Thực trạng và một số giải pháp thực hiện nhiệm vụ Giáo dục Quốc phòng, An ninh cho sinh viên trường Đại học An Giang hiện nay

Abstract: This article presents the results of the research on the situation of teaching module

National Defense and Security Education for students at An Giang University in the early stages

of comprehensive education reform. Also, the article proposes some solutions to implement tasks

of national defense and security education for students at the university.

pdf 6 trang yennguyen 2040
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng và một số giải pháp thực hiện nhiệm vụ Giáo dục Quốc phòng, An ninh cho sinh viên trường Đại học An Giang hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng và một số giải pháp thực hiện nhiệm vụ Giáo dục Quốc phòng, An ninh cho sinh viên trường Đại học An Giang hiện nay

Thực trạng và một số giải pháp thực hiện nhiệm vụ Giáo dục Quốc phòng, An ninh cho sinh viên trường Đại học An Giang hiện nay
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 1 tháng 5/2018, tr 115-120 
115 
Email: tkmai@agu.edu.vn: 
THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 
NHIỆM VỤ GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG, AN NINH CHO SINH VIÊN 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG HIỆN NAY 
Trần Khánh Mai - Trường Đại học An Giang 
Ngày nhận bài: 10/04/2018; ngày sửa chữa:23/04//2018; ngày duyệt đăng: 07/05/2018. 
Abstract: This article presents the results of the research on the situation of teaching module 
National Defense and Security Education for students at An Giang University in the early stages 
of comprehensive education reform. Also, the article proposes some solutions to implement tasks 
of national defense and security education for students at the university. 
Keywords: Vietnam Communist Party, education reform, National defense and security 
education, students, An Giang University. 
1. Mở đầu 
Theo quan điểm của Đảng, Nhà nước, giáo dục quốc 
phòng và an ninh (GDQPAN) là nhiệm vụ có tính chiến 
lược, thường xuyên, lâu dài, là nhiệm vụ chung của 
Đảng, Nhà nước và toàn xã hội. Công tác GDQPAN cần 
được chỉ đạo, tổ chức thực hiện chặt chẽ, thống nhất từ 
Trung ương đến địa phương bằng các hình thức phù hợp, 
có trọng tâm trọng điểm, chú trọng giáo dục (GD) lòng 
yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, coi nhiệm vụ xây dựng 
và bảo vệ Tổ quốc là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi 
công dân. GDQPAN không chỉ đơn thuần là môn học về 
quân sự chung, chiến thuật, kĩ thuật mà còn bao gồm cả 
một hệ thống lí luận tổng hợp về kiến thức quốc phòng, 
an ninh; trang bị cho người học những kiến thức, kĩ năng 
cơ bản nhất phục vụ nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc nói chung 
và góp phần GD về ý thức, trách nhiệm, qua đó hình 
thành phẩm chất, đạo đức, nhân cách người lao động, 
người chiến sĩ trong tương lai cho sinh viên (SV) đang 
học tập trong nhà trường. Bên cạnh đó, GDQPAN cho 
SV còn giúp họ nhận thức được giá trị to lớn của nền độc 
lập, tự do, trân trọng và biết ơn sự hi sinh lớn lao của các 
thế hệ ông, cha đã xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 
Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu về thực trạng 
giảng dạy môn học GDQPAN cho SV Trường Đại học 
(ĐH) An Giang trong giai đoạn đầu của quá trình đổi mới 
toàn diện GD-ĐT và đề xuất giải pháp thực hiện nhiệm 
vụ GDQPAN cho SV Trường ĐH An Giang trong bối 
cảnh mới. 
2. Nội dung nghiên cứu 
2.1. Thực trạng giảng dạy Giáo dục quốc phòng và an 
ninh cho sinh viên Trường Đại học An Giang trong 
giai đoạn đầu của quá trình đổi mới toàn diện giáo dục 
và đào tạo 
Bộ môn GD quốc phòng Trường ĐH An Giang được 
thành lập từ tháng 10/2000 với nhiệm vụ giảng dạy theo 
chương trình và quy định tổ chức giảng dạy, đánh giá kết 
quả học tập môn học GDQPAN hiện hành của Bộ GD-
ĐT. Trường ĐH An Giang được chính thức công nhận là 
Đơn vị chủ quản, tự tiến hành tổ chức giảng dạy, đánh 
giá kết quả môn học và cấp chứng chỉ GDQPAN cho SV 
bắt đầu từ năm học 2011-2012 [1]. 
Để tìm hiểu thực trạng dạy học môn GDQPAN tại 
Trường ĐH An Giang, từ tháng 9-11/2017, chúng tôi đã 
tiến hành nghiên cứu, khảo sát 300 SV ĐH (khóa ĐH 14, 
15: 200 SV), 100 SV cao đẳng (CĐ) (khóa CĐ 39) và 30 
cán bộ quản lí (CBQL) thuộc các khoa, phòng liên quan 
và giảng viên (GV) GDQPAN. 
2.1.1. Về đội ngũ giảng viên Giáo dục quốc phòng và an ninh 
Khi mới thành lập (12/10/2000), Bộ môn GD quốc 
phòng có đội ngũ GV cơ hữu chỉ có 3 người và 2 GV 
kiêm nhiệm; đến nay, số GV đã tăng thành 15 (trong đó 
có 1 GV kiêm nhiệm). Hiện nay, tất cả GV đều đã qua 
bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, phương pháp giảng dạy 
ĐH và giảng dạy môn học GDQPAN. Có 6 GV nguyên 
là sĩ quan quân đội, công an; 8 sĩ quan dự bị động viên 
(đều đã qua đào tạo ở trường quân đội, công an; 2 sĩ quan 
Pháo binh, 1 sĩ quan Lục quân và 1 sĩ quan công an nhân 
dân), về học vị có 9 GV thạc sĩ, 6 cử nhân (năm 2017 có 
1 GV tiếp tục nghiên cứu sinh, 2 GV học thạc sĩ); đảng 
viên 13/15 người (86,7%). 
Như vậy, so với đối tượng là GV khác, GV 
GDQPAN của Trường hầu hết đều là sĩ quan quân đội, 
công an, có trình độ chuyên môn khá (tỉ lệ GV là thạc sĩ 
chiếm 9/15); về thâm niên giảng dạy GDQPAN của GV: 
người ít nhất là 1 năm, nhiều nhất là 17 năm; về độ tuổi: 
10 GV có độ tuổi từ 20 đến dưới 50; 5 GV có tuổi trên 
50; về trình độ lí luận chính trị: có 4 GV trình độ trung 
cấp, 2 GV trình độ cao cấp; số lượng đảng viên hiện nay: 
13/15 GV; 2 GV được công nhận “GV dạy giỏi” môn 
học GDQPAN cấp Quốc gia (2014) Với cơ cấu đội 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 1 tháng 5/2018, tr 115-120 
116 
ngũ GV như hiện nay, Trường ĐH An Giang có nhiều 
lợi thế trong công tác giảng dạy môn học này. 
Tuy vậy, trong điều kiện số lượng SV khá lớn, các 
yếu tố bảo đảm cho GDQPAN của nhà trường cũng có 
hạn chế nhất định nên trong công tác tổ chức dạy học bộ 
môn cũng gặp không ít khó khăn. Nhìn chung, lực lượng 
GV ở Bộ môn còn thiếu và chưa đáp ứng đầy đủ các yêu 
cầu chuẩn hóa của Bộ GD-ĐT. Cơ sở vật chất mặc dù 
được củng cố, bảo quản, sửa chữa nhưng vẫn còn thiếu 
(không được trang bị mới) so với quy định nên chưa đáp 
ứng đầy đủ các yêu cầu bảo đảm cho GDQPAN, nhất là 
trong điều kiện số lượng SV đông, quản lí và học tập tập 
trung trong một thời gian ngắn (học hè) ở nội dung kĩ 
thuật, chiến thuật quân sự - học phần 3. 
Theo thống kê, đến tháng 3/2018, Trường ĐH An 
Giang có quy mô học viên, SV được đào tạo ở các hệ, với 
lưu lượng 12.339 SV (ĐH: 8.014 SV và CĐ: 2.293 SV, hệ 
GD thường xuyên: 2.032 SV). Số liệu trung bình tham gia 
học tập GDQPAN của SV hàng năm 3.000 SV (hệ ĐH: 
1.600; CĐ: 700; GDTX: 400 và đào tạo liên thông: 300) 
[2] và chất lượng quy mô đào tạo ĐH, CĐ chính quy, các 
loại hình đào tạo khác của Trường không ngừng phát triển 
trong thời gian qua. Dự báo trong thời gian tới, lượng SV 
sẽ có khả năng tăng hơn, yêu cầu chất lượng GDQPAN 
cũng cao hơn về mọi mặt, như: tăng cường chuẩn hóa đội 
ngũ GV, đổi mới phương pháp giảng dạy, quản lí chất 
lượng học tập, rèn luyện SV để đáp ứng với nhiệm vụ bảo 
vệ Tổ quốc, tiếp tục phát huy cao nhất mọi nguồn lực cho 
việc thực hiện tốt hoạt động GDQPAN ở Nhà trường. 
2.1.2. Về chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục 
quốc phòng và an ninh 
- Về chương trình, nội dung GDQPAN: Nhà trường 
đang thực hiện giảng dạy theo chương trình được quy 
định tại Thông tư số 31/2012/TT-BGDĐT ngày 
12/9/2012 của Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành Chương 
trình GDQPAN; Văn bản số 6353/BGDĐT-GDQP ngày 
26/9/2012 về Hướng dẫn thực hiện chương trình GDQP-
AN trình độ ĐH, CĐ; Thông tư liên tịch số 
18/2015/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH của Bộ Lao động, 
Thương binh và Xã hội - Bộ GD-ĐT Quy định tổ chức 
dạy, học và đánh giá kết quả học tập môn học GDQPAN 
trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục ĐH; 
đồng thời đảm bảo yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ, 
chuẩn đầu ra, đề cương chi tiết môn học (chuẩn 
CDIO/2016) đã được Hiệu trưởng Trường ĐH An Giang 
phê duyệt thực hiện. 
Khảo sát ý kiến của CBQL, GV và SV về sự phù hợp 
kết cấu nội dung, thời lượng của chương trình GDQPAN 
hiện nay, bên cạnh đa số ý kiến đánh giá (tỉ lệ % bình 
quân/3 học phần) về tính phù hợp vẫn có một số lượng 
nhất định (SV: 83; CBQL, GV: 01; chiếm tỉ lệ: 10,33%) 
cho rằng chưa hoặc ít phù hợp (lí do, cần tập trung thời 
gian cho một số bài quan trọng trong phần lí thuyết (học 
phần 1, 2) sao cho không bị trùng lặp với các môn học 
Lịch sử, Pháp luật. Riêng học phần III: Quân sự chung 
và chiến thuật, kĩ thuật bắn súng tiểu liên AK (CKC) có 
một số ý kiến cho rằng, cần giảm thời gian ở một số nội 
dung như: Thuốc nổ, Phòng chống vũ khí hủy diệt lớn, 
Ba môn quân sự phối hợp và nếu để kết cấu thời gian, 
nội dung như ở các bài học hiện tại thì sẽ phù hợp hơn 
với chương trình đào tạo SV chuyên ngành Giáo dục 
quốc phòng) (xem bảng 1). 
Bảng 1. Sự phù hợp nội dung, chương trình GDQPAN cho SV 
TT Mô tả học phần/Mức độ đánh giá 
Kết quả đánh giá của CBQL, GV và SV (CBQL, GV, ) về sự phù hợp 
của nội dung, chương trình môn học (tỉ lệ %) 
SL CBQL-GV (%) SL SV (%) 
I Học phần I: Đường lối quân sự của Đảng 
1 Rất phù hợp 3 10,00 130 43,33 
2 Phù hợp 27 90,00 145 48,33 
3 Ít phù hợp 0 // 21 7,00 
4 Không phù hợp 0 // 4 1,33 
II Học phần II: Công tác Quốc phòng an ninh 
1 Rất phù hợp 3 10,00 131 43,66 
2 Phù hợp 27 90,00 137 45,66 
3 Ít phù hợp 0 // 24 8,00 
4 Không phù hợp 0 // 8 2,66 
III 
Học phần III: Quân sự chung và chiến thuật, 
kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK (CKC) 
1 Rất phù hợp 3 10,00 124 41,33 
2 Phù hợp 26 86,66 150 50,00 
3 Ít phù hợp 1 3,33 20 6,66 
4 Không phù hợp 0 // 6 2,00 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 1 tháng 5/2018, tr 115-120 
117 
Gắn liền với nội dung, chương trình, việc nghiên cứu 
giáo trình GDQPAN và một số văn bản quy phạm pháp luật 
liên quan trực tiếp đến quá trình tổ chức thực hiện giảng dạy 
môn học của CBQL, GV và SV có tầm quan trọng, không 
thể thiếu để đảm bảo đáp ứng yêu cầu tổ chức xây dựng kế 
hoạch giảng dạy (năm học), kế hoạch bài giảng, nội dung 
quản lí, đánh giá chất lượng, kết quả học tập. Kết quả khảo 
sát nội dung này cho thấy, đội ngũ CBQL, GV và SV đã có 
sự quan tâm nghiên cứu, vận dụng trong giảng dạy, học tập 
ở mức độ khá, tốt. Tuy nhiên, hiệu quả của việc nghiên cứu 
4 loại văn bản quy phạm pháp luật quan trọng về GDQPAN 
(Thông tư số 31/2012/TT-BGDĐT, Thông tư liên tịch số 
18/2015/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH; Luật GD quốc 
phòng và an ninh và Nghị định 116/CP) để vận dụng vào 
thực hiện trong công tác quản lí, giảng dạy, học tập được 
đánh giá rất thấp (mức độ 4 - yếu) (chỉ 6,65% SV; 9,99% 
CBQL đánh giá là có hiệu quả). 
- Về phương pháp, hình thức GDQPAN: Về cơ bản, 
các phương pháp giảng dạy đang được GV và SV sử dụng 
phù hợp với mục tiêu và nội dung GD. Trong đó, với các 
nội dung giảng dạy lí thuyết, chủ yếu GV đã sử dụng 
phương pháp thuyết trình, đàm thoại, gợi mở vấn đề. Các 
nội dung liên quan đến kĩ năng, kĩ xảo hành động như điều 
lệnh đội ngũ, sử dụng vũ khí trang bị GV đã sử dụng 
các phương pháp như: giới thiệu hướng dẫn động tác, làm 
mẫu, làm theo, luyện tập, hội thao. Một số nội dung liên 
quan đến nghệ thuật quân sự như chiến thuật cá nhân, 
chiến thuật cấp phân đội nhỏ ngoài giới thiệu hướng dẫn, 
làm mẫu động tác được GV sử dụng các phương pháp 
khuyến khích tính tích cực nhận thức của người học như 
phương pháp tạo tình huống, cùng tham gia, nêu vấn đề 
gợi mở tư duy của SV trong học tập (xem bảng 2). 
Đánh giá các mức độ chung của tất cả các tiêu chí 
trong hệ thống các phương pháp (dạy lí thuyết, thực hành 
và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập) của GV được SV 
nhận xét khá cao ở mức độ 1 (rất phù hợp) chiếm 
45,13%; mức độ 2 (phù hợp) chiếm 45,24%. Tuy nhiên, 
mức độ 3 (ít phù hợp) và mức độ 4 (không phù hợp), SV 
đã có sự đánh giá nhận xét với tỉ lệ là 6,60% và 3,03%. 
Tương ứng với phương pháp của người dạy, SV cũng 
sử dụng các phương pháp, cách thức học tập tương ứng 
như ghi chép lĩnh hội, tự học củng cố, mở rộng, đào sâu 
kiến thức, tự luyện tập thuần thục động tác, tự kiểm tra, 
đánh giá, tự điều khiển, điều chỉnh trong quá trình đảm 
bảo yêu cầu rèn luyện, học tập trên một số lĩnh vực cụ 
thể đối với môn học GDQPAN. Tuy vậy, chất lượng thực 
hiện phương pháp, hình thức dạy học trong GDQPAN 
còn có mặt hạn chế. Việc hiểu biết và kĩ năng sử dụng 
phương pháp giảng dạy của một số GV có mặt chưa tốt; 
có phương pháp sử dụng chưa phù hợp với nội dung và 
đối tượng người học. Quan sát các buổi lên lớp chúng tôi 
thấy, trong giảng dạy lí thuyết, một số GV còn nói quá 
nhanh hoặc quá chậm, nội dung chưa logic, thiếu mạch 
lạc, kết hợp sử dụng ngôn ngữ nói với điệu bộ động tác 
và các phương tiện giảng dạy chưa thuần thục. Trong các 
nội dung liên quan đến kĩ thuật động tác có GV thực hiện 
chưa chuẩn xác làm ảnh hưởng đến việc lĩnh hội kiến 
thức của người học. Trong các hoạt động học tập, nhất là 
tự học, nhiều SV còn thụ động, chưa chú trọng nghiên 
cứu tài liệu giáo trình trước khi lên lớp, ít tham gia phát 
biểu ý kiến, tranh luận học tập, chưa tích cực luyện tập, 
rèn luyện làm chủ vũ khí trang bị và thành thục các kĩ 
năng, kĩ xảo hành động quân sự. 
Bảng 2: Thực trạng sử dụng phương pháp của GV GDQPAN 
TT Hệ thống các phương pháp Giáo dục quốc phòng và an ninh 
Mức độ phù hợp (%) 
Rất phù 
hợp (1) 
Phù 
hợp (2) 
Ít phù 
hợp (3) 
Không phù 
hợp (4) 
Một số phương pháp giảng dạy lí thuyết 
1 Phương pháp thuyết trình truyền thống 34,00 53,00 11,00 2,00 
2 Phương pháp tái tạo, minh chứng lịch sử, thực tiễn 42,66 47,33 6,66 3,33 
3 Phương pháp đặt vấn đề, giải quyết vấn đề 43,66 47,33 5,33 3,66 
4 Phương pháp xử lí tình huống 48,66 44,00 4,66 2,66 
Một số phương pháp giảng dạy thực hành 
5 Phương pháp kết hợp lí thuyết với thực hành 59,00 35,33 3,66 2,00 
6 Phương pháp GV thực hiện theo các bước quy định 47,66 44,33 6,33 1,66 
7 
Phương pháp SV thực hiện theo các bước quy định (tự nghiên cứu, tập chậm 
từng động tác, tập nhanh, tập tổng hợp và ghép các bước vào đội hình...) 
49,33 45,00 3,00 2,66 
Một số phương pháp tiến hành kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của SV 
8 Trắc nghiệm khách quan 50,00 39,66 7,00 3,33 
9 Tự luận 34,00 54,33 7,33 4,33 
10 Vấn đáp 39,33 47,66 8,66 4,33 
11 Thực hành (SV báo cáo bài, rút thăm câu hỏi trả lời, tự nghiên cứu) 48,33 39,33 9,00 3,33 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 1 tháng 5/2018, tr 115-120 
118 
Quá trình vận dụng các phương pháp dạy học tích 
cực cho thấy đã có sự tác động tốt đến người học về 
kết quả học tập ở cả 3 học phần GDQPAN và nhận 
thức chung của SV về tầm quan trọng của môn học; 
môn học GDQPAN đã trực tiếp tác động đến nâng 
cao nhận thức chính trị, tư tưởng, nắm được lí luận 
cơ bản, kĩ năng quân sự cần thiết; ý thức trật tự nội 
vụ, tác phong, tinh thần đồng đội tập thể; hoạt động 
thể thao quốc phòng gắn liền với quá trình tự quản, 
tự rèn luyện trong học tập, sinh hoạt trên thao trường, 
phòng học, kí túc xá SV. 
Tuy nhiên, cũng có ý kiến của SV phản hồi ý kiến 
cho rằng môn học GDQPAN chưa phù hợp trong 
hoàn cảnh hiện nay; SV không thích học môn học; 
môn học chưa tạo được hứng thú cho người học. Tỉ 
lệ các ý kiến của SV ở các mức độ: mức độ 1 (hoàn 
toàn không đồng ý) chiếm 15,22%; mức độ 2 (không 
đồng ý) chiếm 22,55%; mức độ 3 (trung lập) chiếm 
15,88%; mức độ 4 (đồng ý) chiếm 29,55%; mức độ 
5 (rất đồng ý) chiếm 16,77%. 
2.1.3. Về kết quả giáo dục quốc phòng và an ninh 
Kết quả GDQPAN cho SV trong nhà trường hiện 
nay tương đối tốt, tỉ lệ xuất sắc 4,30% và khá - giỏi 
70,70%, kết quả này hoàn toàn phù hợp, sát với số 
liệu tổng kết các năm học gần đây của nhà trường. 
Trước đó, vào các năm 2009 và 2011, qua kiểm tra 
công tác GDQPAN và nhận thức kiến thức của SV 
Trường ĐH An Giang, nhà trường được Hội đồng 
GDQPAN Trung ương và Quân khu 9 (Bộ Quốc 
phòng) đánh giá công nhận đạt loại Khá và được Bộ 
Tư lệnh Quân khu 9, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang 
khen tặng Bằng khen [1]. Đồng thời, năm học 2015-
2016, kết quả GDQPAN ở cả 3 học phần, tỉ lệ đạt 
loại Khá, Giỏi ở mức cao. 
Ngoài kết quả chung về GDQPAN, bên cạnh hoạt 
động GD chính khóa, trong nhiều năm qua, với sự 
giúp đỡ của các đơn vị quân đội, nhà trường đã duy 
trì thường xuyên việc tổ chức hoạt động Hội thao 
quốc phòng (thi đấu các môn ném lựu đạn, chạy vũ 
trang, bắn súng) đều đạt kết quả tốt, nhất là thực hành 
kiểm tra bắn đạn thật súng tiểu liên AK-47 cho SV 
các khóa học (sau khi kết thúc học phần 3) tại trường 
bắn quân sự (Trung đoàn 3, f330-QK9) với tỉ lệ SV 
tham gia 5-10%/SV toàn khóa. Kết quả bắn đạn thật 
3 năm học gần đây như sau (xem bảng 3) [3]. 
Bảng 3. Kết quả bắn đạn thật của SV 
trong 3 năm học gần đây 
Kết quả 
bắn đạn 
thật 
Tổng 
số 
Giỏi 
(%) 
Khá 
(%) 
Đạt 
(%) 
Không 
đạt 
(%) 
2015 109 11,00 40,40 48,60 00 
2016 203 52,70 41,90 5,40 00 
2017 202 16,83 31,18 50,49 00 
Đánh giá nhận thức, hiểu biết chung về môn học 
GDQPAN của SV, kết quả điều tra cho thấy: đối với 
SV, có 43,33% tự đánh giá môn học GDQPAN có ý 
nghĩa quan trọng trong điều kiện nước ta hiện nay; 41% 
giúp cho SV nâng cao lòng tự hào dân tộc, truyền thống 
yêu nước; 50,66% SV được nâng cao nhận thức chính 
trị, tư tưởng; 48,77% SV nắm được cơ bản kĩ năng về 
thao tác quân sự (kĩ thuật, chiến thuật); 43% SV đánh 
giá chung có tiến bộ về nhận thức (kiến thức quốc 
phòng, an ninh) và tư thế tác phong người lính... trong 
khi đó 16,66% SV cho rằng, môn học GDQPAN chưa 
phù hợp trong hoàn cảnh hiện nay; 10% SV có ý kiến 
không thích học môn học và 4,44% kết quả học tập 
không đạt yêu cầu. Về nhận thức tư tưởng, chính trị cho 
SV được nâng cao, 16,66% CBQL và GV đánh giá ở 
mức tốt, 83,33% đánh giá ở mức khá. Về nhận thức tư 
tưởng, chính trị cho SV được nâng cao: 20% CBQL và 
GV đánh giá ở mức tốt; 76,66% đánh giá mức độ nắm 
được lí luận cơ bản của môn học và kĩ năng về quân sự 
(kĩ thuật, chiến thuật) của SV hiện nay khá tốt. Tuy 
nhiên còn có 5% có ý kiến cho rằng, kết quả nhận thức 
kiến thức GDQPAN của SV còn hạn chế. Những hạn 
chế đó là một số nguyên nhân chủ yếu sau: mục tiêu, 
yêu cầu, nội dung của chương trình GDQPAN đặt ra 
còn cao (20%); thiếu cơ sở vật chất, thiết bị, phòng học 
chuyên dụng, trang phục kiểu dáng quân đội cho SV 
(50%); phương pháp giảng dạy của một số GV chưa 
phù hợp (20%); Kiểm tra, đánh giá có khi chưa sát với 
năng lực người học nên không kích thích được tính tích 
cực học tập (50%) và chưa khơi dậy được tính chủ 
động, sáng tạo trong học tập của SV (30%), tình trạng 
nhập lớp ghép sĩ số còn đông (trung bình 80-120 
SV/lớp). 
Các kết quả đánh giá của CBQL, đội ngũ GV 
GDQPAN và SV ở trên có tính thực tiễn cao, là cơ sở để 
định hướng, điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học bộ 
môn, tạo ra động lực mới tác động trực tiếp đến quá trình 
GD cho SV, góp phần đảm bảo nâng cao chất lượng giảng 
dạy, học tập môn học GDQPAN trong nhà trường. 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 1 tháng 5/2018, tr 115-120 
119 
2.1.4. Về cơ sở vật chất bảo đảm cho công tác giáo dục 
quốc phòng và an ninh 
Được sự quan tâm của Đảng ủy, Ban Giám hiệu nhà 
trường, sự hỗ trợ từ Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh nên điều 
kiện cơ sở vật chất, vũ khí, thiết bị quân sự, phòng học, 
phương tiện phục vụ GDQPAN phương tiện, phần mềm 
về kĩ thuật quân sự được đầu tư, mua sắm, sửa chữa đã 
hỗ trợ tích cực cho hoạt động dạy và học. Về thao 
trường huấn luyện quân sự, nhà trường đã dành diện 
tích đất khoảng 2.500 m2 xây dựng tường, hào, ụ súng, 
nhà tập, khá khang trang, phù hợp phục vụ huấn luyện 
kĩ thuật, chiến thuật bộ binh, tập bắn súng, từng người 
trong tiến công, phòng ngự, 3 môn quân sự phối hợp và 
sân chạy vũ trang, huấn luyện thể thao quốc phòng... 
đảm bảo phục vụ lưu lượng từ 500-1.000 SV học tập 
trung theo mô hình huấn luyện quân sự. 
Tuy nhiên, để đồng bộ, hoàn thiện cơ sở vật chất 
bảo đảm nâng cao chất lượng GDQPAN, cần khắc 
phục những khó khăn hiện nay như: tài liệu bảo đảm 
cho SV tự học, tự nghiên cứu chưa đáp ứng được 
100% yêu cầu; cơ sở vật chất chậm đổi mới và thiếu 
đồng bộ, chưa tương xứng với vị trí vai trò của môn 
học đã xác định; khu kí túc xá SV tập trung đảm bảo 
cho SV học tập, sinh hoạt theo nếp sống quân sự trong 
suốt thời gian học môn GDQPAN (nhất là trong học 
kì hè) chưa có, vũ khí, khí tài quân dụng chưa được 
bảo đảm (không được trang bị mới); những loại học 
cụ, chương trình phần mềm mới có ứng dụng công 
nghệ thông tin còn thiếu, phòng học đa năng chuyên 
dùng (mô phỏng, thực hành) cho GDQPAN chưa được 
xây dựng, đặc biệt là công tác đảm bảo trang phục kiểu 
dáng quân đội cho SV nhiều năm qua chưa được cấp 
phát theo quy định mới. Như vậy, sự thiếu thốn về cơ 
sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo cho GDQPAN là 
một trong những yếu tố làm ảnh hưởng không nhỏ đến 
chất lượng GD, làm giảm vị thế của môn học 
GDQPAN, có 18,32% ý kiến của SV và 9,99% CBQL, 
GV GDQPAN đánh giá về việc đảm bảo cơ sở vật chất 
đạt được ở mức độ trung bình và yếu. Vì vậy, cần quan 
tâm đảm bảo tối thiểu nhu cầu cơ sở vật chất phục vụ 
giảng dạy GDQPAN trong thời gian tới để nâng cao 
hiệu quả giáo dục môn học này. 
2.2. Một số giải pháp thực hiện nhiệm vụ giáo dục 
quốc phòng và an ninh cho sinh viên Trường Đại học 
An Giang 
Để đảm bảo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ GDQPAN 
cho SV trong thời gian tới, cần quán triệt các yêu cầu 
có tính nguyên tắc, đó là: thực hiện đúng, đủ các nguyên 
lí, quy luật biện chứng, phát triển của chủ nghĩa Mác - 
Lênin; đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của 
Nhà nước về GDQPAN; bám sát yêu cầu sự nghiệp đổi 
mới căn bản, toàn diện GD-ĐT theo quan điểm Đại hội 
XII/2016 của Đảng Cộng sản Việt nam. Phấn đấu trong 
những năm tới, tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về 
chất lượng, hiệu quả GD-ĐT; đáp ứng ngày càng tốt 
hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu 
học tập của nhân dân [4; tr 115]. Quán triệt sâu sắc tình 
hình, nhiệm vụ của cách mạng, yêu cầu nhiệm vụ bảo 
vệ Tổ quốc, nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn 
dân, nền an ninh nhân dân và chiến tranh nhân dân; đảm 
bảo vững chắc kết quả GD, đáp ứng yêu cầu xây dựng, 
đào tạo nguồn nhân lực và bảo đảm quốc phòng, an ninh 
trên địa bàn. Trên cơ sở quán triệt các yêu cầu có tính 
nguyên tắc, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp đảm 
bảo yêu cầu nhiệm vụ GDQPAN như sau: 
- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức, 
các lực lượng sư phạm chuyên trách, đội ngũ cán bộ, 
công chức, viên chức, GV trong toàn trường đối với 
nhiệm vụ công tác GDQPAN. 
- Xây dựng củng cố, phát triển đội ngũ GV GD quốc 
phòng vừa hồng vừa chuyên, hợp lí về cơ cấu tổ chức 
bộ máy; khẩn trương lập đề án nâng cấp hoàn thiện Bộ 
môn GDQP hiện nay thành “Trung tâm GDQPAN” để 
hiện thực hóa trách nhiệm và hoàn thành tốt hơn nữa 
nhiệm vụ GDQPAN cho SV. 
- Thường xuyên nâng cao vai trò, trách nhiệm tập 
thể, cá nhân trong việc xây dựng chương trình chi tiết 
môn học, biên soạn giáo án, kế hoạch bài giảng đáp 
ứng các yêu cầu đặt ra đối với quá trình GD; tích cực 
đổi mới phương pháp trong giảng dạy và sử dụng có 
hiệu quả các phương pháp phù hợp với nội dung lí luận 
và thực hành của môn học; nắm vững đặc điểm và chất 
lượng từng đối tượng người học, tiếp nhận thông tin 
phản hồi từ SV để rút kinh nghiệm, kịp thời điều 
chỉnh, bổ sung nội dung, phương pháp GD đạt hiệu 
quả cao. 
- Tham mưu thường xuyên, đề xuất kịp thời đến cấp 
trên, cơ quan thẩm quyền về phương hướng đổi mới 
chương trình, nội dung và đa dạng hóa các hình thức, 
phương pháp giảng dạy, quản lí đảm bảo chất lượng 
GDQPAN. Quán triệt, thực hiện nghiêm chỉnh chỉ đạo 
của cấp trên, vận dụng, tổ chức làm tốt công tác bảo 
đảm về mọi mặt (mục tiêu, nội dung, chương trình, tổ 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 1 tháng 5/2018, tr 115-120 
120 
chức lực lượng GV, cơ sở vật chất, hậu cần kĩ thuật, 
thao trường bãi tập...) trong quá trình GDQPAN. 
- Tiếp tục phát huy tính tích cực và hiệu quả thực 
chất của môn học GDQPAN theo niên chế tín chỉ; đồng 
thời, triển khai vận dụng thực hiện tốt quy định về 
chuẩn đầu ra, đề cương chi tiết môn học (theo chuẩn 
CDIO/2016) đã được Hiệu trưởng phê duyệt thực hiện. 
- Chủ động xây dựng, ứng dụng, khai thác khả năng 
của các phương tiện khoa học - công nghệ, phần mềm 
kĩ thuật ứng dụng trong dạy học, sớm có định hướng và 
tiếp cận công nghệ 4.0 vào quá trình giảng dạy 
GDQPAN. 
- Tiếp nhận và phát triển tốt các mối quan hệ truyền 
thống, sự giúp đỡ tích cực của các tổ chức, các lực 
lượng Vũ trang nhân dân, chính quyền địa phương và 
cộng đồng xã hội đối với công tác GDQPAN. 
3. Kết luận 
Kết quả nghiên cứu trên đã làm rõ thực trạng chất 
lượng GDQPAN cho SV Trường ĐH An Giang thời 
gian qua về tổ chức GD, về thực trạng các thành tố cấu 
thành của quá trình GD và đánh giá kết quả GD. Sự 
tác động của GD trên tất cả các lĩnh vực trong hoạt 
động GDQPAN đã nâng cao nhận thức toàn diện cho 
SV và các lực lượng có liên quan về vai trò, ý nghĩa 
tầm quan trọng của công tác GDQPAN. Đồng thời, 
cán bộ, viên chức, GV và SV hiểu biết hơn về âm mưu, 
thủ đoạn của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch 
chống phá cách mạng Việt Nam; về yêu cầu nhiệm vụ 
bảo vệ Tổ quốc trước tình hình mới và vai trò, trách 
nhiệm của thế hệ trẻ SV đối với sự nghiệp xây dựng 
và bảo vệ Tổ quốc. 
Việc vận dụng thực hiện tốt các quan điểm, mục 
tiêu, yêu cầu đổi mới toàn diện GD-ĐT trong sự nghiệp 
GD nói chung và đáp ứng nhiệm vụ GDQPAN cho SV, 
thế hệ trẻ tương lai của đất nước cũng là mệnh lệnh 
chính trị quan trọng không thể coi nhẹ, nhất là trong tình 
hình hiện nay đang có nhiều diễn biến phức tạp về chính 
trị, an ninh xã hội, năng lượng, môi trường, khủng bố, 
vấn đề dân tộc, tôn giáo... trên thế giới, ở khu vực châu 
Á và trong nước. Vì vậy, sự tăng cường lãnh đạo, nâng 
cao nhận thức chính trị, tư tưởng, trách nhiệm cho các 
lực lượng trong nhà trường gắn liền với nhiệm vụ tổ 
chức thực thi công tác GDQPAN là yêu cầu mang tính 
tất yếu khách quan, góp phần thắng lợi mục tiêu đổi mới 
GD quốc gia và nâng cao chất lượng giảng dạy môn học 
cho SV; đồng thời, cũng là yếu tố đặc biệt quan trọng 
nâng cao giá trị cốt lõi “Chất lượng, sáng tạo, tận tâm, 
trách nhiệm, hội nhập” của Đảng ủy, Ban Giám hiệu 
và toàn thể đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, GV 
GDQPAN Trường ĐH An Giang đã kì vọng trước bối 
cảnh mới và xu thế hội nhập toàn cầu trong lĩnh vực 
GD-ĐT. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Bộ GD-ĐT (2011). Văn bản số 7567/BGDĐT-
GDQP: Trường Đại học An Giang là đơn vị chủ 
quản tổ chức giảng dạy môn học Giáo dục quốc 
phòng và an ninh. 
[2] Trường Đại học An Giang (2018). Số liệu sinh viên 
và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (3/2018). 
[3] Trường Đại học An Giang (2017). Báo cáo tổng 
kết năm học 2015, 2016 và 2017 của Bộ môn Giáo 
dục quốc phòng. 
[4] Đảng Cộng sản Việt Nam (2016). Văn kiện đại hội 
đại biểu toàn quốc lần thứ XII. Văn phòng Trung 
ương Đảng Cộng sản Việt Nam. 
[5] Ban Chấp hành Trung ương (2013). Nghị quyết số 
29-NĐ/TW ngày 4/11/2013 về đổi mới căn bản, 
toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu 
công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh 
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội 
nhập quốc tế. 
[6] Quốc hội (2013). Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ 
nghĩa Việt Nam. NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật. 
[7] Bộ Tư lệnh Quân khu 9 - Bộ Quốc phòng (2009). 
Báo cáo nhận xét kết quả thanh tra thực hiện Nghị 
định của Chính phủ, số 119/2007/ NĐ-CP ngày 
11/5/2004 về “Công tác quốc phòng của Trường 
Đại học An Giang”. Đoàn thanh tra Bộ tư lệnh 
Quân khu K9. 
[8] Bộ GD-ĐT (2007). Giáo trình Giáo dục quốc 
phòng - an ninh (dùng cho sinh viên các trường đại 
học, cao đẳng - tập1, 2). NXB Giáo dục. 
[9] Bộ GD-ĐT (2012). Thông tư số 31/2012/TT-
BGDĐT, ngày 12/9/2012 về “Chương trình Giáo 
dục quốc phòng và an ninh”. 
[10] Bộ GD-ĐT - Bộ Lao động - Thương binh và Xã 
hội (2015). Thông tư liên tịch số 18/2015/TTLT-
BGDĐT-BLĐTBXH của Bộ Lao động, Thương 
binh và Xã hội - Bộ GD-ĐT Quy định tổ chức dạy, 
học và đánh giá kết quả học tập môn học Giáo 
dục quốc phòng và an ninh trong các cơ sở giáo 
dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học. 

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_va_mot_so_giai_phap_thuc_hien_nhiem_vu_giao_duc_q.pdf