Tiếp cận hệ sinh thái đối với sức khoẻ (Ecohealth) - Phần 1

1. Giới thiệu chung và lịch sử phát triển của One Health, Ecohealth

Cùng với sự phát triển, gia tăng dân số và đô thị hoá, con người ngày nay đang phải

đối mặt với rất nhiều vấn đề sức khoẻ môi trường nghiêm trọng. Theo Liên Hợp

quốc, dự báo đến năm 2050, dân số thế giới sẽ đạt 9,7 tỉ và trong khoảng gần 4 thập

kỷ tới, gia tăng dân số chủ yếu vẫn diễn ra ở các nước đang phát triển, nơi chiếm

phần lớn gánh nặng bệnh tật toàn cầu (United Nation, 2015). Bẫy đói nghèo làm cho

phần lớn dân số thế giới sống tại các nước đang phát triển hiện phải đối mặt với các

vấn đề sức khoẻ do môi trường suy thoái. Các hệ sinh thái đang bị mất cân bằng và

không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng của khoảng 7,3 tỉ người trên

thế giới. Cùng với đó là tác động của biến đổi khí hậu, mực nước biển dâng và các

thảm hoạ thiên nhiên ngày càng gia tăng về cường độ và mức tác động, con người

đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ sức khoẻ do các mối nguy hiểm sức khoẻ môi

trường truyền thống và hiện đại. Ngoài các vấn đề mang tính toàn cầu thì các vấn

đề sức khoẻ do mất cân bằng sinh thái cũng diễn ra ở cấp độ địa phương như các

bệnh tật liên quan đến thiếu nước sạch và các công trình vệ sinh, ô nhiễm không khí

trong nhà, thực phẩm bị nhiễm bẩn với các yếu tố nguy cơ vi sinh vật và hoá học

Theo Tổ chức Y tế Thế giới “Sức khoẻ là một trạng thái hoàn toàn thoải mái cả về

thể chất, tâm thần và xã hội, chứ không phải là chỉ là không có bệnh tật hay tàn phế”

(WHO 1948). Tuy nhiên, mỗi nhóm đối tượng sẽ có cách hiểu cụ thể khác nhau về

khái niệm sức khoẻ. Ví dụ một phụ nữ trẻ đang mang thai sẽ định nghĩa về sức khoẻ

khác một người cao tuổi hay một nam thanh niên.

pdf 118 trang yennguyen 48441
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tiếp cận hệ sinh thái đối với sức khoẻ (Ecohealth) - Phần 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiếp cận hệ sinh thái đối với sức khoẻ (Ecohealth) - Phần 1

Tiếp cận hệ sinh thái đối với sức khoẻ (Ecohealth) - Phần 1
CHỦ BIÊN: TS. NGUYỄN VIỆT HÙNG - TS. TRẦN THỊ TUYẾT HẠNH
TIẾP CẬN HỆ SINH THÁI 
ĐỐI VỚI SỨC KHOẺ 
(ECOHEALTH)
LÝ THUYẾT VÀ ÁP DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU 
SỨC KHỎE MÔI TRƯỜNG TẠI VIỆT NAM
HÀ NỘI 2016
CHỦ BIÊN
TS. Nguyễn Việt Hùng - TS. Trần Thị Tuyết Hạnh
NHÓM TÁC GIẢ
1. TS. Nguyễn Việt Hùng - Viện Nghiên cứu Chăn nuôi quốc tế 
và Trường Đại học Y tế công cộng;
2. TS. Trần Thị Tuyết Hạnh - Trường Đại học Y tế công cộng;
3. TS. Phạm Đức Phúc - Trường Đại học Y tế công cộng;
4. PGS. TS. Nguyễn Thanh Hương - Trường Đại học Y tế công cộng;
5. TS. Đinh Xuân Tùng - Viện Sức khoẻ môi trường và Phát triển bền vững;
6. TS. Trần Minh Hằng - Viện Dân tộc học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam;
7. TS. Trương Quang Tiến - Trường Đại học Y tế công cộng;
8. ThS. Lưu Quốc Toản - Trường Đại học Y tế công cộng;
9. ThS. Đặng Xuân Sinh - Trường Đại học Y tế công cộng;
10. ThS. Phạm Thị Hương Giang - Hội Y tế công cộng Việt Nam 
và Trường Đại học Y tế công cộng.
Ảnh: Nguyễn Mạnh Hùng
IIILý thuyết và áp dụng trong nghiên cứu Sức khỏe môi trường tại Việt Nam
LỜI NÓI ĐẦU
Cùng với sự phát triển kinh tế, đô thị hoá và gia tăng dân số cũng như các hậu quả 
của chiến tranh, Việt Nam đã, đang và sẽ phải đối mặt với rất nhiều tác động tiêu 
cực tới hệ sinh thái, môi trường và sức khoẻ con người. Cách tiếp cận hệ sinh thái 
đối với sức khoẻ (Ecohealth) cho chúng ta cái nhìn rộng hơn quan điểm truyền 
thống về sức khoẻ, đặt trong bối cảnh tương tác xã hội - sinh thái chứ không chỉ 
là sức khoẻ của một cá thể. Ecohealth là cách tiếp cận có hệ thống nhằm tìm hiểu 
những mối quan hệ phức tạp của các thành phần trong hệ sinh thái và mối tương 
tác với các vấn đề sức khoẻ trong cộng đồng để từ đó xây dựng các chiến lược 
can thiệp phù hợp, góp phần cải thiện điều kiện sống và nâng cao sức khoẻ nhân 
dân. Năm 1997, Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Quốc tế của Canada (IDRC) khởi 
xướng chương trình nghiên cứu các vấn đề sức khoẻ con người theo cách tiếp cận 
Ecohealth. Kể từ đó, cách tiếp cận này được IDRC phát triển tại nhiều quốc gia, đặc 
biệt là tại các nước đang phát triển, trong đó có các nước khu vực Đông Nam Á như 
Việt Nam, In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Lào, Căm-Pu-Chia. Với xu hướng toàn cầu hoá và 
sự tương tác phức tạp giữa các vấn đề môi trường, kinh tế, xã hội, sức khoẻ, biến 
đổi khí hậu v.v. cách tiếp cận Ecohealth trong nghiên cứu các vấn đề sức khoẻ ngày 
càng được chú trọng. Các nhà nghiên cứu đánh giá cao nghiên cứu Ecohealth với 
cách tiếp cận xuyên ngành, sự hợp tác chặt chẽ giữa các nhà nghiên cứu với các bên 
liên quan và sự chủ động tham gia của cộng đồng bị tác động trong xác định vấn 
đề, xây dựng và triển khai các chương trình can thiệp quản lý các nguy cơ sức khoẻ.
Cuốn sách này là một sản phẩm quan trọng của Dự án“Sáng kiến xây dựng và phát 
triển Sức khỏe sinh thái khu vực Đông Nam Á” do IDRC tài trợ, với mục đích giới 
thiệu tới độc giả cách tiếp cận Ecohealth, 6 nguyên tắc cơ bản và ứng dụng của cách 
tiếp cận này trong thực tế cũng như thảo luận một số khó khăn thách thức trong 
việc áp dụng cách tiếp cận Ecohealth trong khu vực Đông Nam Á và tại Việt Nam. 
Cuốn sách gồm 12 bài, được tham khảo từ lý thuyết và thực tiễn triển khai cách tiếp 
cận Ecohealth trên thế giới và tại Việt Nam. Bài 1 mở đầu cuốn sách sẽ giới thiệu 
tới độc giả các khái niệm chung về Ecohealth và các nguyên lý chính của cách tiếp 
cận này. Các bài tiếp theo của cuốn sách (Bài 2 đến Bài 8) sẽ trình bày chi tiết ứng 
dụng của từng nguyên lý của cách tiếp cận Ecohealth. Bài 9 đến Bài 12 sẽ thảo luận 
thực tế áp dụng cách tiếp cận Ecohealth trong nghiên cứu và giảng dạy tại Việt Nam 
ở thời điểm hiện tại và tương lai. Trong đó bài 11 giới thiệu các nghiên cứu trường 
hợp ứng dụng cách tiếp cận Ecohealth trong thực tế từ kinh nghiệm nghiên cứu của 
nhóm tác giả.
Đối tượng độc giả chính mà cuốn sách hướng tới là các học viên, sinh viên và các 
bạn đồng nghiệp làm việc trong lĩnh vực Y tế công cộng, Sức khoẻ Môi trường và 
Nông nghiệp tại Việt Nam. Nhóm tác giả tin rằng cuốn sách là tài liệu tham khảo hữu 
ích cho học viên, sinh viên các ngành Y, Khoa học môi trường, Y học dự phòng, Thú Y, 
Xã hội học, Nhân chủng học Cuốn sách là tài liệu hữu ích cho môn học Ecohealth ở 
một số trường đại học trong thời gian tới. Những nội dung đề cập trong 12 bài viết 
IV TIẾP CẬN HỆ SINH THÁI ĐỐI VỚI SỨC KHOẺ (ECOHEALTH)
đã được nhóm tác giả tham khảo từ rất nhiều tài liệu khác nhau ở trong nước và 
quốc tế, đặc biệt từ cuốn “Ecohealth Research in Practice - Innovative Applications 
of an Ecosystem Approach to Health” (Thực hành Nghiên cứu Ecohealth - Các ứng 
dụng sáng kiến Cách tiếp cận Hệ sinh thái Đối với Sức khoẻ) của tác giả Dominique F. 
Charron (2012), cũng như đúc rút từ các kinh nghiệm nghiên cứu khoa học của các 
tác giả. Do vậy cuốn sách sẽ cung cấp cả thông tin lý thuyết và các bài học thực tiễn 
về cách tiếp cận Ecohealth, đáp ứng các mục tiêu học tập khác nhau. Đây cũng là 
một trong rất ít tài liệu về Ecohealth đầu tiên được xuất bản bằng tiếng Việt. Nhóm 
tác giả hy vọng cuốn sách này sẽ là tài liệu hữu ích cho đào tạo và nghiên cứu về 
Ecohealth tại Việt Nam. 
Nhóm tác giả xin trân trọng cảm ơn Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Quốc tế của 
Canada (IDRC), thông qua Dự án “FBLI: Sáng kiến xây dựng và phát triển Sức khỏe 
sinh thái khu vực Đông Nam Á” do Trung tâm Nghiên cứu Y tế công cộng và Hệ sinh 
thái (CENPHER), Trường Đại học Y tế công cộng và Hội Y tế công cộng Việt Nam triển 
khai cùng với các đối tác khác trong khu vực đã hỗ trợ kinh phí và kỹ thuật tạo điều 
kiện cho nhóm tác giả hoàn thành cuốn sách. Xin cám ơn Viện Nghiên cứu Chăn 
nuôi Quốc tế (ILRI) và Chương trình CRP A4NH đã đóng góp thời gian (TS. Nguyễn 
Việt Hùng), hỗ trợ kinh phí và cảm ơn tổ chức Veterinarians Without Borders đã 
hỗ trợ kinh phí. Nhóm tác giả chân thành cảm ơn các góp ý chuyên môn quý báu 
của GS. TS. Vũ Sinh Nam - Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương và PGS. TS. Phạm Ngọc 
Châu - Học viện Quân Y trong quá trình phản biện bản thảo cuốn sách. Chúng tôi 
cảm ơn TS. Esther Schelling đã góp ý và cung cấp tài liệu cho bài 3. Các tác giả cũng 
gửi lời cảm ơn CN. Nguyễn Mai Hương, CN. Trần Thị Ngân, ThS. Steven Lam, CN. Lê 
Hạnh đã hỗ trợ kỹ thuật và đóng góp vào các nghiên cứu trường hợp được trình 
bày ở Bài 11. Ngoài ra, chúng tôi xin cảm ơn ThS. Nguyễn Mạnh Hùng và ThS. Bùi 
Quang Tú về các bức ảnh về các bức ảnh ý nghĩa, minh hoạ sinh động cho các chủ đề 
Ecohealth. Trong quá trình biên soạn cuốn sách chắc chắn không tránh khỏi thiếu 
sót. Nhóm tác giả rất mong nhận được các ý kiến nhận xét và góp ý cho cuốn sách 
ngày càng hoàn thiện hơn. Chúng tôi trân trọng cảm ơn và xin giới thiệu tới các bạn 
đồng nghiệp, học viên, sinh viên và quý độc giả cuốn sách này!
Hà Nội, ngày 30 tháng 8 năm 2016
Thay mặt nhóm tác giả - Chủ biên
TS. Nguyễn Việt Hùng TS. Trần Thị Tuyết Hạnh
VLý thuyết và áp dụng trong nghiên cứu Sức khỏe môi trường tại Việt Nam
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU III
BÀI I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ MỘT SỨC KHOẺ (ONE HEALTH) VÀ CÁCH TIẾP 
CẬN HỆ SINH THÁI ĐỐI VỚI SỨC KHOẺ (ECOHEALTH) 1
MỤC TIÊU 1
2. Các nguyên tắc cơ bản trong cách tiếp cận Ecohealth 4
2.1. Cách tiếp cận hệ thống 4
2.2. Tiếp cận xuyên ngành trong nghiên cứu Ecohealth 5
2.3. Huy động sự tham gia của các bên liên quan và cộng đồng trong nghiên 
cứu Ecohealth 6
2.4. Tính bền vững của các nghiên cứu Ecohealth 8
2.5. Công bằng xã hội và bình đẳng giới trong nghiên cứu Ecohealth 10
2.6. Từ kiến thức tới hành động 12
3. Ứng dụng của cách tiếp cận Ecohealth và một số thách thức 12
TÀI LIỆU THAM KHẢO 14
BÀI 2. CÁCH TIẾP CẬN TƯ DUY HỆ THỐNG TRONG NGHIÊN CỨU 
CÁC VẤN ĐỀ SỨC KHỎE 17
MỤC TIÊU 17
1. Các khái niệm cơ bản về tư duy hệ thống 18
1.1. Khái niệm về hệ thống 18
1.2. Các tính chất của hệ thống 18
2. Các khái niệm về tư duy hệ thống 18
2.1. Khái niệm 18
2.2. Đặc điểm của tư duy hệ thống 19
2.3. Vai trò của tư duy hệ thống 19
2.4. Sự khác biệt giữa tư duy hệ thống và tư duy truyền thống 20
VI TIẾP CẬN HỆ SINH THÁI ĐỐI VỚI SỨC KHOẺ (ECOHEALTH)
3. Ba nội dung cốt lõi của tư duy hệ thống 21
3.1. Mối quan hệ bên trong 21
3.2. Các quan điểm 21
3.3. Ranh giới 22
4. Các kỹ năng của tư duy hệ thống 23
4.1. Tư duy theo mô hình 23
4.2. Tư duy theo tương quan 23
4.3. Tư duy động 24
4.4. Chỉ đạo các hệ thống 24
5. Các phương thức tư duy hệ thống một vấn đề sức khỏe 24
5.1 Sơ đồ hóa các đặc điểm chung (Diagrams - general points) 24
5.2. Sơ đồ khái niệm (concept maps) 25
5.3. Sơ đồ các bên liên quan (stakeholder maps) 26
5.4. Công cụ xây dựng bức tranh toàn cảnh trong phân tích hệ thống (rich pictures) 27
5.5. Sơ đồ diễn tiến (flow charts) 28
5.6. Đồ thị dấu hiệu (sign graphs) 30
5.7. Sơ đồ nhân quả (problem-causal) 31
6. Phân tích giải pháp giải quyết một vấn đề sức khỏe theo cách 
tiếp cận tư duy hệ thống 33
6.1. Khái niệm vấn đề đa chiều, phức tạp (wicked problem) 33
6.2. Lựa chọn giải pháp giải quyết một vấn đề sức khỏe theo cách tiếp cận 
tư duy hệ thống 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO 37
BÀI 3: NGHIÊN CỨU XUYÊN NGÀNH TRONG ECOHEALTH 39
MỤC TIÊU 39
1. Khái niệm về nghiên cứu xuyên ngành 40
2. Áp dụng của nghiên cứu xuyên ngành trong cách tiếp cận Ecohealth 42
3. Nghiên cứu xuyên ngành trong Ecohealth và nghiên cứu trường hợp 
áp dụng tại Việt Nam 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO 48
VIILý thuyết và áp dụng trong nghiên cứu Sức khỏe môi trường tại Việt Nam
BÀI 4. HUY ĐỘNG SỰ THAM GIA CỦA CÁC BÊN LIÊN QUAN VÀ CỘNG ĐỒNG 
TRONG NGHIÊN CỨU ECOHEALTH 50
MỤC TIÊU 50
1. Giới thiệu 52
2. Khái niệm cơ bản 52
2.1. Sự tham gia là gì? 52
2.2. Phương pháp tham gia 53
2.3. Nghiên cứu Ecohealth 53
3. Sự cần thiết huy động sự tham gia của các bên liên quan và cộng đồng 
trong nghiên cứu Ecohealth 53
4. Một số phương pháp tiếp cận cùng tham gia trong nghiên cứu Ecohealth 56
4.1. Cùng tham gia đánh giá nông thôn (PRA) 56
4.2. Nghiên cứu hành động có sự tham gia của cộng đồng (COPAR) 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO 73
BÀI 5. CÔNG BẰNG XÃ HỘI VÀ GIỚI TRONG NGHIÊN CỨU ECOHEALTH 74
MỤC TIÊU 74
1. Mở đầu 76
2. Một số khái niệm 76
3. Tầm quan trọng của việc vận dụng công bằng và giới trong nghiên cứu 
Ecohealth 80
4. Các yếu tố xã hội quyết định sức khỏe 82
5. Mô hình các yếu tố quyết định sức khỏe 85
6. Lồng ghép giới trong nghiên cứu sức khỏe sinh thái 86
6.1. Các nội dung cần lồng ghép giới 86
6.2 Các bước lồng ghép giới trong nghiên cứu sức khỏe sinh thái 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO 92
BÀI 6. TÍNH BỀN VỮNG CỦA CÁC CHƯƠNG TRÌNH CAN THIỆP ECOHEALTH 95
MỤC TIÊU 95
1. Giới thiệu về phát triển bền vững 96
2. Tính bền vững của các can thiệp theo cách tiếp cận hệ sinh thái 97
VIII TIẾP CẬN HỆ SINH THÁI ĐỐI VỚI SỨC KHOẺ (ECOHEALTH)
3. Đánh giá tính bền vững của chương trình can thiệp 98
4. Phương pháp và các chỉ số đánh giá tính bền vững của chương trình can thiệp 99
5. Các yếu tố ảnh hưởng tới tính bền vững của chương trình can thiệp 102
6. Kết luận 105
TÀI LIỆU THAM KHẢO 106
BÀI 7. GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TRONG CÁC DỰ ÁN 
NGHIÊN CỨU ECOHEALTH 107
MỤC TIÊU 107
1. Giới thiệu 108
2. Giám sát và các khái niệm liên quan 108
2.1. Giám sát là gì? 108
2.2. Giám sát có sự tham gia 109
3. Đánh giá và các khái niệm liên quan 109
3.1. Đánh giá là gì? 109
3.2. Những tiêu chuẩn cơ bản của đánh giá 110
4. Một số khái niệm cơ bản trong Giám sát và Đánh giá 110
5. Giám sát và đánh giá trong nghiên cứu Ecohealth 111
5.1. Phương pháp bản đồ hóa kết quả (Outcome mapping) 112
5.2. Phương pháp Thu lượm kết quả 115
6. Tại sao lại áp dụng các phương pháp này trong nghiên cứu Ecohealth 117
7. Kết luận 118
TÀI LIỆU THAM KHẢO 119
BÀI 8. NGUYÊN LÝ “TỪ KIẾN THỨC TỚI HÀNH ĐỘNG” TRONG 
NGHIÊN CỨU ECOHEALTH 121
MỤC TIÊU 121
1. Một số khái niệm 122
2. Tầm quan trọng của nguyên lý “Từ kiến thức tới hành động” trong 
nghiên cứu Ecohealth 123
3. Nguyên lý “Từ kiến thức tới hành động” trong nghiên cứu Ecohealth 124
4. Vai trò của các nhà nghiên cứu trong thực hiện nguyên lý từ kiến thức tới 
hành động 126
TÀI LIỆU THAM KHẢO 129
IXLý thuyết và áp dụng trong nghiên cứu Sức khỏe môi trường tại Việt Nam
BÀI 9: XÂY DỰNG NĂNG LỰC NGHIÊN CỨU ECOHEALTH Ở VIỆT NAM 131
MỤC TIÊU 131
1. Giới thiệu 132
2. Bài học kinh nghiệm từ một dự án nghiên cứu hậu tiến sỹ đến hình thành 
nhóm nghiên cứu 133
3. Hình thành và thể chế hóa nhóm nghiên cứu 134
4. Bài học kinh nghiệm tiếp cận các nhà tài trợ và các đối tác quốc tế, 
các dự án và kết quả nghiên cứu 137
5. Bài học về chuyển giao kiến thức tới hành động thực tiễn 137
6. Một số ý kiến trao đổi và kết luận 139
TÀI LIỆU THAM KHẢO 142
BÀI 10. CÁCH TIẾP CẬN TRONG THIẾT KẾ VÀ GIẢNG DẠY CÁC KHÓA HỌC 
VỀ ECOHEALTH 144
MỤC TIÊU 144
1. Giới thiệu chung 146
Một số khái niệm chính 146
2. Giới thiệu tiếp cận dạy học lấy người học làm trung tâm 148
2.1. Dạy học lấy người học làm trung tâm 148
2.2. Xu hướng giúp người học học tập tốt 148
2.3. Người học trưởng thành 149
2.4. Các cách tiếp cận lấy người học làm trung tâm 149
3. Đặc điểm chung của Ecohealth và các cách tiếp cận lấy người học làm trung tâm 151
4. Các giai đoạn của thiết kế khóa học Ecohealth 152
4.1. Đánh giá nhu cầu của người học 152
4.2. Thiết kế giảng dạy khóa học 153
5. Tác nghiệp giảng dạy khóa học 155
5.1. Nội dung tương tác dạy học 155
5.2. Đặt câu hỏi 155
5.3. Những kĩ năng cần thiết của giảng viên khi giảng về Ecohealth 155
5.4. Thách thức 155
5.5. Một số cân nhắc khác trong giảng dạy Ecohealth 156
X TIẾP CẬN HỆ SINH THÁI ĐỐI VỚI SỨC KHOẺ (ECOHEALTH)
6. Lượng giá và đánh giá 156
6.1 Đánh giá năng lực học viên trước và sau khóa học 156
6.2 Đánh giá trong khóa học 157
6.3 Đánh giá sau khóa học 158
6.4 Phản hồi của đồng nghiệp 159
TÀI LIỆU THAM KHẢO 160
BÀI 11. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU THEO CÁCH TIẾP CẬN ECOHEALTH 
TẠI VIỆT NAM 163
MỤC TIÊU 163
11.1. ỨNG DỤNG CÁCH TIẾP CẬN ECOHEALTH TRONG ĐÁNH GIÁ 
VÀ GIẢM THIỂU NGUY CƠ PHƠI NHIỄM DIOXIN TẠI ĐIỂM NÓNG 164
1. Giới thiệu chung về dioxin 164
2. Ứng dụng cách tiếp cận Ecohealth trong đánh giá và quản lý nguy cơ dioxin 165
3. Kết luận 167
TÀI LIỆU THAM KHẢO 168
11.2. ỨNG DỤNG CÁC NGUYÊN LÝ CỦA ECOHEALTH TRONG PHÒNG CHỐNG 
LÂY TRUYỀN CÚM A H5N1 TẠI VIỆT NAM 170
1. Giới thiệu về cúm A H5N1 170
2. Ứng dụng một số nguyên lí Ecohealth trong phòng chống dịch cúm A 171
2.1. Ứng dụng những nguyên lý Ecohealth trong xây dựng môi trường 
chính sách 171
2.2. Ứng dụng những nguyên lý Ecohealth trong quản lý nhà nước về 
phòng chống dịch cúm A H5N1 173
2.3. Ứng dụng những nguyên lý Ecohealth trong chăn nuôi và kinh doanh gia cầm 174
3. Kết luận 175
TÀI LIỆU THAM KHẢO 176
11.3 ỨNG DỤNG CÁC NGUYÊN LÝ CỦA ECOHEALTH TRONG NGHIÊN CỨU 
VÀ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH CAN THIỆP VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI 
ĐỘNG VẬT TRONG CHĂN NUÔI VÀ NÔNG NGHIỆP 177
1. Giới thiệu chung về quản lý và xử lý chất thải 177
XILý thuyết và áp dụng trong nghiên cứu Sức khỏe môi trường tại Việt Nam
2. Ứng dụng cách tiếp cận EcoHealth trong quản lý và xử lý chất thải chăn nuôi 
và nông nghiệp tại Hà Nam 179
2.1. Áp dụng cách tiếp cận EcoHealth trong thực tế 179
2.2. Ứng dụng nguyên lý Ecohealth trong thiết kế chương trình can thiệp 180
3. Kết luận 183
TÀI LIỆU THAM KHẢO 183
11 ... t động 
của chương trình 
trong phạm vi một cơ 
cấu tổ chức
TÍNH BỀN VỮNG CỦA 
CAN THIỆP
Hình 6.1. Ba nhóm chỉ số đánh giá tính bền vững của chương trình can thiệp 
(Rizkallah & Bone, 1998)
Năm 2009, một khung đánh giá tính bền vững của các chương trình phòng chống 
bệnh sốt xuất huyết dengue dựa vào cộng đồng được phát triển dựa trên 2 khung 
đánh giá của Bamberger & Cheema (1990) và Rizkallah & Bone (1998) (Tuyet Hanh 
TT et al., 2009). Khung đánh giá gồm 3 nhóm chỉ số và 13 chỉ số đánh giá các khía 
cạnh khác nhau của tính bền vững của chương trình can thiệp (Bảng 6.1). Nhóm tác 
giả đã áp dụng các chỉ số này để đánh giá tính bền vững của chương trình phòng 
chống dịch sốt xuất huyết dengue dựa vào cộng đồng ở miền Bắc và miền Trung Việt 
Nam (Kay Brian H. et al., 2010).
100 TIẾP CẬN HỆ SINH THÁI ĐỐI VỚI SỨC KHOẺ (ECOHEALTH)
Bảng 6.1. Các chỉ số đánh giá tính bền vững của chương trình can thiệp 
dự phòng bệnh sốt xuất huyết dengue dựa vào cộng đồng 
(Tuyet Hanh TT, Hill Peter S., Kay Brian H., & Minh Quy T, 2009)
A Duy trì các lợi ích về sức khỏe đã đạt được từ chương trình can thiệp 
A1 Số ca mới mắc, tử vong do SXHD được duy trì hoặc giảm 
A2 Các chỉ số muỗi trung gian truyền bệnh duy trì hoặc giảm 
A3 Số dụng cụ chứa nước làm nơi sinh sản của muỗi truyền bệnh SXHD duy trì 
hoặc giảm 
A4 Nhận thức cộng đồng về phòng chống SXHD duy trì hoặc nâng cao
B Duy trì các hoạt động của chương trình can thiệp
B1 Y tế thôn bản duy trì các hoạt động phòng chống SXHD 
B2 Các hộ gia đình tiếp tục tham gia phóng thả Mesocyclops 
B3 Tiếp tục loại trừ nơi sinh sản của Ae. aegypti trong và xung quanh nhà
B4 Trường học và các tổ chức xã hội duy trì các hoạt động phòng chống SXHD 
B5 Hệ thống báo cáo dịch bệnh vẫn được duy trì
C Xây dựng năng lực lâu dài trong cộng đồng 
C1 Phát triển nguồn nhân lực cho phòng chống SXHD 
C2 Duy trì kinh phí cho phòng chống SXHD 
C3 Duy trì sự tham gia của cộng đồng trong phòng chống SXHD 
C4 Duy trì vai trò lãnh đạo trong phòng chống SXHD
Khung đánh giá và nhóm các tiêu chí này đã tạo ra một công cụ thực tiễn để đánh giá 
tính bền vững của các chương trình can thiệp phòng chống sốt xuất huyết dengue 
dựa vào cộng đồng và có thể điều chỉnh một số tiêu chí cụ thể cho phù hợp để đánh 
giá tính bền vững của các chương trình can thiệp tương tự. Thực tế khung và bộ 
tiêu chí đánh giá này đã được một số tác giả trên thế giới và tại Việt Nam ứng dụng 
để đánh giá tính bền vững của các chương trình can thiệp dự phòng bệnh sốt xuất 
huyết dengue. Năm 2013 Trần Thị Tuyết Hạnh và cộng sự cũng đã xây dựng, áp dụng 
nhóm 12 tiêu chí và công cụ để đánh giá tính bền vững của chương trình can thiệp y 
tế công cộng nhằm giảm nguy cơ phơi nhiễm dioxin tại các điểm nóng (Tuyet Hanh 
et al. 2015). Cách tính điểm 12 tiêu chí được quy định như sau:
5 = kết quả tốt hơn hoặc tương đương giai đoạn can thiệp
4 = kết quả không tốt bằng giai đoạn can thiệp nhưng tốt hơn nhóm chứng 
3 = Kết quả không tốt bằng giai đoạn can thiệp nhưng tương đương nhóm chứng 
2 = Kết quả không tốt bằng giai đoạn can thiệp và nhóm chứng 
1 = Kết quả kém hơn rất nhiều so với giai đoạn can thiệp và nhóm chứng 
101Lý thuyết và áp dụng trong nghiên cứu Sức khỏe môi trường tại Việt Nam
Xếp loại mức độ bền vững của can thiệp (điểm trung bình của 12 tiêu chí)
4,5 --> 5 = “Rất bền vững”; từ 3,5 đến < 4,5 = “Bền vững ở mức khá”
Từ 2,5 đến < 3,5 = “Bền vững ở mức trung bình”,
Từ 1,5 đến < 2,5 = “Không bền vững”; từ 1 đến < 1,5 = “Rất không bền vững”, 
(Bamberger & Cheema 1990; Rizkallah, and Bone 1998, Tuyet Hanh et al. 2009)
Hình 6.1. Thảo luận nhóm với cán bộ địa phương và quan sát tại thực địa trong 
hoạt động đánh giá nguy cơ và tính bền vững của chương trình can thiệp giảm 
nguy cơ phơi nhiễm với dioxin trong thực phẩm tại điểm nóng
Bảng 6.2 mô tả chi tiết 12 tiêu chí để đánh giá tính bền vững của chương trình can 
thiệp y tế công cộng nhằm giảm nguy cơ phơi nhiễm dioxin tại các điểm nóng dioxin 
ở Đà Nẵng và Biên Hoà sau 3 và 5 năm kết thúc can thiệp. Chi tiết cách đánh giá các 
tiêu chí này và kết quả đánh giá được mô tả trong bài báo của Tuyết Hạnh và cộng 
sự (Tuyet-Hanh TT et al., 2015). Như vậy, từ nội dung của Bảng 6.1 và Bảng 6.2 có 
thể thấy tuỳ vào đặc điểm cụ thể của từng chương trình can thiệp, nhà nghiên cứu 
cần xây dựng các tiêu chí đánh giá chi tiết phù hợp và cụ thể.
Bảng 6.2. Các chỉ số đánh giá tính bền vững của chương trình can thiệp 
Y tế công cộng dự phòng phơi nhiễm dioxin qua thực phẩm tại các điểm nóng 
(Tuyet-Hanh TT et al., 2015)
A Duy trì các lợi ích về sức khỏe đã đạt được từ chương trình can thiệp 
A1 Kiến thức về dioxin, đường phơi nhiễm, thực phẩm nguy cơ cao, dự phòng
A2 Thái độ của người dân về dự phòng phơi nhiễm dioxin qua thực phẩm 
A3 Thực hành dự phòng phơi nhiễm dioxin qua thực phẩm
A4 % hộ gia đình tiêu thụ thực phẩm tự nuôi trồng, đánh bắt tại địa phương
A5 Ước tính mức tiêu thụ dioxin hàng ngày từ các loại thực phẩm.
B Duy trì các hoạt động của chương trình can thiệp
B1 Cộng tác viên duy trì truyền thông trực tiếp tại hộ gia đình và cộng đồng 
B2 Tiếp tục duy trì các kênh truyền thông gián tiếp 
B3 Duy trì hệ thống theo dõi báo cáo
102 TIẾP CẬN HỆ SINH THÁI ĐỐI VỚI SỨC KHOẺ (ECOHEALTH)
C Xây dựng năng lực lâu dài trong cộng đồng 
C1 Xây dựng năng lực tại cộng đồng tiếp nhận chương trình
C2 Duy trì kinh phí phân bổ cho truyền thông nguy cơ dự phòng phơi nhiễm 
dioxin
C3 Duy trì sự tham gia của các bên liên quan trong dự phòng phơi nhiễm dioxin
C4 Duy trì vai trò lãnh đạo trong dự phòng phơi nhiễm dioxin
Trong thực tế, để đánh giá tính bền vững của chương trình can thiệp Ecohealth thường 
sử dụng cả phương pháp định lượng và định tính. Ví dụ khi triển khai đánh giá tính 
bền vững của chương trình can thiệp Y tế Công cộng tại các điểm nóng dioxin ở Đà 
Nẵng và Biên Hoà sau 3 và 5 năm kết thúc can thiệp, nhóm tác giả đã áp dụng phương 
pháp định lượng (điều tra KAP trước, sau can thiệp có so sánh với nhóm chứng, phân 
tích nồng độ dioxin trong thực phẩm) và phương pháp định tính (phỏng vấn sâu, thảo 
luận nhóm). Kết quả từ cuộc điều tra trước và sau can thiệp của Hội Y tế công cộng 
Việt Nam tại hai điểm nóng dioxin cùng với kết quả của cuộc khảo sát được thực hiện 
vào năm 2013 đã được sử dụng cho việc đánh giá. Ba nhóm chỉ số chính được sử 
dụng bao gồm: (1) Việc duy trì các lợi ích sức khoẻ đạt được thông qua các chương 
trình can thiệp ban đầu; (2) Tiếp tục các hoạt động của chương trình can thiệp (3) Xây 
dựng năng lực dài hạn trong cộng đồng (Rizkallah & Bone, 1998). Dựa trên ba nhóm 
chỉ số gồm 20 tiêu chí cơ bản (Bamberger & Cheema, 1990) và đặc điểm của chương 
trình can thiệp, 12 tiêu chí cụ thể đã được phát triển để đánh giá tính bền vững của 
chương trình tại hai điểm nóng dioxin (Bảng 6.2). Các kết quả của cuộc điều tra năm 
2013 được dùng để so sánh với kết quả của cuộc điều tra trước can thiệp ở Đà Nẵng 
và Biên Hoà và so sánh với phường đối chứng để đánh giá tính bền vững của chương 
trình sau 3 và 5 năm kết thúc can thiệp.
5. Các yếu tố ảnh hưởng tới tính bền vững của chương trình can thiệp
Nghiên cứu của Bamberger và Cheema (1990) cho thấy tính bền vững của bất kỳ 
chương trình nào cũng đều bị anh hưởng bởi ba nhóm yếu tố chính bao gồm lập 
kế hoạch và thực hiện, tổ chức và tác động của các yếu tố bên ngoài ở các cấp 
địa phương, quốc gia và quốc tế (Bamberger & Cheema, 1990). Rizkallah và Bone 
(1998) cũng đã đề xuất 3 nhóm chỉ số tương tự gồm 11 yếu tố ảnh hưởng đến tính 
bền vững của chương trình can thiệp bao gồm: (1) Lập đề cương dự án và các chỉ số 
thực hiện: quá trình đàm phán dự án, hiệu quả của dự án, thời gian triển khai, nhà 
tài trợ, loại dự án và các hợp phần đào tạo; (2) Yếu tố tổ chức: quy mô tổ chức, sự 
phối hợp giữa các chương trình/dịch vụ hiện có, người đứng đầu quản lý chương 
trình; (3) Các yếu tố môi trường bên ngoài, điều kiện kinh tế, xã hội, chính trị và sự 
tham gia của cộng đồng. Cục hợp tác Phát triển và Viện trợ nhân đạo (1991) cũng đã 
đề xuất 6 nguyên tắc của đảm bảo tính bền vững của can thiệp, được tóm tắt trong 
Hình 6.2. Các yếu tố này bao gồm: năng lực tổ chức, can thiệp hướng tới đối tượng 
hưởng lợi, chương trình phù hợp thực tế, chi phí hợp lý, các yếu tố chính trị và phù 
hợp về mặt kỹ thuật, văn hoá xã hội, thân thiện với môi trường sinh thái. Hình 6.3 
mô tả các yếu tố có thể ảnh hưởng tới tính bền vững của chương trình can thiệp dự 
phòng phơi nhiễm dioxin tại các điểm nóng.
103Lý thuyết và áp dụng trong nghiên cứu Sức khỏe môi trường tại Việt Nam
TÍNH BỀN VỮNG
CỦA CHƯƠNG TRÌNH
Hướng tới 
đối tượng 
hưởng lợi
Chi phí 
hợp lý
Năng lực 
tổ chức
Chương trình 
phù hợp thực tế
Phù hợp kỹ thuật, 
các yếu tố văn hóa 
xã hội và thân thiện với 
môi trường sinh thái
Các yếu tố 
chính trị
Hình 6.2. Sáu nguyên tắc đảm bảo tính bền vững của chương trình can thiệp
Nguồn: (Swiss Directorate for Development Cooperation and Humanitarian Aid, 1991)
Để có sự chuyển từ tăng trưởng thiếu bền vững sang các nền kinh tế, cộng đồng và 
các hệ sinh thái bền vững đòi hỏi sự thay đổi về hành vi của chính cộng đồng đó. 
Tuy nhiên, thực tế cho thấy thay đổi hành vi của cộng đồng và duy trì sự thay đổi 
này trong thời gian dài sau can thiệp là một thách thức trong lĩnh vực Y tế công cộng 
và Sức khoẻ môi trường. Các cách tiếp cận từ trên xuống (top-down) nhằm hướng 
tới sự thay đổi hành vi của cộng đồng thường hiếm khi hiệu quả. Thay vào đó các 
chương trình can thiệp dựa vào cộng đồng, có sự tham gia tích cực của cộng đồng 
và các bên liên quan nhằm thay đổi kiến thức, niềm tin, thái độ sẽ có khả năng dẫn 
tới những thay đổi lâu dài về hành vi, trong đó giáo dục ở các cấp độ khác nhau 
đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và thay đổi niềm tin cũng như thái độ 
của các thành viên trong cộng đồng. 
104 TIẾP CẬN HỆ SINH THÁI ĐỐI VỚI SỨC KHOẺ (ECOHEALTH)
Mức độ 
chấp nhận 
của cộng 
đồng
Tính sở hữu 
chương trình 
của cộng đồng
Nhận thức về 
nguy cơ phơi 
nhiễm dioxin của 
cán bộ chương 
trình và cac bên 
liên quan
Các yếu tố thúc 
đẩy sự tham gia 
của tỉnh hội, các 
bên liên quan và 
cộng tác viên
Mức độ 
ủng hộ 
chính trị
Động lực của 
các tổ chức 
liên quan
Nguồn lực 
sẵn có
Năng lực của 
Hội YTCCVN, 
Tỉnh hội, TYT 
Chi phí thấp
Thân thiện 
với MT 
sinh thái
Phù hợp 
về văn hóa 
xã hội
Các yếu tố trong 
môi trường 
cộng đồng
Các yếu tố 
bên trong cơ cấu 
tổ chức
Các yếu tố 
về thiết kế 
và triển khai 
chương trình
TÍNH BỀN VỮNG 
CỦA CHƯƠNG 
TRÌNH DỰ PHÒNG 
NHIỄM DIOXIN
Phù hợp 
kỹ thuật
Hướng 
tới người 
hưởng lợi
Chương trình 
thực tế
Hình 6.3. Các yếu tố tiềm tàng ảnh hưởng đến tính bền vững của chương trình 
can thiệp dự phòng phơi nhiễm dioxin tại điểm nóng
(Tuyết Hạnh xây dựng, dựa vào khung của Bamberger & Cheema 1990, 
Rizkallah & Bone 1998)
105Lý thuyết và áp dụng trong nghiên cứu Sức khỏe môi trường tại Việt Nam
6. Kết luận
Bài này giới thiệu khái niệm phát triển bền vững, nhấn mạnh sự phát triển về mọi 
mặt trong xã hội hiện tại và vẫn bảo đảm sự tiếp tục phát triển của các thế hệ trong 
tương lai. Phát triển bền vững đang là mục tiêu hướng tới nhiều quốc gia trên thế 
giới và mỗi quốc gia sẽ tuỳ theo đặc thù địa lý, kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội 
để hoạch định chiến lược phát triển phù hợp nhất. Rõ ràng sự phát triển của xã 
hội loài người không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng 
những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái. Đối với 
các nghiên cứu Ecohealth, đảm bảo tính bền vững của các can thiệp là một trong 6 
nguyên lý chính của cách tiếp cận này. Để đánh giá tính bền vững của các chương 
trình, một số tác giả trong và ngoài nước đã đưa ra khung và danh mục các chỉ số 
đánh giá. Số lượng các chỉ số trong danh mục là không cố định mà tuỳ vào đặc thù 
của từng chương trình can thiệp, các tác giả có thể dựa vào khung đánh giá với 3 
nhóm chỉ số và tự xây dựng các chỉ số đặc thù. Ngoài ra cũng có rất nhiều yếu tố 
ảnh hưởng tới tính bền vững của một chương trình can thiệp Ecohealth và các yếu 
tố này cần được cân nhắc thận trọng từ giai đoạn thiết kế nghiên cứu đến các bước 
triển khai chương trình. Một trong những thách thức của các can thiệp Y tế công 
cộng nói chung và Ecohealth nói riêng là đảm bảo tính duy trì bền vững của can 
thiệp sau khi chương trình đã kết thúc và đem đến tác động tích cực lâu dài trong 
cộng đồng. Ở Việt Nam, khía cạnh này hiện còn ít được nghiên cứu và do đó cần 
được chú trọng trong thời gian tới.
106 TIẾP CẬN HỆ SINH THÁI ĐỐI VỚI SỨC KHOẺ (ECOHEALTH)
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bell, and Morse, S. (2008). Sustainability Indicators. Measuring the 
Immeasurable? Earthscan, London.
2. Gladwin, T., Kennelly, J. J., & Krause, T. (1995). Shifting paradigms for sustainable 
development: Implications for management theory and research. Academy of 
Management Review, 20(4), 874-907.Bamberger, M, & Cheema, S (1990). Case 
studies of Project Sustainability: Implications for Policy and Operations from 
Asian Experience. Washington, DC: The World Bank.
3. Hawkins C. (2003). How indicators can inform policies and practices for 
sustainability. City of Plympia, Washington: Sustainable Community Roundtable.
4. Kay Brian H., Tuyet Hanh Tran T., Le Nguyen Hoang, Quy Tran Minh, Nam Vu Sinh, 
Hang Phan V. D., ... Ryan Peter A. (2010). Sustainability and cost of a community-
based strategy against Aedes aegypti in northern and central Vietnam. The 
American Journal Of Tropical Medicine And Hygiene, 82(5), 822-830. 
5. Pluye, Pierre, Potvin, Louise, & Denis, Jean-Louis. (2004). Making public health 
programs last: conceptualizing sustainability. Evaluation and Program Planning, 
27(2), 121-133. doi: 10.1016/j.evalprogplan.2004.01.001
6. Rizkallah, M. C. S., & Bone, L. R., (1998). Planning for the sustainability of 
community-based health programs: conceptual frameworks and future 
directions for research, practice and policy. Health Education Research Theory 
and Practice, 13(1), 87-108. 
7. Scheirer, M., (2005). Is sustainability possible? A review and commentary on 
empirical studies of program sustainability. American Journal of Evaluation, 
26(3), 320-347. 
8. Swiss Directorate for Development Cooperation and Humanitarian Aid. (1991). 
Sustainable of Development Projects: Basic Principles and Application in 
Practice. Berne: SDC Evaluation Service.
9. The World Commission on Environment and Development’s. (1987). the 
Brundtland Commission report Our Common Future. Oxford.
10. Tuyet Hanh TT, Hill Peter S., Kay Brian H., & Minh Quy T. (2009). Development 
of a framework for evaluating the sustainability of community-based dengue 
control projects. The American Journal Of Tropical Medicine And Hygiene, 
80(2), 312-318. 
11. Tuyet-Hanh TT, Vu-Anh L, Dunne M, Toms L, Tenkate T, & Harden F. (2015). 
Sustainability of Public Health Interventions to Reduce the Risk of Dioxin 
Exposure at Severe Dioxin Hot Spots in Vietnam. Journal of Community Health, 
40(4), 652-659. doi: 10.1007/s10900-014-9980-1.

File đính kèm:

  • pdftiep_can_he_sinh_thai_doi_voi_suc_khoe_ecohealth_phan_1.pdf