So sánh kỹ thuật ghi hình xung lực xạ âm với đo độ đàn hồi thoáng qua trong đánh giá xơ hóa gan trên bệnh nhân bị viêm gan nhiễm mỡ không do rượu
TÓM TẮT
Tổng quan và mục tiêu: Các nghiên cứu đã cho thấy kỹ thuật đo độ đàn hồi thoáng qua (Transient
Elastography: TE) có giá trị trong đánh giá XHG ở BN bị bệnh viêm gan nhiễm mỡ không do rượu (Non
Alcoholic Steatohepatitis: NASH). Tuy nhiên, kỹ thuật này có tỷ lệ thất bại có cao trên bệnh nhân béo phì, một yếu tố nguy cơ của NASH. Kỹ thuật ghi hình xung lực xạ âm (Acoustic Radiation Force Impulse: ARFI) là một phương pháp siêu âm (SA) đàn hồi rất mới và những kết quả nghiên cứu ban đầu cho thấy ARFI có độ chính xác tương tự TE trong đánh giá XHG và béo phì không phải là hạn chế của kỹ thuật này. Mục tiêu nghiên cứu của chúng tôi là xác định giá trị chẩn đoán của ARFI và so sánh độ chính xác của kỹ thuật này với TE trong đánh giá XHG dùng kết quả sinh thiết gan như là “tiêu chuẩn vàng” ở BN bị NASH.
Tóm tắt nội dung tài liệu: So sánh kỹ thuật ghi hình xung lực xạ âm với đo độ đàn hồi thoáng qua trong đánh giá xơ hóa gan trên bệnh nhân bị viêm gan nhiễm mỡ không do rượu
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2016 280 SO SÁNH KỸ THUẬT GHI HÌNH XUNG LỰC XẠ ÂM VỚI ĐO ĐỘ ĐÀN HỒI THOÁNG QUA TRONG ĐÁNH GIÁ XƠ HÓA GAN TRÊN BỆNH NHÂN BỊ VIÊM GAN NHIỄM MỠ KHÔNG DO RƯỢU Trần Thị Khánh Tường* TÓM TẮT Tổng quan và mục tiêu: Các nghiên cứu đã cho thấy kỹ thuật đo độ đàn hồi thoáng qua (Transient Elastography: TE) có giá trị trong đánh giá XHG ở BN bị bệnh viêm gan nhiễm mỡ không do rượu (Non Alcoholic Steatohepatitis: NASH). Tuy nhiên, kỹ thuật này có tỷ lệ thất bại có cao trên bệnh nhân béo phì, một yếu tố nguy cơ của NASH. Kỹ thuật ghi hình xung lực xạ âm (Acoustic Radiation Force Impulse: ARFI) là một phương pháp siêu âm (SA) đàn hồi rất mới và những kết quả nghiên cứu ban đầu cho thấy ARFI có độ chính xác tương tự TE trong đánh giá XHG và béo phì không phải là hạn chế của kỹ thuật này. Mục tiêu nghiên cứu của chúng tôi là xác định giá trị chẩn đoán của ARFI và so sánh độ chính xác của kỹ thuật này với TE trong đánh giá XHG dùng kết quả sinh thiết gan như là “tiêu chuẩn vàng” ở BN bị NASH. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu : 51 BN được chẩn đoán NASH dựa vào mô học tại bệnh viện Nhân dân 115 từ tháng 12 năm 2012 đến tháng 3 năm 2015. Tất cả BN được đánh giá độ cứng của gan bằng kỹ thuật ARFI và TE. Kết quả được so sánh với kết quả mô học. Các giá trị ngưỡng được xác định bằng cách phân tích đường cong ROC. Độ chính xác của ARFI và TE đối với các giai đoạn xơ hóa khác nhau được đo bởi diện tích dưới đường cong ROC (AUROC) với khoảng tin cậy (CI) 95%. Kết quả : XHG xác định bằng mô học được đánh giá bằng thang điểm Metavir, F0: 8 ca, F1: 29 ca, F2: 10 ca, F3: 4 ca. Giá trị ngưỡng của vận tốc sóng biến dạng (SWV) đo bằng ARFI như sau: ≥ 1,29 m/s cho ≥ F2 (độ nhạy 64,3%, độ đặc hiệu 83,8%, PPV 60% và NPV 86,1%); ≥ 1,38 m/s cho F3 (độ nhạy 75,0%, độ đặc hiệu 89,4%, PPV 57,5% và NPV 97,7%). Độ cứng của gan đo bằng ARFI và TE có mối tương quan có ý nghĩa với giai đoạn XHG (Spearman rho lần lượt là: 0,44, 0,3, p<0,05). AUROC của ARFI (0,75 đối với ≥F2 và 0,78 đối với F3) lớn hơn (p<0,05) AUROC của TE (0,68 đối với F≥2 và 0,73 đối với F3). Kết luận: Kỹ thuật ARFI có độ chính xác khá tốt, độ chuyên và NPV cao trong đánh giá XHG đáng kể và xơ hóa nặng ở những bệnh nhân bị NASH. Kết quả đo của ARFI có mối tương quan với giai đoạn xơ hóa cao hơn so với của TE và có độ chính xác tốt hơn TE đối với xơ hóa đáng kể và xơ hóa nặng. Kỹ thuật ARFI nên thực hiện thường qui cho các BN bị NASH để loại trừ XHG đáng kể và XHG nặng. Từ khóa: XHG, độ cứng của gan, bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD), viêm gan nhiễm mỡ không do rượu (NASH), kỹ thuật xung lực xạ âm (ARFI), đo độ đàn hồi thoáng qua (TE). ABSTRACT ACOUSTIC RADIATION FORCE IMPULSE IMAGING VERSUS TRANSIENT ELASTOGRAPHY FOR THE EVALUATION OF LIVER FIBROSIS IN PATIENTS WITH NONALCOHOLIC STEATOHEPATITIS Tran Thi Khanh Tuong * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 2 - 2016: 280 - 287 Background / Objectives: Transient elastography (TE) has shown good diagnostic value for the assessment of liver fibrosis in patients with Non Alcoholic Steatohepatitis (NASH). However, obesity, a major risk factor for NASH, was associated with TE failure in up to 25% of patients. Acoustic Radiation Force * Bộ môn Nội Tổng quát Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch Tác giả liên lạc: ThS. BS. Trần Thị Khánh Tường ĐT: 0903164690 Email: drkhanhtuong@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2016 281 Impulse (ARFI) imaging is a novel ultrasound-based elastography method and preliminary results have shown that this method has the diagnostic accuracy similar to that of TE and obesity is not a limitation for ARFI. This study aimed to validate the diagnostic usefulness of ARFI and to compare its diagnostic accuracy with that of TE in the assessment of liver fibrosis using liver biopsy as ‘gold standard’ in patients with NASH. Patients and Methods: 51 patients with histologically proven NASH diagnosed at People 115 Hospital between December 2012 and March 2015. All of patients evaluated the liver stiffness by means of ARFI, TE. The results were compared with liver histology. Cut-off values were determined using receiver-operating characteristic (ROC) curves. The diagnostic accuracy of ARFI as well as TE for the different fibrosis stages was measured using the area under the ROC (AUROC) with a 95% confidence interval (CI). Results: Histological liver fibrosis was evaluated by Metavir scoring; F0: 8 cases, F1: 29 cases, F2: 10 cases. And F3: 4 cases. The cut-off values of the shear wave velocity (SWV) measured by ARFI were as follows: ≥1.29 m/s for ≥F2 (sensitivity 64.3%, specificity 83.8%, PPV 60% and NPV 86.1%), ≥ 1.38 m/s for F3 (sensitivity 75%, specificity 89.4%, PPV 57.5%, NPV 97.7%). Liver stiffness determined by ARFI and TE were significantly correlated with the fibrosis stages (Spearman rho: 0.44, 0.3, p<0.05, respectively). AUROC of ARFI (0.75 for ≥F2 and 0.78 for F3) were larger (p<0.05) than those of TE (0.68 for F≥2; 0.73 for F3). Conclusions: ARFI has quite good accuracy and high specificity, NPV for prediction of significant and advanced fibrosis in patients with NASH. ARFI measurements have a higher correlation with fibrosis stages than that of TE and a better diagnostic accuracy than that of TE for significant and advanced fibrosis. ARFI should be employed routinely in the workup of patients with NASH to exclude the presence of significant and advanced liver fibrosis. Key words: liver fibrosis, liver stiffness, non-alcoholic fatty liver disease (NAFLD), nonalcoholic steatohepatitis (NASH), acoustic radiation force impulse imaging (ARFI), transient elastography (TE), fibroscan. ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (Non Alcoholic Fatty Liver Disease: NAFLD) được phân loại về mô học gồm gan nhiễm mỡ không do rượu (nonalcoholic fatty liver: NAFL) khi chỉ có nhiễm mỡ ở gan, không có tổn thương tế bào gan và NASH khi có tổn thương tế bào gan ± xơ hóa(5). Khoảng 10% NAFL diễn tiến thành NASH trong vòng 10 năm, 5%-25% diễn tiến đến xơ gan và 30%- 50% số BN xơ gan này sẽ chết do các biến chứng trong vòng 10 năm(18). NASH có XHG có nguy cơ đáng kể tiến triển đến ung thư gan(18). NASH là nguyên nhân quan trọng, thường gặp gây tổn thương gan mạn tại nhiều nước trên thế giới, đặc biệt ở phương Tây với tần suất 20-50%(14). Tần suất này không thay đổi nhiều tại các nước phương Tây trong 3 thập niên qua(7). Tuy nhiên tại châu Á, tần suất bệnh này ngày càng gia tăng đặc biệt trong 2 thập niên gần đây. Tần suất NAFLD chung ở châu Á từ 15% đến 30%(18). Các nghiên cứu gần đây cho thấy NASH thực sự là một vấn đề sức khỏe ngày càng phát sinh ở vùng châu Á Thái Bình Dương(1). Đánh giá XHG đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với bệnh gan mạn nói chung và NASH nói riêng trong chỉ định điều trị, đánh giá đáp ứng điều trị và tiên lượng; góp phần giảm tỷ lệ tiến triển đến xơ gan và ung thư gan. Cho đến nay, sinh thiết gan vẫn được xem là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán XHG. Tuy nhiên, mẫu mô sinh thiết gan chỉ đại diện cho 1/50.000 thể tích của gan(4) và có nhiều hạn chế. Nhằm giải quyết những hạn chế của sinh thiết gan, những phương pháp đánh giá XHG không xâm nhập ngày càng phát triển và đang được áp dụng trong thực hành lâm sàng. Các phương tiện đánh giá XHG không xâm nhập hiện đang Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2016 282 áp dụng tại Việt Nam gồm SA đàn hồi mô như kỹ thuật đo độ đàn hồi thoáng qua (Transient Elastography: TE) bằng máy Fibroscan, kỹ thuật ghi hình xung lực xạ âm (Acoustic Radiation Force Impulse: ARFI) và các chỉ điểm sinh học như chỉ số xơ hóa NAFLD. Kỹ thuật TE với máy Fibroscan đã được nghiên cứu nhiều và các nghiên cứu phân tích tổng hợp đều cho thấy TE có độ chính xác rất tốt trong chẩn đoán XHG trên bệnh gan mạn nói chung và NAFLD/NASH nói riêng và đã được FDA chấp thuận 2014 trong đánh giá XHG. Kỹ thuật ARFI được giới thiệu đầu tiên vào năm 2001 (10). ARFI được tích hợp vào máy SA dòng Acuson S2000TM của hãng Siemens có sẵn. Kỹ thuật này hoạt động theo nguyên lý ghi hình bằng xung xạ âm có thể khảo sát các mô ở sâu mà không phải ấn đầu dò. Kỹ thuật ARFI kích thích cơ học mô bằng cách dùng xung đẩy trong thời gian ngắn (short-duration push pulses) trong vùng quan tâm (region of interesting : ROI ) được chọn. Khi xung qua vùng ROI gây ra dời chỗ mô, mô dời chỗ và trở lại vị trí cũ tùy vào đặc điểm cơ học tạo nên sóng biến dạng thẳng góc xung đẩy. Tốc độ của mô dời chỗ hay vận tốc sóng biến dạng (shear wave velocity: SWV) được đo bằng chùm SA quy ước theo dõi cùng đầu dò SA dùng để tạo ra lực và phản ánh độ cứng hay độ đàn hồi của mô. SWV tỷ lệ thuận với độ cứng mô, SWV càng nhanh thì mô khảo sát càng cứng. Từ SWV sẽ suy ra mức độ XHG được chia thành 4 độ tương ứng với mức độ XHG theo Metavir. Cũng như TE, ARFI đo độ cứng của gan một cách nhanh chóng, rẻ tiền và có giá trị cao trong đánh giá XHG. Tuy nhiên, ARFI vượt trội hơn TE vì có thể thực hiện được trên những bệnh nhân (BN) báng bụng, có khoảng gian sườn hẹp và béo phì. Một số nghiên cứu so sánh giá trị của 2 kỹ thuật này trên thế giới cho thấy độ chính xác của 2 kỹ thuật này tương tự nhau (11). Các nghiên cứu về giá trị của ARFI trong đánh giá XHG trên BN bị NAFLD/ NASH chưa nhiều cũng như các nghiên cứu so sánh giá trị của 2 kỹ thuật này ở BN bị NAFLD/NASH còn rất ít. Tại Việt Nam, chưa có đề tài nào nghiên cứu so sánh kỹ thuật ARFI với TE đối chiếu với sinh thiết gan trên các đối tương này. Với tần suất NASH ngày càng gia tăng, chúng tôi nhận thấy thực sự cần có một nghiên cứu tại Việt Nam để so sánh giá trị của kỹ thuật ARFI với TE đối chiếu với mô học trong đánh giá XHG trên BN bị NASH. Do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với các mục tiêu sau : Xác định độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán dương (PPV), giá trị tiên đoán âm (NPV) của kỹ thuật ARFI trong đánh giá XHG đáng kể và xơ hóa nặng trên BN bị NASH. Xác định mối tương quan giữa độ cứng của gan đo bằng kỹ thuật ARFI và TE với giai đoạn XHG xác định bằng mô học theo phân loại Metavir. So sánh độ chính xác của kỹ thuật ARFI và TE trong đánh giá XHG đáng kể và xơ hóa nặng trên BN bị NASH ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Cắt ngang phân tích. Dân số nghiên cứu BN từ 18 tuổi trở lên bị NASH được khám và điều trị tại BV Nhân Dân 115, thành phố Hồ Chí Minh. Tiêu chuẩn chọn mẫu Tất cả các BN nội và ngoại trú từ 18 tuổi trở lên được chẩn đoán xác định là NASH tại BV Nhân Dân 115 theo các tiêu chuẩn sau: Biểu hiện mô bệnh học: nhiễm mỡ (≥ 5% tế bào gan), tình trạng viêm với tổn thương tế bào gan (dạng thoái hóa nước) có hay không có xơ hóa(5). Loại trừ các nguyên nhân gây nhiễm mỡ thứ phát(5): Rượu: không đạt tiêu chuẩn uống rượu đáng kể (<140g/ tuần ở nữ và < 210g/tuần ở nam). Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2016 283 Loại trừ viêm gan C, thuốc như amiodarone, methotrexate, tamoxifen, corticosteroids. Tiêu chuẩn loại trừ BN không đồng ý tham gia nghiên cứu. Mẫu mô gan không đạt chuẩn (< 6 khoảng cửa). Số lần đo thành công độ cứng của gan bằng ARFI và TE < 10 lần hay tỷ lệ đo thành công < 60% . Cách tiến hành Tất cả BN được hỏi bệnh sử, khám lâm sàng và thực hiện các xét nghiệm cần thiết theo mẫu thu thập số liệu. Các BN được sinh thiết gan dưới hướng dẫn của SA tại phòng SA của BV Nhân Dân 115 bằng súng ST tự động Bard sản xuất tại Mỹ. Tất cả BN đều được thực hiện kỹ thuật ARFI cài đặt trên máy Siemens ACUSON S2000 (do cùng một BS siêu âm thực hiện) và TE trên máy Fibroscan (do cùng một BS siêu âm khác thực hiện) cùng một ngày trong vòng 2 tuần trước hay sau khi sinh thiết gan tại Trung tâm Chẩn đoán Y khoa Medic, TP HCM. Hai BS siêu âm thực hiện độc lập không biết được kết quả đo độ cứng gan của kỹ thuật khác và kết quả GPB. Độ cứng của gan được đo bằng 2 kỹ thuật này tổng cộng 10 lần, sau đó lấy kết quả trung bình. Đo thất bại khi không có lần nào thành công sau 10 lần đo hay tỷ lệ đo thành công < 60% hay IQR/med ≥ 30% (21). Phân tích mẫu mô gan do giảng viên của Bộ môn Giải phẫu bệnh trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch thực hiện. Xử lý số liệu Bằng phần mềm thống kê STATA 12. Tính độ nhạy, độ đặc hiệu, PPV và NPV theo giá trị ngưỡng (cut-off value) tốt nhất của SWV. Giá trị ngưỡng được chọn tại điểm có chỉ số Youden (J ) cao nhất với J = Sensitivity + Specificity − 1 Xác định độ chính xác bằng phân tích đường cong ROC (Receiver Operating Characteristic) gồm diện tích dưới đường cong (Area Under de ROC Curve : AUROC), khoảng tin cậy (KTC) 95%. Đánh giá tương quan giữa các 2 biến số bằng tương quan thứ bậc Spearman (Spearman rho). Kết quả có ý nghĩa khi p < 0,05. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Trong thời gian từ tháng 12/2012-3/2015, chúng tôi thực hiện sinh thiết 53 ca, nhưng chỉ 51 ca đủ tiêu chuẩn được đưa vào nghiên cứu. Đặc điểm dân số nghiên cứu Tuổi trung bình 46,07± 14,43, đa số thuộc nhóm tuổi 26-45, chiếm tỷ lệ 47,06% Nữ: 28 ca, chiếm tỷ lệ 54,9 %, nam: 23 ca, chiếm tỷ lệ 45,1%. Tiền căn đái tháo đường 31,37%. BMI trung bình: 24,40 ± 2,54, đa số BN thuộc nhóm quá cân và béo phì độ 1 (n=38), chiếm tỷ lệ 74.5%. 68,3% BN đến khám bệnh vì men gan tăng. 68,8% BN không có triệu chứng cơ năng, mệt là triệu chứng cơ năng thường gặp nhất (11%). 98% BN không có triệu chứng thực thể. Đặc điểm các xét nghiệm sinh hóa gan được trình bày ở bảng 1 Bảng 1 : Đặc điểm các xét nghiệm sinh hóa gan Trung bình Giá trị thấp nhất Giá trị cao nhất ALT (U/l) 67,27 ± 39,09 14 201 AST (U/l) 46,59 ± 31,68 19 217 ALP (U/l) 78,34 ± 34,87 25,3 172,6 GGT (U/l) 107,86 ± 103,43 16 509 Bilirubin (mg/dl) 0,87 ± 0,73 0,27 5,02 INR 0,97 ± 0,07 0,86 1,13 Albumin (g/dl) 4,35 ± 0,47 3,44 5,47 Đa số BN có rối loạn lipid máu, chiếm tỷ lệ 80,39%, trong đó tăng triglycerid là loại rối loạn thường gặp nhất. 76% BN có tăng đường huyết đói. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2016 284 Tỷ lệ thành công ST gan, kỹ thuật ARFI và TE Chúng tôi thực hiện sinh thiết 53 ca, nhưng chỉ 51 ca đủ tiêu chuẩn được đưa vào nghiên cứu, 2 ca có số khoảng cửa <6 được loại ra khỏi nghiên cứu. Tất cả các ca sinh thiết đều không có biến chứng. Tỷ lệ ST gan thành công là 51/53=96,2 %, với số khoảng cửa trung bình là 6,53 ± 1,03. Tất cả các BN đo độ cứng của gan bằng kỹ thuật ARFI và TE đều thành công chiếm tỷ lệ 100%. Giá trị của ARFI trong đánh giá XHG XHG xác định bằng mô học theo thang điểm Metavir như sau: F0: 8 trường hợp, F1: 29 trường hợp, F2: 10 trường hợp, F3: 4 trường hợp. Giá trị ngưỡng, độ nhạy, độ đặc hiệu, PPV, NPV của kỹ thuật ARFI trong chẩn đoán mức độ XHG được trình bày ở bảng 2. Bảng 2: Độ nhạy, độ đặc hiệu, PPV, NPV của kỹ thuật ARFI trong chẩn đoán mức độ XHG Giá trị ngưỡng của SWV (m/s) Độ nhạy Độ đặc hiệu PPV NPV Xơ hóa đáng kể 1,29 64,3% 83,8% 60% 86,1% Xơ hóa nặng 1,38 75% 89,4% 57,5% 97,7% Mối tương quan giữa độ cứng của gan đo bằng kỹ thuật ARFI và TE với giai đoạn XHG Có tương quan giữa độ cứng của gan đo bằng ARFI và TE với giai đoạn XHG theo thang điểm Metavir với Spearman rho lần lượt là 0,44 và 0,3 với p<0,05. So sánh độ chính xác của kỹ thuật ARFI với TE trong chẩn đoán các mức độ XHG Bảng 3: Độ chính xác của kỹ thuật ARFI và TE trong chẩn đoán mức độ XHG AUROC Độ lệch chuẩn KTC 95% Xơ hóa đáng kể (≥ F2) ARFI 0,75 0,08 0,60-0,90 TE 0,69 0,09 0,5-0,87 Xơ hóa nặng (≥ F3) ARFI 0,78 0,1 0,53-0,99 TE 0,73 0,09 0,52-0,98 BÀN LUẬN Đặc điểm dân số nghiên cứu Tỷ lệ BN nam và nữ trong trong nhóm nghiên cứu gần bằng nhau tương tự nghiên cứu của Yoneda, M và cs(19). Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy nữ bị NALFD nhiều hơn nam(12), một số lại cho kết quả ngược lại(16). Tuổi trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi là 46,07, phù hợp với nghiên cứu trên thế giới, BN bị NAFLD thường ở lứa tuổi 40-50(6). Đa số BN, chiếm tỷ lệ 74,5%, thuộc nhóm nguy cơ và béo độ 1 phù hợp với y văn cho rằng NAFLD thường xảy ra trên BN có BMI cao. Đa số BN không có triệu chứng cơ năng (68,8%), trong đó mệt là triệu chứng thường gặp nhất phù hợp với các nghiên cứu khác(3). Hầu hết BN không có triệu chứng thực thể. BN đến khám bệnh chủ yếu do phát hiện men gan tăng, chiếm tỷ lệ 68,3%. Mức độ tăng ALT trên BN bị NASH không nhiều, đa số tăng 2-3 lần tương tự như các nghiên cứu khác(8,19 ). Bilirubin, Albumin huyết thanh và INR của hầu hết BN đều trong giới hạn bình thường. BN bị NASH trong nghiên cứu này đa số có rối loạn lipid máu trong đó tăng triglycerid là loại rối loạn thường gặp nhất và tăng đường huyết đói phù hợp với y văn và các nghiên cứu trên thế giới(2,13 ). NAFLD/ NASH thường xảy ra trên BN bị rối loạn lipid máu, đái tháo đường và béo phì. Tỷ lệ thành công ST gan và kỹ thuật ARFI Tỷ lệ sinh thiết gan thành công (không biến chứng, mẫu mô gan đạt chuẩn) là 96,2 %. Tỷ lệ này cao hơn nghiên cứu Lê Thị Thanh Quýt (15) và một số các nghiên cứu của các tác giả Fouchert Juliette và cs(9), Ziol Marianne và cs (20) tỷ lệ thành công từ 92,3%-96%. Có thể do chúng tôi sử dụng súng ST tự động Bard giúp mẫu mô gan không bị đứt khúc và dài hơn so với sinh thiết hút kiểu Menghini của các tác giả trên. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2016 285 Tỷ lệ thực hiện thành công kỹ thuật ARFI và TE là 100%. Các yếu tố có thể làm giảm độ chính xác của TE bao gồm báng bụng, áp lực tĩnh mạch trung tâm cao (như suy tim) và béo phì, bởi vì mô mỡ và chất lỏng làm chậm sóng đàn hồi. Tỷ lệ thất bại của TE là 2,4-9,4%, đặc biệt khi BN có BMI>28. Theo các nghiên cứu trước đây, tỷ lệ thất bại của kỹ thuật TE có thể lên đến 25 % trên những BN béo phì, đặc biệt là béo phì nặng(17) Trong nghiên cứu của chúng tôi, đa số BN là quá cân và béo độ 1 nên có lẽ không ảnh hưởng đến tỷ lệ thành công của TE. Giá trị của ARFI trong chẩn đoán mức độ XHG Giai đoạn xơ hóa theo thang điểm mô học Metavir(20) bao gồm F0: không có xơ hóa khoảng cửa, F1: xơ hóa khoảng cửa, quanh khoảng cửa, không có vách xơ, F2: xơ hóa quanh khoảng cửa với vài vách xơ, F3: vách xơ và xơ hóa bắc cầu nhiều, nhưng chưa đảo lộn cấu trúc tiểu thùy, chưa xơ gan. F4: vách xơ, xơ hóa bắc cầu nhiều, đảo lộn cấu trúc tiểu thùy, xơ gan. Xơ hóa nhẹ: F0-1, xơ hóa đáng kể (significant fibrosis) khi mức độ xơ hóa ≥ F2 và xơ hóa nặng (advanced fibrosis) khi mức độ xơ hóa ≥ F3 (20) và xơ gan là F4. Diễn tiến XHG của NASH chậm hơn so với VGM do vi-rút hay rượu. Ước tính phải mất TB 30 năm để tiến triển đến xơ gan đối với VGM do HCV, tuy nhiên đối với NASH thời gian này còn kéo dài hơn. NAFLD/NASH mới phát triển ở Châu Á trong vòng 2 thập niên gần đây, do đó tỷ lệ bệnh nhân xơ gan do NASH đơn thuần rất ít, chính vì thế chúng tôi chưa có BN nào bị xơ gan trong nghiên cứu. Hơn nữa trong nghiên cứu này, chúng tôi loại ra tất cả các BN bị NASH có kèm nhiễm virus viêm gan B, C; rượu hay thuốc, do vậy loại ra hầu hết các ca xơ gan do nhiều nguyên nhân kết hợp. Bảng 4 cho thấy độ nhạy, độ đặc hiệu trong nghiên cứu của chúng tôi đối với 2 mức độ XHG đều thấp hơn nghiên cứu của Fierbinteanu Braticevici C(8) và nghiên cứu của Yoneda(19). Độ chính xác (AUROC) của chúng tôi cũng thấp hơn nhiều so với nghiên cứu của 2 tác giả này, nhưng sự khác biệt ít hơn so với nghiên cứu phân tích gộp của Friedrich-Rust M(10) . Về giá trị điểm cắt của SWV để chẩn đoán xơ hóa đáng kể và xơ hóa nặng có sự khác biệt không nhiều so với nghiên cứu của Fierbinteanu Braticevici C. Tuy nhiên so với nghiên cứu phân tích tổng hợp của Friedrich- Rust M trên BN bị bệnh gan mạn do nhiều nguyên nhân và của Yoneda, điểm cắt SWV để chẩn đoán xơ hóa đáng kể, đặc biệt xơ hóa nặng của chúng tôi thấp hơn. Số lượng cỡ mẫu trong các nghiên cứu trong bảng 4 trên BN NAFLD/NASH đều nhỏ và gần tương đương nhau. Do đó, sự khác biệt về kết quả nghiên cứu có lẽ do sự khác biệt về các đặc điểm nhân trắc trong dân số nghiên cứu (như BMI, chủng tộc...), tiêu chuẩn chọn bệnh (có nghiên cứu là BN bị NALFD, có nghiên cứu chỉ NASH). Hơn nữa, cả 2 nghiên cứu của Fierbinteanu Braticevici C và Yoneda M đều có hạn chế là làm ST gan trước làm ARFI lần lượt cách nhau đến 6 tháng và 12 tháng, do đó mức độ viêm, nhiễm mỡ có thể đã thay đổi làm ảnh hưởng đến kết quả SWV. Trong khi đó, đa số BN trong nghiên cứu của chúng tôi được làm ARFI cách sinh thiết gan là 2 ngày, tối đa là 2 tuần. Bảng 4: So sánh độ nhạy, độ đặc hiệu của ARFI với các nghiên cứu khác Tác giả n Gía trị ngưỡng Độ nhạy Độ đặc hiệu PPV NPV AUROC Yoneda, M và cs (2010) (14) 54 NAFLD ≥ F3 1,77 100% 91 % 71% 100% 0,973 Friedrich-Rust M (2012) (9) 77 NASH ≥ F2 ≥ F3 0,86 0,86 518 bệnh gan mạn ≥ F2 1.34 79% 85% 91% 66% 0,87 ≥ F3 1.55 86% 86% 82% 89% 0,91 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2016 286 Tác giả n Gía trị ngưỡng Độ nhạy Độ đặc hiệu PPV NPV AUROC Fierbinteanu Braticevici C và cs (2013) (7) 64 (NAFLD) trong đó 43 (NASH) ≥ F2 1.165 84.80% 90.30% 90,32% 84,85% 0,944 ≥ F3 1.480 86.40% 95.20% 90,48% 93,02% 0,982 Chúng tôi 51 ≥ F2 1.29 64.3% 83,8% 60% 86,1% 0,75 ≥ F3 1.38 75% 89.4% 57.5% 97,7% 0,78 NPV trong nghiên cứu của chúng tôi khá cao đối với đánh giá xơ hóa đáng kể (86,1%) và rất cao (97,7%) trong xơ hóa nặng tương tự nghiên cứu của Fierbinteanu Braticevici C. Với NPV cao, ARFI có thể giúp chẩn đoán loại trừ xơ hóa đáng kể và đặc biệt là xơ hóa nặng trên BN bị NASH. Mối tương quan giữa độ cứng của gan đo bằng kỹ thuật ARFI và TE với giai đoạn XHG Kết quả nghiên cứu cho thấy độ cứng của gan đo bằng ARFI có tương quan thuận khá chặt với mức độ XHG trên mô học và cao hơn so với TE. Tuy nhiên, mức độ tương quan trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với các nghiên cứu của Fierbinteanu Braticevici C và cs (8) (rho = 0,843), Yoneda M và cs (19) (rho =0,75), có lẽ sự khác biệt cũng do các nguyên nhân kể trên. So sánh độ chính xác của kỹ thuật ARFI với TE trong chẩn đoán các mức độ XHG Bảng 3 cho thấy độ chính xác của ARFI trong chẩn đoán xơ hóa đáng kể và nặng đều cao hơn so với TE. Theo nghiên cứu của Friedrich-Rust M (2012) (11) độ chính xác của cả 2 kỹ thuật này đều cao hơn so với của chúng tôi và không có sự khác biệt về độ chính xác của 2 kỹ thuật này trong đánh giá xơ hóa đáng kể và xơ hóa nặng trên BN bị NASH. Sự khác biệt này là do kỹ thuật thực hiện và đặc điểm dân số nghiên cứu khác nhau. Trong nghiên cứu của Friedrich-Rust M, đa số BN béo phì có BMI trung bình cao hơn nghiên cứu của chúng tôi và các BN béo phì được dùng đầu dò kích cỡ XL (chính xác hơn so với đầu dò kích cỡ M mà chúng tôi sử dụng). Hơn nữa, trong nghiên cứu của chúng tôi không có BN xơ gan (F4) và số BN F3 thấp hơn so với nghiên cứu của Friedrich- Rust M. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kỹ thuật ARFI đánh giá giai đoạn XHG có độ chính xác khá tốt, có độ chuyên và NPV cao trong chẩn đoán xơ hóa đáng kể, xơ hóa nặng. Kết quả đo của ARFI có mối tương quan với giai đoạn xơ hóa cao hơn so với của TE và có độ chính xác tốt hơn TE đối với xơ hóa đáng kể và xơ hóa nặng. ARFI là một phương pháp mới, đơn giản, không xâm lấn, chi phí thấp có thể thực hiện thường qui cho các BN bị NAFLD/NASH ở nước ta giúp loại trừ XHG đáng kể và XHG nặng. Chúng tôi mong muốn có một nghiên đa trung tâm trong nước có cỡ mẫu lớn hơn nhằm đánh giá chính xác hơn vai trò của kỹ thuật ARFI và TE trong đánh giá XHG ở BN bị NASH. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Amarapurkar DN, Hashimoto E, Lesmana LA, et al (2007). How common is non-alcoholic fatty liver disease in the Asia- Pacific region and are there local differences? Journal of Gastroenterology and Hepatology.22:788-93 2. Assy N, Kaita K, Mymin D, et al. (2000) Fatty infiltration of liver in hyperlipidemic patients. Dig Dis Sci. 45(10):1929-34 3. Bacon BR, Farahvash MJ, Janney CG, Neuschwander- Tetri BA (1994)-. Nonalcoholic steatohepatitis: an expanded clinical entity. Gastroenterology.107(4):1103-9 4. Bravo AA, Sheth SG, Chopra S. (2001) Liver biopsy. The New England journal of medicine. 344(7):495-500 5. Chalasani, N, Younossi, Z, Lavine JE, Diehl AM, Brunt EM, Cusi K, et al.(2012) The diagnosis and management of non- alcoholic fatty liver disease: practice Guideline by the American Association for the Study of Liver Diseases, American College of Gastroenterology, and the American Gastroenterological Association. Hepatology. 55(6):2005-23 6. Falck-Ytter Y, Younossi ZM, Marchesini G, McCullough AJ (2001) Clinical features and natural history of nonalcoholic steatosis syndromes. Seminars in liver disease. 21(1):17-26 7. Farrell GC, Wong VW, Chitturi S. (2013) NAFLD in Asia--as common and important as in the West. Nat Rev Gastroenterol Hepatol. 10(5):307-18 8. Fierbinteanu Braticevici C, Sporea I, Panaitescu E, Tribus L (2013) Value of acoustic radiation force impulse imaging elastography for non-invasive evaluation of patients with Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2016 287 nonalcoholic fatty liver disease. Ultrasound in medicine & biology. 39(11):1942-50 9. Foucher J, Chanteloup E, Vergniol J. (2006) Diagnosis of cirrhosis by transient elastography (FibroScan): a prospective study. Gut. 55(3):403-8 10. Friedrich-Rust M, Nierhoff J, Lupsor M, et al.(2012) Acoustic Radiation Force Impulse-imaging for non-invasive assessment of liver fibrosis: a pooled meta-analysis. J Viral Hepat. 19:e212–9 11. Friedrich-Rust M, Romen D, Vermehren J, et al (2012) Acoustic radiation force impulse-imaging and transient elastography for non-invasive assessment of liver fibrosis and steatosis in NAFLD. Eur J Radiol. 81(3):325-31 12. Laurin J, Lindor KD, Crippin JS, et al.(1996) a pilot study: Ursodeoxycholic acid or clofibrate in the treatment of non- alcohol-induced steatohepatitis. Hepatology. 23:1464 13. Leite NC, Salles GF, Araujo AL, et al.(2009) Prevalence and associated factors of non-alcoholic fatty liver disease in patients with type-2 diabetes mellitus. Liver Int. 29(1):113-9 14. Milić S, Stimac D (2012) Nonalcoholic fatty liver disease/steatohepatitis: epidemiology, pathogenesis, clinical presentation and treatment. Dig Dis. 30(2):158-62 15. Ngô Thị Thanh Quýt, Nguyễn Phương, Lê Thành Lý, Bùi Hữu Hoàng (2010). Chẩn đoán mức độ xơ hóa gan bằng phương pháp đo độ đàn hồi gan trên bệnh nhân bệnh gan mạn. Y Học TP Hồ Chí Minh. ;14(phụ bản số 1, chuyên đề nội khoa):161-6 16. Williams CD, Stengel J, Asike MI, et al(2011) Prevalence of nonalcoholic fatty liver disease and nonalcoholic steatohepatitis among a largely middle-aged population utilizing ultrasound and liver biopsy: a prospective study. Gastroenterology. 140:124 17. Wong VW, Vergniol J, Wong GL, et al (2010)Diagnosis of fibrosis and cirrhosis using liver stiffness measurement in nonalcoholic fatty liver disease. Hepatology. 51:454–62 18. Wong VW. (2013) Nonalcoholic fatty liver disease in Asia: a story of growth. J Gastroenterol Hepatol. 28(1):18-23 19. Yoneda M, Suzuki K, Kato S, Fujita K, Nozaki Y, Hosono K, et al. (2010) Nonalcoholic fatty liver disease: US-based acoustic radiation force impulse elastography. Radiology.256(2):640-7 20. Ziol M, Handra-Luca A. (2005) Noninvasive assessment of liver fibrosis by measurement of stiffness in patients with chronic hepatitis C. Hepatology. 48(54) Ngày nhận bài báo: 15/03/2016 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 01/04/2016 Ngày bài báo được đăng: 15/04/2016
File đính kèm:
- so_sanh_ky_thuat_ghi_hinh_xung_luc_xa_am_voi_do_do_dan_hoi_t.pdf