Cách mạng công nghiệp 4.0 và sự tác động đến xu hướng khởi nghiệp ở Việt Nam hiện nay

TÓM TẮT

Sự phát triển của thành tựu về khoa học kỹ thuật đã làm thay đổi sâu sắc đời sống xã hội, đặc biệt

cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ tư, hay còn gọi là cách mạng 4.0 đã đặt con người trước những

cơ hội lẫn thách thức vô cùng to lớn. Việt Nam là đất nước đang phát triển, việc tiếp cận những thành tựu

của cách mạng công nghiệp 4.0 là con đường ngắn nhất để tạo bước phát triển đột phá, rút ngắn khoảng

cách về trình độ phát triển với các nước trên thế giới. Nó còn là cơ hội cho giới trẻ Việt Nam định hướng

hành vi nghề nghiệp theo xu thế của khoa công nghệ hiện đại, biến thách thức thành thời cơ, gặt hái thành

công trong quá trình khởi nghiệp.

Cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang thay đổi mọi mặt của đời sống xã hội từ sản xuất đến thương

mại, y tế, giáo dục, các thành phần xã hội mà bắt đầu là các nước phát triển. Trong phạm vi bài viết này,

tác giả chỉ đề cập đến những tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến xu hướng khởi nghiệp của giới

trẻ Việt Nam hiện nay.

pdf 7 trang yennguyen 4200
Bạn đang xem tài liệu "Cách mạng công nghiệp 4.0 và sự tác động đến xu hướng khởi nghiệp ở Việt Nam hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Cách mạng công nghiệp 4.0 và sự tác động đến xu hướng khởi nghiệp ở Việt Nam hiện nay

Cách mạng công nghiệp 4.0 và sự tác động đến xu hướng khởi nghiệp ở Việt Nam hiện nay
Kỷ yếu kỷ niệm 35 năm thành lập Trường ĐH ng nghiệp Th ph m T h inh -2017) 
321 
CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 VÀ SỰ TÁC ĐỘNG ĐẾN 
XU HƢỚNG KHỞI NGHIỆP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 
Phan Thị Ngọc Uyên 
Trường Đại họ ng nghiệp Th c ph m Tp.HCM 
Email: uyenptn@cntp.edu.vn 
Ngày nhận bài: 30/06/2017; Ngày chấp nhận đăng: 30/8/2017 
TÓM TẮT 
Sự phát triển của thành tựu về khoa học kỹ thuật đã làm thay đổi sâu sắc đời sống xã hội, đặc biệt 
cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ tư, hay còn gọi là cách mạng 4.0 đã đặt con người trước những 
cơ hội lẫn thách thức vô cùng to lớn. Việt Nam là đất nước đang phát triển, việc tiếp cận những thành tựu 
của cách mạng công nghiệp 4.0 là con đường ngắn nhất để tạo bước phát triển đột phá, rút ngắn khoảng 
cách về trình độ phát triển với các nước trên thế giới. Nó còn là cơ hội cho giới trẻ Việt Nam định hướng 
hành vi nghề nghiệp theo xu thế của khoa công nghệ hiện đại, biến thách thức thành thời cơ, gặt hái thành 
công trong quá trình khởi nghiệp. 
Cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang thay đổi mọi mặt của đời sống xã hội từ sản xuất đến thương 
mại, y tế, giáo dục, các thành phần xã hội mà bắt đầu là các nước phát triển. Trong phạm vi bài viết này, 
tác giả chỉ đề cập đến những tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến xu hướng khởi nghiệp của giới 
trẻ Việt Nam hiện nay. 
Từ khóa: cách mạng công nghiệp 4.0, khởi nghiệp. 
1. CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 VÀ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN 
1.1. Lịch sử phát triển của các cuộc cách mạng công nghiệp 
 Lịch sử xã hội đã trải qua ba cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lớn (cách mạng công nghiệp) và 
đang diễn ra cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. 
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất (từ 1784) xảy ra khi loài người phát minh động cơ hơi 
nước, nó được đưa vào ôtô, tàu hỏa, tàu thủy, mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử nhân loại. 
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai (từ 1870) là sự phát minh ra động cơ điện, tạo ra các dây 
chuyền sản xuất công nghiệp tạo với năng suất lao động cao vượt bậc so với động cơ hơi nước. 
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba (từ 1969) là sự xuất hiện của tự động hóa xuất hiện khi con 
người phát minh ra bóng bán dẫn, điện tử, kết nối thế giới liên lạc được với nhau. Vệ tinh, máy bay, máy 
tính, điện thoại, Internet là những công nghệ hiện nay chúng ta thụ hưởng là từ cuộc cách mạng này. 
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra từ những năm 2000 gọi là cuộc cách mạng số, 
thông qua các công nghệ như Internet vạn vật (IoT – Internet of Things), trí tuệ nhân tạo (AI - Artificial 
Intelligence), thực tế ảo (VR - Virtual Reality) tương tác thực tại ảo (AR - Augmented Reality), xu hướng 
SMAC (SMAC – Social, Mobile, Analytics, Cloud) để chuyển hóa toàn bộ thế giới thực thành thế 
giới số. 
Khái niệm Công nghiệp 4.0 (Industrie 4.0) bắt đầu nổi lên từ năm 2013 xuất phát từ một báo cáo của 
chính phủ Đức đề cập đến cụm từ này nhằm nói tới chiến lược công nghệ cao, điện toán hóa ngành sản 
 han Th gọ n 
322 
xuất mà không cần sự tham gia của con người. Cách mạng công nghiệp 4.0 được định nghĩa là “một cụm 
thuật ngữ cho các công nghệ và khái niệm của tổ chức trong chuỗi giá trị” đi cùng với các hệ thống vật lý 
trong không gian ảo, internet kết nối vạn vật (IoT) và internet của các dịch vụ (IoS)” [8]. Tại Diễn đàn 
Kinh tế thế giới ở Davos tháng 1/2015, thủ tướng Đức Angela Merkel tiếp tục nhắc tới cách mạng công 
nghiệp 4.0. “Hiện nay, cách mạng công nghiệp 4.0 đã vượt ra khỏi khuôn khổ dự án của Đức với sự tham 
gia của nhiều nước và trở thành một phần quan trọng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư” [5]. 
 ình Các cuộc cách mạng công nghiệp trong lịch sử 
1.2. Đặc điểm và ứng dụng của cách mạng công nghiệp 4.0 
“Tốc độ phát minh những công nghệ đột phá hiện nay chưa từng có trong lịch sử. Khi so sánh với 
các cuộc cách mạng công nghiệp trước đó, cuộc cách mạng lần thứ tư đang phát triển theo hàm số mũ chứ 
không phải là tốc độ tuyến tính. Hơn nữa, nó đang phá vỡ cấu trúc của hầu hết các ngành công nghiệp ở 
mọi quốc gia. Chiều rộng và chiều sâu của những thay đổi này báo trước sự chuyển đổi của toàn bộ hệ 
thống sản xuất, quản lý và quản trị” [4]. 
Có thể khái quát đặc điểm và ứng dụng của cách mạng công nghiệp 4.0 như sau: 
Một là, phạm vi và tốc độ kết nối rộng và nhanh nhất từ trước đến nay. Những thành tựu của cách 
mạng công nghiệp 4.0 cho phép con người kết nối không giới hạn với mọi người và vạn vật chỉ thông qua 
máy tính hoặc chiếc điện thoại thông minh có kết nối internet. Các thế hệ máy tính hiện nay đang có một 
sức mạnh xử lý chưa từng có với dung lượng lưu trữ tăng lên đáng kể giúp con người dễ dàng truy cập 
vào kho kiến thức không giới hạn. Những khả năng này được nhân lên nhờ những công nghệ đột phá 
trong các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo, robot, Internet vạn vật, xe tự lái, công nghệ in 3D, công nghệ 
nano, công nghệ sinh học, 
Hai là, tạo ra những thay đổi to lớn trong các lĩnh vực sản xuất. Có thể nhận thấy, công nghệ số đã 
làm thay đổi sâu sắc nền sản xuất của toàn thế giới. Nếu như nguyên liệu chủ đạo trong sản xuất vật chất 
ở các cuộc cách mạng công nghiệp trước đây phần lớn là tài nguyên thiên nhiên hoặc có nguồn gốc từ tự 
nhiên như đất đai, khoáng sản, tài nguyên rừng biển thì trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, 
“nguyên liệu” chủ yếu và quan trọng hàng đầu là chất xám. Những thuật ngữ trí tuệ nhân tạo, công nghệ 
nano, công nghệ sinh học, đều là những sản phẩm của cuộc cách mạng 4.0 này. Lợi thế tài nguyên mất 
dần và nhường chỗ cho sự sáng tạo không giới hạn của con người. Ở những lĩnh vực sản xuất trực tiếp 
ứng dụng thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0, cơ cấu vốn đầu tư trong từng sản phẩm cũng thay đổi 
theo hướng tỷ lệ chi phí cố định (FC – Fixed Cost) tăng dần và chiếm tuyệt đại bộ phận trong tổng vốn 
đầu tư. Tỷ lệ biến phí (VC – Variable Cost) ngày càng giảm dần, nó chỉ phát sinh sau mỗi chu kỳ công 
nghệ của doanh nghiệp (Hình 2). 
Ba là, từ ứng dụng của công nghệ số, mọi tồn tại trong cuộc sống thực đều có một bản sao trong thế 
giới ảo. Những giao dịch trong thế giới ảo được thực hiện bằng việc kết nối internet. Sản xuất ảo, sản 
phẩm ảo, giao dịch ảo nhưng tác động nó mang lại là thật. Tính chất kết nối không giới hạn của vạn vật từ 
thế giới ảo tiến tới xóa bỏ rào cản địa lý giữa các quốc gia. 
Bốn là, tốc độ toàn cầu hóa diễn ra nhanh chóng hơn bao giờ hết. Chỉ cần “kết nối”, sự đầu tư trực 
 á h mạng ng nghiệp 4 0 và s tá động đến xu hướng khởi nghiệp ở Việt Nam hiện nay 
323 
tiếp nước ngoài của các tập đoàn kinh tế đa quốc gia, xuyên quốc gia ở những ngành nghề, lĩnh vực đầu 
tư ứng dụng trực tiếp công nghệ 4.0 được thực hiện dễ dàng, nhanh chóng. Các tập đoàn kinh tế đa quốc 
gia, xuyên quốc gia tận dụng triệt để công nghệ kết nối để mở rộng thị trường đầu tư trên toàn thế giới, 
tạo nên xu thế quốc tế hóa về phương thức kinh doanh, những đặc trưng trong phương thức kinh doanh 
truyền thống của mỗi quốc gia dần mất đi. Những tên gọi như Facebook, Zalo, Uber, Grab, Amazone, 
Alibaba, đã trở nên rất quen thuộc với người dân nhiều nước trên thế giới đều là những ứng dụng trực 
tiếp của cách mạng công nghiệp 4.0. 
 ình . Sự thay đổi cơ cấu chi phí sản xuất của doanh nghiệp: 
 a) Công nghệ truyền thống, (b) Công nghệ 4.0 
2. TÁC ĐỘNG CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 ĐẾN XU HƢỚNG KHỞI NGHIỆP 
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 
2.1. Thời cơ và thách thức đối với xu hƣớng khởi nghiệp ở Việt Nam 
Cách mạng công nghiệp 4.0 mới xuất hiện trong thời gian gần đây nhưng đã tạo nên sự thay đổi 
mạnh mẽ về phương thức sản xuất, phương thức lao động và cơ cấu kinh tế của các nước trên thế giới. Là 
nước đang phát triển, công nghệ 4.0 là thời cơ để Việt Nam “bứt phá”, đi tắt đón đầu nhằm rút ngắn 
khoảng cách phát triển với các nước khác. Nó cũng đặt nước ta trước những nguy cơ, thách thức lớn như 
tụt hậu về kinh tế, phân khúc thị trường sức lao động sâu sắc, thất nghiệp 
Về cơ hội, cách mạng công nghiệp 4.0 mở ra những cơ hội như được tiếp cận dễ dàng với thế giới kỹ 
thuật số, tạo sản phẩm và dịch vụ mới giúp nâng cao chất lượng cuộc sống. Những ứng dụng từ cách 
mạng công nghiệp 4.0 như gọi taxi, đặt vé máy bay, đặt mua hàng hóa, thanh toán hóa đơn, mua vé nghe 
nhạc, xem phim, từ xa giúp cuộc sống mỗi cá nhân trở nên dễ dàng, thuận tiện và cũng rất cần thiết hơn 
bao giờ hết. 
Những thành tựu rất mới mẽ này mở ra muôn vàn cơ hội cho những người trẻ tuổi đang nuôi dưỡng 
giấc mơ khởi nghiệp. Không cần quá nhiều khâu, công đoạn, nguyên liêu hay mặt bằng kinh doanh rộng 
lớn, hình thức kinh doanh online sẽ tạo nhiều việc làm cho thế hệ 9X với rất nhiều ngành nghề từ thời 
trang, ẩm thực, du lịch lữ hành đến công nghệ thông tin, truyền thông, cơ khí, điện tử, logistic. 
Bên cạnh những cơ hội quý báu cho hoạt động khởi nghiệp của giới trẻ, cách mạng công nghiệp 4.0 
cũng đặt ra những thách thức lớn. Việt Nam là nước đang phát triển, việc tiếp cận trình độ công nghệ cao 
vẫn là khó khăn của nhiều doanh nghiệp trẻ. Bên cạnh đó, nguồn lực đầu vào quan trọng nhất của bất kỳ 
lĩnh vực sản xuất kinh doanh nào cũng là sự sáng tạo. Với tư duy lao động cũ, giới trẻ Việt Nam sẽ đánh 
mất rất nhiều cơ hội khởi nghiệp. Đồng thời, “điều này sẽ khiến cho thị trường việc làm chia tách thành 
các phân khúc “kỹ năng thấp/giá rẻ” và “kỹ năng cao/lương cao”, từ đó sẽ dẫn đến gia tăng căng thẳng xã 
hội” [4]. Khi robot được sử dụng rộng rãi ở hầu hết các lĩnh vực trực tiếp sản xuất, tỷ lệ thất nghiệp cao sẽ 
không chỉ là nguy cơ, nó tất yếu sẽ là gánh nặng cho xã hội nếu lực lượng lao động không được đào tạo 
lại cho phù hợp với nhu cầu thị trường. “Theo Tổ chức Lao động quốc tế, 86% lao động trong ngành công 
nghiệp Dệt may và Giày dép của Việt Nam đối mặt với nguy cơ thất nghiệp cao do sự bùng nổ nhanh 
chóng của các ứng dụng công nghệ”[5]. 
Q (quantity) 
FC 
VC 
C (cost) 
FC 
VC 
Q 
C 
a b 
 han Th gọ n 
324 
Trước thực tiễn phát triển nhanh chóng của cách mạng công nghiệp 4.0 cũng với sự tác động của nó, 
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ký Chỉ thị số 16/CT-TTg về việc tăng cường năng lực tiếp cận 
cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 nhằm chủ động tiếp cận những thành tựu của nó, tận dụng thời 
cơ, vượt qua thách thức để tạo bước đột phá về năng lực sản xuất. 
2.2. Xu hƣớng khởi nghiệp của giới trẻ Việt Nam hiện nay dƣới tác động của cách mạng công 
nghiệp 4.0 
Cách mạng công nghiệp 4.0 là biểu hiện cụ thể của sự phát triển vượt bậc của lực lượng sản xuất. 
Những lĩnh vực đầu tư ứng dụng công nghệ 4.0 ngày càng thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà đầu 
tư, doanh nghiệp, trong đó có cả thế hệ của Việt Nam. 
Chính phủ Việt Nam khẳng định: năm 2017 là năm quố gia khởi nghiệp của Việt Nam. “Khởi 
nghiệp là một tổ chức của con người được thiết kế nhằm cung cấp sản phẩm và dịch vụ trong những điều 
kiện không chắc chắn nhất” [9]. Vấn đề khởi nghiệp nhận được sự quan tâm của nhiều tầng lớp dân cư, 
các cơ quản lý nhà nước về kinh tế đến các doanh nghiệp trẻ. Nắm bắt được xu thế và tác động của cuộc 
cách mạng công nghiệp 4.0, các startup Việt Nam đã bắt đầu sự nghiệp kinh doanh của mình với những 
lĩnh vực có ứng dụng trực tiếp những thành tựu của công nghệ 4.0. Không thể so sánh với những “ông 
lớn” như Facebook, Booking, Alibaba, Uber, Booking, Central Group, nhưng Việt Nam vẫn có những 
dự án khởi nghiệp ấn tượng và được các nhà đầu tư cấp vốn kinh doanh thành công. Đầu tiên phải kể đến 
là Lozi - trang phát triển giải pháp công nghệ với mục đích liên kết trực tuyến giữa chủ nhà hàng với 
người dùng với khoản đầu tư được tiết lộ lên đến 7 chữ số (triệu USD). Tiếp theo là Tripi - trang kết nối 
cung cầu thị trường du lịch, lữ hành; Rudicaf - trang tìm bạn cho những người bận rộn; Iparking - bãi giữ 
xe thông minh (kết nối giữa khách tìm nơi gửi xe ôtô với các bãi giữ xe trong nội thành Tp.HCM và Hà 
Nội), Những khái niệm về bệnh viện thông minh, trường học thông minh, cửa hàng thông minh, ngân 
hàng thông minh ngày càng trở nên phổ biến ở Việt Nam và đem lại những tiện ích lớn cho cuộc sống 
của người dân. 
Đặc điểm nổi bậc của những dự án khởi nghiệp trên là ứng dụng công nghệ kết nối; không phải là tài 
nguyên thiên nhiên, ý tưởng sáng tạo là “nguyên liệu” chủ đạo trong dự án kinh doanh, đặt biệt là các dự 
án với công nghệ IoT; không cần đến mặt bằng sản xuất kinh doanh rộng lớn, văn phòng làm việc của họ 
chỉ gói gọn trong một chiếc máy tính; các startup đều là những người rất trẻ tuổi. 
Các startup Việt khởi nghiệp trong điều kiện những thành tựu về khoa học kỹ thuật nở rộ và mang 
tính ứng dụng cao, lại được sự quan tâm, hỗ trợ của các cơ quan nhà nước về xúc tiến đầu tư. Song, phần 
lớn các startup còn rất trẻ, đang học đại học hoặc vừa tốt nghiệp, họ gặp khó khăn rất lớn về vốn, không 
đủ năng lực tài chính để đương đầu với rủi ro, phải tốn nhiều thời gian công sức để tìm và thuyết phục 
nhà đầu tư. 
Các startup phần lớn tập trung váo các lĩnh vực bán lẻ, du lịch, ẩm thực, với vai trò “kết nối” giữa 
những nhà sản xuất đã sẵn có với khách hàng. Còn rất thiếu những startup ứng dụng trực tiếp công nghệ 
4.0 vào sản xuất như cơ khí, điện tử, y tế, nông nghiệp Việc bỏ trống những lĩnh vực sản xuất tiềm 
năng này bắt nguồn từ sự khan hiếm vốn đầu tư. 
Với sự đa dạng của ứng dụng công nghệ 4.0, các startup gặp thuận lợi về việc tìm kiếm ý tưởng kinh 
doanh, sản phẩm tạo ra từ các ứng dụng của cuộc cách mạng này đều mang tính ứng dụng cao. Song, họ 
gặp nhiều khó khăn về môi trường pháp lý cũng như vốn đầu tư. 
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
Không phải là chuyện của tương lai, cách mạng công nghiệp 4.0 đang “gõ cửa” từng nhà, từng 
doanh nghiệp. Mỗi người, đặt biệt là những người trẻ tuổi không thể xem đó là chuyện không liên quan 
đến mình. Việc tìm hiểu, tiếp cận và tiến tới vận dụng sáng tạo những thành tựu của cách mạng công 
nghiệp 4.0 là sự lựa chọn tối ưu để tồn tại và phát triển của những người trẻ tuổi trong thời đại ngày nay. 
Với những người đang nuôi dưỡng giấc mơ khởi nghiệp, việc tiếp cận càng trở nên tối quan trọng nhằm 
định hướng lĩnh vực kinh doanh của mình. 
Để biến những thách thức thành cơ hội lớn trong hành trình khởi nghiệp kinh doanh của giới trẻ 
 á h mạng ng nghiệp 4 0 và s tá động đến xu hướng khởi nghiệp ở Việt Nam hiện nay 
325 
trước tác động của cách mạng công nghiệp 4.0, loại bỏ nguy cơ tụt hậu, tiến tới làm chủ công nghệ tác giả 
có đề xuất các kiến nghị sau đây: 
Về ph a nhà nướ 
Cần xây dựng chiến lược, kế hoạch, lộ trình chi tiết về việc tiếp cận với cuộc cách mạng công 
nghiệp 4.0, làm cơ sở pháp lý cho các startup chủ động thông tin khởi nghiệp. 
Rà soát các văn bản pháp lý về khởi nghiệp kinh doanh, đặc biệt là khởi nghiệp về công nghệ. Loại 
bỏ những văn bản không còn phù hợp, sửa đổi, bổ sung những văn bản mới, tạo điều kiện pháp lý thuận 
lợi cho các startup triển khai kịp thời ý tưởng của mình, tránh tình trạng chảy máu chất xám từ các startup 
trẻ ra nước ngoài. 
Cần hình thành quỹ đầu tư mạo hiểm nhằm hỗ trợ cho các startup trẻ có cơ hội tiếp cận với nguồn 
vốn đầu tư. Dễ nhận thấy rằng, thất bại là bạn đồng hành cùng khởi nghiệp. Lần đầu tiên bắt tay vào sự 
nghiệp kinh doanh, các startup không thể tránh khỏi những bỡ ngỡ, lúng túng vì họ chưa có kinh nghiệm 
trong kinh doanh. Sau lần đầu kinh doanh thất bại, họ sẽ dễ nản chí và không còn đủ nguồn vốn để thực 
hiện lại dự án của mình. Do đó, cần phải xây dựng quỹ đầu tư mạo hiểm để các startup trẻ có cơ hội tiếp 
cận nguồn vốn đầu tư, biến những ý tượng sáng tạo thành hiện thực. Bên cạnh đó, tích cực giúp đỡ cho 
các startup trẻ tìm kiếm các quỹ hỗ trợ đầu tư từ nước đang “săn” ý tưởng kinh doanh. Cần có những 
chính sách cụ thể cho từng loại hình khởi nghiệp để sự hỗ trợ phát huy tác dụng thực sự cho các startup. 
Lập hiệp hội các startup trẻ và duy trì hoạt động để có những hỗ trợ kịp thời, thiết thực để, giúp đỡ 
họ vượt qua những khó khăn trong thời gian đầu hiện thực hóa ý tưởng. Định hướng họ phát triển những 
ý tưởng kinh doanh ứng dụng những thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0 nhằm góp phần hiện đại 
hóa cơ cấu ngành nghề của nền kinh tế Việt Nam. Đồng thời, cần tuyên truyền, phổ biến thông tin cho 
giới trẻ thấy rằng nếu không thay đổi tuy duy kinh doanh, tìm kiếm thu nhập bằng những việc làm thâm 
dụng lao động giản đơn thì thất nghiệp là điều tất yếu trong tương lai. 
Cần phối hợp tìm kiếm và tổ chức các hội chợ triễn lãm về những sản phẩm ứng dụng thành tựu của 
cách mạng công nghiệp 4.0 để những nhà doanh nghiệp trẻ có cơ hội tiếp cận, làm nguồn lực cho những ý 
tưởng sáng tạo. 
Về ph a á startup 
Nỗ lực không ngừng và kiên trì theo đuổi giấc mơ khởi nghiệp. Chấp nhận thất bại và xem nó như 
một phần tất yếu của khởi nghiệp, đặc biệt là những dự án kinh doanh ứng dụng công nghệ cao. Cần phải 
xác định rằng đầu tư kinh doanh vào những ngành, lĩnh vực công nghệ cao tuy khó khăn ban đầu nhưng 
nếu thành công thì khả năng tồn tại và phát triển trên thị trường là rất lớn. Đồng thời, nó còn tạo làn sóng 
lan truyền đến giới trẻ Việt Nam nhận thức được nguy cơ thất nghiệp nếu không chủ động tiếp cận với 
cách mạng công nghiệp mới nhất trong lịch sử này. 
Đa số các startup Việt đang dừng lại ở những lĩnh vực là trung gian giữa các nhà cung cấp hàng hóa, 
dịch vụ với khách hàng. Lúc mới khởi nghiệp, các startup hết sức thận trọng và chọn lựa những nhà cung 
cấp uy tín, tạo niềm tin vững vàng của khách hàng đối với dịch vụ của mình. 
Mạnh dạn đầu tư vào những vực sản xuất ứng dụng trực tiếp thành tựu của cách mạng công nghiệp 
4.0, tạo bước đột phá trong công cuộc chinh phục sự nghiệp khởi nghiệp. 
Tóm lại, sáng tạo và khởi nghiệp không thể tách rời. Cách mạng công nghiệp 4.0 là cơ hội rất to lớn 
để các ý tưởng sáng tạo trẻ của Việt Nam trở thành hiện thực. Khởi nghiệp trong thời đại cách mạng công 
nghiệp 4.0 không chỉ là sự trải nghiệm, một quốc gia đang phát triển như Việt Nam cần sự nỗ lực không 
ngừng của thế hệ trẻ để tạo bước đột phá, hội nhập với xu thế chung của thế giới nhằm cải thiện vị trí của 
Việt Nam trên trường quốc tế. 
 han Th gọ n 
326 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2014), Giáo trình trung cấp lý luận chính trị - hành chính 
Đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam về các lĩnh vực của đời sống xã hội, Nxb. Lý 
luận chính trị. 
2. Nicholas Gregory Mankiw, Kinh tế vi mô, Nxb Thống kê. 
3. Nguyễn Anh Thái (chủ biên), Lịch sử thế giới hiện đại, Nxb. Giáo dục Việt Nam. 
4. Đăng Khoa, “Cách mạng công nghiệp lần thứ tư: Việt Nam đang đứng đâu?”, Báo Viet-times, truy 
cập ngày 23/4/2017.
dau-118838.html> 
5. Lữ Thành Long, “Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là gì?”, Báo Vnexpress, truy cập ngày 
23/4/2017.  
3571618/index.html> 
6. “Cách mạng công nghiệp 4.0: Cơ hội nào cho các Startup Việt?”, Báo Xã hội thông tin, truy cập 
ngày 09/5/2017. 
co-hoi-nao-cho-cac-startup-viet-565416/> 
7. Mai Phương - Sơn An, “Cách mạng công nghiệp 4.0: Thời cơ của người trẻ”, Báo Thanh Niên 
online, truy cập ngày 26/5/2017. 
cua-nguoi-tre-826163.html> 
8. Cục thông tin khoa học và công nghệ quốc gia (2017), Cách mạng công nghiệp 4.0 - Cơ hội và 
thách thức, Tạp chí Tài chính, truy cập ngày 13/8/2017, <
doi/cach-mang-cong-nghiep-40-co-hoi-va-thach-thuc-115987.html> 
9. “Khởi nghiệp là gì? Định nghĩa khởi nghiệp kinh doanh?”, Tạp chí khởi nghiệp trẻ, truy cập ngày 
23/4/2017. <https://khoinghieptre.vn/khoi-nghiep-la-gi-dinh-nghia-khoi-nghiep-kinh-doanh-
startup/> 
 á h mạng ng nghiệp 4 0 và s tá động đến xu hướng khởi nghiệp ở Việt Nam hiện nay 
327 
ABSTRACT 
THE INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0 AND THE IMPACT ON START-UP IN VIETNAM 
Phan Thị Ngọc Uyên 
Ho Chi Minh City University of Food Industry 
Email: uyenptn@cntp.edu.vn 
The development of scientific and technological achievements has profoundly altered social life, 
especially the fourth revolution in science and technology, or the 4.0 revolution, which placed people at 
the mercy of opportunities and great challenge. Vietnam is a developing country and its access to the 
achievements of the 4.0 revolution is the shortest way to make a breakthrough and shorten the 
development gap with other countries in the world. It is also an opportunity for young people to orient 
career behavior in accordance with the trend of modern technology, turning challenges into opportunities, 
and to succeed in the process of starting a business. 
Industrial revolution 4.0 has been affecting all aspects of social life from manufacturing to trade, 
health care, education, and social sectors. Within the scope of this paper, the author deals only with the 
effects of the 4.0 revolution on the current trend of Vietnamese youth. 
Key word: industrial revolution 4.0, startup. 

File đính kèm:

  • pdfcach_mang_cong_nghiep_4_0_va_su_tac_dong_den_xu_huong_khoi_n.pdf