này có thể được coi là tiền đề cho các nghiên cứu sâu hơn về thiết kế áo lót ngược cho phụ nữ Việt Nam sau phẫu thuật đoạn nhũ. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Điểm danh 5 bệnh ung thư thường gặp ở phụ nữ, https://www.baomoi.com/diem-danh-5-benh-ung-thu-thuong-gap-o-phu- nu/c/17103305.epi [2]. J. White, J. Scurr, 2012. Evaluation of professional bra fitting criteria for bra selection and fitting in the UK. Ergonomics, Vol 55, Issue 6. [3]. Cherie Y.C. Chen, Winnie W. M. Yu, Edward Newton, 2001. Evaluation and Analysis of Bra Design. The Design Journal, Vol 4, Issue 3. [4]. Chin-man Chen, Karen La Bat, Elizabeth Bye, 2010. Physical characteristics related to bra fit. Ergonomics, Vol 53, Issue 4. [5]. Kristina Shin, Ph.D, 2010. Patternmaking for Underwear Design, Create Space Independent Publishing Platform. [6]. Dành cho bệnh nhân ung thư vú, https://renewconfidence.com.
File đính kèm:
- nghien_cuu_dac_diem_kieu_dang_ao_lot_nguc_phu_hop_voi_nhu_ca.pdf