Giáo trình Nhập môn xã hội học - Trần Tấn Phát
BÀI I
ĐỐI TƯỢNG, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA XÃ
HỘI HỌC
I. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA XÃ HỘI HỌC
I.1. Xã hội học là gì?
I.1.1. Thuật ngữ “xã hội học”.
Người đầu tiên đưa ra danh từ “xã hội học” là ông Auguste Comte (1798-
1857) nhà triết học thực chứng người Pháp. Auguste Comte sử dụng thuật ngữ
“xã hội học” vào năm 1839. Danh từ “xã hội học” được ghép từ hai chữ “Societas”
gốc Latinh dịch ra tiêng việt là “xã hội” và từ “Logos” là gốc từ Hy Lạp dịch ra tiếng
Việt là “học thuyết”, ghép hai từ “Logos” là gốc từ Hy Lạp với “Societas” gốc Latinh
có nghĩa là “học thuyết về xã hội”. Auguste Comte coi xã hội học giống như khoa
học tự nhiên. Theo Auguste Comte “xã hội học” là “vật lý học xã hội”.
I.1.2. Định nghĩa xã hội học.
Ngay từ khi mới ra đời cho tới nay “xã hội học” có rất nhiều định nghĩa khác
nhau. Auguste Comte là người đầu tiên đưa ra khái niệm xã hội học. Auguste
Comte coi xã hội học giống như khoa học tự nhiên. Chính vì vậy, quan điểm xã hội
học của Auguste Comte là “Vật lý học xã hội”. Nghiên cứu xã hội học là “khoa học
về các quy luật của tổ chức xã hội”.
E. Durkhiem thì quan niệm xã hội học là “khoa học nghiên cứu các sự kiện
xã hội”. Nghiên cứu xã hội học là nghiên cứu các sự kiện, hiên tượng xã hội.7
M.Weber quan niệm về xã hội học là “khoa học có nhiệm vụ lý giải, tức giải
nghĩa, thông hiểu động cơ, ý nghĩa của hành động”. Nghiên cứu xã hội học là hành
động xã hội. Tìm hiểu về động cơ hành động.
Từ đó tới nay các nhà xã hội học đưa ra những định nghĩa khác nhau. Nhưng
đều thống nhất là nghiên cứu về cuộc sống con người sống chung với nhau.
Trong cuốn “sociology” (xã hội hoc) của Joseph H. Fichter là giáo sư tiến sĩ
xã hội học Mỹ, đã từng giảng dạy môn xã hội hoc nhiều nước trên thế giới đưa ra
định nghĩa xã hội học có tính chất bao quát nhất đó là: “xã hội học là công cuộc
nghiên cứu một cách khoa học những con người trong mối tương quan với những
ngưới khác” (trang 1 trong cuốn Joseph H. Fichter, Xã hội học, bản dịch của Trần
Văn Đỉnh, Sài gòn, Hiện đại thư xã, 1973).
Xét khái niệm của Joseph H. Fichter về nội hàm và ngoại diên của khái niệm.
Ta xét về nội hàm của khái niệm nó chứa những thông tin sau: đó là “xã hội học là
công cuộc nghiên cứu một cách khoa học” về con người quan hệ với con người.
Nghiên cứu con người tương tác với con người. Nghiên cứu con người hành động
tác động đến con người; nghiên cứu con người này là đối tượng bị tác động của con
người kia và ngược lại. Nghiên cứu con người vừa là chủ thể lại đồng thời là khách
thể. Tất cả những sự kiện ấy diễn ra trong cuộc sống chung giữa con người với con
người. Nó hình thành nên tính quy luật hay quy luật xã hội. Trong quá trình hành
động của con người diễn ra rất đa dạng và phong phú nhưng lại tuân theo một trật
tự nhất định của xã hội hình thành các cơ cấu và các tổ chức xã hội trong quá trình
ổn định và biến đổi. Nghiên cứu xã hội ở trạng thái tĩnh và nghiên cứu xã hội ở trạng
thái động. Sự biến đổi vị trí; vị thế; địa vị; vai trò của các cá nhân làm biến đổi xã hội
và ngược lại
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Nhập môn xã hội học - Trần Tấn Phát
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ ******************** ThS. Trần Tấn Phát GIÁO TRÌNH NHẬP MÔN Xà HỘI HỌC (Dựa trên chương trình giáo dục Đại học đại cương do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định năm 1995) (Dành cho sinh viên đại học và cao đẳng không chuyên ngành xã hội học) LƯU HÀNH NỘI BỘ GIÁO TRÌNH 2 NHẬP MÔN Xà HỘI HỌC ThS. Trần Tấn Phát In 300 cuốn, khổ 16x24. Lưu hành nội bộ theo giấy đề nghị số 168/ĐN-ĐHSPKT- TV ngày 28 tháng 09 năm 2011 của Thư viện Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh LỜI GIỚI THIỆU Để đáp ứng yêu cầu học và nghiên cứu môn Xã hội học của sinh viên đại học và cao đẳng không chuyên ngành xã hội học. Chúng tôi dựa trên chương trình giáo dục Đại học đại cương do Bộ giáo dục và đào tạo quy định năm 1995 (chương trình dành cho sinh viên đại học và cao đẳng không chuyên ngành xã hội 3 học) để biên soạn cuốn sách Nhập môn xã hội học. Với kinh nghiệm giảng dạy nhiều năm môn xã hội học và với sự hợp tác và đóng góp của các giảng viên đã giảng môn Xã hội học cùng với các giáo trình đã biên soạn “nhập môn xã hội học” của các giáo sư, tiến sĩ và các tài liệu khác liên quan đến môn xã hội học để soạn cuốn “nhập môn xã hội học” theo yêu cầu của đối tượng học là sinh viên đại học và cao đẳng không chuyên ngành xã hội học; nhằm đáp ứng kịp thời theo yêu cầu của các anh (chị) sinh viên đại học và cao đẳng không chuyên ngành xã hội học. Trước hết xin chân thành cảm ơn sự đóng góp của quý thầy cô và bạn đồng nghiệp đã giúp chúng tôi biên soạn cuốn sách này. Sau là trong quá trình biên soạn lần đầu không thể không bị sai sót. Chúng tôi xin qúy độc giả đóng góp ý kiến để chỉnh sửa lại tốt hơn. Chân thành cảm ơn! Tác giả 4 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HCM CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC NHẬP MÔN Xà HỘI HỌC (Dựa trên chương trình giáo dục Đại học đại cương do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định năm 1995) 1. Tên môn học: - Nhập môn xã hội học. - Mã môn học.. 2. Thời lượng: ba tín chỉ (45 tiết) 3. Trình độ: - Sinh viên khối không chuyên ngành xã hội học. - Trình độ đại học và cao đẳng. 5 4. Mục tiêu của môn học: - Phải hiểu được con người, cá nhân con người và xã hội loài người; đó là cơ sở tiếp cận môn xã hội học. - Hiểu và nắm bắt được, nghiên cứu được một cách khoa học những con người trong mối tương quan với những người khác. - Nhận thức và giải quyết các vấn đề về xã hội và cá nhân con người một cách khoa học - Xác định một cách khoa học về sự kiện con người “sống chung” với nhau - Biết phân tích tổng hợp các sự kiện và hiện tượng xã hội “sống chung” với nhau một cách khoa học 5. Điều kiện tiên quyết - Bố trí học năm nhất đối với sinh viên đại học và cao đẳng không chuyên ngành xã hội học. - Phải có mặt trên lớp. - Phải có giáo trình và nghiên cứu trước khi lên lớp (đọc giáo trình trước khi nghe giảng). - Phải đọc các tài liệu liên quan đến bài giảng. - Tham gia đầy đủ các buổi thảo luận. 6. Mô tả vắn tắt nội dung BÀI. 1: Đối tượng, chức năng, nhiệm vụ của xã hội học ................................ 7 BÀI. 2: Sự ra đời và phát triển của xã hội học .............................................. 16 BÀI. 3: Phương pháp nghiên cứu của xã hội học ......................................... 27 BÀI. 4: Cá nhân và xã hội .............................................................................. 39 BÀI. 5: Những khái niệm và phạm trù cơ bản của xã hội học ..................... 54 BÀI. 6: Di động xã hội và biến đổi xã hội ...................................................... 77 BÀI. 7: Văn hóa và xã hội ............................................................................. 81 BÀI. 8: Dư luận xã hội và thông tin đại chúng .............................................. 88 BÀI 9: Xã hội học nông thôn .......................................................................... 92 BÀI 10: Xã hội học đô thị ............................................................................... 95 BÀI.11: Xã hội học gia đình ........................................................................... 98 7. Nhiệm vụ của sinh viên - Phải nghiên cứu giáo trình “Nhập môn xã hội học” và đọc các giáo trình liên quan. - Tham dự đầy đủ các giờ thực hành. 8. Tài liệu học tập 6 [1]. Phạm Tất Dong, LêNgọc Hùng. Xã hội học. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 1997. [2]. Trần Tuấn Phát. Nhập môn xã hội học. Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh, 2011. - Đọc và nghiên cứu tất cả các tài liệu xã hội học và các tài liệu khác liên quan đến môn học. 9. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên Theo quy chế đào tạo đại học và cao đẳng của Bộ Giáo dục và Đào tạo 10. Nội dung chi tiết trong chương trình “Nhập môn xã hội học” BÀI I ĐỐI TƯỢNG, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA Xà HỘI HỌC I. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA Xà HỘI HỌC I.1. Xã hội học là gì? I.1.1. Thuật ngữ “xã hội học”. Người đầu tiên đưa ra danh từ “xã hội học” là ông Auguste Comte (1798- 1857) nhà triết học thực chứng người Pháp. Auguste Comte sử dụng thuật ngữ “xã hội học” vào năm 1839. Danh từ “xã hội học” được ghép từ hai chữ “Societas” gốc Latinh dịch ra tiêng việt là “xã hội” và từ “Logos” là gốc từ Hy Lạp dịch ra tiếng Việt là “học thuyết”, ghép hai từ “Logos” là gốc từ Hy Lạp với “Societas” gốc Latinh có nghĩa là “học thuyết về xã hội”. Auguste Comte coi xã hội học giống như khoa học tự nhiên. Theo Auguste Comte “xã hội học” là “vật lý học xã hội”. I.1.2. Định nghĩa xã hội học. Ngay từ khi mới ra đời cho tới nay “xã hội học” có rất nhiều định nghĩa khác nhau. Auguste Comte là người đầu tiên đưa ra khái niệm xã hội học. Auguste Comte coi xã hội học giống như khoa học tự nhiên. Chính vì vậy, quan điểm xã hội học của Auguste Comte là “Vật lý học xã hội”. Nghiên cứu xã hội học là “khoa học về các quy luật của tổ chức xã hội”. E. Durkhiem thì quan niệm xã hội học là “khoa học nghiên cứu các sự kiện xã hội”. Nghiên cứu xã hội học là nghiên cứu các sự kiện, hiên tượng xã hội. 7 M.Weber quan niệm về xã hội học là “khoa học có nhiệm vụ lý giải, tức giải nghĩa, thông hiểu động cơ, ý nghĩa của hành động”. Nghiên cứu xã hội học là hành động xã hội. Tìm hiểu về động cơ hành động. Từ đó tới nay các nhà xã hội học đưa ra những định nghĩa khác nhau. Nhưng đều thống nhất là nghiên cứu về cuộc sống con người sống chung với nhau. Trong cuốn “sociology” (xã hội hoc) của Joseph H. Fichter là giáo sư tiến sĩ xã hội học Mỹ, đã từng giảng dạy môn xã hội hoc nhiều nước trên thế giới đưa ra định nghĩa xã hội học có tính chất bao quát nhất đó là: “xã hội học là công cuộc nghiên cứu một cách khoa học những con người trong mối tương quan với những ngưới khác” (trang 1 trong cuốn Joseph H. Fichter, Xã hội học, bản dịch của Trần Văn Đỉnh, Sài gòn, Hiện đại thư xã, 1973). Xét khái niệm của Joseph H. Fichter về nội hàm và ngoại diên của khái niệm. Ta xét về nội hàm của khái niệm nó chứa những thông tin sau: đó là “xã hội học là công cuộc nghiên cứu một cách khoa học” về con người quan hệ với con người. Nghiên cứu con người tương tác với con người. Nghiên cứu con người hành động tác động đến con người; nghiên cứu con người này là đối tượng bị tác động của con người kia và ngược lại. Nghiên cứu con người vừa là chủ thể lại đồng thời là khách thể. Tất cả những sự kiện ấy diễn ra trong cuộc sống chung giữa con người với con người. Nó hình thành nên tính quy luật hay quy luật xã hội. Trong quá trình hành động của con người diễn ra rất đa dạng và phong phú nhưng lại tuân theo một trật tự nhất định của xã hội hình thành các cơ cấu và các tổ chức xã hội trong quá trình ổn định và biến đổi. Nghiên cứu xã hội ở trạng thái tĩnh và nghiên cứu xã hội ở trạng thái động. Sự biến đổi vị trí; vị thế; địa vị; vai trò của các cá nhân làm biến đổi xã hội và ngược lại Như vậy, định nghĩa chứa đựng các yếu tố để xác định nó là nó chứ không phải là cái khác. Xác định rõ nội dung nghiên cứu của môn xã hội học, khác hẳn với các môn khoa học xã hội khác. Xác định rõ môn xã hội học nghiên cứu những vấn đề gì ? Nội hàm của khái niệm xã hội học là rất rộng, do đó ngoại diên của khái niệm xã hội học là hẹp; đó là ngoại diên của xã hội học nó chứa tất cả các mối quan hệ giữa con người với con người trong cuộc sống xã hôi. Do đó đối tượng nghiên cứu của xã hội học sẽ là nghiên cứu các sự kiện và hiện tượng con người “sống chung” với nhau trong một cộng đồng xã hội nhất định hay một xã hội nhất định. Sau đây chúng ta xác định đối tượng nghiên cứu của xã hội học. I.2. Đối tượng nghiên cứu và cơ cấu của xã hội học I.2.1. Đối tượng nghiên cứu của xã hội học Bất cứ môn khoa học nào cũng phải có đối tượng nghiên cứu riêng của nó. Xã hội học là một môn khoa học nghiên cứu về xã hội con người “sống chung” với nhau; nên nó cũng phải có đối tượng nghiên cứu của nó. Để xác định môn khoa học “xã hội học” với môn khoa học xã hội khác; xã hội học phải xác định đối tượng nghiên cứu của minh trong các ngành khoa học khác nhất là các ngành khoa học nghiên cứu về xã hội. Nếu xét về ngoại diên khái niệm “xã hội hoc”, thì nó năm trong môn khoa học xã hội; tức là đều nghiên cứu về quan hệ xã hội của những con người; đó là 8 quan hệ giữa con người với con người trong cuộc “sống chung” trong một cộng đồng xã hội hội nhất định nào đó. Xét vế mối quan hệ giữa con người với con người và con người với tự nhiên, có rất nhiều môn khoa học xã hội nghiên cứu; không chỉ những môn khoa học xã hội mà cả môn khoa học tư nhiện cũng nghiên cứu về con người sống chung với nhau củ yếu và cơ bản về hai mối quan hệ là: quan hệ về vật chất (thế giới tư nhiên) và quan hệ về tinh thân (hình thái ý thức xã hội). Như vậy, xét về ngoại diên của khái niệm xã hội học nó chứa tất cả các dữ liệu liên quan đến mối quan hệ giữa con người với con người (môi trường sống của con người về mặt xã hội) và giữa con người với tự nhiên (môi trường sống của con người trong giới tư nhiên). Và cũng chính là ngoại diên của các khoa học nghiên cứu về xã hội. Xét về nội hàm của của môn “xã hội học” với các môn khoa học xã hội khác thì nó phải khác biệt với nhau, không thể trùng lặp. Để phân định xã hội học với các môn khoa học khác thì phải xác định nó là nó chứ không phải là cái khác. Vì vậy, nội hàm của “xã hội học” so với những môn khoa học xã hội khác nó phải chứa những: “sự kiện con người > với nhau: x hội học về những yếu tố đều đặn và > của tác phong xã hội trong trang thái thực tế ở khắp mọi nơi trong xã hội.”. Như vậy, đối tượng nghiên cứu của xã hội học là rất rộng. Nhưng không trùng với các môn khoa học xã hội khác. Xã hội học xét vê ngoại diên của nó chung với các môn khoa học khác do đó nó phải liên quan đến các môn khoa học khc, đặc biệt đối với các môn khoa học nghiên cứu về xã hội. Vì nó cùng có ngoại diên với các môn khoa học xã hội khác. Xét cụm từ “bất biến” không nên hiểu là “nhất thành bất biến”, tức là không bao giờ thay đổi. Mà phải hiểu nó là cái quy định và cái xác định, cái chuẩn hóa của một sự vật hay hiện tượng nhất định nào đó, để xác định nó là nó chứ không phải là cái khác. Cái mà xác định nó là nó chứ không phải là cái khác. Cái phân biệt sự vật này với sự vật khác, hiên tượng này với hiên tượng khác về chất. Ví dụ: con người khác với con vất là do con người có “tư duy, có ý thức”. Cụm từ “tư duy” là bất biến vì nếu không có tư duy – ý thức, thì không phải là con người. Mặc dù xét về “thể xác” về hình thức biểu hiện tức là cái thực thể sinh học ấy là một dang vật chất (vật lý) cũng như con người, hay có dáng người, nhưng không phải là con người. Vì khơng có ý thức. Chẳng hạn là một động vật xét về hình thức có dáng con người; nếu không có khả năng tư duy, nhận thức; không có ý thưc thì không thể là con người. Vì cái bản chất khác với con người, bản chất xã hội của nó không có. Bản chất xã hội của con người là bản chất “ý thức”. Chỉ khi con vật, hay loài động vật nào có khả năng nhận thức, khả năng “tư duy”, sáng tạo thì mới là con ngươi, là loài người. Cụm từ “tư duy” là phân biệt giữa con người với con vật. Kal Marx đã chỉ rõ là: “Có thể phân biệt con người với súc vật bằng ý thức, bằng tôn giáo, nói chung bằng bất cứ cái gì cũng được. Bản thân con người bắt đầu tự phân biệt với súc vật ngay khi con người bắt đầu sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình, đó là 9 một bước tiến do tổ chức cơ thể của con người quy định. Sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình, như thế là con người đã gián tiếp sản xuất ra chính đời sống vật chất của minh.” Như vậy, cum từ “tư duy” là cụm từ được coi là > khi xác định nó là con người. Con người có khả năng nhận thức, có ý thức, “tư duy” và sáng tạo. Vì vậy, con người là chủ thể, có khả năng cải tạo tư nhiên, cải tạo xã hội đồng thời cải tạo chính con người, nhờ lao động, trong quá trình lao động. Thực tiễn đã chứng minh. Đó là chân lý không thể thay đổi và không chối cãi, có phải đúng thế không? I.2.2. Cơ cấu của môn xã hội học Xã hội học là môn khoa học nghiên cứu xã hội con người trên tất cả các sự kiên con người “sống chung” với nhau, do đó căn cứ vào loại hình hoạt động hay lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội mà nghiên cứu như: xã hội học kinh tế; xã hội học chính tri; xã hội học tôn giáo; xã hội học gia đinh V.V.. song, tất cả các lĩnh vực nghiên cứu ấy đều tập trung tìm hiểu về con người “sông chung” với nhau; do đó, nó lại quan hệ chặt chẽ với nhau. Các nhà nghiên cứu xã hội học đã phân chia thành các loại nghiên cứu xã hội học cơ bản sau: Thứ nhất là “xã hội học đại cương”, nó nghiên cứu các quy luật, tính quy luật, thuộc tính và đặc điểm chung nhất của các dự kiện, hiện tượng và quá trình xã hội, trong trạng thái tĩnh và trong trạng thái biến đổi. Xã hội học đại cương có nội dung nghiên cứu rất gần với xã hội học vĩ mô và xã hội học lý thuyết. Nó có tính khái quát. Thứ hai là “xã hội học chuyên ngành” (chuyên biệt), nó nghiên cứu về một mặt, một khía cạnh, một góc độ trong quan hệ xã hội con ngươi sống chung với nhau. Nó là một bộ phận của xã hội học; nó gắn lý luận xã hội học đại cương vào việc nghiên cứu các hiện tượng của một một lĩnh vực cụ thể, nhất định của đời sống con người “sống chung” trong một xã hội nhất định. Chẳng hạn nghiên cứu về xã hội học gia đinh; nghiên cứu về xã hội học tội phạm hay nghiên cứu về xã hội học nông thôn. V.v.. Thứ ba là “xã hội học lý thuyết” là một bộ phân xã hội học nghiên cứu một cách khách quan, khoa học về các sự kiện và hiện tượng, nghiên cứu quá trình biên đổi xã hội. Nhằm phát hiện ra tri thức mới và xây dựng thành các lý thuyết, các khái niệm và các phạm trù xã hội học. Hình thành một hệ thống khái niệm phạm trù của xã hội học. Thứ tư là “xã hội học thực nghiêm” là một bộ phận xã hội học nghiên cứu về hiện tượng, quá trình xã hội bằng cách vận dụng các lý thuyết, các khái niệm, các phạm trù của xã hội học vo thực tiễn hay các phương pháp thực chứng như quan sát, đo lường, thí nghiệm nhằm kiểm ... , và quy luật của sự vân động phát triển xã hội nông thôn. Xã hội học nông thôn nó chú ý xã hội nông thôn ở trạng thái tĩnh. Nó quan tâm nhất là cơ cấu tổ chức xã hội ở nông thôn, nó chú ý khảo sát các sự kiện hiện tượng xã hội nông thôn về cách sống, nếp sống, lối sống của cộng đồng nông thôn. Xã hội học nông thôn là một chuyên ngành của xã hội học. II.2. Đối tượng nghiên cứu của xã hội học nông thôn. Xã hội học nông thôn chủ yếu khảo cứu các sự kiện, các hiện tượng về tổ chức xã hội, về văn hóa xã hội, về truyên thống xã hội, truyền thống dòng tộc, các hoạt động văn hóa, các hoạt động sản xuất, các hoạt động tổ chức và cách sống, nếp sống, lối sống ở nông thôn. Có thể nói tóm lại là đối tượng nghiên cứu của xã hội học nông thôn bao gồm các sự kiện, hiện tượng trong đời sống xã hội nông thôn về con người sông chúng chung vơi nhau tạo lập nên cộng đồng xã hội nông thôn. Nhiệm vụ chủ yếu và cơ bản của xã hội học là rút ra tính quy luật hay những quy luật trong đới sống xã hội nông thôn. II.3 Nội dung nghiên cứu: Do nhu cầu và góc độ tiếp cận nghiên cứu khác nhau cho nên có những vấn đề nghiên cứu xã hội học nông thôn khác nhau, cụ thể và chủ yếu là: + Nghiên cứu về cơ cấu xã hội nông thôn. + Nghiên cứu về cơ cấu lao động ở nông thôn. + Nghiên cứu về đời sống chính trị ở nông thôn. + Nghiên cứu về truyền thông; tập quán; văn hóa; + Nghiên cứu về con đường phát truyển nông thôn. + Tùy thuộc vào nhu cầu và sự biến đổi xã hội mà có những nội dung nghiên cứu được đặt ra. II.4. Phương pháp tiếp cân và nghiên cứu: + Phương pháp chung. + Do nội dung nghiên cứu, mục đích nghiên cứu mà có những phương pháp thích hợp vì phương pháp là cách thức, con đường nhằm đạt tới mục tiêu và kết quả cao nhất. 82 + Phương pháp chuyên ngành xã hội học nông thôn. Chủ yêu là phương pháp khảo cứu, thực nghiệm, so sanh, phỏng vấn, trưng cầu ý kiến, sưu tầm tài liệu, dữ liệu, bảng câu hỏi v.v..tùy thuộc vào đề tài và mục đích nghiên cứu. Câu hỏi ôn tập 1. Xã hội nông thôn là ? trình bày sự hình thành và phát triển của xã hội nông thôn. 2. Trình bày những đặc điểm về lối sống nông thôn. 3. Xã hội học nông thôn nghiên cứu những vấn đề gì? 4. Trình bày phương pháp nghiên cứu xã hội học nông thôn. BÀI X Xà HỘI HỌC ĐÔ THỊ I. Xà HỘI HỌC ĐÔ THỊ I.1. Khái niệm xã hội đô thị. - Đô thị là một chỉnh thể không gian xã hội, biểu hiện sự thống nhất của mọi kiểu đặc biệt tổ chức xã hội dân cư, của những điều kiện địa lý tự nhiên và môi trường nhân tạo. - Đặc trưng đô thị: + Thứ nhất là mật độ dân số cao trên lãnh thổ hạn chế. + Thứ hai là nghề nghiệp phi nông nghiệp chiếm cao từ 70% đến 90%. + Thứ ba là giữ vai trò chủ đạo về kinh tế; chính trị; văn hóa đối với một khu vực nhất định. + Thứ tư là tổ chức quản lý có quy hoặc chặt chẽ. I.2. Đặc điểm đô thị: + Thứ nhất là môi trường nhân tạo cao + Thứ hai là trung tâm về kinh tế; văn hóa; chính trị; về khoa học; về ngoại giao; về du lịch. + Thứ ba là văn hóa thường hội tụ ba luồng văn hóa: văn hóa tại chỗ; văn hóa nước ngoài; văn hóa khu vực khác. + Đời sống đô thị đa dạng và phức tạp. + Không gian quan hệ xã hội rộng so với không gian môi trường hẹp. 83 I.3. Lối sống đô thị: + Lối sống được hình thành trên cơ sở vật chất; điều kiện sống; hoàn cảnh và môi trường sống. Nghề nghiệp chủ yếu buôn bán trao đổi hàng hóa. + Dân số đông và đa dạng, Mật độ dân số cao; quan hệ xã hội phức tạp và đa dạng. + Cơ động về nghề nghiệp cao; + Hoạt động sinh hoạt cá nhân và gia đình phụ thuộc nhiều vào dịch vụ. + Nhu cầu học hỏi, nhu cầu về trình độ rất cao. + Giao tiếp rộng không chỉ trong nước mà có tính quốc tế. + Con người đô thị năng động, ý chí tiến thủ cao, dạn dày về thái độ. I.4. Đô thị hóa: + Nguyên do công nghiệp hóa. + Tỷ lệ dân cư đô thị trong một nước cao. + Xuất hiện nhiều điểm dân cư sống theo kiểu đô thị. + Số lượng đô thị phát triển. II. Xà HỘI HỌC ĐÔ THỊ: II.1. Vào đầu thế kỷ XX ở châu Âu và Bắc Mỹ đã hình thành một bộ môn xã hội học đô thị. Lúc đầu tên gọi là “xã hội học về đời sống đô thị” (Sociologyof Urban Life) sau này gọi là “xã hội học đô thị” (Uban Sociology) chủ yếu là ở nước Anh; nước Pháp; nước Đức; nước Mỹ; là những nước về công nghiệp hóa, và đô thị hóa đầu tiên. Ở các nước này nhiều trường Đại học, Viện nghiên cứu; xã hội học đô thị đã công bố và xuất bản nhiều đề tài nghiên cứu về đô thị. Xã hội học đô thị chủ yếu nghiên cứu các hiện tượng; các quá trình xã hội diễn ra ở trong đô thị; trong đó tập trung các yêu tố thuộc phạm vi không gian; các yếu tố tổ chức đô thị. Xã hội học đô thị là một chuyên ngành của xã hội học. Hội nghị quốc tế về đề tài xã hội học đô thị tổ chức vào năm 1953 tại trường Đại học Columbia (Mỹ) năm 1956 cuộc hội thảo khoa học đầu tiên được tổ chức tại Bangkok tên đề tài là: “Những nhân tố kinh tế và xã hội trong đời sống đô thị châu Á”mang tính quốc tế. Đối tượng nghiên cứu xã hội học đô thị Xã hội học đô thị nghiên cứu các sự kiện hiện tượng về đời sống xã hội đô thị chủ yếu tập trung vào môi trường xã hội đô thị, cơ cấu tổ chức đô thị,đô thị hóa, văn hóa đô thị, lối sống đô thị, xã hội học tội phạm. Nội dung chủ yếu xã hội học đô thị nghiên cứu là: II.2. Nội dung cơ bản bản xã hội học học nghiên cứu: + Các vấn đề cơ cấu dân số; 84 + Sinh thái đô thị. + Lối sống đô thị. + Hiện tượng quá tải đô thị (Giao thông, dân lao động, dân thất nghiệp, việc làm V.v.. + Cộng đồng dân cư đô thị và thiết chế đô thị. + Chính sách xã hội đô thị. + Dự báo quy hoặc đô thị. + Sự phát sinh và phát triển đô thị. + Khối cộng đồng thành phố khu phụ cận. + Sự di dân theo cơ học (dân số đô thị) V.v.. Câu hỏi ôn tập 1. Trình bày sự ra đời xã hội đô thị. 2. Đặc điểm lối sống đô thị 3. Nguyên nhân dẫn đến đô thị hóa? 4. Xã hội học đô thị là nghiên cứu những vấn đề gì ? 5. Trình bày những phương pháp nghiên cứu của xã hội học đô thị Bài XI 85 Xà HỘI HỌC GIA ĐINH I. GIA ĐÌNH I.1. Khái niệm: - Hướng tiếp cận khác nhau về gia đình thì có những khái niệm về gia đình cũng khác nhau: Tình yêu – quan hệ giới (Nam và nữ). Hôn nhân – vợ và chồng Gia đình – bữa cơm gia đình + Môn triết học coi gia đình là tế bào của xã hội. + Môn chủ nghĩa xã hội cũng coi gia đình đình là tế bào của xã hội. + Môn chính trị học lại coi gia đình là một thiết chế. + Môn xã hội học coi gia đình là một nhóm xã hội. - Mặc dù nghiên cứu gia đình ở nhiều góc độ khác nhau như vậy nhưng đều thống nhất là gia đình bao giờ cũng có hai mối quan hệ cơ bản đó là: Thứ nhất là quan hệ giới tính (Nam và nữ). Quan hệ này là tất yếu của quy luật sinh học. Nó quyết định sự duy trì nòi giống. Quan hệ này là quan hệ ngang. 86 Nói lên sự bình đẳng giữa nam và nữ và thể hiện quyền lợi và nghĩa vụ đối với nhau. (không có quan hệ dọc) nhưng thực tế lại thể hiện quan hệ dọc nhất là chế độ phong kiến. Thứ hai là quan hệ huyết thống. quan hệ này nói lên sự duy truyền. Là quan hệ dọc. Cha và mẹ với con cái. Nói lên địa vị trong gia đình Quan hệ này không thể là quan hệ dọc được. Nó xác định ngôi thứ trong gia đình; trong dòng tộc. Xác định rõ vị trí và vai trò trách nhiệm. I.2. Hình thức biểu hiện gia đình - Nói chung hình thức biểu hiện gia đình rất phong phú. Nhưng suy cho cùng thì chỉ có bốn hình thức sau đây: Hình thức gia đình hạt nhân. Đây là hình thức cơ bản của mọi chế độ xã hội khi xét về hai mối quan hệ đó là vợ chồng và con cái. (quan hệ giới và quan hệ huyết thống) đây là gia đình lý tưởng. Thể hiện quan hệ ngang, quan hệ dọc, trong đó dân chủ và bình đẳng được phát huy. Thứ hai là hình thức gia đình thiếu. Đây là hình thức gia đình hạt nhân trong đó mất đi một nhân tố quan trọng trong gia đình đó là mẹ hay là cha.do qua đời, hay họ chia tay nhau.Gia đình này xu hướng hứng ngoại tức là quan hệ xã hội nhiều hơn là quan hệ gia đình vì do thiếu hụt. Thứ ba là hình thức gia đình thừa. Gia đình này thường thì thừa mẹ, tức là một cha mà hai mẹ (Xã hội phong kiến nhiều mẹ – chế độ đa thê). gia đình này thường xung đột trong nội bộ. Trong quan hệ thường dẫn đến thừa (nhu cầu ích kỷ, ghen tị, xu hướng cá nhân rất cao. Thứ tư là hình thức gia đình kép là loại gia đình nhiều thế hệ thường là ba đó là ông bà cha mẹ con cháu. Quan hệ gia đình này thường quyên uy. Độc đoán. Thiếu dân chủ, theo hệ thống thiết chế truyền thống. I.3. Xét về chức năng gia đình: Thứ nhất là chức năng sinh sản – duy trì nòi giống, toồn tại xã hội. Chức năng cơ bản của gia đình. Chức năng riêng có. Thứ hai là chức năng kinh tế Sản xuất và sinh hoạt kinh tế trước hết cho sự tồn tại của các thành viên sau là trách nhiệm với xã hội. Thứ ba là chức năng nuôi dưỡng và giáo dục Đây là chức năng vùa có quyền lợi vừa có nghĩa vụ và trách nhiệm của gia đình đối với bản thân gia đình đồng thời đối với xã hội. II. Xà HỘI HỌC GIA ĐÌNH. II.1. Xã hội học gia đình là một chuyên ngành của xã hội học nó nghiên cứu về lối sống trong gia đình chủ yếu tập trung vào phía mối quan hệ vợ chồng và con cái (huyết thống) . 87 II.2. Đối tượng nghiên cứu gia đình Xã hội học xem gia đình là một nhóm xã hội, trong mối quan hệ gia đình; mối quan hệ gia đình và xã hội; nghiên cứu về khuôn mẫu, về chuẩn mực; nghiên cứu thiết chế; nghiên cứu về tác phong về truyền thống; nghiên cứu về phong tục; tập quán v.v.. II.3. Nghiên cứu gia đình trong trạng thái tĩnh và trạng thái động. Nội dung cơ bản nghiên cứu: Nghiên cứu hai mối quan hệ cơ bản trong gia đình: Thứ nhất là quan hệ giữa vợ chồng (cha và mẹ). Quan hệ hai vợ chồng, là mối quan hệ ngang, quan hệ bình đẳng, sự tôn trong nhau là yếu tố quyết định sự bền vững trong quan hệ giữa vợ và chồng; thể hiện quyền lợi và nghĩa vụ giữa hai người, họ sẵn sàng hy sinh vì nhau theo PH.Ang ghen thì “họ chết vì nhau” ở đây hai mà là một. Trong mối quan hệ này không thể có quan hệ dọc. Nếu có quan hệ dọc chứng tỏ là thiếu đi hoặc xúc phạm yếu tố tôn trọng; một trong hai người nhường nhịn, chấp nhận, thông cảm và chịu đựng, “chịu thiệt”; chấp nhận sự hy sinh cho người khác theo một chiều; chủ yếu là sự hy sinh của người vợ. Trong xã hội phong kiến thì quan hệ dọc là chủ yếu. Thiên hẳn quyên lực về đàn ông về người chồng. Không thể có bình đẳng quan hệ vợ chồng theo chiều dọc. Quan hệ vợ chồng bình đẳng chính là quan hệ ngang. Thứ hai là mối quan hệ theo chiều dọc tức là quan hệ về địa vị, về ngôi thứ và thang bậc. Mối quan hệ này là tất yếu trong dòng tộc. không thể đảo ngược. Đó là quan hệ cha con, quan hệ mẹ con, hay quan hệ ông bà với con cháu. v.v.. nó theo một trật tự kỷ cương, thể hiện quy chế, thể chế và đạo đức. Không chỉ trong gia đình mà trong dòng tộc và trong xã hội, vấn đề đặt ra chủ yếu tập trung vào nghĩa vụ và trách nhiệm, nhu cầu giá trị của con hay cháu là chữ > được đặt lên trên hết tất cả. Do đó không thể có quan hệ ngang giữa cha mẹ hay bà với con hay cháu. Khảo cứu xã hội học gia đình dựa trên: + Thông qua các hiện tượng, sự kiện, nhất là ứng xử là cứ liệu quan trọng trong nghiên cứu. + Nghiên cứu gia đình trong trạng thái tĩnh, và trong trạng thái động. + Nghiên cứu về quy mô, về văn hóa, về thể chế ,thiết chế. + Nghiên cứu về cơ cấu và sinh hoạt trong gia đình + Nghiên cứu mối quan hệ gia đình, trong dòng tộc và trong quan hệ xã hội, về trạng thái tĩnh và trạng thái động theo xu hướng biến đổi. + Nghiên cứu gia đình truyền thống và gia đình hiện đại. V.v.. Câu hỏi ôn tập 1. Trình bày khái niệm gia đình ? Kết cấu gia đình. 88 2. Sự thay đổi các yếu tố cấu thành gia đình có làm biến đổi gia đình không? Tại sao? 3. Xu hướng biến đổi gia đình trong thời đại công nghệ thông tin? 4. Vấn đề quan hệ trong gia đình hiện nay có sự đảo, trộn giữa hai mối quan hệ cơ bản trong gia đình không? Tại sao. 5. Xung đột trong gia đình chủ yếu do quan hệ nào. Tại sao? TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Dựa trên tất cả các bài giảng xã hội học của các giáo sư. Tiến sĩ và thạc sĩ. 2. Giáo sư, Tiến sĩ xã hội học Mỹ: Joseph. H. Fichter: “xã hội học”. Bản dịch của Trần Văn Dĩnh. (in lần thứ hai) 3. V.I. LÊ – BÊ – ĐEP và A.I.PA – NÔP: “Tâm lý xã hội trong quản lý” Tập III. Bài giảng của giáo sư Liên Xô tại Trường Quản Lý kinh tế Trung Ương. Gồm VI tập. 4. V.G.AFNAXEP: “Con người trong quản lý xã hội” Nhà xuất bản Hà Nội.1979. 5. V.I.LÊ – NIN: Mác – Ang ghen – Chủ nghĩa Mac. Nhà xuất bản tiến bộ – Mat – xcơ – Va. 1976. 6. Đoàn Văn Chúc: “Xã hội học văn hóa”. Nhà xuất bản văn hóa thông tin. Hà Nội. 1997. 89 7. Học viện hành chính Quốc gia: “Xã hội học đại cương”. Nhà xuất bản đại học quốc gia Hà Nội 2001. 8. Nguyên Sinh Huy: “Xã hội học đại cương”. Nhà xuất bản đại học quốc gia Hà Nội. 1999. 9. Bùi Quang Dũng: “Nhập môn lịch sử xã hội học”. Nhà xuất bản khoa học xã hội. 2004. 10. Phạm Tất Dong – Lê Ngọc Hùng (đồng chủ biên): “Xã hội học”. Nhà xuất bản đại học quốc gia Hà nội. 1997. 11. Trần Hữu Quang “Xã hội học nhập môn”. 1993 (Tài liêu lưu hành nội bộ). 12. Giáo trình “Tội phạm học” Trường Đại học luật Hà Nội 1994. 13. Phó tiến sĩ. Trịnh Duy Luân:: “Tìm hiểu môn xã hội học đô thị”. Nhà xuất bản khoa học xã hội Hà Nội 1996. 14. Bùi Đình Châu: “Văn hóa gia đình”. Nhà xuất bản văn hóa thông tin. Hà Nội 2002. 15. Phó giáo sư tiến sĩ khoa học Phan Dũng: “Tư duy logic, biện chứng, và hệ thống” Nhà xuất bản trẻ. Năm 2010. 16. G.E.Gle6 – DecMan: “Các quy luật phát triển xã hội”. Nhà xuất bản sách giáo khoa Mác Lê nin. Hà Nội. !982. 17. HERMANN KORTE: “Nhập Môn lịch sử xã hội học”. Nhà xuất bản thế giới Hà Nội. 1997. 18. LEONARD BROOM PHILIP SELZNICK: “Xã – Hội – Học.”. Trung tâm nghiên cứu Việt Nam. phiên dịch và xuất bản. 19. Nguyễn Văn Trần “Một số bài giảng logic học”. 20. Các Mác – Ang Ghen Tuyển tập (sau tập). Cá nhân. Tập I. trang: 13.157, 174, 257, 275, 292, 344, 349, 358, tập II. 343, 346. 21. Cá nhân con người (Cá tính):tập II trang 381. 701. 702. I 345. 348. 459. 460. 726. tập. V.trang: 134. 431. Con người. Tập I: trang. 26. 34. 116. 257. 258. 268. tập III: trang 263. 365. 366 22. Lương duy thứ chủ biên “Đại cương văn hóa phương đông”. Nhà xuất bản giáo dục. 23. Giáo sư Vũ Dương Ninh (chủ biên): “Lịch sử văn minh nhân loại”. Nhà xuất bản giáo dục 1997. 24. Tương Lai (chủ biên): “Xã hội học Từ nhiều hướng tiếp cận và những thành tựu bước đầu”. Nhà xuất bản khoa học Hà Nội. 1994. 25. Lịch: văn hóa tổng hợp 1987 – 1990. Nhà xuất bản văn hóa 26. Phó giáo sư tiến sĩ. Trần Ngọc Thêm: “Cơ sở văn hóa Việt Nam”. Nhà xuất bản giáo dục. Tác phẩm: “tìm hiểu bản sắc văn hóa Việt Nam” Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh. 90 27. Về phát triển toàn diện con người trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa (trích đề tài KHXH 04 – 04 do GS. VS. Phan Minh Hac – chủ biên) 28. GS. Lê Khánh Bằng: “Phương pháp giảng dạy đại học” (Tài liệu dành cho lớp bồi dưỡng cán bộ giảng dạy đại học và các lớp cao học) Hà Nội 1994. 29. “Xã hội học từ nhiều hướng tiếp cận và những thành tựu bước đầu” của nhiều tác giả, chủ biên là Tương Lai. 30. Các tai liệu liên quan khác.
File đính kèm:
- giao_trinh_nhap_mon_xa_hoi_hoc_tran_tan_phat.pdf