Thực trạng công tác cố vấn học tập tại trường Đại học Điều dưỡng Nam Định năm 2018
TÓM TẮT
Mục tiêu: Mô tả thực trạng công tác cố
vấn học tập tại Trường Đại học Điều dưỡng
Nam Định năm 2018. Đối tượng và phương
pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt
ngang, khảo sát 44 cố vấn học tập và trên
370 sinh viên đại học chính quy khóa 10, 11,
12,13, Cao đẳng Điều dưỡng khóa 17,18 và
Cao đẳng Hộ sinh khóa 5,6. Kết quả: Kết
quả khảo sát cho thấy: 98,1% sinh viên nhận
được sự tư vấn từ cố vấn học tập, trong đó
lĩnh vực được chú trọng tư vấn nhiều nhất
(trên 90%) là đào tạo và công tác sinh viên.
100% cố vấn học tập có tư vấn cho sinh viên
đăng ký học phần theo từng học kỳ để hoàn
thành kế hoạch học tập. 80% cố vấn học tập
luôn nhiệt tình, có trách nhiệm, giúp đỡ và
giải đáp các thắc mắc của sinh viên trong
quá trình học tập. Kết luận: Sinh viên khá
hài lòng về công tác tư vấn của cố vấn học
tập. Tuy nhiên năng lực tư vấn học tập của
một số cố vấn học tập chưa đáp ứng đủ nhu
cầu cần trợ giúp của sinh viên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng công tác cố vấn học tập tại trường Đại học Điều dưỡng Nam Định năm 2018
96 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Khoa học Điều dưỡng - Tập 02 - Số 03 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CỐ VẤN HỌC TẬP TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH NĂM 2018 Nguyễn Anh Tuấn1, Nguyễn Hùng Minh1, Đỗ Thị Hạnh1, Trần Thị Vân Anh1 1Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định TÓM TẮT Mục tiêu: Mô tả thực trạng công tác cố vấn học tập tại Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định năm 2018. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, khảo sát 44 cố vấn học tập và trên 370 sinh viên đại học chính quy khóa 10, 11, 12,13, Cao đẳng Điều dưỡng khóa 17,18 và Cao đẳng Hộ sinh khóa 5,6. Kết quả: Kết quả khảo sát cho thấy: 98,1% sinh viên nhận được sự tư vấn từ cố vấn học tập, trong đó lĩnh vực được chú trọng tư vấn nhiều nhất (trên 90%) là đào tạo và công tác sinh viên. 100% cố vấn học tập có tư vấn cho sinh viên đăng ký học phần theo từng học kỳ để hoàn thành kế hoạch học tập. 80% cố vấn học tập luôn nhiệt tình, có trách nhiệm, giúp đỡ và giải đáp các thắc mắc của sinh viên trong quá trình học tập. Kết luận: Sinh viên khá hài lòng về công tác tư vấn của cố vấn học tập. Tuy nhiên năng lực tư vấn học tập của một số cố vấn học tập chưa đáp ứng đủ nhu cầu cần trợ giúp của sinh viên Từ khoá: Cố vấn học tập, sinh viên THE CURRENT SITUATION OF ADVISORY WORK FOR STUDENTS AT NAM DINH UNIVERSITY OF NURSING IN 2018 ABSTRACT Objective: To describe the current status of academic advisory task at Nam Dinh University of Nursing in 2018. Method: Cross-sectional descriptive Study, Survey of 44 academic advisors and over 370 full time students including Bachelor of Nursing Course 10, 11, 12, 13; Associate Bachelor of Nursing Course 17,18 and Associate Bachelor of Midwifery Course 5,6. Results: The survey results show that: 98.1% of students received advice from academic advisors, of which the most consulted area (over 90%) is training and birth tablets. 100% of the academic advisors advise students to register for each semester to complete the study plan. 80% of academic advisors are enthusiastic, responsible, helpful and answer questions of students in the learning process. Conclusion: Students are quite satisfied with the advisory activities of academic advisors. However, the academic advisory capacity of academic advisors has not met the needs of students. Keywords: Academic advisors, students 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Cố vấn học tập (CVHT) có vai trò rất quan trọng trong hoạt động đào tạo theo hệ thống tín chỉ (TC) ở trường đại hoc. Hoạt động của CVHT tác động trực tiếp đến thành tích học tập và rèn luyện của sinh viên (SV). Thông qua hoạt động CVHT, SV có thể nắm bắt thông tin một cách nhanh nhất và cụ thể về quy chế, chương trình đào tạo, mục tiêu, nội Người chịu trách nhiệm: Nguyễn Anh Tuấn Email: nguyenanhtuan112@gmail.com Ngày phản biện: 02/7/2019 Ngày duyệt bài: 08/7/2019 Ngày xuất bản: 22/7/2019 97 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Khoa học Điều dưỡng - Tập 02 - Số 03 dung đào tạo, các chức năng, nhiệm vụ, định hướng phát triển của nhà trường [2], [5]. Từ đó, mỗi SV thiết lập được kế hoạch học tập phù hợp với trình độ, hoàn cảnh cá nhân và tìm ra biện pháp khắc phục khó khăn trong quá trình học tập, rèn luyện để đạt kết quả cao nhất. Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định bắt đầu chuyển đổi hình thức đào tạo từ niên chế sang đào tạo theo TC cho toàn bộ SV hệ Đại học (ĐH) chính quy từ năm học 2014-2015 và thực hiện công tác đào tạo theo Văn bản hợp nhất số 17/VBHN- BGDĐT của Bộ giáo dục đào tạo ngày 15/5/2014 về việc ban hành Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo [7]. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực tế, công tác CVHT còn mới mẻ nên hoạt động còn thiếu đồng bộ. Vậy thực trạng của vấn đề này là như thế nào? Việc nghiên cứu lí luận, khảo sát và đánh giá thực trạng đội ngũ CVHT của Nhà trường là cần thiết để đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CVHT. Với mục đích như vậy, nghiên cứu này đã được tiến hành với mục tiêu mô tả thực trạng công tác CVHT tại Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định. 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 12/2017 đến 12/2018 trên các đối tượng là CVHT, SV của Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định. 2.2 Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, định lượng và định tính. 2.2.2. Mẫu và phương pháp chọn mẫu Đối với CVHT: Chọn mẫu toàn bộ, cỡ mẫu là: 44 Đối với SV: Áp dụng công thức cho một tỷ lệ trong quần thể: Trong đó: n là cỡ mẫu cần thiết. Z1-α/2 là giá trị tương ứng của hệ số giới hạn tin cậy, với độ tin cậy của ước lượng là 95%. p là tỷ lệ SV có khó khăn trong học tập chọn p = 0,6 để có tích p(1-p) lớn nhất. d là sai số cho phép chọn d =0,005. Thay vào công thức trên tính được n = 323 SV. Cộng thêm15% SV có thể từ chối tham gia. Cỡ mẫu cuối cùng làm tròn là 376 SV. - Phương pháp chọn mẫu: Chọn ngẫu nhiên mỗi khóa ĐH chính quy 02 lớp sinh viên, khối CĐ chọn 01 lớp và chọn mỗi lớp 30 sinh viên của các lớp được chọn tham gia vào nghiên cứu gồm SV thuộc các khóa ĐH chính quy 10, 11,12, 13 và khối Cao đẳng khóa 17,18 và Cao đẳng hộ sinh 5,6. 2.2.3. Công cụ và phương pháp thu thập thông tin - Nghiên cứu định lượng: Công cụ thu thập thông tin được xây dựng dựa vào Quy định công tác CVHT [4] ban hành theo Quyết định 858/QĐ-ĐDN ngày 17 tháng 6 năm 2014 trên mục tiêu nghiên cứu bao gồm các phần mô tả thực trạng của CVHT về các hình thức CVHT liên lạc với SV, các lĩnh vực tư vấn, thái độ của CVHT khi làm công tác cố vấn, tư vấn. Bộ câu hỏi sau khi xây dựng được kiểm tra tính giá trị bằng chỉ số Content Validity Index (CVI) và điều tra thử trước khi thu thập số liệu chính thức. Sử dụng phương pháp tự điền phiếu để thu thập thông tin cần thiết. - Nghiên cứu định tính: sử dụng phiếu hướng dẫn phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm theo chủ đề. 2.2.4. Phương pháp quản lý, xử lý và phân tích số liệu Các số liệu sau khi thu thập được quản lý bằng phần mềm Epidata, sử dụng phần mềm SPSS để xử lý các biến số như là làm sạch, phân nhóm, tách biễn, mã hóa biến mới, Sử dụng tỷ lệ %, bảng để mô tả các biến số. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu Mẫu nghiên cứu gồm 44 CVHT (có trình độ SĐH chiếm 79,5%), 376 SV khối ĐH 2)2/1( 2 )1( d ppZn −= −α 98 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Khoa học Điều dưỡng - Tập 02 - Số 03 chính quy 10, 11,12, 13 và khối Cao đẳng khóa 17,18 Hộ sinh 5,6. Đây là các khóa SV đầu tiên của trường được chuyển từ đào tạo theo niên chế sang tín chỉ. 3.2. Thực trạng hoạt động của CVHT Có 98,1% SV có nhận được sự tư vấn từ CVHT. Bảng 3.1: Hình thức CVHT liên lạc với SV Hình thức CVHT liên lạc với SV Ý kiến của SV Ý kiến của CVHT Mức độ Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi n % n % n % n % n % n % Tại các cuộc họp lớp định kỳ 302 80,3 67 17,8 7 1,9 29 65,9 14 31,8 1 2,3 Điện thoại 176 46,8 150 39,9 50 13,3 38 86,4 6 13,6 0 0 Email mạng xã hội 138 36,7 144 38,3 94 25,0 26 59,1 15 34,1 3 6,8 Gặp gỡ trực tiếp cá nhân 150 39,9 163 43,4 63 16,8 20 45,5 23 52,3 1 2,3 CVHT sử dụng rất nhiều hình thức để liên lạc tư vấn cho SV, trong đó chủ yếu nhất là qua các cuộc họp lớp định kỳ, qua điện thoại và mạng xã hội. Bảng 3.2: Lĩnh vực tư vấn Lĩnh vực tư vấn Ý kiến của SV Ý kiến của CVHT Có Không Có Không n % n % n % n % Khảo thí 299 79,5 77 20,5 37 84,1 7 15,9 Đào tạo và quản lý đào tạo 346 92,0 30 8,0 38 86,4 6 13,6 Công tác SV 360 95,7 16 4,3 43 97,7 1 2,3 Hướng nghiệp 309 82,2 67 17,8 34 77,3 10 22,7 Lĩnh vực khác 288 76,6 88 23,4 35 79,5 9 20,5 Hầu hết SV nhận được sự tư vấn từ CVHT ở các lĩnh vực Khảo thí, Đào tạo, Công tác SV, Công tác hướng nghiệp và các lĩnh vực khác. Trong đó, công tác SV và đào tạo được chú trọng tư vấn nhiều nhất (trên 90%). 99 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Khoa học Điều dưỡng - Tập 02 - Số 03 Bảng 3.3: Các nội dung tư vấn của CVHT Nội dung tư vấn Ý kiến của CVHT Ý kiến của SV Mức độ Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành Rõ ràng Chưa rõ ràng Không tư vấn n % n % n % n % n % n % Tư vấn cho SV sử dụng phần mềm quản lý đào tạo của Nhà trường 17 38,6 26 59,1 1 2.3 324 86,2 41 10,9 11 2,9 Tư vấn cho SV Quy chế đào tạo của Bộ GD&ĐT và các quy định đào tạo của Nhà trường 21 47,7 22 50,0 1 2.3 340 90,4 32 8,5 4 1,1 Tư vấn cho SV chương trình đào tạo kế hoạch học tập phù hợp với bản thân 21 47,7 22 50,0 1 2.3 304 80,9 61 16,2 11 2,9 Tư vấn cho SV đăng ký học phần theo từng học kỳ để hoàn thành kế hoạch học tập 24 54,5 20 45,5 0 0 339 90,2 31 8,2 6 1,6 Tư vấn cho sinh viên quy chế rèn luyện, học bổng, các hình thức khen thưởng, kỷ luật 23 52,3 20 45,5 1 2.3 336 89,4 34 9,0 6 1,6 Tư vấn cho SV về chế độ chính sách 20 45,5 23 52,3 1 2.3 311 82,7 57 15,2 8 2,1 Tư vấn Hướng nghiệp và việc làm cho SV 9 20,5 29 65,9 6 13.6 277 73,7 83 22,1 16 4,3 Tư vấn cho sinh viên quy chế thi và kiểm tra 26 59,1 17 38,6 1 2.3 344 91,5 30 8,0 2 0,5 Tất cả CVHT đều cho rằng họ đã tư vấn cho SV đăng ký học phần theo từng học kỳ để hoàn thành kế hoạch học tập. Số lượng lớn SV (>90%) đánh giá CVHT tư vấn cho SV quy chế thi và kiểm tra, quy chế đào tạo và tư vấn cho SV đăng ký học phần theo từng học kỳ 100 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Khoa học Điều dưỡng - Tập 02 - Số 03 Biểu đồ 3.2: Đánh giá thái độ thực hiện công việc của CVHT từ phía SV Đa số CVHT có tính thần trách nhiệm: Luôn nhiệt tình giải đáp thắc mắc cho SV, giúp đỡ SV trong phạm vi quyền hạn, chia sẻ động viên với SV và luôn cập nhật thông tin tới nhóm SV mình quản lý. Bảng 3.4: Đánh giá của SV về hoạt động tư vấn của CVHT Nội dung Mức độ Rất hài lòng Hài lòng Chưa hài lòng n % n % n % Đào tạo (chương trình học. môn học, đăng ký tín chỉ) 362 96,3 12 3,2 2 0,5 Khảo thí (thi, kiểm tra) 360 95,7 14 3,7 2 0,5 Công tác sinh viên (chế độ chính sách, rèn luyện, học bổng ) 362 96,3 7 1,9 7 1,9 Công tác phát triển Đảng, Đoàn 352 93,6 23 6,1 1 0,3 Các hoạt động tư vấn khác ( Hướng nghiệp, xã hội...) 333 88,6 31 8,2 12 3,2 SV khá hài lòng về công tác tư vấn của CVHT, trong đó SV hài lòng nhất công tác tư vấn về đào tạo và công tác SV. 83.8 63.6 78.5 87.8 89.4 14.9 30.3 18.6 12 10.1 1.3 5.9 2.9 0.3 0.5 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Luôn cập nhật thông tin Chia sẻ động viên với SV Giúp đỡ SV trong phạm vi quyền hạn Thân thiện với SV Nhiệt tình giải đáp thắc mắc cho SV Tỷ lệ % Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm hoi 101 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Khoa học Điều dưỡng - Tập 02 - Số 03 4. BÀN LUẬN CVHT cho rằng họ liên lạc tư vấn cho SV chủ yếu qua điện thoại (86,4%) chứ chưa phải qua các buổi sinh hoạt định kỳ đối với các lớp SV như SV đánh giá (80,3%). Điều này cũng ảnh hưởng đến chất lượng công tác CVHT. Để tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn CVHT và được CVHT chia sẻ với chúng tôi họ đang “quá tải” về công tác giảng dạy, NCKH, về sinh hoạt văn – thể - mĩVì vậy, CVHT không có nhiều thời gian để tư vấn cho SV trong các buổi sinh hoạt định kỳ mà thường trả lời thắc mắc của SV qua điện thoại. Hơn nữa, qua trao đổi, thảo luận một số CVHT cũng thừa nhận rằng họ không tổ chức sinh hoạt định kỳ hàng tháng, đây cũng là ý kiến của một số SV. Qua trao đổi với các CVHT chúng tôi được biết, phần lớn CVHT nắm thông tin của lớp thông qua ban cán sự lớp. Họ sử dụng biện pháp này bởi vì họ tin tưởng vào năng lực và uy tín của ban cán sự lớp cũng như tin tưởng vào tính tích cực, chủ động học tập của SV. Tuy nhiên, vẫn còn 1,9% CVHT và 2,3% SV cho rằng CVHT hiếm khi liên lạc với SV tại các cuộc họp lớp. Bộ phận CVHT này chưa thực sự làm đúng chức năng, nhiệm vụ của mình. Khi trao đổi, thảo luận với chúng tôi, nhiều CVHT thừa nhận, để am hiểu về chương trình, quy chế đào tạo TC, nắm vững tinh thần học tập cụ thể của SV là việc không dễ dàng, vì vậy họ không làm tốt chức năng tư vấn của mình. Như vậy, nhu cầu được gặp gỡ, trao đổi của SV là rất lớn trong khi CVHT lại kiêm nhiệm cả nhiệm vụ giảng dạy và làm CVHT nên không có nhiều thời gian để tiếp SV. Điều này cho thấy cần phải thay đổi tổ chức hệ thống CVHT để những người đảm nhiệm chuyên trách CVHT sẽ dành nhiều thời gian hơn nữa cho việc gặp gỡ, trao đổi tư vấn SV. Kết quả điều tra về các lĩnh vực tư vấn CVHT và SV có đánh giá tương đối giống nhau. Nói cách khác, đánh giá của SV và CVHT về các lĩnh vực tư vấn là tương đương nhau. Phần lớn CVHT có tư vấn cho SV trên các lĩnh vực khảo thí, công tác đào tạo, công tác SV và hướng nghiệp (cả CVHT và SV đánh giá >75%) tạo điều kiện tốt để SV có thể chủ động học theo điều kiện và năng lực của mình. Từ đó, SV có thể phát huy khả năng tự quyết định, tự giải quyết vấn đề đồng thời có thể lựa chọn phương án phù hợp nhất cho mình trong guồng quay của chương trình đào tạo theo học chế TC. Không có sự khác biệt lớn giữa ý kiến đánh giá của CVHT và SV về mức độ hoàn thành một số nội dung tư vấn của CVHT. Kết quả điều tra có 97,7% CVHT có tư vấn cho SV sử dụng phần mềm quản lý đào tạo của Nhà trường; tư vấn cho SV Quy chế đào tạo, quy chế rèn luyện, chế độ chính sách, quy chế thi và kiểm tra. Qua đó cho thấy, năng lực của phần lớn CVHT đã đáp ứng nhu cầu tư vấn của SV. Kết quả này cũng tương đồng với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Chung Hải [4]. Có 2,9% SV đánh giá CVHT không tư vấn cho SV chương trình đào tạo, kế hoạch học tập, sử dụng phần mềm quản lý đào tạo; 1,6% SV cho rằng CVHT không tư vấn cho SV đăng ký học phần. Qua trò chuyện với một số SV các em cho biết: SV hoàn toàn tự quyết định việc đăng ký các học phần trên cơ sở lịch học mà phòng Đào tạo thông báo. SV chỉ liên hệ với CVHT khi họ đăng ký bổ sung hoặc hủy học phần (vì trường hợp này cần có chữ ký của CVHT). Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này, chúng tôi đã phỏng vấn CVHT và được họ chia sẻ: “Một số CVHT chưa nắm được chương trình đào tạo, chưa nắm vững chức năng và sử dụng thành thạo phần mềm IU của trường, vì vậy chưa thực hiện tốt việc hỗ trợ đăng ký học tập: hủy học phần, đăng ký học phần cho SV Nguyên nhân chính là do phần mềm 102 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Khoa học Điều dưỡng - Tập 02 - Số 03 chưa hoàn thiện, vừa làm vừa mò mẫm nên cũng khó tiếp cận. Vào thời điểm đăng ký học phần thường xảy ra tắc nghẽn, hơn nữa, khi SV muốn hủy, đăng ký lại học phần đều phải làm đơn và có chữ ký của CVHT chứ không thực hiện hủy hoặc đăng ký lại trên phần mềm tự động. Khi trao đổi, thảo luận với SV, nhiều SV còn tỏ ra bị động và không hiểu rõ đường hướng học tập rèn luyện trong những năm học. Cứ đến mùa đăng ký môn học, nhiều SV chỉ biết đăng ký theo bạn bè, dẫn đến trường hợp có học kỳ lại đăng ký quá nhiều môn, học không nổi và rớt hàng loạt, bù lại, có những học kỳ lại đăng ký quá nhiều môn thời khóa biểu trùng lắp khó mà theo học. 2,3% CVHT tự nhận thấy họ không hoàn thành việc tư vấn cho SV về chế độ chính sách và 2,1% SV cho rằng CVHT không tư vấn cho SV về chế độ chính sách. Thực tế hoạt động của CVHT cho thấy, họ không thể giải đáp tất cả các thắc mắc liên quan đến vấn đề này. Lý giải điều này, tương tự nghiên cứu đã cho thấy [4], do các CVHT hiện nay chủ yếu theo hình thức kiêm nhiệm, nhiệm vụ chính của họ vẫn là giảng dạy, vì vậy, các giảng viên không có nhiều thời gian để nghiên cứu, tìm hiểu các yêu cầu về các chế độ, chính sách dành cho SV. Họ dành thời gian cho SV chủ yếu cho những việc mang tính bắt buộc nhiều hơn như: hướng dẫn SV lập kế hoạch học tập, duyệt kế hoạch học tập... Nhiều CVHT vẫn coi công việc của mình như công việc của giáo viên chủ nhiệm. Đây là lý do khi nhiều CVHT luôn cảm thấy công việc tư vấn SV bị “quá tải”. Khi trao đổi với chúng tôi, một CVHT cho biết: “Công việc CVHT nhiều lúc giống như một chuyên viên đào tạo vì phải nắm vững quy chế đào tạo mới có khả năng xử lý đúng và linh hoạt các tình huống thực tế khi tư vấn cho SV” Các kết quả trên phản ánh một thực tế, có những CVHT “lăn lộn” với SV, giải quyết rất nhiều việc trong quá trình học tập của SV, thường xuyên phản ánh lại thực tế để cố vấn lại với nhà trường trong việc quản lý và điều hành chương trình đào tạo. Tuy nhiên, bên cạnh đó không phải tất cả các CVHT đã làm tốt nhiệm vụ của mình, vẫn có những CVHT còn chưa nắm vững hết quy chế đào tạo của nhà trường như đã phân tích ở trên. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu trên cho thấy năng lực tư vấn học tập của CVHT của trường chưa đáp ứng đủ nhu cầu cần trợ giúp của SV. Phỏng vấn một số SV các em cho biết, các em chưa được CVHT tư vấn lần nào trong cả năm học; có những SV lúng túng không biết sẽ nhận được gì từ CVHT Nhiều CVHT còn chưa nắm vững chương trình đào tạo do tuổi nghề chưa cao, chưa hiểu những khó khăn của SV trong học tập, chưa nắm diễn biến sự tiến bộ trong học tập của SV. Vấn đề đặt ra nhà trường cần có những biện pháp để nâng cao chất lượng của đội ngũ CVHT. Kết quả khảo sát cho thấy tinh thần, trách nhiệm của CVHT trong việc triển khai công tác CVHT mà mình đảm nhiệm, luôn sẵn sàng trước các vấn đề cần giải đáp, sự nhiệt tình với SV (>80%). Cũng có nghĩa rằng, CVHT có thái độ tốt trong thực hiện công tác CVHT và rèn luyện. Kết quả này cũng tương đồng với nghiên cứu của tác giả Đoàn Văn Điều khi đánh giá một số công việc của cố vấn học tập [1]. Khi tham gia thảo luận nhóm, phỏng vấn sâu CVHT và SV cho biết thêm có nhiều CVHT đã rất linh hoạt trong việc trợ giúp SV như: giới thiệu dịch vụ, tổ chức văn nghệ thông qua đó giúp SV gắn bó với nhau hơn, hướng dẫn và giúp đỡ SV giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong học tập; có trao đổi và góp ý về việc phát triển nhân cách, hành vi và đạo đức. Vẫn còn từ 0,3% - 5,9% CVHT hiện nay chưa “vào cuộc” với những vấn đề liên quan đến học tập, đời sống, sinh hoạt của SV. Lý giải cho điều này, khi trả lời phỏng vấn CVHT chia sẻ với chúng tôi: một CVHT 103 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Khoa học Điều dưỡng - Tập 02 - Số 03 thường cố vấn cho 3 nhóm ở 3 lớp SV nên sự sát sao với SV rất khó vì các em học ở các lớp học phần khác nhau. Việc đánh giá kết quả rèn luyện của SV cũng gặp khó khăn. Có thể xem xét về mức độ hài lòng của SV đối với hiệu quả hoạt động của CVHT để thấy được thực trạng hoạt động của họ. Kết quả điều tra trên chỉ ra rằng, hơn 90% SV rất hài lòng và hài lòng với hoạt động tư vấn của CVHT . Những SV cảm thấy hài lòng về sự giúp đỡ của CVHT đã nhấn mạnh đến khía cạnh trách nhiệm của CVHT và sự hiểu biết về công việc của họ Chỉ có từ 0,3 – 3,2% SV được điều tra không hài lòng với hoạt động của CVHT. Một số SV nói rằng, họ “không biết công việc của CVHT là gì? và việc có hoặc không có sự hiện diện của CVHT cũng không ảnh hưởng đến khả năng hoàn thành chương trình học của họ”. Bộ phận CVHT này cho rằng nhiệm vụ cơ bản của mình là giúp cho lớp không vi phạm các nội quy, quy chế, tham gia đầy đủ các hoạt động của nhà trường. Vì thế, các CVHT dù quan tâm đến SV nhưng công tác cố vấn cho SV về việc sắp xếp kế hoạch học tập về NCKH vẫn gặp nhiều khó khăn, chưa thực hiện hiệu quả. Do đó, việc tăng cường các giải pháp nhằm kịp thời hoàn thiện và nâng cao chất lượng công tác CVHT là yêu cầu thường xuyên được đặt ra trong đào tạo theo hệ thống TC. 5. KẾT LUẬN Trên 90% SV hài lòng với hoạt động tư vấn của CVHT. 97,7% CVHT hoàn thành và hoàn thành tốt tư vấn cho SV chương trình đào tạo, kế hoạch học tập phù hợp với bản thân, nhưng vẫn còn 1.9% SV phản hồi không nhận được sự tư vấn của CVHT, 3,2% SV chưa hài lòng với công tác tư vấn của CVHT, 11,4% CVHT chưa giúp đỡ SV thiết kế chương trình học tập phù hợp. Các kết quả nghiên cứu trên cho thấy năng lực tư vấn học tập của một số các CVHT chưa đáp ứng đủ nhu cầu cần trợ giúp của SV. Một bộ phận nhỏ CVHT chưa nắm vững chương trình đào tạo, chưa hiểu những khó khăn của SV trong học tập. Vấn đề đặt ra Nhà trường cần có những biện pháp để nâng cao chất lượng của đội ngũ CVHT. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đoàn Văn Điều (2013), Thực trạng khó khăn của sinh viên học kỳ 3 trường Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh trong quá trình học tập theo hệ thống tín chỉ, Tạp chí khoa học. Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh (số 45). 2. Trần Thị Minh Đức. Kiều Anh Tuấn (2012), Cố vấn học tập trong các trường Đại học. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN. Khoa học Xã hội và Nhân văn (2012). 3. Lương Ngọc Hải (2014), Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động đào tạo theo học chế tín chỉ tại Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Khoa học. ĐH Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh (số 59). 4. Nguyễn Chung Hải (2015), Thực trạng chất lượng đội ngũ cố vấn học tập ở trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Khoa học. ĐH Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh (số 11). 5. Nguyễn Thị Hằng Phương (2013), Kỹ năng tư vấn của Cố vấn học tập trong các trường Đại học. Luận án Tiến sỹ Tâm lý học. Học viện Khoa học Xã hội. 6. Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định, Quy định công tác Cố vấn học tập Ban hành kèm theo Quyết định số 858/ QĐ-ĐDN ngày 17/6/2014 của Hiệu trưởng Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định. 7. Văn bản hợp nhất số 17/VBHN- BGDĐT của Bộ giáo dục đào tạo ngày 15/5/2014 về việc ban hành Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
File đính kèm:
- thuc_trang_cong_tac_co_van_hoc_tap_tai_truong_dai_hoc_dieu_d.pdf