Sự hài lòng về sức khỏe và một số yếu tố ảnh hưởng

Phân tích kết quả nghiên cứu sự hài lòng về sức khoẻ và một số yếu tố ảnh hưởng được rút ra từ số

liệu cuộc điều tra "Sự hài lòng về cuộc sống" do Đại học Quốc Gia Hà Nội tiến hành năm 2011. Đây

là nghiên cứu định lượng với cỡ mẫu là 2400 mẫu và được tiến hành tại 4 thành phố, tỉnh trên toàn

quốc: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Hải Dương. Các đối tượng được chọn vào mẫu

là những người từ 18 tuổi trở lên, bao gồm cả nữ và nam thuộc các ngành nghề, độ tuổi và trình độ

học vấn khác nhau phản ánh đúng đặc điểm dân cư của mỗi tỉnh, thành phố được chọn. Khách thể

nghiên cứu được chọn vào mẫu theo phương pháp chọn mẫu kết hợp giữa phân tầng với chọn mẫu

ngẫu nhiên. Nghiên cứu sử dụng thang đo thứ bậc, từ 1 đến 5 điểm để đánh giá các mức độ hài lòng

khác nhau và do người được hỏi tự đánh giá về bản thân. Kết quả nghiên cứu cho thấy người dân khá

lạc quan về sức khoẻ bản thân và điểm trung bình tự đánh giá mức độ hài lòng về sức khoẻ là tương

đối cao (3,75). Mức độ hài lòng về sức khoẻ không có quá nhiều khác biệt giữa những người có những

đặc điểm nhân khẩu học và đặc điểm xã hội khác nhau. Kết quả phân tích hồi quy đa biến cho thấy

những yếu tố có ảnh hưởng đến mức độ hài lòng về sức khoẻ bao gồm: thu nhập, giới tính, tuổi, địa

bàn cư trú.

 

pdf 6 trang yennguyen 7980
Bạn đang xem tài liệu "Sự hài lòng về sức khỏe và một số yếu tố ảnh hưởng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sự hài lòng về sức khỏe và một số yếu tố ảnh hưởng

Sự hài lòng về sức khỏe và một số yếu tố ảnh hưởng
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
Tạp chí Y tế Công cộng, 9.2013, Số 29 (29) 29
Sự hài lòng về sức khỏe 
và một số yếu tố ảnh hưởng 
Dương Thị Thu Hương
Phân tích kết quả nghiên cứu sự hài lòng về sức khoẻ và một số yếu tố ảnh hưởng được rút ra từ số
liệu cuộc điều tra "Sự hài lòng về cuộc sống" do Đại học Quốc Gia Hà Nội tiến hành năm 2011. Đây
là nghiên cứu định lượng với cỡ mẫu là 2400 mẫu và được tiến hành tại 4 thành phố, tỉnh trên toàn
quốc: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Hải Dương. Các đối tượng được chọn vào mẫu
là những người từ 18 tuổi trở lên, bao gồm cả nữ và nam thuộc các ngành nghề, độ tuổi và trình độ
học vấn khác nhau phản ánh đúng đặc điểm dân cư của mỗi tỉnh, thành phố được chọn. Khách thể
nghiên cứu được chọn vào mẫu theo phương pháp chọn mẫu kết hợp giữa phân tầng với chọn mẫu
ngẫu nhiên. Nghiên cứu sử dụng thang đo thứ bậc, từ 1 đến 5 điểm để đánh giá các mức độ hài lòng
khác nhau và do người được hỏi tự đánh giá về bản thân. Kết quả nghiên cứu cho thấy người dân khá
lạc quan về sức khoẻ bản thân và điểm trung bình tự đánh giá mức độ hài lòng về sức khoẻ là tương
đối cao (3,75). Mức độ hài lòng về sức khoẻ không có quá nhiều khác biệt giữa những người có những
đặc điểm nhân khẩu học và đặc điểm xã hội khác nhau. Kết quả phân tích hồi quy đa biến cho thấy
những yếu tố có ảnh hưởng đến mức độ hài lòng về sức khoẻ bao gồm: thu nhập, giới tính, tuổi, địa
bàn cư trú.
Từ khoá: sự hài lòng, hài lòng về sức khoẻ, hài lòng về cuộc sống
Health satisfaction and different social factors
predicting the differences of health satisfaction 
Duong Thi Thu Huong
Data in this health satisfaction study was collected by Hanoi National University in 2011 for an
annual survey named "Life satisfaction". This was a quantitative survey with the sample size of 2400
and the survey was conducted in 4 cities & provinces including Ha Noi, Ho Chi Minh city, Binh
Duong, and Hai Duong province. The sample was chosen to demonstrate the population
characteristics of its city/province, including people from 18 years old, both male and female, at
different education levels and from different occupations. The sample was chosen by a mixed method:
stratified sampling and random sampling. The satisfaction's level was evaluated by hierarchical
scales from 1 to 5, which were equivalent from low to high level of satisfaction. The level was
identified by respondents themselves. The findings showed that people from the survey sites seemed
to satisfy with their health, which was reflected on the high score of the mean of the satisfaction (3.75).
There were not so many differences in the health satisfaction level between different people who had
λ Ngày nhận bài: 10.7.2013 λ Ngày phản biện: 15.7.2013 λ Ngày chỉnh sửa: 25.7.2013 λ Ngày được chấp nhận đăng: 5.8.2013
30 Tạp chí Y tế Công cộng, 9.2013, Số 29 (29)
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
1. Đặt vấn đề
Nghiên cứu về sự hài lòng đối với các khía cạnh
của cuộc sống là nghiên cứu đươc tiến hành khá phổ
biến và thường niên tại các quốc gia trên thế giới.
Để đánh giá sự hài lòng đối với cuộc sống nói
chung, các nhà nghiên cứu tập trung vào xem xét rất
nhiều yếu tố như hài lòng về thu nhập, tài sản, nghề
nghiệp  Bên cạnh đó, yếu tố hài lòng về sức khoẻ
thường được đề cập khá phổ biến trong nghiên cứu
vì đây là chỉ báo quan trọng để đánh giá chất lượng
sống của một cộng đồng dân cư, một thành phố hay
một quốc gia. 
Tại Việt Nam, trước đây chưa có một cuộc điều
tra quy mô lớn nào về sự hài lòng của người dân về
cuộc sống nói chung và các khía cạnh sức khỏe nói
riêng. Bài viết này tập trung vào mô tả mức độ hài
lòng về sức khoẻ của người dân và phân tích các
yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng về sức khoẻ của
họ. Mức độ hài lòng của người dân được phân tích
dựa trên sự đánh giá chủ quan của chính người được
hỏi chứ không dựa trên một quy chuẩn chung về
quan niệm thế nào là sự hài lòng. Số liệu phân tích
được lấy từ cuộc điều tra "Sự hài lòng về cuộc sống"
do Đại học Quốc Gia Hà Nội tiến hành năm 2011
tại 4 thành phố, tỉnh trên toàn quốc: Hà Nội, thành
phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Hải Dương.
2. Phương pháp nghiên cứu
Cỡ mẫu và cách chọn mẫu
Kết quả nghiên cứu về sự hài lòng về đời sống
tinh thần được rút ra từ 2400 mẫu nghiên cứu được
tiến hành tại 4 tỉnh/thành phố lớn trên cả nước: Hà
Nội, Hải Dương, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí
Minh. Các đối tượng được chọn vào mẫu là những
người từ 18 tuổi trở lên, bao gồm cả nữ và nam,
thuộc tất cả các nhóm tuổi, ngành nghề và trình độ
học vấn nhằm hướng tới phản ánh đầy đủ đặc trưng
cơ bản của dân số tỉnh/thành phố đó. Quá trình chọn
mẫu tại mỗi tỉnh/ thành phố được tiến hành chọn
qua các bước: chọn ngẫu nhiên quận/huyện, sau đó
chọn tổ dân phố. Mẫu được chọn ngẫu nhiên có hệ
thống trên cơ sở danh sách dân cư của các tổ dân
phố. Quá trình chọn mẫu và thu thập thông tin được
giám sát chặn chẽ bởi một nhóm tư vấn, giám sát
độc lập. Việc thu thập thông tin được tiến hành bởi
nhóm nghiên cứu đã qua tập huấn nhằm thống nhất
về phương pháp, cách thức sử dụng bản điều tra và
cách thức điền thông tin trong quá trình hỏi.
Về cơ cấu mẫu được chọn như sau: 50% số
phiếu được thực hiện tại miền Bắc và 50% số mẫu
được thực hiện tại miền Nam. Số phiếu này được
phân chia ở 4 tỉnh/thành phố với tỉ lệ như sau: thành
phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh - mỗi thành
phố chiếm 33% tổng số mẫu; tỉnh Bình Dương và
Hải Dương mỗi nơi chiếm 17% cơ cấu mẫu. Tỉ lệ
nam và nữ là xấp xỉ ngang nhau trong tổng số mẫu
với 49,2% là nam và 50,8% là nữ. 
Biến số và phân tích số liệu.
Bên cạnh việc phân tích tương quan và so sánh
giá trị trung bình, mô hình hồi quy đơn biến và đa
biến (sử dụng phương pháp enter) sẽ lần lượt được
xây dựng nhằm tìm hiểu ảnh hưởng của các biến số
độc lập đến mức độ hài lòng về sức khoẻ của người
được hỏi. Có 2 nhóm biến số độc lập sẽ được đưa
vào mô hình phân tích hồi quy đa biến. Nhóm thứ
nhất bao gồm các biến số thuộc đặc điểm nhân khẩu
different demographic and social characteristics. The data from survey also showed the social
factors, which predicted for the differences in health satisfaction, as follows: income, sex, age and
living places.
Key words: satisfaction, health satisfaction, life satisfaction.
Tác giả: 
Giảng viên bộ môn Xã hội học Y tế - sức khoẻ, khoa Xã hội học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
Tạp chí Y tế Công cộng, 9.2013, Số 29 (29) 31
học cá nhân như: giới tính, độ tuổi, tôn giáo, vùng
miền cư trú, nghề nghiệp, trình độ học vấn. Nhóm
thứ hai bao gồm các biến số thuộc đặc điểm gia
đình người được hỏi như: đặc điểm hôn nhân, quy
mô gia đình (số người sống chung), kinh tế gia đình
(tài sản có giá trị trong gia đình; thu nhập). 
Biến số phụ thuộc là mức độ hài lòng về sức
khoẻ. Đây là thang đo tỉ lệ nhằm đánh giá các mức
hài lòng khác nhau từ thấp đến cao. Mức độ hài
lòng này được người trả lời tự đánh giá cho điểm từ
1 đến 5 với từng mức cụ thể là: 5 = hoàn toàn hài
lòng, 4 = hài lòng, 3 = bình thường; 2 = không hài
lòng; 1= rất không hài lòng (Các điểm số này được
diễn tả cụ thể bằng lời trong bảng hỏi để người được
hỏi tự đánh giá). Giá trị trung bình về điểm số đánh
giá mức độ hài lòng sẽ được sử dụng để so sánh sự
khác biệt giữa các nhóm khác nhau về các đặc điểm
nhân khẩu học cá nhân và đặc điểm gia đình ảnh
hưởng đến sự tự đánh giá về mức độ hài lòng đối với
sức khỏe.
3. Kết quả nghiên cứu
Phân tích từ số liệu điều tra cho thấy điểm
trung bình chung của toàn mẫu điều tra về mức độ
hài lòng đối với sức khỏe là 3,75. Trong tổng số
những người được hỏi thì có 32,5% ý kiến cho rằng
họ hoàn toàn hài lòng về sức khỏe và chỉ có 3,6%
cho rằng hoàn toàn không hài lòng về sức khỏe
bản thân. 
3.1. Các yếu tố thuộc đặc điểm nhân khẩu
học xã hội và gia đình
* Sự hài lòng về sức khỏe: ảnh hưởng từ các yếu
tố nhân khẩu học xã hội của cá nhân
Về nơi cư trú, nếu so sánh 4 tỉnh/thành phố
trong mẫu điều tra với nhau thì thành phố Hồ Chí
Minh có điểm trung bình về mức độ hài lòng đối với
sức khỏe thấp nhất (3,55) và thấp hơn đáng kể so
với Hà Nội và Hải Dương (3,88) và sự khác biệt này
là có ý nghĩa thống kê. Nếu xem xét theo khu vực
thì nông thôn và đô thị có điểm trung bình mức độ
hài lòng về sức khỏe bằng nhau. Tương tự, mức độ
hài lòng về sức khỏe không có sự khác biệt mang ý
nghĩa thống kê giữa người theo tôn giáo và người
không theo tôn giáo. 
Về mối quan hệ giữa độ tuổi và sự hài lòng với
sức khỏe, kết quả phân tích số liệu phản ánh đúng
quy luật tự nhiên: tuổi càng cao thì xu hướng hài
lòng với sức khỏe càng giảm. Số liệu cho thấy rất
rõ xu hướng điểm số trung bình hài lòng về sức khỏe
giảm cùng với mức độ tăng của độ tuổi. Điểm trung
bình mức độ hài lòng về sức khoẻ của nhóm trên 60
tuổi thấp hơn hẳn so với những nhóm trẻ tuổi hơn,
đặc biệt là những nhóm dưới 45 tuổi. Bên cạnh đó,
nhóm hài lòng nhất với sức khỏe của mình chính là
nhóm trẻ nhất (dưới 26 tuổi). Về giới tính, giá trị
trung bình về mức độ hài lòng đối với sức khỏe của
nam giới là 3,84 và nữ giới là 3,66 và sự khác biệt
này có ý nghĩa thống kê.
Về tác động từ phía nghề nghiệp, những nghề
có mức độ hài lòng về sức khỏe cao nhất như: công
Bảng 1. Điểm trung bình mức độ hài lòng về sức
khoẻ phân theo một số đặc điểm nhân
khẩu học 
32 Tạp chí Y tế Công cộng, 9.2013, Số 29 (29)
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
chức, viên chức, công nhân, nông dân, lao động tự
do. Nhóm nghề nghiệp có chỉ số hài lòng về sức
khỏe thấp bao gồm: không việc làm, y dược, giáo
viên. Số liệu về điểm trung bình mức độ hài lòng về
sức khỏe phân theo trình độ học vấn cho thấy người
có trình độ học vấn cao có xu hướng hài lòng với sức
khỏe cao hơn những người có trình độ học vấn thấp,
mặc dù sự khác biệt này là không quá lớn.
* Sự hài lòng về sức khỏe: tác động từ các yếu
tố thuộc đặc điểm gia đình người được hỏi: hôn
nhân, quy mô gia đình, kinh tế gia đình
Bên cạnh các đặc điểm thuộc về cá nhân thì
những người có đặc điểm gia đình khác nhau như
tình trạng hôn nhân hay quy mô gia đình lớn hay
nhỏ có thể ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của họ
đối với sức khỏe. 
Kết quả nghiên cứu trên ở 4 tỉnh/thành ở Việt
Nam cho thấy những người sống trong tình trạng ly
thân/ly hôn/góa có mức độ hài lòng về sức khỏe
thấp nhất, tuy nhiên, sự khác biệt này so với nhóm
có vợ/chồng hoặc chưa kết hôn là không đáng kể và
cũng không mang ý nghĩa thống kê. 
Về quy mô gia đình xét trên số lượng thành viên
sống chung: Số liệu ở bảng trên cho thấy những gia
đình có trên 6 người hoặc những gia đình chỉ có 1
đến 2 người thì điểm trung bình về mức độ hài lòng
đối với sức khỏe thấp hơn các mô hình gia đình còn
lại. Sự khác biệt về giá trị trung bình này mặc dù
nhỏ nhưng nó có ý nghĩa thống kê. 
Về kinh tế gia đình, số liệu điều tra cho thấy khá
rõ sự hài lòng về sức khỏe có sự khác biệt ở những
nhóm người thuộc những gia đình có hoàn cảnh kinh
tế dư thừa so với nhóm có kinh tế không đủ ăn. 
3.2. Phân tích hồi quy đa biến các yếu tố tác
động đến mức độ hài lòng về sức khỏe.
Khi phân tích đơn biến, các yếu tố được xác
định có ảnh hưởng đến mức độ hài lòng về sức khỏe
(p<0,05) bao gồm: giới tính, tuổi, địa bàn sinh sống,
trình độ học vấn, tôn giáo, số người cư trú tại gia
đình, kinh tế gia đình, tài sản gia đình. Tuy nhiên,
khi tiến hành phân tích đa biến sử dụng phương
pháp enter, kết quả như sau:
Mười yếu tố thuộc đặc điểm nhân khẩu học và
gia đình người được hỏi liệt kê trong bảng trên giải
thích được 10% sự khác biệt về mức độ hài lòng về
sức khỏe. Khi phân tích hồi quy đa biến, rất nhiều
yếu tố không còn ý nghĩa thống kê như: trình độ học
vấn, hôn nhân, tôn giáo, số lượng người cư trú trong
gia đình (vì p>0,05). Các yếu tố còn lại có ý nghĩa
thống kê giải thích sự khác biệt về mức độ hài lòng
về sức khỏe bao gồm: giới tính, tuổi, miền, thu nhập
và tài sản có giá trị (p<0,05).
Khi loại bỏ bớt những biến không có ý nghĩa
thống kê, mô hình tự đánh giá về mức độ hài lòng
đối với sức khỏe còn lại 4 biến số như: giới tính,
tuổi, miền, đánh giá thu nhập so với nhu cầu có khả
năng giải thích được 10,2% sự khác biệt về mức độ
hài lòng đối với sức khỏe. 
Khi thêm biến số "mức độ hài lòng về nghề
nghiệp" vào mô hình đánh giá, Adjusted R - square
đã tăng lên đáng kể (0,151 so với 0,101), chứng tỏ
Bảng 3. Hồi quy đa biến các yếu tố ảnh hưởng/tác
động đến mức độ hài lòng về sức khỏe 
(mô hình 1)
R-square: 0,104
Adjusted R-square: 0,100
F =26,657, p= ,000
Bảng 2. Điểm trung bình hài lòng về sức khoẻ phân
theo đặc điểm gia đình người được hỏi
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
Tạp chí Y tế Công cộng, 9.2013, Số 29 (29) 33
mô hình đã tốt hơn. Đặc biệt, khi thêm biến số mới:
sự hài lòng về đời sống tinh thần vào mô hình,
Adjusted R - square đã tăng lên đáng kể (0,375), cụ
thể mô hình mới như sau:
Như vậy, mô hình với 6 yếu tố kể trên đã giải
thích được 37,5% sự thay đổi của mức độ hài lòng
về sức khỏe. Các yếu tố tác động mạnh đến sự hài
lòng về sức khỏe lại là sự hài lòng về nghề nghiệp,
đặc biệt là hài lòng về đời sống tinh thần. Những
người có đời sống tinh thần tốt thì giống như một
liều thuốc bổ tự nhiên giúp họ có sự cảm nhận, đánh
giá về sức khỏe tích cực hơn. Ngoài ra, các biến số
khác cũng tác động một phần nhỏ đến sự thay đổi
của biến phụ thuộc bao gồm: giới tính, tuổi, miền,
thu nhập gia đình.
4. Bàn luận
Phân tích số liệu từ nghiên cứu tại 4 tỉnh thành
phố Việt Nam nói trên cho thấy người Việt Nam
khá hài lòng về cuộc sống, trong đó có yếu tố sức
khoẻ. Nếu so sánh mặt bằng chung về chất lượng
cuộc sống thì có thể chất lượng sống và các tiêu chí
sức khoẻ của người Việt Nam có thể còn thua các
nước trên thế giới cũng như các nước trong khu vực.
Tuy nhiên trong nghiên cứu nói trên, số liệu được
thu thập dựa trên sự nhận định chủ quan của chính
bản thân người được hỏi và kết quả trung bình đánh
giá mức độ hài lòng về sức khoẻ của họ là 3,75. Con
số đánh giá ở mức không nhỏ này phần nào thể hiện
tinh thần lạc quan của người Việt nói chung.
Bên cạnh đó, các phân tích tương quan đều cho
thấy không có quá nhiều sự khác biệt về mức độ hài
lòng đối với sức khoẻ giữa những người có những
đặc điểm nhân khẩu học và đặc điểm gia đình khác
nhau. Phân tích hồi quy đa biến cho thấy các yếu tố
thuộc đặc điểm nhân khẩu học và đặc điểm gia đình
thực sự ảnh hưởng đến sự hài lòng về sức khoẻ bao
gồm: giới tính, tuổi, địa bàn cư trú, thu nhập. 
Về khác biệt giới tính, trong rất nhiều nền văn
hóa, bao gồm cả phương Đông và phương Tây có tồn
tại sự khác biệt về giới tính liên quan đến hành vi sức
khỏe và chăm sóc sức khỏe. Đây là vấn đề quan tâm
của rất nhiều các nghiên cứu về hành vi liên quan
đến sức khỏe và chăm sóc sức khỏe. Nghiên cứu của
Kandrack (1991)[9] hay tổng quan nghiên cứu của
John (2005)[8] đã chỉ ra những bằng chứng mang
tính "nghịch lý" rằng phụ nữ thường đau ốm nhiều
hơn, đi khám bác sỹ nhiều hơn, sử dụng nhiều các
loại vitamin, thuốc bổ hơn so với nam giới nhưng
thường có tuổi thọ cao hơn nam giới. Nam giới
thường tỏ ra khỏe mạnh và hài lòng về sức khoẻ của
mình nhưng lại có tuổi thọ thấp hơn so với phụ nữ.
Các nghiên cứu cũng đưa ra những lý giải về sự khác
biệt này dựa trên cơ sở vai trò giới, định kiến, giới
và kỳ vọng về giới. Nam giới trong các xã hội thường
đảm nhận vai trò trụ cột trong gia đình lẫn nơi làm
việc, nên họ được kỳ vọng khỏe mạnh, không được
ốm để đảm nhận tốt vai trò này. Họ thường ít khi đi
thăm khám định kỳ hay sử dụng thuốc cho đến khi
biểu hiện bệnh tật rõ ràng. Nữ giới là người đảm
nhận chức năng chăm sóc gia đình, trong đó bao gồm
cả chăm sóc sức khỏe của các thành viên. Cũng vì
vai trò này mà có thể họ thường lo lắng thái quá về
vấn đề sức khỏe và có vẻ như ít hài lòng hơn về sức
khoẻ của mình (John 2005)[8]. Ở Việt Nam chưa có
những nghiên cứu tổng thể về sự khác biệt về giới
tính đối với hành vi sức khỏe và chăm sóc sức khỏe
do vậy rất khó có thể đưa ra bình luận hay so sánh
với số liệu rút ra từ cuộc nghiên cứu này. Tuy nhiên,
rất có thể quy luật và xu hướng nói trên phần nào
cũng phù hợp để lý giải tại Việt Nam. Có lẽ một
phần vì lý do này mà nam giới cũng có xu hướng lạc
quan về sức khỏe hơn, do vậy họ hài lòng đối với sức
khỏe bản thân hơn so với nữ giới.
Về tác động của yếu tố tuổi, người được hỏi đến
mức độ hài lòng về sức khoẻ, kết quả nghiên cứu
cũng phản ánh đúng xu hướng thực tế bệnh tật luôn
là gánh nặng của người cao tuổi - quy luật tự nhiên
vẫn được đúc kết từ trước đến nay "sinh - lão - bệnh
- tử". Với tình trạng suy giảm về sức khỏe của người
cao tuổi như vậy thì việc họ không thật sự hài lòng
đối với sức khoẻ bản thân là hoàn toàn hợp lý.
Bảng 4. Hồi quy đa biến các yếu tố ảnh hưởng/tác
động đến mức độ hài lòng về sức khỏe 
(mô hình 2)
R-square: 0,376
Adjusted R-square: 0,375
F = 219,296, p = 0,000
34 Tạp chí Y tế Công cộng, 9.2013, Số 29 (29)
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
Đối với tác động từ kinh tế đến sức khoẻ, các
quốc gia phát triển về kinh tế thường cũng là những
quốc gia đầu tư nhiều cho lĩnh vực chăm sóc sức
khỏe, chính vì vậy các chỉ báo về sức khỏe ở những
quốc gia này cũng cao hơn ở những nước nghèo,
đang phát triển. Tương tự như vậy, các hộ gia đình
nghèo thường cũng sẽ gặp phải nhiều vấn đề sức
khỏe hơn, và đầu tư cho chăm sóc sức khỏe của họ
cũng thấp kém hơn so với những gia đình có kinh tế
khá giả. Thực tế, số liệu thu được từ cuộc điều tra
mức sống dân cư năm 2010 về sự chênh lệch về đầu
tư cho chăm sóc sức khỏe ở các nhóm kinh tế giàu
và nghèo ở Việt Nam là rất khác nhau. Kết quả
phân tích số liệu cho thấy chi tiêu cho y tế, chăm sóc
sức khỏe bình quân 1 người 1 tháng của nhóm hộ
giàu nhất cao gấp 3,6 lần so với nhóm hộ nghèo
nhất (Tổng cục thống kê)[2]. Hoặc có thể tồn tại
một giả thuyết khác, những người nghèo thường sẽ
có xu hướng phải làm việc quá sức, làm ngoài giờ
hoặc làm những công việc nặng nhọc, ảnh hưởng
đến sức khỏe. Số liệu từ bảng trên cho thấy rất rõ
những người đánh giá kinh tế gia đình dư thừa thì
cũng đồng nghĩa với việc mức độ hài lòng với sức
khỏe cao hơn so với nhóm kinh tế không đủ. Sự
khác biệt về giá trị trung bình mức độ hài lòng với
sức khỏe của nhóm có kinh tế dư thừa cao hơn hẳn
so với nhóm kinh tế không đủ và sự khác biệt này
có mang ý nghĩa thống kê.
Mặc dù đây là nghiên cứu định lượng được tiến
hành trên quy mô rộng, với cỡ mẫu tương đối lớn
nhưng nó vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định.
Một trong những hạn chế của nghiên cứu là chỉ áp
dụng phương pháp định lượng do vậy còn thiếu
những bằng chứng định tính lý giải sâu hơn tại sao
sự hài lòng về sức khoẻ lại có xu hướng chịu ảnh
hưởng bởi một số biến độc lập kể trên. Để có được
sự lý giải chi tiết hơn về sự hài lòng của cộng đồng
đối với sức khoẻ, trong tương lai rất cần có những
nghiên cứu định tính bổ sung để làm rõ thêm các số
liệu định lượng có được từ nghiên cứu này.
Cho đến hiện nay, các nghiên cứu về sự hài
lòng của người dân đối với các khía cạnh của cuộc
sống nói chung và sức khoẻ nói riêng ở Việt Nam
còn khá ít. Kết quả nghiên cứu nói trên về sự hài
lòng của người dân 4 tỉnh/thành phố của Việt Nam
góp phần cung cấp những số liệu cơ bản giúp định
hướng cho các nghiên cứu tiếp theo, đồng thời có
thể là cơ sở giúp các cơ quan chức năng đưa ra
những giải pháp phù hợp góp phần nâng cao chất
lượng cuộc sống của người dân nói chung, trong đó
bao gồm cả khía cạnh nâng cao sức khoẻ và sự hài
lòng đối với sức khoẻ.
Tài liệu tham khảo
Tiếng Việt
1. Kết quả khảo sát mức sống dân cư năm 2010. Nhà xuất
bản thống kê, Tổng cục thống kê.
2. Lý Ngọc Kính (2011). Chính sách chăm sóc sức khỏe
của Việt Nam: cơ hội và thách thức giữa khu vực nhà nước
và khu vực tư nhân.
(
0116560_Chinh_sach_CSSK_tai_Viet_Nam.pdf)
Tiếng Anh
3. Angus Deaton (2010). Income, aging, health and well
being around the World: evidence from Gallup World Poll.
University of Chicago Press.
4. David Wainwright. A Sociology of health. Los Angeles;
London: SAGE, 2008
5. Erdman Palmore & Clark Luikart (1972). Health and
social factors related to life satisfaction. American
Sociological Association, số 13: trang 68 - 80
6. Faragher và cộng sự (2005). The relationship between job
satisfaction and health: a meta - analysis. Occupation
Environment Medicine, số 62: 105-112
7. Jeffrey Levin & Linda Chatters (1994). Religious effects
on health status and life satisfaction among Black
Americans. Social Science, số 50, trang 154-163
8. John Germov (2005). Second opinion: an introduction to
health sociology, South Melbourne: Oxford University
Press.
9. Mary - Anne Kandrack (1991). Gender differences in
health related behavior: some unanswered questions. Social
science & Medicine. Vol 32, No 5 (579 - 590).
10. Yu - Wen Ying (1992). Life satisfaction among San
Francisco Chinese - Americans. Social Indicators Research.
Vol. 26, No 1

File đính kèm:

  • pdfsu_hai_long_ve_suc_khoe_va_mot_so_yeu_to_anh_huong.pdf