Bài giảng Kinh tế học - Chuyên đề I: Lý thuyết cung cầu

NỘI DUNG

1. Lý thuyết cung cầu

2. Độ co giãn của cung - cầu

3. Thặng dư và thuế

4. Cầu cá nhân và cầu thị trường

5. Sự lựa chọn của người tiêu dùng

pdf 24 trang yennguyen 8101
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kinh tế học - Chuyên đề I: Lý thuyết cung cầu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Kinh tế học - Chuyên đề I: Lý thuyết cung cầu

Bài giảng Kinh tế học - Chuyên đề I: Lý thuyết cung cầu
7/7/2016 
1 
CHUYÊN ĐỀ I 
LÝ THUYẾT CUNG CẦU 
NỘI DUNG 
1. Lý thuyết cung cầu 
2. Độ co giãn của cung - cầu 
3. Thặng dư và thuế 
4. Cầu cá nhân và cầu thị trường 
5. Sự lựa chọn của người tiêu dùng 
7/7/2016 
2 
1. LÝ THUYẾT CUNG-CẦU 
1.1 Đường cầu 
1.2 Đường cung 
1.3 Cân bằng cung cầu 
1.4 Sự dịch chuyển của đường cung/cầu 
1. LÝ THUYẾT CUNG-CẦU 
1.1 Đường cầu 
• Đường cầu theo giá 
có hướng dốc xuống, 
mô tả mối quan hệ 
nghịch biến giá cả và 
lượng cầu tại mỗi 
mức giá. 
• Hàm cầu: QD = a - bP 
hoặc P = + βQD 
7/7/2016 
3 
1. LÝ THUYẾT CUNG-CẦU 
1.1 Đường cầu 
• Yếu tố ảnh hưởng tới cầu 
1. Giá mặt hàng nghiên cứu 
2. Giá hàng thay thế/hàng bổ sung 
3. Thu nhập người tiêu dùng, cơ cấu chi tiêu của hàng hóa. 
4. Giá hàng hóa đó trong tương lai 
5. Thị hiếu người tiêu dùng 
6. Qui mô thị trường 
7. Các yếu tố khác như dịch bệnh, bất ổn chính trị, an ninh. 
1. LÝ THUYẾT CUNG-CẦU 
1.2 Đường cung 
• Đường cung dốc lên, 
mô tả mối quan hệ 
đồng biến giữa giá cả 
và lượng cung tại mỗi 
mức giá. 
• Hàm cung: Qs=a+bP 
hoặc P = + βQs 
7/7/2016 
4 
1. LÝ THUYẾT CUNG-CẦU 
1.2 Đường cung 
•Yếu tố ảnh hưởng tới cung 
1. Trình độ công nghệ được sử dụng 
2. Giá cả của các yếu tố đầu vào 
3. Giá cả của mặt hàng đó trong tương lai 
4. Chính sách thuế và các quy định của chính phủ 
5. Điều kiện tự nhiên và các yếu tố khách quan khác 
1. LÝ THUYẾT CUNG-CẦU 
1.3 Cân bằng cung cầu 
• Giá cả và số lượng hàng 
hóa mua bán trên thị 
trường được hình thành 
giữa cung và cầu, đó 
chính là điểm cân bằng. 
• Tại điểm cân bằng lượng 
cung bằng với lượng cầu 
nên không có một áp lực 
nào làm thay đổi giá. 
7/7/2016 
5 
1. LÝ THUYẾT CUNG-CẦU 
1.4 Sự dịch chuyển của đường cung/cầu 
• Cần phân biệt sự di chuyển và dịch chuyển. 
• Cung/cầu đều là hàm theo giá, vì vậy, dưới tác động 
của giá thì điểm cân bằng sẽ di chuyển. 
• Dưới tác động của các yếu tố khác, ngoài giá, thì 
đường cung/cầu dịch chuyển. 
1. LÝ THUYẾT CUNG-CẦU 
1.4 Sự dịch chuyển của đường cung/cầu 
• Nếu chi phí đầu 
vào giảm làm 
cho cung mở 
rộng, giá giảm và 
lượng cầu tăng 
7/7/2016 
6 
1. LÝ THUYẾT CUNG-CẦU 
1.4 Sự dịch chuyển của đường cung/cầu 
• Thu nhập tăng 
đường cầu mở 
rộng, làm cho 
giá tăng, lượng 
cầu tăng. 
2. ĐỘ CO GIÃN CỦA CUNG-CẦU 
2.1 Độ co giãn theo giá 
2.2 Độ co giãn theo thu nhập 
2.3 Độ co giãn chéo 
2.4 Độ co giãn của cung 
7/7/2016 
7 
2. ĐỘ CO GIÃN CỦA CUNG-CẦU 
Nguyên lý chung: Hệ số co giãn đo lường mức độ 
nhạy cảm của một biến số này đối với một biến số 
khác. Hệ số co giãn cho chúng ta biết tỷ lệ phần 
trăm thay đổi của một biến số tương ứng với 1% 
thay đổi của trong biến kia 
2. ĐỘ CO GIÃN CỦA CUNG-CẦU 
2.1 Độ co giãn theo giá 
• Hệ số co giãn của cầu theo giá cho biết phần trăm thay đổi của 
số cầu khi giá thay đổi 1%. 
• Độ co giãn điểm: Được xác định tại mỗi điểm trên đường cầu 
• Độ co giãn đoạn: Co giãn trên một khoảng hữu hạn của đường 
cầu 
7/7/2016 
8 
2. ĐỘ CO GIÃN CỦA CUNG-CẦU 
2.1 Độ co giãn theo giá 
• Chú ý: Hệ số co giãn của cầu theo giá có giá trị âm bởi vì 
giá cả và lượng cầu luôn nghịch biến với nhau. 
1. Nếu eQ,P 1 => cầu có co giãn vì số phần 
trăm thay đổi của cầu lớn hơn số phần trăm thay đổi 
của giá. 
2. Nếu eQ,P=-1 hay |eQ,P|=1 => cầu co giãn đơn vị. Khi đó, 
số phần trăm thay đổi của lượng cầu bằng đúng với tỷ 
lệ thay đổi của giá. 
3. Nếu eQ,P>-1 hay |eQ,P| cầu không co giãn vì số 
phần trăm thay đổi của lượng cầu nhỏ hơn số phần trăm 
thay đổi của tăng giá. 
2. ĐỘ CO GIÃN CỦA CUNG-CẦU 
2.1 Độ co giãn theo giá 
• Trường hợp đặc biệt 
7/7/2016 
9 
2. ĐỘ CO GIÃN CỦA CUNG-CẦU 
2.1 Độ co giãn theo giá 
• Trường hợp đặc biệt 
2. ĐỘ CO GIÃN CỦA CUNG-CẦU 
2.1 Độ co giãn theo giá 
• Hệ số cầu theo giá được ứng dụng để đưa ra chiến 
lược phù hợp. Gọi doanh thu là TR, khi đó: 
 TR = P * Q 
Do cầu là hàm số của giá: TR = P * Q(P) 
Lấy đạo hàm theo giá 
7/7/2016 
10 
2. ĐỘ CO GIÃN CỦA CUNG-CẦU 
2.1 Độ co giãn theo giá 
• Từ biểu thức này, ta có các nhận xét như sau: 
1. Nếu eQ,P 0. Khi đó, doanh thu và giá 
nghịch biến: giá bán tăng lên thì doanh thu sẽ giảm và ngược 
lại. 
2. Nếu eQ,P =-1 (hay là cầu co giãn đơn vị) thì dTR/dP=0 vì Q>0. 
Khi đó, doanh thu không thay đổi khi giá cả thay đổi. 
3. Nếu eQ,P>-1 (hay là cầu không co giãn) thì dTR/dP>0 vì Q>0. 
Khi đó, doanh thu và giá đồng biến nên doanh thu tăng khi giá 
cả tăng. 
2. ĐỘ CO GIÃN CỦA CUNG-CẦU 
2.1 Độ co giãn theo giá 
Bảng tóm tắt 
7/7/2016 
11 
2. ĐỘ CO GIÃN CỦA CUNG-CẦU 
2.2 Độ co giãn theo thu nhập 
• Cho biết phần trăm thay đổi của số cầu do 1% thay đổi của thu 
nhập và được tính theo công thức: 
• Đối với hàng hóa bình thường, thu nhập tăng dẫn đến cầu về 
hàng hóa tăng nên eQ,I>0. 
• Đối với hàng xa xỉ eQ,I>1 do đây là những hàng hóa có chất 
lượng và giá trị cao. 
• Đối với hàng thiết yếu có eQ,I<1, do mức tăng tiêu dùng của 
những mặt hàng này thấp hơn mức tăng của thu nhập. 
• Đối với hàng cấp thấp, eQ,I<0, do khi thu nhập tăng, người tiêu 
dùng mua ít những hàng hóa này hơn. 
2. ĐỘ CO GIÃN CỦA CUNG-CẦU 
2.3 Độ co giãn chéo 
• Giá cả của mặt hàng có liên quan (thay thế hay bổ sung) thay 
đổi sẽ làm thay đổi lượng cầu đối với hàng hóa đang xem xét. 
• Nếu hàng hóa đang xem xét (có số cầu là Q) và mặt hàng có 
liên quan (có mức giá là P’) thì: 
• Hàng hóa thay thế : eQ,P>0 
• Hàng hó bổ sung: eQ,P<0 
7/7/2016 
12 
2. ĐỘ CO GIÃN CỦA CUNG-CẦU 
2.4 Độ co giãn của cung 
• Độ co giạn của cung theo giá cho biết lượng cung thay đổi 
khi giá tăng 1%. 
• Cung theo giá có giá trị không âm (eS,P>=0). Do vậy, để 
xem xét độ co giãn của cung, chúng ta so sánh hệ số này 
với giá trị 1. 
• Nếu eS,P>1: cung co giãn; 
• Nếu eS,P<1: cung kém co giãn; 
• Nếu eS,P = 0: Cung hoàn toàn không co giãn 
3. THẶNG DƯ VÀ THUẾ 
3.1Thặng dư nhà sản xuất 
3.2Thặng dư người tiêu dùng 
3.3 Tác động của thuế 
3.4 Chính sách hạn chế cung. 
3.5 Qui định giá cả cân bằng 
7/7/2016 
13 
3. THẶNG DƯ VÀ THUẾ 
3.1Thặng dư nhà sản xuất 
• Thặng dư sản xuất để đo lường lợi ích của nhà 
sản xuất khi cung cấp một hàng hóa nào đó. 
• Thặng dư sản xuất (SS) là chênh lệch giữa giá 
mà một nhà sản xuất sẵn sàng cung với giá mà 
nhà sản xuất thu được khi bán hàng hóa đó. 
3. THẶNG DƯ VÀ THUẾ 
3.2Thặng dư người tiêu dùng 
• Thặng dư tiêu dùng để đo lường lợi ích của người tiêu 
dùng khi tiêu dùng một hàng hóa nào đó. 
• Thặng dư tiêu dùng (CS) là chênh lệch giữa giá mà 
một người tiêu dùng sẵn sàng trả để mua được một 
hàng hóa và giá mà người tiêu dùng ấy thực sự phải 
trả khi mua hàng hóa đó. 
7/7/2016 
14 
3. THẶNG DƯ VÀ THUẾ 
• Thặng dư xã hội là kết hợp thặng dư tiêu dùng và nhà 
sản xuất. 
3. THẶNG DƯ VÀ THUẾ 
3.3 Tác động của thuế 
• Tác động của thuế dùng để nghiên cứu một cách 
tiện lợi bằng cách sử dụng phương pháp phân tích 
cung - cầu. 
• Gọi giá phải trả bởi người mua PD và giá mà người 
bán nhận được PS. Với mức thuế t đánh trên một 
đơn vị sản phẩm làm cho có sự cách biệt của hai loại 
giá này: 
 PD – PS = t hay PS + t = PD. 
7/7/2016 
15 
3. THẶNG DƯ VÀ THUẾ 
3.3 Tác động của thuế 
• Tác động của thuế dùng để nghiên cứu một cách 
tiện lợi bằng cách sử dụng phương pháp phân tích 
cung - cầu. 
• Gọi giá phải trả bởi người mua PD và giá mà người 
bán nhận được PS. Với mức thuế t đánh trên một 
đơn vị sản phẩm làm cho có sự cách biệt của hai 
loại giá này: 
 PD – PS = t hay PS + t = PD. 
3. THẶNG DƯ VÀ THUẾ 
3.3 Tác động của thuế 
• Dưới tác động của thuế, đường cung dịch chuyển lên trên. 
7/7/2016 
16 
3. THẶNG DƯ VÀ THUẾ 
3.3 Tác động của thuế 
• Tùy theo độ co giãn của cầu mà bên mua hay bên bán phải chịu 
thuế nhiều hơn. 
3. THẶNG DƯ VÀ THUẾ 
3.4 Chính sách hạn chế cung 
• Đối với những hàng hóa, dịch vụ thiết yếu, cầu 
thường rất kém co giãn. Để bảo hộ những ngành sản 
xuất này, chính phủ thường áp dụng (hoặc khuyến 
khích) chính sách hạn chế cung. 
• Vì cầu kém co giãn, một sự thay đổi nhỏ của cung sẽ 
dẫn đến một sự thay đổi lớn của giá cả, lợi nhuận của 
nhà sản xuất tăng lên. 
7/7/2016 
17 
3. THẶNG DƯ VÀ THUẾ 
3.4 Chính sách hạn chế cung 
• Hạn chế một lượng cung nhỏ làm tăng giá một cách đáng 
kể. Trong một số ngành thì việc này sẽ giúp ngành đó ổn 
định và phát triển bền vững. 
3. THẶNG DƯ VÀ THUẾ 
3.5 Qui định giá cả cân bằng. 
• Bên cạnh việc trợ cấp, đánh thuế, các chính phủ còn 
can thiệp trực tiếp vào thị trường bằng các biện pháp 
kiểm soát giá. 
Giá trần là mức giá cao nhất mà hàng hóa, dịch vụ 
được cho phép bán. 
Giá sàn là mức giá thấp nhất mà hàng hóa, dịch vụ 
được cho phép bán . 
7/7/2016 
18 
3. THẶNG DƯ VÀ THUẾ 
3.5 Qui định giá cả cân bằng. 
• Qui định giá trần có thể gây ra tình trạng thiếu hụt. 
3. THẶNG DƯ VÀ THUẾ 
3.5 Qui định giá cả cân bằng. 
• Qui định giá sàn có thể gây ra tình trạng dư thừa. 
7/7/2016 
19 
4. CẦU CÁ NHÂN VÀ CẦU THỊ TRƯỜNG 
• Cầu của mỗi cá nhân đối với một hàng hóa X nào 
đó trên thị trường có thể khác nhau. 
• Giả sử trên thị trường chỉ có hai người tiêu dùng 
với hàm cầu là X1 và X2 thì hàm cầu của thị 
trường của hàng hóa X sẽ là: X = X1 + X2 
=> Đường cầu thị trường là tổng theo chiều ngang 
(chiều về số lượng) các đường cầu cá nhân. 
4. CẦU CÁ NHÂN VÀ CẦU THỊ TRƯỜNG 
=> Đường cầu thị trường có thể gãy khúc và phẳng 
hơn các đường cầu cá nhân. 
7/7/2016 
20 
5. HỮU DỤNG VÀ SỰ LỰA CHỌN 
CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG 
5.1 Tổng quan về hữu dụng 
5.2 Sự lựa chọn của người tiêu dùng 
5.3 Ảnh hưởng thu nhập 
5.4 Ảnh hưởng của giá cả 
5.5 Ảnh hưởng hàng thay thế/bổ sung 
5. HỮU DỤNG VÀ SỰ LỰA CHỌN 
CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG 
5.1 Tổng quan về hữu dụng 
• Thuật ngữ hữu dụng được dùng để chỉ mức độ thỏa mãn 
của con người sau khi tiêu dùng một số lượng hàng hóa, 
dịch vụ nhất định. 
• Để phân tích về hữu dụng người ta đưa ra các giả thuyết: 
(1) Bỏ qua yếu tố giá cả, người tiêu dùng có thể so sánh, xếp 
hạng các hàng hóa theo sự ưa thích hay mức hữu dụng mà 
chúng đem lại. 
(2) Thị hiếu có tính "bắc cầu". 
(3) Hầu hết các trường hợp, người tiêu dùng thích nhiều hàng 
hóa hơn ít. 
7/7/2016 
21 
5. HỮU DỤNG VÀ SỰ LỰA CHỌN 
CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG 
5.1 Tổng quan về hữu dụng 
• Tổng hữu dụng, ký hiệu là U: là toàn bộ lượng thỏa 
mãn đạt được do tiêu dùng một số lượng hàng hóa 
hay một tập hợp các hàng hóa, dịch vụ nào đó 
trong một khoảng thời gian nhất định. 
• Hữu dụng biên là phần thay đổi trong tổng số hữu 
dụng do sử dụng thêm hay bớt một đơn vị sản 
phẩm. 
5. HỮU DỤNG VÀ SỰ LỰA CHỌN 
CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG 
• Tập hợp các phối hợp 
khác nhau giữa hai hay 
nhiều loại sản phẩm 
mà mang mức hữu 
dụng như nhau được 
họi là đường bàng 
quan hoặc đường đẳng 
dụng. 
5.1 Tổng quan về hữu dụng 
7/7/2016 
22 
5. HỮU DỤNG VÀ SỰ LỰA CHỌN 
CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG 
5.2 Sự lựa chọn của người tiêu dùng 
• Mang lại lợi ích tối đa cho người tiêu dùng 
• Nằm trong giới hạn nhân sách 
• Như vậy, để tối đa hữu dụng thì phải thỏa 
 và X.Px + Y.PY = I 
5. HỮU DỤNG VÀ SỰ LỰA CHỌN 
CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG 
5.3 Ảnh hưởng thu nhập 
• Khi thu nhập gia tăng, nếu các yếu tố khác không đổi, 
đường ngân sách mới sẽ tịnh tiến ra phía ngoài và 
song song với đường ngân sách cũ. 
• Khi thu nhập thay đổi, tập hợp hàng hóa mà người 
tiêu dùng lựa chọn cũng sẽ thay đổi. 
• Đường nối các điểm mà cá nhân sẽ lựa chọn khi thu 
nhập thay đổi được gọi là đường mở rộng thu nhập. 
7/7/2016 
23 
5. HỮU DỤNG VÀ SỰ LỰA CHỌN 
CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG 
5.3 Ảnh hưởng thu nhập 
• Tác động của tăng thu nhập, đường mở rộng thu nhập 
5. HỮU DỤNG VÀ SỰ LỰA CHỌN 
CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG 
5.3 Ảnh hưởng thu nhập 
• Đối với hàng hóa thứ cấp, khi thu nhập tăng lên sẽ 
giảm nhu cầu. 
7/7/2016 
24 
5. HỮU DỤNG VÀ SỰ LỰA CHỌN 
CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG 
5.4 Ảnh hưởng của giá cả 
• Đường cầu cá nhân của một người tiêu dùng đối với một hàng 
hóa nào đó được xác định bởi số lượng hàng hóa người đó mua 
ứng với các mức giá khác nhau. 
5. HỮU DỤNG VÀ SỰ LỰA CHỌN 
CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG 
5.5 Ảnh hưởng hàng thay thế/bổ sung 
• Nếu hai hàng hóa thay thế cho nhau thì khi giá của 
hàng hóa này tăng (giảm) dẫn đến cầu đối với hàng 
hóa kia tăng (giảm). 
• Nếu hai hàng hóa bổ sung cho nhau khi giá của 
hàng hóa này tăng (giảm) dẫn đến cầu đối với hàng 
hóa kia giảm (tăng). 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_kinh_te_hoc_chuyen_de_i_ly_thuyet_cung_cau.pdf