Nghiên cứu tác động của cạnh tranh đến sự ổn định của các ngân hàng thương mại Việt Nam

Tóm tắt

Nghiên cứu tác động của cạnh tranh đến sự ổn định ngân hàng bằng phương pháp hồi quy dữ liệu

bảng được thực hiện trên bộ dữ liệu 25 ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam giai đoạn 2006

– 2016. Kết quả cho thấy cạnh tranh có mối tương quan dương với sự ổn định ngân hàng. Ngoài

ra, nghiên cứu cũng tìm thấy các yếu tố: dư nợ tín dụng, vốn huy động, quy mô ngân hàng, tốc độ

tăng trưởng kinh kế và lạm phát cũng ảnh hưởng đến sự ổn định của hệ thống NHTM Việt Nam.

Thông qua đó, nghiên cứu gợi ý chính sách cho các nhà hoạch định chính sách và quản trị ngân

hàng nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh để giúp cho hoạt động kinh doanh của các NHTM

ngày càng ổn định hơn trong thời gian tới.

pdf 11 trang yennguyen 7240
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu tác động của cạnh tranh đến sự ổn định của các ngân hàng thương mại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu tác động của cạnh tranh đến sự ổn định của các ngân hàng thương mại Việt Nam

Nghiên cứu tác động của cạnh tranh đến sự ổn định của các ngân hàng thương mại Việt Nam
Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 44, 04/2018 
1 
 NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA CẠNH TRANH 
ĐẾN SỰ ỔN ĐỊNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 
VIỆT NAM 
THE IMPACT OF COMPETITION ON STABILITY OF 
COMMERCIAL BANKS IN VIETNAM 
Trầm Thị Xuân Hương1, Nguyễn Từ Nhu2 
Ngày nhận: 12/3/2018 Ngày nhận bản sửa: 28/3/2018 Ngày đăng: 5/4/2018 
Tóm tắt 
Nghiên cứu tác động của cạnh tranh đến sự ổn định ngân hàng bằng phương pháp hồi quy dữ liệu 
bảng được thực hiện trên bộ dữ liệu 25 ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam giai đoạn 2006 
– 2016. Kết quả cho thấy cạnh tranh có mối tương quan dương với sự ổn định ngân hàng. Ngoài 
ra, nghiên cứu cũng tìm thấy các yếu tố: dư nợ tín dụng, vốn huy động, quy mô ngân hàng, tốc độ 
tăng trưởng kinh kế và lạm phát cũng ảnh hưởng đến sự ổn định của hệ thống NHTM Việt Nam. 
Thông qua đó, nghiên cứu gợi ý chính sách cho các nhà hoạch định chính sách và quản trị ngân 
hàng nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh để giúp cho hoạt động kinh doanh của các NHTM 
ngày càng ổn định hơn trong thời gian tới. 
Từ khóa: Cạnh tranh, hiệu quả kinh doanh, ổn định ngân hàng. 
Abstract 
This paper investagates impact of competition on bank stability through regression method with 
data of 25 commercial banks in Vietnam covering the period from 2006 to 2016. Its results show 
that there is a positive relationship betwwen them. In addition, the paper finds that factors affect 
the stability of banks such as credit balance, deposits, bank size, economic growth rate and 
inflation. At the end of our analysis, we provides useful suggestions for managers and 
policymakers to strengthen banks’ competitiveness helped to improve the stability of the 
Vietnamese commercial banking system in the next time. 
Keyword: Competition, effective performance, bank stability. 
1. Giới thiệu 
Đứng trước thách thức hội nhập, hầu hết các 
quốc gia trên thế giới đều thừa nhận cạnh tranh 
là môi trường tạo động lực thúc đẩy kinh tế phát 
triển. Kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ rất nhạy 
cảm, chịu tác động bởi các yếu tố về kinh tế, 
chính trị, xã hội, tâm lý, Các NHTM sử dụng 
1 Trường Đại Học Kinh Tế.TP.HCM, email: txhuong@ueh.edu.vn 
2 Trường Đại Học Kinh Tế.TP.HCM, email: nhunt@ueh.edu.vn 
cạnh tranh như là chiến lược để mở rộng thị 
trường, thu hút khách hàng, gia tăng thị phần, 
nâng cao chất lượng sản phẩm giúp cho hệ 
thống ngày càng ổn định và phát triển hơn. 
Tùy theo thế mạnh và nguồn lực hiện có, 
ngân hàng có thể lựa chọn nhiều chiến lược 
cạnh tranh về số lượng, chất lượng sản phẩm, 
Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 44, 04/2018 
2 
lãi suất, công nghệ, Tuy nhiên, thực tiễn từ 
trước đến nay tồn tại các tranh luận trái chiều 
về tác động của cạnh tranh đến sự ổn định tài 
chính trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, 
như vậy liệu cạnh tranh ngân hàng có dẫn đến 
mối đe dọa cho sự ổn định ngân hàng hay 
không? 
Riêng ở Việt Nam, trong thời gian gần đây, 
môi trường và thể chế hoạt động của hệ thống 
ngân hàng có những chuyển biến đáng ghi nhận 
về quản trị nội bộ, bộ máy tổ chức, ứng dụng 
công nghệ và sự phát triển của các dịch vụ ngân 
hàng hiện đại. Tuy nhiên, không nằm ngoài quy 
luật chung, những sai lệch và bất ổn trong chiến 
lược cạnh tranh có thể gây ra nhiều tổn thất 
không nhỏ cho hệ thống ngân hàng trên mọi 
mặt. Các ngân hàng Việt Nam không chỉ cạnh 
tranh với các NHTM trong nước mà còn cạnh 
tranh với các NHTM nước ngoài do các cam kết 
hội nhập kinh tế. Sự xuất hiện của các ngân 
hàng 100% vốn nước ngoài, loại bỏ dần các hạn 
chế đối với hoạt động của chi nhánh ngân hàng, 
nên mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày 
càng trở nên gay gắt. 
Xuất phát từ ảnh hưởng của cạnh tranh đến 
ổn định ngân hàng cho thấy nghiên cứu này là 
hoàn toàn thiết thực, đưa ra các gợi ý về chính 
sách để phát triển toàn diện và ổn định hệ thống 
trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập quốc tế. 
2. Tổng quan lý thuyết và các nghiên cứu 
thực nghiệm: 
Sự ổn định ngân hàng được xem xét trên khía 
cạnh sự ổn định tài chính trong hoạt động ngân 
hàng. Theo đó, ngân hàng là một doanh nghiệp 
đặc biệt, nên trong quá trình nghiên cứu sẽ có 
những sự khác biệt. Nghiên cứu về các yếu tố 
ảnh hưởng sự ổn định của hệ thống ngân hàng 
của hai tác giả Nadya Jahn và Thomas Kick 
(2011) có nêu khái niệm về ổn định tài chính 
ngân hàng như sau: “Sự ổn định tài chính của 
hệ thống ngân hàng là trạng thái ổn định mà 
trong đó hệ thống ngân hàng thực hiện các chức 
năng của mình một cách có hiệu quả bao gồm 
phân phối nguồn lực, phân tán rủi ro và phân 
phối thu nhập”. Theo Pierre Monnin và Terhi 
Jokipiia không có trong danh mục TLTK 
(2010) khi nghiên cứu về tác động của ổn định 
ngân hàng đến nền kinh tế của 18 nước trong 
OECD đã đưa ra định nghĩa về ổn định ngân 
hàng như sau: Sự bất ổn tài chính là xác suất 
của ngành ngân hàng trở nên không có khả năng 
trả được nợ trong quý tiếp theo. Do đó, xác suất 
này càng thấp tương ứng với sự ổn định càng 
tăng và ngược lại. Cụ thể, nếu giá trị thị trường 
của tài sản ngân hàng nhỏ hơn tổng nợ phải trả, 
tức là ngân hàng suy giảm hay thậm chí không 
có khả năng trả nợ, tức là ngân hàng đang bất 
ổn. 
Như vậy, ổn định ngân hàng là việc ngân 
hàng duy trì hoạt động có hiệu quả, có khả 
năng ứng phó tốt đối với những tác động bên 
trong và bên ngoài, trong hiện tại và cả tương 
lai, đặc biệt là các cú sốc của nền kinh tế mà 
vẫn duy trì được khả năng thanh toán cho các 
khoản nợ đến hạn, duy trì hoạt động một cách 
bình thường. 
Ổn định tài chính của hệ thống ngân hàng 
được xác định từ các phương pháp đo lường sự 
ổn định của hệ thống tài chính của các doanh 
nghiệp ra đời vào những năm 1930. Ban đầu, 
các nghiên cứu ban đầu tập trung theo phương 
pháp phân tích tỷ lệ (ratio analysis), sau đó là 
phương pháp phân tích đơn biến, cuối cùng là 
đến năm 1968, phương pháp phân tích kết hợp 
các chỉ số được nhà kinh tế học Edward I. 
Altman đưa ra để dự báo xác suất phá sản của 
doanh nghiệp, dẫn đến sự bất ổn trong hoạt 
động kinh doanh. Kế thừa chỉ số Z-Score của 
Edward I. Altman, hàng loạt các nghiên cứu 
thực nghiệm được mở rộng và chuyên sâu hơn, 
Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 44, 04/2018 
3 
trong đó có lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng. 
Ngoài ra, khi ứng dụng mô hình chỉ số Z-Score 
cho các nghiên cứu trong tình hình kinh tế ở các 
nước khác nhau, nhiều tác giả nhận thấy việc 
đưa thêm các chỉ số khác như ROA, ROE 
(Ariss, 2010; Uhde và Heimeshoff, 2009) sẽ 
góp phần giúp cho việc đánh giá sự ổn định 
ngân hàng được toàn diện hơn thông qua xem 
xét khả năng sinh lợi trong hoạt động kinh 
doanh ngân hàng. 
Khi nghiên cứu về tác động của cạnh tranh 
đến sự ổn định ngân hàng, có hai quan điểm 
chính đã được phát triển về vấn đề này, quan 
điểm thứ nhất: cho thấy rằng sự cạnh tranh 
trong ngành ngân hàng dẫn đến mất ổn định, 
trong khi quan điểm thứ hai cho rằng có mối 
quan hệ tích cực tồn tại giữa cạnh tranh và ổn 
định của các NHTM. 
 Quan điểm thứ nhất: Cạnh tranh - dễ tổn 
thương, được đề xuất bởi Keeley (1990). Ý 
tưởng chính của quan điểm này là sự cạnh tranh 
của ngân hàng cao sẽ làm mất ổn định ngân 
hàng. Ngân hàng sẽ hạ thấp các tiêu chuẩn để 
lựa chọn đầu tư. Ngược lại, nếu các ngân hàng 
có sức mạnh thị trường cao và có được giá trị 
thương hiệu tích cực, các nhà quản lý ngân hàng 
cũng như các cổ đông sẽ thận trọng hơn trong 
việc chấp nhận rủi ro. Allen và Gale (2004) cho 
rằng cuộc khủng hoảng tài chính sẽ có nhiều 
khả năng xảy ra trong các ngân hàng ít tập 
trung. Ý tưởng chính đằng sau quan điểm này 
là sự cạnh tranh quá mức làm suy giảm giá trị 
thương hiệu của các ngân hàng bằng cách giảm 
ưu thế độc quyền của họ và do đó buộc họ phải 
thực hiện hoạt động có nhiều rủi ro hơn. 
Matutes và Vives (2000) cho rằng ngân hàng có 
sức mạnh thị trường cao hơn sẽ giảm được rủi 
ro phá sản của ngân hàng trong môi trường cạnh 
tranh không hoàn hảo. Thomas F. Hellmann, 
Kevin C. Murdock và Joseph E. Stiglitz (2000) 
cũng khẳng định cạnh tranh có thể gây ảnh 
hưởng tiêu cực đến hành vi thận trọng của các 
ngân hàng. Quan điểm này cũng được kiểm 
định bởi nghiên cứu của nhóm tác giả Allen N. 
Berger, Leora F. Klapper, Rima Turk-Ariss 
(2009), Fu, Liu và Molyneux (2014). 
Quan điểm thứ hai: Cạnh tranh - ổn định 
của Boyd và De Nicolo (2005) cho rằng có một 
mối quan hệ tích cực giữa cạnh tranh và ổn 
định. Ý tưởng chính cho rằng ít cạnh tranh hơn 
dẫn đến lãi suất cho vay cao hơn, từ đó có thể 
làm tăng khả năng vỡ nợ của khách hàng và vấn 
đề rủi ro đạo đức của khách hàng. Do đó, các 
ngân hàng sẽ đối diện với vấn đề gia tăng nợ 
xấu. Franco Fiordelisi. và Davide S. Mare 
(2014), Jin Q.Jeon và Kwang Kyu Lim (2013) 
cũng bày tỏ rõ quan điểm ủng hộ cho kết quả 
nghiên cứu của Boyd và De Nicolo (2005), 
Martin Goetz (2016). 
Bên cạnh đó, có nhiều bằng chứng nghiên 
cứu thực nghiệm khác nhau về mối quan hệ 
giữa cạnh tranh và ổn định ngân hàng. Ariss 
(2010) kiểm tra mức độ khác nhau về sức mạnh 
thị trường ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả 
và sự ổn định của ngân hàng trong bối cảnh nền 
kinh tế của các quốc gia đang phát triển. Kết 
quả nghiên cứu cho thấy rằng sức mạnh thị 
trường gia tăng dẫn đến sự ổn định của ngân 
hàng lớn hơn và nâng cao hiệu quả ngân hàng. 
Tương tự, Yeyati và Micco (2007), Raúl 
Osvaldo Fernández và Jesús G. Garza-García 
(2015), Klaus Schaeck và Martin Cihák (2007) 
tìm thấy mối quan hệ tích cực giữa cạnh tranh 
và sự ổn định của ngân hàng. 
Liu và cộng sự (2012) nghiên cứu mối quan 
hệ tương tự với dữ liệu thu thập từ 5 quốc gia 
Đông Nam Á, sử dụng một số chỉ số để đo 
lường rủi ro của ngân hàng. Kết quả của họ chỉ 
ra rằng sự cạnh tranh là có mối quan hệ ngược 
chiều với hầu hết các chỉ số đo lường rủi ro. 
Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 44, 04/2018 
4 
Điều này cho thấy sự cạnh tranh không làm suy 
giảm sự ổn định của ngân hàng. Kết quả này 
cũng được khẳng định trong nghiên cứu của 
Wahyoe Soedarmono và Amini Tarazi (2015). 
Từ mẫu là các NHTM khu vực Châu Á Thái 
Bình Dương (1994 – 2009), nghiên cứu chỉ ra 
rằng các ngân hàng ít cạnh tranh sẽ có sự tăng 
trưởng tín dụng thấp hơn và sự không ổn định 
cao hơn, kéo theo đó là sự suy giảm tiền gửi. 
Tại Việt Nam, nghiên cứu của Phan Thị 
Thơm và Thân Thị Thu Thủy (2016) về “Mối 
quan hệ giữa cạnh tranh và hiệu quả trong hệ 
thống NHTM Việt Nam” đề cập tác động của 
cạnh tranh đến hiệu quả chi phí và hiệu quả lợi 
nhuận của hệ thống NHTM Việt Nam. Kết quả 
nghiên cứu trên mẫu gồm 31 NHTM Việt Nam 
cho thấy cạnh tranh không gây tổn hại đến hiệu 
quả chi phí và lợi nhuận ngân hàng. Hay nghiên 
cứu của Nguyễn Thị Hồng Vinh (2016) xác 
định mối tương quan dương của mức độ tập 
trung ngân hàng đến khả năng sinh lời và rủi ro 
(rủi ro đạo đức) của ngân hàng trong giai đoạn 
2007 – 2014. Như vậy, chưa tìm thấy nghiên 
cứu nào tại Việt Nam xem xét tác động của cạnh 
tranh ngân hàng đến sự ổn định của hệ thống 
các NHTM, dưới ảnh hưởng của cạnh tranh các 
ngân hàng hoạt động có thật sự đạt được hiệu 
quả bền vững hay không. ? 
Dựa trên các nghiên cứu lý thuyết và nghiên 
cứu thực nghiệm nghiên cứu đặt ra giả thuyết 
như sau: Khi ngân hàng càng gia tăng cạnh 
tranh trong hoạt động sẽ làm tăng sự ổn định 
ngân hàng. 
3 Phương pháp nghiên cứu 
Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy trên cơ 
sở tiếp cận phương pháp nghiên cứu được đề 
xuất bởi Martin Richard Goetz (2016), Allen N. 
Berger và cộng sự (2009). Với nhận định sự ổn 
định của ngân hàng cần gắn liền với khả năng 
tạo ra lợi nhuận, mức lợi nhuận phải tăng trưởng 
và ổn định. Mô hình nghiên cứu đề xuất: 
Bankstabi,t = α0 + α1Bankstabi,t-1 + 
α2Lerneri,t + βj,Controli,t + βj,,Control’i,t + εi,t 
Trong đó : 
Bankstab: là biến phụ thuộc, đo lường độ ổn 
định ngân hàng, được xác định bằng chỉ số 
ROA, ROE, Z-Score; 
Lerner: là biến độc lập, đo lường mức độ 
cạnh tranh của ngân hàng ; 
Control: là tập hợp các biến kiểm soát mô tả 
theo đặc điểm riêng có của từng ngân hàng (Bao 
gồm: Logarit tự nhiên của tổng tài sản, Tỷ lệ dư 
nợ tín dụng/Tổng tài sản, Tỷ lệ Vốn huy 
động/Tổng tài sản); 
it: ngân hàng i vào năm t; 
α0 : hệ số chặn; 
αj ( j = 1-2) : hệ số hồi quy của biến độc lập; 
βj, (j, = 1-4) : hệ số hồi quy của biến kiểm 
soát mô tả đặc điểm riêng của ngân hàng; 
βj’, (j,, = 1,2): hệ số hồi quy của biến kiểm 
soát mô tả đặc điểm nền kinh tế vĩ mô; 
ε: phần dư mô hình. 
Bảng 1: Tóm tắt các biến nghiên cứu sử dụng trong nghiên cứu 
Tên biến Cách tính Các nghiên cứu liên quan 
Kỳ vọng 
tương quan 
Biến phụ thuộc 
ROA ROA = 
𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑟ò𝑛𝑔
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛
 Ariss (2010) 
Uhde và Heimeshoff (2009) 
Martin Richard Goetz (2016), 
Raul Allen N. Berger và cộng sự 
(2009) 
ROE ROE = 
𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑟ò𝑛𝑔
𝑉ố𝑛 𝑐ℎủ 𝑠ở ℎữ𝑢
 Ariss (2010) 
Martin Richard Goetz (2016) 
Allen N. Berger và cộng sự (2009) 
Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 44, 04/2018 
5 
Z-Score Z-score = 
𝑅𝑂𝐴+𝐸𝑇𝐴
𝜎𝑅𝑂𝐴
ETA = 
𝑉ố𝑛 𝑐ℎủ 𝑠ở ℎữ𝑢
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛
Amidu và cộng sự (2013) 
Ariss (2010) 
Martin Richard Goetz (2016), 
Allen N. Berger và cộng sự (2009) 
Biến độc lập 
Size Logarit (Tổng tài sản) Mirzaei, Moore và Liu (2013) 
Fu và cộng sự (2014) 
Martin Richard Goetz (2016), 
Allen N. Berger và cộng sự (2009) 
+ 
Loans 𝐷ư 𝑛ợ 𝑡í𝑛 𝑑ụ𝑛𝑔
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛
Heiko Hesse và Martin Cihák 
(2007) 
Martin Richard Goetz (2016), 
Raul Allen N. Berger và cộng sự 
(2009) 
- 
Deposits 𝑉ố𝑛 ℎ𝑢𝑦 độ𝑛𝑔
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛
Martin Richard Goetz (2016) 
Allen N. Berger và cộng sự (2009) + 
GDP Tổng sản phẩm quốc 
nội 
Heiko Hesse và Martin Cihák 
(2007) 
Martin Richard Goetz (2016) 
Allen N. Berger và cộng sự (2009) 
+ 
INF Tỷ lệ lạm phát Heiko Hesse và Martin Cihák 
(2007) 
Martin Richard Goetz (2016) 
Allen N. Berger và cộng sự (2009) 
+ 
Nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng không cân 
bằng trong giai đoạn từ 2006 – 2016 của 25 
ngân hàng TMCP ở Việt Nam. Toàn bộ dữ liệu 
của được thu thập từ báo cáo tài chính được 
kiểm toán, báo cáo thường niên công bố công 
khai của các NHTM Việt Nam và từ cơ sở dữ 
liệu của Bankscope.Về nguồn dữ liệu liên quan 
đến tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam, chỉ 
số của thị trường trong giai đoạn nghiên cứu, 
thu thập từ cổng thông tin điện tử của Tổng cục 
Thống kê Việt Nam. 
Dữ liệu được xử lý dưới dạng bảng không 
cân bằng thể hiện qua thống kê mô tả ở Bảng 2. 
Bảng 2: Thống kê mô tả các biến nghiên cứu 
Tên biến 
Giá trị trung 
bình 
Giá trị tối đa 
Giá trị tối 
thiểu 
Độ lệch chuẩn 
Z-Score 26,25833 104,9722 0,5752318 14,91601 
ROA 0,0095398 0,0595185 -0,0551174 0,0080297 
ROE 0,103551 4,133617 -0,8200207 0,246976 
Lerner 22,61405 69,5344 4,966029 12,46911 
Size 17,67471 20,72965 13,13482 1,424538 
Loans 0,5199846 0,9174093 0,1139036 0,1387936 
Deposits 0,8766458 1,129474 0,0152707 0,0944134 
GGDP 6,124819 7,129505 5,247367 0,6176414 
INF 8,958727 23,11632 0,63 6,173841 
Nguồn: Tính toán và tổng hợp số liệu từ Báo cáo tài chính được kiểm toán, Bankscope và Vietnam 
 ... ∑ Φ𝑘𝑙𝑛𝑄𝑖𝑡
3
𝑘=1
𝑙𝑛𝑤𝑘 𝑖𝑡
+ ∑ ∑ 𝛿𝑖𝑗
3
𝑗=1
3
𝑘=1
𝑙𝑛𝑤𝑘 𝑖𝑡𝑙𝑛𝑤𝑗 𝑖𝑡 + ∑
𝛿𝑖
2
3
𝑖=1
(𝑙𝑛𝑤𝑗 𝑖𝑡)
2 +
1
2
∑ 𝜂𝑘𝑡𝑟𝑒𝑛𝑑
𝑘
2
𝑘=1
+ ∑ 𝜍𝑖
3
𝑖=1
𝑙𝑛𝑤𝑗 𝑖𝑡𝑡𝑟𝑒𝑛𝑑 +
1
2
𝜐𝑙𝑛𝑄𝑗 𝑖𝑡𝑡𝑟𝑒𝑛𝑑 + 𝜀𝑗 
Để ước lượng hàm Tổng chi phí lnCost, đầu 
tiên sẽ ước lượng các tham số của hàm chi phí. 
Tác giả sử dụng hồi quy với mô hình FEM và 
REM để tìm ra các tham số này, sau đó tiến 
hành kiểm định Hausman để lựa chọn mô hình 
phù hợp. 
Sau khi ước lượng hàm Tổng chi phí, chi phí 
biên được tính toán bằng cách lấy đạo hàm bậc 
nhất của hàm Tổng chi phí. 
Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 44, 04/2018 
7 
Bảng 3: Kết quả ước lượng các hệ số hồi quy của hàm tổng chi phí theo FEM và REM 
Tên biến Tác động cố định 
(b) 
FEM 
Tác động ngẫu nhiên 
(B) 
REM 
Sự khác 
biệt 
(b-B) 
sqrt(diag(V_b-
V_B)) 
S.E. 
lnQ 1,613834 1,505572 0,1082625 0,.1001707 
halflnQ^2 -0,037477 -0,0298563 -0,0076207 0,007803 
lnw1 -0,5537117 -0,5228358 -0,030876 0,1384921 
lnw2 0,6530018 0,5909949 0,0620069 0,0658556 
lnw3 0,7508025 0,7157057 0,0350968 0,0895223 
lnQlnw1 0,0068712 -0,0021583 0,0090295 0,0064678 
lnQlnw2 -0,0019522 -0,001004 -0,0009482 0,0066387 
lnQlnw3 -0,0107005 -0,0010508 -0,0096497 0,0043443 
halflnw1^2 -0,2840523 -0,2768422 -0,0072101 0,0089338 
halflnw2^2 0,1494762 0,1388251 0,010651 0,0168072 
halflnw3^2 0,1817886 0,1850501 -0,0032616 0,0080061 
lnw1lnw2 -0,0043905 -0,0330434 0,0286529 0,0161974 
lnw1lnw3 -0,0757278 -0,073991 -0,0017368 0,0083264 
lnw2lnw3 -0,0510896 -0,0300003 -0,0210893 0,0118144 
trend -0,2240921 -0,1856539 -0,0384383 0,030866 
halftrend^2 -0,0011608 -0,000531 -0,0006298 0,0007535 
lnw1trend -0,008259 -0,0050392 -0,0032197 0,0024 
lnw2trend 0,0041775 0,0014661 0,0027114 0,0025169 
lnw3trend -0,011061 -0,0133649 0,0023039 0,0011504 
halflnQtrend 0,0194658 0,0134956 0,0059702 0,0042662 
Kiểm định H0: Không có sự khác biệt 
chi2(18) = (b-B)'[(V_b-V_B)^(-1)](b-B) = 4,45 ; Prob>chi2 = 0,9995 
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả nghiên cứu 
4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận: 
Bảng 4: Bảng tổng hợp kết quả nhân tử phóng đại phương sai VIF 
Tên biến ROA ROE Z-Score 
Lerner 1,06 1,06 1,06 
Size 1,63 1,68 1,63 
Loans 1,06 1,07 1,07 
Deposits 1,52 1,52 1,52 
GDP 1,15 1,15 1,15 
INF 1,19 1,14 1,13 
ROAt-1 1,08 
ROEt-1 1,06 
Z-Scoret-1 1,03 
Mean VIF 1,24 1,24 1,23 
Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả 
Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 44, 04/2018 
8 
Bảng 5: Kết quả ước lượng tác động của cạnh tranh đến sự ổn định ngân hàng 
Tên biến 
ROA ROE Z-Score 
FEM GMM FEM GMM FEM GMM 
ROAt-1 0,127*** 
(2,85) 
0,0924*** 
(17,12) 
ROEt-1 -0,0551 
(-1,26) 
-0,101*** 
(14,62) 
Z-Scoret-1 0,472*** 
(10,14) 
0,648*** 
(14,38) 
Lerner -0,0000851*** 
(-12,57) 
-0,0000885*** 
(-31,99) 
-0,000824*** 
(-3,69) 
-0,000913*** 
(-50,35) 
-0,0237 
(-1,64) 
-0,00812*** 
(-0,77) 
Size -0,00213*** 
(-1,40) 
-0,00328*** 
(-13,21) 
0,107*** 
(6,98) 
0,0704*** 
(8,63) 
-5,821*** 
(-7,29) 
-6,168*** 
(-15,96) 
Loans -0,000258 
(0,10) 
-0,00824*** 
(-3,38) 
-0,0420 
(-0,34) 
-0,671*** 
(-7,35) 
13,79*** 
(2,63) 
21,29*** 
(14,41) 
Deposits -0,0126*** 
(-2,84) 
-0,000856 
(-0,67) 
-2,310*** 
(-15,72) 
-3,178*** 
(-37,54) 
-25,96*** 
(-2,81) 
24,31*** 
(3,20) 
GGDP 0,000978* 
(1,70) 
0,000797*** 
(8,24) 
0,0394** 
(2,08) 
0,0232*** 
(3,26) 
-0,736 
(-0,75) 
-0,884 *** 
(-2,41) 
INF 0,000153*** 
(2,61) 
0,000103*** 
(6,92) 
0,000580 
(0,31) 
-0,00237*** 
(-5,52) 
0,327*** 
(2,73) 
0,216*** 
(20,07) 
Prob (J-stat) 0,1753 0,1926 0,1862 
ProbAR(1) 0,0085 0,0131 0,0129 
ProbAR(2) 0,3615 0,1149 0,1542 
Ghi chú: Các ký hiệu (***), (**), (*) mức ý nghĩa thống kê lần lượt tương ứng là 1%, 5%, 
10%. 
Nghiên cứu tiến hành phân tích mối quan hệ 
tương quan giữa các biến trong các mô hình, cụ 
thể như bảng 4. 
Ngoài ra, khi đánh giá các yếu tố tác động 
đến hiệu quả kinh doanh hay sự ổn định tài 
chính của các ngân hàng cho thấy yếu tố nội 
sinh sẽ tồn tại trong mô hình hồi quy (Amidu và 
cộng sự, 2013; Ariss, 2010). Bên cạnh đó, do 
đặc điểm đặc trưng của ngân hàng cũng ảnh 
hưởng đến khả năng sinh lời nhưng lại khó xác 
định hoặc khó có thể đo lường. Vì các yếu tố 
riêng có này không nằm trong mục tiêu nghiên 
cứu nên tác giả không tập trung xem xét mà chỉ 
đưa ra phương pháp xử lý nội sinh GMM là 
chuyển đổi dữ liệu để loại bỏ tác động cố định. 
Kết quả thể hiện ở Bảng 5 cho thấy ý nghĩa 
thống kê của các hệ số hồi quy phản ánh việc 
ngân hàng thực hiện các chiến lược cạnh tranh 
đã thật sự tác động đến sự ổn định tại các 
NHTM Việt Nam: dấu hệ số tương quan âm của 
Lerner với Z-Score, ROA và ROE. Khi chỉ số 
Lerner càng tăng, tức là mức độ cạnh tranh thị 
trường của ngân hàng càng giảm, làm cho mức 
ổn định của ngân hàng cũng giảm đi. Như vậy, 
cạnh tranh thật sự có tác động đáng kể đến sự 
ổn định của ngân hàng. Điều này phù hợp với 
kỳ vọng nghiên cứu ban đầu. Đồng thời ủng hộ 
cho quan điểm khuyến khích ngân hàng gia tăng 
sức mạnh thị trường để tìm kiếm lợi nhuận và 
nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng tài sản có 
sinh lời (Franco F. và Davide S.M., 2014; Raúl 
O.F và Jesús G.Garza-Garcia, 2012; Ariss, 
Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 44, 04/2018 
9 
2010). 
Biến Size có tác động ngược chiều với ROA 
và Z-Score và cùng chiều với ROE, tức là khi 
tài sản ngân hàng càng gia tăng thì lợi nhuận 
cũng như sự ổn định của ngân hàng giảm đi với 
mức ý nghĩa thống kê là 1%. Điều này cũng có 
thể được giải thích trong giai đoạn vừa qua, các 
ngân hàng tăng cường hoạt động của mình, 
nhưng chủ yếu là nhằm tăng cường khả năng 
thanh khoản cho ngân hàng, chứ không tập 
trung vào khả năng sinh lời của tài sản. Biến 
Loans, Deposits tác động cùng chiều với hệ số 
Z-Score, thể hiện mức ý nghĩa thống kê là 1%, 
tuy nhiên lại tương quan âm với chỉ số ROA, 
ROE cho thấy khi ngân hàng tăng trưởng hoạt 
động tín dụng, các chi phí đi kèm cho các khoản 
tín dụng này cũng gia tăng tương ứng làm cho 
lợi nhuận ngân hàng bị giảm đi. Ngoài ra gia 
tăng khả năng huy động vốn không làm cho lợi 
nhuận ngân hàng tăng, sự ổn định của ngân 
hàng cũng không đáng kể. 
Đối với các biến đại diện cho biến động của 
nền kinh tế: Nghiên cứu tìm ta mối tương quan 
cùng chiều của tốc độ tăng trưởng kinh tế và 
lạm phát đến sự ổn định ngân hàng qua các chỉ 
số ROA, ROE, với mức ý nghĩa thống kê 1%. 
Chỉ có hệ số Z-Score cho kết quả tương quan 
ngược chiều với tốc độ tăng trưởng kinh tế. Như 
vậy, rõ ràng tình hình kinh tế ảnh hưởng trực 
tiếp đến sự ổn định ngân hàng. Khi nền kinh tế 
tăng trưởng tốt, ngân hàng là lĩnh vực hấp thụ 
nhanh nhất và chịu tác động tích cực từ sự phát 
triển đó, các nhà quản trị ngân hàng trong quá 
trình hoạch định chiến lược kinh doanh cho 
ngân hàng đã dự đoán được lạm phát kỳ vọng, 
từ đó tự động điều chỉnh lãi suất phù hợp để đạt 
được mức lợi nhuận cao hơn theo đúng kế 
hoạch. 
Từ kết quả ước lượng các mô hình hồi quy 
có thể rút ra một số các nhận xét chung như 
sau: 
Thứ nhất, trong xu thế hội nhập và đón nhận 
sự gia nhập của hàng loạt các tổ chức tài chính 
quốc tế cùng những yêu cầu khắt khe hơn của 
cơ quan quản lý về đảm bảo an toàn trong hoạt 
động ngân hàng, cạnh tranh được xem như là 
một chiến lược tất yếu khách quan trong quá 
trình hoạch định kinh doanh ngân hàng. Kết quả 
nghiên cứu cũng khẳng định mức độ ảnh hưởng 
tích cực của cạnh tranh đến sự ổn định của hệ 
thống các NHTM Việt Nam. Cạnh tranh thúc 
đẩy các nhà quản trị ngân hàng lựa chọn chiến 
lược kinh doanh phù hợp, khai thác triệt để 
nguồn tài nguyên bị giới hạn và đưa chúng vào 
sử dụng một cách có hiệu quả. Từ đó đưa ngân 
hàng phát triển tập trung vào một hoặc một số 
lĩnh vực có thế mạnh, mang tính chuyên môn 
hóa cao. 
Thứ hai, các yếu tố khác mang đặc điểm 
riêng có của ngân hàng và các yếu tố vĩ mô của 
nền kinh tế cũng có những tác động nhất định 
đến sự ổn định của hệ thống NHTM Việt Nam. 
Trong đó, chú trọng tập trung vào chất lượng 
tăng trưởng tài sản, khả năng huy động nguồn 
vốn và sử dụng vốn đó hiệu quả. Về các biến 
kinh tế vĩ mô, kết quả nghiên cứu và thực tế 
cũng chứng minh được rằng chúng có mối 
tương quan cùng chiều với sự ổn định ngân 
hàng. Hệ thống ngân hàng chỉ thật sự phát huy 
hết tiềm năng phát triển khi được tồn tại trong 
một nền kinh tế ổn định, các quy định luật pháp 
rõ ràng, chặt chẽ cùng với cơ chế giám sát và 
xử lý vi phạm kịp thời, chính xác. 
5. Kết luận và gợi ý chính sách 
Sự ổn định tài chính của các ngân hàng và 
của cả hệ thống là đích đến cuối cùng của nhà 
quản trị ngân hàng, đồng thời cũng là vấn đề 
quan tâm hàng đầu của các nhà kinh tế học, các 
nhà hoạch định chính sách kinh tế của một quốc 
gia. Khi xem xét tác động của yếu tố cạnh tranh 
Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 44, 04/2018 
10 
đến sự ổn định ngân hàng, kết quả của mô hình 
phản ánh rằng chiến lược cạnh tranh của ngân 
hàng có ảnh hưởng tích cực đến duy trì ổn định 
ngân hàng ở các NHTM Việt Nam. Như vậy, 
các nhà quản trị ngân hàng nên thường xuyên 
chú trọng củng cố năng lực cạnh tranh để chiếm 
lĩnh thị phần, mang lại hiệu quả cho ngân hàng 
hơn nữa. Cạnh tranh tức là khai thác, tận dụng 
những lợi thế về nguồn lực để tiết kiệm chi phí 
hay đạt được lợi thế về giá, chất lượng sản phẩm 
so với các đối thủ khác. 
Từ kết luận quan trọng của nghiên cứu, gợi 
ý các giải pháp sau: 
Hiện nay, các NHTM Việt Nam đang gặp 
khó khăn trước áp lực cạnh tranh từ các ngân 
hàng nước ngoài. Nếu các NHTM xây dựng 
chiến lược hợp tác với các đối tác tiềm năng sẽ 
có cơ hội khai thác công nghệ hiện đại, cơ sở hạ 
tầng và trình độ quản trị. Như vậy sẽ tiết kiệm 
được nhiều chi phí đầu tư, chi phí quản lý, nâng 
cao hiệu quả sử dụng vốn và tài sản. Bên cạnh 
đó ngân hàng cũng phải có chính sách tập trung 
tận dụng phát triển công nghệ để tạo ra những 
sản phẩm dịch vụ hiện đại, có tính chuyên môn 
hóa cao nhằm gia tăng năng lực cạnh tranh hơn 
nữa. 
Nhận thức tầm quan trọng của hoạt động huy 
động vốn và cho vay, các nhà quản trị phát triển 
sản phẩm huy động đi kèm lãi suất linh động. 
Đồng thời quản lý các khoản vay một cách hiệu 
quả. Việc này đòi hỏi ngân hàng phải có quy 
trình và tiêu chuẩn đánh giá, phân loại rủi ro tín 
dụng tốt, duy trì nợ quá hạn, nợ xấu hợp lý. Kết 
quả sẽ mang lại lợi nhuận đồng thời đảm bảo 
tính ổn định trong hoạt động kinh doanh ngân 
hàng. 
Riêng đối với các nhà quản lý và hoạch định 
chính sách, để góp phần hỗ trợ các ngân hàng 
thực hiện chiến lược cạnh tranh, gia tăng sự ổn 
định ngân hàng, cần tạo môi trường lành mạnh, 
thông thoáng để thu hút các nhà đầu tư. Đi kèm 
với môi trường kinh doanh là chính sách 
khuyến khích và tạo nhiều ưu đãi để các ngân 
hàng phát triển công nghệ, đầu tư hiện đại hóa 
cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên cũng lưu ý cơ quan 
quản lý phải làm tốt công tác điều hành, giám 
sát chặt chẽ hoạt động kinh doanh của các 
NHTM để tránh tình trạng cạnh tranh không 
lành mạnh trong hệ thống ngân hàng. 
Tài liệu tham khảo 
Tiếng Anh: 
Altman, E. I., 1968. Financial Ratios, Discriminant Analysis and the Prediction of Corporate 
Bankcruptcy. The Journal of finance, 4, 589-609; 
Amidu, M. & Wofle, S. 2013. Does bank competition and diversification lead to greater stability? 
Evidence from emerging markets. Review of Development Finance, 3, 152-166; 
Ariss, R. T. 2010. Competitive conditions in Islamic and conventional banking: A global 
perspective. Review of Financial Economics, 19, 101-108; 
Berger, A. N., Klapper, L. F. & Turk - Ariss, R. 2009. Bank competition and financial stability. 
Journal of Financial Services Research, 35, 99-118; 
Boyd, J. H. & De Nicolo, G. 2005. The theory of bank risk taking and competition revisited. The 
Journal of finance, 60, 1329-1343; 
Fiordelisi, F. & Mare, D.S., 2014. Competition and Financial stability in European Cooperative 
banks. Journal of International Money and Finance, 45, 1-16; 
Fu, X. M., Lin, Y. R. & Molyneux, P. 2014. Bank competition and financial stability in Asia 
Pacific. Journal of Banking & Finance, 38, 64-77; 
Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 44, 04/2018 
11 
Hellmann, T.F., Murdock, K.C. & Stiglitz J.E., 2000. Liberalization, Moral Hazard in Banking, 
and Prudential Regulation: Are Capital Requirements Enough?. American Economic Review, 
90(1), 147-165; 
Hesse, H. & Cihák M., 2007. Cooperative Banks and Financial Stability. International Monetary 
Fund, WP/07/2; 
Jahn, N. & Kich, T., 2011. Determinants of Banking System Stability: A Macro – Prudential 
Analysis. Finance Centre Mũnster, University of Mũnster, 14-16, 48143; 
Jeon, J. Q. & Lim, K. K. 2013. Bank competition and financial stability: A comparison of 
commercial banks and mutual savings banks in Korea. Pacific-Basin Finance Journal, 25, 253-
272; 
Kasman, A. & Carvallo, O., 2014. Financial Stability, competion and efficiency in Latin American 
and Caribbean Banking. Journal of Applied Economics, 17, 301-324; 
Keeley, M.C. (1990). Deposit insurance, risk, and market power in banking. American Economic 
Review, 80, 1183–1200; 
Goetz, M., 2016. Competition and bank stability. CFS Working Paper Series, No. 559; 
Matutes, C. & Vives, X., 2000. Inperfect competition, risk taking, and regulation in Banking. 
European Economic Review, 44, 1-34; 
Mirzaei, A., Moore, T. & Liu, G., 2013. Does market structure matter on banks’ profitability and 
stability? Emerging vs. advanced economics. Journal of Banking & Finance, 37, 2920-2937; 
Monnin, P. & Jokipiia, T., 2010. The Impact of Banking Sector Stability on the Real Economy. 
Swiss National Bank Working Paper, 2010-5; 
Raúl, O. F. & Jesús G. Garza-García, 2015. The relationship between bank competition and 
financial stability: a case study of the Mexican banking industry. Ensayos Revista de Economia, 
Universidad Autonoma de Nuevo Leon, Facultad de Economia, 0(1), 103-120; 
Schaeck, K. & Cihák, M., 2007. Banking Competition and Capital Ratios. IMF Working Paper, 
WP/07/216; 
Soedarmono, W. & Tarazi, A., 2015. Competition, financial intermediation and riskiness of banks: 
Evidence from the Asia – Pacific region. Mulia Business Park of Building D, Jl.MT. Haryono 
Kav. 58-60; 
Yeyati, E. L. & Micco, A. 2007. Concentration and foreign penetration in Latin American banking 
sectors: Impact on competition and risk. Journal of Banking & Finance, 31, 1633-1647; 
Uhde, A., & Heimeshoff, U. (2009). Consolidation in banking and financial stability in Europe: 
Empirical evidence. Journal of Banking and Finance 33: 1299-1311; 
Tiếng Việt: 
Nguyễn Thị Hồng Vinh (2015). Tác động của mức độ cạnh tranh đến khả năng sinh lời và rủi ro của 
hệ thống ngân hàng Việt Nam. Tháng 5/2016, Tạp chí Công nghệ Ngân hàng, 112. Trang 20-29; 
Phan Thị Thơm và Thân Thị Thu Thủy (2016). Mối quan hệ giữa cạnh tranh và hiệu quả trong hệ 
thống ngân hàng thương mại Việt Nam, Tháng 1+2/2016, Tạp chí Công nghệ Ngân hàng , 
118+119, Trang 50-54. 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_tac_dong_cua_canh_tranh_den_su_on_dinh_cua_cac_ng.pdf