Các yếu tố cản trở sự tham gia của trẻ em vào các quyết định liên quan đến trẻ trong gia đình (Nghiên cứu trường hợp Hà Nội)

Tóm tắt: Sự tham gia của trẻ em vào các quyết định liên quan đến trẻ trong gia

đình là một nhu cầu phát triển toàn diện của trẻ trong thời kỳ mới và nhu cầu này

đã được thể chế hóa bằng pháp luật, cụ thể là ở Luật Bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ

em Việt Nam và Công ước quốc tế về Quyền trẻ em, tạo thành quyền tham gia của

trẻ. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu thực tế tại địa bàn Hà Nội, bài viết khái quát về

tình hình tham gia của trẻ em, đồng thời phân tích các yếu tố cản trở sự tham gia

của trẻ em vào các quyết định liên quan đến trẻ trong gia đình.

 

pdf 8 trang yennguyen 5220
Bạn đang xem tài liệu "Các yếu tố cản trở sự tham gia của trẻ em vào các quyết định liên quan đến trẻ trong gia đình (Nghiên cứu trường hợp Hà Nội)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Các yếu tố cản trở sự tham gia của trẻ em vào các quyết định liên quan đến trẻ trong gia đình (Nghiên cứu trường hợp Hà Nội)

Các yếu tố cản trở sự tham gia của trẻ em vào các quyết định liên quan đến trẻ trong gia đình (Nghiên cứu trường hợp Hà Nội)
Cỏc yếu tố cản trở sự tham gia của trẻ em 
vào cỏc quyết định liờn quan đến trẻ trong gia đỡnh 
(Nghiờn cứu trường hợp Hà Nội) 
Nguyễn Thị Quỳnh Hoa(*) 
Tóm tắt: Sự tham gia của trẻ em vào các quyết định liên quan đến trẻ trong gia 
đình là một nhu cầu phát triển toàn diện của trẻ trong thời kỳ mới và nhu cầu này 
đã đ−ợc thể chế hóa bằng pháp luật, cụ thể là ở Luật Bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ 
em Việt Nam và Công −ớc quốc tế về Quyền trẻ em, tạo thành quyền tham gia của 
trẻ. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu thực tế tại địa bàn Hà Nội, bài viết khái quát về 
tình hình tham gia của trẻ em, đồng thời phân tích các yếu tố cản trở sự tham gia 
của trẻ em vào các quyết định liên quan đến trẻ trong gia đình. 
Từ khóa: Trẻ em, Quyền trẻ em, Công −ớc quốc tế về Quyền trẻ em, Luật Bảo vệ, 
chăm sóc, giáo dục trẻ em Việt Nam, Hà Nội 
I. Về sự tham gia của trẻ em trong gia đình hiện nay 
Gia đình Việt Nam chịu ảnh h−ởng 
của nền văn hóa truyền thống, trong đó 
giá trị đạo đức của ng−ời con trong gia 
đình th−ờng đ−ợc thể hiện và đề cao ở 
đức hiếu thuận: cha mẹ dạy bảo thì con 
cái nghe theo. *)Trong mối quan hệ giữa 
trẻ em và ng−ời lớn ở gia đình, trẻ em 
luôn bị coi là “trẻ con” và việc trẻ em 
tham gia vào các công việc chung cũng 
nh− những việc có liên quan đến chính 
các em còn xa lạ.( Trong điều kiện xã hội 
Việt Nam đang phát triển và hội nhập 
quốc tế, gia đình Việt Nam bên cạnh 
việc l−u giữ các giá trị văn hóa truyền 
thống còn tiếp nhận các giá trị văn hóa 
(*) Ths., Viện Nghiên cứu Thanh niên; email: 
hoaquynh1801@yahoo.com 
mới, trong đó có giá trị xác định quyền 
của trẻ em trong gia đình. Tuy nhiên, 
một giá trị mới nh− vậy không phải đi 
vào cuộc sống một cách dễ dàng và đ−ợc 
chấp nhận ở mọi cộng đồng, mọi gia 
đình, nhất là đối với các gia đình mang 
nặng t− t−ởng truyền thống, hay còn 
nặng phong tục tập quán đánh giá thấp 
vị thế, vai trò của phụ nữ và trẻ em 
trong gia đình. Mặc dù đã đ−ợc luật hóa 
trong đời sống xã hội n−ớc ta, nh−ng 
trên thực tế quy định về quyền tham gia 
của trẻ em vẫn ch−a đ−ợc thực hiện một 
cách đầy đủ, đặc biệt trong môi tr−ờng 
gia đình. 
Đánh giá về sự tham gia của trẻ em 
trong gia đình, các nghiên cứu cho thấy: 
tr−ớc đây, trong gia đình quan hệ cha 
mẹ - con cái th−ờng đ−ợc thừa nhận 
Các yếu tố cản trở 35 
theo một chiều là con cái phục tùng cha 
mẹ. Ngày nay mối quan hệ này đã có sự 
thay đổi, vai trò và vị thế của con cái 
trong gia đình dần đ−ợc xác lập trong 
cách nhìn nhận của cha mẹ, mặc dù 
không phải trong bất kỳ gia đình nào ý 
kiến của con cái cũng có giá trị (ủy ban 
Dân số, Gia đình và Trẻ em, 2004; 
Hoàng Thị Huyền, Andy West, 2014). 
Tuy vậy, đã đang dần có những chuyển 
biến tích cực trong việc thực hiện quyền 
tham gia của trẻ em trong gia đình. 
Những điều đó đ−ợc thể hiện rõ qua số 
liệu của các điều tra, khảo sát: có 64% 
thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 14-17 
cho rằng gia đình có lắng nghe ý kiến 
của mình (Bộ Y tế, Tổng cục Thống kê, 
WHO và UNICEF Việt Nam, 2005); 
45,5% em đ−ợc hỏi cho rằng ý kiến của 
trẻ em trong gia đình đã đ−ợc lắng nghe 
và tôn trọng, 50,3% em khẳng định ý 
kiến của trẻ em đã đ−ợc cha mẹ lắng 
nghe nh−ng còn hạn chế, chỉ 1,5% cho 
rằng tiếng nói của trẻ em trong gia đình 
ch−a đ−ợc ng−ời lớn lắng nghe và tôn 
trọng (Tổ chức Cứu trợ Trẻ em Thụy 
Điển - Phòng Giáo dục huyện Yên Lạc, 
Vĩnh Phúc, 2006); 32% em đ−ợc cha mẹ 
hỏi ý kiến ít nhất một việc trong gia 
đình (Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, 
Tổng cục Thống kê, Viện Nghiên cứu 
Gia đình và Giới và UNICEF Việt Nam, 
2008); khoảng 80% cha mẹ cho rằng cha 
mẹ hiện nay đều có hỏi ý kiến con cái 
(Hoàng Thị Huyền, Andy West, 2014). 
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi 
cũng cho kết quả t−ơng tự(*), phần đông 
(*) Nghiên cứu đ−ợc tiến hành tại hai địa bàn: quận 
Hai Bà Tr−ng (đặc tr−ng cho khu vực nội thành) và 
huyện Phú Xuyên (đặc tr−ng cho khu vực ngoại 
thành) trong năm 2013 và 2014. Kết quả khảo sát căn 
cứ trên phiếu hỏi với 280 trẻ em (trong độ tuổi 11-17) 
đang đi học và 140 cha mẹ trẻ em, đồng thời dựa trên 
kết quả khảo sát định tính (10 trẻ em, 10 cha mẹ). 
trẻ em (93,6%) và cha mẹ (99,3%) cho 
rằng các em đ−ợc cha mẹ và ng−ời lớn 
trong gia đình hỏi ý kiến ở các mức độ 
khác nhau về những vấn đề có liên quan 
đến các em. 
Các vấn đề trẻ đ−ợc tham gia trong 
gia đình chủ yếu là những vấn đề liên 
quan trực tiếp đến sự phát triển của trẻ 
nh−: học tập, quan hệ bạn bè, sinh hoạt 
hàng ngày, vui chơi giải trí (Đỗ Thị 
Ngọc Ph−ơng, 2009; Nguyễn Thị Quỳnh 
Hoa, 2014; Hoàng Thị Huyền, Andy 
West, 2014). Điều đáng nói là tỷ lệ trẻ 
cho rằng mình đ−ợc trao đổi, hỏi ý kiến 
ở các nhóm vấn đề trên đều thấp hơn so 
với tỷ lệ trả lời của cha mẹ (Nguyễn Thị 
Quỳnh Hoa, 2014). 
Đối với các vấn đề khác trong gia 
đình, sự tham gia của trẻ em ở mức độ 
thấp hơn, cụ thể nh−: sản xuất kinh 
doanh hoặc công việc làm ăn; mua sắm 
những đồ đạc đắt tiền; sắm sửa những 
đồ dùng mà mình có thể mua trong gia 
đình; việc làm nhà/sửa nhà; phân chia 
tài sản, của cải. Với trẻ em ở nông thôn, 
một số công việc sản xuất liên quan đến 
việc đồng áng cũng đ−ợc cha mẹ hỏi ý 
kiến (Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, 
Tổng cục Thống kê, Viện Nghiên cứu Gia 
đình và Giới và UNICEF Việt Nam, 2008). 
Tuy đã có những chuyển biến tích 
cực, song sự tham gia ý kiến của trẻ em 
trong gia đình vẫn còn có những bất 
cập, hạn chế. Các cuộc điều tra cho 
thấy, vẫn còn một bộ phận không nhỏ 
trẻ em ch−a đ−ợc tham gia ý kiến vào 
các vấn đề trong gia đình ở các khía 
cạnh khác nhau (khoảng 1/3 thanh 
thiếu niên (Bộ Y tế, Tổng cục Thống 
kê, WHO và UNICEF Việt Nam, 2005) 
và khoảng 2/3 vị thành niên (Bộ Văn 
hóa - Thể thao và Du lịch, Tổng cục 
Thống kê, Viện Nghiên cứu Gia đình và 
36 Thông tin Khoa học xã hội, số 10.2015 
Giới và UNICEF Việt Nam, 2008) ch−a 
đ−ợc tham gia ý kiến, nhất là ở những 
vấn đề chung của gia đình nh− công việc 
sản xuất kinh doanh, mua sắm đồ đạc 
đắt tiền, việc làm nhà/sửa nhà). Nhiều 
bậc cha mẹ khẳng định sự độc đoán của 
mình đối với tiếng nói và sự tham gia 
của con cái khi cho rằng trẻ còn ít tuổi 
nên không thể đ−a ra ý kiến, mọi quyết 
định trong gia đình phải do cha mẹ quyết 
(Hoàng Thị Huyền, Andy West, 2014). 
Cùng với việc đ−ợc tham gia bày tỏ 
ý kiến là việc trẻ đ−ợc tự quyết định các 
vấn đề liên quan đến bản thân nh−: lựa 
chọn trang phục đi học, đi chơi; lựa chọn 
chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi; lựa chọn 
tr−ờng, lớp; thời gian học ở nhà; học 
thêm/học nghề; lựa chọn quan hệ bạn 
bè; lựa chọn hình thức vui chơi giải 
trí, Kết quả điều tra năm 2006 cho 
thấy, tỷ lệ cha mẹ quyết định hoàn toàn 
các vấn đề liên quan đến bản thân trẻ 
ở mức rất thấp (Bộ Văn hóa - Thể thao 
và Du lịch, Tổng cục Thống kê, Viện 
Nghiên cứu Gia đình và Giới và 
UNICEF Việt Nam, 2008), nh−ng kết 
quả khảo sát của chúng tôi lại cho kết 
quả ng−ợc lại: tỷ lệ trẻ đ−ợc quyết định 
hoàn toàn các vấn đề có liên quan đến 
bản thân là thấp. Cụ thể, chỉ một bộ 
phận trẻ em (47,1%) và cha mẹ (20,8%) 
cho rằng các em đ−ợc quyết định những 
vấn đề liên quan đến bản thân (Nguyễn 
Thị Quỳnh Hoa, 2014). Nhìn chung, sự 
tham gia của trẻ em chủ yếu ở khía 
cạnh tham gia ý kiến và tiếp nhận 
thông tin về những vấn đề có liên quan 
đến bản thân, còn sự tham gia ở mức 
cao là rất hạn chế. 
Một khía cạnh khác đáng l−u ý là, 
trong nhiều gia đình, việc ra quyết định 
ở một số vấn đề lại đ−ợc cha mẹ khoán 
trắng cho trẻ, thậm chí ở những lĩnh vực 
mà trẻ ch−a đủ thông tin cũng nh− 
năng lực để ra quyết định đúng, chẳng 
hạn nh− quyết định việc nghỉ học. Đây 
là những gia đình có mô hình giáo dục 
thờ ơ, không quan tâm hoặc mô hình 
giáo dục nuông chiều con cái nên phó 
mặc cho trẻ tự tìm hiểu, tự quyết định 
những điều mà các em ch−a đủ khả 
năng hiểu một cách thấu đáo (Bộ Y tế, 
Tổng cục thống kê, WHO và UNICEF 
Việt Nam, 2005; Nguyễn Thị Quỳnh 
Hoa, 2014). Điều đó đã dẫn đến một kết 
quả ng−ợc lại là trẻ em có thể thực hiện 
những hành vi lệch chuẩn mà các em 
không ý thức đ−ợc. 
II. Những yếu tố cản trở sự tham gia của trẻ em vào 
các quyết định liên quan đến trẻ trong gia đình 
Thực tế cho thấy, trong bối cảnh 
nhiều gia đình Việt Nam vẫn còn chịu 
ảnh h−ởng của nền văn hóa truyền 
thống thì trẻ em còn gặp nhiều khó 
khăn, cản trở trong quá trình tham gia. 
Nghiên cứu thực tế của chúng tôi tại Hà 
Nội sẽ góp phần làm rõ hơn vấn đề này. 
1. Sự phân biệt về giới 
Các giá trị và quy tắc văn hóa 
truyền thống đặt trẻ em gái vào vị trí 
yếu hơn trong gia đình so với các em 
trai vẫn tiếp tục là rào cản cho sự tham 
gia của trẻ em trong gia đình hiện nay. 
Khảo sát cho thấy, trẻ em nam đ−ợc 
tham gia ý kiến và đ−ợc quyết định các 
vấn đề có liên quan đến bản thân nhiều 
hơn, trong đó có những vấn đề quan 
trọng đối với sự phát triển của các em 
(nh− việc định h−ớng học lên cao, việc 
lựa chọn chế độ ăn uống, chế độ nghỉ 
ngơi), còn trẻ em nữ bị phụ thuộc vào 
quyết định của cha mẹ và ng−ời lớn 
trong gia đình nhiều hơn. Cụ thể, tỷ lệ 
trẻ em nam đ−ợc tham gia trao đổi, bày 
tỏ ý kiến và đ−ợc tạo điều kiện tiếp cận 
Các yếu tố cản trở 37 
thông tin về các vấn đề liên quan đến 
bản thân ở mức th−ờng xuyên nhiều 
hơn trẻ em nữ (tỷ lệ t−ơng ứng 37,3% so 
với 31,5%; 55,9% so với 46,6%), trong 
khi trẻ em nữ đ−ợc trao đổi ý kiến và 
đ−ợc tiếp cận thông tin ở mức thỉnh 
thoảng nhiều hơn (tỷ lệ t−ơng ứng 
43,8% so với 40,2%; 46,1% so với 39,2%). 
T−ơng tự, trẻ em nam đ−ợc quyết định 
các vấn đề liên quan đến bản thân cả ở 
mức tự quyết định (15,7%) và quyết 
định dựa trên ý kiến của cha mẹ (41,2%) 
cao hơn so với trẻ em nữ (tỷ lệ t−ơng 
ứng 6,7% và 34,8%), trong khi trẻ em nữ 
cho rằng cha mẹ th−ờng quyết định các 
vấn đề dựa trên ý kiến của các em nhiều 
hơn (44,9% so với 37,3%). 
Tính tích cực, chủ động tham gia 
trao đổi ý kiến của trẻ em nam cũng cao 
hơn so với trẻ em nữ. Khi ý kiến đ−a ra 
trao đổi bị cha mẹ và ng−ời lớn trong gia 
đình bỏ qua, các em nam th−ờng tìm 
cách bộc lộ, bày tỏ ý kiến vào dịp khác 
(70,6%) hoặc nhờ ng−ời khác trao đổi lại 
ý kiến của mình với cha mẹ (30,4%) 
nhiều hơn so với các em nữ (tỷ lệ t−ơng 
ứng 64,6% và 29,2%). Ng−ợc lại, các em 
nữ th−ờng không biết làm gì (15,7%) 
hoặc chấp nhận, nghe theo lời cha mẹ 
(19,7%) nhiều hơn so với các em nam (tỷ 
lệ t−ơng ứng 11,8% và 8,8%). 
Có thể thấy, định kiến giới vẫn còn 
tồn tại với biểu hiện đặc tr−ng là xu 
h−ớng đề cao vai trò của nam giới, đánh 
giá thấp vị thế, vai trò và tiếng nói của 
phụ nữ trong gia đình. Sự thiên vị ở 
mức độ nhất định (chẳng hạn −u tiên ý 
kiến, sở thích, mong muốn của con trai 
hơn con gái) có thể đem đến những hậu 
quả không tích cực đối với việc thực 
hiện quyền tham gia của trẻ em gái. Nó 
không khuyến khích các em gái tích cực 
tham gia vào các vấn đề của bản thân 
hay quá trình đ−a ra quyết định cho 
chính mình. Và điều này cho thấy, mặc 
dù trong bối cảnh hội nhập hiện nay, 
phụ nữ và nam giới đang dần trở nên 
bình đẳng hơn, nh−ng một giá trị mới 
khẳng định vai trò tham gia tích cực 
của trẻ em nữ trong gia đình không 
phải đi vào cuộc sống một cách dễ dàng 
và đ−ợc chấp nhận ở mọi gia đình. 
2. Sự phân biệt về độ tuổi và học vấn 
Những trẻ em lớn tuổi hơn và 
những trẻ có học lực tốt hơn th−ờng 
đ−ợc trao đổi, chia sẻ ý kiến và có tiếng 
nói quyết định nhiều hơn những trẻ em 
ít tuổi và những trẻ có học lực kém. 
Thực tế, tỷ lệ trẻ 11-14 tuổi cho rằng 
cha mẹ tự quyết định các vấn đề của các 
em (16,3%) cao hơn nhiều so với tỷ lệ 
này ở nhóm trẻ 15-17 tuổi (3,3%). Nhóm 
trẻ có trình độ học vấn ở bậc trung học 
cơ sở (đặc biệt là lớp 6 và lớp 7) tham gia 
ý kiến ở mức độ th−ờng xuyên không 
cao (< 37,0%), chủ yếu là ở mức thỉnh 
thoảng (37,0-52,0%), trong khi trẻ em có 
trình độ học vấn trung học phổ thông 
tham gia ý kiến vào các vấn đề có liên 
quan ở mức th−ờng xuyên cao hơn (> 
37,0%). Khảo sát định tính cho thấy, 
một số cha mẹ cho rằng họ th−ờng nghe 
lời những đứa con học giỏi hơn là những 
đứa con học yếu. Nói cách khác, mức độ 
tham gia của trẻ em còn phụ thuộc vào 
độ tuổi và kết quả học tập của các em. 
3. Tâm lý, tính cách của trẻ em 
Khảo sát cũng cho thấy, những trẻ 
có tính cách rụt rè, nhút nhát, ngại bộc 
lộ, thể hiện bản thân và th−ờng nghe lời 
cha mẹ, ng−ời lớn trong gia đình một 
cách cứng nhắc thì việc tham gia cũng 
nh− tiếp cận thông tin về các vấn đề có 
liên quan ở mức thỉnh thoảng nhiều 
hơn, trong khi những trẻ có tính cách 
38 Thông tin Khoa học xã hội, số 10.2015 
bạo dạn, sôi nổi, cá tính, thích trao đổi, 
tranh luận và th−ờng làm những điều 
mình thích thì tham gia ý kiến cũng 
nh− tiếp cận thông tin về các vấn đề có 
liên quan đến bản thân ở mức th−ờng 
xuyên cao hơn. Đồng thời với đó, trẻ bạo 
dạn, sôi nổi, cá tính th−ờng quyết định 
các vấn đề liên quan đến bản thân 
nhiều hơn, còn với trẻ rụt rè, nhút nhát 
thì cha mẹ quyết định vấn đề của các 
em nhiều hơn. 
4. Quy mô gia đình 
Quy mô gia đình lớn với số thế hệ và 
số thành viên trong gia đình càng nhiều 
thì sự tham gia của trẻ lại càng không 
thuận lợi. Trong gia đình 3 thế hệ, cha 
mẹ và ng−ời lớn trong gia đình th−ờng 
quyết định vấn đề của các em nhiều 
hơn, trong đó tỷ lệ cha mẹ tự quyết định 
vấn đề của các em (13,7%) cao hơn so 
với tỷ lệ này ở gia đình 2 thế hệ (8,1%). 
Trong gia đình có 1-2 con, trẻ đ−ợc tham 
gia ý kiến, đ−ợc tiếp cận thông tin và 
đ−ợc quyết định các vấn đề liên quan 
đến bản thân ở mức th−ờng xuyên hơn, 
trong gia đình có 3 con trở lên thì trẻ 
đ−ợc tham gia ý kiến, đ−ợc tiếp cận 
thông tin và đ−ợc quyết định ở mức 
thỉnh thoảng nhiều hơn. 
5. Điều kiện kinh tế gia đình 
Sự quan tâm và nhận thức của các 
bậc cha mẹ đối với việc thực hiện quyền 
tham gia của trẻ em có mối quan hệ 
chặt chẽ với điều kiện kinh tế của hộ gia 
đình. Những gia đình có thu nhập cao có 
sự quan tâm trao đổi, hỏi ý kiến con cái 
và tạo điều kiện để con cái tiếp cận 
thông tin về các vấn đề liên quan đến 
bản thân cao hơn những gia đình có thu 
nhập thấp. Tỷ lệ cha mẹ trong gia đình 
có thu nhập từ 10 triệu trở lên th−ờng 
xuyên trao đổi, hỏi ý kiến con cái 
(78,3%) cao hơn hẳn so với những gia 
đình có thu nhập d−ới 3 triệu (52,9%); 
và việc tạo điều kiện để con cái tiếp cận 
thông tin ở hai nhóm của gia đình này 
cũng có sự chênh lệch đáng kể (tỷ lệ 
t−ơng ứng 73,9% và 52,9%). Tuy nhiên, 
việc quyết định các vấn đề liên quan 
đến trẻ lại có sự khác biệt theo chiều 
ng−ợc lại. Thu nhập của gia đình càng 
cao thì cha mẹ càng tự quyết định các 
vấn đề của con cái nhiều hơn, và ng−ợc 
lại, thu nhập của gia đình càng thấp thì 
trẻ em càng đ−ợc tham gia quyết định 
các vấn đề của mình nhiều hơn. Thực tế 
kết quả khảo sát định tính cho thấy, 
những gia đình có điều kiện vật chất 
khá hơn th−ờng quan tâm chăm sóc, 
chiều chuộng, lắng nghe ý kiến của con, 
nh−ng cũng vì thế mà có sự can thiệp, 
quyết định vào các vấn đề của trẻ nhiều 
hơn. Trong khi đó, những gia đình có 
điều kiện vật chất khó khăn hơn thì cha 
mẹ th−ờng ít quan tâm chia sẻ với con 
cái nên các em là ng−ời chủ động quyết 
định các vấn đề của mình nhiều hơn. 
6. Môi tr−ờng văn hóa gia đình 
ở môi tr−ờng gia đình mà các thành 
viên ứng xử theo tôn ti trật tự, trẻ em 
nghe lời ng−ời lớn trong mọi tr−ờng hợp 
thì sự tham gia ý kiến và tiếp nhận 
thông tin về các vấn đề liên quan của 
trẻ chỉ ở mức thỉnh thoảng là chủ yếu. 
Đồng thời, việc quyết định các vấn đề 
của các em thuộc về cha mẹ nhiều hơn. 
Ng−ợc lại, trẻ em trong các gia đình cởi 
mở, các thành viên th−ờng đ−ợc làm 
theo những điều mình thích cho rằng 
các em đ−ợc tham gia ý kiến cũng nh− 
đ−ợc tiếp nhận thông tin về các vấn đề 
liên quan đến bản thân ở mức th−ờng 
xuyên (59,6% và 64,0) cao hơn hẳn so 
với trẻ em trong các gia đình mà con cái 
luôn nghe lời ng−ời lớn (15,7% và 
Các yếu tố cản trở 39 
41,0%), đồng thời với đó, các em cũng 
đ−ợc quyết định các vấn đề liên quan 
đến bản thân nhiều hơn. 
7. Sự hạn chế trong nhận thức về 
quyền tham gia và khả năng tham gia 
của trẻ em 
Có thể thấy, nếu nhận thức về 
quyền tham gia của trẻ em thấp thì việc 
thực hiện quyền đó của trẻ em cũng bị 
hạn chế. Kết quả khảo sát của chúng tôi 
trong nghiên cứu tại địa bàn Hà Nội 
cũng đã làm sáng tỏ nhận định trên. 
Nhìn chung, hiểu biết của cha mẹ và trẻ 
em về quyền tham gia của trẻ em từ hai 
văn bản chính là Công −ớc quốc tế về 
quyền trẻ em và Luật Bảo vệ, chăm sóc, 
giáo dục trẻ em Việt Nam còn rất hạn 
chế, chủ yếu là mới nghe nói đến, trong 
khi đó nội dung chi tiết về quyền tham 
gia và những vấn đề liên quan trong 
quá trình ra quyết định là rất mới mẻ 
với nhiều cha mẹ và trẻ em. 
Mặt khác, mặc dù nhận thức đ−ợc 
sự tham gia của trẻ em vào các vấn đề 
liên quan là cần thiết, mang lại lợi ích 
tốt đẹp cho sự phát triển của trẻ nh−ng 
cả cha mẹ và trẻ em (đặc biệt là cha mẹ) 
lại ch−a tin t−ởng hoàn toàn vào khả 
năng ra quyết định, khả năng tham gia 
giải quyết các vấn đề của trẻ. Nhiều cha 
mẹ còn đề cao quan điểm truyền thống 
cho rằng cha mẹ và ng−ời lớn trong gia 
đình luôn có những quyết định phù hợp 
cho trẻ em hơn. Điều này khiến cho 
không ít ng−ời (25,7% cha mẹ và 17,1% 
trẻ em) có ý kiến rằng “trẻ em cần nghe 
lời cha mẹ và ng−ời lớn trong gia đình”. 
Chỉ một bộ phận (18,2% trẻ em và 17,9% 
cha mẹ) cho rằng “trẻ em cần thể hiện rõ 
chính kiến của mình và ra quyết định”. 
Mặt khác, sự thiếu tự tin của chính 
trẻ em khi nhìn nhận về vai trò và năng 
lực của bản thân trong tham gia các vấn 
đề có liên quan cũng là một rào cản lớn. 
Trẻ em cho rằng một số nguyên nhân 
khiến cho ý kiến của các em th−ờng 
không đ−ợc cha mẹ và ng−ời lớn trong 
gia đình chấp nhận là do ng−ời lớn 
quyết định tốt hơn trẻ em (41,1%), ý 
kiến của trẻ em ch−a thực sự hiệu quả 
(40,0%) và do trẻ em có trách nhiệm 
vâng lời ng−ời lớn (39,3%). Một khi trẻ 
em ch−a đủ tự tin vào khả năng tham 
gia của chính mình thì các em khó có 
thể chủ động h−ởng thụ quyền tham gia 
của mình một cách đầy đủ. 
8. Đặc điểm văn hóa cộng đồng 
truyền thống 
Đặc điểm văn hóa cộng đồng truyền 
thống với nét nổi trội là mối quan hệ 
dựa trên thứ bậc về mặt quyền lực, địa 
vị, độ tuổi, gây cản trở sự tham gia 
thực sự của trẻ em. Thực tế, địa bàn 
khảo sát là hai khu vực có đặc điểm 
kinh tế, văn hóa khác nhau và chịu sự 
ảnh h−ởng khác nhau của quá trình hội 
nhập. Hai Bà Tr−ng là quận nội thành 
có tốc độ phát triển về kinh tế, văn hóa, 
xã hội khá nhanh của Thủ đô và có quá 
trình giao l−u, hội nhập quốc tế diễn ra 
mạnh mẽ thời gian qua. Trong khi đó, 
Phú Xuyên - một huyện ngoại thành, 
tr−ớc đây thuộc tỉnh Hà Tây cũ, đ−ợc 
sáp nhập vào Hà Nội từ ngày 1/8/2008. 
Đây là huyện ngoại thành thuần nông, 
vốn chịu ảnh h−ởng của các giá trị gia 
đình, giá trị xã hội truyền thống với lối 
sống gia tr−ởng, nặng về tôn ti, thứ bậc 
trong gia đình, dòng họ, làng xã: “cha 
mẹ đặt đâu con ngồi đấy”, “cá không ăn 
muối cá −ơn, con không nghe lời cha mẹ 
trăm đ−ờng con h−”. Các giá trị này gây 
cản trở sự tham gia thực sự của trẻ. 
Khảo sát cho thấy, trẻ em sống ở khu 
vực nội thành đ−ợc tham gia ý kiến 
40 Thông tin Khoa học xã hội, số 10.2015 
(47,9%) và tiếp cận thông tin về các vấn 
đề có liên quan đến bản thân (55,7%) ở 
mức th−ờng xuyên cao hơn nhiều so với 
các em ở huyện ngoại thành (tỷ lệ t−ơng 
ứng 19,3% và 45,0%). 
9. Sự hạn chế trong công tác truyền 
thông, giáo dục về quyền tham gia của 
trẻ em tại địa ph−ơng 
Công tác truyền thông, giáo dục về 
quyền tham gia của trẻ em ở địa ph−ơng 
còn rất hạn chế. Có thể thấy, các 
ph−ơng tiện truyền thông đại chúng 
đ−ợc đánh giá là kênh thông tin hữu 
hiệu nhất, trong khi đó kênh giáo dục, 
truyền thông tại địa ph−ơng lại không 
đ−ợc đánh giá cao. Điều này xuất phát 
từ hai lý do: (1) Do các hoạt động tuyên 
truyền, phổ biến kiến thức về quyền 
tham gia của trẻ em tại các địa ph−ơng 
hiện nay còn nghèo về nội dung, thiếu 
hấp dẫn về hình thức nên ch−a thu hút 
đ−ợc sự tham gia của đông đảo trẻ em 
và các bậc cha mẹ. (2) Do chính các bậc 
cha mẹ không tích cực tham gia vào các 
hoạt động nâng cao kiến thức về quyền 
tham gia của trẻ em tại địa ph−ơng. 
Nền kinh tế thị tr−ờng với sự cạnh 
tranh mạnh mẽ đã khiến nhiều cha mẹ 
bị cuốn theo guồng quay của nó và họ 
không có thời gian để tham gia vào các 
hoạt động xã hội khác ở địa ph−ơng. 
Chính vì thế, họ không tiếp nhận đ−ợc 
các thông tin, kiến thức về quyền tham 
gia của trẻ em từ chính quyền hoặc các 
tổ chức đoàn thể tại địa ph−ơng. Điều 
này góp phần làm hạn chế sự tham gia 
của trẻ em nói chung và sự tham gia 
của trẻ em trong gia đình nói riêng. 
* * * 
Tóm lại, có thể thấy, trẻ em hiện 
nay đã có sự tham gia vào các quyết 
định liên quan đến trẻ trong gia đình 
nh−ng chủ yếu ở khía cạnh tham gia ý 
kiến và tiếp nhận thông tin về những 
vấn đề có liên quan đến bản thân, sự 
tham gia ở mức cao là quyết định các 
vấn đề có liên quan là rất thấp. Những 
yếu tố cản trở sự tham gia của trẻ em 
trong gia đình hiện nay bao gồm: sự 
phân biệt về giới, độ tuổi, học vấn của 
trẻ; đặc điểm tâm lý nhút nhát, rụt rè 
của trẻ; sự hạn chế trong nhận thức của 
cha mẹ và trẻ em về quyền và khả năng 
tham gia của trẻ; yếu tố quy mô, điều 
kiện kinh tế, môi tr−ờng văn hóa gia 
đình và sự hạn chế trong công tác giáo 
dục, truyền thông về quyền tham gia 
của trẻ em tại địa ph−ơng. Để sự tham 
gia của trẻ em nói chung và trong môi 
tr−ờng gia đình nói riêng không còn gặp 
nhiều rào cản cũng nh− để quyền tham 
gia của trẻ em đ−ợc thực hiện có hiệu 
quả trong thực tiễn, cần có sự quan tâm 
thay đổi tr−ớc hết về mặt nhận thức, 
thái độ từ chính bản thân trẻ em, các 
bậc cha mẹ, nhà tr−ờng, cộng đồng xã 
hội về quyền và khả năng tham gia của 
trẻ em. Ngoài ra, các cơ quan chức năng 
thực thi pháp luật, các ph−ơng tiện 
truyền thông đại chúng, các nhà nghiên 
cứu, cần có những ch−ơng trình, kế 
hoạch hành động can thiệp phù hợp và 
có hiệu quả nhằm giúp cho việc thực thi 
quyền tham gia của trẻ em đ−ợc đảm 
bảo đúng với tinh thần của Công −ớc 
quốc tế về Quyền trẻ em và Luật Bảo 
vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em Việt Nam 
trong thực tiễn  
tài liệu trích dẫn 
1. Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, 
Tổng cục Thống kê, Viện Nghiên cứu 
Gia đình và Giới và UNICEF Việt 
Nam (2008), Kết quả Điều tra Gia 
Các yếu tố cản trở 41 
đình Việt Nam năm 2006 - Những 
phát hiện chính, Hà Nội. 
2. ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em 
(2004), Thực trạng và những vấn đề 
đặt ra đối với gia đình Việt Nam 
hiện nay (Phân tích các tài liệu 
nghiên cứu và điều tra về gia đình 
Việt Nam đ−ợc tiến hành 10 năm 
gần đây 1993-2003), Tài liệu l−u 
hành nội bộ. 
3. Tổ chức Cứu trợ Trẻ em Thụy Điển - 
Phòng Giáo dục huyện Yên Lạc, Vĩnh 
Phúc (2006), Báo cáo khảo sát Trẻ em 
đánh giá kết quả thực hiện quyền trẻ 
em tại Trung Nguyên và Liên Châu, 
huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc. 
4. Bộ Y tế, Tổng cục thống kê, WHO và 
UNICEF Việt Nam (2005), Điều tra 
Quốc gia về Vị thành niên và Thanh 
niên Việt Nam (SAVY 1), Hà Nội. 
5. Nguyễn Thị Quỳnh Hoa (2014), Kết 
quả khảo sát các yếu tố ảnh h−ởng 
đến sự tham gia của trẻ em vào các 
quyết định liên quan đến trẻ trong 
gia đình. 
6. Hoàng Thị Huyền, Andy West 
(2014), Báo cáo nghiên cứu Sự tham 
gia của trẻ em tại Việt Nam. 
7. Đỗ Thị Ngọc Ph−ơng (2009), Báo cáo 
tổng hợp đề tài khoa học cấp Bộ mã 
số CB2008-04-03, Đánh giá việc thực 
hiện Công −ớc quốc tế về quyền trẻ 
em theo nhóm quyền tham gia và 
những giải pháp thúc đẩy thực hiện 
quyền tham gia của trẻ em, Cục Bảo 
vệ chăm sóc trẻ em, Bộ Lao động, 
Th−ơng binh và Xã hội. 

File đính kèm:

  • pdfcac_yeu_to_can_tro_su_tham_gia_cua_tre_em_vao_cac_quyet_dinh.pdf