Liên kết vùng trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế xã hội khu vực Đông Bắc

Tóm tắt

Khu vực Đông Bắc, Việt Nam là khu vực có nhiều tài nguyên để phát triển kinh tế. Tuy nhiên, bên cạnh

những mặt thuận lợi, khu vực cũng tồn tại nhiều bất lợi như vị trí địa lý xa xôi, giao thông một số tỉnh

còn kém phát triển và trong đó không loại trừ cả những yếu tố chủ quan thuộc về cơ quan quản lý như

chính sách quản lý hoạt động kinh doanh, thu h t đầu tư còn yếu kém. Chủ trương của Đảng và Chính

Phủ trong những năm gần đây là tăng cường liên kết vùng trong phát triển kinh tế - xã hội, nhưng kết

quả đạt được trên cả nước chưa nhiều khả quan. Vùng Đông Bắc cũng không nằm ngoại lệ với nhiều

hạn chế, đặc biệt đây còn là một trong những khu vực khó khăn của cả nước. Vậy nên, việc tìm hiểu hiện

trạng, nguyên nhân và đề ra cách thức thu h t đầu tư, phát triển kinh tế là một việc rất cần thiết trong

bối cảnh nền kinh tế hội nhập ngày nay.

pdf 6 trang yennguyen 7840
Bạn đang xem tài liệu "Liên kết vùng trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế xã hội khu vực Đông Bắc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Liên kết vùng trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế xã hội khu vực Đông Bắc

Liên kết vùng trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế xã hội khu vực Đông Bắc
 Chuyên mục: Thông tin & Trao đổi - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 04 (2017) 
MỤC LỤC 
Chỉ số ISSN: 2525 – 2569 Số 04, tháng 12 năm 2017 
Trần Thùy Linh, Trần Thị Bình An - Nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật phòng vệ thương mại 
ở Việt Nam .................................................................................................................................................. 2 
Vũ Xuân Trƣờng - Một số vấn đề về chiến lược phát triển nguồn nhân lực nhằm xây dựng thương 
 hiệu doanh nghiệp trong kỷ nguyên số.. 7 
Nguyễn Văn Hùng, Đàm Văn Khanh - Thúc đẩy thu hút đầu tư vào các tỉnh phía bắc Việt Nam 
Kinh nghiệm thành công của tỉnh Quảng Ninh ......................................................................................... 13 
Cù Phúc Thành, Nguyễn Thị Mai Hƣơng, Bế Hùng Trƣờng - Những thành tựu và nguyên nhân 
thành tựu trong cải cách kinh tế của Trung Quốc ..................................................................................... 17 
Trần Thùy Linh, Đồng Đức Duy - Hợp đồng nhượng quyền thương mại và nguy cơ xác lập hành 
vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường ..................................................................................................... 23 
Đỗ Minh Tuấn - Đề xuất một số kinh nghiệm giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tỉnh 
Thanh Hóa trong quá trình công nghiệp hóa đô thị hóa ............................................................................ 28 
Phạm Hồng Trƣờng, Nguyễn Quỳnh Hoa, Phạm Thị Linh - Tối thiểu hóa tổng thời gian hoàn 
thành các công việc c tr ng số hác nhau tr n mô h nh máy đơn trong sản xuất ................................... 34 
Trần Văn Nguyện, Vũ Việt Linh - Tăng trưởng xanh tại Việt Nam - Góc nhìn từ tác động năng 
lượng và tăng trưởng kinh tế đến khí thải Các-bon: Bằng chứng toàn diện từ phương pháp ARDL ....... 38 
Trần Thanh Tùng, Nguyễn Thị Thu Hằng, Đỗ Thanh Phúc, Hoàng Thanh Hải - Mô hình phân 
tích các yếu tố tác động đến cầu lao động của các doanh nghiệp tỉnh Thái Nguyên ................................ 45 
Nguyễn Quang Huy, Trần Thị Kim Anh - Chế độ bảo hiểm thai sản theo luật bảo hiểm xã hội 
năm 2014 – Một số tồn tại và phương hướng hoàn thiện ......................................................................... 50 
Trần Xuân Thủy, Nguyễn Thanh Tú, Nguyễn Ngọc Lý - Chất lượng tăng trưởng kinh tế thành 
phố Yên Bái: Thực trạng và giải pháp ..................................................................................................... 55 
Bùi Đình Hòa, Đỗ Xuân Luận, Bùi Thị Thanh Tâm, Lò Văn Tiến - Xác định nhu cầu xây dựng 
nhãn hiệu tập thể của hộ trồng cà phê huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên .............................................. 60 
Lê Ngọc Nƣơng, Chu Thị Vân Anh - Các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao 
động trong các công ty xây dựng công trình giao thông – Trường hợp nghiên cứu tại Công ty Cổ 
phần Quản lý và Xây dựng Giao thông Thái Nguyên ............................................................................... 68 
Nguyễn Đức Thu, Nguyễn Vân Anh - Phát triển ền vững oanh nghiệp nh và vừa trong lĩnh 
vực sản xuất vật liệu x y ựng tr n địa àn tỉnh Thái Nguyên ................................................................. 72 
Hoàng Thái Sơn, Nguyễn Thị Hồng, Nguyễn Văn Định, Vũ Thị Thanh Mai - Giải pháp phát 
triển nguồn nhân lực tại công ty nhiệt điện Cao Ngạn .............................................................................. 78 
Lê Thị Anh Quyên - Thực trạng mua, bán nợ giữa các tổ chức tín dụng và VAMC bằng trái phiếu 
đặc biệt ...................................................................................................................................................... 85 
Phạm Minh Hƣơng, Trần Văn Quyết, Nguyễn Thị Minh Huệ - Li n ết v ng trong thu hút đầu tư 
phát triển inh tế x hội hu vực Đông Bắc.......92 
Trƣơng Đức Huy - Lựa ch n và đánh giá hiệu quả các bài tập phát triển thể lực cho nam sinh viên 
K52 trường Đại h c Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên ........................................................................ 97 
Tạp chí 
Kinh tế và Quản trị Kinh doanh 
Journal of Economics and Business Administration 
 Chuyên mục: Tài Chính – Ngân Hàng - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 04 (2017) 
92 
LI N KẾT V NG TRONG THU HÚT ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ X HỘI KHU VỰC 
ĐÔNG BẮC 
Phạm Minh Hƣơng1, Trần Văn Quyết2 
Nguyễn Thị Minh Huệ3 
Tóm tắt 
Khu vực Đông Bắc, Việt Nam là khu vực có nhiều tài nguyên để phát triển kinh tế. Tuy nhiên, bên cạnh 
những mặt thuận lợi, khu vực cũng tồn tại nhiều bất lợi như vị trí địa lý xa xôi, giao thông một số tỉnh 
còn kém phát triển và trong đó không loại trừ cả những yếu tố chủ quan thuộc về cơ quan quản lý như 
chính sách quản lý hoạt động kinh doanh, thu h t đầu tư còn yếu kém. Chủ trương của Đảng và Chính 
Phủ trong những năm gần đây là tăng cường liên kết vùng trong phát triển kinh tế - xã hội, nhưng kết 
quả đạt được trên cả nước chưa nhiều khả quan. Vùng Đông Bắc cũng không nằm ngoại lệ với nhiều 
hạn chế, đặc biệt đây còn là một trong những khu vực khó khăn của cả nước. Vậy nên, việc tìm hiểu hiện 
trạng, nguyên nhân và đề ra cách thức thu h t đầu tư, phát triển kinh tế là một việc rất cần thiết trong 
bối cảnh nền kinh tế hội nhập ngày nay. 
Từ khóa: Đông Bắc, thu h t đầu tư, liên kết vùng, phát triển kinh tế. 
REGIONAL LINKAGE IN THE ATTRACTION OF DEVELOPMENT INVESTMENTS ON 
THE SOCIO-ECONOMIC DEVELOPMENT OF THE NORTHEAST REGION OF VIETNAM 
Abstract 
The Northeast region of Vietnam is an area with enormous resources for economic development. However, 
apart from the advantages, the region has various disadvantages such as geographic location, 
underdeveloped transportation system in some provinces, and the subjective factors of management 
agencies including inefficient business management policies and weak investment attraction. While some 
localities have overcome difficulties and made good use of local advantages to improve their 
competitiveness, such as Quang Ninh, Lao Cai and Thai Nguyen, other provinces have not yet benefited 
from the advantages for development such as Lang Son, Ha Giang, Bac Kan, and Cao Bang. In recent 
years, The Government has made great efforts to strengthen regional links throughout the country in 
socio-economic development, but the results achieved are not very fruitful. The Northeast region is not an 
exception with many limitations; especially this is one of the most disadvantaged communities of the 
country. Therefore, it is of great importance to find out the current situation, causes and to propose 
measures for investment attraction and economic development in the context of international integration. 
Keywords: The North East, investment attraction, region linkage, economic development. 
1. Tổng quan về “Liên kết vùng” 
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 
2020 của Đảng và Nhà nước Việt Nam là “Rà 
soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch và c cơ chế, 
chính sách phù hợp để các vùng trong cả nước 
cùng phát triển, phát huy lợi thế của từng vùng, 
tạo sự liên kết giữa các v ng.” [1]. Như vậy có thể 
thấy liên kết vùng trong phát triển kinh tế - xã hội 
là chủ trương của Đảng và Nhà Nước trong những 
năm qua. Theo giáo sư, tiến sĩ Vương Đ nh Huệ - 
Ủy viên bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung 
Ương phát iểu tại “Hội thảo quốc tế về Liên kết 
vùng trong quá trình tái cơ cấu kinh tế, chuyển 
đổi mô h nh tăng trưởng của Việt Nam” ngày 
1/4/2016, phát triển kinh tế v ng được hiểu là 
“Phát triển mối quan hệ giữa không gian kinh tế 
với không gian tự nhiên, sinh thái, xã hội và 
không gian chính sách, thể chế để tạo ra lợi thế 
cạnh tranh động cho vùng, quốc gia, là cơ sở phát 
triển kinh tế - xã hội bền vững” [2]. 
Hay như trong ài viết “Li n ết vùng: Giải 
pháp để phát triển bền vững các KCN Duyên hải 
miền Trung” của Hoàng Văn Cương và cộng sự 
“Li n ết kinh tế vùng thực chất là sự liên kết 
giữa các chủ thể kinh tế khác nhau trong một 
vùng, dựa trên lợi ích kinh tế là chính, nhằm phát 
huy lợi thế so sánh, tạo ra tính cạnh tranh kinh tế 
cao hơn cho một vùng. Các hình thức liên kết 
kinh tế vùng có thể trên các khía cạnh không 
gian kinh tế theo lãnh thổ, chuỗi ngành hàng, tổ 
chức sản xuất” [3]. 
Mặc dù có nhiều cách hiểu khác nhau về liên 
kết v ng, nhưng theo như hai hái niệm được đề 
cập trên, có thể thấy vai trò của liên kết vùng 
trong việc tạo ra lợi thế cạnh tranh, thu hút đầu tư 
và phát triển kinh tế - xã hội bền vững. 
 Chuyên mục: Tài chính – Ngân hàng - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 04 (2017) 
93 
2. Phƣơng pháp nghiên cứu 
Tác giả sử dụng phương pháp ph n tích, tổng 
hợp số liệu thứ cấp từ các báo cáo kinh tế, báo 
cáo chỉ số năng lực cạnh tranh PCI (Provincial 
Competitiveness Index) của Phòng Thương mại 
và Công nghiệp Việt Nam VCCI (Vietnam 
Chamber Commerce and Industry), niên giám 
thống kê của các tỉnh trong khu vực Đông Bắc 
năm 2016. Đồng thời, các bài báo có nội dung 
li n quan đến liên kết v ng cũng được tác giả sử 
dụng làm cơ sở lý luận cho nghiên cứu. 
3. Giới thiệu về khu vực Đông Bắc 
Khu vực Đông Bắc, Việt Nam phía Bắc giáp 
Trung Quốc, phía T y giáp v ng T y Bắc, phía 
Nam giáp Đồng ằng Bắc Bộ, phía Đông giáp 
Biển Đông. V ng ao gồm các tỉnh: Lạng Sơn, 
Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguy n, Hà Giang, 
Tuy n Quang, Phú Th , Bắc Giang; đôi hi 
Quảng Ninh, Y n Bái, Lào Cai cũng được xếp 
vào hu vực này. Vị trí địa lý của hu vực c ý 
nghĩa quan tr ng trong trao đổi hàng h a, giao 
lưu uôn án thông qua các cửa hẩu tr n đất 
liền như cửa hẩu Lào Cai, cửa hẩu Thanh 
Thủy (Hà Giang), cửa hẩu Tr ng Khánh (Cao 
Bằng), cửa hẩu M ng Cái (Quảng Ninh). Ngoài 
ra, hu vực Đông Bắc còn thuận lợi trong việc 
giao thương ằng đường iển thông qua cảng 
Cửa ng, cảng Hồng Gai và cảng Cái L n 
(Quảng Ninh) [4]. 
B n cạnh những thuận lợi về mặt giao 
thương, hu vực Đông Bắc còn c nhiều tiềm 
năng để phát triển inh tế v ng. Đ y là một trong 
những hu vực giàu tài nguy n hoáng sản vào 
 ậc nhất của nước ta. Đồng thời, Đông Bắc còn 
c điều iện thuận lợi để phát triển u lịch với 
nền văn h a đa ạng. C ng với lợi thế lớn về 
phát triển u lịch, công nghiệp hai hoáng và 
các ngành li n quan, v ng Đông Bắc còn c tiềm 
năng về inh tế iển (Hạ Long – Quảng Ninh), 
trồng rừng, c y công nghiệp, ược liệu, rau quả 
ôn đới và cận nhiệt, [4]. 
Mặc c nhiều tiềm năng để phát triển inh 
tế đa ạng, inh tế hu vực Đông Bắc vẫn phát 
triển chưa đồng đều. B n cạnh một số tỉnh thành 
c nền inh tế phát triển tương đối tốt như Quảng 
Ninh, Lào Cai, Thái Nguy n, th còn một số tỉnh 
vẫn thuộc iện nghèo nhất cả nước như Cao 
Bằng, Bắc Kạn và Hà Giang. Điều đ chứng t , 
một số địa phương chưa iết tận ụng những lợi 
thế của m nh để thu hút đầu tư, phát triển inh tế; 
và đặc biệt hoạt động li n ết v ng, hỗ trợ phát 
triển giữa các tỉnh thành trong hu vực iễn ra 
chưa hiệu quả. 
3.1. Hiện trạng thu h t đầu tư khu vự Đ ng B 
Để đánh giá sức hấp dẫn đầu tư của một địa 
phương hay hu vực, c rất nhiều các chỉ số inh 
tế có thể sử dụng như: Chỉ số hiệu quả quản trị 
và hành chính công cấp tỉnh PAPI (Pu lic 
A ministration Performance In ex); sức mua 
tương đương PPP (Purchasing Power Parity); 
tổng sản phẩm nội địa GDP (Gross Domestic 
Pro uct); chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI 
(Provincial Competitiveness In ex); Trong đ , 
chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI hiện là 
một trong những chỉ số quan tr ng được nhiều 
 áo cáo inh tế sử ụng như là một trong các ti u 
chí đánh giá hiệu quả thu hút đầu tư của địa 
phương. Xếp hạng chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh PCI 
năm 2016 của các tỉnh trong hu vực Đông Bắc 
như sau: 
Bảng 1: Bảng ếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp Tỉnh PCI của các tỉnh khu vực Đông Bắc 
năm 2016 
Thang điểm tối đa chỉ số PCI là 100 điểm. 
STT Tỉnh Chỉ số PCI 
Xếp hạng trên toàn 
quốc 
Đánh giá 
1 Quảng Ninh 65,60/100 2/63 
Rất tốt 
2 Lào Cai 63,49/100 5/63 
3 Thái Nguy n 61,82/100 7/63 Tốt 
4 Phú Th 58,60/100 29/63 
Khá 5 Bắc Giang 58,20/100 33/63 
6 Tuyên Quang 57,43/100 45/63 
7 Lạng Sơn 56,29/100 55/63 Trung nh 
8 Hà Giang 55,40/100 59/63 
Tương đối thấp 
9 Bắc Kạn 54,60/100 60/63 
10 Cao Bằng 52,99/100 63/63 Thấp 
Nguồn: Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp Tỉnh PCI 2016, VCCI 
 Chuyên mục: Tài Chính – Ngân Hàng - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 04 (2017) 
94 
Mặc c ng nằm trong hu vực Đông Bắc, 
nhưng 10 tỉnh trong hu vực c năng lực cạnh 
tranh hông đồng đều và đều được đánh giá ở tất 
cả các mức trong ảng xếp hạng toàn quốc: Rất 
tốt, tốt, há, trung nh, tương đối thấp, và thấp. 
Trong đ , Quảng Ninh và Lào Cai là hai tỉnh c 
năng lực cạnh tranh tốt nhất trong hu vực hông 
chỉ trong năm 2016 mà còn nhiều năm trước đ . 
Tỉnh Quảng Ninh từ năm 2013 đến 2016 c 
chỉ số PCI cao và đều được đánh giá ở mức rất 
tốt. Trong đ , chỉ số “Ra nhập thị trường” của 
Quảng Ninh năm 2016 đạt 9,28 điểm, cao nhất 
trong 10 chỉ số đánh giá. Ngoài ra, thu hút vốn 
đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 567,3 triệu USD, 
tăng 30% c ng ỳ. Một số ự án ti u iểu như: 
Dự án nhà máy nhuộm, ệt may tại hu công 
nghiệp Texhong Hải Hà (77,41 triệu USD), ự 
án sản xuất nhà máy hăn mặt, hăn tắm cao cấp 
tại KCN Texhong Hải Hà (50 triệu USD), ự án 
phát triển tổ hợp cảng iển và hu công nghiệp 
tại hu vực Đầm Nhà Mạc (330,4 triệu USD) [6]. 
Lào Cai mặc là một tỉnh miền núi xa xôi 
c thể được xếp vào cả hu vực Đông Bắc và 
T y Bắc nhưng cũng nằm trong nh m 10 tỉnh 
thành hấp ẫn về đầu tư. Yếu tố môi trường inh 
 oanh thuận lợi, chất lượng điều hành tốt (chỉ 
sau Đà Nẵng và B nh Dương), thậm chí còn là 
một trong ba lợi thế hàng đầu để Lào Cai thu hút 
đầu tư [6]. 
Trong hi đ , Thái Nguy n là một tỉnh c 
nhiều đột phá trong thu hút đầu tư. Nếu như năm 
2011, chỉ số PCI của Thái Nguy n là 53,57 (mức 
 há), xếp thứ 57 tr n cả nước th từ năm 2014, 
thứ hạng của Thái Nguy n đ nhanh ch ng tăng 
l n thứ 8 và trong hai năm 2015 và 2016, năng 
lực cạnh tranh của tỉnh xếp hạng 7/63 tỉnh thành 
cả nước [6]. 
Trái ngược với những điểm sáng thu hút đầu 
tư trong hu vực là Quảng Ninh, Lào Cai và Thái 
Nguy n, v ng Đông Bắc c đến 3 tỉnh thuộc iện 
nh m ưới c ng của cả nước trong thu hút đầu tư 
là Hà Giang, Bắc Kạn và Cao Bằng. 
Hà Giang là tỉnh còn nhiều h hăn, đặc biệt 
tỷ lệ hộ nghèo cao. Đối với chuẩn nghèo mới tiếp 
cận theo phương pháp đa chiều, tính đến hết 
tháng 12 năm 2015, toàn tỉnh có 74.313 hộ 
nghèo, chiếm tỷ lệ 43,65% [7]. Với điều kiện 
 h hăn như vậy, một trong những biện pháp để 
n ng cao đời sống của người n là tăng cường 
thu hút đầu tư tr n địa bàn tỉnh. Mặc năm 
2016, tỉnh đ thực hiện một số chính sách rà soát 
hoạt động xúc tiền đầu tư, cải thiện môi trường 
kinh oanh, n ng cao năng lực cạnh tranh của 
tỉnh, tuy nhiên, kết quả đạt được còn nhiều hạn 
chế. Tổng vốn đầu tư tr n địa bàn tỉnh năm 2016 
là 6.293.762 đồng, trong đ vốn đầu tư trực tiếp 
từ nước ngoài là 50 triệu đồng [8] – một con số 
rất thấp. Vì vậy, không ngạc nhiên khi chỉ số 
năng lực cạnh tranh của Hà Giang được đánh giá 
tương đối thấp (xếp hạng 59/63 tỉnh thành). 
Bắc Kạn là tỉnh nghèo, điều kiện phát triển 
kinh tế nhiều h hăn. Tuy nhi n những năm 
qua, tỉnh Bắc Kạn luôn nỗ lực thúc đẩy phát triển 
kinh tế, thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào tỉnh. 
Năm 2016, c 10 chương tr nh, ự án ODA được 
giao kế hoạch vốn 54 tỷ đồng tr n địa bàn tỉnh 
bao gồm các lĩnh vực: giao thông hạ tầng đô thị, 
lĩnh vực cấp nước, thủy lợi. Cùng với đ là 19 
khoản viện trợ phi chính phủ được phê duyệt với 
tổng ngân sách cam kết là 448.329 USD tập 
trung vào x a đ i giảm nghèo, xây mới và cải tạo 
trường h c, các công trình thủy lợi nông thôn 
phục vụ sản xuất,Toàn tỉnh cũng c 3 oanh 
nghiệp FDI đang hoạt động là: Công ty trách 
nhiệm hữu hạn chè Peloyen, công ty TNHH Việt 
Trung, và công ty TNHH giấy và gỗ Bình Trung 
[9]. Mặc dù có nhiều cố gắng trong nâng cao 
năng lực cạnh tranh của tỉnh để đưa chỉ số PCI 
tăng l n từng năm (Năm 2014 là 53,02; năm 
2015 là 53,20; năm 2016 là 54,60), tuy nhiên 
cùng với nỗ lực n ng cao thu hút đầu tư của các 
tỉnh thành khác trên cả nước, năng lực cạnh tranh 
của Bắc Kạn vẫn còn ở vị trí thấp (60/63) [6]. 
Cao Bằng là tỉnh có chỉ số PCI năm 2016 
(52,99/100) sụt giảm so với năm 2015 
(54,44/100) và thấp nhất cả nước. Trong 10 chỉ 
ti u đánh giá năng lực cạnh tranh th c đến 7/10 
chỉ số giảm sơn so với năm 2015 là: gia nhập thị 
trường, tiếp cận đất đai, tính minh ạch, chi phí 
thời gian, chi phí không chính thức, cạnh tranh 
 nh đẳng, tính năng động của chính quyền tỉnh. 
Và trong 7 chỉ số sụt giảm th c đến 4 tiêu chí là 
thuộc về khía cạnh chính sách và quản lý của 
tỉnh Cao Bằng [6]. 
3.2. o s nh với c c khu vực kh c trên cả nước 
Các bộ ngành Việt Nam thường chia toàn lãnh 
thổ thành 7 v ng địa – kinh tế: Tây Bắc Bộ, Đông 
Bắc Bộ, Đồng Bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, 
Nam Trung Bộ và T y Nguy n, Đông Nam Bộ, 
và Đồng bằng sông Cửu Long [10]. Trong đ c 
4 vùng kinh tế tr ng điểm (KTTĐ) ở 3 miền của 
đất nước là: v ng KTTĐ Bắc Bộ, v ng KTTĐ 
miền Trung, vùng KTTĐ phía Nam, và v ng 
KTTĐ Đồng Bằng sông Cửu Long. Theo danh 
sách các tỉnh được xếp vào vùng KTTĐ, hu vực 
 Chuyên mục: Tài chính – Ngân hàng - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 04 (2017) 
95 
Đông Bắc Bộ chỉ có tỉnh Quảng Ninh là được 
xếp vào v ng KTTĐ Bắc Bộ. 
Qua “Biểu đồ so sánh chỉ số trung bình PCI 
của các vùng trên cả nước năm 2016”, c thể 
thấy v ng Đông Bắc Bộ (Trung bình PCI: 
58,44/100) xếp thứ 5/7 vùng trên cả nước về 
năng lực cạnh tranh, thấp hơn các hu vực Đồng 
bằng sông Hồng (59,22), Nam Trung Bộ và Tây 
Nguy n (59,24), Đông Nam Bộ (59,47), Đồng 
bằng sông Cửu Long (59,68) và cao hơn các hu 
vực Tây Bắc (55,85) và Bắc Trung Bộ (58,43). 
Tuy nhi n, c được vị trí như tr n là o trong nội 
dung nghiên cứu này, tác giả đ xếp vào khu vực 
Đông Bắc Bộ 2 tỉnh có chỉ số PCI cao là Quảng 
Ninh và Lào Cai (Trong khi Quảng Ninh có thể 
được xếp vào khu vực Đồng bằng sông Hồng, 
còn Lào Cai có thể được xếp vào vùng Tây Bắc). 
Biểu đồ 1: So sánh chỉ số PCI trung bình của các vùng trên cả nước năm 2016 
Nguồn: Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp Tỉnh PCI 2016, VCCI 
Qua biểu đồ trên, có thể thấy v ng Đông Bắc 
Bộ (Trung bình PCI: 58,44/100) xếp thứ 5/7 
vùng trên cả nước về năng lực cạnh tranh, thấp 
hơn các hu vực Đồng bằng sông Hồng (59,22), 
Nam Trung Bộ và T y Nguy n (59,24), Đông 
Nam Bộ (59,47), Đồng bằng sông Cửu Long 
(59,68) và cao hơn các khu vực Tây Bắc (55,85) 
và Bắc Trung Bộ (58,43). Tuy nhi n, c được vị 
trí như tr n là o trong nội dung nghiên cứu này, 
tác giả đ xếp vào khu vực Đông Bắc Bộ 2 tỉnh 
có chỉ số PCI cao là Quảng Ninh và Lào Cai 
(Trong khi Quảng Ninh có thể được xếp vào khu 
vực Đồng bằng sông Hồng, còn Lào Cai có thể 
được xếp vào vùng Tây Bắc). 
3.3. Nhận x t 
V ng Đông Bắc Bộ là v ng đông đồng ào 
thiểu số c tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Về phát triển 
 inh tế, v ng c mức tăng trưởng inh tế ở mức 
thấp hơn nhiều so với một số v ng hác trong cả 
nước: nhiều tỉnh c mức thu nhập nh qu n đầu 
người thấp nhất cả nước; công nghiệp chủ yếu là 
 hai thác và chế iến hoáng sản, giá trị sản xuất 
 hông cao, chưa c sự ết nối với nông nghiệp, l m 
nghiệp, tỷ tr ng sản xuất trong giá trị inh tế chung 
còn thấp; thu hút đầu tư nước ngoài còn hạn chế, cả 
về tổng giá trị vốn đầu tư cũng như quy mô ự án. 
Theo đánh giá của Phòng Thương mại và Công 
nghiệp Việt Nam VCCI, ngoại trừ Quảng Ninh, 
Lào Cai và Thái Nguy n, đa số các tỉnh trong v ng 
c năng lực cạnh tranh tương đối thấp. 
Nguyên nhân thứ nhất khiến cho liên kết vùng 
trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế v ng Đông 
Bắc Bộ còn yếu là o cơ sở hạ tầng của các tỉnh 
trong khu vực Đông Bắc Bộ còn thiếu đồng ộ. 
Một số địa phương c chỉ số năng lực cạnh tranh 
cao như Quảng Ninh, Lào Cai và Thái Nguyên 
đều có hệ thống giao thông tương đối thuận lợi 
với các tuyến đường cao tốc Hạ Long – Móng 
Cái, Hạ Long - Hải Phòng, Hà Nội - Lào Cai, Hà 
Nội - Thái Nguyên; hệ thống 6 cảng biển quan 
tr ng Vạn Gia, Hải Hà, Mũi Ch a, Cẩm Phả, Hòn 
Gai và Quảng Yên (Quảng Ninh); hay cửa khẩu 
quốc tế Lào Cai th cơ sở hạ tầng của các tỉnh 
thành khác lại kém phát triển hơn, đặc biệt là các 
tỉnh miền núi xa xôi như Hà Giang và Cao Bằng. 
Trong hi đ , Lạng Sơn là một tỉnh có nhiều lợi 
thế về giao thương (cao tốc Hà Nội – Lạng Sơn, 
cửa khẩu ga đường sắt Đồng Đăng và cửa khẩu 
quốc tế Hữu Nghị,), nhưng tỉnh chưa iết tận 
dụng những lợi thế đ để n ng cao thu hút đầu tư 
khi xếp hạng năng lực cạnh tranh của tỉnh thường 
xuyên bị xếp ở nh m ưới (năm 2014: 54/63; năm 
2015: 57/63; năm 2016: 55/63). 
Nguyên nhân thứ hai là inh tế của các tỉnh 
v ng Đông Bắc Bộ phát triển chưa ngang ằng 
nhau. Một số tỉnh như Hà Giang, Bắc Kạn, Cao 
Bằng mặc đ c nhiều nỗ lực cải thiện chính 
sách, môi trường đầu tư, inh oanh nhưng ết 
quả đạt được vẫn còn thấp. 
Nguyên nhân thứ ba, theo ông Nguyễn Bá 
Sơn, đại iểu Đà Nẵng cho rằng, hiện nay, các 
55,85 
58,44 
59,22 
58,43 
59,24 59,47 
59,68 
53.00
54.00
55.00
56.00
57.00
58.00
59.00
60.00
Tây Bắc Đông Bắc Đồng bằng 
sông Hồng 
Bắc Trung Bộ Nam trung Bộ 
và Tây Nguyên 
Đông Nam Bộ Đồng bằng 
sông Cửu Long 
 Chuyên mục: Tài Chính – Ngân Hàng - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 04 (2017) 
96 
địa phương trong từng v ng đang chạy đua lẫn 
nhau, thiếu sự li n ết, mạnh ai nấy làm. Tại khu 
vực Đông Bắc Bộ cũng vậy, việc thiếu sự quy 
hoạch và không gian kinh tế còn bị chia cắt bởi 
địa giới hành chính là một trong những nguyên 
nhân khiến năng lực thu hút đầu tư của khu vực 
còn thấp. 
4. Đề xuất giải pháp 
Thứ nhất, để n ng cao năng lực cạnh tranh 
của v ng Đông Bắc, cần tăng cường phát triển cơ 
sở hạ tầng, mạng lưới giao thông đường ộ, 
đường sắt, mạng lưới thông tin li n lạc đồng bộ 
hơn giữa các địa phương. Đối tượng kêu g i đầu 
tư inh oanh hông chỉ là các doanh nghiệp sản 
xuất mà cần thiết thu hút cả những doanh nghiệp 
sẵn sàng đầu tư vào cơ sở hạ tầng. 
Thứ hai, cần c một cơ chế đặc th để v ng 
KTTĐ c lợi thế là đầu tàu éo nền inh tế phát 
triển và thu hẹp hoảng cách phát triển giữa các 
địa phương. B n cạnh đ c thể tạo động lực 
trong phát triển v ng ằng cách đưa ra các chỉ số 
đánh giá gắn liền với li n ết v ng và tác động 
của li n ết v ng đến từng địa phương trong 
v ng chứ hông chỉ theo các chỉ số cấp tỉnh như 
trước (Chuy n gia inh tế Võ Trí Thành). 
Thứ ba, tăng cường mối liên kết, hỗ trợ lẫn 
nhau trong phát triển kinh tế, n ng cao năng lực 
thu hút đầu tư giữa các tỉnh trong v ng Đông 
Bắc Bộ thông qua các hội thảo, hội nghị, hội chợ, 
sự iện giới thiệu các mặt hàng của các tỉnh 
thành trong hu vực, Ngoài ra, v 5/10 tỉnh 
 hu vực Đông Bắc tiếp giáp với Trung Quốc n n 
c ng việc ết nối các tỉnh trong hu vực th cần 
thiết phối hợp chặt chẽ với các tỉnh i n giới 
Trung Quốc trong phát triển kinh tế và kêu g i 
đầu tư. 
5. Kết luận 
Cùng với việc hội nhập kinh tế ngày càng sâu 
rộng của đất nước, nhiều tỉnh thành trong khu vực 
Đông Bắc nước ta đang ngày càng chuyển mình 
để trở thành điểm sáng về thu hút đầu tư, phát 
triển kinh tế. Nhưng n cạnh đ , vẫn có những 
địa phương chưa c những thay đổi phù hợp với 
thời cuộc để đưa của khu vực Đông Bắc trở thành 
một khu vực có sức cạnh tranh mạnh mẽ so với 
các khu vực khác trên cả nước. Cùng với sự thiếu 
đồng bộ về các yếu tố phát triển như cơ sở hạ tầng 
hay chính sách phát triển thì việc thiếu liên kết, hỗ 
trợ giữa các địa phương trong phát triển kinh tế 
chính là nguyên nhân quan tr ng khiến cho tổng 
thể v ng Đông Bắc Bộ còn kém hấp dẫn các nhà 
đầu tư. Phối hợp, liên kết chặt chẽ giữa các tỉnh 
trong khu vực với nhau, giữa các khu vực trong và 
ngoài nước chính là giải pháp quan tr ng để nâng 
cao năng lực cạnh tranh v ng Đông Bắc Bộ, phát 
triển kinh tế - xã hội, và đặc biệt là vì mục tiêu cao 
nhất của phát triển - nâng cao chất lượng cuộc 
sống của người dân. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. www.baoquocte.vn. Bắc Kạn nỗ lực thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư. 
[2]. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI 2016. 
[3]. Cục Thống kê tỉnh Hà Giang. (2016). Niên giám thống kê tỉnh Hà Giang 2016 
[4]. www.baohagiang.vn. Hội thảo phát triển KT-XH Hà Giang trong mối liên kết vùng Đông Bắc và 
Tây Bắc. 
[5]. www.hocvalam.vn. Vùng Đông Bắc. 
[6]. www.khucongnghiep.com.vn. Liên kết vùng: Giải pháp để phát triển bền vững các KCN Duyên hải 
miền Trung. 
[7]. www.kinhtetrunguong.vn. Cần giải đáp 9 câu hỏi về liên kết vùng. 
[8]. www.vov.vn/chinh-tri. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020. 
[9]. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh. Báo cáo kinh tế tỉnh Quảng Ninh năm 2016. 
[10]. www.wikipedia.com. Kinh tế Việt Nam 
Thông tin tác giả: 
1. Phạm Minh Hƣơng 
- Đơn vị công tác: Trường ĐH Kinh tế & QTKD 
- Địa chỉ email: minhhuong238@gmail.com 
2. Trần Văn Quyết 
- Đơn vị công tác: Trường ĐH Kinh tế & QTKD 
3. Nguyễn Thị Minh Huệ 
- Đơn vị công tác: Trường ĐH Kinh tế & QTKD 
Ngày nhận bài: 22/12/2017 
Ngày nhận bản sửa: 29/12/2017 
Ngày duyệt đăng: 15/01/2018 

File đính kèm:

  • pdflien_ket_vung_trong_thu_hut_dau_tu_phat_trien_kinh_te_xa_hoi.pdf