Phủ Dương Xuân thời Chúa Nguyễn: Trao đổi cùng hai nhà nghiên cứu Trần Đại Vinh và Nguyễn Anh Huy

LTS: Cuộc truy tìm lăng mộ của Hoàng đế Quang Trung đã lôi cuốn sự tham gia của

nhiều nhà nghiên cứu suốt 75 năm qua, kể từ khi học giả L. Cadière đưa ra gợi ý đầu

tiên. Từ đó đến nay đã xảy ra những cuộc tranh luận nảy lửa về vị trí lăng mộ của vua

Quang Trung giữa các nhà nghiên cứu với nhiều giả thuyết ở nhiều địa điểm khác

nhau. Giữa lúc những cuộc tranh luận triền miên chưa có điểm dừng, lần đầu tiên,

chính quyền đã chính thức vào cuộc. Ngày 06/10/2016, thể theo đề nghị của UBND

tỉnh Thừa Thiên Huế, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã cho phép tiến hành cuộc

thăm dò khảo cổ học tìm kiếm dấu vết lăng mộ vua Quang Trung tại khuôn viên các

chùa Thuyền Lâm, Vạn Phước và một số nhà dân thuộc phường Trường An, thành

phố Huế (cho đến thời điểm bài báo này lên khuôn, cuộc thăm dò đã kết thúc nhưng

chưa công bố báo cáo chính thức). Vị trí này theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân

chính là phủ Dương Xuân thời các chúa Nguyễn, thời Tây Sơn là cung điện Đan

Dương của vua Quang Trung và cũng là nơi an táng thi hài nhà vua sau khi băng hà.

Giả thiết này được nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân đưa ra hơn 30 năm nay nhưng

đã vấp phải nhiều ý kiến phản đối của không ít các nhà nghiên cứu khác, trong đó có

vấn đề cốt lõi là vị trí phủ Dương Xuân ở đâu? Để góp phần làm sáng tỏ vấn đề, tạp

chí Nghiên cứu và Phát triển số 1 và số 3 năm 2016 đã đăng hai bài viết của hai nhà

nghiên cứu Trần Đại Vinh và Nguyễn Anh Huy, cùng cho rằng vị trí của phủ Dương

Xuân xưa chính là nơi tọa lạc của đình làng Dương Xuân Hạ tại phường Thủy Xuân,

thành phố Huế.

Sau khi hai bài viết trên được đăng tải, tòa soạn đã nhận được bài trao đổi dưới đây

của tác giả Nguyễn Đình Đính, xin công bố để rộng đường dư luận.

pdf 9 trang yennguyen 3300
Bạn đang xem tài liệu "Phủ Dương Xuân thời Chúa Nguyễn: Trao đổi cùng hai nhà nghiên cứu Trần Đại Vinh và Nguyễn Anh Huy", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phủ Dương Xuân thời Chúa Nguyễn: Trao đổi cùng hai nhà nghiên cứu Trần Đại Vinh và Nguyễn Anh Huy

Phủ Dương Xuân thời Chúa Nguyễn: Trao đổi cùng hai nhà nghiên cứu Trần Đại Vinh và Nguyễn Anh Huy
145Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 4 (130) . 2016
PHỦ DƯƠNG XUÂN THỜI CHÚA NGUYỄN:
TRAO ĐỔI CÙNG HAI NHÀ NGHIÊN CỨU 
TRẦN ĐẠI VINH VÀ NGUYỄN ANH HUY
 Nguyễn Đình Đính* 
LTS: Cuộc truy tìm lăng mộ của Hoàng đế Quang Trung đã lôi cuốn sự tham gia của 
nhiều nhà nghiên cứu suốt 75 năm qua, kể từ khi học giả L. Cadière đưa ra gợi ý đầu 
tiên. Từ đó đến nay đã xảy ra những cuộc tranh luận nảy lửa về vị trí lăng mộ của vua 
Quang Trung giữa các nhà nghiên cứu với nhiều giả thuyết ở nhiều địa điểm khác 
nhau. Giữa lúc những cuộc tranh luận triền miên chưa có điểm dừng, lần đầu tiên, 
chính quyền đã chính thức vào cuộc. Ngày 06/10/2016, thể theo đề nghị của UBND 
tỉnh Thừa Thiên Huế, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã cho phép tiến hành cuộc 
thăm dò khảo cổ học tìm kiếm dấu vết lăng mộ vua Quang Trung tại khuôn viên các 
chùa Thuyền Lâm, Vạn Phước và một số nhà dân thuộc phường Trường An, thành 
phố Huế (cho đến thời điểm bài báo này lên khuôn, cuộc thăm dò đã kết thúc nhưng 
chưa công bố báo cáo chính thức). Vị trí này theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân 
chính là phủ Dương Xuân thời các chúa Nguyễn, thời Tây Sơn là cung điện Đan 
Dương của vua Quang Trung và cũng là nơi an táng thi hài nhà vua sau khi băng hà. 
Giả thiết này được nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân đưa ra hơn 30 năm nay nhưng 
đã vấp phải nhiều ý kiến phản đối của không ít các nhà nghiên cứu khác, trong đó có 
vấn đề cốt lõi là vị trí phủ Dương Xuân ở đâu? Để góp phần làm sáng tỏ vấn đề, tạp 
chí Nghiên cứu và Phát triển số 1 và số 3 năm 2016 đã đăng hai bài viết của hai nhà 
nghiên cứu Trần Đại Vinh và Nguyễn Anh Huy, cùng cho rằng vị trí của phủ Dương 
Xuân xưa chính là nơi tọa lạc của đình làng Dương Xuân Hạ tại phường Thủy Xuân, 
thành phố Huế.
Sau khi hai bài viết trên được đăng tải, tòa soạn đã nhận được bài trao đổi dưới đây 
của tác giả Nguyễn Đình Đính, xin công bố để rộng đường dư luận.
 NC&PT
Trên tạp chí Nghiên cứu và Phát triển số 1 và số 3 năm 2016, hai nhà nghiên 
cứu (NNC) Trần Đại Vinh và Nguyễn Anh Huy đã viết bài có tựa đề “Phủ Dương 
Xuân thời chúa Nguyễn qua đối chiếu tư liệu và thực địa” (TĐV) và “Về phủ 
Dương Xuân thời chúa Nguyễn” (NAH). Hai bài nghiên cứu đó là một trong 
những nỗ lực làm rõ về phủ Dương Xuân trong thời gian qua của một số nhà 
nghiên cứu ở Huế. Tuy nhiên, có những vấn đề mà hai NNC Trần Đại Vinh và 
Nguyễn Anh Huy đưa ra chưa xác đáng và cần bàn kỹ hơn. Sau đây, chúng tôi xin 
trao đổi về hai bài nghiên cứu đã nêu.
Quá trình hình thành và phát triển của xã Dương Xuân xưa gắn liền với sự 
hình thành và phát triển vùng đất Thuận Hóa của người Việt. Vai trò, vị trí của 
* Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Thừa Thiên Huế.
TRAO ĐỔI
146 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 4 (130) . 2016
Dương Xuân trong thế đối sánh, tương hỗ cho sự ổn định chính quyền, tăng cường 
năng lực quân sự đã được chúa Nguyễn Phúc Tần (1620-1687) của Đàng Trong 
nâng cao lên một bậc, qua sự việc xây dựng phủ Dương Xuân bên kia Sông Hương. 
Bên cạnh việc xây dựng phủ Dương Xuân, chúa Nguyễn Phúc Tần và các vị chúa 
kế tiếp đã xây dựng thêm một số công trình khác quanh đó như phủ Tập Tượng, 
hiên Duyệt Võ trở thành các cơ sở để hoạt động chính trị, quân sự. Phủ Dương 
Xuân là một trong các phủ chính của Huế, còn được xem như cung điện Mùa Đông 
của các chúa Nguyễn.
Với tầm quan trọng như vậy, phủ Dương Xuân được ghi lại qua các tư liệu 
của người Việt, người Hoa và người phương Tây khi họ đến đây là điều dễ hiểu. 
Từ các ghi chép của J. Koffler, Pièrre Poivre, Thích Đại Sán, Lê Quý Đôn, hay sự 
miêu tả của sách Đại Nam nhất thống chí là những chứng cứ để chúng ta đi tìm ẩn 
số phủ Dương Xuân vốn được xem đã mất tích trên thực địa. 
Trong bài nghiên cứu của mình, NNC Trần Đại Vinh đã có những suy luận 
thiếu chứng cứ, thậm chí cắt gọt các dẫn chứng tư liệu theo ý chủ quan của mình, 
nhằm hướng độc giả, hoặc những người quan tâm theo ý kiến riêng của mình mà 
thiếu sự suy xét đúng đắn, rõ ràng. Còn NNC Nguyễn Anh Huy thì trích dẫn nhưng 
Hình 1: Bản thảo sách Đại Nam nhất 
thống chí thời Tự Đức, đoạn nói về gò 
Dương Xuân.
Hình 2: Đoạn ghi về gò Dương Xuân (Dương Xuân 
cương), trang 26, tập Thượng, Phủ Thừa Thiên, 
sách Đại Nam nhất thống chí, bản in đời Duy Tân.
147Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 4 (130) . 2016
bỏ qua thao tác phân tích tư liệu. Vì thế, cả hai nhà nghiên cứu đã có cái nhìn thiếu 
chuẩn xác vị trí thật sự của phủ Dương Xuân, hay nói chính xác hơn là phạm vi tồn 
tại khả dĩ nhất của phủ Dương Xuân. 
Điều đầu tiên chúng tôi muốn nói đến là việc sử dụng tư liệu của chính triều 
Nguyễn của hai nhà nghiên cứu, ở đây là sách Đại Nam nhất thống chí.
Đoạn 5, phần I trong bài của mình, NNC Trần Đại Vinh viết: “Năm 1700, 
chúa Nguyễn Phúc Chu cho trùng tu phủ Dương Xuân. Quân lính đào đất, phát 
hiện một ấn đồng khắc 6 chữ triện ‘Trấn Lỗ tướng quân chi ấn’. Từ đó, phủ Dương 
Xuân cũng có biệt danh là phủ Ấn”. Ở đây, tác giả không chú thích nguồn tư liệu, 
nhưng chúng tôi cũng biết được rằng tác giả dẫn lại từ sách Đại Nam nhất thống 
chí của Quốc Sử Quán triều Nguyễn, tập Thượng của Thừa Thiên phủ, nói về “Gò 
Dương Xuân”. Đoạn viết đầy đủ về gò Dương Xuân trong sách này như sau: 
“GÒ DƯƠNG XUÂN: Ở phía tây bắc huyện (Hương Thủy) 15 dặm; thế gò 
bằng phẳng rộng rãi, chỗ cao chỗ thấp, la liệt dài dặc độ vài dặm; phía nam gò có 
đàn Nam Giao, phía tây có nhiều danh-lam-cổ-sát, cũng xưng là nơi giai thắng.
“Cẩn Án: Lúc đầu bản triều khai quốc có dựng phủ ở gò Dương Xuân nầy. 
Đời vua Hiển Tôn năm Canh Thìn thứ 9 (1700) trùng tu, cơ Tả Thủy, đào đất được 
1 cái ấn đồng có khắc chữ: ‘Trấn Lỗ Tướng Quân chi ấn’ là ấn của Trấn Lỗ Tướng 
Quân, nhân đó đặt tên phủ là Ấn phủ. Từ sau khi bị binh hỏa đến nay, chỗ ấy mất 
tích không biết ở vào chỗ nào”.(1) 
NNC Trần Đại Vinh sử dụng thông tin của sách Đại Nam nhất thống chí như 
một thông tin cơ bản nhưng đã bỏ qua thông tin cơ bản về vị trí phủ Dương Xuân 
mà sách này nêu. Vấn đề đó sẽ được chúng tôi phân tích ở phần sau. 
Còn NNC Nguyễn Anh Huy thì ngay từ đầu bài viết đã trích dẫn đúng đoạn 
trích vừa nêu. Nhưng NNC Nguyễn Anh Huy không phân tích thông tin tư liệu từ 
đoạn trích mà mình đưa ra. Điều này cực kỳ khó hiểu với một thao tác khảo sát tư 
liệu, bởi lẽ, đưa tư liệu có nói đến một địa điểm cần khảo sát nhưng không quan 
tâm phân tích thì đưa vào chẳng phải thành ra thừa hay sao? Vấn đề ở đây là cả hai 
bài viết của hai NNC Trần Đại Vinh và Nguyễn Anh Huy không trích dẫn và có 
trích dẫn thì cũng như không. Trong khi, đó là một đoạn trích vô cùng quan trọng 
để biết được khu vực có phủ Dương Xuân. Nhà nghiên cứu Trần Đại Vinh thì chỉ 
lược ra một số chi tiết để lập luận theo ý của mình. Còn nhà nghiên cứu Nguyễn 
Anh Huy thì đưa ra nhưng không phân tích nhằm tạo ra cảm nhận “đã trích dẫn” 
qua đó đánh lừa người đọc thiếu thông tin. 
Tầm quan trọng của thông tin liên quan đến gò Dương Xuân trong sách Đại 
Nam nhất thống chí đó là: sách cho biết rằng phủ Dương Xuân được xây dựng trên 
gò Dương Xuân, phủ Dương Xuân còn có tên là phủ Ấn. Đặc biệt là định hướng 
của gò Dương Xuân so với đàn Nam Giao - phía nam gò có đàn Nam Giao! Xin 
148 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 4 (130) . 2016
được hỏi cả hai NNC Trần Đại Vinh và Nguyễn Anh Huy rằng, có sự xác định 
phương vị của một cái phủ đang cần tìm dựa trên một cái đàn đang tồn tại chẳng lẽ 
không cần thiết trong thao tác này, để rồi phải đi loanh quanh tìm kiếm? 
Đáng chú ý ở phần II của bài viết, NNC Trần Đại Vinh viết: “Lại căn cứ theo 
Đại Nam nhất thống chí, cả bản viết đời Tự Đức và bản in đời Duy Tân đều hoàn 
toàn như nhau trong mục gò Dương Xuân:
“Quốc sơ kiến thu ư thử. Hiển Tôn Canh Thìn cửu niên trùng tu, Tả Thủy cơ 
quật địa đắc nhất đồng ấn, hữu văn viết: Trấn Lỗ tướng quân chi ấn, nhân danh 
viết Ấn phủ. Tự kinh binh loạn, kim thất kỳ xứ”. 
Cần phải nói lại cho rõ ở đoạn trích này, tại sao toàn bộ nguyên văn phần nói 
về GÒ DƯƠNG XUÂN của Đại Nam nhất thống chí không được NNC Trần Đại 
Vinh dẫn ra đầy đủ? Tác giả đã trích dẫn không đúng (kiến phủ ư thử chứ không 
phải là kiến thu), thiếu cho nên khó có thể phân tích và hiểu được đoạn trích! 
Phần còn thiếu, chúng tôi xin được bổ sung: “DƯƠNG XUÂN CƯƠNG: Tại huyện 
tây bắc thập ngũ lý, cương thế bình khoáng, khởi phục la liệt, diên cắng sổ lý hứa 
kỳ nam, Nam Giao đàn tại yên, kỳ tây đa danh lam cổ sát, diệc xưng giai thắng. 
Cẩn án: ”(2) 
Nhà nghiên cứu Nguyễn Anh Huy thì trích dẫn từ sách Đại Nam nhất thống 
chí nhưng không phân tích, từ đó, hiệu quả cung cấp thông tin của đoạn trích bằng 
không. Tại sao NNC Nguyễn Anh Huy không phân tích đoạn trích? Khi nghiên 
cứu về một vấn đề lịch sử của một triều đại, các nhà nghiên cứu không thể bỏ qua 
việc tìm hiểu các thông tin lịch sử mà triều đại đó để lại. Với vấn đề phủ Dương 
Xuân, các nhà nghiên cứu không thể bỏ qua thông tin từ sách Đại Nam nhất thống 
chí của triều Nguyễn để lại. 
Thông tin của sách Đại Nam nhất thống chí đã cho chúng ta thấy được sự 
định vị phủ Dương Xuân. Phía nam gò Dương Xuân có đàn Nam Giao, vậy đối 
ngược với phía nam là phía bắc, và ở đây, phía bắc của đàn Nam Giao là phủ 
Dương Xuân ở trên gò Dương Xuân (chúng tôi nhấn mạnh). Không khó để nhận 
diện khu vực gò Dương Xuân trên thực địa với kỹ thuật hiện nay, đó chính là vùng 
Bình An thuộc phường Trường An, thành phố Huế. Phủ Dương Xuân cũng vì thế 
mà được xác định ở khu vực Bình An đó.
Tiếp theo là một số vấn đề khác của hai bài viết cần được trao đổi thêm.
Ở đoạn 4, phần I, bài của NNC Trần Đại Vinh, viết: “Dưới thời chúa Nguyễn 
Phúc Tần, khoảng năm 1680 phủ Dương Xuân được xây dựng trên một gò đồi của 
làng, nhìn ra đồng ruộng và bờ Sông Hương. Tại đồng ruộng ven sông, về sau 
xây phủ Tập Tượng, là nơi luyện tập voi và tượng quân”. Chúng tôi không rõ tác 
giả dựa vào tài liệu nào để nói rằng phủ Dương Xuân “nhìn ra đồng ruộng và bờ 
Sông Hương”? Trong khi, một nhân chứng từng đến phủ Dương Xuân là Pièrre 
Poivre miêu tả trong nhật ký Kỷ hành (Voyage) của mình như sau: “le second 
149Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 4 (130) . 2016
palais, qui est plus petit, est bâti sur une élévation un peu éloignée de la rivière et 
n’a qu’une aile qui regarde du côté de l’eau. Le Roy pense l’hiver ou la saison des 
pluies qui dure quatre mois” (Cung điện thứ hai nhỏ hơn, được xây dựng trên cái 
gò (élévation) hơi xa sông một chút và chỉ có một cánh nhìn ra phía sông. Chúa 
thường ngự ở đó vào mùa đông hay mùa mưa kéo dài đến bốn tháng).(3) Vậy, chỉ có 
một cánh nhìn ra phía sông (Pièrre Poivre) và nhìn ra đồng ruộng và bờ Sông 
Hương (Trần Đại Vinh) có sự khác biệt về miêu tả. Một bên là nhân chứng trực 
tiếp miêu tả, còn một bên là tự miêu tả lấy. Như thế, NNC Trần Đại Vinh đã tự đưa 
ra hướng nhìn của mình với phủ Dương Xuân là không đúng. 
NNC Nguyễn Anh Huy cũng trích dẫn lại các thông tin của Pièrre Poivre, thế 
nhưng, có những vấn đề liên quan đến việc dịch từ tiếng Pháp ra tiếng Việt. Đặc 
biệt là đoạn trích: “Le 29. (septembre 1749) - Hue, capitale de la Cochinchine, 
est divisée en douze quartiers tous situés sur les bords d’une grande rivière et 
d’une infinité de canaux qui en sortent. Les quatre principaux ont pris le nom des 
quatre palais du Roy, dont le plus grand est celui qu’ils nomment Phu kinh ou 
palais secret, le second Phu tlen, ou palais supérieur, le troisième Phu cam, palais 
deffendu, le quatrième Phu aô, palais du marais” được Nguyễn Anh Huy dịch 
như sau: “Ngày 29/9/1749. Huế, thủ phủ xứ Đàng Trong, gồm có 12 khu vực(9) đều 
nằm bên bờ một con sông lớn và những con kênh nhỏ tách ra dài vô tận. Bốn phủ 
chính mang tên 4 cung điện của nhà vua, cái lớn nhất mang tên là Phủ Chính hay 
mật điện,(10) cung điện thứ hai là Phủ Trên, cung điện thứ ba là Phủ Cam, cung điện 
thứ tư là Phủ Ao”. Ba cụm từ được chúng tôi in đậm bên trên không hề được NNC 
Nguyễn Anh Huy dịch, có lẽ ông cho là thừa khi dịch! Việc dịch không trọn vẹn 
như vậy sẽ ảnh hưởng đến giá trị sử liệu của đoạn trích, ở đây là chú giải của Pièrre 
Poivre về các địa danh Phu tlen (Phủ Trên hoặc Phủ Thượng), Phủ Cam và Phủ Ao.
Bên cạnh đó, phần còn thiếu của đoạn trích này cần ghi đầy đủ hơn là “Ces 
quatre palais sont le principal ornement de la capitale, quoique à proprement 
parler, il n’y ait que le premier qui mérite le nom de palais. J’en ferai la description 
lorsque j’aurai l’occasion de les bien voir”(4) (Tạm dịch: Bốn phủ này là những 
công trình chính yếu của kinh đô, mặc dù nói cho đúng thì chỉ có phủ đầu tiên 
mới đáng xưng là phủ. Tôi sẽ mô tả cái phủ ấy khi nào tôi có dịp ngắm kỹ). Khi 
trích dẫn thông tin ngày 29/9/1749 của Pièrre Poivre, NNC Nguyễn Anh Huy đã 
tự mình viết lại “Le 29. (septembre 1749) - Hue, capitale de la Cochinchine, est 
divisée en douze quartiers tous situés sur les bords d’une grande rivière et d’une 
infinité de canaux qui en sortent” mà bỏ bớt 2 miêu tả trước đó của ngày này, 
thành ra nếu ai không có tư liệu ghi chép của Pièrre Poivre sẽ lầm tưởng rằng ngày 
29/9/1749 chỉ có nói đến các phủ mà thôi. Từ đó thấy rằng, thông tin tư liệu bằng 
tiếng Pháp được NNC Nguyễn Anh Huy trích không đầy đủ. 
Việc trích dẫn các tư liệu khác liên quan đến các cung, phủ, điện thời chúa 
Nguyễn của những người phương Tây là cần thiết. Tuy nhiên, cần đặt thông tin đó 
150 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 4 (130) . 2016
trong thời điểm các tác giả miêu tả. Trong các miêu tả của Pièrre Poivre, phủ Dương 
Xuân được ông gọi là phủ Trên và những gì liên quan phủ này ông đều gọi phủ 
Trên. Ví dụ từ miêu tả được NNC Nguyễn Anh Huy trích dẫn, Pièrre Poivre miêu 
tả trong mục ngày 25/11/1749 rằng “cung điện Mùa Đông còn có tên là phủ Trên”, 
mục ngày 29/11/1749 rằng “Tôi đi lên phủ Trên để yết kiến nhà vua”. Điều này cho 
thấy Pièrre Poivre rất rõ ràng trong miêu tả, trường hợp phủ Chính cũng vậy, vì thế, 
khi nói các cung, phủ, điện khác thì ông không nhắc cụ thể như phủ Chính và phủ 
Trên. Do đó, NNC Nguyễn Anh Huy không nên trích dẫn thêm những đoạn trích 
có cung, điện, phủ khác để bình luận theo ý chủ quan của mình. Ví dụ, với Pièrre 
Poivre trong mục ngày 02/01/1750 rằng “Nhà vua rời cung điện nhỏ ở vùng Thợ 
Đúc (tiểu cung Thợ Đúc) để về cung điện lớn”, với Đức cha Lefèbvre rằng “vì 
khi đó vua đang sống trong một cung điện gần nơi cư trú của vị giám mục”. 
Còn trong đoạn 8, phần II, ở bài viết của mình, NNC Trần Đại Vinh dẫn lại 
thông tin của L. Cadière, trong BAVH số tháng 7-9 năm 1925, bài “Le quartier des 
Arènes: Souvenirs des Nguyen”: Cha Koffler trong miêu tả Lịch sử xứ Nam Hà đã 
nói cho chúng ta biết rằng: “Ngoài nơi ở chính của hoàng gia (có nghĩa là cung 
điện lớn) còn có ba cung điện khác Cái thứ hai dùng làm cung điện Mùa Đông 
được dựng ở bờ bên kia của sông cái”. Vậy phải hiểu đoạn trích này như thế nào ? 
Chẳng phải cha Koffler đã đứng ở/lấy cung điện lớn - phủ chính Phú Xuân để làm 
nơi xác định vị trí của phủ Dương Xuân hay sao? Cho nên mới nói rằng “được 
dựng ở bờ bên kia của sông cái”, sông cái chính là Sông Hương, tức là phải gần 
như đối diện với đô thành Phú Xuân, ở đây chính là vị trí của gò Dương Xuân. Nếu 
chếch lên phía Bàu Vá – nơi mà NNC Trần Đại Vinh đang muốn chứng minh, thì 
thành ra chếch về hướng tây nam so với phủ chính Phú Xuân. Cũng dẫn thông tin 
này nhưng NNC Nguyễn Anh Huy lại dịch và phân tích rằng “cung điện mùa đông 
(tức phủ Dương Xuân) nằm ở BỜ sông”. Điều này sẽ lại mâu thuẫn với lập luận 
đình Dương Xuân Hạ vốn là nơi từng có vị trí phủ Dương Xuân của chính NNC 
Nguyễn Anh Huy. Bởi, vị trí ngọn đồi có đình Dương Xuân Hạ hiện nay nếu có lùi 
về thời điểm hơn 300 năm trước thì không hề nằm ở bờ sông!
Tiếp đó, cả hai NNC Trần Đại Vinh và Nguyễn Anh Huy lại dẫn đoạn trích 
theo mô tả của Pièrre Poivre. Trong đó, đoạn trích của NNC Trần Đại Vinh là 
“Cung điện thứ hai nhỏ hơn, được xây dựng trên một cái gò hơi xa sông một chút 
và chỉ có một cánh nhìn về phía trước. Chúa thường ngự ở đó vào mùa đông hay 
mùa mưa, mùa này kéo dài đến bốn tháng”. NNC Nguyễn Anh Huy thì “nó có một 
cánh nhìn ra phía sông”. Kết hợp với định vị từ chỉ dẫn của cha Koffler - được 
dựng ở bờ bên kia của sông cái và được xây dựng trên một cái gò hơi xa sông một 
chút và chỉ có một cánh nhìn về phía trước, chúng ta sẽ thấy rằng phủ Dương Xuân 
dựng trên một cái gò gần như đối diện với phủ chính Phú Xuân, nếu ở vị trí khác - 
lên phía trên hoặc xuống phía dưới thì miêu tả sẽ phải khác. 
151Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 4 (130) . 2016
Trong trích dẫn của hòa thượng Thích Đại 
Sán, tác giả cuốn Hải ngoại kỷ sự, NNC 
Nguyễn Anh Huy có thể đã hiểu sai về miêu 
tả của Thích Đại Sán. Theo Thích Đại Sán, 
sau khi gặp chúa Nguyễn Phúc Chu đàm 
đạo và ăn chay, thì “Qua nửa đêm, còn 
lưu luyến chưa từ biệt. Quốc sư nói rằng 
“Lão hòa thượng đi thuyền quá mệt mỏi. 
Rồi đây đàm đạo còn nhiều ngày”. Về đến 
chùa Thiền Lâm, canh ba đã điểm trống” 
(Thích Đại Sán, Hải ngoại kỷ sự, Nxb Khoa 
học Xã hội, 2016, tr. 57). Thời gian qua nửa 
đêm và canh ba có khác nhau gì? Chẳng 
phải là gần như cùng thời gian: nửa đêm - 
giờ Tý - canh ba! Như thế, chùa Thiền Lâm 
phải rất gần phủ Dương Xuân thì một ông 
lão như Thích Đại Sán mới đến nhanh như 
vậy chứ. Còn nếu ở đồi có đình Dương Xuân 
Hạ hiện nay mà đi về chùa Thiền Lâm xưa 
- trên đường Điện Biên Phủ ngày nay cũng 
suýt soát 1km theo đường chim bay, ngày xưa đâu phải đường thẳng tắp để lão hòa 
thượng Thích Đại Sán trong đêm tối có thể đi nhanh đến thế?
 Cùng đi đến giả thiết giống nhau, cả hai NNC đều đưa ra các thông tin về 
việc đi tìm phủ Dương Xuân của mình và chứng minh rằng khu vực đình làng 
Dương Xuân Hạ “có khả năng là mặt bằng của phủ Dương Xuân ngày xưa” (Trần 
Đại Vinh) và “khu vực đình Dương Xuân Hạ tọa lạc chính là phủ Dương Xuân 
cũ của chúa Nguyễn” (Nguyễn Anh Huy). Trước hết, theo chúng tôi, NNC Trần 
Đại Vinh chưa xử lý hết thông tin tư liệu, thậm chí không đầy đủ khi trích dẫn tư 
liệu. Điển hình là trích dẫn miêu tả về “gò Dương Xuân” trong sách Đại Nam nhất 
thống chí. Thứ hai, có 2 vấn đề ở đây, sử dụng trích dẫn không đầy đủ sẽ gây hiểu 
nhầm và không chú ý đúng mức thông tin từ chính tư liệu mà triều Nguyễn đã ghi 
chép lại. Tác giả không thể lấy một địa điểm phỏng định để thay thế một địa điểm 
đã được xác định qua Đại Nam nhất thống chí. Còn NNC Nguyễn Anh Huy thì quá 
trình điền dã có vấn đề, bởi lẽ, hình 5 của tác giả lại là ngôi nhà thờ của họ Nguyễn 
ở phường Phường Đúc - thành phố Huế, chứ không phải đình Xuân Giang. Vì thế, 
NNC Nguyễn Anh Huy cần kiểm chứng lại các miêu tả, vì điền dã không sát thực 
tế thì miêu tả khó mà đúng được. Đó là chưa kể NNC Nguyễn Anh Huy không biết 
dựa vào tiêu chí nào, tài liệu nào mà khẳng định chắc nịch ở hình 2 của bài viết 
rằng “Bên trái dãy bậc cấp còn con rồng kiểu thời chúa Nguyễn”? Sự khẳng định 
đó thiếu căn cứ. 
Hình 3: Vị trí Trường Súng và chùa Thiền 
Lâm (ảnh của NNC Nguyễn Đắc Xuân).
152 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 4 (130) . 2016
Hơn nữa, cả hai nhà nghiên cứu Trần Đại Vinh và Nguyễn Anh Huy có vẻ 
không nghiên cứu đến vị trí hứng gió mùa đông của đình làng Dương Xuân Hạ. 
Khi các chúa Nguyễn sử dụng phủ Dương Xuân làm cung điện Mùa Đông chính 
là tính đến vị trí tránh gió lạnh mùa đông, nhưng theo hai nhà nghiên cứu thì phần 
này lại ở ngọn đồi có đình làng Dương Xuân Hạ, vậy việc hứng gió mùa đông đó 
sẽ phải xử lý thế nào? Nếu xoay lưng về hướng bắc, hoặc đông bắc để có thể có góc 
nhìn ra chỗ đất thấp ở dưới chân, để cố gắng phù hợp miêu tả có hồ ở tây nam (tây 
nam phải đối diện với đông bắc) thì lại không phù hợp với phong thủy - một vấn 
đề thế giới quan, nhân sinh quan luôn được chú ý của người phương Đông trong 
việc xây nhà. Cung điện Mùa Đông dùng để tránh lụt, tránh lạnh, nếu theo ý kiến 
của hai NNC Trần Đại Vinh và Nguyễn Anh Huy thì chức năng “cung điện Mùa 
Đông” không còn phù hợp. 
Ở bản đồ (hình 6), gò Dương Xuân 
(B) ở về phía bắc của đàn Nam Giao 
(A) do phía nam gò Dương Xuân 
có đàn Nam Giao, còn ngọn đồi có 
đình làng Dương Xuân Hạ (C) nằm 
về phía tây bắc của đàn Nam Giao 
(A). Từ tài liệu và đi đến vị trí thực 
tế, cho thấy, vị trí đình làng Dương 
Xuân Hạ chưa bao giờ nằm ở gò 
Dương Xuân.
Lại nữa, với vị trí của đình Dương 
Xuân Hạ, so với đàn Nam Giao thì 
đình Dương Xuân Hạ nằm ở phía 
tây bắc của đàn Nam Giao. Vị trí 
này không giống miêu tả của sách 
Đại Nam nhất thống chí. Triều Nguyễn là triều đại kế tục của chúa Nguyễn – chủ 
nhân của phủ Dương Xuân, thì thông tin của triều Nguyễn không lẽ là sai?
Hình 6: Vị trí đàn Nam Giao (A) so với gò Dương 
Xuân (B) và đình làng Dương Xuân Hạ (C) - Bản đồ 
của Cơ quan Trắc địa Đông Dương, 1910.
Hình 4: Đình Xuân Giang. Hình 5: Nhà thờ họ Nguyễn ở Phường Đúc.
153Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 4 (130) . 2016
 Còn một số vấn đề trong hai bài viết của hai nhà nghiên cứu Trần Đại Vinh 
và Nguyễn Anh Huy, tuy nhiên, trong phạm vi bài này chúng tôi chỉ trao đổi về vị 
trí phủ Dương Xuân. Các vấn đề khác sẽ trở lại khi có dịp.
Với hai bài đã viết, cả hai nhà nghiên cứu cắt gọt trích dẫn (Trần Đại Vinh) và 
trích dẫn nhưng không phân tích (Nguyễn Anh Huy), từ sách Đại Nam nhất thống 
chí. Như thế, ngay từ đầu, sự tìm tòi vấn đề phủ Dương Xuân của hai tác giả qua 
hai bài viết đã không đáp ứng tiêu chí khách quan của khoa học. Từ đó, sự khẳng 
định phủ Dương Xuân chính là tiền thân của đình Dương Xuân Hạ quả là thiếu cơ 
sở khoa học. 
 N Đ Đ
CHÚ THÍCH
(1) Quốc Sử Quán triều Nguyễn, Đại Nam nhất thống chí, Thừa Thiên phủ, tập Thượng, bản 
dịch Tu Trai Nguyễn Tạo, Nha Văn hóa, Bộ Quốc gia Giáo dục, Sài Gòn, 1961, tr. 56.
(2) Xem hình 1 & 2: Nguyên văn sách Đại Nam nhất thống chí thời Tự Đức và bản in đời Duy 
Tân - đoạn nói về gò Dương Xuân.
(3) BAVH, số tháng 7-9 năm 1925, tr. 138.
(4) Pièrre Poivre, Journal d’un voyage à la Cochinchine, Voyage à la Cour, Le 29, transcrit et 
présenté par Henri Cordier.
TÓM TẮT
Trên tạp chí Nghiên cứu và Phát triển số 1 và số 3 năm 2016, hai nhà nghiên cứu Trần 
Đại Vinh và Nguyễn Anh Huy đã công bố hai bài viết cùng khẳng định vị trí của phủ Dương Xuân 
thời các chúa Nguyễn chính là nơi tọa lạc của đình làng Dương Xuân Hạ hiện nay (ở phường 
Thủy Xuân, thành phố Huế). Tác giả bài viết này cho rằng, trong hai bài viết nói trên, cả hai nhà 
nghiên cứu đã cắt gọt trích dẫn (Trần Đại Vinh) và trích dẫn nhưng không phân tích (Nguyễn Anh 
Huy) từ sách Đại Nam nhất thống chí, tư liệu đáng tin cậy nhất mô tả về vị trí phủ Dương Xuân. 
Như vậy, ngay từ đầu, thao tác phân tích tư liệu của hai tác giả đã không đáp ứng được tiêu chí 
khách quan của khoa học. Từ đó, sự khẳng định phủ Dương Xuân chính là tiền thân của đình 
làng Dương Xuân Hạ là thiếu cơ sở khoa học.
ABSTRACT
DƯƠNG XUÂN RESIDENCE DURING THE NGUYỄN LORDS: SOME VIEWS NEED TO BE 
EXCHANGED WITH RESEARCHERS TRẦN ĐẠI VINH AND NGUYỄN ANH HUY
In the Journal for Research and Development No. 1 and No. 3, 2016, two articles of 
Trần Đại Vinh and Nguyễn Anh Huy were made public confirming that the position of Dương 
Xuân Residence during the Nguyễn Lords was located right on the present Communal House of 
Dương Xuân Hạ village (Thủy Xuân ward, Huế city). The author of this article states that in the 
two articles above, both researchers either truncated the citation (Trần Đại Vinh) or cited but not 
analyzed (Nguyễn Anh Huy) the origin from the Đại Nam nhất thống chí (Đại Nam Comprehensive 
Encyclopaedia), the most reliable materials in describing the position of Dương Xuân Residence. 
Thus, right from the start, the document analysis of both authors has not satisfied the criteria of 
scientific objectivity. As a result, the affirmation that Dương Xuân Residence was once on Dương 
Xuân Hạ Communal House is lacking scientific basis. 

File đính kèm:

  • pdfphu_duong_xuan_thoi_chua_nguyen_trao_doi_cung_hai_nha_nghien.pdf