Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức cho thanh niên và sự vận dụng tư tưởng đó vào việc giáo dục cho thanh niên tỉnh Hải Dương hiện nay
Tóm tắt
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến vấn đề xây dựng đạo đức cho con người, đặc biệt là
giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ. Thanh niên là một lực lượng xã hội đặc thù, đóng vai trò quan trọng
trong sự vận động và phát triển của xã hội. Hiện nay, nước ta đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa, hội nhập kinh tế quốc tế. Tầng lớp thanh niên tỉnh Hải Dương nói riêng và thanh niên cả nước nói
chung đã tiếp bước cha anh giữ vững đạo đức cách mạng, sống trong sạch, giản dị, lành mạnh. Song
bên cạnh đó, mặt trái của kinh tế thị trường tác động mạnh mẽ đến thanh niên làm cho một số thanh niên
chạy theo lối sống thực dụng, buông thả, phai nhạt lý tưởng bất chấp những quy phạm đạo đức, truyền
thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Trong bài báo này, tác giả trình bày một số quan điểm của Chủ tịch
Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức cho thanh niên, thực trạng việc giáo dục đạo đức cho thanh niên tỉnh
Hải Dương theo tư tưởng Hồ Chí Minh, từ đó đưa ra một số giải pháp mang tính tham khảo trong việc
giáo dục đạo đức cho thanh niên Việt Nam nói chung và thanh niên tỉnh Hải Dương nói riêng.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức cho thanh niên và sự vận dụng tư tưởng đó vào việc giáo dục cho thanh niên tỉnh Hải Dương hiện nay
116 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 4(59).2017 TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO THANH NIÊN VÀ SỰ VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG ĐÓ VÀO VIỆC GIÁO DỤC CHO THANH NIÊN TỈNH HẢI DƯƠNG HIỆN NAY HO CHI MINH’S IDEOLOGY ON ETHICS EDUCATION FOR THE YOUTH AND ITS APPLICATION ON EDUCATING MORALITY FOR THE YOUTH OF HAI DUONG PROVINCE NOWADAY Đỗ Thị Thùy, Nguyễn Mạnh Tưởng Email: thuydhsd@gmail.com Trường Đại học Sao Đỏ Ngày nhận bài: 12/8/2017 Ngày nhận bài sửa sau phản biện: 23/9/2017 Ngày chấp nhận đăng: 26/9/2017 Tóm tắt Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến vấn đề xây dựng đạo đức cho con người, đặc biệt là giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ. Thanh niên là một lực lượng xã hội đặc thù, đóng vai trò quan trọng trong sự vận động và phát triển của xã hội. Hiện nay, nước ta đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế. Tầng lớp thanh niên tỉnh Hải Dương nói riêng và thanh niên cả nước nói chung đã tiếp bước cha anh giữ vững đạo đức cách mạng, sống trong sạch, giản dị, lành mạnh. Song bên cạnh đó, mặt trái của kinh tế thị trường tác động mạnh mẽ đến thanh niên làm cho một số thanh niên chạy theo lối sống thực dụng, buông thả, phai nhạt lý tưởng bất chấp những quy phạm đạo đức, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Trong bài báo này, tác giả trình bày một số quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức cho thanh niên, thực trạng việc giáo dục đạo đức cho thanh niên tỉnh Hải Dương theo tư tưởng Hồ Chí Minh, từ đó đưa ra một số giải pháp mang tính tham khảo trong việc giáo dục đạo đức cho thanh niên Việt Nam nói chung và thanh niên tỉnh Hải Dương nói riêng. Từ khóa: Giáo dục đạo đức; giáo dục đạo đức cho thanh niên; giáo dục đạo đức cho thanh niên tỉnh Hải Dương. Abstract At the time of President Ho Chi Minh, he was very concerned about educating ethics for human especially ethic education for the younger generation. Youth is a specific social force, playing an important role in the movement and development of society. At present, our country is stepping up industrialization, modernization, international economic integration, the youth of Hai Duong in particular and young people in general have followed their father to maintain revolutionary morality, living legally, simple, healthy. In addition to these positive developments, the negative side of the market economy strongly influences the youths, making some young people to lead a pragmatic way of life, lacking of ideology, forgetting the national beautiful traditions and custom. In the article the author presents some of Ho Chi Minh’s views on moral education for young people, the current situation of moral education for youth in Hai Duong province according to the Ho Chi Minh’s Thought. The author has given a number of reference solutions in ethical education for Vietnamese youth in general and in Hai Duong province in particular. Keywords: Ethics education; moral education for youth; moral education for youth Hai Duong province. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong xu thế biến đổi nhanh chóng của thế giới cùng với việc đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nước ta phải đối mặt với hàng loạt các vấn đề về đạo đức như: sự xâm nhập của các giá trị đạo đức mới, sự xâm nhập giữa các giá trị hiện đại và truyền thống, việc cải tạo và loại bỏ một số giá trị cũ không còn thích hợp với thời hiện đại, những thói quen, phong tục tập quán, nếp tư duy cũ, mâu thuẫn giữa những đặc thù của đất nước, khu vực với những tiêu chí chung của nhân loại Những điều này đã gây một sự xáo trộn lớn trong đời sống của thanh niên cả nước cũng như đối với thanh niên tỉnh Hải Dương. Những biểu hiện tiêu cực trong lối sống, đạo đức của thanh niên sẽ trở thành rào cản lớn cho tiến trình phát triển và tương lai của đất nước. Vì vậy, Đảng ta cũng nhiều lần khẳng định: Sự cần thiết phải bồi dưỡng các giá trị văn hóa, đặc biệt là lý tưởng sống, lối sống của con người Việt Nam, coi trọng bồi dưỡng cho học sinh, sinh LIÊN NGÀNH TRIẾT HỌC - XÃ HỘI HỌC - CHÍNH TRỊ HỌC Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 4(59).2017 117 viên khát vọng mãnh liệt xây dựng đất nước giàu mạnh. Giáo dục đạo đức cho thanh niên theo tư tưởng Hồ Chí Minh là một trong những chuẩn bị quan trọng cho thế hệ trẻ bước vào cuộc sống lập thân, lập nghiệp vì tương lai của cộng đồng, của dân tộc Việt Nam. Như vậy, bên cạnh rất nhiều đối tượng khác trong xã hội, thanh niên là đối tượng cần được coi trọng nhất trong việc thực hiện công tác giáo dục đạo đức hiện nay. 2. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO THANH NIÊN 2.1. Giáo dục lý tưởng cách mạng Một trong những vấn đề mà Hồ Chí Minh quan tâm là vấn đề giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên và quần chúng nhân dân. Bởi vì “Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà. Nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần là do các thanh niên” [4]. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ lý tưởng cao cả và đúng đắn cho mỗi người cộng sản, cho mỗi thanh niên chúng ta là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội: Người cộng sản chúng ta không được một phút nào quên lý tưởng cao cả của mình là phấn đấu cho Tổ quốc hoàn toàn độc lập, cho chủ nghĩa xã hội hoàn toàn thắng lợi trên đất nước chúng ta. Mỗi thanh niên khi bước vào đời phải hình thành cho mình lý tưởng cuộc sống phù hợp với lý tưởng chung của dân tộc, phải góp cuộc đời mình vào sự nghiệp đấu tranh, từ bỏ danh lợi để tìm thấy ý nghĩa trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội. 2.2. Giáo dục tinh thần yêu nước Trong giáo dục đạo đức cho thanh niên, nội dung mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt lên hàng đầu là giáo dục tinh thần yêu nước. Tư tưởng yêu nước của thanh niên trước hết phải được thể hiện ở tư tưởng yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, phải có tinh thần dân tộc vững chắc và tinh thần quốc tế đúng đắn. Người thanh niên còn phải trung thành với lý tưởng, sự nghiệp dựng nước và giữ nước, với con đường đi lên và phát triển của đất nước. Bên cạnh đó, họ còn phải biết đặt lợi ích của Tổ quốc, của những người dân lên trên hết, quyết tâm phấn đấu thực hiện tốt mọi chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. 2.3. Giáo dục đạo đức cách mạng Để hoàn thiện nhân cách cho thanh niên, Người chú trọng giáo dục đạo đức cách mạng cho họ. Đã là người cách mạng thì phải có những phẩm chất đạo đức là: cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Chữ Cần theo Hồ Chí Minh tức là siêng năng, chăm chỉ, nghĩa là cần thì việc gì, dù khó khăn mấy cũng làm được. Trong 20 triệu đồng bào ta, có 10 triệu là thanh niên và có sức làm việc. Nếu mỗi người, mỗi ngày chỉ làm thêm một tiếng đồng hồ, thì mỗi tháng sẽ thêm lên 300 triệu giờ, mỗi năm lên 3.600 triệu giờ. Chỉ những giờ ấy đã bằng động viên 400 triệu người làm trong một ngày 9 giờ. Cứ tính một giờ làm là đáng giá một đồng bạc, thì mỗi năm nước ta thêm được 3.600 triệu đồng. Đưa số tiền đó vào kháng chiến, thì kháng chiến ắt mau thắng lợi, thêm vào kiến quốc, thì kiến quốc ắt mau thành công. Đó là kết quả của chữ “Cần”. Với thanh niên cần là siêng học siêng làm. Vì thế, Người dạy thanh niên phải học tập tốt, lao động tốt. Kiệm theo Hồ Chí Minh là tiết kiệm, không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi. Cần với kiệm phải đi đôi với nhau. Bởi cần mà không kiệm thì “làm chừng nào, xào chừng ấy”. Kiệm mà không cần thì không tăng lên, không phát triển được. Tiết kiệm ở đây không có nghĩa là bủn xỉn, tiết kiệm là chỉ tiêu xài những việc cần thiết: “Khi không nên tiêu xài thì một đồng xu cũng không nên tiêu, khi có việc đáng làm, việc lợi ích cho đồng bào, cho Tổ quốc, thì dù tốn bao nhiêu công cũng vui lòng” [5]. Liêm là trong sạch, không tham lam. Hồ Chí Minh đã phân tích ngày xưa người làm quan không đục khoét của dân là liêm. Nhưng chữ liêm ấy chỉ là theo nghĩa hẹp. Chữ liêm được Hồ Chí Minh mở rộng ra không chỉ đối với quan chức, cán bộ mà mọi người đều phải liêm, liêm cũng phải đi đôi với kiệm: “Có kiệm mới liêm được vì xa xỉ mà sinh tham lam” [5]. Chính theo Hồ Chí Minh nghĩa là không tà, thẳng thắn, đứng đắn. Trái với chính là tà. Một con người cần, kiệm, liêm thôi chưa đủ mà còn phải chính nữa. Để thực hiện tốt chữ chính, Hồ Chí Minh yêu cầu mỗi cá nhân phải tự mình chính trước vì vậy mới giúp người khác chính được. Cần, kiệm, liêm, chính là bốn đức tính cần thiết cho tất cả mọi người nói chung và thanh niên nói riêng. Thanh niên là lớp người trẻ nên rất cần bốn yếu tố này để hoàn thiện nhân cách xây dựng con người mới, con người xã hội chủ nghĩa. Chí công vô tư là không nghĩ đến mình trước, gian khổ đi trước, hưởng thụ nhận sau. Thực hành chí công vô tư cũng có nghĩa là phải kiên quyết quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng. Giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên còn là giáo dục tình yêu thương con người. Theo Hồ Chí Minh, người cách mạng là người giàu tình cảm. Vì yêu thương nhân dân, yêu thương con người nên mới đi làm cách mạng, chấp nhận mọi gian khổ hy sinh để đem lại cơm no áo ấm, tự do cho con người. Con người mà Hồ Chí Minh nói đến là những con người cụ thể xung quanh ta. Đó là gia đình, anh em, họ hàng, bầu bạn, đồng chí, 118 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 4(59).2017 đồng bào cả nước và toàn thể nhân loại. Nó đòi hỏi mọi người luôn luôn chặt chẽ, nghiêm khắc với bản thân mình, rộng lượng với người khác. Người dạy thanh niên yêu thương con người trước hết là tôn trọng nhân phẩm của con người, là tìm mọi cách nâng cao người lên. Trong Di chúc, Người căn dặn Đảng phải có tình đồng chí yêu thương lẫn nhau cùng phấn đấu cho một lý tưởng chung. Giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên còn là giáo dục họ tư tưởng không sợ khó, khổ: Đâu cần thanh niên có, việc gì khó thanh niên làm. Nhiệm vụ thanh, thiếu niên không chỉ là học tập, rèn luyện, mà còn phải biết cống hiến, hy sinh. Trong bài nói chuyện tại buổi lễ khai mạc Trường Đại học Nhân dân Việt Nam ngày 11/9/1955, Hồ Chí Minh chỉ rõ: Nhiệm vụ của thanh niên không phải là đòi hỏi nước nhà đã cho mình những gì mà phải tự hỏi mình đã làm gì cho nước nhà, mình phải làm thế nào cho ích nước, lợi nhà nhiều hơn. Mình đã vì lợi ích nước nhà phấn đấu như thế nào. 3. VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VÀO GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO THANH NIÊN TỈNH HẢI DƯƠNG HIỆN NAY 3.1. Thực trạng giáo dục đạo đức cho thanh niên tỉnh Hải Dương hiện nay Toàn tỉnh Hải Dương hiện nay có gần 57 vạn thanh niên trong độ tuổi từ 15 đến 35, chiếm 32,1% dân số của tỉnh và trên 51% lực lượng lao động xã hội [2]. Chủ tịch Hồ Chí Minh, khi đánh giá về vai trò của thanh niên đã nhấn mạnh: “Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà. Thật vậy, nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh niên” [4]. Trong Di chúc thiêng liêng, để lại cho toàn Đảng, toàn dân Người căn dặn: “Đảng phải có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng họ thành những người kế tục sự nghiệp cách mạng vừa hồng vừa chuyên. Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc làm rất quan trọng và rất cần thiết”. Vì vậy, giáo dục đạo đức cho thanh niên có tầm quan trọng rất lớn. Nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức thanh niên theo tư tưởng Hồ Chí Minh nên trong những năm gần đây, giáo dục đạo đức cho thanh niên tỉnh Hải Dương đã đạt được những mục tiêu và nhiệm vụ nhất định trong công tác giáo dục đạo đức. Trong công tác giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên tỉnh Hải Dương đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng: tăng cường các hoạt động trao đổi, đối thoại giữa các đồng chí lãnh đạo Đảng, chính quyền về chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước nhất là những vấn đề có liên quan đến thanh niên qua đó giáo dục cho thanh niên nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của người đoàn viên, thanh niên hiểu rõ hơn những vấn đề đặt ra của thực tiễn như vấn đề việc làm, thu nhập, thời cơ, thách thức của thanh niên trong giai đoạn hiện nay. Thực hiện Chỉ thị 42-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành ngày 24 tháng 3 năm 2015 về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ giai đoạn 2015 - 2030” tỉnh đoàn Hải Dương đã chỉ đạo 100% các cấp bộ Đoàn đều tổ chức chương trình học tập, bồi dưỡng lý luận chính trị cơ bản, các nghị quyết của Đảng, của Đoàn cho đoàn viên thanh niên gắn với tổ chức thực hiện chương trình rèn luyện đoàn viên trong thời kỳ mới. Toàn tỉnh Hải Dương đã tổ chức 295 lớp học tập, nghiên cứu các bài học lý luận chính trị cho 14.870 lượt cán bộ Đoàn, tổ chức được cho hơn 31.000 lượt đoàn viên, thanh niên học tập các nghị quyết của Đảng, của Đoàn [3]. Thanh niên tỉnh Hải Dương ngày nay tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, tin vào sự thành công của công cuộc đổi mới đất nước do Đảng lãnh đạo. Phần lớn thanh niên mong muốn được đứng trong các tổ chức chính trị - xã hội để được công hiến và trưởng thành. Số thanh niên tự nguyện và tình nguyện tham gia các chương trình, hành động của Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp Thanh niên, Hội Sinh viên ngày càng nhiều. Số lượng đoàn viên ưu tú được kết nạp vào Đảng ngày càng tăng. Năm 2016, Đoàn Thanh niên đã tham mưu với cấp ủy Đảng, tổ chức giới thiệu 2.590 đoàn viên ưu tú cho Đảng xem xét kết nạp, toàn tỉnh đã kết nạp được 1.345 đảng viên trẻ [3]. Theo kết quả khảo sát của tác giả về nhu cầu, động cơ phấn đấu vào Đoàn, vào Đảng của 200 thanh niên trên địa bàn thị xã Chí Linh, cho thấy: đa số thanh niên mong muốn đứng trong tổ chức của Đoàn, của Đảng, số ý kiến thanh niên được hỏi cho là hiện nay thanh niên có nguyện vọng vào Đoàn chiếm 89%, vào Đảng chiếm 86,8%. Trong công tác giáo dục tinh thần yêu nước cho thanh niên tỉnh Hải Dương đạt nhiều kết quả đáng ghi nhớ. Nhiều nội dung phong phú thuộc về những truyền thống quý báu của dân tộc như tinh thần yêu nước, truyền thống nhân đạo, truyền thống đoàn kết, cần cù trong lao động sản xuất Thông qua đó giúp cho thanh niên tỉnh Hải Dương nhận thấy trách nhiệm của mình với quê hương, đất nước, với gia đình và xã hội mà trước tiên là trách nhiệm với bản thân, trách nhiệm trong học tập, lao động. Với trọng tâm là giáo dục truyền thống hơn 80 năm vẻ vang của Đảng Cộng sản Việt Nam, truyền thống đấu tranh anh dũng chống giặc ngoại xâm LIÊN NGÀNH TRIẾT HỌC - XÃ HỘI HỌC - CHÍNH TRỊ HỌC Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 4(59).2017 119 của dân tộc, trong đó có sự đóng góp to lớn của các thế hệ thanh niên. Chỉ đạo các cấp bộ Đoàn Thanh niên tỉnh Hải Dương tổ chức các chương trình nghệ thuật, hội diễn, liên hoan tuyên truyền các ca khúc cách mạng “Lời ca dâng Đảng”, “Ngày hội non sông”, các hoạt động kỷ niệm 65 năm ngày truyền thống học sinh, sinh viên Việt Nam, triển khai 1.300 đĩa “Khi tổ quốc cần” trị giá 26 triệu đồng ủng hộ các chiến sĩ đảo Trường Sa, Tỉnh đ ... an hơn 10 ngày, gần 200 đại biểu đoàn hành trình sẽ tới thăm các điểm đảo trên quần đảo Trường Sa, nhà giàn DK1 và có những hoạt động xã hội như: thăm hỏi, tặng quà, giao lưu văn hóa văn nghệ, tổ chức các hoạt động thể thao với cán bộ, chiến sĩ và nhân dân đang làm nhiệm vụ và sinh sống trên các đảo, dâng hương tưởng niệm những anh hùng trên Biển Đông Hành trình là thông điệp của tuổi trẻ tỉnh Hải Dương muốn viết tiếp những trang sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam anh hùng. Thông qua đó giúp cho thanh niên Hải Dương nhận thấy trách nhiệm của mình với quê hương, đất nước, với gia đình và xã hội mà trước tiên là trách nhiệm với bản thân, trách nhiệm trong học tập, lao động... như thế đã hình thành trong mỗi thanh niên những phẩm chất đạo đức truyền thống đáng quý của dân tộc Việt Nam. Phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, nhiều hoạt động về nguồn, thắp lửa truyền thống đã được tổ chức như thăm Văn Miếu Mao Điền (Cẩm Giàng), đền thờ Mạc Đĩnh Chi (Nam Sách), đền thờ Chu Văn An (Chí Linh) Hưởng ứng tích cực cuộc vận động “Vì đàn em thân yêu”, “Cuộc vận động tấm áo tặng bạn”, ủng hộ các bạn học sinh miền núi phía Bắc gặp khó khăn, xây dựng quỹ chữ thập đỏ, viếng nghĩa trang liệt sĩ nhằm tuyên truyền, giáo dục thanh thiếu niên hiểu về truyền thống của Đảng, dân tộc, quê hương, đất nước, giao lưu các gương điển hình tiên tiến trên mọi lĩnh vực để giáo dục, nuôi dưỡng ước mơ, hoài bão cho thế hệ trẻ. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được trong công tác giáo dục đạo đức cho thanh niên tỉnh Hải Dương, vấn đề giáo dục đạo đức cho thanh niên Hải Dương vẫn còn một số tồn tại nhất định: Nhiều tổ chức, cá nhân chưa nhận thức đúng và đầy đủ tầm quan trọng của nhiệm vụ giáo dục thế hệ trẻ, nhất là trong bối cảnh đất nước có nhiều thay đổi, chưa có biện pháp đồng bộ, hiệu quả để thúc đẩy chất lượng hoạt động giáo dục đạo đức, nhiều khi còn nặng về kết quả học tập văn hóa, coi nhẹ việc rèn luyện đạo đức, buông lỏng việc bồi dưỡng lý tưởng cách mạng, tinh thần yêu nước cho thế hệ trẻ. Một bộ phận giới trẻ giảm sút niềm tin, thiếu ý thức chấp hành pháp luật, sống thực dụng, thiếu lý tưởng, xa rời truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc. Một số ít bị các thế lực thù địch lôi kéo, kích động chống phá sự nghiệp cách mạng của Đảng. Tình trạng tội phạm và tệ nạn xã hội của thanh niên tỉnh Hải Dương cũng có nhiều diễn biến phức tạp. Theo kết quả điều tra của công an tỉnh Hải Dương thì số thanh niên vi phạm pháp luật, sa vào các tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng, đặc biệt là vi phạm hình sự như giết người, cướp của, trộm cắp tài sản... Theo báo cáo tình hình an ninh trật tự của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Dương các năm 2012-2016 về tình hình tội phạm hình sự ở tuổi thanh niên như sau: Bảng 1. Thanh niên vi phạm pháp luật hình sự ở Hải Dương [8] STT Năm Tổng số đối tượng bị bắt Đối tượng 14-30 tuổi Tỷ lệ % 1 2012 1.404 761 54,2 2 2013 1.232 675 54,7 3 2014 1.515 718 47,3 4 2015 1.590 785 49,3 5 2016 1.612 973 60,4 Từ bảng số liệu trên có thể thấy tội phạm hình sự ở lứa tuổi thanh niên năm 2016 tăng ở mức báo động là 60,4%. Ngoài ra, các hoạt động mại dâm, bạo lực tình dục với phụ nữ và trẻ em đang gây nhiều nhức nhối cho xã hội. Ở tỉnh Hải Dương, hoạt động mại dâm đang tồn tại khá phổ biến trong các khách sạn, nhà hàng, điểm karaoke, massage, các quán cà phê vườn với số lượng đối tượng đang ở tuổi thanh niên chiếm tỷ lệ không nhỏ, theo điều tra năm 2016 toàn tỉnh Hải Dương đã phát hiện 35 vụ với 41 đối tượng, trong đó ở độ tuổi thanh niên có 30 đối tượng (chiếm 73,1%) [8]. Đáng lo ngại và khó giải quyết hơn cả là nạn ma túy - cái chết trắng đang xâm nhập vào giới trẻ, ở tỉnh Hải Dương số nghiện hút đa số ở lứa tuổi thanh niên, 120 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 4(59).2017 trong đó có cả học sinh, sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường. Đây không chỉ là vấn đề của tỉnh Hải Dương mà là nỗi lo chung của cả nước, là vấn đề của toàn xã hội. Ma túy không chỉ là tệ nạn, mà đã được xác định là tội phạm. Theo điều tra của công an tỉnh Hải Dương, số người nghiện có hồ sơ quản lý từ năm 2012 đến 2016 theo bảng 2. Bảng 2. Số thanh niên nghiện ma túy ở tỉnh Hải Dương [8] STT Năm Tổng số người nghiện có hồ sơ quản lý Đối tượng 15-30 tuổi Tỷ lệ % 1 2012 1.684 1.128 67 2 2013 1.663 1.123 67,5 3 2014 1.832 1.264 69 4 2015 1.909 1.342 70,3 5 2016 2.313 1.749 73,4 Nạn cờ bạc, cá độ của những kẻ say máu “đỏ đen”, ham muốn tiền bạc dựa trên sự lừa lọc, sát phạt nhau đã gây ra bao cảnh tan cửa, nát nhà, đầu độc tâm hồn con người. Theo kết quả điều tra năm 2016 ở tỉnh Hải Dương đã phát hiện được 311 vụ cờ bạc với 1.246 đối tượng, trong đó độ tuổi 25-30 là 461 đối tượng (chiếm 37%) [8]. Có thể thấy rằng, do đặc thù về lứa tuổi, tâm lý, sinh lý, năng lực đang trong bước trưởng thành và hoàn thiện, từ nhận thức tới hành động của thanh niên còn rất nhiều yếu tố bồng bột, nông nổi, vì thế trước tác động đa chiều bởi nhiều yếu tố khác nhau của cuộc sống gồm cả tốt lẫn xấu, không phải thanh niên nào cũng đủ bản lĩnh, khả năng phân tích thấu đáo để xử lý, định hướng cho đúng. Do vậy trên thực tế luôn xảy ra những hiện tượng vi phạm đạo đức, lối sống của thanh niên. Nếu tình trạng này không được ngăn chặn sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường cho xã hội. Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn thanh thiếu niên đến phạm pháp và các tệ nạn xã hội. Nguyên nhân chính là từ phía giáo dục của những cán bộ quản lý, cha mẹ, thầy cô giáo, của gia đình, nhà trường và xã hội buông lỏng quản lý, hoặc quản lý không đúng. Thực tế cho thấy rằng những biểu hiện đáng lo ngại trong đời sống đạo đức của thanh niên cũng là một nguy hại cho sự phát triển chung của đất nước. Thanh niên tỉnh Hải Dương rất cần có sự quan tâm, chỉ đạo, định hướng của các cấp, các ngành, giúp họ trang bị kiến thức đầy đủ, tạo điều kiện cho thanh niên tôi rèn bản lĩnh chính trị, lập trường vững vàng, lối sống lành mạnh với những giá trị mới phù hợp với công cuộc đổi mới đất nước và giữ gìn được những giá trị truyền thống đạo lý của dân tộc. 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho thanh niên tỉnh Hải Dương hiện nay Theo Hồ Chí Minh, tiêu chí để đánh giá chính xác đạo đức con người ở hành động, việc làm và cách đối nhân xử thế, đạo đức phải được xem xét trong ba mối quan hệ cơ bản: với mình, với người và với công việc. Hồ Chí Minh khẳng định: “Cây phải có gốc, không có gốc cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi đến mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân” [4]. Để thực hiện được mục tiêu giáo dục đạo đức cho thanh niên tỉnh Hải Dương theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay, bài báo đề xuất một số giải pháp chủ yếu sau: Thứ nhất, đẩy mạnh sự gắn kết giữa gia đình - nhà trường - xã hội trong việc giáo dục đạo đức cho thanh niên tỉnh Hải Dương. Sinh thời Hồ Chí Minh rất coi trọng việc kết hợp giữa môi trường giáo dục gia đình - nhà trường - xã hội. Người đã nói: Trường đại học, gia đình và đoàn thể thanh niên phải liên hệ chặt chẽ trong việc giáo dục thanh niên. Để nâng cao chất lượng và hiệu quả của sự kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong công tác giáo dục đạo đức cho thanh niên tỉnh Hải Dương cần giải quyết tốt một số điểm sau đây: - Giáo dục đạo đức cho thanh niên, giữa gia đình và nhà trường phải có sự thống nhất về quan điểm, nội dung, phương pháp, tránh tình trạng phân tán, biệt lập. Gia đình phải luôn luôn nắm bắt từ phía nhà trường. Gia đình, nhà trường, xã hội phải nêu cao tinh thần trách nhiệm trong việc kết hợp giáo dục đạo đức cho thanh niên tỉnh Hải Dương. Nếu gia đình, nhà trường, xã hội không có sự phối hợp chặt chẽ trong việc giáo dục đạo đức, lối sống chính trị, tư tưởng, không có kỷ luật liên minh thì ở đó sẽ có rất nhiều thanh niên sa vào con đường phạm tội. Thanh niên ngày nay được sống trong môi trường văn hóa phong phú, đa dạng, được tiếp cận với nhiều nguồn thông tin trong nước và quốc tế, được học hỏi, giao lưu với nhiều nền văn hóa khác nhau. Do vậy, gia đình, nhà trường cần phối hợp với chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức kinh tế, các đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân ở các địa phương để tổ chức các hoạt động văn hóa vui chơi, giải trí, thể dục thể thao. - Chúng ta phải đặt quan hệ giữa gia đình, nhà trường, xã hội trong mối quan hệ biện chứng không thể tách rời nhau. Đây là giải pháp cơ bản nhất để hoàn thiện việc giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ hiện nay. LIÊN NGÀNH TRIẾT HỌC - XÃ HỘI HỌC - CHÍNH TRỊ HỌC Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 4(59).2017 121 Thứ hai, đẩy mạnh giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Đoàn cần thường xuyên đổi mới phương thức và hình thức hành động. Hình thức tập hợp thanh niên đa dạng hóa không chỉ theo đơn vị hành chính, quận, huyện, phường, xã, khoa, lớp mà tập hợp thanh niên theo ngành, nghề, theo đối tượng để giáo dục thanh niên có hiệu quả hơn. Mặt khác, cuộc vận động thanh niên sống đẹp đang thu hút sự chú ý của thanh niên và xã hội. Trên báo chí, các cấp bộ Đoàn cơ sở sôi nổi hưởng ứng cuộc vận động. Việc phổ biến Nhật ký Đặng Thùy Trâm, Nguyễn Văn Thạc; giải thưởng Thanh niên sống đẹp vừa trao tại nhiều tỉnh, thành phố... đã góp phần định hướng lối sống cho thanh niên. Đoàn cũng sẽ phải phối hợp thêm với Đài Truyền hình, Truyền thanh tỉnh Hải Dương, nhiều cơ quan báo chí trong tỉnh giới thiệu về những gương thanh niên tiêu biểu, lấy nhân tố tích cực để làm giảm thiểu và đẩy lùi những tiêu cực, tệ nạn. Thứ ba, những người giáo dục phải gương mẫu, hiểu tâm sinh lý của thanh niên và có tâm huyết giáo dục thanh niên. Một trong những phương pháp giáo dục hiệu quả theo tư tưởng Hồ Chí Minh là phương pháp nêu gương tốt. Cha mẹ, thầy cô, những người đứng đầu tổ chức đoàn, hội phải luôn là tấm gương sáng cho thanh niên noi theo. Những người đi giáo dục phải hòa nhập và hợp tác với thanh niên, vừa là người giáo dục, vừa là những người bạn, vừa là những nhà tư vấn tâm lý đáng tin cậy để thanh niên có thể chia sẻ những vui, buồn và những bế tắc trong cuộc sống. Phải giáo dục đạo đức cho thanh niên ngay từ nhỏ và phải thường xuyên, suốt đời. Thứ tư, giáo dục đạo đức cho thanh niên tỉnh Hải Dương thông qua hình thức tự học, tự tu dưỡng, rèn luyện đạo đức lối sống. Thực hiện giải pháp này đòi hỏi phải giáo dục cho tuổi trẻ tỉnh Hải Dương nhu cầu, động cơ phấn đấu, rèn luyện đúng đắn, làm cho mỗi người có ý thức làm chủ, ham học hỏi, cầu tiến bộ, vươn lên tự khẳng định mình. Cần tạo điều kiện thuận lợi để thanh niên phấn đấu, rèn luyện, đồng thời phải thường xuyên theo dõi kiểm tra, đánh giá kết quả, định hướng phấn đấu cho thanh niên. Quan tâm, đáp ứng những nhu cầu chính đáng của thanh niên về vật chất, tinh thần. Mỗi thanh niên phải xác định rõ trách nhiệm trước Tổ quốc và nhân dân, sống có lý tưởng, hoài bão, khát khao vươn tới cái mới, cái tiến bộ. Thanh niên phải tự học thông qua những tấm gương người tốt, việc tốt, thông qua những câu chuyện kể về đạo đức của Bác, thông qua tiếp thu những tư tưởng tiên tiến từ bên ngoài. Thanh niên phải tự tin vào chính mình, giữ vững niềm tin trong cuộc sống, vào các giá trị chân, thiện, mỹ, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ như Bác Hồ đã dạy: “gian nan rèn luyện mới thành công”. Thứ năm, giáo dục đạo đức thanh niên tỉnh Hải Dương trên cơ sở chọn nghề để lập thân, lập nghiệp. Bước vào tuổi thanh niên, mỗi người phải tự đặt cho mình việc chọn nghề để chuẩn bị cuộc sống tự lập. Đây là một vấn đề rất hệ trọng khi vào đời. Lập thân, lập nghiệp là cả một bước ngoặt trong cuộc sống đối với tuổi trẻ. Nền tảng căn bản của việc chọn nghề chính là lao động, đặc biệt là tình cảm và thái độ lao động của mỗi người. Chọn nghề gì và làm nghề gì cũng phải lao động tận tụy và tự nguyện, tự giác. Do đó, đối với thanh niên, việc giáo dục hướng nghiệp về thực chất là giáo dục thái độ lao động, phải giáo dục đạo đức, trau dồi tri thức, huấn luyện về phương pháp và rèn luyện các kỹ năng lao động để bước vào cuộc sống tự lập, con người phải lao động trung thực, có kỷ luật. Vì vậy, Tỉnh đoàn Hải Dương cần tìm giải pháp để hỗ trợ cho thanh niên có việc làm, khuyến khích thanh niên nông thôn tự giúp đỡ lẫn nhau, mở rộng phát triển câu lạc bộ đội - nhóm, tổ đổi công trong lao động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, mở nhiều trung tâm đào tạo, hướng nghiệp dạy nghề... 4. KẾT LUẬN Giáo dục đạo đức cho thanh niên tỉnh Hải Dương theo tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh là một nhiệm vụ vừa có tính chiến lược cơ bản, lâu dài, vừa có ý nghĩa cấp bách hiện nay đòi hỏi sự quan tâm của toàn xã hội. Thực chất của công tác giáo dục đạo đức cho thanh niên là nhằm đào tạo ra những thanh niên có đạo đức trong sáng và lối sống cao đẹp, có trình độ văn hóa chuyên môn cao để lập thân, lập nghiệp vì hạnh phúc của bản thân, sự nghiệp chung của đất nước và của dân tộc. Từ việc phân tích thực trạng giáo dục đạo đức cho thanh niên tỉnh Hải Dương hiện nay đòi hỏi phải tiến hành một số giải pháp cơ bản và đồng bộ. Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các chủ thể giáo dục đạo đức cho thanh niên, tăng cường và phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội, đẩy mạnh hoạt động của các tổ chức đoàn, 122 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 4(59).2017 hội ở các làng, xã, huyện, tỉnh. Thực hiện có hiệu quả các giải pháp đó là điều kiện tốt để xây dựng hệ tư tưởng cách mạng, xây dựng giá trị đạo đức, bồi dưỡng lối sống đẹp, phát huy tình cảm, ý thức trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với sự nghiệp đổi mới xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp và văn minh. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Thành Duy (chủ biên) (1996). Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức. NXB Chính trị quốc gia Hà Nội, trang 252. [2]. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Ban Chấp hành tỉnh Hải Dương (2016). Báo cáo kết quả công tác tập hợp thanh niên công nhân trong các khu, cụm công nghiệp và các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Hải Dương, trang 1,5. [3]. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Ban chấp hành tỉnh Hải Dương (2016). Báo cáo tổng kết công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi năm 2016. Hải Dương, trang 5, 6, 11. [4]. Hồ Chí Minh (2011). Toàn tập. Tập 5, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội, trang 216, 292. [5]. Hồ Chí Minh (2011). Toàn tập. Tập 6, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội, trang 117,119,120,121,122. [6]. Hồ Chí Minh (2011). Toàn tập. Tập 7, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội, trang 455. [7]. Hồ Chí Minh (1980). Về giáo dục thanh niên, NXB Sự thật, Hà Nội. [8]. Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương (2016). Báo cáo tình hình an ninh trật tự của Hải Dương năm 2012 - 2016 trình Hội đồng nhân dân tỉnh. Hải Dương, trang 13,15,16,19.
File đính kèm:
- tu_tuong_ho_chi_minh_ve_giao_duc_dao_duc_cho_thanh_nien_va_s.pdf