Mối quan hệ giữa vốn tri thức, kế toán quản trị và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp - Một số hàm ý khi áp dụng mô hình này vào các doanh nghiệp tại Việt Nam

Tóm tắt: Để tồn tại trong môi trường cạnh tranh, các tổ chức phải ngừng tìm kiếm lợi thế

cạnh tranh trong các nguồn lực hữu hình của họ và tập trung vào tài sản vô hình của đơn vị

(Edvinsson và Malone, 1997; Sveilby, 1997; Stewart, 1997; Teece, 1998). Vốn tri thức được

xem là một tài sản vô hình (Meritum, 2001) giúp gia tăng lợi thế cạnh tranh cho tổ chức

(CIMA, 2001; Choo và Bontis, 2002; Dumay, 2013). Mức độ đầu tư vào vốn tri thức có mối

quan hệ với hệ thống kế toán quản trị (KTQT), hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp (DN)

(Tayles và cộng sự, 2007; Sousa và Alves, 2012; Kaushalya và Kehelwalathanna, 2017).

Thông qua việc tìm hiểu mối quan hệ giữa vốn tri thức với hệ thống KTQT và hiệu quả kinh

doanh của DN, bài viết đề xuất một số hàm ý về mặt quản trị giúp DN nâng cao hiệu quả kinh

doanh.

pdf 9 trang yennguyen 4240
Bạn đang xem tài liệu "Mối quan hệ giữa vốn tri thức, kế toán quản trị và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp - Một số hàm ý khi áp dụng mô hình này vào các doanh nghiệp tại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Mối quan hệ giữa vốn tri thức, kế toán quản trị và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp - Một số hàm ý khi áp dụng mô hình này vào các doanh nghiệp tại Việt Nam

Mối quan hệ giữa vốn tri thức, kế toán quản trị và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp - Một số hàm ý khi áp dụng mô hình này vào các doanh nghiệp tại Việt Nam
n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam 
 221
MỐI QUAN HỆ GIỮA VỐN TRI THỨC, KẾ TOÁN QUẢN TRỊ VÀ HIỆU QUẢ 
KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP - MỘT SỐ HÀM Ý KHI ÁP DỤNG MÔ HÌNH 
NÀY VÀO CÁC DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM 
# Th.s Phan Thị Thúy Quỳnh - Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh 
Th.s Nguyễn Thị Ngọc Bích - Đại học Đồng Nai 
Tóm tắt: Để tồn tại trong môi trường cạnh tranh, các tổ chức phải ngừng tìm kiếm lợi thế 
cạnh tranh trong các nguồn lực hữu hình của họ và tập trung vào tài sản vô hình của đơn vị 
(Edvinsson và Malone, 1997; Sveilby, 1997; Stewart, 1997; Teece, 1998). Vốn tri thức được 
xem là một tài sản vô hình (Meritum, 2001) giúp gia tăng lợi thế cạnh tranh cho tổ chức 
(CIMA, 2001; Choo và Bontis, 2002; Dumay, 2013). Mức độ đầu tư vào vốn tri thức có mối 
quan hệ với hệ thống kế toán quản trị (KTQT), hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp (DN) 
(Tayles và cộng sự, 2007; Sousa và Alves, 2012; Kaushalya và Kehelwalathanna, 2017). 
Thông qua việc tìm hiểu mối quan hệ giữa vốn tri thức với hệ thống KTQT và hiệu quả kinh 
doanh của DN, bài viết đề xuất một số hàm ý về mặt quản trị giúp DN nâng cao hiệu quả kinh 
doanh. 
Từ khóa: Vốn tri thức, Hệ thống Kế toán quản trị; Hiệu quả kinh doanh. 
Abstract: To survive in competitive environment, organizations had to cease seeking 
competitive advantages in their tangible resources and rather focus on their intangible assets 
(Edvinsson và Malone, 1997; Sveilby, 1997; Stewart, 1997; Teece, 1998). Intellectual capital 
is considered as intangible assets (Meritum, 2001) that helps giving organizations a 
competitive advantage (CIMA, 2001; Choo and Bontis, 2002; Dumay, 2013). The level of 
investment in Intellectual capital is associated with Management Accounting practices, 
Business performance (Tayles et al., 2007; Sousa and Alves, 2012; Kaushalya and 
Kehelwalathanna, 2017). Through examining the relationship between Intellectual capital 
and Management Accounting Systems and Business performance, the paper proposes some 
management implications that help enterprises improving their business performance. 
Keywords: Intellectual capital, Management Accounting Systems, Business performance. 
1. Đặt vấn đề 
Các tổ chức sử dụng Hệ thống KTQT để đưa ra quyết định về việc sử dụng hữu hiệu 
và hiệu quả các nguồn lực (Kaushalya và Kehelwalathanna, 2017). Các phương pháp kế toán 
chi phí dựa trên hoạt động, thẻ điểm cân bằng đã được phát triển nhằm cải thiện hiệu quả kinh 
doanh của tổ chức. Nhưng trong thực tế, hiệu quả kinh doanh của tổ chức đạt được thông qua 
việc áp dụng KTQT theo nhiều cách khác nhau (Kaplan và Nortan, 1996). Điều này chứng 
minh, hiệu quả kinh doanh của DN chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác nhau. Các nhân tố 
được xác định trong các công trình nghiên cứu trước đây, bao gồm: Quản lý tri thức 
(Williamson, 2004); Quản lý môi trường (Klassen và Mclaughlin 1996); Quản trị DN (Bhagat 
và Bolton, 2008) và vốn tri thức (Tayles và cộng sự, 2007). Trong môi trường kinh doanh dựa 
trên tri thức hiện đại, vốn tri thức được đánh giá là có ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của 
n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam 
 222 
DN nhiều hơn các yếu tố khác (Tayles và cộng sự, 2007), vì nó giúp DN đạt hiệu quả cao một 
cách bền vững (Kaushalya và Kehelwalathanna, 2017). 
Vốn tri thức được đề cập như nguồn tài nguyên quý giá, vô hình, được sử dụng trong 
việc tạo ra giá trị cho công ty (Marr và Chatzkel, 2004). Hơn nữa, vốn tri thức mang những đặc 
tính hiếm có, không thể thay thế và không thể quan sát được (Riahi – Belkaoui, 2003) và là tài sản 
chiến lược của tổ chức (Golfetto và Gibbert, 2006). Bên cạnh đó, vốn tri thức còn đóng góp vào 
việc giúp DN đạt được và duy trì lợi thế cạnh tranh (Wu và cộng sự 2006). Với những đặc 
điểm nêu trên, vốn tri thức đủ điều kiện để trở thành một tài sản chiến lược tạo ra lợi thế cạnh 
tranh và hiệu quả kinh doanh vượt trội cho DN. Đồng thời, theo nghiên cứu Tayles và cộng sự 
(2007); Sousa và Alves (2012); Kaushalya và Kehelwalathanna (2017) cho thấy mức độ đầu 
tư vào vốn tri thức có mối quan hệ với hệ thống KTQT, hiệu quả kinh doanh của DN. Do đó, 
việc tìm hiểu mối quan hệ giữa vốn tri thức với hệ thống KTQT và hiệu quả kinh doanh sẽ 
giúp DN đưa ra các phương pháp quản trị nguồn vốn tri thức, hoàn thiện việc tổ chức hệ 
thống KTQT để nâng cao hiệu quả kinh doanh của DN. 
2. Cơ sở lý thuyết 
Vốn tri thức 
Vai trò của vốn tri thức trong các tổ chức đã dần tăng trưởng trong suốt hai thập kỷ 
qua (Campos, 2003; Cuozzo và cộng sự, 2017; Mouritsen và cộng sự, 2001; Silvestri và 
Veltri, 2011) và được xem là chỉ số đo lường sự phát triển kinh tế của một quốc gia (Sveiby, 
1997; Cabrita và Vaz, 2006). Sức mạnh của nền kinh tế thông tin đã nhấn mạnh tầm quan 
trọng của việc khai thác và đo lường vốn tri thức (Cahill và Myers, 2000; Wood, 2003; 
Cabrita và Vaz, 2006). Một số kỹ thuật để đánh giá vốn tri thức (Andriessen, 2004; Pike và 
Ross, 2004; Chan, 2009) như trình bày thông tin này trên hệ thống báo cáo tài chính (BCTC) 
và các quy định kế toán không hoàn toàn đủ để nêu bật giá trị vốn tri thức (Kujansivu, 2005). 
Về bản chất, vốn tri thức thể hiện tất cả kiến thức, thông tin, sở hữu trí tuệ và kinh nghiệm của 
một tổ chức (Stewart, 1997) và đại diện cho một trong những yếu tố quan trọng nhất để quản 
lý và đánh giá các quy trình tổ chức bên trong và bên ngoài (Vidrascu, 2016). Theo Edvinsson 
và Malone (1997); Sveiby (1997); Stewart (1997); Lynn (1998); Bontis (1999), Curado và 
Bontis (2007) cho rằng vốn tri thức bao gồm 3 thành phần, cụ thể: Vốn con người (human 
resources), vốn tổ chức (organizational resources), vốn quan hệ (relational resources). 
ƒ Vốn con người là tất cả những yếu tố liên quan đến nhân sự trong một tổ chức; Cụ 
thể như: Thể chất, tri thức, kỹ năng, kinh nghiệm, uy tín 
ƒ Vốn tổ chức là tất cả những yếu tố mang tính tổ hợp và “vô hình” mà tổ chức sở 
hữu. Nó hiện thân như tri thức tập thể, các quy trình nội bộ, ý chí và văn hóa chung của tổ 
chức, 
ƒ Vốn quan hệ là giá trị của mối quan hệ với khách hàng, mối quan hệ giữa các cổ 
đông trong một công ty/tổ chức. Loại vốn này thể hiện uy tín của công ty/tổ chức và sự tin 
cậy của công chúng đối với công ty/tổ chức ấy. 
Kế toán quản trị 
KTQT là một bộ phận của hệ thống thông tin quản trị trong một tổ chức (Hilton, 1997) 
cung cấp tài liệu (Garrison và cộng sự, 2014), những thông tin định lượng (Smith và cộng sự, 
1988) cho các nhà quản lý là những người bên trong tổ chức kinh tế, có trách nhiệm trong 
việc hoạch định (Smith và cộng sự, 1988), điều hành và kiểm soát mọi hoạt động của tổ chức 
n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam 
 223
(Garrison và cộng sự, 2014). Hệ thống KTQT cung cấp thông tin ở các định dạng khác nhau 
và với các cấp độ tập hợp và tích hợp khác nhau (Bouwens và Abernethy, 2000; Moores and 
Yuen, 2001). Chenhall (2005) nhấn mạnh khả năng tích hợp của Hệ thống KTQT, nêu bật hai 
thành phần chính: (i) Hệ thống KTQT cung cấp thông tin giúp nhà quản lý hiểu được mối 
quan hệ nhân quả giữa cấu trúc hoạt động, chiến lược và mục tiêu, cũng như giữa các thành 
phần khác nhau của chuỗi giá trị, bao gồm khách hàng và nhà cung cấp; (ii) Hệ thống KTQT 
bao gồm một thành phần đo lường liên quan đến việc cung cấp một tập hợp các biện pháp đổi 
mới tài chính, khách hàng, quy trình và tổ chức. Bên cạnh đó, Hệ thống KTQT có mối quan 
hệ tích cực với các thành phần của vốn tri thức (Novas, 2017). 
Hiệu quả kinh doanh của DN 
Chiến lược được định nghĩa là một cách thức phân bổ nguồn lực để một tổ chức duy 
trì hoặc nâng cao hiệu quả kinh doanh của đơn vị (Sofian và cộng sự, 2006). Do đó, việc đo 
lường hiệu quả kinh doanh chính là quá trình định lượng hành động trong quá khứ (Neely, 
1998) và theo dõi việc thực hiện chiến lược thông qua việc đối chiếu kết quả thực sự với các 
mục tiêu chiến lược (Simons, 1990) nên hiệu quả kinh doanh có thể được định nghĩa là mức 
độ đạt được các mục tiêu tổ chức (Wickramasinghe và Alawattage, 2007) vì hiệu quả kinh 
doanh là kết quả của một hoạt động (Porter và Millar, 1985) nên được đánh giá với mục đích 
đánh giá các chiến lược. Atkinson và cộng sự (1995) khẳng định rằng, đo lường hiệu quả kinh 
doanh được xem là chức năng quan trọng nhất trong KTQT. 
Các kỹ thuật tài chính như Return on Assets (ROA) và Return on Capital Employed 
(ROCE) được sử dụng bởi đo lường hiệu quả kinh doanh đã bị chỉ trích vì không xác định 
được giá trị của các tài sản vô hình và đo lường hiệu quả của những khoản đầu tư vào công 
nghệ hiện đại (Bourne và cộng sự, 2000). Dù đã thực hiện các điều chỉnh trong BCTC để 
cung cấp các giá trị ẩn như vốn tri thức và đầu tư dài hạn nhưng vẫn không có sự chắc chắn 
đáng kể các khoản đầu tư dài hạn, tài sản cố định vô hình, vốn hóa, phân bổ chi phí nghiên 
cứu phát triển, chi phí tái cơ cấu và các khoản đầu tư chiến lược khác (Barsky and Bremser, 
1999). 
3. Mô hình mối quan hệ giữa vốn tri thức, KTQT và hiệu quả kinh doanh của DN 
Mối quan hệ giữa vốn tri thức và KTQT 
Toorchi và cộng sự (2015) đã xây dựng Mô hình đề nghị về mối quan hệ giữa vốn tri 
thức và hệ thống KTQT (Hình 1) trong đó tập trung nghiên cứu mối quan hệ giữa giữa vốn tri 
thức và đo lường hiệu quả kinh doanh và mối quan hệ giữa vốn tri thức và kiểm soát ngân 
sách. 
• Mối quan hệ giữa vốn tri thức và đo lường hiệu quả kinh doanh 
Các hệ thống đo lường hiệu quả kinh doanh thông thường có xu hướng hướng đến các 
chỉ số tài chính như Lợi nhuận trên tài sản và Lợi nhuận trên vốn sử dụng (Usoff và cộng sự, 
2002). Như Eccles (1991) đã chỉ ra, các biện pháp này không thích hợp để đo lường hiệu quả 
đầu tư vào các công nghệ tiên tiến và thị trường mới. Theo Bontis và cộng sự (1998), những 
người ủng hộ EVA tin rằng phương pháp này có thể được xem là một công cụ hiệu quả để đo 
lường hiệu quả của việc sử dụng vốn tri thức. Bên cạnh đó, các cơ chế đo lường hiệu quả khác 
nhau đã được đề xuất vào đầu những năm 1990 (Bourne và cộng sự, 2000). Các phương pháp 
này chú trọng nhiều vào nguồn lực vô hình (Amir và Lev, 1996), quy trình khách hàng, các 
quy trình nội bộ và học tập (Simons, 1990). Do phần lớn các cải tiến đo lường hiệu quả đã 
n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam 
 224 
phát triển với mục đích đánh giá vốn tri thức nên điều này có thể hỗ trợ cho giả định rằng các 
công ty có mức vốn tri thức tương đối cao sẽ có nhiều khả năng sử dụng các biện pháp phi tài 
chính và hệ thống đo lường phức tạp để xác định các giá trị vô hình khi đo lường giá trị tài 
sản vô hình. 
• Mối quan hệ giữa vốn tri thức và kiểm soát ngân sách 
Ba phong cách quản lý chính được Hopwood (1973) liên quan đến đánh giá hiệu quả 
về ngân sách: (1) Theo phong cách ràng buộc về ngân sách, khả năng đáp ứng ngân sách đối 
với các mục tiêu ngắn hạn của các nhà quản lý được xem là yếu tố quyết định để đánh giá 
hiệu quả. (2) Theo phong cách chú trọng lợi nhuận, khả năng của người quản lý để nâng cao 
hiệu quả tổng thể của đơn vị (liên quan đến các mục tiêu dài hạn của các công ty) được coi là 
tiêu chuẩn đánh giá. (3) Theo phong cách không dựa trên kế toán, phong cách này có xu 
hướng hướng đến thông tin phi kế toán và việc lập ngân sách có ảnh hưởng không rõ ràng đến 
đánh giá hiệu quả của người quản lý. Theo Fanning (2000), phong cách phi kế toán phù hợp 
hơn đối với các tổ chức tập trung tri thức nhằm mở rộng thông tin trong nội bộ. Một số khuôn 
mẫu về lập ngân sách như lập dự toán từ đầu, ngân sách dựa trên hoạt động và dự báo thường 
xuyên được phát triển để khắc phục các hạn chế của phương pháp ngân sách truyền thống 
(Fanning, 2000). Do đó, có thể kết luận rằng, các công ty có vốn tri thức thấp có xu hướng 
nhấn mạnh đến việc lập ngân sách theo kiểu truyền thống và kiểu hạn chế ngân sách và các tổ 
chức có vốn tri thức cao sẽ ít chú trọng đến việc lập ngân sách theo các phương pháp thông 
thường mà sẽ có xu hướng lập ngân sách cho từng mục tiêu riêng biệt. 
Hình 1. Mô hình đề nghị về mối quan hệ giữa vốn tri thức và hệ thống KTQT 
 (Nguồn: Toorchi và cộng sự, 2015) 
Mối quan hệ giữa vốn tri thức với KTQT và hiệu quả hoạt động của DN 
Trong nghiên cứu về mối quan hệ giữa vốn tri thức với KTQT và hiệu quả kinh doanh 
của DN (Hình 2), Tayles (2007) đã tìm thấy mối quan hệ giữa vốn tri thức với KTQT và hiệu 
quả kinh doanh của DN. Các công ty có mức vốn tri thức cao hơn có nhiều khả năng sử dụng 
thông tin này trong việc ra quyết định và đo lường hiệu quả kinh doanh cùa DN. Bên cạnh đó, 
các công ty này có xu hướng lập ngân sách trên cơ sở nắm bắt các chi phí và lợi ích vô hình 
khi đầu tư vào tài sản cố định vô hình. Điều này cũng cố cho các nghiên cứu trước khi kết 
luận rằng, các công ty có vốn tri thức cao không chú trọng đến việc lập ngân sách cho các 
mục tiêu ngắn hạn. Những phát hiện của các tác giả cho thấy rằng các công ty quản lý tốt vốn 
tri thức của họ sẽ phản ứng tốt hơn với sự thay đổi của nền kinh tế và thị trường, nhất là 
n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam 
 225
những thay đổi không dự đoán trước được. Đồng thời, các tác giả cũng tìm thấy sự kết hợp 
tích cực cho các thành phần của vốn tri thức với khả năng cạnh tranh, tỷ lệ thành công của sản 
phẩm mới và hiệu quả kinh doanh của DN. Bên cạnh đó, trong nghiên cứu này, những đáp 
viên ở các công ty vốn tri thức cao cho rằng hiệu quả kinh doanh của đơn vị sẽ tăng lên đáng 
kể hơn so với những công ty không có vốn tri thức cao. Điều này hỗ trợ thêm cho kết quả 
nghiên cứu của các công trình trước đây của Nonaka và Takeuchi (1995), Bontis (1998), 
Teese (2000); Brocheler và cộng sự (2004). 
Hình 2. Mô hình mối quan hệ giữa vốn tri thức, hệ thống KTQT 
và hiệu quả kinh doanh của DN 
 (Nguồn: Tayles và cộng sự, 2007) 
Bên cạnh đó, nghiên cứu của Sousa và Alves (2012) đã đóng góp vào sự hiểu biết mối 
quan hệ giữa hệ thống KTQT, vốn tri thức và hiệu quả kinh doanh của DN theo nhiều cách: 
(i) Nghiên cứu cung cấp một cái nhìn tích hợp về mối quan hệ giữa Hệ thống KTQT, vốn tri 
thức và hiệu quả kinh doanh. Trên thực tế, mặc dù không có ý nghĩa thống kê về mối quan hệ 
trực tiếp tích cực giữa Hệ thống KTQT và vốn quan hệ nhưng vẫn có bằng chứng rõ ràng về 
khả năng của Hệ thống KTQT hỗ trợ phát triển các khía cạnh khác nhau của vốn tri thức; (ii) 
Nhấn mạnh vai trò của Hệ thống KTQT không những là mạng lưới thông tin thực hiện việc 
thu thập, xử lý và truyền đạt thông tin có ảnh hưởng đến sự phát triển vốn tri thức của tổ chức, 
mà còn là mạng lưới các mối quan hệ nhằm hỗ trợ cho việc sáng tạo và tích hợp kiến thức; 
(iii) Mối quan hệ nhân quả giữa các hệ thống KTQT và các yếu của tố vốn trí tuệ cho thấy 
cách thức hệ thống KTQT phục vụ cho các yếu tố này; (iv) Nghiên cứu cũng cho thấy rằng, 
hệ thống KTQT có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của đơn vị. 
Nghiên cứu của Kaushalya và Kehelwalathanna (2017) đã tìm thấy mối quan hệ tích 
cực giữa vốn tri thức và hiệu quả kinh doanh của DN; Mối quan hệ tích cực giữa hệ thống 
KTQT và hiệu quả kinh doanh của DN. Hơn nữa, nghiên cứu cho thấy rằng hệ thống KTQT 
trung hòa mối quan hệ giữa vốn tri thức và h ...  quản lý cần có các giải pháp quản 
trị vốn tri thức và tăng cường áp dụng KTQT vào đơn vị một cách hiệu quả. 
Vốn tri thức 
Quản trị vốn tri thức 
DN cần nỗ lực xây dựng một nền văn hóa đủ linh hoạt để sẵn sàng cho những thay đổi 
trong hành vi quản lý và phát triển vốn tri thức. Đồng thời cần có sự thay đổi trong phong 
cách lãnh đạo thông qua việc xây dựng mô hình lãnh đạo và khuôn khổ thống nhất, để phát 
triển năng lực lãnh đạo trong đơn vị. 
Triển khai Ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT): Một môi trường học tập, trau dồi 
kiến thức có sự hỗ trợ của CNTT sẽ giúp DN nâng cao khả năng tiếp thu kiến thức mới, tăng 
khả năng tiếp cận thông tin và nâng cao kỹ năng của nhân viên. 
Vốn nhân lực đóng vai trò to lớn trong thành công của bất kỳ tổ chức nào. Do đó, các 
DN nên thay thế hình thức thuê ngoài bằng hình thức thiết lập một đội ngũ chuyên trách tại 
đơn vị. DN cần xây dựng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ để khuyến khích việc học tập, trau dồi 
kiến thức của nhân viên trong đơn vị. Bên cạnh đó, DN cần chú trọng đến vai trò của các 
chuyên gia. Vì đây là lực lượng giúp DN huấn luyện, đào tạo đội ngũ nhân viên trong đơn vị 
và đưa ra những ý kiến giúp đơn vị đạt được hiệu quả cao trong kinh doanh. 
Quản trị rủi ro vốn tri thức 
Mặc dù các công ty đã quen thuộc với việc quản lý rủi ro tài chính và rủi ro thiên tai, 
việc quản lý rủi ro vốn tri thức thường kém phát triển (Marr, 2008). Do đó, để nâng cao hiệu 
quả kinh doanh của DN, nhà quản lý cần quản lý mọi rủi ro tiềm ẩn liên quan đến vốn trí tuệ. 
Rủi ro về vốn con người: Rủi ro chính thường xuyên bị bỏ qua trong các tổ chức là rủi 
ro liên quan đến nhân viên của họ và với kiến thức họ sở hữu. Các tổ chức thường không biết 
rằng, một số cá nhân có kiến thức và chuyên môn cao có thể chuyển công tác sang một công 
ty khác vào bất cứ thời gian nào. Một rủi ro liên quan khác là tri thức là một nguồn lực quan 
trọng nhưng cũng rất dễ bị tác động và có xu hướng cạn kiệt theo thời gian nếu nó không 
được khai thác và sử dụng một cách hợp lý. 
Rủi ro về vốn cấu trúc: Rủi ro đối với vốn cấu trúc bao gồm các mối đe dọa đối với 
các quy trình và thói quen tổ chức, và các mối đe dọa gây ra bởi mất cắp thông tin hay phần 
mềm cơ sở dữ liệu bị truy cập một cách bất hợp pháp. 
Rủi ro vốn quan hệ: Đây là thành phần quan trọng đối với tất cả các tổ chức trong cả 
khu vực tư nhân và khu vực công vì đây là nguồn lực mà tổ chức có xu hướng trao đổi thông 
qua mua bán, cung cấp. 
Báo cáo vốn tri thức 
Bước cuối cùng là sau đó báo cáo vốn tri thức. Tiết lộ giá trị của vốn tri thức được 
thực hiện để cung cấp thông tin về vốn tri thức của một tổ chức cho các bên liên quan của 
mình. Tuy nhiên, các bên liên quan khác nhau có nhu cầu thông tin khác nhau. Để đưa ra 
n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam 
 227
quyết định đầu tư sáng suốt hơn, cổ đông và nhà đầu tư muốn biết thêm về vốn tri thức mà 
một tổ chức sở hữu. Nếu các nhà đầu tư không hiểu đầy đủ về tổ chức, việc định giá của họ ít 
chắc chắn hơn và bất kỳ sự không chắc chắn nào cũng sẽ làm tăng chi phí vốn. Các thông tin 
chi tiết về vốn tri thức của một công ty sẽ giúp các nhà phân tích có thể định giá đúng về giá 
trị của công ty. Ngoài ra, nếu vốn tri thức không được trình bày đầy đủ trong báo cáo sẽ khiến 
các nhà đầu tư và các ngân hàng đặt mức độ rủi ro cao hơn đối với các tổ chức. Điều này sau 
đó làm tăng chi phí vốn. 
Kế toán quản trị 
Hoàn thiện tổ chức KTQT trong DN cần phải có tính kế thừa và tiếp thu kinh nghiệm: 
Khung pháp lý về kế toán của Việt Nam đang được xây dựng và hoàn thiện, từng bước tiến 
gần đến các thông lệ quốc tế. Nội dung công tác KTQT trong DN cũng đang trong quá trình 
hội nhập, hoàn thiện. Do vậy, cần tiếp thu những kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới, 
của các DN trong nước và quốc tế để thiết lập hệ thống KTQT tại đơn vị đạt hiệu quả. 
Tổ chức hệ thống KTQT cần hướng đến việc hỗ trợ phát triển các khía cạnh khác 
nhau của vốn tri thức: DN cần hướng đến việc thiết lập hệ thống KTQT như một mạng lưới 
thông tin thực hiện việc thu thập, xử lý và truyền đạt thông tin có ảnh hưởng đến sự phát triển 
vốn tri thức của tổ chức, mà còn là mạng lưới các mối quan hệ nhằm hỗ trợ thiết lập các điều 
kiện cho việc sáng tạo và tích hợp kiến thức. 
Hoàn thiện tổ chức KTQT phải phù hợp với đặc điểm của DN: Các đặc điểm về môi 
trường kinh doanh, loại hình DN, tổ chức sản xuất, tổ chức quản lí, cơ chế quản lí điều hành, 
trình độ và nhận thức của nhân sự làm công tác KTQT, luôn là những nhân tố ảnh hưởng 
đến qui mô, nội dung tổ chức KTQT chi phí trong DN. Giữa các DN dù cùng loại hình, lĩnh 
vực hoạt động nhưng cũng vẫn có nhiều điểm khác biệt, do đó không thể có nội dung “chuẩn” 
để áp dụng chung cho tất cả các DN này, mặt khác KTQT là phục vụ cho nhà quản trị trong 
việc quản trị DN trong từng thời kỳ, từng trường hợp cụ thể nên không thể xây dựng áp đặt 
mô hình tổ chức KTQT cho các DN một cách cứng nhắc, nguyên tắc như kế toán tài chính 
(KTTC). 
Hoàn thiện tổ chức công tác KTQT trong DN phải đảm bảo hiệu quả kinh tế: DN khi 
tiến hành hoàn thiện công tác này sẽ cân đối giữa chi phí bỏ ra với lợi ích mang lại trong quá 
trình vận dụng các giải pháp hoàn thiện tổ chức công tác KTQT. 
Tổ chức công tác KTQT trong mối quan hệ hài hòa với KTTC: KTQT và KTTC là hai 
bộ phận hợp thành hệ thống kế toán hoàn chỉnh của DN, do đó, tổ chức KTQT được thực hiện 
trên cơ sở sự kết hợp với KTTC đã vận hành tương đối hoàn chỉnh để đảm bảo tính linh hoạt, 
không trùng lặp. 
Tổ chức KTTQ có tính “mở”: Tổ chức KTQT cần có tính “mở” để dễ dàng phối hợp 
với các chức năng khác, linh hoạt thay đổi, cũng đảm bảo vận dụng các công cụ, thành tựu 
khoa học công nghệ và quản lý vào hoạt động thu nhận, sản xuất và cung cấp thông tin chi 
phí.‡ 
-------------------------------- 
Tài liệu tham khảo 
1. Ahmed Riahi – Belkaoui 2003. Intellectual capital and firm performance of US multinational firms: A study of the resource – based and 
stakeholder views. Journal of Intellectual Capital, 4(2), 215 - 226 
2. Amir, E. and Lev, B. (1996). Value relevance of non-financial information: the wireless communications industry. Journal of 
Accounting and Economics, 22(1-3), 3-30. 
n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam 
 228 
3. Andriessen, D. (2004). IC Valuation and Measurement Classifying the state of the art. Journal of Intellectual Capital, 5(2), 230 – 42. 
4. Atkinson, A. A., Banker, R.D., Kaplan, R.S. and Young, S.M. (1995). Management Accounting. Englewood Cliffs, Prentice Hall. 
5. Barsky, N. P. and Bremser, W.G. (1999). Performance measurement, budgeting and strategic implementation in the multinational 
enterprise. Managerial Finance, 25(2), 3-17. 
6. Bhagat, S., & Bolton, B. (2008).Corporate governance and Firm Performance. Journal of corporate finance, 14(3), 257-273. 
7. Bontis, N., (1998). Intellectual capital: an exploratory study that develops measures and models. Management Decision, 36(2), 63-76. 
8. Bontis, N., Dragonetti, N.C., Jacobsen, K. and Roos, G. (1999). The knowledge toolbox: a review of the tools available to measure and 
manage intangible resources. European Management Journal, 17(4), 391-402. 
9. Bourne, M. and Bourne, P. (2000). Understanding the Balanced Scorecard in a Week. London, Hodder & Stoughton. 
10. Bouwens, J.; Abernethy, M.A. (2000). The consequences of customization on management accounting systems design. Accounting, 
Organizations and Society, 25(3), 221-259. 
11. Cabrita, M., Vaz, I. (2006). Intellectual capital and value creation: evidence from the Portuguese banking industry. Journal of 
knowledge management, 4(1), 11-20. 
12. Cahill, D. and Myers, P.J. (2000). Intellectual capital and accounting concepts: unresolved issues from human resources accounting. 
paper presented at Annual Conference of the British Accounting Association, Manchester. 
13. Campos, E.B. (Ed.) (2003), Gestión del Conocimiento en Universidades y Organismos Públicos de Investigación, Dirección General de 
Investigación, Consejería de Educación, Madrid. 
14. Chan, K. H. (2009a). Impact of intellectual capital on organisational performance. An empirical study of companies in the Hang Seng 
Index (Part1). The Learning Organisation, 16(1), 4-21. 
15. Chenhall, R.H. (2005). Integrative strategic performance measurement systems, strategic alignment of manufacturing, learning and 
strategic outcomes: an exploratory study. Accounting, Organizations and Society, 30(5), 395-422. 
16. Choo, C. W., & Bontis, N. (2002). Knowledge, intellectual capital, and strategy. The strategic management of intellectual capital and 
organizational knowledge, 185-204. 
17. CIMA (2001). Managing the intellectual capital within today’s knowledge-based organisations. Technical Briefing, CIMA, London. 
18. Cuozzo, B., Dumay, J., Palmaccio, M. and Lombardi, R. (2017). Intellectual capital disclosure: a structured literature review”, 
Journal of Intellectual Capital. 18(1), 9-28. 
19. Curado, C. & Bontis, N. 2007. Managing intellectual capital: the MIC matrix. Int. J. Knowledge and Learning. International Journal 
of Knowledge and Learning, 3(2/3), 316-328. 
20. Dumay, J., & Roslender, R. (2013). Utilising narrative to improve the relevance of intellectual capital. Journal of Accounting & 
Organizational Change, 9(3), 248-279. 
21. Eccles, R.G. (1991). The performance measurement manifesto. Harvard Business Review, 69(3), 131-137. 
22. Edvinsson, L. and Malone, M.S. (1997). Intellectual Capital: Realizing your Company’s True Value by Finding Its Hidden Brainpower, 
Harper Business, New York. 
23. Fanning, J. (2000), 21st Century Budgeting, The Institute of Chartered Accountants in England and Wales, London. 
24. G.A.T. Kaushalya & Sampath Kehelwalathanna (2017). Mediating effect of Management Accounting practices on the relationship 
between Intellectual Capital and firm performance. South East Asia Journal of Contemporary Business, Economics and Law, 14(1), 1-11. 
25. Golfetto, F., & Gibbert, M. (2006). Marketing competencies and the sources of customer value in business markets. Industrial 
Marketing Management, 35(8), 904-912. 
26. Hopwood, A.G. (1973), An Accounting System and Managerial Behaviour, Saxon House, Lexington, MA. 
27. Jack L. Smith, Robert M. Keith, William L. Stephens (1988). Managerial accounting. Singapore : McGraw-Hill 
28. Jorge Casas Novas and António Sousa & Maria do Céu Alves (2012). About the relations between Management Accounting Systems, 
Intellectual Capital and Performance. Advanced Research in Scientific Areas, 7, 589-596. 
29. Jorge Casas Novas Maria do Céu Gaspar Alves António Sousa (2017). The role of management accounting systems in the development 
of intellectual capital. Journal of Intellectual Capital, 18(2), 1-22. 
30. Kaplan, R.S. and Norton, D.P. (1996), The Balanced Scorecard – Translating Strategy into Action, Harvard Business School Press, 
Boston, MA. 
31. Kujansivu P (2005). Intellectual capital performance in Finnish companies, paper presented at 3rd Conference on Performance 
Measurement and Management Control, Nice, 1-14. 
32. Lynn, B. (1998). Intellectual Capital. CMA Magazine (February), 10-15. 
33. Mahmood Toorchi, Kaveh Asiaei & Mansour Dehghan (2015). Intellectual Capital and Management Accounting Practices: Evidence 
from Iran. Economics and Finance, 3, 775 – 788. 
34. Marr, B., Schiuma, G. and Neely, A. (2004). The dynamics of value creation: mapping your intellectual performance drivers”, Journal 
of Intellectual Capital, 5(2), 312-25. 
35. Meritum (2001), Guidelines for Managing and Reporting on Intangibles (Intellectual Capital). Final Report of the MERITUM Project. 
36. Mike Tayles, Richard H. Pike & Saudah Sofian (2007). Intellectual capital, management accounting practices and corporate 
performance. Accounting, Auditing & Accountability Journal, 20(4), 522 – 548. 
37. Moores, K. and S. Yuen. 2001. Management accounting systems and organizational configuration: A life-cycle perspective. 
Accounting, Organizations and Society, 26(4-5), 351-389. 
38. Mouritsen, J., Johansen, M.R., Larsen, H.T. and Bukh, P.N. (2001). Reading an intellectual capital statement: describing and 
prescribing knowledge management strategies. Journal of Intellectual Capital, 2(4), 359-383. 
39. Neely, A. (1998). Measuring Business Performance. London, Economist Book. 
40. Pike, S. and Roos, G. (2004), Mathematics and Mordern Business Management, Paper presented at the 25th McMaster World 
Congress Managing Intellectual Capital, Hamilton Ontario. 
41. Porter, M.E. and Millar, V.E. (1985). How information gives you competitive advantage. Harvard Busines Review, 5, 149-160. 
42. Ray H. Garrison , Peter C. Brewer and Eric W. Noreen, 2014. Managerial Accounting. Europe: McGraw-Hill. 
n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam 
 229
43. Ronald W. Hilton (1997). Managerial accounting. McGraw-Hill 
44. Saudah Sofian, Mike Tayles and Richard Pike, 2006. The implications of intellectual capital on performance measurement and 
corporate performance. Jurnal kemanusiaan, 4(2), 13-24. 
45. Silvestri, A. and Veltri, S. (2011). The intellectual capital report within universities: comparing experiences. Economic Science Series, 
20(2), 618-624. 
46. Simons, R. (1990). The role of management control systems in creating competitive advantage: new perspectives. Accounting, 
Organizations and Society, 15(1-2), 127- 143. 
47. Stewart, T. (1997). Intellectual Capital: The New Wealth of Organizations, Doubleday/Currency, New York, NY. 
48. Sveiby, K. (1997). The New Organizational Wealth: Managing and Measuring Knowledge Based Assets. San Francisco: Berrett 
Koehler. 
49. Teece D.J. (1998). Capturing value from knowledge assets, the new economy markets for know-how and intangibles assets. California 
Management Review, 40(3), 55-79 
50. Teece, D. (1998). Capturing value from knowledge assets: The new economy, markets for know-how, and intangible assets. California 
Management Review, 40(3), 55-79. 
51. Usoff, C. A., Thibodeau, J. C., & Burnaby, P. (2002). The importance of intellectual capital and its effect on performance measurement 
systems. Managerial Auditing Journal, 17(1/2), 9-15. 
52. Vidrascu, P.A. (2016). Intellectual capital, an intangible item not reflected in the financial statements of the organizational structure. 
Internal Auditing and Risk Management, 42(1), 169-177. 
53. Wickramasinghe, D. and Alawattage, C. (2007) Management Accounting Change: Approaches and Perspectives. Routledge: London, 
UK. 
54. Williamson, D. (2004). A call for management accounting control research into risk management. MARG Conference, Aston Business 
School, Aston, 10(1), 9-10. 
55. Wood, J. (2003). Australia: An Underperforming Knowledge Nation? Journal of Intellectual Capital, 4(2), 144-164. 
56. Wu, W. Y., Chang, M. L., & Chen, C. W. (2008). Promoting innovation through the accumulation of intellectual capital, social capital, 
and entrepreneurial orientation. R&D Management, 38(3), 265-277. 
-------------------------------- 

File đính kèm:

  • pdfmoi_quan_he_giua_von_tri_thuc_ke_toan_quan_tri_va_hieu_qua_k.pdf