Bài giảng Xã hội học đại cương - Vũ Tiến Thành

Nội dung chính của chương này là giới thiệu lịch sử hình thành và phát triển của xã

hội học trong đó nhấn mạnh tiền đề ra đời của xã hội học cũng như những đóng góp chủ

yếu của các nhà sáng lập xã hội học. Trên cơ sở đó, chương này đề cập một cách khái quát

các lý thuyết xã hội học chính hiện nay và sự hình thành phát triển của xã hội học ở Việt

nam. Trọng tâm của chương này là trình bày cuộc tranh luận về khái niệm xã hội học, đối

tượng nghiên cứu của xã hội học cũng như tính chất “nước đôi” của các tri thức xã hội học

và mối liên hệ của xã hội học với các khoa học xã hội khác. Cuối cùng, chương này mô tả

khái quát những chức năng cơ bản của xã hội học với tư cách là một môn khoa học xã hội.

1. Xã hội học là khoa học

1.1.2 Khái niệm xã hội học

Về thuật ngữ: Xã hội học (Sociology) có gốc ghép từ chữ La tinh socius hay

societas có nghĩa là xã hội với chữ Hi lạp ology hay logos có nghĩa là học thuyết hay

nghiên cứu. Như vậy xã hội học được hiểu là học thuyết về xã hội hay nghiên cứu về xã

hội.

Về mặt lịch sử: August Comte- người Pháp là người đầu tiên đưa ra thuật ngữ xã

hội học vào năm 1838. Ông chủ trương áp dụng mô hình phương pháp luận của khoa học

tự nhiên và chủ nghĩa thực chứng vào nghiên cứu các qui luật của sự biến đổi xã hội

Từ khi xuất hiện đến nay xã hội học trải qua nhiều giai đoạn phát triển ở nhiều quốc

gia khác nhau và có nhiều định nghĩa khác nhau về xã hội học. Các định nghĩa này có thể

khái quát thành ba xu hướng như sau:

a. Định nghĩa xã hội học là khoa học về hệ thống xã hội

Ví dụ định nghĩa xã hội học của V. Đôbơrianốp (Viện Xã hội học Liên xô): “Xã hội

học Mác - Lênin là khoa học nghiên cứu những quá trình và hiện tượng xã hội xét theo

quan điểm tác động lẫn nhau một cách có qui luật giữa các lĩnh vực hoặc các mặt cơ bản

của xã hội”.

Xu hướng này bị phê phán là chỉ tập trung vào cái xã hội mà quên mất con người, chỉ

tập trung vào cái khái quát mà quên cái cụ thể, nhấn mạnh cái toàn bộ bỏ qua cái bộ

phận tương tự như người ta chỉ “thấy rừng mà không thấy cây”.

b. Định nghĩa xã hội học là khoa học nghiên cứu về hành động xã hội

Ví dụ định nghĩa xã hội học của J.H.Phichtơ (Loyola Univeristy-Mỹ): “Xã hội học là

công cuộc nghiên cứu một cách khoa học những con người trong mối tương quan với

những người khác”.

PTIT10

Xu hướng này cũng bị phê phán là quá nhấn mạnh đến con người mà quên cái xã hội,

tập trung vào cái cụ thể mà quên cái khái quát, chỉ chú ý đến cái bộ phận mà bỏ qua cái

tổng thể tương tự như người ta chỉ “thấy cây mà không thấy rừng”.

c. Khuynh hướng kết hợp định nghĩa xã hội học như là khoa học về hệ thống xã hội

và về hành động xã hội

Ví dụ định nghĩa xã hội học của V.A. Jađốp (Viện hàn lâm Khoa học xã hội Liên Xô):

“Xã hội học là khoa học về sự hình thành, phát triển và sự vận hành của các cộng đồng xã

hội, các tổ chức và các quá trình xã hội với tư cách là các hình thức tồn tại của chúng, là

khoa học về các quan hệ xã hội với tính cách là các cơ chế liên hệ và tác động qua lại giữa

các cộng đồng, giữa các cá nhân và các cộng đồng, là khoa học về tính qui luật của các

hành động xã hội và các hành vi của chúng”.

Hay định nghĩa của Trần Thị Kim Xuyến: “Xã hội học là khoa học về qui luật phát triển

của các hệ thống xã hội có tính chất tổng thể (toàn xã hội) cũng như bộ phận. Xã hội học

nghiên cứu mối quan hệ qua lại giữa các hiện tượng xã hội khác nhau và nghiên cứu những

qui luật phổ biến trong hành động xã hội của con người”.

Đây là xu hướng định nghĩa xã hội học được nhiều người tán đồng. Tuy nhiên nó

cũng bị phê phán là như vậy thì xã hội học là một môn khoa học có đối tượng nghiên cứu

không rõ ràng và quá rộng. Trên thực tế, đặc điểm khách thể nghiên cứu của xã hội học

chứa đựng nhiều cặp phạm trù có tính chất “nước đôi”: con người – xã hội, vi mô – vĩ mô,

khái quát – cụ thể, chất – lượng Điều này gây khó khăn cho những người bắt đầu tìm

hiểu và nghiên cứu xã hội học nhưng cũng chính nó tạo nên sự lý thú của môn khoa học

này.

Trên cơ sở phân tích các định nghĩa khác nhau về xã hội học, chúng ta có thể đưa ra

định nghĩa chung nhất về xã hội học như sau: xã hội học là khoa học nghiên cứu qui luật

của sự nảy sinh, biến đổi và phát triển mối quan hệ giữa con người và xã hội

pdf 137 trang yennguyen 7440
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Xã hội học đại cương - Vũ Tiến Thành", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Xã hội học đại cương - Vũ Tiến Thành

Bài giảng Xã hội học đại cương - Vũ Tiến Thành
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG 
KHOA THIẾT KẾ VÀ SÁNG TẠO ĐA PHƯƠNG TIỆN 
***** 
GIÁO TRÌNH BÀI GIẢNG 
(Phương pháp đào tạo theo tín chỉ) 
XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG 
Mã học phần: CDT1242 
(02 tín chỉ) 
Biên soạn 
Vũ Tiến Thành 
LƯU HÀNH NỘI BỘ 
Hà Nội, 12/2014 
P
IT
2
LỜI NÓI ĐẦU 
Bài giảng “Xã hội học đại cương” dùng cho sinh viên tham khảo, trong chuyên 
ngành truyền thông Đa phương tiện, thuộc lĩnh vực Công nghệ Đa phương tiện. Nội dung 
tài liệu đề cập, cung cấp những kiến thức cơ bản về các vấn đề của lĩnh vực tâm lí. 
Bài giảng này gồm 9 chương đem lại cho người đọc sự hiểu biết cơ bản và hệ thống 
về những tri thức xã hội học, các phương pháp luận nghiên cứu xã hội học với cuộc sống 
xã hội. 
Trên cơ sở những kiến thức khoa học, môn học này nhằm góp phần xây dựng quan 
điểm nhân văn, biết quý trọng và giữ gìn những sản phẩm vật chất và tinh thần của văn 
minh nhân loại, biết vận dụng hữu ích vào viêc hoàn thiện nhân cách của mỗi người và 
kiến thiết đất nước theo đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa, làm cho dân giàu, nước 
mạnh, xã hội dân chủ, công bằng văn minh. 
Tác giả xin chân thành cám ơn các cán bộ Viện công nghệ Thông tin và Truyền 
thông CDIT, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông PTIT đã trợ giúp để hoàn thành 
tài liệu này. 
PT
IT
3
MỤC LỤC 
CHƯƠNG I – ĐỐI TƯỢNG & CHỨC NĂNG CỦA XÃ HỘI HỌC ......................... 9 
1. Xã hội học là khoa học ............................................................................................ 9 
1.1.2 Khái niệm xã hội học ...................................................................................... 9 
1.1.4. Các lý thuyết xã hội học chủ yếu .................................................................. 10 
1.1.5. Sự phát triển của xã hội học ở Việt nam ....................................................... 13 
1.2. Đối tượng nghiên cứu của xã hội học .................................................................. 14 
1.2.1. Đặc điểm của tri thức xã hội học .................................................................. 14 
1.2.2. Đối tượng nghiên cứu của xã hội học ........................................................... 17 
1.2.3. Mối liên hệ của xã hội học với các môn khoa học khác. ................................ 17 
1.3. Chức năng của xã hội học ................................................................................... 18 
1.3.1. Chức năng nhận thức: ................................................................................... 18 
1.3.2. Chức năng thực tiễn. .................................................................................... 19 
1.3.3 Chức năng tư tưởng. ...................................................................................... 19 
CHƯƠNG II – SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC .................................19 
1. Tính tất yếu của sự ra đời xã hội học...................................................................... 19 
1.1. Biến đổi kinh tế xã hội và nhu cầu thực tiễn .................................................... 19 
1.2. Biến đổi về mặt lí luận và phương pháp luận nghiên cứu ................................. 21 
1.3. Biến đổi chính trị xã hội và tư tưởng ............................................................... 21 
2. Xã hội học Auguste Comte (1798 – 1857) ............................................................. 21 
2.1. Sơ lược tiểu sử ................................................................................................ 21 
2.2. Phương pháp luận xã hội học Comte ............................................................... 22 
2.3. Quan niệm về cơ cấu của xã hội học ................................................................ 23 
3. Xã hội học Karl Marx (1818 – 1883) ..................................................................... 25 
3.1. Sơ lược tiểu sử ................................................................................................ 25 
3.2. Chủ nghĩa duy vật lịch sử: lý luận và phương pháp luận xã hội học ................. 25 
3.3. Quan niệm về bản chất của xã hội và con người .............................................. 26 
3.4. Quy luật phát triển lịch sử xã hội ..................................................................... 27 
4. Xã hội học Herbert Spencer (1820 – 1903) ............................................................ 27 
PT
IT
4
4.1. Sơ lược tiểu sử ................................................................................................ 27 
4.2. Các nguyên lý cơ bản của xã hội học Spencer ................................................. 28 
4.3. Xã hội học về loại hình xã hội và thiết chế xã hội ............................................ 29 
5. Xã hội học Emile Durkheim (1858 – 1917)............................................................ 30 
5.1. Sơ lược tiểu sử ................................................................................................ 30 
5.2. Quan niệm của Durkheim về xã hội học .......................................................... 31 
5.3. Phương pháp nghiên cứu của xã hội học Durkheim ......................................... 32 
6. Xã hội học Max Weber (1864 – 1920) ................................................................... 33 
6.1. Sơ lược tiểu sử ................................................................................................ 33 
6.2. Bối cảnh lịch sử xã hội và phương pháp luận ................................................... 33 
6.3. Quan điểm phương pháp luận của xã hội học Weber ....................................... 34 
6.4. Lý thuyết hành động xã hội ............................................................................. 34 
6.5. Lý thuyết về chủ nghĩa tư bản và phân tầng xã hội .......................................... 35 
CHƯƠNG III - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU XÃ HỘI HỌC THỰC NGHIỆM36 
1. Xác định đề tài và mục đích nghiên cứu ................................................................. 36 
2. Xây dựng giả thuyết và thao tác hóa khái niệm ...................................................... 38 
3. Xây dựng bảng hỏi trong nghiên cứu xã hội học .................................................... 39 
4. Phương pháp chọn mẫu trong nghiên cứu xã hội học ............................................. 40 
5. Các phương pháp cụ thể để thu thập thông tin ........................................................ 41 
6. Xử lý thông tin ...................................................................................................... 51 
CHƯƠNG IV – HÀNH ĐỘNG XÃ HỘI VÀ TƯƠNG TÁC XÃ HỘI ......................53 
1. Khái niệm hành động xã hội .................................................................................. 53 
2. Cấu trúc của hành động xã hội ............................................................................... 55 
3. Phân loại hành động xã hội: ....................................................................................56 
4. Tương tác xã hội ......................................................................................................57 
4.1. Khái niệm tương tác xã hội là quan hệ ảnh hưởng lẫn nhau tác động ............... 57 
4.2. Tương tác xã hội và lý thuyết tương tác biểu trưng .......................................... 58 
4.3. Lý thuyết trao đổi xã hội về tương tác xã hội ................................................... 58 
4.4. Lý thuyết kịch trong tương tác xã hội .............................................................. 59 
PT
IT
5
4.5. Phương pháp dân tộc học về tương tác xã hội .................................................. 59 
5. Quan hệ xã hội .........................................................................................................60 
5.1 Khái niệm quan hệ xã hội: ................................................................................... 60 
5.2 Chủ thể quan hệ xã hội: ....................................................................................... 60 
5.3. Các loại quan hệ xã hội: ...................................................................................... 61 
CHƯƠNG V - TỔ CHỨC XÃ HỘI VÀ THIẾT CHẾ XÃ HỘI ................................61 
1. Nhóm xã hội .......................................................................................................... 61 
1.1. Khái niệm: ...................................................................................................... 61 
1.2. Những đặc trưng cơ bản của nhóm: ................................................................. 62 
1.3. Phân loại nhóm: .............................................................................................. 63 
2. Cộng đồng xã hội .................................................................................................. 64 
2.1. Khái niệm: ...................................................................................................... 64 
2.2. Đặc trưng của cộng đồng xã hội: ..................................................................... 65 
2.3. Phân loại cộng đồng xã hội: ............................................................................ 65 
2.4. Phạm vi nghiên cứu cộng đồng xã hội của xã hội học: ..................................... 66 
3. Tổ chức xã hội ....................................................................................................... 67 
3.1. Khái niệm: ...................................................................................................... 67 
3.2. Phân loại: ........................................................................................................ 67 
3.3. Một số dạng của tổ chức xã hội: ...................................................................... 69 
3.4. Thiết chế xã hội .................................................................................................. 71 
3.4.1. Khái niệm: ................................................................................................... 71 
3.4.2. Đặc điểm của thiết chế xã hội: ...................................................................... 72 
3.4.3. Chức năng của thiết chế xã hội: .................................................................... 73 
3.4.4. Các loại thiết chế xã hội cơ bản: ................................................................... 73 
3.4.5. Một số quan niệm về thiết chế xã hội: .......................................................... 74 
CHƯƠNG VI– CƠ CẤU XÃ HỘI ..............................................................................74 
1. Cơ cấu xã hội ........................................................................................................ 74 
1.1. Khái niệm cơ cấu xã hội: ................................................................................. 74 
1.2. Các phân hệ cơ cấu xã hội cơ bản: ................................................................... 75 
PT
IT
6
1.3. Ý nghĩa của việc nghiên cứu cơ cấu xã hội: ..................................................... 78 
2. Vị thế xã hội và vai trò xã hội ................................................................................ 79 
2.1. Vị thế xã hội: .................................................................................................. 79 
2.2. Vai trò xã hội: ................................................................................................. 81 
2.3. Quan hệ giữa vị thế xã hội và vai trò xã hội: .................................................... 83 
3. Bất bình đẳng xã hội .............................................................................................. 83 
3.1. Bình đẳng xã hội: ............................................................................................ 83 
3.2. Bất bình đẳng xã hội: ...................................................................................... 84 
3.4. Phân tầng xã hội ................................................................................................. 86 
3.4.1. Khái niệm: ................................................................................................... 86 
3.4.2. Các hệ thống phân tầng xã hội: ..................................................................... 88 
3.4.3. Một số lý thuyết về bất bình đẳng xã hội và phân tầng xã hội: ...................... 89 
3.5. Cơ động xã hội ................................................................................................... 92 
3.5.1. Khái niệm: ................................................................................................... 92 
3.5.2. Phân loại cơ động xã hội: ............................................................................. 92 
3.5.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến cơ động xã hội: ............................................. 93 
CHƯƠNG VII – VĂN HÓA ........................................................................................96 
1. Khái niệm văn hóa ................................................................................................. 96 
2. Loại hình văn hóa .................................................................................................. 97 
2.1. Văn hoá vật chất (văn hoá vật thể): .................................................................. 98 
2.2. Văn hoá tinh thần (văn hoá phi vật thể): .......................................................... 98 
3. Cơ cấu văn hóa ...................................................................................................... 99 
3.1. Chân lý: .......................................................................................................... 99 
3.2. Giá trị: ............................................................................................................ 99 
3.3. Mục tiêu: ....................................................................................................... 100 
3.4. Chuẩn mực: ................................................................................................... 101 
3.5. Biểu tượng: ................................................................................................... 102 
3.6. Ngôn ngữ: ..................................................................................................... 103 
4. Chức năng của văn hóa ........................................................................................ 104 
PT
IT
7
5. Lối sống và việc xây dựng lối sống có văn hóa .................................................... 104 
5.1. Khái niệm lối sống: ....................................................................................... 104 
5.2. Phân loại lối sống: ......................................................................................... 105 
5.3. Những vấn đề nghiên cứu chủ yếu về lối sống: .............................................. 105 
5.4. Những phương thức hình thành lối sống có văn hoá: ..................................... 106 
CHƯƠNG VIII – XÃ HỘI HÓA ............................................................................... 108 
1. Khái niệm ............................................................................................................ 108 
2. ... ang hiện đại hóa: 
PT
IT
129
+ Có sự biến đổi từ việc sử dụng những kỹ thuật thô sơ, truyền thống sang sử dụng kiến 
thức khoa học và kỹ thuật 
+ Nông nghiệp chuyển từ nông nghiệp tự cung, tự cấp trên những mảnh ruộng nhỏ sang 
kinh doanh nông nghiệp trên một phạm vi rộng lớn hơn. Điều này có nghĩa là tăng thêm 
chi phí mùa màng, mua những sản phẩm phi nông nghiệp, và thường thuê người làm công 
việc nông nghiệp. 
+ Trong công nghiệp có một số chuyển đổi từ việc sử dụng sức người, sức kéo động vật 
sang sử dụng máy móc. Kéo cày bằng trâu, bò được thay thế bằng máy kéo. 
+ Xã hội chuyển từ gia đình trung tâm ở nông nghiệp và làng xã sang các đô thị, thành 
phố. 
+ Gia đình chuyển từ gia đình truyền thống mở rộng sang gia đình hiện đại, gia đình hạt 
nhân để thay đổi cho phù hợp với những đòi hỏi của kinh tế xã hội. 
+ Bất bình đẳng giới giảm bớt phần nào khi người phụ nữ có nhiều có hội tham gia vào các 
hoạt động xã hội, hoạt động kinh tế 
+ Tính di động xã hội diễn ra linh hoạt hơn xã hội truyền thống, tạo nên những biến đổi 
trong phân tầng xã hội. 
+ Quyền lực cộng đồng, làng xã nhường chỗ cho các thiết chế nhà nước. 
+ Nhiều thiết chế giáo dục mới được thiết lập, đáp ững nhu cầu của xã hội công nghiệp. 
Sau Smelser, một nhà xã hội học khác là Peter Berger đã phát triển và đưa ra bốn 
đặc điểm khái quát của hiện đại hóa là: 
+ Sự suy tàn của các cộng đồng và các xã hội truyền thống 
+ Sự gia tăng các khả năng lựa chọn của các nhân 
+ Sự phát triển và đa dạng của các loại hình tôn giáo, tín ngưỡng 
+ Con người hướng về tương lai và nhận thức về thời gian ngày càng gia tăng. 
PT
IT
130
Những dặc điểm của hiện đại hóa trên đây không phải lúc nào, thời kỳ nào cũng hội 
đủ. Tùy đặc điểm, điều kiện cảu mỗi xã hội mà quá trình hiện đại hóa có những sắc thái 
riêng biệt. 
3.2. Những nhân tố bên ngoài của sự biến đổi 
Sự tương tác với môi trường bên ngoài là một nguyên nhân cơ bản của sự biến đổi 
trong các xã hội. Những biến đổi bên trong có thể có hàm chứa nguyên nhân bên ngoài, bởi 
vì một số nền văn hóa hoặc sự sắp đặt xã hội có thể yếu kém trong việc đứng vững trước 
sức mạnh bên ngoài hoặc là từ những xã hội khác, hoặc là môi trường vật chất. Do vậy, 
một số sự biến đổi đã từng có tác dụng phù hợp với những nhu cầu xã hội bên trong có thể 
phù hợp với những đòi hỏi bên ngoài. Một vài yếu tố bên ngoài tác động đến sự biến đổi xã 
hội có thể kể ra sau đây: 
a. Sự truyền bá 
Chúng ta biết rằng, sự đổi mới là một yếu tố cơ bản của sự biến đổi. Nhưng, những 
đổi mới, dù trong hình thức của công cụ mới, phong tục mới hoặc tôn giáo mới phần 
nhiều được “nhập khẩu” từ những xã hội khác, hơn là sự phát triển độc lập trong một xã 
hội. Như nhà nhân học xã hội Ralph Linton (1936) viết rằng: “số lượng phát minh, sáng 
tạo thành công có nguồn gốc bên trong bất kỳ một xã hội nào thường là rất ít”. Nhiều xã 
hội tiến bộ nhanh bởi vì vay mượn những sự đổi mới từ các xã hội khác. Sự chuyển giao 
những đổi mới đó được gọi là sự truyền bá. Thông qua sự truyền bá, những thành tựu của 
văn hóa, khoa học kỹ thuật được chuyển giao cho các xã hội khác nhau. Trong xã hội hiện 
đại, các nền văn hóa thường xuyên tiếp xúc và trao đổi giữa các dân tộc, các quốc gia, tạo 
nên sự giao lưu văn hóa giữa các xã hội khác nhau. Quá trình này tác động nhiều hay ít đến 
sự biến đổi xã hội tùy thuộc vào xã hội đó “mở” hay “khép kín”. 
b. Sự biến đổi của hệ sinh thái 
Sự biến đổi trong môi trường tự nhiên thường tạo nên biến đổi xã hội. Khí hậu lạnh 
quá hay nóng quá, lũ lụt hay hạn hán, động đất đều đưa đến những biến đổi cuộc sống 
của con người. Những thay đổi theo chu kỳ trong thiên nhiên làm thay đổi cuộc sống sinh 
hoạt của con người. Thậm chí trong một vài trường hợp nó đã xóa đi cả một xã hội, cả một 
nền văn minh, như vào khoảng 1500 TCN, nền văn minh cổ đại Ấn Độ bị nước sông Hằng 
dâng lên và hủy diệt. Mặt khác, sự phân bố các nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng qui định 
phần lớn lối sống cua con người trên khu vực địa lý nhất định. Ở các xã hội sơ khái, trong 
khi khai thác thiên nhiên tùy thuộc vào quan niệm của các xã hội về không gian và thời 
gian. Ngày nay, quá trình công nghiệp hóa dựa trên một quan niệm “chế ngự thiên nhiên” 
đã đưa đến hiểm họa tàn phá thiên nhiên, ô nhiễm môi trường. Để giải quyết điều này, một 
PT
IT
131
số nước phương Tây đã rút ra được bài học về bảo vệ môi trường sinh thái hoặc là xuất 
khẩu những ngành công nghiệp gây ô nhiễm môi trường sang các nước đang phát triển. 
Tóm lại, cả những yếu tố bên trong và bên ngoài đều tạo ra sự biến đổi xã hội và cả hai 
là nguyên nhân khiến các xã hội sụp đổ. Sự biến đổi có thể mang ý nghĩa tích tực, tiến bộ 
nhưng cũng có thể mang ý nghĩa ngược lại. Những người ở Châu Âu thế kỷ XVIII đã có 
thể đúng trong khi tin tưởng rằng, sự biến đổi là vốn có trong tất cả các xã hội. Dẫu vậy, có 
thể họ không đúng, khi họ tin tưởng chắc chắn rằng sự biến đổi luôn luôn có ý nghĩa tiến 
bộ. 
3.3. Điều kiện biến đổi xã hội 
Biến đổi xã hội chịu tác động bởi những yếu tố bên trong và bên ngoài, tuy nhiên 
những yếu tố đó cũng cần có những điều kiện cần để xuất hiện tạo nên biến đổi xã hội. 
Những điều kiện đó là: 
a. Thời gian 
Bất cứ sự biến đổi nào cũng cần có thời gian, đây là một điều kiện quan trọng để có thể 
diễn ra sự biến đổi. Thời gian tự bản thân nó không tạo ra sự biến đổi, nhưng thời gian cần 
thiết cho sự biến đổi mới, thay thế cái đã lạc hậu bằng cái tiến bộ. Đặc biệt những vấn đề 
thuộc lĩnh vực văn hóa – xã hội, rất cần có thời gian đủ để cho nó tạo nên cái mới thay thế 
cho cái cũ. 
 b. Hoàn cảnh 
Sự biến đổi phải đặt trong một hoàn cảnh cụ thể về văn hóa và vật chất. Chỉ có 
trong một môi trường xã hội nhất định con người mới sống, hoạt động và chịu sự chi phối 
của hoàn cảnh, tạo nên đặc điểm khác nhau giữa các cá nhân. Ngược lại, con người không 
chỉ thụ động trước hoàn cảnh mà con người có thể tác động tích cực trở lại làm thay đổi 
hoàn cảnh. Biến đổi xã hội, vì thể không xảy ra trong chân không, nó phải có môi trường 
để nó triển khai các yếu tố đem lại sự biến đổi. 
c. Nhu cầu xã hội. 
Mỗi xã hội dù là đơn giản hay phức tạp, sơ khai hay hiện đại đều có những nhu cầu 
của mình về văn hóa, xã hội. Đây là điều kiện quan trọng nhất để có được sự biến đổi trong 
xã hội. Con người, về bản chất luôn tìm tòi, khám phá, phát hiện cái mới, do vậy nhu cầu 
xã hội là động lực thúc đẩy mạnh mẽ tư duy sáng tạo. Nói như Mác thì khi cuộc sống có 
nhu cầu, nó có sự thúc đẩy mạnh hơn các trường đại học. Sự đáp ứng của nhu cầu xã hội 
thường đi đến sự biến đổi đồng nghĩa với cái mới, cái tiến bộ. 
PT
IT
132
Cũng cần thấy rằng, đôi khi có nhu cầu nhưng con người trong một xã hội đáp ứng 
nhu cầu đó khác nhau. Thậm chí trái ngược nhau, xuất phát từ lợi ích của cá nhân hoặc 
nhóm xã hội trước một sự biến đổi xã hội. Ví dụ: nhà tư bản công nghiệp không muốn ứng 
dụng phát minh mới vì làm như vậy sẽ phải thay thế toàn bộ máy móc, trang thiết bị sản 
xuất. Hoặc vì muốn độc quyền, nhà tư bản không muốn tạo nên một sự thay đổi trong lĩnh 
vực sản xuất của họ. 
CHƯƠNG X – MỘT SỐ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU CỦA XÃ HỘI HỌC 
Trong phạm vi nghiên cứu hẹp hơn, nhận thức xã hội học trên mức độ này là gắn 
liền với cáy ếu tố, các khía cạnh, các lĩnh vực cụ thể của đời sống xã hội. Vì vậy, có thể nói 
có rất nhiều các lĩnh vực cụ thể khác nhau của thực tế xã hội trở thành đối tượng nhận thức 
của xã hội học. 
1. Xã hội học gia đình 
1.1. Khái niệm gia đình 
Khái niệm gia đình đã tồn tại từ thời nguyên thủy cho đến nay. Không phụ thuộc vào 
phương thức kiếm sống. Gia đình là nơi đáp ứng những nhu cầu cơ bản cho các thành viên 
của mình. 
 Khác biệt với cuộc sống cặp đôi của động vật, gia đình loài người luôn luôn bị ràng 
buộc theo các điều kiện văn hóa – xã hội của đời sống gia đình ở con người. 
 Từ xa xưa, các nhà triết học, các nhà tư tưởng đã nghiên cứu về gia đình. Thực tế , 
gia đình là một khái niệm phức hợp bao gồm các yếu tố sinh học, tâm lý, văn hóa, kinh tế 
... khiến cho nó không giống với bất cứ một nhóm xã hội nào. 
 Dưới khía cạnh xã hội học, gia đình thuộc về phạm trù cộng đồng xã hội. Từ đây nó 
có thể được xem xét như một nhóm xã hội nhỏ, đồng thời như một thiết chế xã hội mà có 
vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình xã hội hóa con người. 
1.2. Phân loại gia đình 
 Có nhiều cơ sở để chia gia đình thành các loại khác nhau. Ở đây dựa vào quy mô 
các thệ hệ trong gia đình để chia gia đình ra thành hai loại: gia đình lớn và gia đình nhỏ. 
PT
IT
133
 Gia đình lớn thường được coi là gia đình truyền thống liên quan tới dạng gia đình 
trong quá khứ. Gia đình lớn thương gồm cặp vợ chồng, con cái của họ và bố mẹ của họ 
nữa. 
 Gia đình nhỏ: trong đa số trường hợp nó là nhóm người thể hiện mối quan hệ của 
chồng và vợ với các con, hay cũng là mối quan hệ của một người vợ hoặc một người chồng 
với các con. Gia đình nhỏ là dạng gia đình đặc biệt quan trọng trong đời sống gia đình. Nó 
là kiểu gia đình của tương lai và ngày càng phổ biến. Nó hoàn toàn phù hợp với điều kiện 
sống của xã hội công nghiệp hóa. 
1.3. Phạm vi nghiên cứu của xã hội học gia đình 
 Xã hội học gia đình là một nhánh của xã hội học chuyên biệt. Nó nghiên cứu quá 
trình sinh ra, phát triển và sự hoạt động của gia đình như là một trong những hạt nhân đầu 
tiên của xã hội trong các điều kiện văn hóa, kinh tế - xã hội cụ thể, cũng như nghiên cứu về 
cơ cấu của chức năng gia đình trong xã hội. 
 Như vậy có thể chai đối tượng nghiên cứu của xã hội học gia đình có thể được chia 
ra theo các lĩnh vực sau: 
 Thứ nhất, nghiên cứu sinh ra, quá trình phát triển liên tục của gia đình trong các chế 
độ xã hội đã qua. 
 Thứ hai, nghiên cứu sự hoạt động của gia đình trong điều kiện xã hội cụ thể. Trong 
phạm vi này còn có thể chia ra theo các khía cạnh dưới đây: 
- Khía cạnh về mối quan hệ giữa gia đình và xã hội 
- Khía cạnh về các mối quan hệ trong gia đình 
- Khía cạnh về các chức năng của gia đình 
2. Xã hội học đô thị và nông thôn 
2.1. Xác định nông thôn và đô thị 
 Từ mỗi góc độ nghiên cứu cũng như từ các lĩnh vực hoạt động thực tiễn khác nhau 
người ta đều đưa ra cách xác định nông thôn và đô thị trên cơ sở phù hợp với nội dung 
nghiên cứu hay lĩnh vực hoạt động của mình. 
 Thực tế nông thôn và đô thị là hai khái niệm về mặt nội dung có hàng loạt đặc điểm 
có tín đối lập nhau. Sự phân chia đó dựa trên cơ sở các lĩnh vực hoạt động sống của xã hội 
như lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp, giao thông vận 
PT
IT
134
tải, dịch vụ, thông tin... hoặc dựa trên các thiết chế chủ yếu của xã hội như thiết chế kinh 
tế, văn hóa giáo dục, chính trị, gia đình... 
 Cũng có một số nhà xã hội học cho rằng nên phân biệt nông thông và đô thị theo sự 
khác biệt giữa chúng về các mặt kinh tế, xã hội và môi trường. 
 Nhấn mạnh từ góc độ xã hội học thì cả nông thôn và đô thị đều được coi là những 
hệ thống xã hội, những cộng đồng xã hội có những đặc trưng riêng biệt. 
 Một trong những cách xác định nông thôn và đô thị có thể dễ dàng được chấp nhạn 
là việc coi nông thông và đô thị như các hệ thống xã hội được phân biệt theo ba đặc trưng 
cơ bản sau: 
- Về các nhóm gia caapsm tầng lớp xã hội thì ở nông thôn đặc trưng chủ yếu là nông 
dân, ngoài nông dân ra ở từng xã hội còn có các giai cấp, tầng lớp khác như: địa 
chủ, phú nông hoặc nhóm thợ thủ công nghiệp. 
- Về lĩnh vực sản xuất chủ yếu thì ở nông thôn đặc trưng rõ nhất là sản xuất nông 
nghiệp. Ngoài ra còn có các cấu trúc phi nông nghiệp như dịch vụ, buôn bán, tiểu 
thủ công nghiệp... 
- Nông thôn thường đặc trưng với lối sống văn hóa của cộng đồng làng xã. Đây là 
đặc trưng lớn nhất để phân biệt giữa nông thôn và thành thị 
2.2. Lĩnh vực nghiên cứu của xã hội học đô thị 
Xã hội học đô thị là một nhánh của xã hội học chuyên biệt nghiên cứu về nguồn 
gốc bản chất và các quy luật chung cho sự phát triển và hoạt động của đô thị như một hệ 
thống các mối quan hệ xã hội đặc trưng cho một kiểu cư trú, tập trung cao trên một lãnh 
thổ hạn chế. 
Max Weber trong tác phẩm “Đô thị” (1905) đã chứng minh rằng cơ cấu xã hội của 
đô thị tạo khả năng cho sự phát triển của cá nhân và là công cụ cho sự thay đổi của lịch sử 
và ông xem đô thị như là một thiết chế xã hội. 
George Simmel trong công trình “Thành phố lớn và cuộc sống tinh thần” (1903) đã 
chú ý vào mô hình tương tác ở đô thị với tính chất chưc snangw và phi biểu cảm của các 
mối quan hệ và sự tiếp xúc ở độ thị. Cho rằng cá nhân trong đời sống độ thị không có bản 
sắc riêng. 
Những địa diện đầu tiên của xã hội học đô thị là các nhà xã hội học Mỹ: Robert 
Park, Lours Wirth. 
PT
IT
135
Theo A. Boskoff trong cuốn “Xã hội học về các vùng đô thị” thì phạm vị các vấn 
đề mà xã hội học đô thị được nghiên cứu là gia đình và hôn nhân, giáo dục trẻ em, tội 
phạm và đặc biệt tội phảm trẻ em, sự di cư, vấn đề chủng tộc, người già, sức khỏe âm lý, 
giai cấp xã hội, tôn giáo, học vấn và các xu hướng trong đời sống xã hội. 
Theo một số nhà xã hội học khác thì xã hội học đô thi tập trung nghiên cứu các lĩnh 
vực sau: 
- Vị trí của đô thị trong xã hội, trong hệ thống cư trú. Quá trình phát triển cảu đô thị 
trong các chế độ xã hội đã qua. 
- Nghiên cứu về cơ cấu xã hội cũng như các vấn đề nảy sinh và sự biến chuyển xã 
hội ở đô thị. 
- Nghiên cứu về đặc điểm lối sống văn hóa và các vấn đề của cộng đồng cư dân ở đôt 
hị cũng như môi trường đô thị. 
- Ngoài ra xã hội học đô thị còn nghiên cứu về quá trình quản lý đô thị, các yếu tố xã 
hội cũng như hậu quả của quá trình di dân, sự hoạt động xã hội của người dân thành 
phố. 
2.3. Lĩnh vực nghiên cứu của xã hội học nông thôn 
 Xã hội học nông thôn là một lĩnh vực nghiên cứu của xã hội học chuyên biệt. Nó 
nghiên cứu về nguồn gốc, sự tồn tại và sự phát triển của nông thôn như một cộng đồng xã 
hội. 
 Xã hội học nông thôn được phát triển mạnh ở Mỹ trong những năm 20 , 30 của thế 
kỷ XX. Một trong những nghiên cứu đầu tiên của lĩnh vực này là các công trình của P. 
Sorokin. 
 Theo các nhà xã hội học thuộc quan điểm cổ điển thì trong cơ cấu xã hội ở nông 
thôn, lĩnh vực sản xuất nông nghiêp trước đây là lĩnh vực chủ yếu thường chiếm 70%, còn 
lĩnh vực công nghiệp, thủ công chiếm 25%, lĩnh vực dịch vụ, thông tin chỉ chiếm khoảng 
5%. 
 Theo quan điểm hiện đại thì nông nghiệp không đơn giản là lĩnh vực sản xuất, nông 
nghiệp còn là lối sống không thể thiếu được trong đời sống con người. 
 Theo một số nhà xã hội học thì lĩnh vực nghiên cứu của xã hội học nông thôn có 
thể theo các hướng sau: 
- Nghiên cứu về vị trí, vai trò của nông thông trong xã hội, trong cơ cấu xã hội. 
PT
IT
136
- Nghiên cứu về cộng đồng nông thôn. 
- Nghiên cứu tính cộng đồng ở nông thôn. 
- Nghiên cứu về quá trình quản lý cũng như khía cạnh dân số, quá trình di dân, môi 
trường ở nông thôn. 
PT
IT
137
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Phạm Tất Dong – Lê Ngọc Hùng, Xã hội học, NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội 
2008 
2. Vũ Cao Đàm, Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Hà Nội 1996 
3. Trần Ngọc Thêm, Cơ sở văn hóa Việt Nam, TP Hồ Chí Minh 1995 
4. Nguyễn Khắc Viện, Từ điển xã hội học, Hà Nội 1994 
PT
IT

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_xa_hoi_hoc_dai_cuong_vu_tien_thanh.pdf