Mô hình liên thế hệ tự giúp nhau của người cao tuổi và vai trò của công tác xã hội
TÓM TẮT Nghiên cứu này được thực hiện trên 200 người cao tuổi (độ tuổi từ 60 - 80 tuổi), hiện đang sinh hoạt trong mô hình liên thế hệ tự giúp nhau tại địa bàn huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa); nghiên cứu sử dụng phương pháp điều tra bảng hỏi kết hợp phỏng vấn sâu để thu thập thông tin. Mục đích nhằm làm rõ thực trạng hoạt động của mô hình qua 4 hoạt động chính: Chăm sóc sức khỏe; hỗ trợ sinh kế tạo việc làm; giải trí - thể dục thể thao; truyền thông nâng cao nhận thức về chính sách người cao tuổi. Đồng thời, phân tích vai trò của nhân viên công tác xã hội trong can thiệp và trợ giúp người cao tuổi đang sinh hoạt trong mô hình. Qua kết quả nghiên cứu cho thấy, hầu hết người cao tuổi khi tham gia mô hình này thì điều kiện sức khỏe đều được cải thiện, có việc làm và nâng cao thu nhập, hiểu biết về chính sách và tiếp cận chính sách tốt hơn, đời sống tinh thần được cải thiện do tham gia các câu lạc bộ giải trí - thể dục thể thao
Tóm tắt nội dung tài liệu: Mô hình liên thế hệ tự giúp nhau của người cao tuổi và vai trò của công tác xã hội
100 TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM – SỐ 55 (4) 2017 MÔ HÌNH LIÊN THẾ HỆ TỰ GIÚP NHAU CỦA NGƯỜI CAO TUỔI VÀ VAI TRÒ CỦA CÔNG TÁC XÃ HỘI NGUYỄN VĂN ĐỒNG Trung tâm Đào tạo Kỹ năng Quốc tế Vietcess - nguyendong.sw@gmail.com (Ngày nhận: 17/01/2017; Ngày nhận lại: 11/04/2017; Ngày duyệt đăng: 30/06/2017) TÓM TẮT Nghiên cứu này được thực hiện trên 200 người cao tuổi (độ tuổi từ 60 - 80 tuổi), hiện đang sinh hoạt trong mô hình liên thế hệ tự giúp nhau tại địa bàn huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa); nghiên cứu sử dụng phương pháp điều tra bảng hỏi kết hợp phỏng vấn sâu để thu thập thông tin. Mục đích nhằm làm rõ thực trạng hoạt động của mô hình qua 4 hoạt động chính: Chăm sóc sức khỏe; hỗ trợ sinh kế tạo việc làm; giải trí - thể dục thể thao; truyền thông nâng cao nhận thức về chính sách người cao tuổi. Đồng thời, phân tích vai trò của nhân viên công tác xã hội trong can thiệp và trợ giúp người cao tuổi đang sinh hoạt trong mô hình. Qua kết quả nghiên cứu cho thấy, hầu hết người cao tuổi khi tham gia mô hình này thì điều kiện sức khỏe đều được cải thiện, có việc làm và nâng cao thu nhập, hiểu biết về chính sách và tiếp cận chính sách tốt hơn, đời sống tinh thần được cải thiện do tham gia các câu lạc bộ giải trí - thể dục thể thao. Từ khóa: công tác xã hội; liên thế hệ; người cao tuổi; tự giúp nhau. Model of mutual help among the elderly and the role of social work ABSTRACT This study was conducted on 200 elderly people aged 60-80 who are currently living in self-help inter- generational model in Hoang Hoa district (Thanh Hoa) using the survey method. Questionnaire and in-depth interview were used to collect information for research purposes. The main purpose is to clarify the actual situation of the model through 4 main activities: Health care; Livelihood support employment creation; Entertainment - sports; Communication to raise awareness of the elderly policy. Another purpose is to analyze the role of social workers in intervention and support the elderly living in the model. The results of the study show that most elderly people participating in this model have improved in terms of health conditions, employment and incomes, knowledge of and access to the elderly policy. Their spiritual life is also improved by joining the entertainment and sports clubs Keywords: social work, inter-generational, elderly, self-help. 1. Đặt vấn đề Theo thống kê của Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa Gia đình, cuối năm 2011 Việt Nam chính thức bước vào giai đoạn già hóa dân số, nhóm dân số cao tuổi tăng nhanh chạm ngưỡng 09 triệu người, chiếm 1/10 dân số cả nước. Tuổi thọ của người cao tuổi (NCT) tăng nhanh phản ánh những thành tựu to lớn của công tác chăm sóc, phụng dưỡng NCT và công tác dân số được Đảng, Nhà nước Việt Nam ta chỉ đạo thực hiện từ các giai đoạn trước. Tuy nhiên, già hóa dân số cũng đưa đến những khó khăn, thách thức cho công tác chăm sóc, phụng dưỡng và phát huy vai trò NCT (Tổ chức Hỗ trợ Người cao tuổi Quốc tế, 2013); bởi hiện nay đời sống NCT nói chung, cùng điều kiện thu nhập - mức sống, điều kiện sống của đa phần NCT nói riêng, cùng nhiều vấn đề liên quan như: sức khỏe yếu, bệnh tật nhiều, điều kiện chăm sóc chưa đảm bảo... tác động rất lớn đến đời sống NCT ở Việt Nam. Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa Gia đình cho biết, ở nước ta hiện nay 70% NCT đang sống ở nông thôn và hiện tại vẫn đang tham gia lao KINH TẾ - XÃ HỘI 101 động, điều này cho thấy sau tuổi 60 NCT vẫn có nhu cầu tham gia làm việc nhằm tạo thu nhập, nâng cao mức sống. Hiện nay, với xu thế già hóa diễn ra nhanh ở Việt Nam, có rất nhiều mô hình chăm sóc - trợ giúp NCT được xây dựng, nhưng để đáp ứng được nhu cầu và nguyện vọng của số đông NCT thì có rất ít mô hình đáp ứng được điều này (bởi giai đoạn trước chủ yếu là các mô hình chăm sóc NCT tập trung tại các trung tâm bảo trợ xã hội). Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn về NCT tại nhiều địa phương, năm 2004 với sự trợ giúp của Tổ chức Hỗ trợ NCT Quốc tế - HAI, Ủy ban Quốc gia về NCT Việt Nam phối hợp Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã cho ra đời mô hình liên thế hệ tự giúp nhau, đây là mô hình chăm sóc - trợ giúp NCT dựa vào cộng đồng đầu tiên ở Việt Nam. Mô hình liên thế hệ là một mô hình kết hợp các hoạt động chăm sóc - trợ giúp nhiều mặt, chăm sóc sức khỏe (CSSK); tạo việc làm cho NCT, thông qua các câu lạc bộ (CLB) và hoạt động sinh kế; giải trí – thể dục thể thao (TDTT); truyền thông nâng cao nhận thức về chính sách với sự tham gia trợ giúp của Nhà nước và các tổ chức xã hội, đến nay mô hình liên thế hệ tự giúp nhau đã được triển khai ở 25 tỉnh, thành phố. Việc chăm sóc - trợ giúp NCT cũng là truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, để nâng cao chất lượng chăm sóc và hoạt động trợ giúp NCT, đồng thời phát huy được vai trò của NCT trong cộng đồng như mục tiêu của Chương trình Hành động Quốc gia về Người cao tuổi Việt Nam giai đoạn 2012-2020 đề ra, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã đề xuất Đề án Chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi giai đoạn 2012-2020 trong đó chú trọng vào việc xây dựng và nhân rộng “Mô hình liên thế hệ tự giúp nhau” (Nguyễn Văn Đồng, 2014), đây là một hướng đi đúng đắn, mang tính đột phá, phù hợp với điều kiện và tình hình già hóa dân số ở Việt Nam. Thanh Hóa là địa phương đầu tiên nhân rộng mô hình CLB liên thế hệ tự giúp nhau; đến nay, toàn tỉnh có 21 huyện, thị xã, thành phố có mô hình, thành lập được 97 CLB liên thế hệ tự giúp nhau của NCT với tổng số thành viên tham gia là 5.626 người. Mô hình đã hỗ trợ tạo việc làm cho NCT thông qua các hoạt động sinh kế như: nuôi bò, nuôi lợn nái, nuôi gà, nuôi chim bồ câu, thủ công mỹ nghệ... NCT khi tham gia mô hình này đều có việc làm và thu nhập ổn định, được tập huấn kiến thức khoa học - kỹ thuật tiên tiến về chăn nuôi, trồng trọt, giới thiệu các ngành nghề phù hợp với sức khỏe NCT, các thành viên CLB liên thế hệ tự giúp nhau còn được hỗ trợ về vốn vay để phát triển sản xuất, được các tình nguyện viên chăm sóc sức khỏe thường xuyên, giao lưu giải trí văn hóa - văn nghệ; tổ chức các buổi truyền thông, tập huấn nâng cao nhận thức về chính sách (Nguyễn Văn Đồng, 2014). Như vậy, có thể thấy rằng, cùng với xu hướng già hóa dân số nhanh và nhiều vấn đề nảy sinh từ phía NCT, rất cần có những chính sách và hoạt động chăm sóc, trợ giúp cho đối tượng là NCT hiện đang sinh sống tại cộng đồng, chú trọng tới nhóm NCT thiệt thòi, dễ bị tổn thương tại cộng đồng như: NCT cô đơn không nơi nương tựa, NCT có bệnh hiểm nghèo, NCT khuyết tật, NCT nghèo - cận nghèo, NCT có công với cách mạng... nhằm bảo đảm những quyền, lợi ích hợp pháp cho NCT, đáp ứng nhu cầu về mọi mặt cho NCT. Mô hình liên thế hệ tự giúp nhau đã đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng của số đông NCT và mong mỏi, nguyện vọng của xã hội, có những tác động tích cực, góp phần nâng cao đời sống cho NCT ở nhiều địa phương, trong đó có NCT tại địa bàn nghiên cứu thuộc 02 xã Hoằng Lưu và xã Hoằng Trạch. Nghiên cứu "Mô hình liên thế hệ tự giúp nhau của người cao tuổi và vai trò của công tác xã hội", sẽ cung cấp những cơ sở, luận cứ khoa học quan trọng về mặt lý luận và thực tiễn trong hoạt động chăm sóc, trợ giúp NCT; cũng từ việc nghiên cứu mô hình liên thế hệ tự giúp nhau, thấy được bức tranh toàn cảnh về một mô 102 TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM – SỐ 55 (4) 2017 hình thực tiễn dựa vào cộng đồng, phát huy vai trò và nguồn lực từ phía cộng đồng trong chăm sóc, trợ giúp NCT. 2. Mục tiêu nghiên cứu Làm rõ thực trạng và tác động của mô hình liên thế hệ tự giúp nhau đến đời sống NCT tại địa bàn 2 xã Hoằng Lưu và xã Hoằng Trạch, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Phân tích vai trò của đội ngũ nhân viên xã hội (những người làm CTXH bán chuyên nghiệp) trong hoạt động chăm sóc và trợ giúp NCT trong mô hình liên thế hệ tự giúp nhau. Trên cơ sở những tồn tại và hạn chế của đội ngũ nhân viên xã hội, đề xuất vai trò chuyên nghiệp của nhân viên CTXH trong can thiệp, chăm sóc và trợ giúp cho NCT. Đưa ra những đánh giá về thực tiễn hoạt động của mô hình; thực tiễn hoạt động can thiệp, chăm sóc và trợ giúp NCT của đội ngũ nhân viên CTXH. Từ đó đề xuất những khuyến nghị về mặt chính sách và hành động nhằm can thiệp và trợ giúp cho NCT tốt hơn, khắc phục những mặt tồn tại, hạn chế của mô hình, để mô hình liên thế hệ tự giúp nhau hoạt động hiệu quả và bền vững hơn. 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1. Phương pháp phỏng vấn sâu Để thu thập thông tin định tính, trong nghiên cứu này tác giả tiến hành 20 phỏng vấn sâu, đối tượng là: NCT tại 02 xã Hoằng Lưu và xã Hoằng Trạch hiện đang sinh hoạt trong mô hình liên thế hệ tự giúp nhau; Cán bộ và nhân viên mô hình CLB liên thế hệ tự giúp nhau tại 02 xã Hoằng Lưu và xã Hoằng Trạch; Đại diện gia đình có NCT hiện đang tham gia mô hình liên thế hệ tự giúp nhau tại địa bàn 02 xã Hoằng Lưu và xã Hoằng Trạch để thu thập thông tin phục vụ nghiên cứu. Theo cơ cấu: người cao tuổi (10 người); cán bộ nhân viên mô hình liên thế hệ tự giúp nhau (08 người); gia đình có người cao tuổi đang tham gia mô hình (02 người). 3.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Đề tài xây dựng bộ công cụ bảng hỏi dành cho khách thể nghiên cứu là NCT thuộc độ tuổi từ 60 đến dưới 80 tuổi, với các câu hỏi nhằm thu thập thông tin phục vụ cho việc tổng hợp số liệu, lượng hóa thông tin phục vụ nghiên cứu, với hệ thống câu hỏi nhằm thu thập các thông tin liên quan nhằm đạt được các mục tiêu nghiên cứu đề ra. Cỡ mẫu: Đề tài chọn 200 mẫu, là NCT độ tuổi từ 60 đến dưới 80 tuổi; hiện đang sinh hoạt trong mô hình liên thế hệ tự giúp nhau tại 02 xã Hoằng Lưu và xã Hoằng Trạch, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa để thu thập thông tin phục vụ nghiên cứu. Cơ cấu mẫu định lượng: 200 NCT, mẫu được phân theo giới tính, nhóm tuổi và địa bàn, cụ thể cơ cấu mẫu như sau: - Theo giới tính: nam giới có 65 người chiếm 32,5%; nữ giới có 135 chiếm 67,5%. - Theo nhóm tuổi: nhóm tuổi (60-64) có 88 người chiếm 44,0%; nhóm tuổi (65-69) có 71 người chiếm 35,5% và nhóm tuổi (70-80) có 41 người chiếm 20,5%. - Theo địa bàn: Tại địa bàn huyện Hoằng Hóa khảo sát 02 xã có mô hình liên thế hệ tự giúp nhau, cụ thể: xã Hoằng Lưu lựa chọn 100 người cao tuổi đang sinh hoạt trong mô hình tham gia khảo sát; xã Hoằng Trạch lựa chọn 100 người cao tuổi đang sinh hoạt trong mô hình tham gia khảo sát. 4. Kết quả nghiên cứu 4.1. Thực trạng hoạt động của mô hình liên thế hệ tự giúp nhau tại địa bàn 4.1.1. Lịch sử hình thành mô hình liên thế hệ tự giúp nhau tại địa bàn Năm 2008, mô hình liên thế hệ tự giúp nhau tại địa bàn huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) được thành lập, mô hình triển khai trên phạm vi 2 xã Hoằng Lưu và xã Hoằng Trạch, ban đầu mô hình do Trung ương Hội Phụ nữ phối hợp với Tổ chức Hỗ trợ Người cao tuổi Quốc tế (HelpAge international Vietnam - HAI) và Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam cùng với các tổ chức, đoàn thể tại địa phương thực hiện, ban đầu mô hình mới thành lập chỉ duy nhất có 1 hoạt động chủ đạo đó là hoạt động chăm sóc sức khỏe cho NCT từ đội KINH TẾ - XÃ HỘI 103 ngũ tình nguyện viên. Đến năm 2012, sau khi có Chương trình Hành động Quốc gia về người cao tuổi (2012-2020) với định hướng nhân rộng hoạt động của mô hình, thì mô hình liên thế hệ tự giúp nhau phát triển thêm 3 hoạt động chính, đó là: Hoạt động hỗ trợ sinh kế tạo việc làm; hoạt động giải trí - TDTT và hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức cho NCT về chính sách. Vì vậy, hiện nay mô hình liên thế hệ tự giúp nhau tại địa bàn huyện Hoằng Hóa (gồm xã Hoằng Lưu và xã Hoằng Trạch) đang có 4 hoạt động chủ đạo: Hoạt động chăm sóc sức khỏe cho NCT; hoạt động hỗ trợ sinh kế tạo việc làm; hoạt động giải trí - TDTT và hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức cho NCT về chính sách nhằm trợ giúp về mọi mặt cho NCT. 4.1.2. Cơ cấu tổ chức hoạt động của mô hình liên thế hệ tự giúp nhau Mô hình liên thế hệ tự giúp nhau tại xã Hoằng Lưu và xã Hoằng Trạch là tổ chức dựa vào cộng đồng, mô hình được tổ chức ở cấp thôn dưới dạng CLB, mỗi CLB liên thế hệ tự giúp nhau có từ 50 - 70 thành viên, trong đó 70% là NCT, 30% là các đối tượng trẻ tuổi hơn và có điều kiện kinh tế khá giả. 70% là đối tượng thuộc diện nghèo, cận nghèo hoặc những người có hoàn cảnh khó khăn. Mô hình nhằm thực hiện 2 mục tiêu: Tạo cơ hội cho NCT đang sinh hoạt trong CLB được cải thiện đời sống của bản thân, gia đình và cộng đồng; giúp NCT tăng cường vai trò và sự đóng góp của họ trong cải thiện sức khỏe, thu nhập và phát triển ở địa phương (Tổ chức Hỗ trợ Người cao tuổi Quốc tế, 2013). Mô hình CLB liên thế hệ tự giúp nhau tại xã Hoằng Lưu và xã Hoằng Trạch đạt được những thành công bước đầu là nhờ biết cách tổ chức, cách huy động được sự tham gia của cộng đồng, huy động nguồn lực từ nhiều phía và đặc biệt có vai trò quản lý, điều hành - điều phối của đội ngũ cán bộ, nhân viên giàu kinh nghiệm chuyên môn và tận tâm, nhiệt tình, tâm huyết với công tác chăm sóc, trợ giúp NCT. Các thành tựu đạt được của mô hình của 2 xã cần kể đến: Là mô hình được tổ chức hoạt động dựa vào cộng đồng, phát huy được sự giúp nhau của các thành viên trẻ hơn, những người có kinh nghiệm sản xuất để trợ giúp NCT. Thành viên CLB từ 50-70 người, trong đó: 70% là NCT (60 tuổi trở lên/55 tuổi đối với nữ); 60- 70% là phụ nữ cao tuổi. Mô hình hướng tới mục tiêu trọng tâm giúp NCT nghèo, cận nghèo; NCT cô đơn; NCT có hoàn cảnh khó khăn để bù đắp những thiệt thòi khó khăn và giúp họ thoát nghèo một cách bền vững, hỗ trợ để NCT nghèo có điều kiện tự vươn lên. Trong số các thành viên của CLB 70% là người NCT nghèo, cận nghèo và có hoàn cảnh khó khăn. Mô hình được sự ủng hộ của chính quyền và Hội Người cao tuổi tại địa phương nên công tác tổ chức CLB và quá trình vận hành CLB trong mô hình khá thuận lợi. Trong cách thức quản lý, mô hình có cách thức quản lý CLB rất khoa học, CLB tự quản lý, có kế hoạch, báo cáo hàng tháng, tất cả được công khai, minh bạch trước tập thể. Quy trình quản lý bằng sổ sách và có tài liệu hướng dẫn kèm theo, rất dễ hiểu, dễ tiếp cận. Mỗi CLB đều có một ban chủ nhiệm, mỗi ban chủ nhiệm tối thiểu là 5 người, gồm: cán bộ Hội Người cao tuổi, cán bộ Hội Phụ nữ, cán bộ Mặt trận Tổ quốc, cán bộ Hội Cựu chiến binh, cán bộ Hội Nông dân, cán bộ Hội Chữ thập đỏ, cán bộ Đoàn Thanh niên. Mô hình có đội ngũ tình nguyện viên trợ giúp NCT khó khăn ở cộng đồng và bảo vệ quyền lợi cho NCT, mỗi CLB có 7-10 tình nguyện viên luôn theo sát các hoạt động diễn ra trong CLB. Đội ngũ tình nguyện viên là những nhân viên thuộc mô hình liên thế hệ tự giúp nhau, trước khi triển khai hoạt động can thiệp - trợ giúp cho NCT, đội ngũ này thường xuyên được tập huấn trang bị các kiến thức, kỹ năng, kỹ thuật chuyên môn để hướng dẫn, tư vấn, trợ giúp cho NCT một cách khoa học, bài bản và hiệu quả nhất. Mô hình tổ chức các hoạt động mang tính ... ề chính sách, chính các cán bộ tình nguyện viên cùng cán bộ mô hình đã giúp cho tôi giải quyết được nhiều khó khăn, hiểu hơn về thủ tục giấy tờ, giờ thì tôi đã biết nhiều thông tin và cũng có chia sẻ cho nhiều NCT khác về những thông tin bổ ích học được từ các lớp truyền thông, tập huấn tổ chức hàng tháng trong mô hình” (PVS bà Phạm Thị Hiệp, 68 tuổi, thuộc CLB liên thế hệ xã Hoằng Trạch). Như vậy, vai trò của nhân viên xã hội trong hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức bao hàm nhiều vai trò quan trọng, từ vai trò cung cấp thông tin về chính sách, kết nối NCT tiếp cận chính sách trợ giúp cho đến những vai trò như tư vấn hỗ trợ giải quyết khó khăn, vướng mắc khi tiếp cận chính sách, biện hộ cho NCT gặp khó khăn về tiếp cận chính sách, giám sát việc thực hiện chính sách cho NCT và những hỗ trợ mang tính toàn diện, tổng hợp như hỗ trợ pháp lý về mọi mặt. Đánh giá của NCT về vai trò của nhân viên xã hội trong mô hình liên thế hệ tự giúp nhau: Nguồn: kết quả khảo sát tại địa bàn nghiên cứu - tháng 10/2016. Trong tổng số 200 NCT tham gia khảo sát thuộc địa bàn 2 xã Hoằng Lưu và xã Hoằng Trạch, số NCT đánh giá vai trò của nhân viên xã hội trong các hoạt động của mô hình liên thế hệ tự giúp nhau ở mức “Thường xuyên” chiếm tỷ lệ cao nhất với 49,5% NCT tham gia trả lời, tập trung ở nhóm NCT thường xuyên nhận được các trợ giúp của nhân viên xã hội trong các hoạt động mà họ tham gia như: Hoạt động CSSK, hoạt động hỗ trợ sinh kế tạo việc làm, hoạt động giải trí - TDTT và hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức về chính sách. Số NCT có đánh giá về vai trò của nhân viên xã hội ở mức “Rất thường xuyên” chiếm tỷ lệ cao thứ hai với 19,0% số NCT tham gia trả lời, chủ yếu tập trung ở nhóm NCT có những khó khăn, hạn chế nhất định như: Sức khỏe yếu, bị hạn chế một số chức năng, có hoàn cảnh khó khăn... Vì vậy, những NCT này thường xuyên được sự quan tâm đặc biệt hơn của nhân viên xã hội. Bên cạnh đó, có 17,0% số NCT có đánh 19.0% 49.5% 17.0% 14.5% Biểu 5 Đánh giá của NCT về vai trò của nhân viên xã hội trong mô hình liên thế hệ tự giúp nhau (Đơn vị: %; N=200) Rất thường xuyên Thường xuyên Bình thường Không thường xuyên KINH TẾ - XÃ HỘI 111 giá về vai trò của nhân viên xã hội ở mức “Bình thường” và 14,5% số NCT có đánh giá về vai trò của nhân viên xã hội ở mức “Không thường xuyên”, tập trung ở những nhóm NCT không tham gia thường xuyên vào các hoạt động trợ giúp trong mô hình liên thế hệ tự giúp nhau, việc không tham gia thường xuyên của họ vào mô hình do một số nguyên nhân khách quan và chủ quan như: suy nghĩ và nhận thức của họ về lợi ích của việc tham gia mô hình chưa đúng đắn, khoảng cách đi lại xa, hoặc những rào cản khác... chính điều này, đã khiến cho họ bị hạn chế nhận được những trợ giúp từ phía mô hình. Như vậy, nhận thức của NCT về vai trò của nhân viên xã hội được thể hiện thông qua chính hoạt động đánh giá về vai trò này, những đánh giá này hoàn toàn mang tính khách quan từ kết quả mà NCT nhận được trợ giúp ở mức độ như thế nào, khi sinh hoạt trong mô hình liên thế hệ tự giúp nhau. 4.2.2. Đề xuất vai trò chuyên nghiệp của nhân viên CTXH trong mô hình liên thế hệ tự giúp nhau Từ việc phân tích vai trò bán chuyên nghiệp của nhân viên xã hội trong mô hình, trong nghiên cứu này tác giả đề xuất hoạt động CTXH chuyên nghiệp với vai trò của nhân viên CTXH trong mô hình liên thế hệ tự giúp nhau, bao gồm 6 vai trò chính: Vai trò vận động nguồn lực trợ giúp NCT; vai trò kết nối các hoạt động trợ giúp NCT; vai trò biện hộ, vận động chính sách trợ giúp NCT; vai trò truyền thông, giáo dục cho NCT; vai trò tham vấn, tư vấn cho NCT; vai trò chăm sóc, trợ giúp NCT. Những vai trò chuyên nghiệp này của nhân viên công tác xã hội sẽ giúp cho mọi hoạt động của mô hình trở nên hiệu quả và thuận lợi hơn, mô hình vận hành có dấu ấn của hoạt động công tác xã hội chuyên nghiệp, giúp cho mô hình khắc phục được những vấn đề tồn tại, để hướng tới xây dựng một mô hình chăm sóc - trợ giúp NCT dựa vào cộng đồng mang tính bền vững, đáp ứng được mong muốn, nguyện vọng của đông đảo NCT tại địa phương. Hình 1. Vai trò của nhân viên CTXH trong mô hình liên thế hệ tự giúp nhau Vai trò vận động nguồn lực trợ giúp người cao tuổi: Chức năng: Tìm kiếm những nguồn lực bên ngoài cộng đồng và chỉ ra những nguồn lực bên trong mô hình, nguồn lực từ chính NCT và gia đình NCT, để trợ giúp NCT trong 112 TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM – SỐ 55 (4) 2017 mô hình, giúp họ cải thiện các vấn đề của bản thân một cách hiệu quả nhất. Nhiệm vụ: Nhân viên CTXH đảm nhiệm vai trò trung gian tìm kiếm nguồn lực bên ngoài cộng đồng, từ phía các cơ quan, đơn vị, tổ chức, đoàn thể... Phát hiện các nguồn lực bên trong từ chính NCT, gia đình NCT và trong mô hình liên thế hệ tự giúp nhau, huy động tổng hợp các nguồn lực này để trợ giúp NCT. Vai trò kết nối các hoạt động trợ giúp người cao tuổi: Chức năng: Kết nối và khai thác, giới thiệu cho NCT đang sinh hoạt trong mô hình liên thế hệ tự giúp nhau những dịch vụ trợ giúp, những chính sách trợ giúp và những tài nguyên sẵn có trong mô hình và trong cộng đồng, kết nối để trợ giúp cho NCT. Nhiệm vụ: Nhân viên CTXH làm cầu nối trung gian để kết nối các nguồn lực, các nguồn tài nguyên, các dịch vụ trợ giúp và các chính sách trợ giúp xã hội; kết nối NCT với các trợ giúp từ bên ngoài cộng đồng và từ phía các cơ quan, đơn vị, tổ chức, đoàn thể để NCT có thể tiếp cận được một cách hiệu quả. Vai trò biện hộ, vận động chính sách trợ giúp người cao tuổi: Chức năng: Giúp bảo vệ quyền lợi cho NCT để NCT được hưởng những dịch vụ, chính sách trợ giúp mà Nhà nước đã quy định, đặc biệt là những NCT bị hạn chế các chức năng xã hội; có những khó khăn, hạn chế về hiểu biết, về điều kiện sức khỏe (sức khỏe yếu, bị khuyết tật...), kể cả trong trường hợp NCT bị từ chối những dịch vụ, chính sách trợ giúp mà họ nằm trong đối tượng được hưởng, thì nhân viên CTXH đều là người đại diện cho NCT để biện hộ. Nhiệm vụ: Nhân viên CTXH đại diện cho quyền và lợi ích của NCT, bảo vệ những quyền lợi mà NCT nằm trong diện được hưởng. Những NCT gặp khó khăn và bị hạn chế về các chức năng xã hội được nhân viên CTXH đại diện để làm việc với các cơ quan, đơn vị, tổ chức, đoàn thể mà NCT thuộc đối tượng được hưởng chính sách ở đấy. Vai trò truyền thông, giáo dục cho người cao tuổi: Chức năng: Cung cấp, trang bị kiến thức - kỹ năng nhằm thay đổi nhận thức, nâng cao năng lực cho NCT, giúp tăng cường hiểu biết, khả năng tự tin ra quyết định và có năng lực để giải quyết những khó khăn của bản thân, để tham gia các hoạt động của mô hình liên thế hệ tự giúp nhau một cách hiệu quả và thuận lợi nhất. Nhiệm vụ: Nhân viên CTXH tổ chức hoạt động truyền thông, tập huấn, giáo dục nhằm trang bị cho NCT những kiến thức - kỹ năng về CSSK, những hiểu biết về chính sách trợ giúp xã hội, những kỹ thuật về sản xuất (trồng trọt, chăn nuôi trong mô hình), cách xây dựng đời sống văn hóa - tinh thần phong phú... Từ đó, NCT có thể mang những kiến thức, kỹ năng, kỹ thuật được trang bị, để vận dụng hiệu quả vào quá trình tham gia các hoạt động của mô hình. Vai trò tham vấn, tư vấn cho người cao tuổi: Chức năng: Tham vấn, tư vấn cho những NCT có khó khăn về tâm lý xã hội (ví dụ như những NCT sống cô đơn, những NCT bị trầm cảm...), giúp NCT ứng phó hiệu quả và vượt qua được những căng thẳng, khủng hoảng và rào cản tâm lý, để có được những suy nghĩ, nhận thức và hành vi tích cực, giúp NCT giảm bớt thiệt thòi và hòa nhập với cuộc sống tốt hơn. Nhiệm vụ: Nhân viên CTXH là người trực tiếp thực hiện các hoạt động tham vấn, tư vấn cho NCT, thông qua những hoạt động giao tiếp, thăm hỏi, động viên... nhằm chia sẻ, đồng cảm với những khó khăn của NCT, cùng với NCT đề ra những biện pháp trợ giúp tích cực giúp NCT hòa nhập cộng đồng tốt hơn, tăng cường sự tham gia của những NCT thuộc nhóm này vào các hoạt động cộng đồng trong mô hình liên thế hệ tự giúp nhau. Vai trò chăm sóc, trợ giúp cho người cao tuổi: KINH TẾ - XÃ HỘI 113 Chức năng: Chăm sóc, trợ giúp những NCT có khó khăn, hạn chế do sức khỏe yếu, bệnh tật nhiều, có những tổn thương tâm lý, bị khuyết tật... Cung cấp dịch vụ chăm sóc, trợ giúp và kết nối những dịch vụ chăm sóc, trợ giúp mà NCT có thể tiếp cận được. Nhiệm vụ: Nhân viên CTXH phối hợp với gia đình NCT thực hiện các hoạt động chăm sóc, trợ giúp NCT tại nhà, những NCT sống cô đơn, hoàn cảnh khó khăn thì cung cấp và kết nối cho họ những dịch vụ chăm sóc, trợ giúp thường xuyên hơn. Từ đó, giúp NCT giảm bớt những thiệt thòi, khó khăn, hòa nhập với cộng đồng; những trường hợp NCT có các khó khăn và hạn chế về sức khỏe, nhân viên CTXH phối hợp với NCT trong mô hình liên thế hệ tự giúp nhau tổ chức các hoạt động thăm hỏi, động viên, quan tâm lẫn nhau, giúp NCT sống hòa nhập và thoải mái hơn. Như vậy, vai trò chuyên nghiệp của nhân viên CTXH trong mô hình liên thế hệ tự giúp nhau bao hàm tổng hợp rất nhiều vai trò như: Vai trò vận động nguồn lực trợ giúp NCT; vai trò kết nối các hoạt động trợ giúp NCT; vai trò biện hộ, vận động chính sách trợ giúp NCT; vai trò truyền thông, giáo dục cho NCT; vai trò tham vấn, tư vấn cho NCT; vai trò chăm sóc, trợ giúp NCT. Việc thực hiện thường xuyên các vai trò này giúp cho hoạt động can thiệp - trợ giúp NCT đạt được hiệu quả cao hơn. Trong định hướng phát triển của mô hình cần có những hoạt động đào tạo, tập huấn nghiệp vụ CTXH thường xuyên cho đội ngũ cán bộ, nhân viên, tình nguyện viên - gọi chung là nhân viên xã hội, nhằm nâng cao kiến thức - kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ và năng lực làm việc của đội ngũ này. 5. Kết luận và khuyến nghị 5.1. Kết luận Trong nghiên cứu này tác giả đi sâu phân tích và làm rõ thực trạng hoạt động của mô hình liên thế hệ tự giúp nhau của NCT, sự tham gia của NCT vào các hoạt động của mô hình như: Hoạt động CSSK, hoạt động hỗ trợ sinh kế tạo việc làm, hoạt động tổ chức giải trí - TDTT và hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức về chính sách cho NCT; phân tích vai trò bán chuyên nghiệp của nhân viên xã hội trong mô hình liên thế hệ tự giúp nhau, trên cơ sở thực trạng thực hiện vai trò bán chuyên nghiệp này của nhân viên xã hội, nghiên cứu đề xuất vai trò chuyên nghiệp của nhân viên CTXH trong mô hình. Từ kết quả nghiên cứu tác giả đưa ra những kết luận sau: Thứ nhất, hoạt động CSSK cho NCT trong mô hình liên thế hệ tự giúp nhau được thực hiện khá hiệu quả, thu hút được tất cả NCT trong mô hình tham gia. Thứ hai, hoạt động hỗ trợ sinh kế tạo việc làm cho NCT trong mô hình liên thế hệ tự giúp nhau là hoạt động thu hút được khá đông NCT tham gia, thu nhập và mức sống của NCT ngày càng được cải thiện. Thứ ba, hoạt động giải trí - TDTT đã thu hút được tất cả NCT trong mô hình liên thế hệ tự giúp nhau tham gia, sau khi tham gia hoạt động giải trí - TDTT do mô hình tổ chức NCT đã có nhiều thay đổi tích cực về tinh thần, sức khỏe và thể chất nói chung. Thứ tư, hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức về chính sách đã đáp ứng nhu cầu về tiếp cận chính sách của NCT trong mô hình, đa phần NCT được trợ giúp pháp lý, được giải quyết những khó khăn và tiếp cận chính sách một cách thuận lợi hơn. Thứ năm, vai trò của cán bộ, nhân viên (nhân viên xã hội) trong mô hình liên thế hệ tự giúp nhau được thực hiện rất có hiệu quả, vai trò này được khẳng định qua 4 hoạt động trợ giúp của mô hình. Trong quá trình trợ giúp NCT trong mô hình, cán bộ và nhân viên mô hình (nhân viên xã hội) đã thực hiện rất tốt vai trò của mình. 5.2. Khuyến nghị Đối với Ban Quản lý mô hình liên thế hệ tự giúp nhau tại huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa): Tăng cường các hoạt động phối hợp giữa cán bộ đang làm việc trong mô hình với cán bộ chính quyền địa phương, để hoạt động can 114 TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM – SỐ 55 (4) 2017 thiệp - trợ giúp NCT đạt hiệu quả cao hơn, bền vững hơn. Thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn nâng cao năng lực về nghiệp vụ chuyên môn về quản lý mô hình, can thiệp - trợ giúp NCT cho đội ngũ cán bộ, nhân viên đang làm việc mô hình liên thế hệ tự giúp nhau. Đẩy mạnh phát triển các hoạt động của mô hình liên thế hệ tự giúp nhau theo chiều sâu, trong đó phối hợp vai trò cộng tác từ nhiều phía như: gia đình, chính quyền địa phương, các tổ chức, ban ngành, đoàn thể, cộng tác viên, tình nguyện viên trong và ngoài mô hình. Trong đó chú trọng vai trò của gia đình và lấy vai trò của gia đình làm trung tâm, bởi việc chăm sóc người cao tuổi là trách nhiệm đặc biệt của gia đình, nhằm tạo nền tảng vững chắc cho hoạt động chăm sóc, hỗ trợ lâu dài. Đa dạng hóa hình thức và hoạt động can thiệp - trợ giúp cho NCT thuộc các nhóm tuổi khác nhau; cần có những chính sách trợ giúp phù hợp đối với từng nhóm NCT, cụ thể: nhóm tuổi từ 60-69 cần chú trọng việc “phát huy là chính”; người cao tuổi thuộc nhóm tuổi từ 70-79 cần tập trung “vừa chăm sóc vừa phát huy”; người cao tuổi thuộc nhóm tuổi từ 80 trở lên lấy việc “chăm sóc là chính”. Nhằm có những hình thức can thiệp - trợ giúp đa dạng, hiệu quả, phù hợp với đặc thù riêng của từng nhóm NCT. Đối với nhân viên công tác xã hội trong mô hình liên thế hệ tự giúp nhau: Thường xuyên tham gia các hoạt động đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực, kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ trong can thiệp - trợ giúp NCT. Đặc biệt là, trong lĩnh vực công tác xã hội. Tăng cường các hoạt động giám sát, các hoạt động thực địa dưới địa bàn để hỗ trợ NCT tốt hơn trong hoạt động sinh kế tạo việc làm, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động sản xuất cho NCT. Cập nhật và ứng dụng các thông tin, kiến thức, kỹ năng, kỹ thuật mới để tập huấn, chia sẻ, can thiệp - trợ giúp cho NCT tốt hơn. Đối với gia đình người cao tuổi: Gia đình NCT cần tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ NCT trong gia đình tiếp cận các chương trình, hoạt động chăm sóc - trợ giúp của mô hình một cách tốt nhất. Phối hợp với cán bộ, nhân viên mô hình vận động NCT tham gia tích cực vào các hoạt động của mô hình liên thế hệ tự giúp nhau. Đối với người cao tuổi: Người cao tuổi cần chủ động tham gia hoạt động do mô hình liên thế hệ tự giúp nhau tổ chức. Trang bị, cập nhật các kiến thức, kỹ năng, kỹ thuật mà cán bộ, nhân viên trong mô hình tuyên truyền, chia sẻ, tập huấn... Nhằm tạo nền tảng, điều kiện tốt cho hoạt động can thiệp - trợ giúp của mô hình diễn ra hiệu quả T i iệu tham khảo Nguyễn Văn Đồng (2014). Câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau - Mô hình chăm sóc, phát huy vai trò người cao tuổi. Tạp chí Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, 132, 69-72. Nguyễn Văn Đồng (2015). Nghề công tác xã hội với người cao tuổi, triển vọng và thách thức. Tạp chí Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, 139, 8-11. Tổ chức Hỗ trợ Người cao tuổi Quốc tế (2013). Chăm sóc người cao tuổi dựa vào cộng đồng. Dự án điều tra cơ bản, Thanh Hóa.
File đính kèm:
- mo_hinh_lien_the_he_tu_giup_nhau_cua_nguoi_cao_tuoi_va_vai_t.pdf