Nhu cầu và cơ hội việc làm của người nông dân vùng đô thị hoá ở Hà Nội (Bản đẹp)

1.1. ĐÔ THỊ HÓA VÀ QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở HÀ NỘI

1.1.1. Khái niệm đô thị hóa

Trong lịch sử phát triển KT-XH của một nước, đô thị chỉ

xuất hiện khi nền kinh tế đã phát triển đến một mức độ nhất

định, phân công xã hội đã đạt tới trình độ phát triển khá cao.

Bất kì ở một quốc gia nào, đô thị vẫn là thuật ngữ dùng để chỉ

một kiểu liên kết xã hội mới khác với kiểu liên kết xã hội nông

thôn (làng xã) dựa trên cơ sở bước phát triển mới về KT-XH.

Cho tới nay, từ các văn bản và tài liệu đã công bố, khó tìm

thấy một định nghĩa chuẩn về thuật ngữ đô thị khả dĩ được tất

cả các nhà nghiên cứu và các nhà soạn thảo văn bản pháp quy

đều thừa nhận. Có lẽ vì vậy, Liên hợp quốc đã chính thức

khuyến nghị các nước tự xác định nội hàm của thuật ngữ này

theo đặc thù riêng của mỗi nước. Tuy nhiên, khi xác định nội

hàm thuật ngữ đô thị, phần lớn các nhà nghiên cứu và soạn

thảo văn bản pháp quy ở các nước khác nhau thường cùng

dựa vào các tiêu chí sau đây:

- Mật độ dân số trên một đơn vị diện tích;

- Kinh tế phi nông nghiệp là chủ yếu;

NHU CẦU VÀ CƠ HỘI VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN

- Là trung tâm của một chuyên ngành (hành chính, kinh

tế, chính trị, văn hóa, khoa học, ) hoặc trung tâm tổng hợp

của các chuyên ngành đó trên một vùng lãnh thổ;

- Vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội một vùng

lãnh thổ;

- Đặc điểm văn hóa.

Ở Việt Nam, đô thị (còn được gọi là kẻ chợ) là thuật ngữ

thường được dùng để phân biệt với nông thôn (làng quê). Đây

là khu vực tập trung dân cư sinh sống với mật độ cao, có

nguồn sinh kế chủ yếu trong lĩnh vực phi nông nghiệp (chủ

yếu là buôn bán và làm nghề thủ công); là trung tâm chuyên

ngành (hành chính, kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học, )

hoặc trung tâm tổng hợp các lĩnh vực đó có vai trò thúc đẩy sự

phát triển KT-XH của địa phương, và đặc điểm văn hóa, lối

sống có những khác biệt so với nông thôn.

Ở nước nào cũng vậy, khi trình độ phát triển của nền

kinh tế ngày càng cao hơn, phân công xã hội trong lao động

sản xuất ngày càng phức tạp hơn; công nghiệp, thương

nghiệp, dịch vụ (các lĩnh vực sản xuất phi nông nghiệp)

phát triển ngày càng mạnh; kinh tế sản xuất hàng hóa quy mô

lớn ngày càng mang tính chủ đạo rõ rệt, thì ngày càng nhiều

vùng lãnh thổ có những ưu thế đặc biệt để phát triển kinh tế

(giao thông, nguyên liệu, nhân công ), vốn trước đây là nông

thôn, đã phát triển thành đô thị ngày càng nhiều hơn. Hiện

tượng xã hội này được các nhà nghiên cứu (xã hội học, kinh tế

học, ) gọi là hiện tượng ĐTH

pdf 69 trang yennguyen 4460
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Nhu cầu và cơ hội việc làm của người nông dân vùng đô thị hoá ở Hà Nội (Bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nhu cầu và cơ hội việc làm của người nông dân vùng đô thị hoá ở Hà Nội (Bản đẹp)

Nhu cầu và cơ hội việc làm của người nông dân vùng đô thị hoá ở Hà Nội (Bản đẹp)
 1
NHU CẦU VÀ CƠ HỘI VIỆC LÀM CỦA 
NGƯỜI NÔNG DÂN VÙNG ĐÔ THỊ HOÁ Ở HÀ NỘI 
NHU CẦU VÀ CƠ HỘI VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN  
 2
NHÓM BIÊN SOẠN 
1. PGS.TS Nguyễn Hữu Thụ (Chủ biên) 
2. PGS.TS Lê Khanh 
3. PGS.TS Nguyễn Thị Minh Hằng 
4. ThS. Nguyễn Thanh Giang 
 5
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 
1. Chủ nghĩa xã hội CNXH 
2. Cơ hội việc làm CHVL 
3. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNH-HĐH 
4. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa CHXHCN 
5. Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn ĐHKHXH&NV 
6. Điểm trung bình ĐTB 
7. Đô thị hóa ĐTH 
8. Độ lệch chuẩn ĐLC 
9. Khoa học – kỹ thuật KHKT 
10. Kinh tế - xã hội KT-XH 
11. Tổ chức lao động quốc tế ILO 
12. Nhu cầu việc làm NCVL 
13. Phổ thông trung học PTTH 
14. Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD 
15. Số lượng SL 
16. Ủy ban nhân dân UBND 
17. Xã hội chủ nghĩa XHCN 
 NHU CẦU VÀ CƠ HỘI VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN  
 6
 7
MỤC LỤC 
MỞ ĐẦU .................................................................................. 15 
Chương 1 
ĐÔ THỊ HÓA VÀ TÂM LÝ NGƯỜI NÔNG DÂN 
TRONG BỐI CẢNH ĐÔ THỊ HÓA 
1.1. ĐÔ THỊ HÓA VÀ QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở HÀ NỘI ... 25 
1.1.1. Khái niệm ₫ô thị hóa ................................................. 25 
1.1.2. Quá trình ₫ô thị hóa ở Hà Nội và ảnh hưởng của nó tới 
xu hướng phát triển việc làm, nhu cầu và cơ hội việc 
làm của người nông dân vùng ₫ô thị hóa ở Hà Nội ...... 32 
1.2. MỘT SỐ CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NƯỚC 
VÀ ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI VỀ VIỆC 
LÀM, NHU CẦU VÀ CƠ HỘI VIỆC LÀM ĐỐI VỚI NÔNG 
DÂN VÙNG ĐÔ THỊ HÓA Ở HÀ NỘI ................................ 36 
1.3. NÔNG DÂN VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN TÂM LÝ CỦA 
NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở 
HÀ NỘI ................................................................................ 39 
1.3.1. Khái niệm nông dân .................................................. 39 
1.3.2. Khái niệm nông dân vùng ₫ô thị hóa ở Hà Nội ....... 43 
1.3.3. Xu hướng phát triển tâm lý của người nông dân 
trong quá trình ₫ô thị hóa ở Hà Nội ........................ 46 
NHU CẦU VÀ CƠ HỘI VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN  
 8
Chương 2 
VIỆC LÀM, NHU CẦU VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN 
VÙNG ĐÔ THỊ HOÁ Ở HÀ NỘI 
2.1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VIỆC 
LÀM VÀ NHU CẦU VIỆC LÀM ........................................... 51 
2.1.1. Các công trình nghiên cứu việc làm, nhu cầu việc 
làm ngoài nước .......................................................... 51 
2.1.2. Các công trình nghiên cứu việc làm, nhu cầu việc 
làm trong nước .......................................................... 60 
2.2. LÝ LUẬN VỀ VIỆC LÀM, NHU CẦU VIỆC LÀM CỦA 
NGƯỜI NÔNG DÂN VÙNG ĐÔ THỊ HÓA Ở HÀ NỘI ....... 68 
2.2.1. Khái niệm việc làm .................................................... 68 
2.2.2. Khái niệm nhu cầu việc làm ..................................... 72 
2.2.3. Nhu cầu việc làm của nông dân vùng ₫ô thị hóa .... 76 
2.3. CÁC MẶT BIỂU HIỆN, THANG ĐO NHU CẦU VIỆC LÀM 
CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN VÙNG ĐÔ THỊ HÓA ................ 78 
2.3.1. Các mặt biểu hiện của nhu cầu việc làm của người 
nông dân vùng ₫ô thị hoá ......................................... 78 
2.3.2. Tiêu chí ₫ánh giá mức ₫ộ nhu cầu việc làm của nông 
dân vùng ₫ô thị hóa ở Hà Nội .................................. 84 
2.4. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI NHU CẦU VIỆC LÀM CỦA 
NGƯỜI NÔNG DÂN VÙNG ĐÔ THỊ HÓA Ở HÀ NỘI ............ 87 
2.4.1. Các yếu tố khách quan .............................................. 87 
2.4.2. Các yếu tố tâm lý chủ quan ....................................... 96 
Mục lục 
 9
2.5. THỰC TRẠNG VIỆC LÀM, NHU CẦU VIỆC LÀM CỦA 
NGƯỜI NÔNG DÂN VÙNG ĐÔ THỊ HÓA Ở HÀ NỘI ..... 106 
2.5.1. Thực trạng việc làm của người nông dân vùng ₫ô thị 
hóa ở Hà Nội ............................................................ 107 
2.5.2. Thực trạng nhu cầu việc làm của người nông dân 
vùng ₫ô thị hóa ở Hà Nội ........................................ 115 
Chương 3 
CƠ HỘI VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN 
VÙNG ĐÔ THỊ HOÁ Ở HÀ NỘI 
3.1. LÝ LUẬN VỀ CƠ HỘI VÀ CƠ HỘI VIỆC LÀM .................. 141 
3.2. CƠ HỘI VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN VÙNG ĐÔ 
THỊ HÓA Ở HÀ NỘI .......................................................... 146 
3.2.1. Biểu hiện cơ hội việc làm của người nông dân vùng 
₫ô thị hoá qua các ₫iều kiện khách quan .............. 147 
3.2.2. Biểu hiện cơ hội việc làm của người nông dân qua 
các ₫iều kiện chủ quan ........................................... 150 
3.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CƠ HỘI VIỆC LÀM CỦA 
NGƯỜI NÔNG DÂN VÙNG ĐÔ THỊ HÓA Ở HÀ NỘI ..... 153 
3.4. THỰC TRẠNG CƠ HỘI VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI NÔNG 
DÂN VÙNG ĐÔ THỊ HÓA Ở HÀ NỘI .............................. 154 
3.4.1. Thực trạng cơ hội việc làm của người nông dân vùng ₫ô 
thị hóa ở Hà Nội qua các ₫iều kiện khách quan .......... 154 
3.4.2. Thực trạng cơ hội có ₫ược việc làm của người nông dân 
vùng ₫ô thị hóa ở Hà Nội qua các ₫iều kiện chủ quan. . 168 
3.4.3. Đánh giá chung thực trạng cơ hội việc làm của người 
nông dân vùng ₫ô thị hóa ở Hà Nội ....................... 198 
NHU CẦU VÀ CƠ HỘI VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN  
 10 
Chương 4 
QUAN HỆ GIỮA NHU CẦU VIỆC LÀM, CƠ HỘI VIỆC LÀM VÀ 
MỘT SỐ BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG NHU CẦU VIỆC LÀM, 
CƠ HỘI VIỆC LÀM CHO NGƯỜI NÔNG DÂN 
VÙNG ĐÔ THỊ HOÁ Ở HÀ NỘI 
4.1. QUAN HỆ GIỮA VIỆC LÀM, NHU CẦU VIỆC LÀM VÀ CƠ 
HỘI VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN VÙNG ĐÔ THỊ 
HÓA Ở HÀ NỘI ................................................................. 203 
4.1.1. Quan ₫iểm lý luận về mối quan hệ giữa việc làm, 
nhu cầu việc làm và cơ hội việc làm ...................... 203 
4.1.2. Kết quả nghiên cứu thực tiễn mối quan hệ giữa hoạt ₫ộng 
của các cấp ủy ₫ảng, chính quyền ₫ịa phương tổ chức 
cho quần chúng lao ₫ộng thực hiện chính sách hỗ trợ 
tạo việc làm của nhà nước; phối hợp với các doanh 
nghiệp và các tổ chức xã hội khác trong việc hỗ trợ tạo 
việc làm cho người lao ₫ộng và xu hướng hướng tới loại 
việc làm, khả năng nắm bắt CHVL, mức ₫ộ NCVL của 
người nông dân vùng ĐTH ở Hà Nội. ............................. 209 
4.1.3. Kết quả nghiên cứu thực tiễn mối quan hệ giữa việc 
làm, nhu cầu việc làm và cơ hội việc làm của nông 
dân vùng ₫ô thị hóa ở Hà Nội ................................ 213 
4.2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG NHU CẦU VIỆC 
LÀM, CƠ HỘI VIỆC LÀM CHO NÔNG DÂN VÙNG ĐÔ THỊ 
HÓA Ở HÀ NỘI ................................................................. 214 
4.2.1. Tăng cường hoạt ₫ộng tuyên truyền nâng cao nhận 
thức cho nông dân về ý nghĩa, tầm quan trọng của 
việc làm và các chính sách của Nhà nước, qui ₫ịnh 
của chính quyền thành phố về việc làm, tạo việc làm 
cho nông dân vùng ĐTH ở Hà Nội. ........................ 214 
Mục lục 
 11
4.2.2. Phát huy vai trò trung tâm nòng cốt của tổ chức Hội 
Nông dân trong phong trào vận ₫ộng nông dân 
tham gia chuyển ₫ổi cơ cấu kinh tế, mở rộng loại 
hình việc làm cho người nông dân vùng ĐTH. ..... 215 
4.2.3. Phối hợp với các doanh nghiệp mở các khóa ₫ào tạo 
nghề, kĩ năng và tri thức nghề nhằm tạo nhiều việc 
làm, CHVL cho nông dân vùng ĐTH ở Hà Nội. .... 216 
4.2.4. Tổ chức cho nông dân vùng ĐTH ở Hà Nội có thể 
tham quan, học hỏi các cá nhân ₫iển hình tiên tiến - 
những người nông dân vùng ĐTH thành công trong 
việc làm, tạo việc là cho cá nhân, gia ₫ình và xã hội. 217 
4.2.5. Tạo ₫iều kiện cho nông dân vùng ĐTH ở Hà Nội có thể 
tiếp cận các nguồn thông tin việc làm thông qua các 
phương tiện truyền thông ₫ại chúng, qua hội chợ việc 
làm và các trung tâm việc làm, giới thiệu việc làm. .... 218 
4.2.6. Tổng kết, ₫ánh giá, kiểm tra, giám sát tình hình thực 
hiện chính sách việc làm, tạo CHVL cho nông dân vùng 
ĐTH ở các vùng ĐTH ở Hà Nội nhằm rút ra các bài học 
hay, trên cơ sở ₫ó ₫ưa ra các chính sách phù hợp. ..... 219 
4.2.7. Hoàn thiện chính sách xuất khẩu lao ₫ộng, lành 
mạnh hóa thị trường xuất khẩu lao ₫ộng và hộ trợ, 
giúp nông dân vùng ₫ô thị hóa ở Hà Nội có nhiều cơ 
hội xuất khẩu lao ₫ộng ........................................... 220 
THAY LỜI KẾT LUẬN .............................................................. 223 
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................... 233 
PHỤ LỤC.................................................................................. 243 
NHU CẦU VÀ CƠ HỘI VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN  
 12 
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU 
Bảng số 1: Đặc ₫iểm về khách thể nghiên cứu .................... 18 
Bảng số 2: Mức ₫ộ biểu hiện NCVL của người nông dân 
thông qua ba mặt nhận thức; niềm tin, tâm 
trạng và hành ₫ộng ............................................. 84 
Bảng số 3: Mức ₫ộ ảnh hưởng của các yếu tố tới NCVL 
của nông dân vùng ĐTH ở Hà Nội ................... 101 
Bảng số 4: Thực trạng việc làm của nông dân thể hiện 
qua số lượng và ₫ịa ₫iểm việc làm ................... 107 
Bảng số 5: Thực trạng việc làm của nông dân thể hiện qua 
các nhóm việc làm và ₫ặc ₫iểm việc làm ............ 110 
Bảng số 6: NCVL của nông dân thể hiện qua nhận thức 
về ý nghĩa, tầm quan trọng việc làm ................ 116 
Bảng số 7: NCVL của người nông dân vùng ĐTH ở Hà 
Nội thể hiện qua nhận thức ₫ặc ₫iểm, tính 
chất công việc hướng tới .................................. 120 
Bảng số 8: Hành ₫ộng sử dụng các nguồn thông tin ₫ể 
tìm kiếm việc làm, tạo việc làm của nông dân ... 128 
Bảng số 9: NCVL của nông dân ₫ược thể hiện qua các 
hành ₫ộng cụ thể ₫ể thỏa mãn nhu cầu việc 
làm, tạo việc làm của họ ................................... 132 
Bảng số 10: Đánh giá mức ₫ộ nhu cầu việc làm của nông 
dân vùng ₫ô thị hoá ở Hà Nội .......................... 137 
Bảng số 11: Những chính sách hỗ trợ việc làm của Nhà 
nước ₫ã giúp ích như thế nào cho người dân . 156 
Mục lục 
 13
Bảng số 12: Những hoạt ₫ộng của chính quyền ₫ịa phương 
₫ể giúp ₫ỡ người dân tìm kiếm việc làm .............. 160 
Bảng số 13: Những lý do ₫ược nhận vào làm việc ở doanh 
nghiệp ................................................................ 163 
Bảng số 14: Mức ₫ộ ảnh hưởng của các yếu tố khách 
quan tới CHVL của nông dân ........................... 165 
Bảng số 15: Mức ₫ộ nỗ lực chuẩn bị các ₫iều kiện chủ 
quan ₫ể tạo ra cơ hội việc làm ......................... 169 
Bảng số 16: Mức ₫ộ nỗ lực chuẩn bị các ₫iều kiện chủ 
quan ₫ể tạo ra cơ hội việc làm ......................... 176 
Bảng số 17: Thứ tự các công việc ₫ược nông dân chuẩn 
bị nhiều nhất và ít nhất .................................... 179 
Bảng số 18: Mức ₫ộ tích cực tạo ra CHVL của chính quyền 
₫ịa phương ................................................................ 182 
Bảng số 19: Thứ tự các công việc ₫ược chính quyền ₫ịa 
phương ưu tiên chuẩn bị .................................. 187 
Bảng số 20: Thực trạng việc làm ₫ược tạo ra bởi các yếu 
tố chủ quan của người nông dân ..................... 192 
Bảng số 21: Tình trạng việc làm ở nông dân 3 huyện ......... 195 
NHU CẦU VÀ CƠ HỘI VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN  
 14 
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ 
Biểu ₫ồ số 1: Tình trạng việc làm của người nông dân 
hiện nay ...................................................... 108 
Biểu ₫ồ số 2: Nhu cầu việc làm của người nông dân ₫ược 
thể hiện qua tâm trạng .................................. 124 
Biểu ₫ồ số 3: Đánh giá mức ₫ộ nhu cầu việc làm của 
người nông dân vùng ₫ô thị hóa ở Hà Nội ... 137 
Biểu ₫ồ số 4: Những chính sách hỗ trợ việc làm của Nhà 
nước ........................................................................ 156 
Biểu ₫ồ số 5: Chính quyền ₫ịa phương giúp ₫ỡ người dân 
tìm kiếm việc làm ........................................... 158 
Biểu ₫ồ số 6: Số người ₫ược nhận vào làm việc ở doanh 
nghiệp sau khi ₫ược ₫ào tạo nghề .................... 162 
 15
MỞ ĐẦU 
Việt Nam là một trong những nước nông nghiệp truyền 
thống, ₫ể từng bước nâng cao ₫ời sống của nhân dân và phát 
triển theo kịp với các cường quốc trong khu vực và quốc tế thì 
việc xác ₫ịnh mục tiêu, chiến lược phát triển trở thành một nước 
công nghiệp hóa vào năm 2020 có ý nghĩa hết sức quan trọng. 
Nghị quyết của Đại hội XI của Đảng ₫ã nhấn mạnh: “Công 
nghiệp hoá - hiện ₫ại hoá (CNH-HĐH) là một trong những giai 
₫oạn quan trọng trên con ₫ường tiến lên chủ nghĩa xã hội 
(CNXH) của nước ta”. Sự nghiệp CNH - HĐH ₫ã thúc ₫ẩy quá 
trình ₫ô thị hoá (ĐTH) ở nước ta với một tốc ₫ộ nhanh chưa 
từng có ₫ặc biệt là ở các ₫ô thị lớn trong ₫ó có Thủ ₫ô Hà Nội. 
Bên cạnh những mặt tích cực do quá trình ĐTH mang lại thì 
những mặt hạn chế của nó cũng xuất hiện ngày càng rõ nét. 
Trước hết ĐTH làm thay ₫ổi lối sống với những ₫ặc ₫iểm tâm lý 
xã hội truyền thống của cư dân lúa nước, làm mất ₫i sự ổn ₫ịnh 
cuộc sống của các cộng ₫ồng làng, xã; thứ hai hiện tượng thu hồi 
₫ất ₫ể xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và các 
công trình công cộng phục vụ mục ₫ích chung ngày càng trở 
nên phổ biến (cả ở qui mô lẫn hình thức), hậu quả là rất nhiều 
nông dân sau khi bị thu hồi ₫ất bị mất việc làm hoặc buộc phải 
chuyển ₫ổi việc làm trở nên thất nghiệp, bán thất nghiệp, trong 
khi ₫ó việc tạo việc làm, cơ hội việc làm (CHVL) cho người nông 
dân không ₫ược ₫ịa phương, các doanh nghiệp quan tâm ₫úng 
mức. Vì thế, vấn ₫ề việc làm, nhu cầu việc làm (NCVL) trở nên vô 
cùng bức xúc ₫ối với người nông dân vùng ĐTH nhằm tìm 
NHU CẦU VÀ CƠ HỘI VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN  
 16 
nguồn thu nhập ổn ₫ịnh nuôi sống bản thân và gia ₫ình. Việc 
làm không phải bỗng dưng mà có, nó phụ thuộc rất nhiều vào 
các ₫iều kiện khách quan, chủ quan và sự chủ ₫ộng tích cực của 
từng cá nhân ₫ặc biệt là vai trò của chính quyền ₫ịa phương, các 
doanh nghiệp trong việc làm tạo việc làm, cơ hội việc cho họ. Khi 
có việc làm phù hợp, cuộc sống ngày càng ₫ược nâng cao sẽ góp 
phần củng cố niềm tin của người dân ₫ối với Đảng và Nhà nước, 
tạo nên sự ₫ồng thuận cao trong xã hội - ₫ộng lực quyết ₫ịnh xây 
dựng thành công CNXH trên ₫ất nước chúng ta. 
Hà Nội là thủ ₫ô của Việt Nam, là trung tâm chính trị, 
kinh tế, văn hoá, khoa học, giáo dục của cả nước với sự tập 
trung của cơ quan ₫ầu não của Đảng, Nhà nước. Sau khi mở 
rộng ₫ịa giới hành chính (tháng 8 năm 2008), diện tích của Hà 
Nội hiện nay là 3.344, 60Km2 bao gồm 10 quận, 18 huyện 
ngoại thành và 01 thị xã với dân số 6.537.900 người (nguồn 
thống kê 2010). Hà Nội là một trong những ₫ịa phương có 
diện tích ₫ất bị thu hồi làm các khu công nghiệp, các cụm 
công nghiệp và xây dựng các công trình phục vụ mục ₫ích 
công cộng nhiều nhất trong cả nước (₫ất bị thu hồi là 7.776 ha 
với 138.291 hộ nông dân bị thu hồi ₫ất). Mặc dù trong thời 
gian qua chính quyền thành phố ₫ã có nhiều cố gắng trong 
việc giải quyết việc làm, tạo CHVL cho người dân bị thu hồi 
₫ất, tuy nhiên sự mất cân ₫ối trong sự phát triển cơ cấu kinh 
tế dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp, chính sách giải quyết 
việc làm của Nhà nước và chính quyền thành phố chưa phù 
hợp và sự hạn chế của chính quyền ₫ịa phương, các doanh 
nghiệp trên ₫ịa bàn thành phố trong việc tổ chức thực hiện 
các chính sách trên. Vì những lý do nêu trên vấn ₫ề việc làm, 
Mở đầu 
 17
tạo CHVL cho người nông dân vùng ĐTH ở Hà Nội ₫ã trở nên 
bức xúc hơn bao giờ hết, nếu không ₫ược nghiên cứu, giải 
quyết kịp thời thì nguy cơ dẫ ...  biết muốn có xuất ₫i lao 
₫ộng Hàn Quốc thì phải lo lót cho họ không dưới 50 triệu ₫ồng, 
vì vậy nông dân xã chúng tôi không mặn mà trong việc sử dụng 
thông tin từ ₫ịa chỉ nói trên trong tìm kiếm việc làm”. 
Kết quả ₫ánh giá hiệu quả các nguồn thông tin ₫ược 
nông dân sử dụng trong việc tìm kiếm ₫ể có ₫ược việc làm 
cho thấy: nguồn thông tin có hiệu quả cao nhất là thông tin từ 
các trung tâm giới thiệu việc làm 38,1%. Nếu ₫i sâu phân tích 
sâu hơn thì mặc dù số lượng nông dân sử dụng nguồn tin này 
Chương 2: Việc làm, nhu cầu việc làm của người nông dân 
 131
không nhiều (vị trí thứ 3 với 21,6%) nhưng hiệu quả lại cao 
nhất. Theo chúng tôi, thành phố và chính quyền ₫ịa phương 
cần ₫ầu tư nâng cao chất lượng các trung tâm giới thiệu việc 
làm nhằm thu hút ₫ược nông dân nhiều hơn trong việc tìm 
kiếm việc làm. Khi ₫ược phỏng vấn, ông TVS xã Mễ Trì huyện 
Từ Liêm cho biết “Trung tâm giới thiệu việc làm trong xã 
chúng tôi là do một công ty tư nhân ₫ảm nhiệm. Mặc dù muốn 
sử dụng dịch vụ phải nộp tiền nhưng các thông tin do trung 
tâm cung cấp là ₫áng tin cậy. Vừa rồi hai ₫ứa cháu tôi cũng sử 
dụng dịch vụ của trung tâm và hiện nay ₫ã ₫ược tuyển dụng ₫i 
xuất khẩu lao ₫ộng tại Hàn Quốc”; Vị trí thứ hai là hỏi người 
thân và bạn bè 28,8%. Vị trí thứ ba là vào các trang web tuyển 
dụng 11,7%. Trong khi ₫ó hai nguồn thông tin: xem thông tin 
tuyển dụng của các doanh nghiệp, công ty và qua Phòng 
thương binh, lao ₫ộng xã hội ₫ịa phương lại rất thấp (10,7% và 
10,4%). Từ kết quả ₫ánh giá về tính hiệu quả của các nguồn 
thông tin trên cho thấy chính quyền ₫ịa phương cần chú ý xây 
dựng các kế hoạch và ₫ầu tư cho các cơ sở cung cấp thông tin 
về việc làm, cơ hội việc làm nhiều hơn, có chất lượng hơn ₫ể 
₫áp ứng nhu cầu của cho nông dân vùng ₫ô thị hóa. 
- Nhu cầu việc làm của nông dân vùng ĐTH ở Hà Nội 
₫ược thể hiện qua các hành ₫ộng tìm kiếm, tạo cơ hội việc 
làm trên thực tế. Kết quả nghiên cứu thực tế cho thấy các 
hành ₫ộng người nông dân vùng ₫ô thị hoá thực hiện là rất 
phong phú, ₫a dạng. Trong nghiên cứu này, chúng tôi chỉ tập 
trung vào 12 hành ₫ộng cơ bản của nông dân trong việc tìm 
kiếm việc làm, tạo việc làm cho họ và gia ₫ình. Kết quả nghiên 
cứu thực tế ₫ược thể hiện ở bảng 9 sau: 
NHU CẦU VÀ CƠ HỘI VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN  
 132
Bảng số 9: NCVL của nông dân được thể hiện qua các hành động 
cụ thể để thỏa mãn nhu cầu việc làm, tạo việc làm của họ 
TT Các hành ₫ộng ĐTB ĐLC 
Thứ 
bậc 
1 Vay vốn ngân hàng ₫ể ₫ầu tư sản xuất, 
kinh doanh 1,81 0,76 3 
3 Đầu tư vốn, công sức cho phát triển 
nông nghiệp (₫ào ao thả cá, nuôi tôm, 
xây dựng chuồng trại...) 
2,24 0,72 10 
2 Mở kinh doanh tại nhà (nhà trọ, cắt tóc 
gội ₫ầu, buôn bán tạp hoá..) 2,09 0,87 8,5 
4 Mở các dịch vụ (văn phòng nhà ₫ất, 
karaoke, game online...) 
2,55 0,74 12 
5 Mua phương tiện làm việc (ôtô, xe máy, 
máy chế biến...) 2,01 0,64 5,5 
6 Làm thuê (phụ hồ, giúp việc gia ₫ình, 
chăm sóc người già...) 
2,05 0,77 7 
7 Tham gia các khoá ₫ào tạo nghề 2,01 0,82 5,5 
8 Thăm quan học hỏi các ₫iển hình, tiên 
tiến ₫ể áp dụng 2,09 0,75 8,5 
9 Tìm kiếm các cơ hội ₫ể ₫i xuất khẩu lao 
₫ộng 
2,41 0,73 11 
10 Học hỏi kinh nghiệm từ người thân và 
bạn bè 
1,36 0,56 1 
Chương 2: Việc làm, nhu cầu việc làm của người nông dân 
 133
11 Tận dụng các quan hệ xã hội sẵn có, tích 
cực mở rộng thêm nhiều quan hệ xã hội 
mới nhằm tạo ra việc làm 
1,73 0,77 2 
12 Làm theo hướng dẫn của các tài liệu 
₫ược ₫ăng tải trên các phương tiện 
thông tin ₫ại chúng và kinh nghiệm do 
bản thân tích lũy ₫ược 
1,98 0,82 4 
Chú thích: Điểm trung bình càng thấp thì mức ₫ộ 
thực hiện càng cao 
Bảng 9 cho thấy, các hành ₫ộng nông dân thực hiện ₫ể 
thỏa mãn NCVL rất phong phú, ₫a dạng. Kết quả nghiên cứu 
thực tiễn ₫ược sắp xếp theo thứ bậc như sau: Vị trí thứ nhất là 
học hỏi kinh nghiệm từ người thân và bạn bè ĐTB = 1,36 với 
ĐLC là 0,56. Theo chúng tôi hành ₫ộng học hỏi kinh nghiệm 
từ người thân, bạn bè là hành ₫ộng ₫ơn giản, dễ thực hiện vì 
người thân, bạn bè là những người thường xuyên gặp gỡ, giao 
tiếp, trao ₫ổi về mọi vấn ₫ề trong cuộc sống. Thông thường 
những ý kiến, thông tin chia sẻ từ người thân, bạn bè có ₫ộ tin 
cậy cao vì thế các hành ₫ộng này lại giúp họ có thể có ₫ược 
việc làm. Khi ₫ược phỏng vấn, chị TTV xã Kim Trung huyện 
Đông Anh cho biết “Tôi có ₫ược việc làm là nhờ học hỏi kinh 
nghiệm tìm kiếm việc làm, cách thức tạo ra việc làm cho mình 
từ các chị, các anh trong gia ₫ình và qua tư vấn của bạn bè. 
Nếu cứ ₫i tìm việc làm theo kiểu chính tắc thì khó lắm, có khi 
họ cần, mình ₫ủ ₫iều kiện mà họ vẫn không nhận. Lý do ₫ơn 
giản là thị trường mà, ai có tiền, họ ₫ược ₫i làm trước, không 
có tiền thì ngồi ₫ó ₫ợi. Tôi ₫ược chị tôi mách bảo nên mở của 
NHU CẦU VÀ CƠ HỘI VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN  
 134
hàng kinh doanh tạp hóa thế là tôi làm theo hiện nay cũng ₫ủ 
ăn”. Hành ₫ộng nông dân vùng ₫ô thị hoá thường xuyên thực 
hiện thứ hai là: Tận dụng các quan hệ xã hội sẵn có, tích cực 
mở rộng thêm nhiều quan hệ xã hội mới nhằm tạo ra việc làm 
ĐTB = 1,73 với ĐLC = 0,77. Như vậy, hành ₫ộng tích cực sử 
dụng và tạo dựng quan hệ xã hội mới sẽ giúp có nhiều thông 
tin việc làm tin cậy giúp họ có ₫ược CHVL tốt hơn. Hành ₫ộng 
làm thường xuyên thứ ba ₫ược người nông dân thường xuyên 
thực hiện là: Vay vốn ngân hàng ₫ể ₫ầu tư sản xuất, kinh 
doanh ĐTB = 1,81 với ĐLC = 0,76. Nguyên nhân là do người 
nông dân vùng ĐTH ở Hà Nội ₫ời sống kinh tế hết sức khó 
khăn vì thế ₫ể tạo việc làm thì hành ₫ộng vay vốn có ý nghĩa 
hết sức quan trọng. Ví dụ: các công việc kinh doanh, ₫ầu tư áp 
dụng thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất 
nông nghiệp không có vốn thì không thể thực hiện ₫ược. 
Hành ₫ộng làm thường xuyên thứ tư là: Làm theo hướng dẫn 
của các tài liệu ₫ược ₫ăng tải trên các phương tiện thông tin ₫ại 
chúng và kinh nghiệm do bản thân tích lũy ₫ược ĐTB = 1,98 với 
ĐLC = 0,82. Đây là hành ₫ộng tự tạo ra việc làm của người 
nông dân ₫ể thỏa mãn NCVL và thể hiện tính tích cực, năng 
₫ộng, sáng tạo của họ ₫ể thích ứng, hòa nhập với môi trường 
ĐTH ở ₫ịa phương. Khi ₫ược phỏng vấn, bác ĐVH xã An 
Phượng huyện Hoài Đức cho biết “Những lúc có thời gian rỗi 
tôi thường vào internet mục hướng dẫn trồng và chăm sóc hoa, 
cây cảnh. Nhiều bài viết ₫ọc xong tôi cứ tự hỏi tại sao họ làm 
₫ược, làm ₫ơn giản như vậy mà mình không làm ₫ược. Hai 
năm trước ₫ây tôi ₫ã quyết ₫ịnh bắt tay vào công việc trồng và 
chăm sóc cây cảnh, làm theo theo chỉ dẫn cộng với kinh 
Chương 2: Việc làm, nhu cầu việc làm của người nông dân 
 135
nghiệm của bản thân ₫ến nay thu nhập của gia ₫ình tôi khá 
ổn ₫ịnh, mỗi năm kiếm ₫ược khoảng 200 triệu”. Hành ₫ộng 
thứ năm của nông dân là: Mua phương tiện, công cụ làm việc 
(ôtô, xe máy, máy chế biến...) ĐTB = 2,01 với ĐLC là 0,64 và 
tham gia các khoá ₫ào tạo nghề ĐTB = 2,01 với ĐLC 0,82. Mua 
phương tiện, công cụ ₫ể tự tạo việc làm cũng ₫ược người nông 
dân thực hiện khá thường xuyên, lý do ₫ơn giản ở ₫ây là dễ 
tạo ra việc làm vì việc tìm kiếm việc làm trong các cơ quan 
nhà nước, trong các doanh nghiệp tại các khu công nghiệp ₫ối 
với họ là hết sức khó khăn. Khi ₫ược phỏng vấn anh NXT 
huyện Từ Liêm cho biết “Lúc ₫ầu tôi cũng ₫i xin việc tích cực 
lắm, chỗ nào nghe nói là ₫ang tuyển dụng là tôi có mặt, tham 
gia phỏng vấn Cả năm trời lúc nào cũng tất bật tìm việc mà 
không có ₫ược việc làm. Tôi về bàn với bà xã là vay tiền mua xe 
con chở khách, lúc ₫ầu họ chưa biết tôi có xe ai cũng sợ không 
làm ăn ₫ược. Tôi ₫ã tích cực ₫i phát tờ rơi, dán quảng cáo 
thông báo ở các ₫iểm công cộng. Đến nay cả thôn, cả xã ₫ều 
biết tôi có xe chở khách khách họ liên lạc ₫ặt xe liên tục, lúc 
nào cũng có việc làm cả nhà tôi rất vui”. 
Cùng ở vị trí thứ 5 là hành ₫ộng tham gia các khóa ₫ào 
tạo nghề của nông dân vùng ĐTH. Khi tham gia các lớp ₫ào 
tạo nghề CHVL cho người nông dân rất lớn, họ sẽ có ₫ược 
những tri thức, kinh nghiệm, kĩ năng nghề nghiệp cần thiết ₫ể 
có thể xin vào các khu công nghiệp tại ₫ịa phương làm việc 
hoặc tự tạo ra công việc cho cá nhân và gia ₫ình. Nhận thức 
₫ược vấn ₫ề này nông dân ₫ã chủ ₫ộng tìm kiếm, tự nguyện 
tham gia các kháo ₫ào tạo nghề nhằm thỏa mãn NCVL của 
NHU CẦU VÀ CƠ HỘI VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN  
 136
họ. Khi ₫ược phỏng vấn, anh HĐV huyện Hoài Đức cho biết 
“Nông dân chúng tôi biết có nhiều việc làm có thể tạo ra thu 
nhập nuôi sống bản thân và gia ₫ình, tuy nhiên các khóa ₫ào 
tạo nghề ở xã chúng tôi hiếm lắm. Năm 2011 có 5 lớp trong ₫ó 
có 1 lớp về trồng và chăm sóc cây cảnh, hoa cảnh; 1 lớp nghề cơ 
khí, 1 lớp hàn, 1 lớp thợ xây dựng và 1 lớp cắt may. Các lớp này 
thanh niên tham gia ₫ông lắm mỗi khóa chỉ nhận 50 người với 
thời gian 3 ngày. Kết quả là phần lớn số thanh niên tham gia 
các khóa ₫ào tạo này ₫ã có việc làm. Địa phương chúng tôi 
mong ₫ược Nhà nước và Thành phố tiếp tục cho kinh phí ₫ể 
mở các khóa ₫ào tạo trên”. 
Như vậy, nông dân vùng ĐTH ở Hà Nội ₫ã tích cực thực 
hiện các hành ₫ộng nhằm tạo ra việc làm hoặc tìm ₫ược việc 
làm thỏa mãn NCVL của họ. Tuy nhiên do ₫iều kiện kinh tế 
còn khó khăn, việc tổ chức thực hiện chính sách việc làm, tạo 
việc làm cho nông dân vùng ₫ô thị hoá của Nhà nước, chính 
quyền thành phố còn hạn chế, vì vậy NCVL của nông dân 
chưa ₫ược thỏa mãn. 
* Đánh giá chung về mức độ NCVL của nông dân 
vùng ĐTH 
Như phần lý luận ₫ã trình bày ₫ể ₫ánh giá mức ₫ộ biểu 
hiện NCVL của nông dân vùng ĐTH một cách khách quan cần 
sử dụng kết quả nghiên cứu từ nhiều phương pháp nghiên 
cứu khác nhau, kết hợp với phân tích ₫ịnh tính và ₫ịnh lượng 
kết quả nghiên cứu nhận ₫ược và tích hợp giữa ba mặt biểu 
hiện của nhu cầu. Kết quả nghiên cứu nhu cầu việc làm của 
Chương 2: Việc làm, nhu cầu việc làm của người nông dân 
 137
người nông dân vùng ₫ô thị hoá ₫ược thể hiện qua nhận thức, 
tâm trạng và hành ₫ộng của họ ₫ược trình bày tại bảng 10 sau: 
Bảng số 10: Đánh giá mức độ nhu cầu 
việc làm của nông dân vùng đô thị hoá ở Hà Nội 
TT Các mặt biểu hiện ĐTB Mức ₫ộ 
1 Nhận thức 1,16 Cao 
2 Tâm trạng 2,01 Trung bình 
3 Hành ₫ộng 1,94 Trung bình 
Tổng hợp 1,70 Trung bình 
Số liệu bảng 10 có thể ₫ược trình bày dưới dạng biểu ₫ồ 
dưới ₫ây: 
Nhận thức, 
1.16
Tâm trạng, 
2.01
Hành động, 
1.94 Nhận thức
Tâm trạng
Hành động
Biểu ₫ồ số 3: Đánh giá chung mức ₫ộ NCVL của nông dân 
vùng ĐTH ở Hà Nội 
Kết quả bảng 10 cho thấy NCVL của nông dân ₫ược thể 
hiện qua nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc làm 
NHU CẦU VÀ CƠ HỘI VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN  
 138
ở mức ₫ộ cao; NCVL của nông dân ₫ược thể hiện tâm trạng ở 
mức ₫ộ trung bình và NCVL của nông dân thể hiện qua hành 
₫ộng ở mức ₫ộ trung bình. Kết hợp với kết quả phỏng vấn 
sâu, phương pháp quan sát, phương pháp chuyên gia và các 
phương pháp khác có thể khẳng ₫ịnh NCVL của nông dân 
vùng ĐTH ở vùng ĐTH ở Hà Nội ở mức ₫ộ trung bình. 
Một câu hỏi ₫ược ₫ặt ra ở ₫ây là tại sao trong bối cảnh 
ĐTH diễn ra nhanh chóng với một tốc ₫ộ chưa từng có như 
vậy ở ngoại thành Hà Nội và thực trạng việc làm chỉ có gần 
2/3 số người có ₫ược việc làm mà nhu cầu của người nông 
dân vùng ₫ô thị hoá chỉ ở mức trung bình? Theo chúng tôi có 
nhiều nguyên nhân gây ra thực trạng trên, các nguyên nhân 
này cần ₫ược lý giải nhằm giúp chính quyền thành phố, chính 
quyền ₫ịa phương có cách nhìn và giải quyết vấn ₫ề tốt hơn. 
Nguyên nhân thứ nhất là do chính quyền ₫ịa phương chưa 
chủ ₫ộng, tích cực trong việc thực hiện các chính sách của 
Đảng và Nhà nước về việc làm, tạo việc cho nông dân vùng 
ĐTH. Như phần lý luận ₫ã trình bày, nhu cầu việc làm của 
nông dân ₫ược hình thành và phát triển chính trong quá trình 
tổ chức thực hiện chính sách ₫ó trong khi ₫ó trên thực tế 
chính quyền ₫ịa phương chưa chủ ₫ộng, tích cực (tổ chức 
thực hiện chưa tốt) vì thế nhu cầu việc làm của nông dân cũng 
₫ược hình thành và phát triển ở mức trung bình. Nguyên 
nhân thứ hai là do nông dân vùng ĐTH còn chịu ảnh hưởng 
nặng nề của tâm lý nông dân sản xuất nông nghiệp truyền 
thống như thích làm theo thói quen, ngại ₫ổi mới, tư duy 
manh mún, nhỏ lẻ mà chưa chủ ₫ộng sáng tạo trong việc tìm 
kiếm việc làm, tạo việc làm cho cá nhân và gia ₫ình. Nguyên 
nhân thứ ba là do các doanh nghiệp trong các khu công 
Chương 2: Việc làm, nhu cầu việc làm của người nông dân 
 139
nghiệp ở ₫ịa phương chưa thực hiện tốt cam kết của mình khi 
sử dụng, ₫ầu tư kinh doanh ở ₫ịa phương. Nguyên nhân thứ 
tư là do sự kiểm tra, giám sát của Nhà nước, chính quyền 
thành phố trong việc thực hiện các chính sách việc làm, tạo 
việc làm cho người dân vùng ₫ô thị hoá là chưa chặt chẽ. 
Kết quả nghiên cứu tương quan có ý nghĩa thống kê giữa 
các mặt biểu hiện NCVL của nông dân vùng ĐTH ở Hà Nội, 
₫ặc biệt có mối tương quan thuận khá chặt giữa nhận thức về 
ý nghĩa, tầm quan trong của việc làm với hành ₫ộng nhằm 
thỏa mãn NCVL của họ (r = 0,47 và P< 0,01). Điều này có nghĩa 
là khi nhận thức của nông dân về ý nghĩa, tầm quan trọng của 
việc làm càng cao thì hành ₫ộng nhằm thỏa mãn NCVL của 
họ càng lớn). Tương quan thuận có ý nghĩa thống kê giữa tâm 
trạng và nhận thức, tuy nhiên tương quan này không chặt 
(r= 0,32 và p<0,01). Có mối tương quan thuận khá chặt giữa 
tâm trạng và hành ₫ộng nhằm thỏa mãn NCVL của nông dân 
(r = 3,83 và p <0,01), ₫iều này có thể giải thích là khi người 
nông dân có tâm trạng dương tính thì họ sẽ tích cực, chủ ₫ộng 
thực hiện các hành ₫ộng nhằm tìm kiếm việc làm, tạo CHVL. 
Như vậy kết quả nghiên cứu cho thấy mức ₫ộ NCVL của 
người nông dân vùng ĐTH ở Hà Nội là trung bình, mức ₫ộ thỏa 
mãn việc làm của họ ở mức ₫ộ rất thấp. Việc làm của nông dân 
các vùng ĐTH ở Hà Nội hiện nay rất ₫a dạng, tuy nhiên các 
việc làm mà họ ₫ang làm là các việc ₫ơn giản, không ổn ₫ịnh 
với thu nhập thấp và khó có thể nuôi bản thân và gia ₫ình. Các 
việc làm mà người nông dân có nhu cầu cao hiện nay là ₫ơn 
giản, dễ làm, ổn ₫ịnh, gần nhà, các công việc liên quan tới làng 
nghề truyền thống, có thu nhập có thể nuôi sống bản thân và 
gia ₫ình. Nhận thức của nông dân về các việc làm mới ở ₫ịa 
NHU CẦU VÀ CƠ HỘI VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN  
 140
phương do quá trình ĐTH mang lại là khá tốt. Điều này thể 
hiện rõ xu hướng thực dụng của NCVL của nông dân vùng ĐTH 
ở Hà Nội, nhu cầu này bị chi phối rất mạnh bởi các ₫ặc ₫iểm 
tâm lý nông dân nông nghiệp truyền thống như ₫ã trình bày ở 
trên. Chính quyền ₫ịa phương có vai trò hết sức quan trọng 
trong giải quyết việc làm, tạo việc làm và tăng cường NCVL cho 
nông dân vùng ĐTH. Nếu họ tích cực, chủ ₫ộng tổ chức thực 
hiện các chính sách trên một cách có hiệu quả thì sẽ trực tiếp 
góp phần ổn ₫ịnh ₫ời sống và tăng cường niềm tin của họ vào 
Đảng, chế ₫ộ. Cần tăng cường hoạt ₫ộng tuyên truyền các 
chính sách của Nhà nước về việc làm, tạo việc làm cho nông 
dân vùng ĐTH ở ₫ịa phương nhằm làm cho nông dân nhận 
thức tốt về chính sách và chủ ₫ộng, tích cực tham gia quá trình 
tổ chức thực hiện các chính sách ₫ó nhằm thúc ₫ẩy NCVL, tăng 
cường CHVL cho họ. Trên cơ sở người nông dân có ₫ược việc 
làm phù hợp, thu nhập ổn ₫ịnh từ ₫ó thúc ₫ẩy phát triển kinh 
tế của gia ₫ình làm giàu cho xã hội. 

File đính kèm:

  • pdfnhu_cau_va_co_hoi_viec_lam_cua_nguoi_nong_dan_vung_do_thi_ho.pdf