Tìm hiểu văn hóa đọc của sinh viên ngành Thông tin học trường Đại học Cần Thơ
Tóm tắt: Bài viết trình bày sơ lược về cách tiếp cận với văn hóa đọc trong giai đoạn hiện nay.
Phân tích thực trạng văn hóa đọc của sinh viên ngành thông tin học Trường Đại học Cần Thơ, từ đó
đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao văn hóa đọc cho sinh viên ngành thông tin nói riêng, sinh
viên Trường Đại học Cần Thơ và bạn đọc nói chung
Bạn đang xem tài liệu "Tìm hiểu văn hóa đọc của sinh viên ngành Thông tin học trường Đại học Cần Thơ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tìm hiểu văn hóa đọc của sinh viên ngành Thông tin học trường Đại học Cần Thơ
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 31THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 1/2018 Lâm Thị Hương Duyên, Lưu Mỹ Chi Trường Đại học Cần Thơ TÌM HIỂU VĂN HÓA ĐỌC CỦA SINH VIÊN NGÀNH THÔNG TIN HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ 1. Đặt vấn đề Văn hóa đọc là một trong những yếu tố then chốt để góp phần hình thành những công dân có hiểu biết, có trách nhiệm, bắt kịp với sự phát triển của thời đại. Rèn luyện và phát triển văn hóa đọc trong nhà trường sẽ là yếu tố thúc đẩy quá trình học tập và nghiên cứu của sinh viên (SV), giúp cho việc đào tạo theo hệ thống tín chỉ đạt hiệu quả, từ đó nâng cao hiệu quả của việc dạy học. Tại trường Đại học Cần Thơ (ĐHCT), nơi có hơn 50.000 người học ở các bậc, chương trình đào tạo cũng được thiết kế có chú trọng phát triển kỹ năng, văn hóa. Mặc dù chưa có một khảo sát cụ thể nào về vấn đề này, song cũng tương tự như tình hình chung của toàn xã hội, việc đọc của SV bị ảnh hưởng rất nhiều từ các nguyên nhân chủ quan và khách quan. Những nguyên nhân dễ thấy là sự xuất hiện của Internet, các ứng dụng giải trí trên thiết bị di động, sự ra đời của mạng xã hội, làm thêm, đã tiêu tốn nhất nhiều thời gian của các bạn trẻ, do đó SV còn ít thời gian tập trung vào việc đọc sách, đọc tài liệu có giá trị cho ngành nghề và làm giàu vốn sống và các kỹ năng cần thiết. Do sự phát triển mạnh mẽ của Internet, cơ sở dữ liệu, việc xem xét văn hóa đọc ngày nay cần được mở rộng sang cả các loại hình tài liệu số hóa mà các thư viện hay các nhà cung cấp đã xây dựng, đã tổ chức và cung cấp truy cập cho bạn đọc. Bài báo trình bày kết quả khảo sát thực trạng, đồng thời chỉ ra những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến việc đọc của sinh viên trong ngành, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao văn hóa đọc cho SV ngành nói riêng, SV trường ĐHCT và người đọc nói chung. 2. Sơ lược về văn hóa đọc Đọc sách trong thế kỷ 21 không còn giới hạn trong việc đọc sách in. Tác giả Loan, F. A. (2012) cho rằng, phạm vi của việc đọc đã mở rộng tới các nguồn Internet, điều này làm thay đổi văn hóa đọc truyền thống của các độc giả. Phạm vi của nguồn đọc đã thay đổi đáng kể, bao gồm các trang web, sách điện tử, tạp chí điện tử và các tài liệu đa phương tiện khác. Đồng quan điểm này, tác giả Trần Đức Vượng (2013) cũng khẳng định rằng, khái niệm về sách không còn giới hạn dưới dạng ấn phẩm nữa mà Tóm tắt: Bài viết trình bày sơ lược về cách tiếp cận với văn hóa đọc trong giai đoạn hiện nay. Phân tích thực trạng văn hóa đọc của sinh viên ngành thông tin học Trường Đại học Cần Thơ, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao văn hóa đọc cho sinh viên ngành thông tin nói riêng, sinh viên Trường Đại học Cần Thơ và bạn đọc nói chung. Từ khóa: Văn hóa đọc; kỹ năng đọc; sinh viên; ngành thông tin học Reading culture of LIS students at Can Tho University Abstract: The article introduces the research methodology in studying the reading culture at present. Then it analyzes the current status of the reading culture of students majoring in information science at Can Tho University. Finally, the article provides some recommendations to improve the reading culture for students majoring in information science in particular as well as students at Can Tho University and readers in general. Keywords: Reading culture; reading skill; students; information science. NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 32 THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 1/2018 thêm vào đó là sách điện tử lưu trong đĩa CD-ROM hoặc được chuyển tải trên mạng Internet. Vì vậy, nội hàm của văn hoá đọc được mở rộng, đặc trưng của văn hoá đọc cũng thay đổi. Văn hoá đọc truyền thống tức là đọc sách báo in trên giấy còn văn hoá đọc hiện đại bao gồm cả đọc trên các thiết bị điện tử như màn hình máy vi tính hay điện thoại di động. Vấn đề là đọc cái gì chứ không phải là đọc trên sách in hay trên sách điện tử. Nhìn nhận ở một góc độ khái quát hơn, tác giả Nguyễn Hữu Viêm (2009) đã đưa ra ý kiến về khái niệm văn hóa đọc trong một bài viết đăng trên trang của Thư viện Quốc Gia Việt Nam, ông cho rằng: “Văn hoá đọc là một khái niệm có hai nghĩa, một nghĩa rộng và một nghĩa hẹp. Ở nghĩa rộng, đó là ứng xử đọc, giá trị đọc và chuẩn mực đọc của mỗi cá nhân, của cộng đồng xã hội và của các nhà quản lý và cơ quan quản lý nhà nước”. “Như vậy, văn hoá đọc ở nghĩa rộng là sự hợp thành của ba yếu tố, hay chính xác hơn là ba lớp như ba vòng tròn không đồng tâm, ba vòng tròn giao nhau. Còn ở nghĩa hẹp, đó là ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của mỗi cá nhân. Ứng xử, giá trị và chuẩn mực này cũng gồm ba thành phần: thói quen đọc, sở thích đọc và kỹ năng đọc. Ba thành phần này cũng là ba lớp, ba vòng tròn không đồng tâm, ba vòng tròn giao nhau.” Như vậy, văn hóa đọc chỉ được hình thành khi hội đủ ba yếu tố, đó là: thói quen đọc, sở thích đọc và kỹ năng đọc. Trong phạm vi bài viết này, văn hóa đọc được xem là thói quen đọc, sở thích đọc, kỹ năng đọc đối với cả 2 định dạng của tài liệu (in ấn và trực tuyến) với các mục đích đọc để nâng cao sự hiểu biết, làm giàu vốn sống và giải trí lành mạnh. Hiện nay, mức độ quan tâm của đông đảo công chúng đối với sách (nhất là sách văn học) đã tụt giảm đến mức báo động (Hoàng Tân, 2012). Trần Ngọc Hương với “Văn hóa đọc trong sinh viên hiện nay” (2015) thống kê được mỗi người dân Việt Nam đọc chỉ 0,8 bản sách/năm trong khi bình quân một người Pháp đọc 15 quyển sách/năm; người Mỹ đọc 12 quyển/năm hay gần hơn là Malaysia, theo số liệu thống kê năm 2012, mỗi người dân nước này đọc từ 10-20 quyển sách/năm. Về thói quen đọc tài liệu, Anna Jönsson and Josefin Olsson (2008) đề cập đến trong nghiên cứu của mình về tình trạng dừng việc đọc ngay sau khi kết thúc kỳ thi trong đa số SV. Các tài liệu như sách, báo, SV chỉ đọc khi giảng viên yêu cầu làm tiểu luận, bài tập lớn hay thuyết trình về một đề tài hoặc chỉ khi gần đến kỳ thi. Điều này đồng nghĩa với việc chỉ khi bị áp chế, bắt buộc, SV mới có ý thức đọc. Bàn về các yếu tố tác động đến văn hóa đọc, yếu tố đầu tiên là ý thức cá nhân, theo Anna Jönsson and Josefin Olsson thì nguyên nhân văn hóa đọc xuống cấp là do quan điểm “đọc để vượt qua các kỳ thi và được xem như là một cách để đạt được thành công trong việc học” ở đa số SV. Đọc sách như một phần việc bắt buộc họ phải làm chứ không phải do tự nguyện. Yếu tố tác động đến văn hóa đọc kế tiếp là tác động của gia đình. Theo Sister Namibia, tác giả bài viết “The hope of a reading culture” (2015) thì sự thiếu kết nối giữa cha mẹ và con cái gây nên cản trở cho sự phát triển của văn hóa đọc. Việc đọc có thể gặp nhiều khó khăn và ít gây thú vị hơn đối với những ai tự đọc mà không có sự khuyến khích của cha mẹ. Liên quan đến những thuận lợi và khó khăn trong phát triển văn hóa đọc, đối với tài liệu in ấn, kết quả nghiên cứu của Wei& Pandian (2012) thể hiện rằng đa phần các SV nhận thấy các tài nguyên in rất dễ để đọc, họ có thể đọc lại các văn bản bất cứ khi nào họ muốn. Bên cạnh đó, tài liệu in ấn mang lại nhiều sự thuận tiện trong khi nghiên cứu vì độc giả có thể dễ dàng ghi chú và làm nổi bật các điểm quan trọng. Ngoài ra, Nicholas et al. (2008) khi tiến hành một nghiên cứu về hành vi đọc trong một môi trường ảo đã thấy rằng việc đọc chuyên sâu ở các tài liệu in ấn là dễ dàng hơn so với tài liệu trực tuyến. Bên cạnh đó, Đỗ Tấn Ngọc (2015) cho rằng yếu tố làm cản trở việc đọc là do giá sách quá cao so với mức thu nhập của số đông người dân mà chất lượng sách thì chưa được đảm bảo. Hậu quả của việc này là nhiều sách với nội dung không lành mạnh tràn lan trên thị trường, làm ảnh hưởng về vật chất lẫn tinh thần của người NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 33THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 1/2018 đọc. Việc đọc tài liệu trực tuyến cũng có nhiều mặt hạn chế. Theo Wei & Pandian khi sử dụng các công nghệ số, vấn đề SV gặp phải nhiều nhất là phụ thuộc vào các kết nối Internet, đôi khi chậm hoặc bị gián đoạn và có thể tìm được nguồn thông tin đáng tin cậy. 3. Văn hóa đọc của sinh viên ngành thông tin Để tìm hiểu văn hóa đọc của sinh viên ngành Thông tin Trường Đại học Cần Thơ, chúng tôi đã tiến hành khảo sát 149 sinh viên trong tổng số 243 sinh viên theo học ngành này (tỷ lệ lấy mẫu là 60,81%; độ tin cậy 95% và sai số 5%). Phương pháp khảo sát là trả lời bảng hỏi. Bảng hỏi được thiết kế gồm 21 câu, đa phần là câu hỏi đóng, được phát ngẫu nhiên đến đối tượng khảo sát ở các phòng học dành cho SV ngành. Dữ liệu được phân tích bằng phần mềm phân tích thống kê SPSS, phiên bản 16.0. 3.1. Thói quen đọc của sinh viên ngành thông tin học Thói quen đọc một phần chịu tác động bởi nhận thức cá nhân về văn hóa đọc. Trước khi tìm hiểu về thói quen đọc của SV, tác giả đã khảo sát để đánh giá nhận thức của SV về phạm vi của khái niệm văn hóa đọc. Kết quả cho thấy, có đến 70% SV nghĩ rằng văn hóa đọc thể hiện ở việc đọc cả hai loại hình tài liệu, 25% trả lời là tài liệu ở dạng in ấn, 5% SV trả lời tài liệu điện tử. Như vậy đa phần các đáp viên đều xác định được phạm vi của khái niệm văn hóa đọc đúng với yêu cầu phát triển của các loại hình thông tin và hình thức lưu trữ thông tin trong giai đoạn hiện nay. Thêm vào đó, thói quen đọc là việc thực hiện việc đọc như một hoạt động thường xuyên. Để đánh giá thói quen đọc của mỗi cá nhân, chúng ta cần xem xét trên nhiều yếu tố. Yếu tố đầu tiên cần xét đến đó là các thời điểm SV ngành thông tin học (TTH) đọc tài liệu. Bảng 1. Thời điểm thường đọc tài liệu Thời điểm thường đọc tài liệu Tỷ lệ chọn Trong thời gian học tập tại trường, khi Thầy/Cô yêu cầu 27% Trong thời gian học tập tại trường (thậm chí khi Thầy/Cô không yêu cầu) 15% Khi gần tới kỳ thi, kiểm tra 22% Trong các kỳ nghỉ lễ, nghỉ hè 6% Khi có thời gian rảnh 28% khác 2% Kết quả khảo sát cho thấy, có 28% SV đọc trong thời gian rảnh, đọc tài liệu trong thời gian học tập tại trường; khi Thầy/Cô yêu cầu là 27%; khi gần tới kỳ thi, kiểm tra chiếm 22%; đọc tài liệu trong thời gian học tập tại trường khi giáo viên không yêu cầu chiếm 15%; chỉ có 6% SV đọc trong các kỳ nghỉ lễ, nghỉ hè và 2% đọc trong các thời điểm khác. Qua khảo sát mức độ thường xuyên của việc đọc tài liệu đối với SV ngành TTH, kết quả thu được 54% số lượng SV trả lời “thỉnh thoảng” và 40% trả lời “thường xuyên”. Chỉ có 5% “rất thường xuyên” và 1% trả lời là không bao giờ. Như vậy, tỷ lệ SV ngành TTH có đọc tài liệu khá cao. Tìm hiểu nhận thức của SV ngành TTH về các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa đọc. 55% cho rằng ý thức cá nhân tác động đến văn hóa đọc; 21% tỷ lệ SV trả lời tác động của nhà trường, tác động của xã hội là 16%; tác động của cha mẹ, gia đình là 6%. NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 34 THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 1/2018 Bảng 2. Yếu tố tác động văn hóa đọc Yếu tố tác động đến văn hóa đọc Tỷ lệ chọn Ý thức cá nhân 55% Tác động của cha mẹ/Gia đình 6% Tác động của nhà trường 21% Tác động của xã hội 16% Khác 2% 3.2. Sở thích đọc của sinh viên ngành thông tin học Khảo sát về loại tài liệu ưu tiên đọc, 66 trên tổng số 149 SV ngành TTH đọc cái tài liệu mang tính giải trí, 56 SV đọc các tài liệu chuyên ngành và chỉ có 27 SV đọc các loại tài liệu khác. Như vậy, SV ngành TTH chủ yếu đọc các tài liệu giải trí và tài liệu liên quan đến chuyên ngành học của mình, họ rất ít quan tâm đến các kiến thức liên quan đến lịch sử, doanh nhân, kinh tế Khảo sát SV ngành về sự yêu thích của họ đối với tài liệu ở dạng in ấn và dạng trực tuyến. Kết quả là 51% SV trả lời thích đọc tài liệu ở dạng in ấn và 49% SV thích tài liệu ở dạng trực tuyến. Điều này cho thấy SV ngành TTH có sự yêu thích đối với tài liệu in ấn và trực tuyến là gần như nhau. Đối với tài liệu chuyên ngành, có 33 SV đọc tài liệu ở dạng in ấn, 23 SV chọn đọc ở dạng trực tuyến. Đối với tài liệu giải trí, có 29 SV đọc ở dạng in ấn, 37 SV đọc ở dạng trực tuyến. Các tài liệu in ấn, đặc biệt là sách đã gắn liền với đời sống tinh thần của mọi người từ rất lâu. Những tài liệu này chỉ đơn thuần là chữ in trên giấy, không có các hình ảnh nhấp nháy hay những yếu tố gây nhiễu nên việc đọc lúc này không bị gián đoạn hay làm mất sự tập trung. Có thể vì lý do này nên lựa chọn “có thời gian nghiền ngẫm” nhận được 31% câu trả lời từ các SV ngành TTH khi được hỏi về nguyên nhân thích đọc tài liệu in ấn. Tiếp đến lý do “có thể ghi chú” được 22% đáp viên lựa chọn. Nhiều người có thói quen ghi chú hay đánh dấu những đoạn văn yêu thích lên những trang giấy, vì yếu tố này họ sẽ yêu thích việc đọc sách hơn. Một nguyên nhân nữa làm SV ngành TTH thích đọc tài liệu in ấn đó là “cảm giác được sở hữu” với 17% lượt chọn. Nhiều người thích cảm giác cầm trên tay các quyển sách vì nó có thể đọc bất cứ lúc nào và dễ dàng mang tặng cho người khác. Ngoài ra các yếu tố “kích cỡ chữ, minh họa, màu chữ, chất lượng giấy, phù hợp” cũng được SV ngành TTH trả lời với 12% và “không bị phụ thuộc thiết bị công nghệ” là 14%. Có thể thấy rằng, việc đọc sách giấy cũng mang lại nhiều sự tiện lợi, cụ thể đó là việc không cần kết nối mạng và không bị phụ thuộc vào nguồn điện. Bên cạnh đó, việc đọc trên giấy cũng làm giảm sự mỏi mắt cho người đọc. Trong khi đó nguyên nhân các SV thích đọc tài liệu trực tuyến được ghi nhận lần lượt là thông tin phong phú (26%), đa phần miễn phí (20%), phương tiện đọc linh hoạt và được hỗ trợ hiệu ứng nghe nhìn (17%), có thể phóng to, thu nhỏ chữ (14%) và các lý do khác. Bảng 3. Mối quan hệ giữa loại tài liệu và loại hình tài liệu Loại hình tài liệu Tổng Loại tài liệu Tài liệu in ấn Tài liệu trực tuyến Tài liệu chuyên ngành Lượt lựa chọn 33 23 56 Tài liệu giải trí Lượt lựa chọn 29 37 66 Tài liệu khác Lượt lựa chọn 14 13 27 Tổng Lượt lựa chọn 76 73 149 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 35THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 1/2018 3.3. Kỹ năng đọc Khi hỏi về nguồn thông tin ưu tiên khi tìm kiếm tài liệu phục vụ nghiên cứu, có 36% SV ngành TTH lựa chọn các trang web, 33% SV tìm trong sách hay các tài liệu in, 19% SV tìm kiếm thông tin trong các tạp chí trực tuyến hay CSDL, và 12% trả lời tìm trong thư viện trực tuyến. Bên cạnh thói quen sử dụng nguồn thông tin, phương pháp đọc cũng góp phần quan trọng để đạt được hiệu quả trong việc đọc tài liệu. Đọc hiểu và đọc biết là hai kỹ năng cơ bản để việc đọc sách đạt được hiệu quả, đặc biệt là đối với các tài liệu chuyên môn cần đọc và nghiên cứu sâu. Trong khi việc đọc đoạn mở đầu và kết thúc chương trước, sau đó mới tiến hành đọc toàn bộ chương cần đọc là việc nên làm để nắm được sơ lược nội dung trước khi quyết định đọc toàn bộ nội dung của chương đó thì chỉ có 16% SV lựa chọn. Có đến 60% SV đọc mục lục để xác định chương nào cần đọc, việc này có mặt hạn chế là tên của chương chỉ phản ánh một phần nội dung chính của toàn bộ chương đó. Cho nên, đôi khi việc đọc mục lục để xác định tài liệu nào phục vụ nhu cầu đọc sẽ gây sự thiếu sót. Một yếu tố quan trọng để việc đọc biết có hiệu quả là ghi chép lại nội dung chính của mỗi chương sau khi đọc. Kỹ năng này giúp cho việc ghi nhớ nội dung chính của tài liệu dễ dàng hơn và được 20% SV ngành TTH đã từng sử dụng. Điều này cho thấy rằng SV cần được rèn luyện thêm các kỹ năng đọc cần thiết, không chỉ đối với tài liệu tiếng nước ngoài và cả tài liệu tiếng Việt. 3.4. Thuận lợi tác động đến việc đọc tài liệu Sinh viên ngành TTH nhận được sự hỗ trợ nhiều nhất từ việc thư viện cung cấp tài liệu đa dạng, trang thiết bị phong phú với 36%. Điều này cho thấy thư viện đã tạo các điều kiện thuận lợi để thúc đẩy việc đọc trong sinh viên. Tiếp đến là bản thân yêu thích việc đọc với 32% và do chương trình học/Thầy/Cô khuyến khích đọc là 25%. Theo dữ liệu khảo sát, có đến 27% sinh viên ngành TTH đọc tài liệu khi Thầy/Cô yêu cầu khi học tập tại trường. Chiếm tỷ lệ thấp nhất là gia đình khuyến khích đọc với 7%. Hình 1. Thuận lợi trong việc đọc của SV ngành TTH NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 36 THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 1/2018 3.4. Khó khăn ảnh hưởng đến văn hóa đọc Các khó khăn chủ quan và khách quan của việc đọc các loại hình tài liệu lần lượt được ghi nhận như không có thời gian do đi học, đi làm thêm; không có động lực đọc, không thích đọc là các nguyên nhân chủ quan điển hình ảnh hưởng đến việc đọc tài liệu truyền thống. Trong khi đó, đối với tài liệu trực tuyến cũng có những cản trở mang tính chủ quan ảnh hưởng đến việc đọc như: ảnh hưởng đến sức khỏe, dễ bị những yếu tố khác chi phối khi đọc, Hình 2. Khó khăn chủ quan khi đọc tài liệu in ấn Hình 3. Khó khăn chủ quan khi đọc tài liệu trực tuyến NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 37THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 1/2018 Những khó khăn mang tính khách quan đối với việc đọc tài liệu in là giá thành cao (51%), một số có kích thước cồng kềnh (26%), chất lượng các tài liệu kém được 13% SV lựa chọn. Khi được hỏi về khó khăn khách quan khi đọc tài liệu trực tuyến, 47% SV trả lời “một số cần tài khoản, mua quyền đọc”, 36% SV cảm thấy khó khăn khi bị phụ thuộc vào đường truyền hay các thiết bị công nghệ, 13% SV trả lời là “không ghi chú được”. 4. Một số đề xuất nâng cao văn hóa đọc của sinh viên ngành thông tin học Bảng xếp hạng 61 nước đọc sách nhiều nhất do một trường đại học Mỹ là Central Connecticut State University thực hiện, trong đó có đến ba nước Đông Nam Á, Singapore xếp thứ 36, Malaysia xếp thứ 53, và Indonexia đứng thứ 60. Việt Nam không có trong danh sách xếp hạng này. Nguyễn Hữu Viêm (2009) cũng cho rằng, văn hóa đọc ở nước ta vẫn còn nhiều mặt hạn chế. Bên cạnh đó, tác giả cũng khẳng định rằng, chỉ có thể phát triển nền văn hoá đọc Việt Nam hiện đại, xây dựng một xã hội ham đọc, để đáp ứng với xã hội thông tin, nền kinh tế tri thức và một xã hội phát triển bền vững, có thể xứng ngang tầm với các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới, khi phát triển đồng loạt nhiều lĩnh vực khác nhau liên quan tới đọc. Như vậy, để văn hóa đọc ở nước ta không là “huyền thoại” như bài viết của tác giả Hồ Anh Thái (2016), cải thiện văn hóa đọc cần sự chung tay từ nhiều phía. SV ngành TTH sau này sẽ là những người quản lý kho tri thức của nhân loại, việc nâng cao văn hóa đọc đối với đối tượng này là vô cùng cần thiết. Ở bài viết này, tác giả xin đưa ra các giải pháp nhằm khắc phục những vấn đề đang tồn tại liên quan đến văn hóa đọc của SV ngành TTH nói riêng, cho SV đại học nói chung. - Đối với Trường, Khoa: Nhà trường nên tổ chức các hoạt động nhằm khuyến khích thói quen đọc sách trong SV như: triển lãm sách, báo, tạp chí, tổ chức hội nghị bạn đọc, thi đọc sách, thuyết trình, giới thiệu về sách, kể chuyện sách phối hợp với các nhà xuất bản, nhà sách tặng sách và bán sách trợ giá, giảm giá cho SV đặc biệt là trong Ngày Sách và Bản quyền thế giới 23/4 và Ngày Đọc sách Việt Nam 21/4 hàng năm. Bên cạnh đó, nhà trường nên tăng cường đầu tư vốn tài liệu in, trực tuyến phục vụ việc học chuyên sâu cho SV. Các câu lạc bộ, các buổi tọa đàm về nâng cao kỹ năng đọc trong SV là điều vô cùng cần thiết. Thư viện Trường nên tạo điều kiện thuận lợi cho SV sử dụng tài liệu. - Đối với ngành, bộ môn, giảng viên: Ngành, bộ môn nên tổ chức các câu lạc bộ chia sẻ kinh nghiệm đọc sách để SV giữa các lớp có dịp gặp gỡ, trao đổi về sở thích đọc. Đây là một biện pháp hiệu quả để truyền cảm hứng đọc giữa các bạn SV. Giảng viên cần trở thành tấm gương về văn hóa đọc để SV noi theo. Bài giảng cần được lồng ghép nhiều vấn đề về phát triển văn hóa đọc cũng như yêu cầu các bài đọc bắt buộc trong 2 tiết tự học và có cơ chế kiểm tra việc đọc đó của SV. - Đối với SV: SV nên thay đổi nhận thức về việc đọc tài liệu. Nên xem việc đọc là việc làm để thư giản, đừng áp đặt việc đọc là một hoạt động mất thời gian và “nặng nề”. Muốn làm điều này, SV nên bắt đầu hình thành thói quen đọc từ những thể loại tài liệu mà bản thân thật sự yêu thích. Khi đã quen với việc đọc chữ, SV sẽ cảm thấy không còn thấy áp lực đối với việc đọc những tài liệu mà họ từng cho rằng “quá nhiều chữ” trước đây. Sẽ rất hiệu quả nếu các SV truyền cho nhau hứng thú đối với việc đọc. Có nhiều cách để làm được việc này như: cùng nhau đi đến nhà sách vào NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 38 THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 1/2018 mỗi dịp cuối tuần, hay cùng tham gia các ngày hội sách do các nhà sách tổ chức, chia sẻ với nhau những quyển sách hay để cùng nhau đọc cũng là một biện pháp hữu ích giúp tạo động lực đọc cho nhau và lại tiết kiệm. Đối với các tài liệu trực tuyến, ảnh hưởng sức khỏe là vấn đề nhiều SV gặp phải. Để hạn chế tối đa ảnh hưởng của việc đọc các tài liệu trực tuyến, SV có thể áp dụng nhiều cách như: Thực hiện theo lời khuyên của các bác sĩ chuyên khoa mắt, đó là vị trí màn hình máy tính nên được đặt cách mắt 50 đến 60 cm, đối với tài liệu in ấn là 50 cm; Điều chỉnh độ sáng màn hình cho vừa phải, chỉ đọc ở nơi có đủ ánh sáng, tuyệt đối không đọc khi phòng đã tắt hết đèn hay ánh sáng tối. Điều này nên áp dụng đối với mọi loại hình tài liệu; Không chăm chú đọc quá lâu mà cần có thời gian cho mắt nghỉ ngơi hợp lý. Có một quy tắc khá thú vị có thể áp dụng khi đọc tài liệu trực tuyến, đó là quy tắc 20-20-20: đó là cứ sau 20 phút làm việc với máy tính, hãy nhìn vào một vật nào đó trong 20 giây ở cách xa 20 feet (khoảng 6m). Sự nghỉ ngơi này sẽ giúp mắt và hệ thần kinh được thư giãn. Kết luận Để việc đọc sách đạt được hiệu quả, SV cần nâng cao kỹ năng đọc sách cho bản thân. Đối với tài liệu trực tuyến, vì lượng thông tin quá lớn mà lại thiếu kiểm duyệt nên việc trang bị các kỹ năng thông tin cơ bản để có được các nguồn thông tin chất lượng là điều vô cùng cần thiết. Biện pháp nên áp dụng trong trường hợp này là SV nên tham gia các lớp học phần “Đào tạo kỹ năng thông tin” do Trung tâm Học liệu hay thư viện Trường tổ chức. Tác giả hy vọng bài nghiên cứu sẽ giúp ích cho việc nâng cao văn hóa đọc và từ đó cải thiện hiệu quả học tập và chất lượng làm việc sau khi ra trường cho sinh viên ngành TTH nói riêng, và sinh viên nói chung. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Anna Jönsson & Josefin Olsson (2008). Reading culture and literacy in Uganda. Retrieved from bitstream/2320/3405/1/08-7.pdf 2. Đỗ Tấn Ngọc (2015). Nỗi lo về văn hóa đọc, truy cập từ vi-vn/61/43/van-hoa-the-thao-giai-tri/moi-lo- ve-van-hoa-doc/355528.html 3. Hoàng Tân (2012). Sách và văn hóa đọc, truy cập từ theodongthoisu/2012/3/283129/. 4. Hồ Anh Thái (2016). Ham đọc chỉ là huyền thoại. Truy cập từ: van-hoa-nghe-thuat/20161017/ham-doc-chi- la-huyen-thoai/1187566.html 5. Loan, F. A. (2012). Impact of the internet surfing on reading practices and choices. Webology, 9(1), 1-10. Retrieved from 6. Nicholas, D., Huntington, P., Jamali, H.R., Rowlands, I., Dobrowolski, T., & Tenopir, C. (2008). Viewing and Reading Behaviour in a Virtual Environment: The Full-Text Download and What Can Be Read Into It. School of Information Sciences Publications and Other Works. 7. Nguyễn Hữu Viêm (2009).Văn hóa đọc và phát triển văn hóa đọc ở Việt Nam, truy cập từ va-phat-trien-van-hoa-doc-o-viet-nam.html. 8. Sister Namibia (2015). The hope of a reading culture. 27(2), 14-15. Retrieved from docview/1712607825?accounti d=39958 9. Trần Đức Vượng (2013). Văn hóa đọc và văn hóa điện tử giao hòa. Tạp chí Sách và đời sống, (76). 10. Trần Ngọc Hương (2015). Văn hóa đọc trong SV hiện nay, truy cập từ: edu.vn/trangchu/index.php/vi/cac-khoa/Tin- bai-cua-khoa-48/Van-hoa-doc-trong-sinh-vien- hien-nay-318/ 11. Wei, V. C. P., & Pandian, A. (2012). Reading in Malaysia: university students interaction with print and technology. International Journal of Arts & Sciences, 5(5), 377-385. Retrieved from com/docview/1355855285?accountid=39958 (Ngày tòa soạn nhận được bài: 18-9-2017; Ngày phản biện đạt giải: 6-12-2017; Ngày chấp nhận đăng: 20-12-2017)
File đính kèm:
- tim_hieu_van_hoa_doc_cua_sinh_vien_nganh_thong_tin_hoc_truon.pdf