Giáo trình Xã hội học nông thôn
1. Khách thể nghiên cứu của xã hội học nông thôn
Khách thể nghiên cứu của xã hội học nông thôn là hệ thống xã hội nông
thôn mang những nét đặc thù, hay là tổng thể xã hội nông thôn, bao gồm những
con người nông thôn, những nhóm, những cộng đồng xã hội nông thôn với tư
cách là chủ thể hoạt động, cùng với những sản phẩm của chính quá trình hoạt
động đó.
Khi nghiên cứu về xã hội nói chung, cho thấy giữa nông thôn và đô thị có
những khác biệt nhau khá rõ rệt. Vì vậy, khi xem xét xã hội nông thôn dưới
những góc độ khác nhau, người ta đã đưa ra những cách hiểu khác nhau về một
hệ thống xã hội đặc thù. Việc định nghĩa xã hội học nông thôn còn phụ thuộc
vào phạm vi khảo sát của lĩnh vực xã hội học chuyên biệt này, cũng như phụ
thuộc vào ý định chủ quan của nhà nghiên cứu.
Về tổng thể, từ nội hàm của khái niệm xã hội học có thể coi xã hội học
nông thôn như là khoa học về xã hội nông thôn. Nó cố gắng khám phá ra các
quy luật phát triển của xã hội nông thôn, nghiên cứu một cách hệ thống và toàn
diện cách thức tổ chức xã hội nông thôn, cơ cấu và chức năng, những mục tiêu
và các khuynh hướng phát triển của nó.
Có nhiều ngành khoa học cũng nghiên cứu về xã hội nông thôn. Vấn đề đặt
ra là xã hội học nông thôn với tư cách là một hệ thống tri thức của xã hội học
chuyên biệt khi nghiên cứu nông thôn, nó sẽ tìm kiếm, nghiên cứu cái gì trong
sự tồn tại và hiện diện của cộng đồng xã hội đó. Trả lời cho câu hỏi này chính là
xác định nội hàm của đối tượng nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu của xã hội học
nông thôn. Qua đây cho thấy sự khác biệt của lý thuyết xã hội học về nông thôn
với các thuyết của ngành khoa học xã hội khác.
2. Xã hội học nông thôn là gì?
Xã hội học nông thôn là một chuyên ngành của khoa học Xã hội học. Việc
xác định xã hội học nông thôn là gì cũng chính là việc xác định đối tượng
nghiên cứu của nó, có nghĩa là cần phải xác định xã hội học nông thôn nghiên
cứu cái gì? Và nó lý giải như thế nào về những cách thức tổ chức xã hội nông10
thôn? Cách thức cấu trúc của xã hội đó? Các chức năng hoạt động của các bộ
phận? Các chủ thể hoạt động trong các mối quan hệ? Mối liên hệ của xã hội
nông thôn hiện nay?. Cách đặt vấn đề như vậy là cần thiết, bởi vì những gì mà
các thành viên của xã hội nông thôn đã và đang tạo ra có ý nghĩa quyết định đối
với sự phát triển đất nước hiện nay.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Xã hội học nông thôn
TRƢỜNG CAO ĐẲNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BẮC BỘ (DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP) Hà Nội, tháng 5 năm 2012 GIÁO TRÌNH XÃ HỘI HỌC NÔNG THÔN 1 HỌC PHẦN XÃ HỘI HỌC NÔNG THÔN Thời gian : 30 giờ; (Lý thuyết: 30 giờ; Thực hành: 0 giờ) I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA HỌC PHẦN Là học phần bắt buộc trong chương trình đào tạo, được giảng dạy sau các học phần kiến thức chung. II. MỤC TIÊU CỦA HỌC PHẦN Học phần này cung cấp cho người học những đặc trưng cơ bản của xã hội nông thôn trong thời kỳ đổi mới hiện nay. Sau khi hoàn thành học phần, người học trình bày được những đặc trưng cơ bản của xã hội nông thôn để thực hiện công tác khuyến nông lâm phù hợp với các vùng miền khác nhau. III. NỘI DUNG HỌC PHẦN Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian: Số TT Tên các chƣơng Thời gian Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra 1 Đối tượng, nhiệm vụ, chức năng của Xã hội học nông thôn 3 3 2 Bản chất và đặc thù của cơ cấu xã hội nông thôn 9 9 3 Cộng đồng nông thôn và công tác xã hội nông thôn 9 8 1 4 Thiết chế xã hội nông thôn và văn hóa nông thôn 9 8 1 5 Tổng 30 28 2 2 ĐỀ CƢƠNG CHI TIẾT CHƢƠNG I. ĐỐI TƢỢNG, CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA XÃ HỘI HỌC NÔNG THÔN 3 giờ 1. Khách thể nghiên cứu của xã hội học nông thôn 2. Xã hội học nông thôn là gì? 3. Đối tƣợng của xã hội học nông thôn 4. Hiện tƣợng xã hội nông thôn 5. Sơ lƣợc về sự phát triển của xã hội học nông thôn Việt Nam 6. Chức năng và nhiệm vụ của Xã hội học nông thôn 6.1. Chức năng 6.2. Nhiệm vụ CHƢƠNG II. BẢN CHẤT XÃ HỘI VÀ ĐẶC THÙ CỦA CƠ CẤU XÃ HỘI NÔNG THÔN 9 giờ 1. Khái niệm nông thôn 1giờ 2. Những tiêu chí để nhận biết nông thôn. 2 giờ Sự khác nhau về nghề nghiệp Sự khác nhau về môi trường Sự khác nhau về kích cỡ cộng đồng Sự khác nhau về mật độ dân số Sự khác nhau về tính thuần nhất của dân cư Sự khác nhau về khả năng di động xã hội Sự khác nhau về tính chất hoạt động kinh tế Sự khác nhau về sự khác biệt xã hội và phân tầng xã hội Hợp tác lao động Chi tiêu và ăn uống hàng ngày Tương tác xã hội 3 Hôn nhân Hàng xóm láng giềng 3. Những vấn đề cần đƣợc quan tâm nghiên cứu ở nông thôn. 2 giờ 3.1 Vấn đề dân số, việc làm và sự di cư. 3.2. Vấn đề quan hệ trao đổi qua lại. - Quan hệ trao đổi các lợi ích vật chất: - Trao đổi các dịch vụ xã hội: - Trao đổi thông tin: - Trao đổi những giá trị được tạo ra, 3.3. Vấn đề phân cực giàu nghèo và việc làm. - Tỷ lệ nghèo đói cao, - Thiếu nước sinh hoạt: - Tỷ lệ thất nghiệp cao: - Mù chữ xuất hiện trở lại - Đầu tư nông nghiệp thấp. - Môi trường bị xuống cấp, tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt - Khả năng tiếp cận thị trường thấp, giá sản phẩm rẻ, giá đầu vào cao, thiếu dịch vụ nông thôn; - Phụ nữ và dân tộc thiểu số chịu nhiều bất lợi trong phát triển. 4. Cơ cấu xã hội 2 giờ 4.1. Khái niệm cơ cấu xã hội 4.2. Bản chất của cơ cấu xã hội nông thôn 4.3. Các loại cơ cấu xã hội ở nông thôn 4.3.1. Cơ cấu lao động - nghề nghiệp xã hội 4.3.2. Cơ cấu dân số xã hội nông thôn 4.3.3. Cơ cấu xã hội nhóm, cộng đồng sơ cấp. 4.3.4. Cơ cấu văn hoá - xã hội 4 4.3.5. Cơ cấu giai cấp xã hội 5. Phân tầng xã hội trong nông thôn Việt Nam 2 giờ 5.1. Phân tầng xã hội 5.2. Sự phân tầng xã hội nông thôn Việt Nam CHƢƠNG III. CỘNG ĐỒNG NÔNG THÔN 9 giờ VÀ CÔNG TÁC XÃ HỘI NÔNG THÔN 1. Gia đình và hộ gia đình nông thôn Việt Nam 1 giờ 1.1. Khái niệm 1.2. Chức năng của gia đình - Chức năng sinh đẻ, tái sản xuất ra con người: - Chức năng nuôi dạy, giáo dục con cái - Chức năng chăm sóc người già và trẻ em - Chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm - sinh lý, tình cảm của các thành viên trong gia đình. - Chức năng thỏa mãn nhu cầu tôn giáo, tín ngưỡng. - Chức năng nghỉ ngơi giải trí 1.3. Vị trí của gia đình trong xã hội 2. Ngƣời dân nông thôn - nông dân 1 giờ 3. Mối quan hệ giữa cá nhân - gia đình và dòng họ ở nông thôn 1giờ 3.1. Mối quan hệ cá nhân - gia đình và dòng họ trong xã hội nông thôn truyền thống 3.2. Quan hệ cá nhân với gia đình, dòng họ trong thời kỳ đổi mới 4. Họ hàng trong nông thôn Việt Nam 1giờ 5. Làng xã nông thôn Việt Nam 2 giờ 5.1. Làng - một cộng đồng xã hội ở nông thôn 5.2. Làng - họ và làng - nước 5.3. Các loại hình làng xã và cơ cấu xã hội của làng Việt Nam hiện đại 5 - Làng thuần nông - Làng độc canh - Làng chuyên canh: - Làng thủ công:. 6. Một số vấn đề về công tác xã hội nông thôn 2 giờ 6.1. Khái niệm và thuật ngữ 6.2. Vai trò và chức năng của công tác xã hội nông thôn 6.2.1. Vai trò của công tác xã hội nông thôn - Thúc đẩy sự thay đổi xã hội nông thôn: - Giải quyết vấn đề xã hội nông thôn: - Tạo các quan hệ giữa con người và môi trường: - Tăng cường năng lực người dân nông thôn: 6.2.2. Các chức năng cơ bản của công tác xã hội nông thôn - Chức năng phòng ngừa: - Chức năng chữa trị: - Chức năng phục hồi: . - Chức năng phát triển: 6.3. Nội dung cơ bản của công tác xã hội nông thôn ở Việt Nam 6.3.1. Nhu cầu về công tác xã hội nông thôn Việt Nam. 6.3.2. Nội dung công tác xã hội nông thôn nước ta. - Công tác xã hội gia đình và trẻ em: - Phát triển cộng đồng và xóa đói giảm nghèo: - Phòng ngừa tội phạm và giải quyết các vấn đề xã hội; - Nâng cao hiệu quả hoạt động xã hội của các tổ chức chính trị - xã hội và đoàn thể nhân dân như: - Đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo; - Công tác xã hội trong học đường; 6 - Công tác xã hội với người khuyết tật, người lang thang, trẻ em mồ côi, người già cô đơn - Bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống như: - Công tác xã hội hóa nông thôn, - Công tác bảo vệ tài nguyên - môi trường - Công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng; - Giải quyết các vấn đề còn tồn tại trong tư tưởng người dân như: - Các chính sách hỗ trợ, khuyến khích - Công tác xã hội đối với các vùng dân tộc, miền núi Kiểm tra 1 giờ CHƢƠNG IV. THIẾT CHẾ XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA NÔNG THÔN 9 giờ 1.Thiết chế xã hội và chức năng của thiết chế xã hội 1 giờ 2. Các thiết chế xã hội cơ bản ở nông thôn 3 giờ 2.1. Thiết chế kinh tế nông thôn 2.2. Thiết chế chính trị nông thôn 2.3. Thiết chế giáo dục nông thôn 2.4. Thiết chế y tế nông thôn 2.5. Thiết chế tôn giáo và tín ngưỡng ở nông thôn 2.6. Làng xã. 2.7. Thiết chế pháp luật nông thôn. 3. Một số nội dung về văn hóa nông thôn 4 giờ 3.1. Khái niệm văn hóa. 3.2. Yếu tố và chức năng của văn hóa 3.2.1. Yếu tố văn hóa - Các triết lý, chân lý hay quan niệm - Hệ giá trị 7 - Chuẩn mực - Mục tiêu - Ngôn ngữ 3.2.2. Chức năng của văn hoá 3.3. Văn hoá làng xã. 3.4. Văn hóa giao tiếp. - Thái độ giao tiếp - Quan hệ giao tiếp - Đối tượng giao tiếp - Chủ thể giao tiếp 3.5. Những đặc trưng cơ bản của văn hóa nông thôn 3.6. Một số vấn đề về yếu tố văn hóa mới và bảo tồn, phát triển văn hóa truyền thống Kiểm tra 1 giờ CHƢƠNG V. PHƢƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ - Phương pháp đánh giá: Theo điều 11 quyết định số 40/2007- BGD & ĐT ngày 01 tháng 08 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo CHƢƠNG VI. HƢỚNG DẪN CHƢƠNG TRÌNH 1. Phạm vi áp dụng chƣơng trình Học phần được sử dụng trong chương trình đào tạo cán bộ trung cấp ngành khuyến nông lâm . 2. Hƣớng dẫn một số điểm chính về phƣơng pháp giảng dạy học phần Sử dụng phương pháp lấy học sinh làm trung tâm nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học, cùng làm rõ nội dung. Cơ sở khoa học của môn học làm tiền đề học các học phần chuyên ngành, đồng thời giúp cán bộ khuyến nông trong việc tiếp cận với người dân trong quá trình làm việc. 8 3. Trọng tâm chƣơng trình học phần cần chú ý Những đặc điểm cơ bản của đối tượng xã hội học nông thôn, hiện tượng xã hội nông thôn 4. Tài liệu tham khảo 1. Bùi Quang Dũng, 2007. Xã hội học nông thôn. NXB Khoa học xã hội, 2007 2. Dương Văn Sơn, 2008. Bài giảng Xã hội học nông thôn 3. Lương Hồng Quang, 2001. Văn hoá của nhóm người nghèo ở Việt Nam. Thực trạng và giải pháp. NXB Văn hoá - Thông tin, 2001. 4. Niên giám thống kê Việt Nam 2007. NXB Thống kê, 2008 5. Phạm Tất Dong; Chung Á, Nguyễn Sinh Huy. 2001. Giáo trình xã hội học đại cương. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001. 6. Vũ Hào Quang, 2001. Xã hội học quản lý. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001. 7. Đoàn Văn Chúc. Xã hội học văn hóa, NXB Văn hoá thông tin, 1997 8. Phan Trọng Ngọ (chủ biên). Xã hội học đại cương, NXB Chính trị quốc gia, 1997 9 CHƢƠNG I ĐỐI TƢỢNG, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA XÃ HỘI HỌC NÔNG THÔN 1. Khách thể nghiên cứu của xã hội học nông thôn Khách thể nghiên cứu của xã hội học nông thôn là hệ thống xã hội nông thôn mang những nét đặc thù, hay là tổng thể xã hội nông thôn, bao gồm những con người nông thôn, những nhóm, những cộng đồng xã hội nông thôn với tư cách là chủ thể hoạt động, cùng với những sản phẩm của chính quá trình hoạt động đó. Khi nghiên cứu về xã hội nói chung, cho thấy giữa nông thôn và đô thị có những khác biệt nhau khá rõ rệt. Vì vậy, khi xem xét xã hội nông thôn dưới những góc độ khác nhau, người ta đã đưa ra những cách hiểu khác nhau về một hệ thống xã hội đặc thù. Việc định nghĩa xã hội học nông thôn còn phụ thuộc vào phạm vi khảo sát của lĩnh vực xã hội học chuyên biệt này, cũng như phụ thuộc vào ý định chủ quan của nhà nghiên cứu. Về tổng thể, từ nội hàm của khái niệm xã hội học có thể coi xã hội học nông thôn như là khoa học về xã hội nông thôn. Nó cố gắng khám phá ra các quy luật phát triển của xã hội nông thôn, nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện cách thức tổ chức xã hội nông thôn, cơ cấu và chức năng, những mục tiêu và các khuynh hướng phát triển của nó. Có nhiều ngành khoa học cũng nghiên cứu về xã hội nông thôn. Vấn đề đặt ra là xã hội học nông thôn với tư cách là một hệ thống tri thức của xã hội học chuyên biệt khi nghiên cứu nông thôn, nó sẽ tìm kiếm, nghiên cứu cái gì trong sự tồn tại và hiện diện của cộng đồng xã hội đó. Trả lời cho câu hỏi này chính là xác định nội hàm của đối tượng nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu của xã hội học nông thôn. Qua đây cho thấy sự khác biệt của lý thuyết xã hội học về nông thôn với các thuyết của ngành khoa học xã hội khác. 2. Xã hội học nông thôn là gì? Xã hội học nông thôn là một chuyên ngành của khoa học Xã hội học. Việc xác định xã hội học nông thôn là gì cũng chính là việc xác định đối tượng nghiên cứu của nó, có nghĩa là cần phải xác định xã hội học nông thôn nghiên cứu cái gì? Và nó lý giải như thế nào về những cách thức tổ chức xã hội nông 10 thôn? Cách thức cấu trúc của xã hội đó? Các chức năng hoạt động của các bộ phận? Các chủ thể hoạt động trong các mối quan hệ? Mối liên hệ của xã hội nông thôn hiện nay?.... Cách đặt vấn đề như vậy là cần thiết, bởi vì những gì mà các thành viên của xã hội nông thôn đã và đang tạo ra có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển đất nước hiện nay. 3. Đối tƣợng của xã hội học nông thôn Trước hết, xã hội học nông thôn nghiên cứu, xem xét những quan hệ, mối liên hệ trong chính những hoạt động của chủ thể của hệ thống xã hội toàn thể. Như thế, đối tượng nghiên cứu của nó cũng chính là những quy luật và tính quy luật xã hội, những biểu hiện, cơ chế chi phối của chúng đối với các quan hệ xã hội ở nông thôn. Trước hết, xã hội học nông thôn cần nghiên cứu các quan hệ xã hội ở nông thôn. Đây là những quan hệ xã hội mang nét đặc thù, chúng đặc trưng và khắc họa những nét riêng cho xã hội nông thôn. Quan hệ xã hội là khái niệm chỉ những quan hệ được xác lập giữa các cộng đồng xã hội và cá nhân với tư cách là chủ thể của hoạt động xã hội khác biệt nhau bởi vị trí xã hội và chức năng trong đời sống xã hội. Trong các quan hệ xã hội, người ta phân biệt thành các quan hệ giai cấp - xã hội, các quan hệ cư trú - xã hội, quan hệ dân tộc - xã hội; các quan hệ nghề nghiệp lao động - xã hội. Xã hội học nông thôn không chỉ nghiên cứu những quan hệ xã hội của các chủ thể xã hội nông thôn mà còn nghiên cứu các quy luật chi phối, điều tiết các quan hệ xã hội đó. Chẳng hạn như mối quan hệ qua lại giữa nông thôn với đô thị, quá trình xích lại gần nhau giữa nông thôn và đô thị đang diễn ra trong quá trình đô thị hoá; mối quan hệ, liên hệ giữa nông dân và các giai cấp, tầng lớp khác trong xã hội nông thôn; mối quan hệ và tính chất lao động của các chủ nhân trong xã hội nông thôn, giữa lao động chân tay và lao động trí óc trong tiến trình vận động của tiểu hệ thống xã hội đặc thù này. Sự ảnh hưởng của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đối với nông thôn cũng là vấn đề quan trọng trong nghiên cứu xã hội học về nông thôn; nghiên cứu cơ cấu xã hội và quá trình vận động biến chuyển của cơ cấu xã hội đó, những yếu tố tác động đến sự vận động và chuyển đổi cơ cấu xã hội này, mối quan hệ giữa các tầng lớp và giai cấp xã hội trong tiểu hệ thống xã hội nông thôn; mối quan hệ giữa cá nhân với nhóm; tập thể xã hội, quan hệ lãnh đạo - bị lãnh đạo, các khía cạnh của 11 sự di cư và nhập cư của những người dân nông thôn; nghiên cứu gia đình nông thôn, họ hàng, uy tín xã hội, cơ cấu nghề nghiệp, lao động - xã hội; các cách thức tổ chức hoạt động cũng như các thiết chế xã hội nông thôn,... Từ quan điểm trên cho thấy: Nét bao quát đặc thù của đối tượng nghiên cứu của xã hội học nông thôn - đó là bao quát toàn bộ xã hội nông thôn. Cách xác định phạm vi đối tượng của xã hội học nông thôn như thế phù hợp với quan điểm chung của đối tượng của xã hội học. Nếu xã hội học là chuyên ngành nghiên cứu về xã hội loài người và hành vi con người, thì xã hội học nông thôn là xã hội học chuyên biệt cũng có đối tượng nghiên cứu như thế, nhưng trong phạm vi của xã hội nông thôn. Nó nghiên cứu các sự kiện, hay chính xác ra là các hiện tượng xã hội ở nông thôn, mà sự kiện xã hội - là những biến cố thực tế, những mẫu của thực tại xã hội, những hiện tượng, những quá trình,... tạo thành đối tượng hoạt động của con người và được phản ánh vào ý thức con người dưới hình thức lời nói, mà độ xác thực của nó được xác lập một cách chặt chẽ. Trong môi trường nông thôn, các cá nhân nông thôn chịu sự chi phối của môi trường xã hội họ đang sống. Những gì cá nhân xã hội ở nông thôn tạo dựng ra, thí dụ như những giá trị, chuẩn mực, khuôn mẫu tác phong xã hội, các quy tắc ứng xử,.... đều có thể trở thành những sự kiện xã hội, tức là trở thành hiện thực khách quan bên ngoài cá nhân. Sự kiện xã hội là mọi cách làm, cố định hay không cố định, có khả năng tác động đến cá nhân một sự cưỡng bức từ bên ngoài, hay là mọi cách làm có tính chất chung trong phạm vi rộng lớn của một xã hội nhất định trong khi vẫn có một sự tồn tại riêng, độc lập với các biểu hiện cá biệt của nó. Thứ hai, các sự kiện/ hiện tượng xã hội bao giờ cũng là chung đối với nhiều cá nhân, nghĩa là được một cộng đồng, một “tập thể” (nhóm người) chia sẻ, chấp nhận. Và thứ ba, sự kiện/ hiện tượng xã hội bao giờ cũng có sức mạnh kiểm soát, cưỡng chế, hạn chế hành động, sự lựa chọn của các cá nhân. Vì vậy, xã hội học nông thôn nghiên cứu các sự kiện xã hội nảy sinh trong môi trường xã hội nông thôn. Như vậy, chúng ta có thể kết luận rằng: Đối tượng nghiên cứu của xã hội học nôn ... à sản phẩm của lối sống trọng tình cảm và lối tư duy tổng hợp, biện chứng của các cư dân làm nông nghiệp. Nó tạo ra thói quen đắn đo, cân nhắc trước khi nói. Người đời thường nói "Chó ba quanh mới nằm, người ba năm mới nói". Sự đắn đo, cân nhắc này có ưu điểm là tránh được sự bộp chộp, hồ đồ, giữ được sự hòa thuận, không làm mất lòng ai, "Một sự nhịn là chín sự lành". Song cũng có nhược điểm là thiếu tính quyết đoán, nhiều khi bỏ lỡ cơ hội, hoặc khiến đối tác nản lòng. - Trong giao tiếp, người dân nông thôn có hệ thống nghi thức lời nói rất phong phú. Căn cứ vào tuổi tác, vị thế của mình và đối tác mà có cách xưng hô phù hợp. Điều này đã tạo nên sự thân mật, có tôn ti trật tự rõ rệt, thể hiện tính chất cộng đồng cao. Văn hóa nông nghiệp ưa ổn định, rất chú trọng đến không gian, vì thế các lời chào thường có các quan hệ xã hội và theo sắc thái tình cảm. Người đời thường nói: "Lời chào cao hơn mâm cỗ" là như vậy. 78 - Trong giao tiếp, người dân nông thôn thường sử dụng ngôn ngữ đơn giản, lời nói mộc mạc, nhưng vẫn chứa đựng nét chân tình, phản ánh đúng sự thật và thắm đượm tình cảm. Họ không khách sáo, trống rỗng hay ba hoa. Họ ghét sự nói dối, lừa gạt hay trộm cắp. Họ trân trọng với lời hứa và danh dự. Sự thật thà là những nét đẹp trong con người nông thôn. Người đời có câu"Nói gần nói xa chẳng qua nói thật". Ngôn ngữ, giọng nói hay tiếng địa phương có thể có đôi chút khác nhau, phản ánh nét văn hóa vùng miền. Thái độ của chúng ta là cần tôn trọng và giữ gìn những nét đẹp truyền thống đó, "chém cha không bằng pha chữ". Tóm lại: Văn hóa giao tiếp và ngôn ngữ trong nông thôn có những đặc thù nhất định. Trong thời đại ngày nay, theo đánh giá của một số nhà nghiên cứu thì một số nét văn hóa này ít nhiều đã bị mai một. Vấn đề đặt ra là cần giáo dục cho thế hệ trẻ có những hiểu biết về nông thôn nói chung và văn hóa giao tiếp ở nông thôn nói riêng, nhằm nâng cao hiệu quả công tác đối với các vùng nông thôn, khi làm việc với người nông dân, đồng thời góp phần phát huy các nét đẹp trong văn hóa giao tiếp và ngôn ngữ của người dân nông thôn, xây dựng đời sống nông thôn ngày càng giàu đẹp. 3.5. Những đặc trưng cơ bản của văn hóa nông thôn Văn hóa nông thôn là toàn bộ di sản văn hóa mà con người đã tích cóp và tạo dựng thành nền văn hóa chung. - Trước hết, mỗi cộng đồng xã hội, mỗi vùng miền đều có các hệ giá trị văn hóa riêng, do đó nó có sắc thái văn hóa riêng, đặc trưng cho cộng đồng xã hội của nó. Chúng ta vẫn thường nói: văn hóa vùng miền, văn hóa lưu vực sông Hồng, văn hóa người Tày, văn hóa người Mông, văn hóa vùng cao, văn hóa miền sơn cước, văn hóa biên cương,... - Đặc trưng thứ hai của văn hóa nông thôn là nét dân gian của nó. Lễ hội dân gian truyền thống là sự thể hiện của đời sống xã hội cũng như nhận thức thế giới của dân chúng. Nghề nông vào những ngày tháng thời vụ, cư dân nông nghiệp thường rất vất vả, vì thế những ngày nông nhàn, thu hoạch xong xuôi, họ thường có tâm lý ăn chơi bù đắp những lúc "một nắng hai sương". Khi đó lễ hội được hình thành nhiều về số lượng, đa dạng về chủng loại và phong phú về nội dung. Tính chất dân gian được thể hiện bởi các hoạt động văn hóa được thực hiện chủ yếu qua các phong trào văn hóa quần chúng, qua sự truyền từ thế hệ 79 này đến thế hệ khác, bằng phương tiện chủ yếu qua lời kể, hoặc sự ghi chép hết sức mộc mạc, dân dã,... - Đặc trưng thứ ba là tính cộng đồng của văn hóa nông thôn. Sự tồn tại dai dẳng của các lễ hội dân gian có thể chi phối đối với sự thỏa mãn nhu cầu của các thành viên cộng đồng. Văn hóa nông thôn trường tồn cùng xã hội. Văn hóa cộng đồng là một bộ phận rất quan trọng góp phần tạo nên đời sống xã hội. Đó là đời sống của từng cá nhân. Nếu như ảnh hưởng của tổ chức cộng đồng đến mỗi cá nhân được hiểu như là quá trình xã hội hóa cá nhân thì ảnh hưởng của mỗi cá nhân đến xã hội được hiểu là quá trình cá nhân hóa xã hội. Đó chính là sự giao thoa của hai quá trình: Một mặt để tồn tại, cá nhân phải tuân theo những phong tục tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo đã được xã hội thừa nhận. Nhưng mặt khác, mỗi cá nhân lại tác động trở lại xã hội bởi hoạt động của chính họ như giao tiếp, sáng tạo, hội họa, điêu khắc, kiến trúc,... Như vậy cả hai quá trình xã hội hóa cá nhân và cá nhân hóa xã hội hòa quyện vào nhau, làm cho cá nhân trở thành một nhân cách phù hợp với đòi hỏi của xã hội, đồng thời cũng làm cho xã hội trở nên giàu có hơn bởi sự đóng góp sức sáng tạo của mọi cá nhân trong xã hội. - Đặc trưng thứ tư là tính đa dạng của văn hóa nông thôn, được thể hiện ở các vùng văn hóa, văn hóa làng xã, văn hóa lễ hội, văn hóa tín ngưỡng dân gian. Người dân nông thôn xác định được ý nghĩa của lễ hội làng để gắn bó các thành viên trong làng, góp phần khẳng định danh tiếng của làng, giữ gìn truyền thống văn hóa, là dịp để mọi người vui chơi gặp gỡ, hay tỏ lòng biết ơn tổ tiên và những vị có công với làng xóm. - Đặc trưng thứ năm - văn hóa nông thôn là văn hóa của cộng đồng các dân tộc, nên mỗi cộng đồng đều có nền văn hóa riêng của mình. Văn hóa luôn gắn liền với tập tục địa phương, với các kiến thức bản địa. - Đặc trưng thứ sáu - văn hóa nông thôn là văn hóa dân gian nên giàu tính nhân văn và tính hiện thực. Các giá trị văn hóa đều nhằm tới chức năng giáo dục con người, làm các điều thiện, việc tốt, lên án các thói hư tật xấu. Tính hiện thực phản ánh các hiện thực xã hội khách quan. - Đặc trưng thứ bẩy - văn hóa nông thôn mang tính truyền thống được thể hiện trên các khía cạnh sáng tạo và thụ hưởng văn hóa, hệ giá trị và chuẩn mực, tổ chức đời sống văn hóa gia đình, làng xã... Đây là nền văn hóa còn giữ được khá đậm nét các cấu trúc của nền văn minh nông nghiệp lúa nước. Cấu trúc 80 truyền thống này được lưu giữ có một vị thế trong sự tồn tại và phát triển của các cư dân nông thôn, trong khi đó các yếu tố văn hóa mới vẫn còn chưa đủ mạnh để xác lập một vị trí như những nhân tố làm biến đổi bản chất văn hóa nông thôn truyền thống. Văn hóa là môi trường và là cốt lõi của một cộng đồng, một xã hội. Nó được thể hiện thành những thành tố văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần. Sự tiêu dùng văn hóa ở nông thôn đang trở thành những vấn đề hết sức quan trọng và có tính thời sự, cần được tiếp tục điều tra nghiên cứu các liên quan của nó đến những thói quen truyền thống, thói quen mới trong đời sống sinh hoạt của cộng đồng nông thôn, nhất là cộng đồng giới trẻ tuổi do tính hiếu động và dễ bị tổn thương. Văn hóa nông thôn miền núi, đặc biệt vùng cao có nhiều nét đặc biệt hấp dẫn, đang là những mảng đề tài lớn, thu hút nhiều đối tượng tìm hiểu và khám phá. Nhiệm vụ của chúng ta là bảo tồn và phát triển các nền văn hóa này bằng các cơ chế hỗ trợ thúc đẩy các vùng miền văn hóa mang đậm đà bản sắc địa phương. 3.6. Một số vấn đề về yếu tố văn hóa mới và bảo tồn, phát triển văn hóa truyền thống Khi nói đến văn hóa, có hai loại văn hóa cơ bản là văn hóa mới, văn hóa hiện đại và văn hóa truyền thống, trong đó yếu tố văn hóa mới có vai trò quan trọng trong định hướng chiến lược xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến và hiện đại. Trên thực tế, trong phong trào văn hóa mới, cấp làng xã trở thành cấp cơ sở để tổ chức đời sống văn hóa ở nông thôn. Chiến lược xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở đã xác lập một số hoạt động chính như: (1) Phong trào đọc sách, (2) Giáo dục truyền thống, (3) Phong trào văn nghệ quần chúng, (4) Nếp sống mới, (5) Gia đình văn hóa mới, (6) Công tác thông tin cổ động.... Tuy nhiên theo đánh giá chung cho thấy: Việc tiêu dùng hay hưởng thụ văn hóa mới của cư dân nông thôn hiện nay chủ yếu thông qua các phương tiện thông tin tại gia thông qua vô tuyến truyền hình, đài, còn sách báo hầu hết chỉ tập trung trong các công sở hay các hộ nông dân khá giả, có học. Sự tiêu dùng văn hóa này phụ thuộc vào không gian nơi cư trú, theo địa phương và mức sống của cư dân nông thôn. 81 Mức sống là yếu tố quan trọng tác động đến đời sống văn hóa của các hộ gia đình nông thôn. Với các hộ gia đình có mức sống cao, họ có nhiều cơ hội hơn trong việc hưởng thụ và tiêu dùng văn hóa, do họ có khả năng hơn trong việc chi trả những nhu cầu về văn hóa của các thành viên gia đình, và có khả năng hơn trong việc đầu tư con cái học hành. Theo một số nghiên cứu cho thấy các hộ khá giả ở nông thôn sẽ thường xuyên xem các chương trình vô tuyến, thường xuyên đọc sách báo, tham gia tập thể dục thể thao và sinh hoạt ở các câu lạc bộ. Như vậy, đời sống văn hóa của một cộng đồng về cơ bản tương ứng với trình độ phát triển kinh tế của cộng đồng đó. Mức sống quy định mức độ tham gia vào các hoạt động văn hóa. Mức thu nhập càng cao thì việc tham gia vào các quá trình hoạt động văn hóa càng lớn. Các nhóm có mức sống cao hơn cũng thường có nhu cầu cao hơn về các hoạt động văn hóa mới. Vấn đề này có liên quan tới khả năng mua sắm các phương tiện nghe nhìn của các hộ gia đình nông thôn. Bởi vậy trên một nghĩa nào đó thì sự phát triển kinh tế cũng chính là sự phát triển văn hóa. Theo kết quả nghiên cứu của Trần Thị Lan Hương (2000), sự hưởng thụ văn hóa mới của cư dân nông thôn chủ yếu thông qua vô tuyến truyền hình. Có tới 60,5% số người được hỏi trả lời họ thường xuyên xem vô tuyến, 33% trả lời xem thỉnh thoảng, chỉ có 6,5% trả lời không xem. Như vậy việc hưởng thụ văn hóa chủ yếu thông qua vô tuyến với các chương trình ưa thích là: Dự báo thời tiết, thời sự, văn nghệ, phim truyện,... Ngoài ra khi rảnh rỗi họ thường nghe nhạc, xem phim, xem video, đi chơi, thăm viếng bạn bè hàng xóm, uống rượu, luyện tập thể dục thể thao, sinh hoạt câu lạc bộ, đi lễ hội, đi chùa chiền, đi du lịch,... Như vậy, thực sự các cơ hội để nông dân lựa chọn chưa nhiều để có thể đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt văn hóa của nông thôn. Bảng 16: Những việc nông dân thƣờng làm khi rảnh rỗi Đơn vị tính: % Hoạt động Thƣờng xuyên Thỉnh thoảng Không Không trả lời Xem tivi 60,5 33,0 6,5 0,0 Nghe nhạc 12,6 32,2 54,8 0,4 Xem video 3,5 30,0 66,1 0,4 82 Đọc sách báo 16,1 23,0 60,9 0,0 Thăm bạn bè 41,7 44,4 13,9 0,0 Uống rượu 13,0 19,6 67,0 0,4 Làm vườn 2,6 2,6 94,8 0,0 Tập thể dục thể thao 20,1 9,1 70,8 0,0 Sinh hoạt câu lạc bộ 3,0 5,2 85,7 6,1 (Nguồn: Trần Thị Lan Hương, 2000) Rõ ràng là không thể phủ nhận vai trò của các yếu tố văn hóa mới trong sự nghiệp phát triển nền văn hóa tiên tiến. Trên thực tế, các yếu tố văn hóa mới nói trên đã bước đầu có những tác dụng nhất định trong phức thể văn hóa nông thôn nước ta. Tuy nhiên để phát huy hơn nữa vai trò của các yếu tố văn hóa mới, cần tính đến một nông thôn Việt Nam vẫn còn mang đậm nét một hằng số về văn hóa truyền thống. Vì vậy, bên cạnh quá trình gìn giữ và phát huy văn hóa truyền thống là quá trình tiếp thu các yếu tố văn hóa mới, văn hóa hiện đại còn có mức độ hạn chế. Quá trình tiếp thu này phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, cụ thể là mức sống của mỗi nhóm dân cư. Trong những điều kiện cụ thể ở các vùng nông thôn miền xuôi cũng như miền ngược, do việc tiếp thu các yếu tố văn hóa mới chủ yếu thông qua hệ thống thông tin đại chúng Nhà nước, nên việc có hay không có các phương tiện nghe nhìn sẽ góp phần quan trọng vào quá trình tiếp thu trên đây. Vấn đề văn hóa nông thôn đã và đang trở thành mối quan tâm hàng đầu trong sự nghiệp phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Nhìn từ góc độ văn hóa như một môi trường - khung cảnh xã hội và văn hóa trong các hoạt động của con người. Khi bước vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chúng ta tiếp nhận bài học vô cùng sâu sắc là tiến trình này phải tạo dựng một xã hội mà con người vừa là tác giả,vừa là người hưởng thụ các thành quả của nó, và như vậy thì mục tiêu không thể chỉ ở các chỉ số tăng trưởng kinh tế, mà còn phải được xác định bằng các giá trị mà con người chấp nhận. Để làm được điều này chúng ta cần đưa ra một chính sách phát triển văn hóa nông thôn dựa vào cộng đồng nhằm tăng cường tính tự quản của cộng đồng về mặt văn hóa với mục đích tôn trọng sự phong phú các giá trị và chuẩn mực truyền 83 thống, các khuôn mẫu và biểu tượng riêng của các cộng đồng, và đặc biệt tăng cường khả năng sáng tạo văn hóa của quần chúng. Trên thực tế có sự song hành tồn tại của hai hệ thống giá trị văn hóa truyền thống và văn hóa hiện đại. Hai hệ thống này hiện đang cạnh tranh trong định hướng giá trị mới và tiếp tục đề cao các giá trị truyền thống. Bên cạnh quá trình gìn giữ và phát huy văn hóa truyền thống là quá trình tiếp thu các yếu tố văn hóa mới, văn hóa hiện đại. Quá trình này như đã phân tích ở trên sẽ phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, cụ thể là mức sống của mỗi nhóm dân cư. Trong điều kiện nông thôn nước ta, do việc tiếp thu các yếu tố văn hóa mới chủ yếu thông qua hệ thống thông tin đại chúng Nhà nước, nên việc có hay không có các phương tiện nghe nhìn sẽ góp phần quan trọng vào quá trình tiếp thu trên. Nhìn chung các nhóm có mức sống khá giả sẽ có điều kiện mua sắm thiết bị nghe nhìn nhiều hơn nhóm cộng đồng có mức sống thấp. Ngoài ra quá trình di động xã hội cũng góp phần tích cực vào việc tiếp thu này. Bên cạnh sự phụ thuộc chủ yếu vào các yếu tố trên, quá trình tiếp thu các yếu tố văn hóa mới còn phụ thuộc vào cách lựa chọn mô hình và định hướng chiến lược phát triển văn hóa. Tóm lại, văn hóa, mô hình văn hóa tự nó không thể độc lập hình thành phát triển được bởi đời sống văn hóa của bất kỳ một cộng đồng nào về cơ bản phải tương ứng với trình độ phát triển kinh tế của cộng đồng đó và sự phát triển kinh tế lại chịu sự chi phối của bối cảnh văn hóa bao chứa nó. Mức đầu tư cho văn hóa của nông dân phụ thuộc trước hết vào mức sống của các hộ gia đình nông thôn; Do đó, trên một nghĩa nào đó thì sự phát triển kinh tế cũng chính là sự phát triển vãn hóa. 84 MỤC LỤC Trang HỌC PHẦN XÃ HỘI HỌC NÔNG THÔN 1 ÐỀ CÝÕNG CHI TIẾT 2 CHƢƠNG I. ĐỐI TƢỢNG, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ 9 CỦA XÃ HỘI HỌC NÔNG THÔN 1. Khách thể nghiên cứu của xã hội học nông thôn 9 2. Xã hội học nông thôn là gì? 9 3. Ðối týợng của xã hội học nông thôn 10 4. Hiện tượng xã hội nông thôn 13 5. Sơ lược về sự phát triển của xã hội học nông thôn Việt Nam 18 6. Chức năng và nhiệm vụ của Xã hội học nông thôn 19 CHƢƠNG II. BẢN CHẤT XÃ HỘI VÀ ĐẶC THÙ CỦA CƠ CẤU 21 XÃ HỘI NÔNG THÔN 1. Khái niệm nông thôn 21 2. Những tiêu chí để nhận biết nông thôn. 23 3. Những vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu ở nông thôn. 25 4. Cơ cấu xã hội 27 5. Phân tầng xã hội trong nông thôn Việt Nam 33 CHƢƠNG III. CỘNG ĐỒNG NÔNG THÔN VÀ 38 CÔNG TÁC XÃ HỘI NÔNG THÔN 1. Gia đình và hộ gia đình nông thôn Việt Nam 38 2. Người dân nông thôn - nông dân 43 3. Mối quan hệ giữa cá nhân - gia đình và dòng họ ở nông thôn 45 85 4. Họ hàng trong nông thôn Việt Nam 46 5. Làng xã nông thôn Việt Nam 48 6. Một số vấn đề về công tác xã hội nông thôn 55 CHƢƠNG IV. THIẾT CHẾ XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA NÔNG THÔN 60 1.Thiết chế xã hội và chức năng của thiết chế xã hội 60 2. Các thiết chế xã hội cơ bản ở nông thôn 61 3. Một số nội dung về văn hóa nông thôn 70
File đính kèm:
- giao_trinh_xa_hoi_hoc_nong_thon.pdf