Thêm một số nhận thức về Hồ Chí Minh
TÓM TẮT
Đảng ta cho rằng, Hồ Chí Minh là “Người anh hùng dân tộc vĩ đại”. Tổ chức Giáo
dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) cho rằng, Hồ Chí Minh là “nhân
vật kiệt xuất đã để lại dấu ấn trong sự phát triển của nhân loại”, “anh hùng giải phóng
dân tộc và là nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam”. Hồ Chí Minh được nhân dân Việt Nam
nhiều thế hệ gọi là “Bác Hồ”. Hồ Chí Minh là lãnh tụ của dân tộc và của Đảng, đồng thời
là nhà tư tưởng. Chủ nghĩa Mác – Lênin là cơ sở, là nguồn gốc của tư tưởng Hồ Chí Minh.
Chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh có mối quan hệ khăng khít, một chỉnh thể
làm thành nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Bạn đang xem tài liệu "Thêm một số nhận thức về Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Thêm một số nhận thức về Hồ Chí Minh
Tạp chí Đại học Thủ Dầu Một, số 6 (19) – 2014 33 THEÂM MOÄT SOÁ NHAÄN THÖÙC VEÀ HOÀ CHÍ MINH Maïch Quang Thaéng Hoïc vieän Chính trò Quoác gia Hoà Chí Minh TÓM TẮT Đảng ta cho rằng, Hồ Chí Minh là “Người anh hùng dân tộc vĩ đại”. Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) cho rằng, Hồ Chí Minh là “nhân vật kiệt xuất đã để lại dấu ấn trong sự phát triển của nhân loại”, “anh hùng giải phóng dân tộc và là nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam”. Hồ Chí Minh được nhân dân Việt Nam nhiều thế hệ gọi là “Bác Hồ”. Hồ Chí Minh là lãnh tụ của dân tộc và của Đảng, đồng thời là nhà tư tưởng. Chủ nghĩa Mác – Lênin là cơ sở, là nguồn gốc của tư tưởng Hồ Chí Minh. Chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh có mối quan hệ khăng khít, một chỉnh thể làm thành nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ khóa: Hồ Chí Minh, lãnh tụ, dân tộc, Đảng Cộng sản * Cho đến nay, ở Việt Nam đã có rất nhiều sách, bài tạp chí viết về tư tưởng Hồ Chí Minh, trong đó có một số viết chưa chính xác. Bài viết này chỉ đề cập một số vấn đề để làm rõ thêm một số điểm về Hồ Chí Minh. 1. Đảng ta cho rằng, Hồ Chí Minh là “Người anh hùng dân tộc vĩ đại” Hồ Chí Minh qua đời lúc 9 giờ 47 phút ngày 2–9–1969 tại nhà số 67 trong Phủ Chủ tịch (Hà Nội), không xa nhà sàn là mấy của những ngày mưa dầm dề của tháng Ngâu (1) . Đó cũng là ngày kỷ niệm lần thứ 24 Quốc khánh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Nhà nước mới của Việt Nam do chính Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời đọc bản Tuyên ngôn độc lập bất hủ như là lời khai sinh. Sau những ngày mưa âm u, trời hửng nắng, ngày 9–9–1969, diễn ra Lễ truy điệu Hồ Chí Minh tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội). Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam có một Điếu văn do Bí thư thứ nhất Lê Duẩn đọc. Điếu văn khoảng 3.500 chữ, có nhiều đoạn đánh giá về Hồ Chí Minh rất cảm động và đã dùng cả những cụm từ cao quý nhất để đánh giá về Hồ Chí Minh. Đó là những từ "lãnh tụ thiên tài", "người thầy vĩ đại", "nhà yêu nước vĩ đại", chiến sĩ quốc tế "lỗi lạc", "xuất sắc".... Có đoạn tôi cho là đặc sắc hơn cả là: “Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ Chủ tịch, người anh hùng dân tộc vĩ đại (tôi nhấn mạnh – MQT) và chính Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta”(2). Vậy là, lần đầu tiên trong một văn kiện của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, chúng ta thấy Trung ương Đảng đánh giá Hồ Chí Minh là “Anh hùng dân tộc vĩ đại”. Đây là sự tôn vinh chính thức, rất có ý nghĩa của một tổ chức là Ban Chấp hành Trung ương Đảng khi đánh giá cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng Cộng sản Việt Nam tháng 12 Journal of Thu Dau Mot University, No 6 (19) – 2014 34 năm 1976 diễn ra sau khi cuộc chống Mỹ xâm lược kết thúc thắng lợi, đất nước được thống nhất. Khi tổng kết lại giai đoạn chống Mỹ, cứu nước, trong văn kiện của Đại hội có đoạn: “Thắng lợi to lớn của sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước cũng như những trang sử chói lọi của cách mạng Việt Nam ngót nửa thế kỷ nay mãi mãi gắn liền với tên tuổi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ng- ười sáng lập và rèn luyện Đảng ta, người khai sinh nền Cộng hoà Dân chủ Việt Nam, người vun trồng khối đại đoàn kết dân tộc và xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng, vị lãnh tụ thiên tài của giai cấp công nhân và nhân dân ta, người anh hùng dân tộc vĩ đại (Tôi nhấn mạnh – MQT), người chiến sĩ lỗi lạc của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế”(3). Như vậy, không có gì khác trước trong đánh giá về Hồ Chí Minh. Cũng đánh giá Hồ Chí Minh là “Người anh hùng dân tộc vĩ đại”, nhưng năm 1969 sự đánh giá như vậy là ở “tầm” của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, còn lần này, cuối năm 1976, sự đánh giá về Hồ Chí Minh là ở “tầm” Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng – “cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng” như tất cả Điều lệ Đảng được các Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng nhất quán thông qua, ghi rõ. 2. Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc cho rằng, Hồ Chí Minh là “Nhân vật kiệt xuất đã để lại dấu ấn trong sự phát triển của nhân loại”, “Anh hùng giải phóng dân tộc và là nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam”. Khóa họp lần thứ 18 tại Pari (thủ đô nước Cộng hòa Pháp) từ ngày 17–10 đến ngày 23–11–1974, Đại Hội đồng của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (viết tắt tiếng Anh: United Nations Educational Scientific and Cultural Organization – UNESCO) đã ra Nghị quyết khung số 18C/4.351 trong đó nêu rõ "mong muốn thực hiện tổ chức lễ kỷ niệm các nhân vật kiệt xuất và sự kiện lớn tại các quốc gia thành viên nhằm góp phần làm cho mọi người biết đến tên của các nhân vật này và các sự kiện đã để lại dấu ấn trong sự phát triển của nhân loại"(4). Do vậy, Đại Hội đồng UNESCO cho phép ông Tổng Giám đốc yêu cầu các Ủy ban UNESCO quốc gia đệ trình danh sách đã lựa chọn các ngày lễ kỷ niệm (một trăm năm chẵn hoặc nhiều trăm năm) của các nhân vật kiệt xuất và các sự kiện lớn trong trong lĩnh vực giáo dục, khoa học, văn hóa và truyền thông mà các Ủy ban quốc gia sẽ tổ chức kỷ niệm. Thực hiện Nghị quyết khung số 18C/4.351 trên đây, gần 13 năm sau, tức là ngày 14–4–1987, nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã có văn bản đệ trình đề nghị Đại Hội đồng UNESCO trong Khóa họp lần thứ 24 tại Pari thông qua Nghị quyết Kỷ niệm lần thứ 100 ngày sinh của Hồ Chí Minh. Trong Khóa họp 24 đó từ ngày 20–10 đến ngày 20–11–1987, UNESCO đã thông qua Nghị quyết số 18.6 về các ngày lễ kỷ niệm, có thông qua 6 "nhân vật kiệt xuất" để các quốc gia thành viên tổ chức kỷ niệm theo năm chẵn (chẵn trăm năm, hàng trăm năm). Một trong 6 nhân vật kiệt xuất đó trong Nghị quyết số 18.6 được đặt ở Mục 18.6.5. là Kỷ niệm 100 Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được thông qua với số phiếu tuyệt đối tán thành (5) . Nghị quyết có đoạn: "Ghi nhận năm 1990 sẽ đánh dấu 100 năm Kỷ niệm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Anh hùng giải phóng dân tộc và Nhà văn hóa kiệt Tạp chí Đại học Thủ Dầu Một, số 6 (19) – 2014 35 xuất của Việt Nam Chủ tịch Hồ Chí Minh, một biểu tượng kiệt xuất về sự tự khẳng định dân tộc, đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội Nhận thấy những đóng góp quan trọng và nhiều mặt của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên các lĩnh vực văn hóa, giáo dục và nghệ thuật chính là sự kết tinh của truyền thống văn hóa hàng ngàn năm của dân tộc Việt Nam, và những tư tưởng của Người là hiện thân của những khát vọng của các dân tộc mong muốn được khẳng định bản sắc văn hóa của mình và mong muốn tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc"(6). Ở đây cần nói rõ hơn, đính chính một số điều mà nhiều người hay viết về Hồ Chí Minh liên quan đến sự kiện này. Một số người cho rằng, Hồ Chí Minh được UNESCO phong là Anh hùng giải phóng dân tộc và là Danh nhân văn hóa thế giới. Tôi cho rằng, Hồ Chí Minh không phải được “phong” gì cả mà được ghi nhận trong một nghị quyết để kỷ niệm lần thứ 100 ngày sinh của Người với nhiều lời đánh giá rất tốt đẹp, trong đó có câu cho rằng, Hồ Chí Minh là “Anh hùng giải phóng dân tộc và Nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam”, chứ không phải là Danh nhân văn hóa thế giới. Nghị quyết về kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của Hồ Chí Minh nằm trong Nghị quyết khung kỷ niệm những nhân vật kiệt xuất đã để lại dấu ấn trong sự phát triển của nhân loại, do vậy nếu nói ở tầm thế giới thì Hồ Chí Minh chính là nhân vật kiệt xuất đó. Toàn bộ chi tiết của vấn đề này đã được phản ánh trong cuốn sách UNESCO với sự kiện tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà văn hóa kiệt xuất do GS.TS. Mạch Quang Thắng, PG.TS. Bùi Đình Phong, TS. Chu Đức Tính đồng chủ biên, NXB Chính trị quốc gia ấn hành quý I năm 2014. Một trong những điều đáng chú ý nhất trong cuốn sách này là lần đầu tiên ở Việt Nam với sự giúp đỡ của Bảo tàng Hồ Chí Minh, biên bản gốc bằng 6 ngôn ngữ chính thức mà UNESCO sử dụng cho Tổ chức của mình là Pháp, Anh, A Rập, Tây Ban Nha, Trung Quốc, Nga của Khóa họp lần thứ 24 Đại Hội đồng UNESCO đã được công bố. 3. Hồ Chí Minh được nhân dân Việt Nam nhiều thế hệ gọi là “Bác Hồ” Không thể đơn thuần xét về mặt văn bản. Có một điều đặc biệt nếu nhìn ra thế giới thì có lẽ không một dân tộc – quốc gia nào có như ở Việt Nam có hai người được nhân dân nhiều thế hệ gọi là "Bác": Đó là "Bác Hồ" và "Bác Tôn" (Hồ Chí Minh và Tôn Đức Thắng). Lòng người quả là khó đo. Nhưng, hai tiếng “Bác Hồ” là sự tôn vinh đặc biệt của lòng dân Việt Nam yêu nước nhiều thế hệ đối với Hồ Chí Minh. Thực ra, người đầu tiên gọi Hồ Chí Minh là "Bác" chính là Tổng Bí thư Trường Chinh khi Hồ Chí Minh mới về nước. Lâu ngày, từ "Bác" trở thành phổ biến. Đã từ lâu, và ở nhiều thế hệ kế tiếp nhau, những người Việt Nam yêu nước đều coi Hồ Chí Minh là bậc danh nhân, là anh hùng dân tộc vĩ đại như những vị anh hùng dân tộc khác: Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Quang Trung, v.v. Và, giá trị tư tưởng, đạo đức của Hồ Chí Minh đã trở thành giá trị văn hoá dân tộc, như là nguồn văn hoá dân gian (folklore) tự nhiên truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác, như nguồn Journal of Thu Dau Mot University, No 6 (19) – 2014 36 sữa mẹ nuôi dưỡng cuộc sống, tâm hồn của người Việt Nam yêu nước, như lớp lớp phù sa bồi đắp cho sự phì nhiêu của đời sống văn hoá dân tộc. Đây quyết không phải là kết quả từ sự sùng bái cá nhân như không ít người nước ngoài viết về Hồ Chí Minh mà chính là sự tôn vinh từ tâm khảm một cách tự giác của người Việt Nam yêu nước. Giá trị nhân văn trong cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh mang tính đặc biệt tới mức là đã đi vào đời sống tâm linh của người Việt Nam. Trên nhiều ban thờ của người Việt Nam thờ tổ tiên và những người đã khuất của gia đình mình, còn đặt cả ảnh thờ Hồ Chí Minh. Nhiều nơi trên đất nước Việt Nam, nhân dân đã tự động lập đền thờ Hồ Chí Minh. Có đền thờ Hồ Chí Minh mới được xây dựng trong những năm cuối thế kỷ XX ở ngoài bắc. Chẳng hạn như đền thờ Hồ Chí Minh trên núi cao Tản Viên, còn nhánh đường bên cạnh là nhánh đường lên đền thờ Sơn Tinh (Thánh Tản Viên). Còn vùng Nam Bộ thì đền thờ hoặc phủ thờ Hồ Chí Minh khá nhiều. Lạ thay, một địa phương có nhiều đền thờ Hồ Chí Minh nhất nước là tỉnh Cà Mau, tỉnh chóp mũi của dải đất cong cong hình chữ S Việt Nam. Theo một thống kê chưa đầy đủ thì số phủ thờ Hồ Chí Minh ở đây đã trên tới con số 20. Đó là một hiện tượng văn hoá thật đặc biệt ứng với văn hoá tâm linh truyền thống của người Việt Nam: nhân dân tôn thờ những người có công với nước, với làng, những người để lại những tấm gương tốt cho hậu thế noi theo. Việc nhân dân lập đền thờ Hồ Chí Minh cũng là lẽ tự nhiên trong tín ngưỡng đa thần, tựa như nhân dân Việt Nam đã lập đền thờ các vị thành hoàng và các vị tiền bối có công với nước như Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung... Đây là biểu hiện tự nhiên của lòng dân chứ nhất quyết không từ một chỉ thị, nghị quyết nào cả. 4. Hồ Chí Minh là lãnh tụ của dân tộc và của Đảng, đồng thời là Nhà tư tưởng Hồ Chí Minh là người khai lập hoặc là người tham gia sáng lập nhiều tổ chức chính trị – xã hội. Người đã khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Nhà nước do nhân dân làm chủ; là người khai sinh mặt trận dân tộc thống nhất; là người cha thân yêu của các lực lượng vũ trang nhân dân; là nguyên thủ quốc gia 24 năm (1945–1969). Hồ Chí Minh là đại biểu thuộc địa dự Đại hội XVIII Đảng Xã hội Pháp tháng 12–1920 bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản và hơn 4 tiếng đồng hồ sau đó cùng những người vừa bỏ phiếu tán thành Quốc tế Cộng sản tuyên bố thành lập Phân bộ Pháp của Quốc tế Cộng sản – tức Đảng Cộng sản Pháp (Section Fran- caise de L' Internationale Communiste, viết tắt là S.F.I.C.); là người thay mặt Quốc tế Cộng sản tổ chức thành công Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930; là Chủ tịch Đảng từ năm 1951 đến khi qua đời năm 1969. Không phải cứ sáng lập tổ chức chính trị, giữ nhiều chức vụ cao và quan trọng thì cứ thế nghiễm nhiên được gọi là lãnh tụ. Nhưng, ở Hồ Chí Minh có cả nhiều cái trong một: vừa là người sáng lập các tổ chức chính trị – xã hội, vừa là người giữ các chức vụ cao nhất của dân tộc – quốc gia và của Đảng Cộng sản, lại vừa là người trên thực tế chứng tỏ được tư chất lãnh tụ của mình và thực sự được toàn dân yêu nước và toàn Đảng Cộng sản Việt Nam tôn vinh là lãnh tụ. Lãnh tụ là một chuyện, còn người lãnh tụ đó có phải là nhà tư tưởng hay không lại là một chuyện khác. Đã là một con người bình thường thì ai cũng có tư tưởng, với nghĩa là ý tưởng, thậm chí cao hơn là quan điểm. Nhưng, để Tạp chí Đại học Thủ Dầu Một, số 6 (19) – 2014 37 được gọi là “Nhà tư tưởng” thì người đó phải đạt được một tổ hợp gồm những tiêu chí sau đây: (i) Có được một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề chính trị – xã hội đối với một cộng đồng quốc gia – dân tộc hoặc đối với cả cộng đồng quốc tế; (ii) Hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề chính trị – xã hội đó mang tính khoa học và cách mạng, khả thi, có ý nghĩa dẫn đường cho xã hội phát triển theo hướng văn minh, tiến bộ; (iii) Người đó phải dấn thân vào cuộc sống thực tế, trở thành một nhân vật cốt yếu nhất thực thi một cách tích cực nhất, có hiệu quả nhất những quan điểm của mình đã nêu ra; (iv) Hệ thống quan điểm của người đó trên thực tế được cộng đồng thừa nhận và tổ chức thực hiện với tư cách là cơ sở tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động. Đối chiếu với những yêu cầu trên đây thì Hồ Chí Minh xứng đáng được gọi là “Nhà tư tưởng”, và với ý nghĩa như vậy thì hoàn toàn đúng khi nhiều người đặt tên và Đảng Cộng sản Việt Nam ghi vào văn kiện của mình cụm từ “Tư tưởng Hồ Chí Minh” và lấy tư tưởng Hồ Chí Minh, cùng với chủ nghĩa Mác – Lênin, làm thành nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động. Như vậy, trên thực tế, có “Tư tưởng Hồ Chí Minh” chứ không phải là không có, thậm chí một số người cho rằng, phải gọi là “Học thuyết Hồ Chí Minh”, với nghĩa “học thuyết” thì lớn hơn “tư tưởng”. 5. Mối quan hệ khăng khít, một chỉnh thể làm thành nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng Cộng sản Việt Nam Chủ nghĩa Mác – Lênin là cơ sở/nguồn gốc của tư tưởng Hồ Chí Minh. Và như vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh với chủ nghĩa Mác – Lênin có quan hệ cực kỳ khăng khít với nhau. Không có yếu tố “Chủ nghĩa Mác – Lênin” thì không thể có “Tư tưởng Hồ Chí Minh”. Nói một cách khác, nếu Hồ Chí Minh không tiếp thu được chủ nghĩa Mác – Lênin thì không có tư tưởng Hồ Chí Minh. Cần khẳng định một cách chắc chắn điều này bởi vì có một số người muốn đem tư tưởng Hồ Chí Minh tách rời, thậm chí đối lập, với chủ nghĩa Mác – Lênin. Nếu tách rời hoặc đối lập tư tưởng Hồ Chí Minh với chủ nghĩa Mác – Lênin thì hoàn toàn không đúng về mặt lý luận và cả về mặt thực tế. Một số ý kiến cho rằng, ở Việt Nam, chỉ cần nêu tư tưởng Hồ Chí Minh là đủ. Hay có một số người cho rằng, tư tưởng Hồ Chí Minh là chủ nghĩa Mác – Lênin ở Việt Nam. Đành rằng, Hồ Chí Minh là người vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam trong các thời kỳ cách mạng, nhưng như thế không có nghĩa là “Việt Nam hóa chủ nghĩa Mác – Lênin”. Chỉnh thể làm nên hệ tư tưởng của cách mạng Việt Nam chính xác phải là cả hai: Chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Chủ nghĩa Mác – Lênin không thể là tất cả chủ thuyết của cách mạng Việt Nam và chỉ riêng tư tưởng Hồ Chí Minh thôi cũng thế. Hai yếu tố/thành phần này là không thể thiếu và quan hệ chặt chẽ với nhau. Cũng giống như chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh không nên được vận dụng một cách giáo điều, mà vẫn rất cần được vận dụng một cách sáng tạo và phát triển. Cái còn lại vĩnh viễn của tư tưởng Hồ Chí Minh là ở phương pháp, ở bản chất vấn đề chứ không nằm trong hành vi, bởi vì hành vi chỉ là cái cụ thể trong một hoàn cảnh cụ thể, nó có thể đúng lúc này mà không đúng ở lúc khác. Cũng như bản thân C.Mác, Ph.Ăngghen nhiều lần tự cho Journal of Thu Dau Mot University, No 6 (19) – 2014 38 rằng, những luận điểm của các ông nêu ra không phải là học thuyết (với nghĩa là đừng giáo điều) mà chính là nằm ở phương pháp biện chứng duy vật. Chỉ có trên cơ sở nắm vững phép biện chứng duy vật này thì mới có những hành động đúng ứng với mọi biến đổi nhanh chóng của thời gian. Chính vì vậy, chủ nghĩa Mác – Lênin là lý luận mở, bởi vì luôn luôn nhận/nạp năng lượng mới từ cuộc sống. Bản chất của tư tưởng Hồ Chí Minh cũng giống như bản thân Hồ Chí Minh quan niệm trong hành động là phải phù hợp với từng lúc, từng nơi, là Dĩ bất biến ứng vạn biến. Đó cũng là biện chứng mácxít mà tôi thấy rất rõ trong di sản mà Hồ Chí Minh để lại cho các thế hệ cách mạng Việt Nam về sau. Con đường hình thành những quan điểm của Hồ Chí Minh (mà tập hợp một cách có hệ thống những quan điểm đó lại với nhau hình thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh) là từ những hành vi. Thí dụ: Hồ Chí Minh đi dép lốp cao su, mặc thì chỉ có hai bộ quần áo chính, ăn thì thanh đạm, đi thăm địa phương thì có lúc lội ruộng, tát nước, cấy lúa, v.v. Những hành vi cụ thể đó hình thành nên quan điểm/tư tưởng giản dị, tiết kiệm, gần dân (cần kiệm liêm chính). Nhưng, bây giờ học tập đạo đức, tác phong Hồ Chí Minh thì không thể trở lại con đường theo hành vi; không phải trở lại học (thậm chí là làm theo một cách máy móc) là cán bộ chủ chốt cấp cao nhất cũng đi dép lốp, chỉ có hai bộ quần áo chính, đi thăm địa phương cũng mang cơm nắm đi, đến với bà con cũng đi lội ruộng, tát nước, v.v. Nếu như thế thì không đúng tinh thần biện chứng của Hồ Chí Minh là phải vận dụng vào cho phù hợp với từng lúc, từng nơi. Cái chính là thể hiện được đạo đức, tác phong giản dị, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư ứng với mọi lúc mọi nơi, ứng với muôn vàn cái thay đổi cho phù hợp với hoàn cảnh. * MORE THOUGHTS ABOUT HO CHI MINH Mach Quang Thang Ho Chi Minh National Academy of Politics ABSTRACT Our Party said that Ho Chi Minh was "the greatest national hero". The United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization (UNESCO) said that Ho Chi Minh was an "outstanding character who has left his mark in the development of mankind", "Hero of national liberation and an outstanding culturist of Vietnam ". Ho Chi Minh has been called "Uncle Ho" by many generations of Vietnam. Ho Chi Minh City was the leader of the nation and the Party, and a thinker. Marxism – Leninism is the basis/origin of Ho Chi Minh's thoughts. Marxism – Leninism and Ho Chi Minh's thoughts have a close relationship, which adjusted the ideological foundation and guideline for the action of the Communist Party of Vietnam. CHÚ THÍCH (1) Lúc đó, Đảng ta công bố Hồ Chí Minh qua đời ngày 3 – 9 – 1969. Lý do tại sao lại như vậy thì trong Thông báo của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VI, số 151/TB – TW, ngày 19– 8–1989, về một số vấn đề liên quan đến Di chúc và ngày qua đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh có nêu một số điểm. Trong Thông báo này, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VI thông báo thời gian mất của Hồ Chí Minh là ngày 2–9–1969 chứ không phải là ngày 3–9–1969. Tạp chí Đại học Thủ Dầu Một, số 6 (19) – 2014 39 (2) Hồ Chí Minh, Toàn tập, T.12, NXB Chính trị quốc gia, 1996, tr. 516. (3) Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng Toàn tập, T.37, NXB Chính trị Quốc gia, 2004, tr. 474. (4) Xem: GS.TS. Mạch Quang Thắng, PGS.TS. Bùi Đình Phong, TS. Chu Đức Tính (đồng chủ biên), UNESCO với sự kiện tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà văn hóa kiệt xuất, NXB Chính trị Quốc gia, 2014, tr.40. (5) Sáu nhân vật đó là: (i) Kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của Nhà văn Phya Anuman Rajadhon (Thái Lan); (ii) Kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của Nhà văn và Nhà sư phạm Anton Semionovitch Makarenko (Liên Xô); (iii) Kỷ niệm 500 năm Ngày sinh của Nhà cải cách, Nhà thuyết giáo tiến bộ Thomas Munzer (Đức); (iv) Kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Anh hùng giải phóng dân tộc và Nhà văn hóa kiệt xuất (Việt Nam); (v) Kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của Nhà vô địch vĩ đại của các phong trào giải phóng và đoàn kết quốc tế Jawaharlal Nehru (Ấn Độ); (vi) Kỷ niệm 400 năm Ngày mất của Kiến trúc sư Sinan (Thổ Nhĩ Kỳ). (6) Xem: GS.TS. Mạch Quang Thắng, PGS.TS. Bùi Đình Phong, TS. Chu Đức Tính (đồng chủ biên), UNESCO với sự kiện tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà văn hóa kiệt xuất, NXB Chính trị Quốc gia, 2014, tr.73 – 74.
File đính kèm:
- them_mot_so_nhan_thuc_ve_ho_chi_minh.pdf