Rượu quê - Từ góc nhìn văn hoá làng xã

TÓM TẮT

Không được nhắc đến nhiều như cây đa, bến nước, sân đình, nhưng rượu quê chắc chắn là một

phần kí ức khó phai của những người xa xứ khi nghĩ về quê xưa làng cũ. Nguyên liệu cất rượu gần

gũi với người nông dân. Cách ủ men nấu rượu đơn giản, được thực hiện chủ yếu trong gia đình với

quy mô nhỏ, phản ánh đúng tính chất tập quán sản xuất, sinh hoạt của người Việt Nam: nhỏ lẻ,

manh mún, tự cấp tự túc. Người ta nấu rượu để thắp hương ngày lễ tết, để thăm biếu như một món

quà quê, để đãi anh em họ hàng. Không chỉ để uống, để làm cái “cầu giao tiếp”, rượu còn được sử

dụng với rất nhiều ý nghĩa tâm linh thiêng liêng khác. Tất cả những điều đó khiến nó trở thành thứ

đồ uống không thể thiếu trong mọi gia đình Việt.

pdf 5 trang yennguyen 8280
Bạn đang xem tài liệu "Rượu quê - Từ góc nhìn văn hoá làng xã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Rượu quê - Từ góc nhìn văn hoá làng xã

Rượu quê - Từ góc nhìn văn hoá làng xã
Nguyễn Thị Suối Linh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 96(08): 181 - 185 
 181
RƯỢU QUÊ - TỪ GÓC NHÌN VĂN HOÁ LÀNG XÃ 
 Nguyễn Thị Suối Linh 
 Trường Đại học Khoa học – ĐH Thái Nguyên 
TÓM TẮT 
Không được nhắc đến nhiều như cây đa, bến nước, sân đình, nhưng rượu quê chắc chắn là một 
phần kí ức khó phai của những người xa xứ khi nghĩ về quê xưa làng cũ. Nguyên liệu cất rượu gần 
gũi với người nông dân. Cách ủ men nấu rượu đơn giản, được thực hiện chủ yếu trong gia đình với 
quy mô nhỏ, phản ánh đúng tính chất tập quán sản xuất, sinh hoạt của người Việt Nam: nhỏ lẻ, 
manh mún, tự cấp tự túc. Người ta nấu rượu để thắp hương ngày lễ tết, để thăm biếu như một món 
quà quê, để đãi anh em họ hàng. Không chỉ để uống, để làm cái “cầu giao tiếp”, rượu còn được sử 
dụng với rất nhiều ý nghĩa tâm linh thiêng liêng khác. Tất cả những điều đó khiến nó trở thành thứ 
đồ uống không thể thiếu trong mọi gia đình Việt. 
Từ khoá: rượu, làng xã, giao tiếp, tâm linh, tự cấp tự túc 
Có rất nhiều yếu tố làm nên diện mạo văn hoá 
của một cộng đồng, từ nói năng, đi đứng, cưới 
hỏi, tang mađến những thứ trừu tượng hơn 
như tính cách, ứng xử, ngôn ngữ, tư duy, 
Và tất nhiên, trong những yếu tố đó không 
thể ngoại trừ chuyện ăn, chuyện uống. Ăn 
uống là nhu cầu sinh lí của con người, cũng là 
một hành vi văn hoá. Có một thứ đồ uống gắn 
với không gian văn hoá làng quê, không phải 
mắt trâu, chè xanh, nụ vối nhân trần mà đó 
là rượu trắng.* 
Dưới góc độ xã hội học, có những lúc, rượu 
bị coi là thủ phạm số một dẫn tới bạo lực gia 
đình và xung đột xã hội. Với các nhà kinh tế, 
rượu là một chủng loại hàng hoá nhiều lợi 
nhuận và sức tiêu thụ lớn mặc cho ngành y tế 
không ngừng khuyến cáo hạn chế sử dụng 
rượu bia và chất kích thích. Trong Văn học 
nghệ thuật, có lúc, rượu gắn với những hình 
ảnh bê tha nhếch nhác, khổ sở, bất lực: một 
Chí Phèo triền miên trong những cơn say của 
Nam Cao, một bà Thi điên tối nào cũng uống 
rượu để rồi lẩn vào bóng đêm trong tiếng cười 
khanh khách gai người trong Hai đứa trẻ của 
Thạch Lam Nhưng cũng không hiếm khi 
rượu góp phần làm nên những bức tranh cực 
kì nên thơ, nên nhạc của làng quê Việt như 
Thu ẩm đã làm nên chùm thơ thu kiệt tác của 
Nguyễn Khuyến 
Trên thế giới, có những thứ đồ uống đã trở 
thành “thương hiệu văn hoá” của một quốc 
*
 Tel: 0985 056063, Email: linhnts@tnu.edu.vn 
gia như rượu Vang đỏ của người Pháp, rượu 
Vodka của người Nga, rượu Sake – niềm tự 
hào của người dân dưới chân núi Phú Sĩ. 
Nghĩa là, rượu không phải chỉ của người Việt, 
nhưng dường như có một thứ rượu của riêng 
người Việt, ấy là rượu đế, thứ rượu trắng nút 
lá chuối giá chỉ bằng một phần nghìn những 
chai rượu ngoại nhưng có lúc, một nghìn chai 
rượu ngoại kia cũng không thay thế được. 
Rượu có thể dẫn đến cãi cọ, đổ vỡ nhưng 
thiếu rượu thì cũng mất hẳn đi sự trọn vẹn của 
những cuộc vui. Trong bài viết này, tôi muốn 
nói về rượu như một biểu tượng của văn hoá 
làng quê. 
Nguyên liệu chính để nấu rượu là sản 
phẩm của nền nông nghiệp làng xã 
Với người nông dân Việt thì lúa gạo là thứ 
nhiều nhất, sẵn nhất và cũng quý nhất. Đó là 
sản phẩm của nền nông nghiệp lúa nước đã có 
từ hàng ngàn năm, trước cả sự ra đời của nhà 
nước đầu tiên Văn Lang – Âu Lạc. Văn hoá 
Việt nói chung, văn hoá làng xã nói riêng 
cũng thuộc về loại hình văn hoá nông nghiệp 
gốc trồng trọt với những tính chất đặc trưng 
đã được định hình và phát triển trong một thời 
gian dài. Cơm tẻ được nấu từ lúa, thổi từ rơm 
(thân cây lúa khô) là thứ đồ ăn quan trọng 
nhất trong cơ cấu bữa ăn của người Việt. Nó 
quan trọng tới mức người ta gọi tên nó thay 
cho cả bữa ăn (ăn cơm = cơm + thức ăn 
khác), đôi khi vẫn gọi là ăn cơm trong khi 
trên mâm không hề có món cơm. Nói như 
vậy, song thực tế, ít có bữa ăn nào của nguời 
Nguyễn Thị Suối Linh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 96(08): 181 - 185 
 182
Việt mà cơm lại không phải là món chủ đạo. 
Ngày lễ, dù mâm cao cỗ đầy nhưng vẫn phải 
có tí cơm lót dạ mới thành bữa, trẻ nhỏ thiếu 
sữa được bú nước cơm, người ra đồng mang 
theo nắm cơm ăn giữa buổi, về già răng yếu 
có khi phải thay cơm bằng cháo. Và, khi chết 
đi rồi, người Việt vẫn được con cháu gửi theo 
nắm gạo đi đường. 
Không chỉ để thổi cơm, từ lúa gạo, người 
nông dân Việt Nam còn làm ra nhiều món ăn 
khác nhau như bún, bánh cuốn, bánh đúc, bánh 
giò, xôi, bánh chưng, bánh dàyvà rượu. 
Nếu như rượu Vang nổi tiếng khắp thế giới 
được nấu từ nho, từ táo, tức là những thứ trái 
cây nguồn gốc ôn đới thì bà con ở quê ta bao 
đời nay chỉ coi rượu nấu từ gạo mới là ngon, 
còn các loại rượu Tây, Tàu dù đắt tiền cũng 
không thể sánh bằng. Rượu ngon là rượu 
trong veo, sủi tăm, ngửi có mùi thơm nồng, 
uống vào không bị nhức đầu, choáng váng. 
Rượu nấu xong cất vào hũ. Muốn uống dần 
cần trút ra chai thuỷ tinh hoặc cút, nậm, nút 
bằng lá chuối khô mới đúng kiểu, chứ không 
đựng vào can hoặc bình nhựa vì sẽ mất mùi. 
Thứ gạo được dùng phổ biến nhất để nấu 
rượu là gạo tẻ. Dịp lễ tết thì dùng rượu nếp, 
sang trọng hơn có rượu cẩm màu đỏ tía, vừa 
thơm, vừa đẹp mắt. Đồng bào miền núi còn 
dùng ngô, sắn hay lá rừng để nấu rượu. 
Không phải người Thượng, uống rượu ngô 
lần đầu sẽ thấy rất nặng nên thường phải dùng 
kèm canh lá đắng để có cảm giác rượu bớt 
đắng hơn. Nhưng cái hay của rượu ngô là 
càng uống càng thấy ngon và đặc biệt, nếu có 
say thì khi tỉnh dạy cùng không hề đau đầu, 
mệt mỏi. Rượu ngô trở thành một thứ đặc sản 
của núi rừng, giống như “thuyền nâu, trâu 
mộng với bè nứa mai” vậy! Tuy nhiên, ở làng 
quê đồng bằng Bắc Bộ thì rượu trắng nấu từ 
gạo tẻ vẫn là thứ đồ uống phổ biến và được 
yêu thích hơn cả. Người ta yêu rượu trắng đến 
mức sáng tạo ra lời ca dao hài hước như sau: 
Rượu làm từ gạo mà ra 
Cho nên uống rượu cũng là ăn cơm 
Những người đàn ông hóm hỉnh vẫn nói thế 
khi muốn cùng anh em khề khà thêm dăm ba 
chén trong khi người phụ nữ thân thương bên 
cạnh miệng cười mà mắt biếc vẫn lườm thay 
cho lời căn dặn: “Đủ rồi đấy anh, kẻo uống 
nữa lại say” 
Quy mô sản xuất nhỏ lẻ phản ánh đúng đặc 
trưng của một nền nông nghiệp tiểu nông 
tự cấp, tự túc. 
Ở phương Tây, những chai rượu vang được 
đóng gói từ xướng sản xuất lớn. Nhiều ông 
chủ giàu nên bởi các trang trại trồng nho bạt 
ngàn, những hầm chứa rượu khổng lồ với 
hàng trăm thùng lớn nhỏ. Và đương nhiên, 
rượu là một thứ hàng hoá khá xa xỉ (đối với 
họ, bia mới là thực là món đồ uống đồng quê, 
gắn với hình ảnh phiêu diêu của những chàng 
cowboy lãng tử. Phải chăng, vì thế mà hầu hết 
các ca sĩ dòng nhạc country người Mĩ đều 
chọn riêng cho mình một ca khúc viết về bia). 
Còn nông thôn đồng bằng Bắc bộ, trước kia, 
và cả bây giờ vẫn không giống như vậy. Một 
làng nhỏ chưa đầy một trăm hộ nhưng có thể 
có tới hàng chục nhà làm nghề nấu rượu. Đó 
là chưa kể đến rất nhiều gia đình khác tuy 
không thường xuyên nhưng đôi tháng một lần 
vẫn cất một mẻ rượu để uống với nhau, để 
biếu anh em họ hàng trong nhà, ngoài ngõ. 
Làm được điều đó bởi cái “xưởng rượu” của 
người Việt đơn giản lắm. Chỉ một chiếc lò tự 
đắp, một chiếc nồi nhôm đặt đúc trong làng, 
bể làm lạnh tự xây, vài ba cái thạp hay chum 
vại, ấy là thành một mẻ rượu. Cũng không 
mấy gia đình phải mua gạo về để nấu rượu. 
Họ tận dụng thóc lúa của nhà, có khi chỉ để 
nấu chục lít, uống đến đâu, làm tới đó. Có nhà 
nấu rượu gọi là để bán nhưng mục đích chính 
lại là tận dụng chút “bỗng rượu” để chăn 
nuôi, thậm chí làm quà cho con trẻ, làm gia vị 
cho món cá chua ngày hè. Có thể thấy, chúng 
ta có cả một thứ văn hoá gọi là tận dụng: rơm 
rạ lợp nhà bện chổi, tro bếp bón cây, vỏ bưởi 
gội đầu, đến quả mít, thân cây đu đủ ăn xong 
cũng không nỡ vứt mà phải giữ lại làm rau, 
làm nộm 
Quy mô sản xuất manh mún, nhỏ lẻ như vậy 
nên không mấy gia đình làm giàu nên từ nghề 
nấu rượu hay coi đó làm nghề chính. Họ vẫn 
thuỷ chung với vườn tược, ruộng đồng, vẫn 
coi đó chỉ là một thứ nghề tay trái phụ thêm 
Nguyễn Thị Suối Linh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 96(08): 181 - 185 
 183
lúc nông nhàn đổi lấy đồng quà tấm bánh, 
quyển vở, cái bút cho người già, con trẻ 
Không chỉ để uống, rượu còn được sử dụng 
cho các mục đích tâm linh 
Đối với người Việt, thì từ say vừa bao hàm 
nghĩa xấu, vừa gói cả ý nghĩa tốt đẹp. Uống 
say để nghiện, để đánh thầy mắng bạn, để bán 
vợ đợ con thì không thể tha thứ. Nhưng có 
cuộc hội ngộ nào mà thiếu được chén rượu, 
có ngày vui nào người ta không nâng chén 
chúc nhau. Khi đó, ai cũng muốn say một 
chút để hưởng trọn vẹn niềm vui. Và nói gì 
thì nói, rượu vẫn là đồ uống không thể thiếu 
trong những nghi lễ quan trọng nhất của đời 
người và của cộng đồng. 
Trên bàn thờ gia tiên, ngày thường người ta 
đặt chén nước lã. Nhưng vào những ngày đặc 
biệt như lễ tết, giỗ chạp, mồng một hôm rằm, 
họ lại có thêm chén ruợu mời tiên tổ. Xôi gà 
có thể thiếu nhưng chén rượu thì không thể. 
Ngày chạm ngõ, ăn hỏi, xin dâu, trong mâm 
lễ của nhà trai cần phải có chai rượu. Lấy 
đuợc vợ về nhà nhưng anh rể mới vẫn phải 
thực hiện một nhiệm vụ quan trọng tỏ lòng 
biết ơn đối với bố mẹ vợ. Đó là lễ lại mặt với 
gà, gạo nếp và rượu thơm. 
Trong đêm động phòng hoa chúc, xưa có tục 
cô dâu chú rể uống chung chén rượu với ý 
nghĩa cầu mong tình cảm mãi mãi đươc mặn 
nồng. Phong tục ấy ta học từ Trung quốc, gọi 
là giao bôi. Ngày nay nghi thức đó dù không 
còn phổ biến nhưng trong ngày vui, trước 
bạn bè anh em, đôi trẻ cũng phải uống rượu, 
vừa để cảm ơn, vừa thầm cầu mong điều 
may mắn. 
Ngày thanh minh đi tảo mộ, trước khi ra về, 
người sống rảy những giọt rượu thơm lên mộ 
người thân - một hành động thể hiện lòng 
thành kính. Trong các nghi lễ tâm linh như 
Hầu bóng, giải hạn, cúng cơm, luôn có nghi 
thức mời rượu bậc thần thánh hay những 
người đã khuất. Đốt xong vàng mã, người ta 
cũng vẩy rượu lên đống tro bởi họ tin rằng, có 
như vậy, người thân của mình mới nhận được. 
Đi đám ma về, người vô tâm đến đâu cũng 
biết rửa mặt mũi chân tay, hơ người qua đống 
lửa, và thận trọng hơn thì rửa tay bằng chút 
rượu gừng để xua đi hơi lạnh. 
Bữa cỗ của người Việt phải có rượu mới 
thành. Vì vậy, có cách nói hoán dụ như: Mời 
bác sang uống rượu (sang ăn cỗ), máy mắt 
trái có rượu thịt (có người mời ăn), Khi nào 
cho tôi uống rượu đây? (khi nào nhà có đám 
cưới) Có thể nói, chén rượu trắng có mặt và 
chứng kiến tất cả những nghi thức quan trọng 
nhất trong cuộc đời một con người từ lúc 
cúng mụ, thôi nôi, đến khi trưởng thành cưới 
hỏi, rồi khao vọng, vinh quy, lên lão, mừng 
thọ, trăm tuổi, giỗ chạp, đoạn tang Thậm 
chí, cho đến khi “thay áo”, người ta cũng 
dùng nước thơm và rượu trắng để tắm rửa cho 
người chết lần cuối cùng cho sạch sẽ xương 
thịt bụi trần 
Rượu - vị thuốc của làng quê 
Ở nông thôn, không phải lúc nào cũng sẵn 
thuốc thang, bệnh viện. Cho đến nay, rất 
nhiều người vẫn tin tưởng vào những bài 
thuốc dân gian từ cây lá trong vườn, những 
mẹo chữa bệnh ông cha để lại. Rất nhiều bài 
thuốc quen thuộc có thành phần quan trọng là 
rượu. Phổ biến nhất là rượu ngâm gừng để 
đánh cảm, rượu ngâm tỏi xoa bóp chân tay. 
Người ta còn dùng rượu như một thứ thuốc 
bồi bổ sức khoẻ, từ những loại rượu thuốc 
quý học tập của người phương Bắc như rượu 
rắn, rượu bìm bịp, tắc kè cho đến những loại 
dân dã hơn như rượu ngâm mật ong, rễ đinh 
lăng, rượu trứng 
Dùng rượu giải cảm có hai ý nghĩa. Về mặt 
khoa học thì đó là cách lấy nóng (rượu, gừng) 
để dung hoà cái lạnh (cơ thể). Về mặt tâm 
linh, người xưa vẫn tin rằng khi bị ốm là do 
gặp hồn lạ, vía dữ nên dùng rượu để xua đuổi 
chúng đi. Cùng bởi quan niệm trên mà sau khi 
đi đám ma về, người Việt thường bước qua 
đống lửa, hơ tay trên lửa hoặc xoa tay vào 
rượu để xua đuổi tà ma như phần trên chúng 
tôi đã nhắc tới. 
Cách ứng xử của người Việt trong khi 
uống rượu 
Tính cộng đồng thể hiện rõ trong những 
bữa rượu 
Một buổi tiệc rượu của người nước ngoài có 
thể gợi cho ta hình ảnh về những bộ vectông 
Nguyễn Thị Suối Linh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 96(08): 181 - 185 
 184
sang trọng, những chiếc váy đầm, những bộ 
ly sáng bóng, tiếng nhạc du dương và lời nói 
lịch sự. 
Một bữa rượu của người Việt thì muôn hình 
vạn dạng, khách khí, lịch sự cũng có, nhưng 
dân dã, thiết thân thì phổ biến hơn. Bữa ăn 
trong gia đình sẽ kéo dài hơn khi người cha 
có thói quen “nhắm rượu”. Khi đó, người 
trong gia đình thường ăn uống chậm rãi để 
chờ đợi và có ý để phần thức ăn cho người 
mải nhâm nhi mà ăn chậm nhất. Ở phương 
Tây, mỗi người có suất riêng và coi việc nói 
chuyện khi ăn là mất vệ sinh sẽ không thể có 
cách ứng xử như vậy. 
Anh em họ hàng đi làm ăn xa ngày tết mới về 
có lẽ sẽ mong nhất giây phút được ngồi chụm 
lại bên mâm rượu. Bàn ăn có thể có sẵn 
nhưng người Việt, nhất là ở nông thôn thường 
chỉ “sủng ái” cái chiếu, bởi ăn bằng chiếu, nhắm 
rượu ngâm nga trên chiếu mới thoải mái, mới 
có thể sát vai bá cổ, chén chú chén anh. 
Người Việt không quá coi trọng thời gian, 
những ngày nông nhàn, đàn ông thường tụ tập 
trên chõng tre, gốc đa, quán nước để mời 
nhau chén rượu, uống bằng chén, bằng bát, 
uống chung một cốc hoặc uống trực tiếp từ 
chai, có khi chỉ lấy quả ổi, cái bánh đa làm 
thức ăn đưa đẩy. Bữa rượu làng không cần 
quần nọ áo kia, không cần không gian sang 
trọng, không cần lời lẽ xã giao bóng bảy. Nó 
thể hiện rất rõ tính chất cộng đồng của nông 
thôn Việt: trọng quan hệ và suồng sã trong 
giao tiếp. 
Cụng chén, nghi thức uống rượu phổ biến 
trên thế giới đã được “Việt hoá” 
Trừ khi uống rượu một mình, còn phàm cứ có 
hai người uống rượu là phải cụng chén. Nghi 
thức này không phải do người Việt sáng tạo 
ra. Nó có từ thời cổ đại ở phương Tây. Để 
đảm bảo với khách rằng trong rượu không có 
thuốc độc, người ta cụng ly theo nguyên tắc 
chủ ở dưới, khách ở trên để khi đập chén vào 
nhau thi rượu ở chén khách sẽ trộn lẫn vào 
rượu của chủ. 
Sang Việt Nam, nghi thức đó đã được tiếp 
biến. Không còn phải cảnh giác với thuốc 
độc, người Việt cụng chén cụng chén theo 
thói quen chén của người lớn tuổi ở trên, chén 
của người ít tuổi hơn ở dưới hoặc sắp xếp 
theo thứ bậc, người có địa vị thấp hơn thường 
khiêm tốn để chén thấp. Đó là cách ứng xử 
của người Việt theo nguyên tắc quen thuộc là 
trọng tuổi tác và địa vị. 
Hai đặc trưng tính cách của người Việt thể 
hiện qua việc uống rượu: thích giao tiếp và 
trọng việc ăn uống 
Người Việt thích giao tiếp và coi trọng giao 
tiếp. Đó là hệ quả của tính cộng đồng trong 
văn hoá làng xã. Sống trong cộng đồng với vô 
số những mối quan hệ chằng chịt theo hàng 
ngang (láng giềng) và hàng dọc (huyết thống), 
người dân ở làng quê có nhu cầu giao tiếp rất 
cao. Rượu không chỉ là đồ uống, mà còn là 
một phương tiện hỗ trợ giao tiếp. Khi ngồi 
uống rượu, người ta mới có cảm hứng và dễ 
tâm sự những suy nghĩ thầm kín nhất, chân 
thật nhất. Cùng ngồi uống chè, người Việt 
còn ít nhiều giữ lễ nhưng khi đã ngồi xuống 
chiếu, nâng chén rượu thì mọi khoảng cách 
dường như bị xoá mờ. Trừ khi ai đó uống 
rượu một mình để giải sầu, còn hầu hết các 
cuộc rượu có đông người tham gia là phải ồn 
ào, phải huyên náo. Rượu trở thành cầu nối để 
mọi người gần gũi nhau hơn, cởi mở với nhau 
hơn. Người Việt uống chén rượu để thay lời 
chào, thay cho thủ tục làm quen kết bạn, 
mượn chén rượu để cảm ơn, xin lỗi, để tạm 
biệt cáo từ, để chia sẻ nỗi buồn niềm vui, để 
chỉ non hẹn biển, để tha thứ, bỏ quavà rất 
nhiều lời muốn nói khác. 
Rượu phát huy tác dụng trong việc giao tiếp 
như vậy, một phần quan trọng bởi nó gắn với 
sự ăn uống - một thú vui ngàn đời của người 
Việt Nam. Dân tộc ta trọng sự ăn uống, có lẽ 
bởi nước ta có truyền thống nông nghiệp. 
Ngay trong sự yêu thích giao tiếp đã nói ở 
trên, người Việt cũng thể hiện thông qua sự 
ăn uống. Khách đến nhà thường lấy bánh trái, 
hoa quả làm quà cho chủ. Chủ cũng thể hiện 
sự mến khách bằng “cơm gà, cá gỡ”, “chén 
nước chè xanh”, “miếng trầu là đầu câu 
chuyện” dù có phải “nhịn miệng tiếp khách”. 
Ít người uống rượu suông, dù ít, dù nhiều vẫn 
cần có chút đồ nhắm làm “mồi”. Vừa uống 
rượu, vừa nhâm nhi chân gà, đầu cá, khúc 
Nguyễn Thị Suối Linh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 96(08): 181 - 185 
 185
lòng lợn trắng tinh, béo ngậy là thú vui bình 
dị chốn làng quê. Ở thành phố, những quán 
nhỏ ven đường sẽ không bao giờ vắng 
khách khi tạo dựng một không khí làng quê 
với những món ăn và một vài chén rượu quê 
như thế. 
Đời Đường, nhà thơ Đỗ Mục có bài thơ nổi 
tiếng vẫn được dùng để dạy học trò: 
Thanh minh thời tiết vũ phân phân 
Lộ thượng hành nhân dục đoạn hồn 
Cố vấn tửu gia hà xứ hữu 
Mục đồng dao chỉ Hạnh Hoa thôn 
Dù không hiểu hết tiếng Hán, nhưng nhiều 
người Việt khi nghe bài thơ này vẫn mường 
tượng được phần nào cái không khí mùa xuân 
yên bình ở chốn thôn dã. Tác giả người Trung 
Quốc, quán rượu kia và cả thôn Hạnh Hoa 
yêu kiều cũng của người Trung Quốc mà sao 
vẫn thấy bài thơ kia, phong cảnh kia thân 
thuộc quá. Ngày thanh minh, giọt mưa xuân 
lất phất, trẻ chăn trâu, quán rượu nhỏ ven 
đường cũng có ở Việt Nam, cũng gắn với vẻ 
nên thơ, yên bình của bao nhiêu làng Việt. 
Rượu Việt nói được rất nhiều điều về đặc 
trưng, tính cách, về phong tục tập quán, đời 
sống tâm linh, nếp sống cộng đồng của người 
Việt. Không cao như cây đa, không rộng như 
giếng làng, không linh thiêng như mái đình 
làng cổ, song rượu quê vừa ngọt vừa say sẽ 
mãi là một mảnh hồn không bao giờ vơi cạn 
của làng quê người Việt. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Phan Kế Bính, (2005), Việt Nam phong tục, 
Nxb Văn hoá thông tin. 
[2]. Nguyễn Từ Chi, (1984), Cơ cấu tổ chức của 
làng Việt cổ truyền ở Bắc bộ. 
[3]. Phan Đại Doãn, (2000), Mấy vấn đề về làng 
xã Việt Nam trong lich sử, Nxb Văn hoá thông tin. 
[4]. Phan Đại Doãn, (1992), Làng quê, thành thị, 
một thể thống nhất về kinh tế, xã hội, Nxb Khoa 
học xã hội. 
[5]. Bùi Xuân Đính, (1985), Lệ làng phép nước, 
Nxb Pháp lí. HN. 
[6]. Trần Ngọc Thêm, (2006),Tìm về bản sắc văn 
hoá Việt nam, Nxb Tổng Hợp TP HCM. 
[7]. Ngô Đức Thịnh, (2004), Văn hoá vùng và 
phân vùng văn hoá Việt Nam, Nxb Trẻ. 
SUMMARY 
COUNTRY WINE IN THE CUTURAL VIEWPOINT 
Nguyen Thi Suoi Linh* 
College of Sciences - TNU 
Although it is not mentioned as much as the banyan trees, ferry docks, or temple yards, country 
wine is definitely part of the unforgettable memories of expatriates when thinking about old 
villages. The raw materials used to make wine are close to farmers. The way to warm the wine’s 
ferment is simple and it is made in small-scale family businesses. This reflects the custom of 
Vietnamese production and living: small, scattered, and self-sufficient. Wine is used for 
worshipping or as a gift on the Tet holiday. Wine is not only used for drinking or as a means of 
communication, but it also has many other sacred spiritual meanings. For these reasons, wine has 
become an indispensable part of every Vietnamese family. 
Key words: wine, country, communication, spirituality, self-sufficiency 
*
 Tel: 0985 056063, Email: linhnts@tnu.edu.vn 

File đính kèm:

  • pdfruou_que_tu_goc_nhin_van_hoa_lang_xa.pdf