Giáo trình Hiến pháp tư sản - Đinh Văn Liêm (Phần 1)
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HIẾN PHÁP
1. SỰ RA ĐỜI, KHÁI NIỆM CỦA HIẾN PHÁP
1.1. Sự ra đời của Hiến pháp
Lịch sử xã hội loài người trải qua năm hình thái kinh tế xã hội: Cộng sản
nguyên thủy, chiến hữu nô lệ, phong kiến, Tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ
nghĩa nhưng có bốn kiểu nhà nước: Nhà nước chủ nô, nhà nước phong kiến,
nhà nước Tư bản, nhà nước Xã hội chủ nghĩa. Trong nhà nước chủ nô, nhà n-
ước phong kiến nền thống trị của giai cấp hết sức tàn bạo, giã man, trong xã
hội tồn tại một bên là giai cấp thống trị mà tiêu biểu là ông vua chuyên chế,
quyền lực vô hạn, còn một bên là tầng lớp nhân dân lao động bị áp bức, bị bóc
lột. Tại sao dưới nhà nướcc chủ nô, phong kiến chưa có Hiến pháp vì: quyền
lực nhà nước là vô hạn, quyền lực nhà nước là tập trung, chuyên chế, quyền lực
của vua là tối cao và không bị ràng buộc, vị trí, vai trò của con người – thành
viên trong xã hội bị chà đạp – tư cách thần dân, nhà nước dễ dàng xâm phạm
các quyền lợi của con người và công dân.
Cùng với sự phát triển phong trào đấu tranh cách mạng, sự xuất hiện giai
cấp tư sản đại diện cho phương thức sản xuất mới, sớm nhận thức địa vị đã g-
ương cao ngọn cờ tự do, dân chủ, bình đẳng nhằm tập hợp lực lượng lật đổ chế
độ phong kiến. Cách mạng tư sản nổ ra và dành thắng lợi, giai cấp tư sản đã ra
khẩu hiệu lập hiến, phải xây dựng một bản Hiến pháp, sự xuất hiện học thuyết
tam quyền phân lập của Montesquieu phân chia quyền lực nhà nước thành lập
pháp, hành pháp, tư pháp. Để hạn chế quyền lực của nhà vua thì yêu cầu xây
dựng một bản Hiến pháp trong đó hình thành lên một cơ quan độc lập do dân6
trực tiếp bầu ra, tồn tại bên cạnh nhà vua, hạn chế quyên lực nhà vua. Hiến
pháp là văn bản rất thích hợp mà giai cấp tư sản sử dụng nhằm thể chế hóa
quyền thống trị của giai cấp mình.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Hiến pháp tư sản - Đinh Văn Liêm (Phần 1)
1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH TRUNG TÂM ĐÀO TẠO TỪ XA Chủ biên Đinh Văn Liêm GIÁO TRÌNH HIẾN PHÁP TƯ SẢN Vinh - 2011 2 TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH TRUNG TÂM ĐÀO TẠO TỪ XA Chủ biên Đinh Văn Liêm GIÁO TRÌNH HIẾN PHÁP TƯ SẢN (Giáo trình đào tạo từ xa) Vinh - 2011 3 Phân công biên soạn: - Chủ biên: Đinh Văn Liêm - Các tác giả: Đinh Văn Liêm : Chương 1 đến Chương 7. 4 LỜI NÓI ĐẦU Hiến pháp nói riêng, luật Hiến pháp nói chung ra đời sau các cuộc Cách mạng tư sản đầu tiên của nhân loại. Ngày nay, luật Hiến pháp ở mỗi quốc gia (nhất là những nước đang phát triển như Việt Nam) đều được xây dựng trên nền tảng tri thức luật Hiến pháp được thừa nhận chung trên thế giới. Nghiên cứu môn học này chính là nhằm tiếp thu tinh hoa chính trị – pháp lý của nhân loại, góp phần vào công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam . Môn học Hiến pháp Tư sản giới thiệu lịch sử lập hiến; những chế định cơ bản của luật Hiến pháp như hình thức nhà nước, đảng chính trị, chế độ bầu cử, Nguyên thủ quốc gia, Nghị viện, Chính phủ, Tòa án trên thế giới. Để phục vụ cho quá trình học tập, nghiên cứu cho sinh viên, học viên và giảng viên Khoa luật – Trường đại học Vinh xuất bản cuốn sách “ Hiến pháp Tư sản”. Xin trân trọng cảm ơn ác giả 5 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HIẾN PHÁP 1. SỰ RA ĐỜI, KHÁI NIỆM CỦA HIẾN PHÁP 1.1. Sự ra đời của Hiến pháp Lịch sử xã hội loài người trải qua năm hình thái kinh tế xã hội: Cộng sản nguyên thủy, chiến hữu nô lệ, phong kiến, Tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa nhưng có bốn kiểu nhà nước: Nhà nước chủ nô, nhà nước phong kiến, nhà nước Tư bản, nhà nước Xã hội chủ nghĩa. Trong nhà nước chủ nô, nhà n- ước phong kiến nền thống trị của giai cấp hết sức tàn bạo, giã man, trong xã hội tồn tại một bên là giai cấp thống trị mà tiêu biểu là ông vua chuyên chế, quyền lực vô hạn, còn một bên là tầng lớp nhân dân lao động bị áp bức, bị bóc lột. Tại sao dưới nhà nướcc chủ nô, phong kiến chưa có Hiến pháp vì: quyền lực nhà nước là vô hạn, quyền lực nhà nước là tập trung, chuyên chế, quyền lực của vua là tối cao và không bị ràng buộc, vị trí, vai trò của con người – thành viên trong xã hội bị chà đạp – tư cách thần dân, nhà nước dễ dàng xâm phạm các quyền lợi của con người và công dân. Cùng với sự phát triển phong trào đấu tranh cách mạng, sự xuất hiện giai cấp tư sản đại diện cho phương thức sản xuất mới, sớm nhận thức địa vị đã g- ương cao ngọn cờ tự do, dân chủ, bình đẳng nhằm tập hợp lực lượng lật đổ chế độ phong kiến. Cách mạng tư sản nổ ra và dành thắng lợi, giai cấp tư sản đã ra khẩu hiệu lập hiến, phải xây dựng một bản Hiến pháp, sự xuất hiện học thuyết tam quyền phân lập của Montesquieu phân chia quyền lực nhà nước thành lập pháp, hành pháp, tư pháp. Để hạn chế quyền lực của nhà vua thì yêu cầu xây dựng một bản Hiến pháp trong đó hình thành lên một cơ quan độc lập do dân 6 trực tiếp bầu ra, tồn tại bên cạnh nhà vua, hạn chế quyên lực nhà vua. Hiến pháp là văn bản rất thích hợp mà giai cấp tư sản sử dụng nhằm thể chế hóa quyền thống trị của giai cấp mình. Cách mạng tư sản Anh (năm 1640) đánh dấu cho sự xuất hiện văn bản có tính chất đầu tiên trong lịch sử. Bản Hiến pháp đầu tiên đợc hiểu như nghĩa ngày nay là bản Hiến pháp Hoa kỳ (năm 1787) nó bao gồm 7 điều khoản quy định về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, cho đến nay qua 26 lần sửa đổi nhưng Hiến pháp 1787 vẫn còn giữ nguyên giá trị của nó. Sau đó đánh dấu sự xuất hiện các bản Hiến pháp của Ba Lan, Pháp năm 1791, Hà Lan năm 1814, Bỉ 1831. 1.2. Khái niệm Hiến pháp. Hiến pháp nhìn nhận dưới nhiều quan điểm khác nhau; nhìn chung quy lại Hiến pháp là văn bản ghi nhận mối tương quan chính trị giữa các giai cấp trong xã hội, là luật cơ bản của nhà nước, được ban hành và sửa đổi theo một trình tự đặc biệt. Hiến pháp điều chỉnh những quan hệ xã hội cơ bản và quan trọng nhất chế độ chính trị, chế độ kinh tế, chính sách văn hóa giáo dục, khoa học và công nghệ, chính sách đối ngoại, quốc phòng an ninh, địa vị pháp lý của công dân và tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước. Latxan, một học giả nổi tiếng về Luật Hiến pháp: “Hiến pháp phải trở thành không chỉ là một đạo luật mà phải hơn một đạo luật. Hiến pháp không phải là đạo luật thông thường, Hiến pháp là đạo luật cơ bản của nhà nước.” Học giả người Pháp M.Hauriou: “Hiến pháp về hình thức bên ngoài là văn bản pháp luật có hiệu lực cao nhất, việc sửa đổi Hiến pháp phải theo thủ tục đặc biệt, về nội dung, Hiến pháp là tổng thể những quy định về quy chế xã hội chính trị của nhà nước, mà không phụ thuộc vào hình thức hay thủ tục ban hành văn bản” 7 Angghen và Mác trong Tuyên ngôn Đảng cộng sản: “Pháp luật của các ông chỉ là ý chí của giai cấp các ông được nâng lên thành luật, cái ý chí mà nội dung là do những điều kiện vật chất và đời sống của giai cấp các ông quyết định” Căn cứ vào tính chất, phạm vi và đối tượng điều chỉnh của Hiến pháp chúng ta đa ra định nghĩa như sau: Hiến pháp là đạo luật cơ bản của nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất, xác định những vấn đề cơ bản nhất, quan trọng nhất của nhà nước và xã hội gồm có chế độ chính trị, chế độ kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ, mối quan hệ cơ bản giữa nhà nước và công dân, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. " 1.3. Phân loại Hiến pháp Căn cứ vào các tiêu chí khác nhau chúng ta có thể phân loại Hiến pháp thành các thành các nhóm sau: a, Căn cứ vào hình thức ban hành Hiến pháp được phân thành: Hiến pháp thành văn và Hiến pháp bất thành văn. Hiến pháp thành văn: Là Hiến pháp nó thể hiện bằng văn bản được nhà nước ghi nhận và tuyên bố là đạo luật cơ bản của nhà nước. Hiến pháp bất thành văn: là Hiến pháp không được ghi nhận thành văn bản mà nó được các án lệ, phong tục tập quán nâng lên thành đạo luật cơ bản, được nhà nước ghi nhận và tuyên bố là đạo luật cơ bản của nhà nước. Nó tồn tại ở các nhà nước tư sản như: Anh, Niudilan, Thủy điển... b, Căn cứ chế độ xã hội Hiến pháp được phân thành: Hiến pháp Tư sản và Hiến pháp xã hội chủ nghĩa. Hiến pháp Tư sản là Hiến pháp do nhà nước Tư sản ban hành, bảo vệ quyền lợi, ý chí giai cấp tư sản, Hiến pháp thừa nhận chế độ đa nguyên, đa đảng, chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, các Hiến pháp tư sản chủ yếu quy định tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. 8 Hiến pháp xã hội chủ nghĩa là Hiến pháp do nhà nước Xã hội chủ nghĩa ban hành, bảo vệ quyền lợi cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động, Hiến pháp xã hội ghi nhận sự lãnh đạo của Đảng mác- xít. Hiến pháp phạm vi điều chỉnh rộng bao gồm chế độ kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân và tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước. *Phân biệt Hiến pháp Tư sản với Hiến pháp xã hội chủ nghĩa. Hiến pháp XHCN Hiến pháp TƯ SẢN Thể hiện ý chí GCCN Thể hiện ý chí GCTS Ra đời sau Ra đời trước Phạm vi điều chỉnh rộng Điều chỉnh hẹp hơn Ghi nhận vai trò của sở hữu xhcn Bảo vệ sở hữu tư nhân Ghi nhận vai trò lãnh đạo của ĐCS Đa nguyên, đa đảng Thường là Hiến pháp cứng Đa dạng Thường là Hiến pháp thành văn Hiến pháp thành văn hoặc không thành văn c, Căn cứ phạm vi điều chỉnh Hiến pháp được chia thành: Hiến pháp cổ điển và Hiến pháp hiện đại. Hiến pháp cổ điển là Hiến pháp có đối tượng, phạm vi điều chỉnh hẹp chủ yếu điều chỉnh tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước. Hạn chế quy định về các chế định chính trị, kinh tế, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Hiến pháp hiện đại là Hiến pháp có đối tượng và phạm vi điều chỉnh rộng, dân chủ hơn, điều chỉnh các quan hệ lĩnh vực chính trị, kinh tế, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. d, Căn cứ vào thủ tục ban hành Hiến pháp được phân thành: Hiến pháp mềm và Hiến pháp cứng. 9 Hiến pháp mềm là Hiến pháp có thủ tục ban hành và thông qua đơn giản, giống như thông qua các văn bản pháp luật thông thường. Hiến pháp cứng là Hiến pháp có thủ tục thông qua, sửa đổi theo trình tự thủ tục đặc biệt, được quy định trong văn bản pháp luật. e, Căn cứ vào các tiêu chí khác nhau mà người ta cũng có thể phân Hiến pháp liên bang, Hiến pháp đơn nhất; Hiến pháp tạm thời, Hiến pháp lâu dài. 2. BẢN CHẤT CỦA HIẾN PHÁP Bản chất của pháp luật luôn thể hiện thuộc tính giai cấp và tính xã hội, và Hiến pháp cũng luôn mang thuộc tính giai cấp và tính xã hội. Các học giả tư sản thường đưa ra quan điểm: Hiến pháp là văn bản có giá trị pháp lý đặc biệt, trong đó xác định tổ chức cũng như chức năng của các cơ quan nhà nước và vạch ra những nguyên tắc xác định hoạt động của các cơ quan nhà nước. Nói như vậy là đã lẫn trách tính giai cấp của Hiến pháp. V.I. Lê Nin đã chỉ rõ bản chất giai cấp của nhà nước Tư sản: Bản chất giai cấp của Hiến pháp thể hiện ở chỗ, đạo luật cơ bản của nhà nước nói chung và các đạo luật khác quy định về quyền bầu cử vào các cơ quan dân cử, về thẩm quyền của cơ quan này, thể hiện mối tương quan của lực lượng thực tế trong cuộc đấu tranh giai cấp. Bên cạnh tính giai cấp hiến pháp thể hiện tính xã hội của các giai cấp và các tầng lớp khác. Ngày nay với sự phát triển của xã hội và sự đấu tranh của các tầng lớp giai cấp thì sự thỏa hiệp đã thay đổi, tính giai cấp không mang tính sâu sắc và quyết liệt như trước nữa. 3. VAI TRÒ VÀ THỦ TỤC SỦA ĐỔI HIẾN PHÁP Vị trí, vai trò: cực kỳ quan trọng, bảo đảm sự ổn định xã hội và là khung pháp lý cho hoạt động thực hiện quyền lực nhà nước. Mỗi hiến pháp là cơ sở để xây dựng nên hệ thống pháp luật. Các ngành luật khác xây dựng đều dựa trên nguyên tắc mà hiến pháp đã ghi nhận. Hiến pháp tạo cơ sở cho các cuộc cải cách chính trị. 10 Thủ tục thông qua: thường mang tính xã hội rất cao, đặc biệt là những hiến pháp gần đây. Thể hiện qua các thủ tục thành lập quốc hội lập hiến, trưng cầu ý dân. Thủ tục sửa đổi: Đa dạng theo từng quốc gia song thường có thủ tục phức tạp tương ứng với tầm quan trọng. Người có sáng kiến sửa đổi hiến pháp: hạn chế, ví dụ Quốc hội, một số cử tri, nguyên thủ quốc gia. Thủ tục thông qua phức tạp, thường yêu cầu tỷ lệ phiếu cao (thường là 2/3) Đặc biệt một số nước không cho phép sửa đổi một số điều khoản của Hiến pháp về quyền nghĩa vụ cơ bản (Hiến pháp Đức, Nga) 11 CHƯƠNG 2. CHẾ ĐỘ BẦU CỬ 1. KHÁI NIỆM Bầu cử được hiểu là thủ tục thành lập các cơ quan nhà nước hay các chức danh nhà nước, thủ tục này được thể hiện sự ủng hộ của cử tri, đại cử tri. Việc hình thành nên các cơ quan nhà nước và các tổ chức xã hội hiện nay chủ yếu bằng hai con đường là bầu cử và bổ nhiệm, phương pháp bầu cử mang tính phổ biến và rộng rãi. Chế độ bầu cử là tổng thể các nguyên tắc các quy định pháp luật bầu cử, cùng với các mối quan hệ xã hội được hình thành trong tất cả các quá trình tiến hành bầu cử lúc người công dân được ghi tên trong danh sách cử tri cho đến lúc bỏ lá phiếu vào thùng phiếu và xác định kết quả bầu cử. Theo nghĩa hẹp thì chế độ bầu cử được hiểu là phương pháp phân ghế đại biểu giữa các ứng cử viên dựa trên kết quả biểu quyết của cử tri (đại cử tri, đại biểu của cử tri). 2. NGUYÊN TẮC BẦU CỬ 2.1. Nguyên tắc phổ thông Hiến pháp các nước đều tuyên bố nguyên tắc phổ thông là nguyên tắc cơ bản trong chế độ bầu cử, áp dụng nguyên tắc phổ thông là mọi công dân đến độ tuổi trưởng thành đều có quyền tham gia bầu cử trừ những người mà pháp luật tưới quyền bầu cử. Để có quyền bầu cử pháp luật các quốc gia đều quy định là công dân của nước sở tại. 2.2. Nguyên tắc bình đẳng Bình đẳng: mỗi người một phiếu, giá trị phiếu như nhau. Nguyên tắc phổ biến, các ngoại lệ chủ yếu mang tính lịch sử. 12 Bầu cử tự do, bỏ phiếu bắt buộc: bầu cử tự do là phổ biến. Bắt buộc là không phổ biến ( ví dụ: Ý quy định bầu cử là bắt buộc; Bỉ quy định phạt tiền; Argentina quy định phạt tiền và cấm bầu cử.) 2.3. Nguyên tắc bầu cử trực tiếp và bỏ phiếu kín Bầu cử trực tiếp, gián tiếp Trực tiếp: áp dụng phổ biến trong bầu cơ quan đại diện Gián tiếp:áp dụng phổ biến trong bầu tổng thống hay thượng viện. Bỏ phiếu kín: nguyên tắc phổ biến 3. PHƯƠNG PHÁP BẦU CỬ CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI Cũng giống như thể chế chính trị, hệ thống bầu cử của các nước trên thế giới rất phong phú và đa dạng. Căn cứ vào cách thức (phương thức) “chuyển hóa” từ những lá phiếu của cử tri thành “các ghế” trong các cơ quan dân cử . có thể tạm chia hệ thống bầu cử của các nước thành ba hệ thống lớn: hệ thống theo đa số (plurality/majority systems); hệ thống tỷ lệ (proportional systems) và hệ thống hỗn hợp (mixed systems). 3.1. Hệ thống theo đa số Nguyên lý của hệ thống này rất đơn giản, ứng cử viên (hoặc đảng phái chính trị) nào thu được nhiều phiếu hơn sẽ trúng cử (ở mỗi “biến cách”, có thể có thêm những quy định bổ sung). Hệ thống này có năm “biến cách” sau: 3.1.1. Phương pháp ai về trước là người thắng cuộc (First Past The Post - FPTP) Đây là phương pháp có nguyên lý đơn giản nhất trong các phương pháp theo hệ thống đa số. Theo đó, ai nhận được nhiều phiếu nhất là trúng cử, kể cả số phiếu họ nhận được chưa quá nửa số phiếu hợp lệ. Về lý thuyết, có thể xảy ra tình trạng có ứng cử viên nhận được rất ít phiếu nhưng vẫn trúng cử. Để hạn chế tình trạng này, pháp luật bầu cử một số nước đưa ra những quy định bổ sung khác nhau, chẳng hạn quy định tỉ lệ tối thiểu phải đạt được. Phương pháp 13 này thường áp dụng đối với đơn vị bầu cử một thành viên (single – member districts) và thường áp dụng để lựa chọn ứng cử viên hơn là các đảng phái chính trị. Phương pháp bầu cử này, nếu mang tính nguyên thủy, được áp dụng ở Anh quốc và một số nước trước đây là thuộc địa hoặc bị ảnh hưởng của Anh như Canada, ấn Độ, Mỹ. Nó cũng được áp dụng ở một số nước châu á, như Bangladesh, Burma, Malaysia, Nepan và nhiều quốc gia đảo ở nam Thái Bình Dương. Ngoài ra, phương pháp này còn được áp dụng tại một số nước vùng Caribê ở châu Mỹ La tinh và 15 nước ở châu Phi. 3.1.2. Phương pháp lá phiếu khối (Block Vote -BV) Đây là một hình thức của hệ thống bầu cử đa số được áp dụng theo đơn vị bầu cử nhiều đại diện (multi – member districts). Cử tri bỏ phiếu để bầu một số lượng đại biểu được phân bổ cho đơn vị bầu cử đó (hoặc ít hơn, nếu họ muốn). ứng cử viên nào nhận được số phiếu cao hơn thì trúng cử. Phương pháp bầu cử này thường được áp dụng để bầu các đại biểu hơn là bầu các đảng phái chính trị. Phương pháp này được áp dụng tại nhiều nước như Bermuda, Laos, Thailand, Mandives, Kuwait, Philippines. Nó cũng đã từng được áp dụng tại Jordan vào 1992, Mongolia vào 1992. Tuy nhiên, sau đó hai nước này đã thay đổi bằng việc áp dụng phương pháp hỗn hợp. 3.1.3. Phương pháp bầu cử lá phiếu khối theo đảng phái chính trị (Party Block Vote -PBV) Cũng giống như hệ thống lá phiếu khối, đây là một hình thức của hệ thống bầu cử đa số được áp dụng cho các cuộc bầu cử quốc hội. Theo đó, mỗi đơn vị bầu cử không bầu một đại biểu mà bầu một số lượng đại biểu nhất định, thường là cử tri chọn đảng phái chính trị và đảng nào chiến thắng thì đảng đó chiếm toàn bộ số ghế trong đơn vị bầu cử đó. Cũng giống như tr ... do Tòa án đảm nhận. Tuy nhiên nhà vua vẫn có một số quyền hạn, chẳng hạn như quyền ân xá, đặc xáTrong điều 6 Hiến pháp Nhật Bản cũng ghi nhận hoàng đế được “sử dụng quyền ân xá, miễn xá, khôi phục công quyền”. *Một số quyền hạn khác Ngoài những quyền hạn nói trên nguyên thủ quốc gia còn là người thay mặt Nhà nước về mặt đối ngoại, có quyền thưởng huân, huy chương, danh hiệu vinh dự Nhà nước (những quyền hạn vương giả), tuyên bố tình trạng khẩn cấp, tình trạng chiến tranh. Nguyên thủ quốc gia không chịu trách nhiệm gì trừ tội phản bội Tổ quốc(tập tục “nhà vua không bao giờ làm sai”). Tổng quan lại, nguyên thủ quốc gia trong mô hình quân chủ tuyệt đối là quá lớn dễ dẫn đến sự lạm quyền, hơn nữa việc một cá nhân lại phụ trách trên các lĩnh vực lập pháp, hành pháp, tư pháp và các lĩnh vực khác nữa sẽ dẫn đến sự ôm đồm, kém hiệu quả trong hoạt động quản lí Nhà nước. Còn mô hình quân chủ đại nghị, chỉ là hình thức tượng trưng mà thôi. Đối với mô hình nguyên thủ quân chủ nhị nguyên, vì chính thể này có vai trò của Nghị viện nên thẩm quyền của nguyên thủ không cao như chính thể quân chủ tuyệt đối, cũng không đến mức quá tượng trưng như trong chính thể quân chủ đại nghị. 4.2. Mô hình nguyên thủ quốc gia trong chính thể cộng hòa Cũng giống như mô hình nguyên thủ quân chủ, do chính thể cộng hòa cũng có nhiều loại hình khác nhau nên mô hình nguyên thủ cộng hòa cũng có các mô hình nguyên thủ cộng hòa tương ứng. Cụ thể là mô hình nguyên thủ cộng hòa đại nghị, mô hình nguyên thủ cộng hòa tổng thống, mô hình nguyên thủ cộng hòa hỗn hợp và mô hình nguyên thủ cộng hòa xã hội chủ nghĩa. a. Về cơ chế lựa chọn nguyên thủ 68 Nguyên thủ quốc gia là tổng thống, được lựa chọn thông qua bầu cử. Đối với mô hình nguyên thủ cộng hòa đại nghị, NTQG được dân bầu cử ra nhưng trên cơ sở của Nghị viện hoặc do Nghị viện bầu ra. Ứng cử viên phải là người có gốc quốc tịch và phải từ 35-40 tuổi. Chẳng hạn như ở Đức, Tổng thống do Hội nghị liên bang bầu, nhiệm kì 5 năm và mỗi người không được đảm nhiệm quá hai nhiệm kì liên tục. Ứng cử viên phải là hạ nghị sĩ từ 40 tuổi trở lên.(Điều 54, Hiến pháp 1959 của Đức: “Tổng thống liên bang do Hội nghị liên bang bầu trực tiếp. Mọi người Đức có quyền được bầu vào Nghị viện đều có thể được bầu làm Tổng thống liên bang khi đạt độ tuổi 40”). Hình thức bầu cử Tổng thống là bỏ phiếu kín không qua thảo luận. Đối với mô hình nguyên thủ cộng hòa tổng thống, nguyên thủ quốc gia do phổ thông đầu phiếu trực tiếp hoặc gián tiếp bầu ra. Chẳng hạn như ở Mĩ, Tổng thống do toàn dân bầu ra theo lối phổ thông đầu phiếu gián tiếp. Cuộc bầu cử tổng thống Mĩ diễn ra theo 3 giai đoạn: Giai đoạn 1 (bầu cử sơ bộ), là giai đoạn đề cử ứng cử viên ra tranh cử tổng thống. Đây là giai đoạn của các chính đảng, là trận đấu đa phương giữa các ứng cử viên trong đảng với nhau. Giai đoạn 2 (bầu cử chính thức), cử tri trực tiếp bầu ra tuyển cử đoàn, diễn ra vào ngày thứ ba liền sau ngày thứ hai đầu tiên của tháng 11 năm thứ 4 sau cuộc bầu cử lần trước. Số lượng tuyển cử đoàn bằng số lượng của thượng và hạ nghị sĩ: 540 người. Các tuyển cử đoàn viên được lựa chọn từ các tiểu bang với số lượng bằng tổng số nghị sĩ trong nghị viện của tiểu bang. Các tuyển cử đoàn viên không là thượng, hạ nghị sĩ hay là quan chức cấp cao của tiểu bang hoặc liên bang. Giai đoạn 3 (giai đoạn hình thức), tuyển cử đoàn họp ở các tiểu bang để bầu tổng thống và gửi kết quả lên Thượng nghị viện Mĩ. Đối với mô hình nguyên thủ cộng hòa hỗn hợp, nguyên thủ quốc gia do cử tri trực tiếp bầu ra. Chẳng hạn ở Pháp, “Tổng thống được bầu ra trong một cuộc phổ thông đầu phiếu”(Điều 6 Hiến pháp 1958 của Pháp). “Tổng thống 69 được bầu cử trong một cuộc đầu phiếu theo đa số tuyệt đối ở vòng đầu. Nếu không có đa số đó, Tổng thống được bầu trong vòng sau theo đa số tương đối” (Điều 7 Hiến pháp 1958 của Pháp). Đối với mô hình nguyên thủ quốc gia trong chính thể cộng hòa xã hội chủ nghĩa, Chủ tịch nước được Quốc hội bầu ra theo đề cử của Uỷ ban thường vụ Quốc hội. Chủ tịch nước thường là Ủy viên Bộ chính trị Trung Ương Đảng. b. Về vị trí, vai trò của nguyên thủ quốc gia Đối với mô hình nguyên thủ cộng hòa đại nghị, NTQG chỉ là nhân vật tượng trưng cho Nhà nước,giữ vai trò đại diện quốc gia về đối nội, đối ngoại, tham gia phần nào vào lập pháp và hành pháp tượng trưng. Đối với mô hình nguyên thủ cộng hòa tổng thống, NTQG là người đứng đầu Nhà nước và đứng đầu cơ quan hành pháp, tổng thống có quyền hạn rất lớn. Đối với mô hình nguyên thủ cộng hòa hỗn hợp, NTQG cũng có nhiều quyền hạn trên thực tế, được xác định là trung tâm của bộ máy quyền lực. Đối với mô hình nguyên thủ cộng hòa xã hội chủ nghĩa, NTQG đứng đầu Nhà nước, thay mặt Nhà nước về đối nội, đối ngoại, có một phần quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp c. Về thẩm quyền của nguyên thủ theo mô hình nguyên thủ cộng hòa *Trong lĩnh vực hành pháp Đối với mô hình nguyên thủ cộng hòa đại nghị, NTQG không đứng đầu hành pháp, mà chỉ có quyền hành pháp hình thức giống như mô hình nguyên thủ quân chủ đại nghị. Quyền hành pháp thuộc về Chính phủ, Chính phủ không chịu trách nhiệm trước NTQG. Ở Đức, tổng thống bổ nhiệm thủ tướng nhưng phải dựa vào đa số ở nghị viện. Tuy nhiên, nếu ở hạ viện Thủ tướng không đạt được số phiếu khi bầu thì tổng thống có quyền bổ nhiệm thủ tướng và giải tán Hạ viện. Song các quyết định của tổng thống luôn theo ý chí của đa số hạ viện. Và để các quyết định của tổng thống có giá trị, phải có sự phê chuẩn của thủ 70 tướng hoặc bộ trưởng có liên quan.( Điều 58, Hiến pháp 1959 Đức: “Để chỉ thị của Tổng thống liên bang có giá trị, đòi hỏi phải có sự phê chuẩn của Thủ tướng Chính phủ liên bang hoặc của Bộ trưởng Liên bang có thẩm quyền. Điều này không áp dụng đối với các việc bổ nhiệm hay truất Thủ tương liên bang, giải tán Nghị viện”, Điều 63: “Nghị viện Liên bang bầu Thủ tướng và các bộ trưởng Liên bang. Người trúng cử Thủ tướng liên bang là người chiếm được đa số phiếu của các thành viên trong Nghị viện liên bang, Tổng thống liên bang chính thức bổ nhiệm trúng cử”; Điều 64: ”Các Bộ trưởng Liên bang do Tổng thống liên bang bổ nhiệm và bãi miễn trên cở sở đề nghị của Thủ tướng liên bang” ) Đối với mô hình nguyên thủ cộng hòa tổng thống, nguyên thủ quốc gia đứng đầu cơ quan hành pháp. Các Bộ trưởng do Tổng thống bổ nhiệm và bãi miễn (có thể có sự phê chuẩn của Nghị viện, tùy theo quy định của mỗi nước), hoạt động như là người giúp việc của Tổng thống. Ở Mĩ, tổng thống có quyền thành lập chính phủ, bổ nhiệm (với sự đồng ý của thượng viện) các Bộ trưởng. Đối với mô hình nguyên thủ cộng hòa hỗn hợp, nguyên thủ quốc gia chỉ đạo chính phủ, tác động trực tiếp đến bộ máy hành pháp. Ở Pháp, tổng thống có quyền thành lập ra chính phủ, ra các quyết định tổ chức và chỉ đạo hoạt động của chính phủ. Mặc dù có quyền bổ nhiệm thủ tướng nhưng về nguyên tắc của chính thể Nghị viện đòi hỏi tổng thống phải lựa chọn lãnh tụ của phe đa số trong hạ viện, hay nói cách khác, đó phải là người được hạ viện tín nhiệm, nếu không tổng thống phải giải tán hạ viện hoặc lựa chọn thủ tướng khác. Tổng thống có quyền chấm dứt họat động của thủ tướng khi ông này có đơn từ chức, nghĩa là tổng thống không có quyền cách chức thủ tướng. Điều 8, Hiến pháp 1958 của Pháp quy định:”Tổng thống bổ nhiệm thủ tướng, tổng thống chấm dứt nhiệm vụ của Thủ tướng đệ trình đơn từ chức của Chính phủ. Theo đề nghị của Thủ tướng, Tổng thống bổ nhiệm các nhân vật khác trong Chính phủ và 71 chấm dứt nhiệm vụ của các vị đó”. “Tổng thống chủ tọa của hội đồng Bộ trưởng” (Điều 9). Tổng thống bổ nhiệm, bãi nhiệm các Bộ trưởng theo đề nghị của thủ tướng. Ở Nga cũng gần giống như vậy. Tổng thống điều hành toàn bộ hoạt động của chính phủ, quyết định thành lập hoặc có thể tuyên bố giải tán Chính phủ bất cứ lúc nào. Tổng thống bổ nhiệm thủ tướng với sự đồng ý của viện Đuma, các Phó thủ tướng và các bộ trưởng do tổng thống bổ nhiệm theo đề nghị của thủ tướng. Đối với mô hình nguyên thủ quốc gia cộng hòa xã hội chủ nghĩa, ngoại trừ Cuba, chủ tịch Hội đồng Nhà nước kiêm chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, các nước còn lại Hiến pháp đều quy định nguyên thủ lựa chọn Thủ tướng để Quốc hội phê chuẩn và bổ nhiệm các thành viên khác của Chính phủ sau khi đã được Quốc hội thông qua. Nguyên thủ nắm một phần quyền hành pháp. Quan hệ giữa nguyên thủ và chính phủ là quan hệ phối hợp. *Trong lĩnh vực lập pháp Nhìn chung ở các nước quyền lập pháp thuộc Nghị viện (hay Quốc hội) nhưng nguyên thủ cũng có một phần quyền sáng kiến lập pháp (một số nước) và phủ quyết lập pháp. Nguyên thủ có quyền tác động đến lập pháp thông qua việc gửi các thông điệp đến Nghị viện hay chủ trì công việc soạn thảo dự án luật của Chính phủ trình Nghị viện. Đối với mô hình nguyên thủ cộng hòa đại nghị, NTQG có quyền bổ nhiệm một số thượng nghị sĩ hay hạ nghị sĩ hoặc tất cả các thành viên thượng viện, có quyền triệu tập các khóa họp của Nghị viện, khai mạc kì họp Nghị viện. NTQG có quyền giải tán Nghị viện hay hạ viện. Ở Đức, tổng thống kiểm tra kiểm tra, ký và công bố luật, tuyên bố “tình trạng khẩn cấp về lập pháp” , Đối với mô hình nguyên thủ cộng hòa tổng thống, ngoài quyền phủ quyết lập pháp, Tổng thống có quyền gửi thông điệp đến Quốc hội, gây ảnh hưởng đến sáng kiến lập pháp của Quốc hội. Ở Mĩ, tổng thống giám sát chặt chẽ quá trình 72 sáng tạo luật, có quyền triệu tập Quốc hội bất thường, hằng năm gửi thông điệp đến Quốc hội, đề xuất những văn bản pháp luật. Các cách thức phủ quyết: -Phủ quyết tuyệt đối: một khi nguyên thủ quốc gia phủ quyết dự luật thì dự luật đó không thể trở thành luật. -Phủ quyết tương đối: dự luật bị nguyên thủ phủ quyết vẫn có thể trở thành luật nếu Nghị viện thông qua lần thứ hai với đa số tương tự hay cao hơn là 2/3 hay 3/4 thì dự luật đó trở thành luật. Hoặc Nghị viện cũng có thể đưa dự luật ra trưng cầu dân ý. Nguyên thủ quốc gia cũng có thể đưa dự luật ra trưng cầu dân ý. -Phủ quyết lựa chọn: là trường hợp nguyên thủ có quyền phủ quyết một số điều khoản tronng dự luật hay phủ quyết toàn bộ dự luật. -Phủ quyết “bỏ túi” (chỉ có ở Mĩ): Sau 10 ngày kể từ ngày tổng thống nhận được dự luật, nếu Nghị viện không nhận được dự luật trả lại mà khi đó Nghị viện đang họp thì coi như dự luật được tổng thống đồng ý. Nhưng nếu trong vòng 10 ngày này, hoặc sau đó, tổng thống không trả lại dự luật mà Nghị viện đã họp xong thì dự luật không thể trở thành luật được. Đối với mô hình nguyên thủ cộng hòa hỗn hợp, tổng thống có sự can thiệp rất lớn trong quá trình xây dựng luật của Nghị viện. Ở Pháp, Tổng thống không có quyền sang kiến luật nhưng tổng thống có thể gửi thông điệp đến Quốc hội, định hướng cho Quốc hội thảo luận, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước. Sau khi dự luật được thông qua sẽ gửi lên cho tổng thống ký và sau đó tổng thống ký tiếp để chính thức công bố. Trong trường hợp không đồng ý về toàn bộ hoặc một số điều luật, tổng thống yêu cầu Quốc hội thảo luận lại, Quốc hội buộc phải thực hiện (Điều 10, Hiến pháp 1958 của Pháp:”Tổng thống ban hành đạo luật 15 hôm sau khi dự luật do Quốc hội chung quyết được chuyển lên Tổng thống. Trước khi mãn thời hạn trên, tổng thống có thể yêu cầu Quốc hội phúc nghị 73 toàn thể dự luật hay một vài điều khoản của dự luật Quốc hội phải phúc nghị”). Tổng thống yêu cầu Hội đồng Hiến pháp xem xét về tính hợp hiến của dự luật, nếu vi hiến, tổng thống có quyền phủ quyết.“Theo đề nghị của Chính phủ trong khi Quốc hội họp và theo đề nghị chung của hai viện, được công bố trong công báo, Tổng thống có thể đưa ra trưng cầu dân ý dự luật về tổ chức công quyền, dự luật của sự chuẩn y của khối cộng đồng hay liên hệ tới một hiệp ước quốc tếNếu trưng cầu dân ý chấp thuận dự luật, Tổng thống ban hành trong thời hạn kể trên.”(Điều 11, Hiến pháp 1958 của Pháp). Tổng thống có quyền ra sắc lệnh triệu tập phiên họp bất thường của Quốc hội và có quyền giải tán hạ viện. Ở Nga, thẩm quyền của tổng thống lớn hơn so với ở Pháp, tổng thống được quyền đưa ra sáng kiến luật, có thể gửi thông điệp cho Quốc hội, công bố hoặc bác bỏ những dự án luật; giải tán viện Đuma; quyền đưa ra các sắc lệnh và chỉ thị trên toàn quốc mà không có một cơ quan nào có quyền thay đổi hoặc bãi bỏ. Đối với mô hình nguyên thủ cộng hòa xã hội chủ nghĩa, NTQG kí lệnh công bố luật đã được Quốc hội thông qua. *Trong lĩnh vực Tư pháp Hệ thống tư pháp độc lập. NTQG chỉ có một số quyền liên quan đến Tư pháp, chẳng hạn có quyền ân xá hay đặc xá, bổ nhiệm, miễn nhiệm các thẩm phán tòa án tối cao, một số thẩm phán tòa án địa phương Ở Đức, tổng thống có quyền bổ nhiệm và miễn nhiệm các thẩm phán liên bang, nhân danh liên bang công bố lệnh ân xá Ở Mĩ, Tổng thống bổ nhiệm các Thẩm phán Tòa án liên bang, ra lệnh ân xá. Ở Pháp, Tổng thống có quyền đặc xá (miễn toàn bộ hay một phần hình phạt). Quyết định đặc xá được ban hành sau khi có ý kiến của Hội đồng thẩm phán tối cao, Bộ tư pháp đề nghị. Tổng thống có quyền bổ nhiệm 3/9 Thẩm phán Hội đồng Hiến pháp, 9 thành viên của hội đồng thẩm phán tối cao, lãnh đạo trực tiếp hội đồng này. Ở Nga, thẩm quyền của nguyên thủ quốc gia ít hơn Pháp, 74 tổng thống chỉ đề cử, giới thiệu các thẩm phán Tòa án Hiến pháp, Tòa án tối cao, Tổng kiểm sát trưởng. Tổng thống có quyền ân xá. *Trong một số lĩnh vực khác Cũng gần giống với mô hình nguyên thủ quân chủ. Nguyên thủ quốc gia là người đứng đầu nhà nước, thay mặt nhà nước về mặt đối nội, đối ngoại Ở Đức, “ Tổng thống liên bang đại diện liên bang trong các mối quan hệ quốc tế và nhân danh liên bang kí kết các điều ước quốc tế với nước ngoài. Tổng thống liên bang bổ nhiệm và tiếp nhận đại sứ” (Điều 59 Hiến pháp Đức 1959). Về nghĩa vụ và trách nhiệm của tổng thống, “tổng thống liên bang không được phép đồng thời là thành viên chính phủ hoặc là của một cơ quan lập pháp của liên bang hoặc của các bang” (Điều 55). “Tổng thống liên bang có thể bị kiện bởi nghị viện liên bang hoặc hội đồng liên bang nếu tổng thống cố ý vi hiến hoặc một đạo luật của liên bang” (Điều 61) Ở Mĩ, do đứng đầu hành pháp nên tổng thống có rất nhiều thẩm quyền, như chuẩn bị dự án ngân sách, các dự luật tài chính, ban hành các văn bản lệnh thừa hành, quy tắc, quy chế, kế hoạch cải tổ. Tổng thống có quyền tuyên bố tình trạng khẩn cấp trong cả nước hay từng địa phương, có quyền sử dụng sức mạnh quân đội vì trật tự; tuyên bố chiến tranh và hòa bình sau đó báo cáo cho Quốc hội (về nguyên tắc đây là quyền cuả Quóc hội, nhưng từ khi lập quốc cho đến nay Quốc hội chưa sử dụng được chục lần). Tổng thống có thể bị truất quyền trong trường hợp bị luận tội. Ở Pháp, Tổng thống là đại diện tối cao trong quan hệ quốc tế. Tổng thống ủy nhiệm cho các đại sứ khi họ ra nước ngoài và tiếp nhận sự ủy nhiệm của các đại sứ nước khác khi họ đến Pháp. Tổng thống có quyền thảo luận, đàm phán và ký kết các hiệp ước quốc tế. Ở Nga, trong quan hệ quốc tế, tổng thống hội đàm và ký kết các hiệp định, hiệp ước quốc tế; Hiệp định này sẽ có hiệu lực khi khi được hai viện Quốc hội phê
File đính kèm:
- giao_trinh_hien_phap_tu_san_dinh_van_liem_phan_1.pdf