Phát triển thủy điện ở Việt Nam: Thách thức và giải pháp (Phần 1)

1.1 GIỚI THIỆU

Việt Nam là một quốc gia có nguồn tài nguyên nước phong phú với 2.732

con sông có chiều dài hơn 10 km, cộng với khá nhiều phụ lưu, suối lạch, hồ đầm.

Việt Nam cũng có nguồn nước ngầm hiện diện tương đối đều khắp và có một

vùng bờ biển dài và rộng. Những con sông lớn nhỏ trên cả nước góp phần tạo

ra những vùng văn hoá riêng biệt, phong cách sống và sinh kế đa dạng. Nguồn

tài nguyên sông nước đó cũng biến Việt Nam thành quốc gia có tiềm năng thủy

điện phong phú. Ở vùng thượng nguồn, đặc thù ghềnh thác đã tạo điều kiện

thuận lợi cho việc xây dựng các công trình thủy điện. Trong khi đó vùng đồng

bằng châu thổ rộng lớn lại là nơi thuận lợi để phát triển các công trình thủy lợi

phục vụ tưới tiêu. Từ nhiều thế kỷ qua, các dòng sông bồi đắp phù sa và là nơi

cung cấp nguồn tài nguyên thủy sản cho cộng đồng dân cư sống ven sông, cũng

như phục vụ giao thông đường thủy. Ở các khu vực vùng cao, người dân cũng

dựa vào nguồn nước của các phụ lưu cho việc canh tác và sinh hoạt.

Do vậy, hình thái cảnh quan nông nghiệp từ lâu đời đã có sự khác biệt giữa

vùng cao và vùng đồng bằng. Vùng cao chủ yếu du canh, trồng lúa 1 vụ và cây

công nghiệp ngắn ngày, còn vùng đồng bằng thì chủ yếu là những vựa lúa lớn.

Cùng với thời gian, nhu cầu sử dụng nước và thâm canh ngày càng cao, dẫn đến

việc kiểm soát nguồn nước ngày càng gắt gao. Những năm gần đây, nguồn nước

bị khai thác triệt để hơn nhằm phục vụ nhu cầu đô thị hoá và công nghiệp hoá.

Cụ thể, hàng loạt các công trình kiểm soát nước, từ kênh mương, hồ chứa, trạm

bơm và các công trình tưới tiêu lớn đã và đang được xây dựng khắp nơi trên cả

nước. Nguồn nước đồng thời cũng bị suy giảm nhiều hơn cả về chất lượng và trữ

lượng do việc cấp nước cho các thành phố lớn, các khu công nghiệp, xây dựng

thủy điện và việc xả thải không đúng tiêu chuẩn cho phép. Các lưu vực sông

Nhuệ Đáy (Trịnh Minh Ngọc và các tác giả., 2013), lưu vực sông Vu Gia Thu

Bồn (Lê Anh Tuấn và các tác giả, 2014), sông ở Tây Nguyên (Nguyễn dân Lập

và các tác giả, 2013), lưu vực sông Ba (Vũ Hoàng Hoa, 2011), lưu vực sông

Đồng Nai (Đào Xuân Học, 2006), là những ví dụ điển hình cho tình trạng này.

pdf 73 trang yennguyen 9560
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Phát triển thủy điện ở Việt Nam: Thách thức và giải pháp (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phát triển thủy điện ở Việt Nam: Thách thức và giải pháp (Phần 1)

Phát triển thủy điện ở Việt Nam: Thách thức và giải pháp (Phần 1)
3PHÁT TRIỂN THỦY ĐIỆN Ở VIỆT NAM: THÁCH THỨC VÀ GIẢI PHÁP
Vấn đề phát triển bền vững ở Việt Nam có lẽ chưa bao giờ lại trở nên cấp 
thiết như hiện nay, đặc biệt trong bối cảnh tác động môi trường và xã hội của 
các dự án phát triển đang ngày càng được công luận quan tâm nhiều hơn. Phát 
triển thủy điện ở Việt Nam trong hơn hai thập kỷ qua đã đóng góp không nhỏ 
vào công cuộc phát triển kinh tế của đất nước, nhưng cũng chính thủy điện lại là 
tác nhân gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống sinh kế của hàng trăm ngàn 
người do vấn đề di dân tái định cư, gây biến đổi cảnh quan nguồn nước, tác động 
tiêu cực tới tài nguyên rừng, tài nguyên thủy sản, hệ sinh thái và đa dạng sinh 
học cả vùng thượng lưu và hạ lưu các con đập.
Khi thế giới cùng nhau hướng tới Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) giai 
đoạn sau năm 2015 thì vấn đề đảm bảo hài hoà ba khía cạnh của phát triển bền 
vững: môi trường, xã hội và kinh tế cùng với các mục tiêu liên quan đến biến 
đổi khí hậu, bảo vệ nguồn tài nguyên nước, đất và lương thực, sức khoẻ và công 
bằng giới càng trở nên quan trọng. Tuy nhiên, trong thực tế, việc hài hoà như thế 
nào và làm sao để đạt được mục tiêu đó là một vấn đề không đơn giản. Hiện nay 
chúng ta đang chứng kiến một thế giới mà con người đã trở thành động lực chính 
làm thay đổi cảnh quan môi trường, khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên, 
làm biến mất các môi trường sống và đa dạng sinh học, gây ô nhiễm đất, biển và 
không khí. Các nghiên cứu khoa học cũng cho thấy những thách thức vô cùng 
lớn về vấn đề kinh tế, môi trường và xã hội cũng chính là tác nhân gây ra những 
nguy cơ như biến đổi khí hậu và biến mất các dịch vụ sinh thái. Cái cách chúng 
ta phát triển hiện đã vượt quá “ngưỡng của Trái Đất” (planetary boundaries) 
(Rockstrom và các tác giả 2009, IPCC 2013). Chính những tương tác không bền 
vững với môi trường của chúng ta đã tạo ra những hệ luỵ chưa từng có, bao gồm 
cả lũ lụt, lũ ống, lũ quét, hạn hán, tàn phá cảnh quan đô thị, nông thôn, vùng núi, 
ảnh hưởng sinh kế của hàng triệu người. Rất nhiều người trên thế giới đã, đang 
và sẽ tiếp tục phải gánh chịu khủng hoảng liên quan đến tài chính, môi trường, 
năng lượng, lương thực. Những hình thái phát triển không bền vững đã góp phần 
làm trầm trọng hơn tình trạng đói nghèo và mất công bằng ở rất nhiều nơi, đặc 
biệt là với một phần ba dân số thế giới có sinh kế phụ thuộc trực tiếp vào các 
nguồn tài nguyên thiên nhiên, đồng thời cũng tạo ra nhiều nguy cơ mất bền vững 
nghiêm trọng cho thế hệ mai sau.
Cuốn sách này đề cập tới những thách thức trong phát triển thủy điện và 
biến đổi cảnh quan nguồn nước ở Việt Nam, đồng thời đưa ra một số khuyến 
nghị nhằm hướng tới phát triển thủy điện bền vững hơn trong bối cảnh của Việt 
Nam. Các tác giả phân tích vấn đề trên quan điểm mang tính xây dựng nhằm 
giúp người đọc có cái nhìn tổng quan hơn về các vấn đề liên quan. Để có cái nhìn 
đa chiều, các tác giả phân tích từ bối cảnh chính sách phát triển cho tới thực tiễn 
LỜI NÓI ĐẦU
4PHÁT TRIỂN THỦY ĐIỆN Ở VIỆT NAM: THÁCH THỨC VÀ GIẢI PHÁP
của từng vấn đề như tái định cư, rừng, đa dạng sinh học, sự tham gia của xã hội 
dân sự, chia sẻ lợi ích, v.v Các tác giả cũng chỉ ra rằng quan điểm đánh đổi 
trong phát triển chính là tác nhân dẫn đến phát triển không bền vững, nhưng điều 
này có thể thay đổi nếu có chính sách phù hợp. Chính sách phát triển bền vững 
có thể giúp bảo vệ nguồn nước, an ninh lương thực, bảo tồn văn hóa và đa dạng 
sinh học. Con đường hướng tới phát triển có thể có nhiều cách mà không nhất 
thiết phải đánh đổi. Phân tích các hướng phát triển giúp chúng ta trả lời câu hỏi 
“phát triển cái gì? Cho ai? Và như thế nào?”.
Cấu trúc cuốn sách chia làm ba phần chính: Phần 1 đưa ra cái nhìn tổng 
quan của vấn đề liên quan đến quá trình phát triển thủy điện ở Việt Nam. Tác 
giả Đào Thị Việt Nga và Lê Anh Tuấn mô tả bối cảnh và tiến trình lịch sử phát 
triển thủy điện ở Việt Nam (Chương 1), tác giả Lê Văn Hùng cụ thể hơn về quy 
trình ra quyết định của dự án thủy điện, phân tích các vấn đề còn tồn tại trong 
quy trình này (Chương 2). Phần 2 gồm 5 chương phân tích vào các tác động của 
quá trình xây dựng thủy điện ở Việt Nam và quá trình biến đổi hình thái cảnh 
quan nguồn nước. Tác giả Lê Trần Chấn và Trần Thị Thúy Vân minh chứng các 
tác động của thủy điện đến hệ sinh thái rừng, dòng chảy và đa dạng sinh học 
trên cạn (Chương 3). Tác giả Lê Hùng Anh và Đỗ Văn Tứ đi sâu hơn về các tác 
động của thủy điện lên thủy sinh vật và phù sa vùng hạ lưu (Chương 4). Hai tác 
giả Nguyễn Quý Hạnh và Lâm Thị Thu Sửu phân tích vấn đề vận hành thủy điện 
qua nhãn quan xã hội học ở khía cạnh tái định cư người dân vùng bị ảnh hưởng 
(Chương 5). Các tác động thủy điện xuyên biên giới gây nhiều tranh cãi ở vùng 
hạ lưu vực sông Mekong được tác giả Lê Anh Tuấn trình bày (Chương 6). Phần 
3 là các bài học rút ra và khuyến cáo qua quá trình phát triển và vận hành thủy 
điện. Tác giả Lê Anh Tuấn trình bày quá trình và phân tích vai trò của các bên 
liên quan trong quá trình vận động chính sách, cụ thể qua trường hợp dự án thủy 
điện Đồng Nai 6 và 6A (Chương 7). Tác giả Nguyễn Thị Hải trình bày hướng 
đẩy mạnh đóng góp của thủy điện trong các hoạt động chi trả dịch vụ môi trường 
rừng ở Việt Nam (Chương 8). Cuối cùng, nhưng không hẳn là hoàn tất, tác giả 
Lê Anh Tuấn và Đào Thị Việt Nga rút gọn các điểm chung nhất của toàn bộ vấn 
đề thủy điện ở Việt Nam và đề xuất các giải pháp cho những dự án thủy điện 
tương tự trong tương lai (Chương 9).
Cuốn sách này được hoàn thiện nhờ sự đóng góp nhiệt tình của các tác giả. 
Những người quan tâm và trăn trở với sự phát triển bền vững của đất nước, với 
sự nghiệp bảo vệ sông ngòi và với vấn đề an sinh của các cộng đồng ven sông. 
Nhóm biên soạn xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các tác giả và tới những người đã 
hỗ trợ cũng như đóng góp ý kiến quý báu cho bản thảo của cuốn sách này.
Nhóm Biên soạn
Tháng 6 năm 2016
5PHÁT TRIỂN THỦY ĐIỆN Ở VIỆT NAM: THÁCH THỨC VÀ GIẢI PHÁP
LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................. 3
MỤC LỤC ........................................................................................................ 5
DANH SÁCH BẢNG ...................................................................................... 9
DANH SÁCH HÌNH ..................................................................................... 10
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................... 11
CHƯƠNG 1: BỐI CẢNH CHUNG VÀ SƠ LƯỢC LỊCH SỬ 
 PHÁT TRIỂN THỦY ĐIỆN Ở VIỆT NAM
1.1 GIỚI THIỆU ............................................................................................. 13
1.2 PHÁT TRIỂN THỦY ĐIỆN Ở VIỆT NAM QUA TỪNG GIAI ĐOẠN ..... 14
1.2.1 Giai đoạn 1954 - 1975 ...................................................................... 15
1.2.2 Giai đoạn 1975 - 2000 ...................................................................... 16
1.2.3 Giai đoạn 2000 đến nay .................................................................... 18
1.3 MỤC TIÊU CỦA CUỐN SÁCH ............................................................... 19
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG 1 ......................................................... 21
CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH RA QUYẾT ĐỊNH CHO CÁC DỰ ÁN THỦY ĐIỆN
2.1 GIỚI THIỆU .............................................................................................. 23
2.2 TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN THỦY ĐIỆN Ở VIỆT NAM .............. 23
2.2.1 Tiềm năng và thực trạng phát triển thủy điện ở Việt Nam ............... 23
2.2.2 Đóng góp tích cực của thủy điện ...................................................... 26
2.2.3 Những mặt hạn chế từ phát triển thủy điện ...................................... 26
2.3 QUY TRÌNH RA QUYẾT ĐỊNH PHÁT TRIỂN THỦY ĐIỆN 
 Ở VIỆT NAM ....................................................................................................29
2.3.1 Quy trình ra quyết định .................................................................... 29
2.3.2 Những thay đổi thể chế và liên quan tới quá trình ra quyết định ..... 34
2.3.3 Một số hạn chế và thách thức trong quá trình ra quyết định 
 phát triển thủy điện ........................................................................... 36
2.4 KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ THẢO LUẬN ................................ 41
2.4.1 Kết luận ............................................................................................ 41
2.4.2 Một số vấn đề thảo luận ................................................................... 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG 2 ......................................................... 44
MỤC LỤC
6PHÁT TRIỂN THỦY ĐIỆN Ở VIỆT NAM: THÁCH THỨC VÀ GIẢI PHÁP
CHƯƠNG 3: TÁC ĐỘNG CỦA THỦY ĐIỆN LÊN RỪNG, 
 DÒNG CHẢY VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC TRÊN CẠN
3.1 THỦY ĐIỆN - BÀI TOÁN VỀ SỰ ĐÁNH ĐỔI ..................................... 47
3.2 THỦY ĐIỆN - MỘT TRONG NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY 
 MẤT RỪNG ............................................................................... 48
3.3 TÁC ĐỘNG CỦA MẤT RỪNG DO THỦY ĐIỆN ................................. 50
3.3.1 Ảnh hưởng của mất rừng đến dòng chảy .......................................... 50
3.3.2 Ảnh hưởng của mất rừng đến đa dạng sinh học - xét trường hợp 
 các loài trên cạn của khu vực thủy điện Hoà Bình ........................... 53
3.4 KẾT LUẬN ............................................................................................... 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG 3 ......................................................... 57
CHƯƠNG 4: TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN THỦY ĐIỆN LÊN 
 THỦY SINH VẬT VÀ PHÙ SA VÙNG HẠ LƯU
4.1 GIỚI THIỆU ............................................................................................. 59
4.2 TÁC ĐỘNG CỦA THỦY ĐIỆN ĐẾN PHÙ SA VÀ THỦY SINH VẬT 
 HẠ LƯU ................................................................................................... 59
4.2.1 Tác động cấp độ thứ nhất đến vận chuyển trầm tích ........................ 59
4.2.2 Các tác động cấp độ thứ hai đến hệ thực vật (năng suất sơ cấp) ...... 64
4.2.3 Tác động cấp độ thứ ba lên khu hệ động vật (năng suất thứ cấp) .... 66
4.2.4 Tác động của đập lên đa dạng cá ...................................................... 69
4.3 SỰ SAI KHÁC GIỮA HỒ THỦY ĐIỆN VÀ HỒ TỰ NHIÊN ................ 71
4.4 KẾT LUẬN ............................................................................................... 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG 4 ......................................................... 74
CHƯƠNG 5: TÁI ĐỊNH CƯ DO DỰ ÁN THỦY ĐIỆN Ở VIỆT NAM: 
 TỪ PHẦN CHÌM CỦA TẢNG BĂNG
5.1 TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN THỦY ĐIỆN VÀ TÁI ĐỊNH CƯ Ở 
 VIỆT NAM ............................................................................................... 76
5.2 CHÍNH SÁCH VỀ TÁI ĐỊNH CƯ: NHỮNG THAY ĐỔI ...................... 78
5.3 ĐỀN BÙ VÀ XÂY DỰNG KHU TÁI ĐỊNH CƯ: PHẦN NỔI CỦA 
 TẢNG BĂNG ........................................................................................... 80
5.3.1 Đền bù .............................................................................................. 80
5.3.2 Xây dựng khu tái định cư ................................................................. 81
5.4 TỪ AN CƯ ĐẾN LẠC NGHIỆP: PHẦN CHÌM CỦA TẢNG BĂNG ........ 84
5.5 TÁI TÁI ĐỊNH CƯ: MỘT CÁCH LÀM MỚI? ....................................... 86
7PHÁT TRIỂN THỦY ĐIỆN Ở VIỆT NAM: THÁCH THỨC VÀ GIẢI PHÁP
5.6 SỰ THAM GIA: PHƯƠNG TIỆN VÀ CỨU CÁNH ............................... 87
5.7 TÁI ĐỊNH CƯ VÌ THỦY ĐIỆN: CẦN MỘT GIẢI PHÁP TOÀN DIỆN ... 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG 5 ......................................................... 92
CHƯƠNG 6: TÁC ĐỘNG TIỀM TÀNG CỦA CHUỖI ĐẬP THỦY ĐIỆN 
 TRÊN LƯU VỰC SÔNG MEKONG ĐẾN NGUỒN NƯỚC 
 VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
6.1 GIỚI THIỆU ............................................................................................. 94
6.2 BỐI CẢNH KHU VỰC VÀ VAI TRÒ CỦA TÀI NGUYÊN NƯỚC ....... 94
6.3 PHÁT TRIỂN THỦY ĐIỆN TRÊN HỆ THỐNG SÔNG MEKONG ..... 97
6.4 TÁC ĐỘNG CỦA CHUỖI THỦY ĐIỆN LÊN NGUỒN NƯỚC 
 Ở Đồng bằng sông Cửu Long ................................................................. 101
6.4.1 Tác động làm thay đổi hình thái sông và quy luật dòng chảy ......... 101
6.4.2 Tác động đến sự phân bố phù sa .................................................... 102
6.4.3 Tác động xâm nhập mặn và khả năng cải thiện chất lượng nước ... 103
6.4.4 Tác động đến nguồn lợi thủy sản và hệ sinh thái đất ngập nước .... 103
6.4.5 Các tác động khác liên quan đến nguồn nước ................................ 104
6.5 KẾT LUẬN ............................................................................................. 105
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG 6 ....................................................... 108
CHƯƠNG 7: VẬN ĐỘNG CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN THỦY ĐIỆN: 
 BÀI HỌC RÚT RA TỪ DỰ ÁN THỦY ĐIỆN ĐỒNG NAI 6 
 VÀ 6A
7.1 GIỚI THIỆU ........................................................................................... 112
7.2 SỰ KIỆN DỰ ÁN THỦY ĐIỆN ĐỒNG NAI 6 VÀ 6A ........................ 113
7.3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................ 114
7.4 KẾT LUẬN ............................................................................................. 118
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG 7 ....................................................... 119
CHƯƠNG 8: CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG TỪ THỦY ĐIỆN - 
 GIẢI PHÁP BẢO TỒN HỆ SINH THÁI RỪNG Ở 
 VIỆT NAM: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC
8.1 GIỚI THIỆU ............................................................................................ 121
8.2 CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG Ở VIỆT NAM - 
 THỰC TRẠNG VÀ THÁCH THỨC ..................................................... 122
8.2.1 Các chính sách liên quan đến chi trả dịch vụ môi trường rừng ...... 122
8PHÁT TRIỂN THỦY ĐIỆN Ở VIỆT NAM: THÁCH THỨC VÀ GIẢI PHÁP
8.2.2 Các thành tựu thực hiện chính sách chi trả dịch vụ 
 môi trường rừng ở Việt Nam .......................................................... 125
8.2.3 Thách thức trong thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng 
 ở Việt Nam ..................................................................................... 128
8.2.4 Tiềm năng bảo tồn hệ sinh thái thông qua chi trả 
 dịch vụ môi trường rừng .................................................................. 129
8.3 PHÂN TÍCH NGHIÊN CỨU ĐIỂM VỀ CHI TRẢ DỊCH VỤ 
 MÔI TRƯỜNG RỪNG TỪ THỦY ĐIỆN .............................................. 131
8.3.1 Thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng ở tỉnh Lâm Đồng ........ 131
8.3.2 Thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng ở tỉnh Sơn La .............. 132
8.3.3 Phân tích những bất cập trong thực hiện chi trả dịch vụ môi trường 
 rừng tại tỉnh Lâm Đồng và Sơn La ................................................. 133
8.4 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ......................................................... 135
8.4.1 Kết luận .......................................................................................... 135
8.4.2 Kiến nghị ................................................................. ... á bơi ra biển. Mất môi trường 
sống, thay đổi, biến đổi xả, thay đổi chất lượng nước và nhiệt độ, tăng áp lực bị 
ăn thịt, cùng với sự chậm trễ trong việc di chuyển do các con đập gây ra là các 
vấn đề quan trọng.
Giảm số lượng các loài trong hồ chứa cũng có thể là do thời gian đóng cửa 
đập không phù hợp và kiểm soát kém tác động môi trường trong quá trình xây 
dựng đập. Việc cung cấp ban đầu các loài bản địa có tầm quan trọng cao trong 
thành phần loài cá của các hồ chứa khi ổn định. Nếu đóng cửa đập trong mùa 
khô, số lượng các loài thả tự nhiên có khả năng sẽ bị giảm tối đa và không đại 
diện cho toàn bộ các loài cá xuất hiện trên sông quanh năm. Điều này là do nhiều 
loài cá lớn hơn di cư xuôi dòng đến nơi ẩn náu trong suốt mùa khô và chỉ di cư 
ngược dòng vào các nhánh sông thứ cấp trong mùa mưa để sinh sản. Sự gián 
70
PHÁT TRIỂN THỦY ĐIỆN Ở VIỆT NAM: THÁCH THỨC VÀ GIẢI PHÁP
đoạn trong dòng chảy thủy văn bình thường mà có thể xảy ra trong giai đoạn 
xây dựng đập, kết hợp bởi quá trình xói mòn và bồi lắng quá mức của dòng sông 
trong vùng lân cận của con đập, có thể dẫn đến sự xáo trộn của các loài cá và 
quá trình di cư, làm giảm đa dạng sinh học cá và số lượng cá có sẵn cho cung 
cấp tự nhiên ban đầu.
Sông Đà là một chi lưu quan trọng của sông Hồng, nó đóng vai trò quan 
trọng đối với hoạt động phát triển kinh tế của đồng bằng sông Hồng. Sông Đà 
là con sông vốn có nhiều loài cá quý như cá Lăng, cá Anh Vũ, cá Rầm Xanh, 
cá Vền, cá Chiên, cá Xỉnh, cá Chày mắt đỏ Khi đập Hòa Bình đi vào sử dụng 
(1988) chế độ thủy văn, động lực của đoạn sông phía sau hạ lưu đập bị thay đổi 
đã làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái thủy sinh khu vực hạ lưu, đáng kể nhất là sự 
biến mất của một số loài cá quý hiếm và có giá trị kinh tế ở khu vực hạ lưu sông 
Đà trước đây. Nguyên nhân do mất luồng di cư, giảm các bãi giống, bãi đẻ của 
các loài cá.
Nguồn lợi nghề cá vùng cửa sông ven biển có xu hướng giảm rõ rệt do 
nhiều nguyên nhân, trong đó chắc chắn có nguyên nhân chặn dòng xây dựng 
đập tạo hồ trên lưu vực. Khoảng 50% trữ lượng tôm, cua cá, nước lợ và biển 
nông bị giảm sau thời gian xây hồ Hoà Bình. Sản lượng cá cháy Maerura 
reeverssi ở sông Hồng, cửa Ba Lạt, cửa Bạch Đằng trong khoảng thời gian từ 
1962 - 1964 là 8 - 15 nghìn tấn/năm, đến nay không còn khai thác. Sản lượng 
cá mòi Clupanodon thrisa trên sông Hồng trong thời gian 1964 - 1979 là 
40 - 356 tấn/năm, đến nay cũng không còn khai thác. Do nhiều lý do, sản lượng 
cá khai thác tự nhiên ở đồng bằng sông Hồng nay chỉ còn 1.000 tấn/năm so với 
trước đây là 5.000 tấn/năm. Nguồn lợi mỏ tôm Cát Bà - Ba Lạt giảm 50% so với 
trước đắp hồ Hoà Bình và xây hồ trên thượng nguồn có thể là một nguyên nhân 
quan trọng (Bộ Thủy sản, 1996).
Trữ lượng trung bình cá nổi Vịnh Bắc Bộ (VBB) phần biển Việt Nam 
khoảng 390 nghìn tấn và khả năng khai thác 156 nghìn tấn (Bộ Thủy sản, 1996). 
Trữ lượng cá tầng đáy tính trung bình theo nhiều tác giả từ năm 1958 đến 1985 
khoảng 456 nghìn tấn và khả năng khai thác 226 nghìn tấn. Tổng cộng trữ lượng 
cá VBB trước 1985 là 846 nghìn tấn và khả năng khai thác 456 nghìn tấn. Theo 
Bùi Đình Chung và các tác giả (2001), vùng biển Việt Nam thuộc VBB, trữ 
lượng cá nổi nhỏ 390.000 tấn, cá đáy 291.166 tấn, tổng 681.166 tấn. 
Khoảng thời gian 1997 - 2002, trữ lượng cá biển VBB phần thuộc Việt Nam 
được đánh giá trung bình khoảng 567.353 tấn, khả năng khai thác bền vững 
hàng năm trung bình 226.942 tấn. Nguồn lợi cá giảm sút, đặc biệt vùng nước 
ven bờ. Sản lượng khai thác một số loài cá có giá trị kinh tế cao như chim, thu, 
nhụ hang, cá sạo... giảm mạnh, trong khi cá tạp lại tăng như miễn sành hai gai, 
úc, trích ve v.v. Trước năm 1990, các kết quả đánh giá trữ lượng cá đáy khoảng 
420 - 560 nghìn tấn, theo kết quả của dự án ALMR V năm 2002 chỉ còn 
71
PHÁT TRIỂN THỦY ĐIỆN Ở VIỆT NAM: THÁCH THỨC VÀ GIẢI PHÁP
167 nghìn tấn, giảm đi khoảng 60 - 70% (Đào Mạnh Sơn, 2002). Ngoại trừ 
phương pháp đánh giá khác nhau, có rất nhiều lý do dẫn đến suy giảm mạnh mẽ 
này, đặc biệt là đánh bắt quá mức. Tuy nhiên không thể không ghi nhận mối 
quan hệ hình thức là trữ lượng cá đáy giảm đi gần hai lần trong khoảng thời gian 
1985 - 1994 là khi hồ thủy điện Hoà Bình đi vào hoạt động.
4.3 SỰ SAI KHÁC GIỮA HỒ THỦY ĐIỆN VÀ HỒ TỰ NHIÊN 
Hồ chứa khác hồ tự nhiên thường rộng và sâu hơn (từ 30 - 150 m), hồ Hòa Bình 
độ sâu trung bình 45 m, đập các thủy điện lớn như Hòa Bình, Sơn La, Yaly có độ 
sâu hơn 60 m trong khi đó hồ tự nhiên (Hồ Tây 1 - 2 m; hồ Ba Bể 20 - 30 m), thời 
gian tồn lưu nước ở hồ chứa ngắn hơn rất nhiều, lượng trầm tích bồi lắng nhanh 
và nhiều hơn so với hồ tự nhiên do vùng lưu vực rộng lớn, chế độ thủy học biến 
đổi theo mùa rõ rệt và phức tạp. Hàm lượng oxy hòa tan ở tầng đáy vào mùa hè 
(hồ Hòa Bình 5,4 mg/l; hồ Ba Bể 1,2 mg/l) theo Đặng Ngọc Thanh, 2007. Diễn 
biến theo mùa và phân tầng nước được thể hiện như sau:
Trong các loại hình thủy vực nước đứng như hồ, hồ chứa, ao đầm, dao động 
của hàm lượng oxy hoà tan ở thủy vực hồ chứa không lớn. Về mùa đông, ở các 
hồ đầm phía Bắc Việt Nam có nhiệt độ nước thường thấp, hàm lượng oxy hoà 
tan thường cao hơn so với mùa hè. Trong ngày, hàm lượng oxy hoà tan thấp nhất 
vào lúc nửa đêm về sáng, cao nhất vào buổi trưa chiều. Đặc điểm này liên quan 
đến cường độ hô hấp của động vật thủy sinh và lượng bức xạ ánh sáng cho sự 
quang hợp của thực vật. Hàm lượng oxy hoà tan trong khối nước tầng mặt các 
hồ chứa dao động không lớn từ 6,3 mg/l đến trên dưới 9,2 mg/l (hồ Hoà Bình), 
6,34 - 9,8 mg/l (hồ Thác Mơ). Trong khi đó, ở hồ Tây và hồ Trúc Bạch (Hà Nội) 
hàm lượng oxy hoà tan của khối nước tầng mặt dao động khá lớn từ trên dưới 
1 mg/l đến trên dưới 18 mg/l. Ở các hồ chứa, mức chênh lệch hàm lượng oxy 
hoà tan giữa khối nước tầng mặt và tầng đáy trong khu vực hạ lưu gần đập tới 
trên dưới 7 mg/l. Tuy nhiên trong mùa đông, các hồ chứa phía Bắc có sự tuần 
hoàn giữa các khối nước, cho nên đặc điểm phân tầng hàm lượng oxy hoà tan 
lại không rõ rệt. 
Khí carbonic tồn tại thường xuyên trong hồ đầm. Khí carbon dioxide (CO
2
) 
một mặt là nguyên liệu chủ yếu tạo thành hợp chất carbon hydrat từ sự quang hợp 
của thực vật thủy sinh, mặt khác nó cũng là chỉ số xác định tính kiềm hoặc tính 
axít của môi trường nước. Cũng như oxy, nhiệt độ nước càng cao thì lượng CO
2
trong nước càng thấp. Khi đó CO
2
 kết hợp với canxi và Ma-nhê (Magnesium) tạo 
thành Canxi carbonate (CaCO
3
) và Magnesium carbonate (MgCO
3
) dưới dạng kết 
tủa, điều đó thường dẫn đến sự gia tăng độ pH tới kiềm (pH> 8). Hàm lượng khí 
CO
2
 cũng như khí oxy khác nhau theo từng loại hình thủy vực, thay đổi theo thời 
gian trong ngày (thường cao vào ban đêm, thấp vào ban ngày), khác nhau theo 
chiều thẳng đứng. Ở các hồ chứa, hàm lượng CO
2 
dao động từ trên dưới 1 mg/l 
72
PHÁT TRIỂN THỦY ĐIỆN Ở VIỆT NAM: THÁCH THỨC VÀ GIẢI PHÁP
đến trên dưới 20 mg/l, thông thường chỉ trên dưới 5 mg/l. Nhìn chung, trong một 
thủy vực, hàm lượng khí carbonic tỷ lệ nghịch với hàm lượng khí oxy.
Các khí metan (CH
4
) và hydrogen sulfide (H
2
S). Nhìn chung trong thủy 
vực, hàm lượng các khí này là sản phẩm được tạo thành trong điều kiện môi 
trường yếm khí và thường có nhiều trong tầng nước sát đáy và trong lớp bùn 
trầm tích đáy bề mặt. Tại các hồ chứa hàm lượng H
2
S trong tầng sát đáy gần đập 
khá lớn tới 0,3 mg/l (hồ Hoà Bình trong những năm đầu mới ngập nước). Các 
hồ ở Hà Nội, hàm lượng khí H
2
S thấp, dao động từ 0,01 đến 1,55 mg/l (hồ Tây), 
hàm lượng H
2
S ở các hồ có kích thước nhỏ hơn như hồ Trúc Bạch, Bẩy Mẫu, 
Hoàn Kiếm lại cao hơn, dao động từ 0,1 - 4,8 mg/l. Để có được dẫn liệu so sánh 
các hàm lượng khí CH
4
, CO
2
, H
2
S trong hồ tự nhiên và hồ chứa ở Việt Nam cần 
có sự quan trắc liên tục.
Tuy nhiên, các đặc điểm đó đã làm cho đặc tính thủy sinh vật học của hồ 
chứa khác hồ tự nhiên cả về định tính lẫn định lượng. Theo Hồ Thanh Hải (2000) 
tổng hợp công bố về hồ chứa cho thấy: Các kết quả nghiên cứu liên tục từ 1971 
đến 1975 ở hồ Thác Bà cho thấy mật độ trung bình thực vật nổi từ 305.000 đến 
hơn 1.600.000 tb/l. Mật độ động vật nổi từ 4.300 - 81.000 con/m3, số lượng cực 
đại chỉ tới 225.000 con/m3.
Tại hồ Hòa Bình, dẫn liệu về phân bố số lượng thực vật nổi trong 4 năm 
liên tục (1991 - 1994) cho thấy mức độ dao động từ trên 6.000 đến trên 403.000 
tb/l, tương ứng với sinh khối 0,046 - 3 g/m3. Mật độ thực vật nổi trong mùa cạn 
thường cao hơn mùa lũ. Mật độ động vật nổi dao động từ trên 4.000 đến trên 
100.000 con/m3, tương ứng với sinh khối 0,17 đến 3,6 g/m3.
Tại hồ Thác Mơ, theo kết quả nghiên cứu năm 1996 cho thấy, các kết quả 
định lượng mật độ thực vật nổi ở tầng 5 - 0 m dao động từ trên 10.000 đến trên 
400.000 tb/l. Mật độ động vật nổi ở tầng 5 - 0 m dao động từ trên 3.000 đến trên 
300.000 con/m3. Từ những dẫn liệu trên, có thể thấy so với các ao, hồ tự nhiên 
đặc biệt các ao, hồ tự nhiên ở vùng đồng bằng, số lượng sinh vật ở các hồ chứa 
thấp hơn.
4.4 KẾT LUẬN
Hồ thủy điện có tác động không nhỏ đến dòng chảy, bồi lắng và hệ sinh thái 
thủy vực. Một trong những hậu quả tác động lớn nhất của thủy điện là hạn chế 
bồi lắng cửa sông hàng năm (nước sau khi ra khỏi tua bin thường chứa rất ít cặn 
lơ lửng), làm suy giảm nguồn lợi nghề cá biển ven bờ do giảm dinh dưỡng vùng 
cửa sông và biển ven bờ; thay đổi điều kiện sinh thái cửa sông ven bờ (dòng chảy, 
độ mặn, độ đục v.v...); mất nơi cư trú, mất hoặc tác động đến bãi giống, bãi đẻ và 
chặn đường di cư đi đẻ một số loài thủy sản. Các hồ chứa của các nhà máy thủy 
điện ở các vùng nhiệt đới có sự phân tầng rõ rệt về nhiệt độ, khí hòa tan và sản 
73
PHÁT TRIỂN THỦY ĐIỆN Ở VIỆT NAM: THÁCH THỨC VÀ GIẢI PHÁP
sinh ra một lượng lớn khí CH
4
 và CO
2
. Có sự khác nhau về sinh vật nổi trong các 
hồ tự nhiên với hồ chứa và phân tầng mật độ sinh vật nổi ở tầng mặt và tầng đáy.
Những số liệu thống kê, phân tích, đánh giá ở trên từ các nguồn tài liệu và 
công trình công bố khác nhau cho nên nhận định về ảnh hưởng của đập thủy điện 
đối với thủy sinh vật mang tính chất tương đối và có giá trị tham khảo. Để khẳng 
định một cách chính xác thì cần có những kết quả điều tra, quan trắc thường xuyên 
và trong thời gian dài.
74
PHÁT TRIỂN THỦY ĐIỆN Ở VIỆT NAM: THÁCH THỨC VÀ GIẢI PHÁP
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG 4
1. Bộ Thủy sản, 1996. Nguồn lợi Thủy sản Việt Nam. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 
Tr 1-616.
2. Bùi Đình Chung, Chu Tiến Vĩnh, Đào Mạnh Sơn, Nguyễn Hữu Đức, Đào Như Ý và 
Lê Trọng Phấn (2001). Hoàn thiện Đánh giá trữ lượng cá biển Việt Nam. Báo cáo 
Tổng kết Đề tài 48B-04-01.
3. Drinkwater, K.F. & Frank, K.T. (1994). Effects of River Regulation and Diversion 
on Marine Fish and Invertebrates. Aquatic Conservation: Freshwater and Marine 
Ecosystems. 4:135-151.
4. Đặng Ngọc Thanh (1995). Hệ sinh thái Vùng triều Cửa sông Việt Nam. Báo cáo 
tổng kết đề tài KT.03.11. Chương trình biển nhà nước KT.03 (1991-1995).
5. Đặng Ngọc Thanh (chủ biên), Hồ Thanh Hải, Dương Đức Tiến, Mai Đình Yên 
(2002). Thủy sinh học các thủy vực nước ngọt nội địa Việt Nam. Nxb Khoa học và 
Kỹ thuật, 399 tr.
6. Đặng Ngọc Thanh và Hồ Thanh Hải (2007). Cơ sở Thủy sinh học. NXB Khoa học 
và Công nghệ, 614 tr.
7. Đào Mạnh Sơn, 2002. Tình hình Nghiên cứu nguồn lợi hải sản và Môi trường ở vịnh 
Bắc Bộ trong những năm qua. Tuyển tập báo cáo khoa học hội thảo “Điều kiện tự 
nhiên, tài nguyên và môi trường vịnh Bắc Bộ”. Hải Phòng, 2002. Tr.54-61.
8. Đỗ Văn Tứ, Hoàng Thị Thanh Nhàn (2013). Tình trạng Bảo tồn các loài Trai Nước 
ngọt (Bộ Unionoida) ở Việt Nam. Báo cáo khoa học về Sinh thái và Tài nguyên 
sinh vật, Hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ 5, tr. 827-834. Nxb Nông nghiệp, 
Hà Nội.
9. Hồ Thanh Hải (2000). Đặc trưng số lượng sinh vật trong hồ chứa nhân tạo ở 
Việt Nam. Tuyển tập các công trình nghiên cứu Sinh thái và Tài nguyên sinh vật. 
Nxb Nông nghiệp Hà Nội: 427-436.
10. Jackson, P.B.N. and Davies, B.R. (1976). Cabora River in its First Year: Some 
Ecological Aspects and Comparisons. Rhodesian Science News. 10(5): 128-133.
11. K - hler, F., Seddon, M., Bogan, A.E., Do, V.T., Sri-Aroon, P., and Allen, D. 
(2012). The status and distribution of freshwater molluscs in the Indo-Burma 
region. In: Allen, D.J., Smith, K.G., and Darwall, W.R.T. (Compilers). The Status 
and Distribution of Freshwater Biodiversity in Indo-Burma. Cambridge, UK and 
Gland, Switzerland: IUCN. pp. 66-88
12. Nguyễn Viết Phổ (1984). Dòng chảy Sông ngòi Việt Nam. Nxb Khoa học và 
Kỹ thuật, Hà Nội.
13. Malanson, G.P. (1993). Riparian Landscapes. Cambridge: Cambridge University Press.
14. McAllister, D., J. Craig, N. Davidson, D. Murray and M. Sneddon (2000). 
Biodiversity Impacts of Large Dams. Contributing Paper for World Commission 
on Dams Thematic Review II.1.
75
PHÁT TRIỂN THỦY ĐIỆN Ở VIỆT NAM: THÁCH THỨC VÀ GIẢI PHÁP
15. McCartney M.P., Sullivan C. and Acreman M.C. (2001). Ecosystem Impacts of 
Large Dams. Background Paper Nr. 2 Prepared for IUCN / UNEP / WCD, 82 p.
16. MRC (2010). State of the Basin Report 2010. Vientiane, Lao PDR: Mekong River 
Commission.
17. Lu, X.X. and R.Y. Siew (2006). Water discharge and sediment flux changes over 
the past decades in Lower Mekong River: possible impacts of the Chinese dams. 
Hydrol., Earth Syst. Syst. Sci., 10: 181-195.
18. Lê Hùng Anh (2008). Đề xuất Bộ chỉ thị sinh học cho loại hình hệ sinh thái thủy 
vực nước chảy của Việt Nam phục vụ quan trắc môi trường lưu vực sông. Trung tâm 
Quan trắc Môi trường, Tổng cục Môi trường.
19. Lê Mạnh Hùng, Nguyễn Duy Khang, Lê Thanh Chương, 2011. Xói lở bồi tụ bờ 
biển Nam Bộ từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Kiên Giang - nguyên nhân và các giải 
pháp bảo vệ. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Thủy lợi, số 2.
20. Hoàng Ngọc Khắc (2010). Nghiên cứu Giáp xác lớn (Malacostraca) và Thân mềm 
(Mollusca) ở sông Hồng (từ Phú Thọ đến cửa Ba Lạt). Luận án Tiến sĩ Sinh học, 
150 tr.
21. Petts, G.E. (1996). Water Allocation to Protect River Ecosystems. inRegulated 
Rivers: Research & Management. 12: 353-365.
22. Trần Anh Tú, Đỗ Đình Chiến, Trần Đức Thạnh (2007). Ảnh hưởng của đập 
Hoà Bình đến quá trình bồi tụ ra phía biển vùng ven bờ sông Hồng. Tuyển tập Tài 
nguyên và Môi trường biển, tập XII, Tr.133-140. Nxb Khoa học và Kỹ thuật.
23. Trần Đức Thạnh, Nguyễn Đức Cự, Nguyễn Hữu Cử và Đỗ Đình Chiến (2001). 
Nghiên cứu Dự báo, Phòng chống sạt lở bờ biển Bắc Bộ từ Quảng Ninh tới Thanh Hóa. 
Báo cáo dự án KHCN-5A. Lưu trữ tại Phân viện Hải dương học tại Hải Phòng.
24. Trần Đức Thạnh và Đỗ Đình Chiến, 2003. Bước đầu đánh giá tác động của hồ 
Hoà Bình đối với nguồn lợi cá biển ven bờ. Tuyển tập Tài nguyên và Môi trường 
biển, tập X, Tr.139-160. Nxb Khoa học và Kỹ thuật.
25. Trần Anh Phong, Nguyễn Văn Luật, 2010. Tác dụng tích cực và tiêu cực do 
phát triển thủy điện trên dòng sông Mekong .sokhcn.angiang.gov.vn/wps/wcm/
connect/.../20100310.doc.
26. WCD (2000). Dams, Ecosystem Functions and Environmental Restoration. Final 
Version: Prepared for the World Commission on Dams (WCD) by: Ger Bergkamp, 
Matthew McCartney, Pat Dugan, Jeff McNeely and Mike Acreman. 200 p., 
November 2000.

File đính kèm:

  • pdfphat_trien_thuy_dien_o_viet_nam_thach_thuc_va_giai_phap_phan.pdf