Nghiên cứu xã hội học tại Nhật Bản

Sự phát triển của ngành xã hội học tại bất cứ quốc gia nào cũng gắn liền với bối

cảnh lịch sử của quốc gia đó, bởi mục tiêu của nghiên cứu xã hội học là xã hội, các

hiện tượng xã hội và các cá nhân sống trong xã hội. Nền nghiên cứu xã hội học của

Nhật Bản cũng không phải là ngoại lệ. Khi nhìn vào tiến trình phát triển của ngành

khoa học này thì người ta nhận thấy nó chỉ phát triển một cách mạnh mẽ sau Thế

chiến lần hai. Thật vậy sau khi kết thúc cuộc thế chiến này, nền kinh tế Nhật Bản đã

có bước phát triển rất nhanh, nhất là trong những năm 1960, và kèm theo đó là ảnh

hưởng các giá trị Tây phương đã có tác động rất lớn đến khuynh hướng phát triển

của ngành khoa học này. Bài viết này sẽ khởi đi bằng cách điểm lại bối cảnh lịch sử

của nước Nhật sau thế chiến và sau đó là giới thiệu từng bước phát triển của nghiên

cứu xã hội học tại quốc gia này từ các chủ đề nghiên cứu, các khuynh hướng lý

thuyết, phương pháp cho đến các nghiên cứu thực nghiệm trong suốt ba mươi năm

qua.

pdf 5 trang yennguyen 5340
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu xã hội học tại Nhật Bản", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu xã hội học tại Nhật Bản

Nghiên cứu xã hội học tại Nhật Bản
 73
Bài đăng trên Tạp chí Khoa học Xã hội, số 03/2008; tr. 73-77 
NGHIÊN CỨU XÃ HỘI HỌC TẠI NHẬT BẢN 
Lê Minh Tiến (**) 
(lược thuật) 
Sự phát triển của ngành xã hội học tại bất cứ quốc gia nào cũng gắn liền với bối 
cảnh lịch sử của quốc gia đó, bởi mục tiêu của nghiên cứu xã hội học là xã hội, các 
hiện tượng xã hội và các cá nhân sống trong xã hội. Nền nghiên cứu xã hội học của 
Nhật Bản cũng không phải là ngoại lệ. Khi nhìn vào tiến trình phát triển của ngành 
khoa học này thì người ta nhận thấy nó chỉ phát triển một cách mạnh mẽ sau Thế 
chiến lần hai. Thật vậy sau khi kết thúc cuộc thế chiến này, nền kinh tế Nhật Bản đã 
có bước phát triển rất nhanh, nhất là trong những năm 1960, và kèm theo đó là ảnh 
hưởng các giá trị Tây phương đã có tác động rất lớn đến khuynh hướng phát triển 
của ngành khoa học này. Bài viết này sẽ khởi đi bằng cách điểm lại bối cảnh lịch sử 
của nước Nhật sau thế chiến và sau đó là giới thiệu từng bước phát triển của nghiên 
cứu xã hội học tại quốc gia này từ các chủ đề nghiên cứu, các khuynh hướng lý 
thuyết, phương pháp cho đến các nghiên cứu thực nghiệm trong suốt ba mươi năm 
qua. 
1. BỐI CẢNH LỊCH SỬ 
Sau khi Thế chiến thứ hai kết thúc vào năm 1945, nền kinh tế Nhật Bản bị suy sụp 
hoàn toàn và dân chúng thì rơi vào tâm trạng hoang mang, mất phương hướng trong 
cuộc sống. Trong suốt sáu năm người Mỹ nắm quyền điều hành đất nước này sau 
đó, hệ sống dân chủ, các giá trị và ý thức hệ Tây phương đã được đưa vào trong hệ 
thống chính trị, giáo dục và các thiết chế xã hội khác của Nhật. Quyền tự do ngôn 
luận, tự do tín ngưỡng, tự do hội họp và hàng loạt các quyền tự do dân sự khác như 
quyền được tham gia bầu cử bất kể giới tính đã được Bản Hiến Pháp mới năm 1947 
bảo vệ. Công cuộc cải cách do người Mỹ tiến hành cũng đã làm suy yếu thiết chế 
gia đình nền tảng của Nhật Bản (gọi là Zaibatsu), đồng thời cũng cho phép công 
nhân được quyền thành lập các tổ chức của mình, nền kinh tế nông nghiệp cũng 
được tái cấu trúc lại thông qua chính sách tái phân phối ruộng đất. 
Thập kỷ đầu tiên sau khi chiến tranh kết thúc là thời kỳ tái xây dựng và khôi phục 
lại đống đổ nát do chiến tranh để lại. Sự hồi phục của nền kinh tế được thể hiện rõ 
trong những năm 1960 khi tốc độ tăng trưởng Tổng sản lượng quốc gia (GNP) của 
Nhật đứng vị trí số hai trên thế giới. Thông qua sự phát triển của quá trình công 
nghiệp hóa và kèm theo đó là quá trình di dân nông thôn-thành thị đã làm thay đổi 
bản chất của rất nhiều đô thị Nhật Bản. 
Đến giữa thập kỷ 60 của thế kỷ trước, nước Nhật đã hoàn thành việc tái cấu trúc lại 
nền kinh tế, tuy nhiên cũng từ đây nước Nhật bắt đầu phải đối diện với hàng loạt 
vấn đề xã hội như tình trạng ô nhiễm môi trường và những hậu quả ngoài mong đợi 
của quá trình công nghiệp hóa. Một khi nhu cầu kinh tế đã được thỏa mãn, người 
Nhật bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề xã hội như môi trường, sự bất bình 
đẳng xã hội và các quyền dân sự. Các phong trào xã hội do sinh viên và các nhóm 
dân sự khác nổ ra trong giai đoạn này đã buộc chính phủ phải chú ý đến các vấn đề 
xã hội. 
( ) Nakao Keiko., (1998) Sociological Work in Japan, Annual Review of Sociology. Vol. 24, p. 499-516. 
(**) Thạc sĩ. Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh. 
 74
Sự quan tâm đến các vấn đề xã hội vẫn tiếp tục được duy trì trong suốt những năm 
1970 cho dù nền kinh tế đã ổn định và có dấu hiệu chững lại. Những năm 1980 
đánh dấu sự hội nhập sâu rộng của Nhật vào nền kinh tế thế giới và những năm 
1990, Nhật Bản đóng vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu. 
2. TRUYỀN THỐNG XÃ HỘI HỌC NHẬT BẢN 
Trước Thế chiến lần II, nghiên cứu xã hội học Nhật Bản thể hiện rất rõ ảnh hưởng 
của lối nghiên cứu dân tộc học, và vì thế hai lĩnh vực chủ yếu được nghiên cứu 
trong thời kỳ này là xã hội học nông thôn và xã hội học gia đình. Thiết chế gia đình 
truyền thống của Nhật (gọi là Ie) được hiểu hoàn toàn khác với Tây phương mà theo 
đó, Ie không chỉ là một gia đình mà còn là một đơn vị kinh tế vận hành trên các mối 
quan hệ thân tộc. Cấu trúc bên trong của Ie (hệ thống quyền lực theo thứ bậc) khuôn 
mẫu của mối quan hệ giữa Ie và cộng đồng cũng như các chuẩn mực của Ie là nền 
tảng để hiểu cấu trúc xã hội và tổ chức xã hội của Nhật Bản. Chẳng hạn cấu trúc 
bên trong của nhiều nhóm xã hội như công ty, các tổ chức tôn giáo, khuôn mẫu của 
các mối quan hệ xã hội thể hiện rõ những khái niệm căn bản của Ie. 
Sau khi Thế chiến lần II kết thúc, nghiên cứu xã hội học Nhật Bản bước vào một 
thời kỳ phát triển mới. Các nhà xã hội học Nhật bắt đầu qua tâm nhiều đến những 
vấn đề nảy sinh từ quá trình công nghiệp hóa, quá trình tái thiết lại nền kinh tế sau 
chiến tranh. Vì vậy trong suốt những năm 1960 người ta thấy xuất hiện hàng loạt 
các nghiên cứu về xã hội học công nghiệp, quản lý và các mối quan hệ lao động. 
Bảng thống kê dưới đây cho chúng ta nhìn thấy tỷ lệ các nghiên cứu xã hội học 
nông thôn và xã hội học đô thị đã thay đổi như thế nào trong 30 năm sau chiến 
tranh. 
Bảng 1. Số lượng và tỷ lệ (trong ngoặc đơn) các chủ đề nghiên cứu xã hội học giai 
đoạn 1965-1994 
Chủ đề 1965-1969 1970-1974 1975-1979 1980-1984 1985-1989 1990-1994 Tổng 
Tư tưởng 
XH/Triết/Lịc
h sử XHH 
137 (7.2) 343 (10.4) 470 (9.6) 499 (7.7) 526 (7.0) 720 (9.1) 2695 (8.4) 
Đô thị 91 (4.8) 206 (6.2) 314 (6.4) 398 (6.2) 567 (7.6) 562 (7.1) 2138 (6.7) 
Lý thuyết 85 (4.5) 141(4.3) 293(6.0) 466(7.2) 491(6.6) 558(7.1) 2034(6.4) 
Giáo dục 91(4.8) 243(7.4) 410(8.4) 488(7.6) 489(6.5) 550(7.0) 2271(7.1) 
Gia đình 158(8.4) 323(9.8) 345(7.1) 532(8.2) 596(8.0) 504(6.4) 2458(7.7) 
Văn hoá/tôn 
giáo/tộc 
người 
99(5.2) 131(4.0) 229(4.7) 319(4.9) 350(4.7) 475(6.0) 1603(5.0) 
Truyền 
thông/thông 
tin/biểu 
trưng 
90(4.8) 173(5.2) 156(3.2) 245(3.8) 330(4.4) 426(5.4) 1420(4.4) 
Nông 
thôn/cộng 
đồng 
174(9.2) 338(10.3 384(7.9) 531(8.2) 406(5.4) 412(5.2) 2245(7.0) 
Quản lý/công 
nghiệp/lao 
động 
142(7.5) 210(6.4) 302(6.2) 343(5.3) 410(5.5) 397(5.0) 1804(5.7) 
Phúc lợi 
XH/Y tế 
99(5.2) 130(3.9) 370(7.6) 411(6.4) 382(5.1) 393(5.0) 1785(5.6) 
So sánh/Khu 
vực 
80(4.2) 94(2.9) 89(1.8) 143(2.2) 238(3.2) 296(3.8) 940(2.9) 
Giới/ Thế hệ 40(0.6) 188(2.5) 233(3.0) 416(1.4) 
Lệch lạc/Vấn 
đề XH 
60(3.2) 199(6.0) 284(5.8) 278(4.3) 347(4.6) 205(2.6) 1373(4.3) 
Tâm lý 138(7.3) 137(4.2) 246(5.0) 230(3.6) 334(4.5) 201(2.6) 1286(4.0) 
 75
XH/Nhận 
thức XH 
Chính 
trị/Quan hệ 
quốc tế 
44(2.3) 134(4.1) 182(3.7) 204(3.2) 184(2.5) 183(2.3) 931(2.9) 
Lịch sử XH 8(0.2) 27(0.6) 58(0.9) 179(2.4) 174(2.2) 446(1.4) 
Nhóm/Tổ 
chức 
116(6.1) 129(3.9) 151(3.1) 176(2.7) 154(2.1) 157(2.0) 883(2.8) 
Giai 
cấp/Phân 
tầng/di động 
XH 
46(2.4) 91(2.8) 125(2.6) 153(2.4) 195(2.6) 153(1.9) 763(2.4) 
Chủ nghĩa 
quốc gia 
 43(0.9) 87(1.3) 66(0.9) 149(1.9) 345(1.1) 
Phương pháp 26(1.4) 29(0.9) 66(1.4) 86(1.3) 136(1.8) 143(1.8) 486(1.5) 
Dân số 32(1.7) 42(1.3) 47(1.0) 109(1.7) 113(1.5) 126(1.6) 469(1.5) 
Phong trào 
XH/Hành vi 
tập thể 
22(1.2) 55(1.7) 64(1.3) 66(1.0) 127(1.7) 125(1.6) 459(1.4) 
Tri 
thức/Khoa 
học 
 24(0.4) 66(0.9) 119(1.5) 209(0.7) 
Biến đổi XH 47(2.5) 40(1.2) 60(1.2) 79(1.2) 87(1.2) 101(1.3) 414(1.3) 
Kỳ thị 105(1.6) 103(1.4) 101(1.3) 309(1.0) 
Giải trí/Thể 
thao 
 12(0.4) 54(1.1) 63(1.0) 69(0.9) 78(1.0) 276(0.9) 
Pháp quyền 11(0.3) 27(0.6) 54(0.8) 83(1.1) 77(1.0) 252(0.8) 
Môi trường 73(0.9) 73(0.2) 
Qui hoạch 46(1.4) 61(1.2) 83(1.3) 128(1.7) 71(0.9) 389(1.2) 
Kinh tế 29(0.6) 49(0.8) 68(0.9) 48(0.6) 194(0.6) 
Khác 113(6.0) 32(1.0) 57(1.2) 144(2.2) 82(1.1) 72(0.9) 500(1.6) 
Tổng 1890(100.0
) 
3297(100.0
) 
4885(100.0
) 
6463(100.0
) 
7494(100.0
) 
7882(100.0
) 
31911(100.0
) 
Ghi chú: XHH = Xã hội học; XH = Xã hội 
Qua bảng trên chúng ta thấy rằng chủ đề nghiên cứu nông thôn/cộng đồng đứng đầu 
trong giai đoạn 1965-1969 với 9.2%, nhưng đến giai đoạn 1990-1994 đã rớt xuống 
vị trí thứ tám với 5.2%. Trong khi đó, nghiên cứu về đô thị lại có sự gia tăng từ vị 
trí thứ mười giai đoạn 1965-1969 với 4.8% lên vị trí thứ hai trong giai đoạn 1990-
1994 với 7.1%. 
3. LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: ẢNH HƯỞNG CỦA 
PHƯƠNG TÂY 
 1. Các khung mẫu lý thuyết 
Qua bảng 1 cho thấy chủ đề nghiên cứu thống trị trong hơn 30 năm qua đó là nghiên 
cứu về tư tưởng xã hội (social thought), triết học xã hội và lịch sử XHH với 8.4%, 
trong đó có rất nhiều các nghiên cứu về các lý thuyết hoặc triết thuyết nước ngoài từ 
cổ điển như Marx, Weber, Durkheim, Simmel cho tới hiện đại như Parsons, 
Habermas, Foucault, Luhmann và Giddens, do đó không có gì ngạc nhiên khi biết 
số sách/bài viết dịch từ tiếng nước ngoài (Tây phương) chiếm đến 25% trong tổng 
số các công trình XHH Nhật trong thời gian qua. Điều đó chứng tỏ ảnh hưởng mạnh 
mẽ của các khung mẫu lý thuyết phương Tây đối với các nghiên cứu XHH của 
Nhật. 
 76
Trong số các lý thuyết của Tây phương, lý thuyết Mác-xít (Marxism) là lý thuyết 
chiếm được sự quan tâm lớn nhất của các nhà XHH Nhật Bản sau thế chiến. Tuy 
nhiên sau khi quá trình công nghiệp hóa đạt đến đỉnh cao vào cuối thập kỷ 60 của 
thế kỷ trước, các nhà XHH Nhật lại chuyển mối quan tâm sang tư tưởng của nhà 
XHH Mỹ Talcott Parsons, bởi các nhà XHH thuộc thế hệ mới của Nhật nhìn thấy 
quan niệm của Parsons có thể giúp họ hiểu được xã hội công nghiệp và các vấn đề 
XH đa dạng nảy sinh từ quá trình công nghiệp hóa. Lối tiếp cận cấu trúc chức năng 
của Parsons đã được áp dụng một cách rộng rãi vào rất nhiều lĩnh vực nghiên cứu 
chẳng hạn như biến đổi XH và hiện đại hóa, tâm lý học XH, nghiên cứu các nhóm 
nhỏ và cả hệ thống XH. Đến những năm 1980, các nhà XHH Nhật lại chuyển mối 
quan tâm sang các lĩnh vực khác như văn hóa, truyền thông đại chúng và vì vậy, họ 
cũng bắt đầu chú ý đến các quan điểm hậu hiện đại của Foucault, Habermas và 
Luhmann. Cho đến nay thì các quan điểm hậu hiện đại vẫn đang là khung mẫu lý 
thuyết thống trị trong nghiên cứu XHH Nhật. 
2. Phương pháp luận và Nghiên cứu thực nghiệm 
Trong giai đoạn đầu sau Thế chiến, nghiên cứu XHH Nhật chủ yếu là các nghiên 
cứu thực nghiệm . Bảng số liệu dưới đây cho thấy rõ điều này. 
Bảng 2. Số lượng và tỷ lệ (trong ngoặc) các bài viết trên Tạp chí XHH Nhật 
(Shakaigaku Hyouron) 
Loại bài 1970-1974 1975-1979 1980-1984 1985-1989 1990-1994 Tổng 
Lý thuyết 27(31.4) 26(29.2) 33(38.8) 38(38.8) 61(63.5) 185(40.7) 
Phương 
pháp 
0(0.0) 3(3.4) 3(3.5) 4(4.1) 6(6.3) 16(3.5) 
Thực 
nghiệm 
36(41.9) 28(31.5) 21(24.7) 34(34.7) 20(20.8) 139(30.6) 
Tổng thuật 23(26.7) 32(36.0) 28(32.9) 22(22.4) 9(9.4) 114(25.1) 
Tổng 86(100.0) 89(100.0) 85(100.0) 98(100.0) 96(100.0) 454(100.0) 
Chúng ta thấy có đến 41.9% số bài viết thời kỳ đầu những năm 1970 được dựa trên 
các nghiên cứu thực nghiệm, và chỉ có 31.4% là các nghiên cứu lý thuyết. Đến đầu 
những năm 1980 khuynh hướng này đã thay đổi ngược trở lại khi các nghiên cứu lý 
thuyết là những nghiên cứu chiếm đa số, chẳng hạn chúng ta thấy trong giai đoạn 
1990-1994 thì nghiên cứu lý thuyết lại chiếm đến 63.5% trong khi các bài viết 
nghiên cứu thực nghiệm chỉ còn 20.8% mà thôi. Trong những năm đầu 1970, có đến 
94.4% số nghiên cứu thực nghiệm dựa trên các dữ liệu định lượng (quantitative 
data), đến đầu những năm 1990 thì loại nghiên cứu này giảm còn 70.0%. Trong 
cùng khoảng thời gian này, các nghiên cứu thực nghiệm dựa trên dữ liệu của các 
cuộc phỏng vấn sâu đã tăng từ 5.6% lên 30.0%. 
Về phương pháp nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu định lượng theo mô hình Mỹ 
là loại phương pháp được sử dụng nhiều nhất trong nghiên cứu XHH Nhật, mặc dù 
có xu hướng giảm trong thời gian gần đây. Thống kê từ Tạp chí Lý thuyết và 
Phương pháp (Riron-to-Houhou) cho chúng ta thấy được điều này. Cụ thể trong giai 
đoạn1985-1989 số nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng chiếm đến 60.6%; 
giai đoạn 1990-1994 loại phương pháp này vẫn chiếm đa số với 39.3%. Chủ đề 
 77
nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng nhiều nhất là chủ đề phân tầng xã 
hội/di động xã hội. Kể từ năm 1955 đến nay, cứ mỗi mười năm ngành XHH Nhật 
lại tiến hành cuộc điều tra SSM (Social Stratification and Social Mobility) một lần 
trên mẫu gồm 5.000 cá nhân. Đây là nghiên cứu thực nghiệm mang tính chất "mặt 
tiền" của nghiên cứu XHH thực nghiệm Nhật Bản./. 
---/--- 
View publication stats

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_xa_hoi_hoc_tai_nhat_ban.pdf