Những thách thức trong quá trình xây dựng sự đồng thuận xã hội ở Việt Nam hiện nay

“Đồng thuận xã hội" là khái niệm được

sử dụng chính thức trong văn kiện của

Đảng tại Hội nghị Trung ương lần thứ 7

(khoá IX). Khi đề ra chủ trương phát huy

sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc vì

dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,

dân chủ, văn minh, Đảng ta đã chính thức

đặt vấn đề xây dựng sự đồng thuận xã hội.

Chủ trương đó tiếp tục được bổ sung phát

triển trong Nghị quyết Đại hội Đảng lần

thứ X, XI. Điều đó đặt ra yêu cầu cần có sự

nghiên cứu cơ bản về vấn đề này.*

Trong lịch sử tư tưởng chính trị ở

phương Đông và phương Tây, các nhà tư

tưởng chính trị đã rất coi trọng sự hài

hoà, thống nhất giữa công dân và nhà

nước, coi trọng sự đồng tình nhất trí của

nhân dân trong quá trình điều hành, quản

lý đất nước.

pdf 7 trang yennguyen 5280
Bạn đang xem tài liệu "Những thách thức trong quá trình xây dựng sự đồng thuận xã hội ở Việt Nam hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Những thách thức trong quá trình xây dựng sự đồng thuận xã hội ở Việt Nam hiện nay

Những thách thức trong quá trình xây dựng sự đồng thuận xã hội ở Việt Nam hiện nay
NHỮNG THÁCH THỨC TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG 
SỰ ĐỒNG THUẬN XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 
NGUYỄN THỊ LAN* 
BÙI LƯU THIỆN** 
 “Đồng thuận xã hội" là khái niệm được 
sử dụng chính thức trong văn kiện của 
Đảng tại Hội nghị Trung ương lần thứ 7 
(khoá IX). Khi đề ra chủ trương phát huy 
sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc vì 
dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, 
dân chủ, văn minh, Đảng ta đã chính thức 
đặt vấn đề xây dựng sự đồng thuận xã hội. 
Chủ trương đó tiếp tục được bổ sung phát 
triển trong Nghị quyết Đại hội Đảng lần 
thứ X, XI. Điều đó đặt ra yêu cầu cần có sự 
nghiên cứu cơ bản về vấn đề này.* 
Trong lịch sử tư tưởng chính trị ở 
phương Đông và phương Tây, các nhà tư 
tưởng chính trị đã rất coi trọng sự hài 
hoà, thống nhất giữa công dân và nhà 
nước, coi trọng sự đồng tình nhất trí của 
nhân dân trong quá trình điều hành, quản 
lý đất nước. 
Trong chính trị học hiện đại, đồng thuận 
xã hội ngày càng được coi trọng. 
Trong lý luận của mình, C.Mác và 
Ph.Ăngghen đã chủ trương xây dựng một 
xã hội không còn phân chia giai cấp, không 
còn áp bức bóc lột, bất công. Trong xã hội 
đó, con người được tôn trọng, được tự do 
phát triển toàn diện, quan hệ giữa người 
với người là quan hệ bình đẳng, hợp tác, 
tương trợ lẫn nhau. Với xã hội đó, đồng 
thuận đạt được ở mức độ cao, khác biệt 
ngày càng giảm, tạo nên một sự ổn định để 
phát triển. 
* TS. Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Nghệ An. 
** Tòa án Nhân dân tối cao. 
V.I.Lênin, người kế thừa và phát triển lý 
luận của C.Mác trong giai đoạn mới, vẫn 
tiếp tục học thuyết về đấu tranh giai cấp để 
tiến tới xây dựng một xã hội công bằng, 
dân chủ. 
Trong tư tưởng của mình, Chủ tịch Hồ 
Chí Minh rất coi trọng vai trò của đại đoàn 
kết toàn dân tộc. Người nói đến đại đoàn 
kết cũng chính là nói đến đồng thuận xã 
hội. Dù trong bối cảnh nào, với bất cứ đối 
tượng nào, Người cũng tìm được điểm 
tương đồng để kêu gọi toàn dân đoàn kết vì 
mục tiêu chung. Với các tầng lớp nhân dân, 
Người kêu gọi đoàn kết tất cả những người 
thật sự yêu Tổ quốc, yêu hoà bình, không 
phân biệt họ thuộc đảng phái nào, tôn giáo 
nào, tầng lớp nào và quá khứ họ đã hợp tác 
với phe nào1. 
Như vậy, khái niệm đồng thuận được 
hiểu là sự đồng tình, nhất trí của đa số về 
một vấn đề nào đó. Bất cứ một tổ chức 
nào có sự tập hợp của một số người đều 
đòi hỏi phải tạo được một sự đồng thuận 
thì mới có thể tồn tại và phát triển. Mỗi tổ 
chức xã hội, muốn tồn tại được đều cần có 
sự đồng tình, nhất trí của đa số trên cơ sở 
tự nguyện chứ không phải cưỡng bức, ép 
buộc. Từ đó, có thể hiểu đồng thuận chính 
là sự đồng tình, nhất trí về một vấn đề nào 
đó trên cơ sở những điểm tương đồng. 
Đồng thuận ở đây không phải là đồng 
thuận chung chung, cũng không phải đồng 
thuận trong phạm vi hẹp mà là đồng thuận 
xã hội ở phạm vi rộng, bao quát. 
Những thách thức trong quá trình xây dựng 
57 
Đồng thuận xã hội là sự đồng tình, nhất 
trí của đa số thành viên trong xã hội về 
một vấn đề nào đó trên cơ sở những điểm 
tương đồng, trong lúc vẫn thừa nhận 
những điểm khác biệt với điều kiện không 
làm tổn hại đến mục tiêu chung. 
Nói đến đồng thuận là nói đến sự đồng 
tình, nhất trí của đa số trong xã hội. Sự 
đồng tình, nhất trí này dựa trên một cơ sở 
những điểm tương đồng, trước hết và trên 
hết là lợi ích quốc gia, dân tộc. Ở nước ta, 
trong giai đoạn hiện nay điểm tương đồng 
đó là xây dựng một nước Việt Nam hòa 
bình, độc lập, thống nhất, dân giàu, nước 
mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn 
minh. 
Nhận thức được tầm quan trọng của việc 
xây dựng sự đồng thuận xã hội, Đảng đã 
chủ trương lấy mục tiêu giữ vững độc lập, 
thống nhất, tiến lên dân giàu, nước mạnh, 
xã hội công bằng, văn minh làm điểm 
tương đồng, đồng thời chấp nhận những 
điểm khác nhau không trái với lợi ích 
chung của dân tộc, cùng nhau xóa bỏ định 
kiến, mặc cảm, hướng tới tương lai, xây 
dựng tinh thần đại đoàn kết, cởi mở, tin 
cậy lẫn nhau. Điều này được thể hiện rõ 
trong Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VIII. 
Đến đại hội IX, Đảng đã tiếp tục kế thừa, 
phát triển quan điểm trên, nhưng bổ sung 
thêm: xóa bỏ mặc cảm, định kiến, phân 
biệt đối xử về quá khứ, giai cấp, thành 
phần, xây dựng tinh thần cởi mở, tin cậy 
lẫn nhau, hướng tới tương lai2. Chủ trương 
đó đều nhằm mục đích vì tương lai của mỗi 
con người, mỗi cộng đồng và của cả dân 
tộc. Đến Nghị quyết Hội nghị Trung ương 
lần thứ 7 (khóa IX), Đảng ta đã chính thức 
đưa ra chủ trương xây dựng sự đồng thuận 
xã hội. 
Kế thừa quan điểm xây dựng sự đồng 
thuận xã hội ở Đại hội Đảng IX, Văn kiện 
Đại hội Đảng X đã khẳng định: Tôn trọng 
những ý kiến khác nhau không trái với lợi 
ích của dân tộc. Đề cao truyền thống nhân 
nghĩa, khoan dung, xây dựng tinh thần cởi 
mở, tin cậy lẫn nhau vì sự ổn định chính trị 
và đồng thuận xã hội.3 
Chủ trương xây dựng sự đồng thuận xã 
hội của Đảng tiếp tục được kế thừa trong 
Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI. 
Chủ trương xây dựng sự đồng thuận xã 
hội được Đảng ta đưa ra có cơ sở lý luận 
và thực tiễn nhằm đưa đất nước phát triển 
lên một tầm cao mới. Nhưng quá trình thực 
hiện nhiệm vụ này hiện nay đang gặp 
những thách thức. 
Hiện nay, tình hình chính trị thế giới có 
nhiều biến đổi phức tạp. Sự sụp đổ một 
mảng lớn của hệ thống xã hội chủ nghĩa 
làm cho nhiều người dao động, thiếu niềm 
tin vào con đường mà Đảng ta đã lựa chọn. 
Điều đó dẫn đến trong các giai cấp, tầng 
lớp có nhiều quan điểm không thống nhất 
với nhau. Đa số nhân dân vốn giàu lòng 
yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, một lòng 
tin son sắt vào sự lãnh đạo của Đảng, sẵn 
sàng hy sinh để bảo vệ đất nước. Nhưng 
một bộ phận trong các tầng lớp nhân dân 
và một số cán bộ, đảng viên dao động, 
thiếu niềm tin vào con đường đi lên chủ 
nghĩa xã hội. Họ đã tiếp tay cho bọn phản 
động bên ngoài gây rối, chống phá nhà 
nước, tham ô, tham nhũng, chống phá công 
cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 
Thực tế đó làm cho sự đồng thuận của 
nhân dân đối với đường lối, chủ trương của 
Đảng trên một số vấn đề gặp nhiều khó 
khăn. Chủ trương đoàn kết dân tộc, đoàn 
kết tôn giáo đang gặp phải những rào cản, 
tác động không nhỏ đến sự nhất trí về con 
đường và mục tiêu phát triển đất nước. 
Cùng với sự biến đổi của tình hình chính 
trị thế giới, quá trình toàn cầu hoá đang tác 
động mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống 
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam - 9/2012 
58 
kinh tế - xã hội ở các quốc gia, trong đó có 
Việt Nam. Mặt trái của toàn cầu hoá thể 
hiện rõ ở sự phân hoá giàu nghèo, tình 
trạng phá hoại về môi trường tự nhiên, 
nguy cơ chủ quyền quốc gia bị xâm phạm, 
nguy cơ đánh mất bản sắc văn hoá, dân tộc, 
v.v.. Tất cả những điều đó có tác động 
mạnh mẽ đến quá trình phân hóa xã hội và 
sự liên kết xã hội ở nước ta hiện nay. 
Các thế lực thù địch đang tìm mọi cách 
phá hoại công cuộc xây dựng đất nước. 
Qua hơn 25 năm đổi mới, những thành 
tựu thu được là hết sức to lớn và có ý 
nghĩa lịch sử. Tuy vậy, vẫn còn những 
yếu tố gây nên sự bất ổn bởi các hiện 
tượng tiêu cực trong xã hội, như tham 
nhũng, suy thoái về đạo đức, lối sống của 
một bộ phận cán bộ, đảng viên, v.v.. Các 
thế lực thù địch triệt để lợi dụng những 
kẽ hở đó để chống phá. Các phần tử cơ 
hội chính trị ở trong nước nghe theo 
những luận điệu thù địch, ra sức công 
kích Đảng và chủ nghĩa xã hội, làm xói 
mòn lòng tin của cán bộ, đảng viên và 
nhân dân ta vào sự lãnh đạo của Đảng, 
vào chế độ xã hội chủ nghĩa. 
Trên lĩnh vực tư tưởng - văn hoá, âm 
mưu lâu dài của các thế lực thù địch là 
xoá bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta, 
xóa bỏ chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng 
Hồ Chí Minh và sự lãnh đạo của Đảng. 
Để thực hiện âm mưu cơ bản đó, chúng 
đã thực hiện chiến lược "Diễn biến hoà 
bình". Tấn công trên mặt trận tư tưởng - 
văn hoá được coi là "mũi đột phá" hòng 
làm tan rã niềm tin, gây hỗn loạn về lý 
luận và tư tưởng, tạo ra khoảng trống để 
dần dần đưa hệ tư tưởng tư sản vào, nhằm 
xoá bỏ tư tưởng xã hội chủ nghĩa. Để 
thực hiện âm mưu đó, chúng đã tiến hành 
các thủ đoạn như sử dụng các phương 
tiện thông tin đại chúng, các sách báo, tạp 
chí từ nước ngoài để tuyên truyền, xuyên 
tạc, kích động; các thế lực thù địch sử 
dụng các tổ chức phản động của người 
Việt lưu vong ở nước ngoài, lôi kéo, tập 
hợp lực lượng, tiến hành các hoạt động 
bạo loạn, lợi dụng chiêu bài "dân chủ", 
"nhân quyền", "dân tộc", "tôn giáo" để 
gây sức ép về chính trị, kích động, hình 
thành xu hướng ly khai, đối lập với Đảng 
Cộng sản Việt Nam; tăng cường móc nối 
với số đối tượng cơ hội chính trị, chống 
đối ở Việt Nam, tìm ngọn cờ để tập hợp 
lực lượng, hợp thành phe phái, tiến tới 
hình thành đảng đối lập ở Việt Nam. Về 
văn hoá, nghệ thuật, chúng khuyến khích 
các khuynh hướng văn nghệ độc lập với 
chính trị, phủ nhận sự lãnh đạo của Đảng 
đối với văn hoá, văn nghệ, lôi kéo văn 
nghệ sĩ đi theo các trào lưu văn hoá 
phương Tây, v.v.. 
 Hoàn cảnh lịch sử của đất nước để lại 
nhiều khó khăn, cản trở cho việc xây dựng 
sự đồng thuận xã hội. 
Việt Nam - một đất nước đã trải qua thời 
kỳ chiến tranh lâu dài, những hậu quả của 
nó để lại còn rất nặng nề. Mặc dù Đảng, 
Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính 
sách rộng mở, khoan dung nhằm "gác lại 
quá khứ, hướng tới tương lai", nhưng dẫu 
sao vẫn còn sự khác biệt giữa những người 
đã từng đứng ở hai chiến tuyến. Hiện nay, 
Đảng, Nhà nước có cách nhìn nhận mới, có 
sự thông cảm, chia sẻ, nhưng không phải 
mọi người Việt Nam ở nước ngoài đều 
hiểu và cảm nhận được điều đó. Họ bị các 
lực lượng phản động lợi dụng để chống lại 
công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc 
Việt Nam xã hội chủ nghĩa. 
Những tàn dư tư tưởng phong kiến vẫn 
còn ảnh hưởng đậm nét trong đời sống xã 
hội. Trước hết, đó là tư tưởng địa vị, đẳng 
cấp. Thực tế cho thấy, vẫn còn một bộ 
phận cán bộ, Đảng viên lấy việc giữ chức 
này, chức nọ để được hưởng những đặc 
Những thách thức trong quá trình xây dựng 
59 
quyền, đặc lợi do địa vị đó đem lại làm 
mục tiêu. Những người này đạt mục tiêu 
đó không bằng cách phấn đấu, mà bằng 
những thủ đoạn hết sức tinh vi. Họ không 
những tìm cách phô trương mình, mà còn 
"lo lót" chỗ này, chỗ kia, bằng cách tiêu 
tiền của công vì mưu đồ riêng để mong 
được đề bạt lên địa vị cao hơn. Những điều 
đó không thể che dấu tai mắt của nhân dân, 
gây nên nhiều bất bình trong xã hội. Tư 
tưởng cục bộ, bản vị được biểu hiện ở tình 
trạng nhiều địa phương có xu hướng khép 
kín trong quá trình thực hiện nhiệm vụ 
kinh tế, chính trị, xã hội, không chú ý đến 
yêu cầu phát triển chung của đất nước... 
Thói đạo đức giả ở một số người đã dẫn 
đến tình trạng lời nói không đi đôi với việc 
làm. Thực chất, đó là những kẻ hai mặt, cơ 
hội chủ nghĩa. 
Những ảnh hưởng tiêu cực của đạo đức 
phong kiến cùng với mặt trái của cơ chế thị 
trường là một trong những nguyên nhân cơ 
bản làm thoái hoá đạo đức của một bộ 
phận cán bộ, đảng viên, nhân dân. Điều đó 
làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà 
nước nhiều nhất. Suy thoái về đạo đức 
thường là sự khởi đầu cho sự suy thoái về 
bản lĩnh chính trị, phai nhạt và phản bội lý 
tưởng cách mạng. 
Sự phát triển của kinh tế thị trường làm 
biến đổi cơ cấu giai cấp. Trong quá trình 
đổi mới, cùng với chủ trương xây dựng nền 
kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, các 
thành phần kinh tế, các loại hình tổ chức 
sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển 
đa dạng, phong phú. Mỗi thành phần kinh 
tế, ngoài lợi ích chung, đều có những lợi 
ích riêng khác nhau. Cơ cấu kinh tế đó 
phát triển tạo nên một cơ cấu giai cấp khá 
phức tạp. 
Trước thời kỳ đổi mới, ở nước ta chủ 
yếu có các giai cấp, tầng lớp sau: giai cấp 
công nhân, giai cấp nông dân và tầng lớp 
trí thức, v.v.. Hiện nay, cơ cấu giai cấp có 
nhiều thay đổi. Nhiều tầng lớp mới xuất 
hiện hoặc đã xuất hiện từ lâu, nhưng nay 
mới phát huy được vai trò của mình, do đó 
thu hút được sự quan tâm của xã hội. 
Sự phân hoá cơ cấu xã hội thành nhiều 
giai cấp, tầng lớp như trên cho thấy tính 
chất phức tạp của nó. Mỗi giai cấp, mỗi 
tầng lớp có địa vị, lợi ích kinh tế, có nhận 
thức chính trị, xã hội khác nhau. Trong 
điều kiện đó, tìm ra một mẫu số chung là 
điều không dễ. Sự biến đổi này đặt ra yêu 
cầu mới cho việc xây dựng sự đồng thuận 
xã hội. 
Phân hoá giàu nghèo là một vấn đề 
mang tính quy luật đối với kinh tế thị 
trường. Ngay cả ở những nước phát triển, 
hàng ngày, hàng giờ vẫn diễn ra phân hoá 
giàu nghèo làm ảnh hưởng đến sự phát 
triển kinh tế - xã hội. Phân hoá giàu nghèo 
không còn là vấn đề của một quốc gia, mà 
là vấn đề mang tính toàn cầu. Trong quá 
trình phát triển kinh tế thị trường ở nước ta, 
phân hoá giàu nghèo đang nổi lên thành một 
vấn đề thời sự cấp bách. Đó là một trong 
những vấn đề xã hội bức xúc, nhưng chưa 
được giải quyết tốt. Đối với nước ta, vấn đề 
phân hoá giàu nghèo càng là vấn đề nổi cộm. 
Nó diễn ra giữa các vùng, các miền khác 
nhau, giữa khu vực thành thị và nông thôn, 
giữa các tầng lớp nhân dân, giữa các hộ gia 
đình,v.v.. 
Cơ chế thị trường đã loại bỏ tính bình 
quân chủ nghĩa, tạo điều kiện cho mỗi 
người phát huy khả năng của mình. Trong 
cơ chế đó, khả năng tiếp cận thị trường của 
mỗi người khác nhau, điều kiện, cơ hội, trí 
tuệ của mỗi người cũng khác nhau, nên tất 
yếu dẫn đến thu nhập khác nhau. Trong 
những năm qua, cùng với sự tăng trưởng 
kinh tế, sự nỗ lực trong công cuộc xoá đói, 
giảm nghèo của Đảng, Chính phủ, đời sống 
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam - 9/2012 
60 
người nghèo có nhiều thay đổi, số hộ 
nghèo giảm xuống. Tuy nhiên, việc cải 
thiện đời sống của nhóm có thu nhập thấp 
tăng rất chậm so với nhóm thu nhập khá và 
giàu. Vì thế, khoảng cách về thu nhập giữa 
các nhóm dân cư tăng lên và tạo ra sự cách 
biệt khá lớn giữa nhóm dân cư giàu và 
nghèo, giữa thành thị với nông thôn. 
Từ thực trạng trên cho thấy sự phân hoá 
giàu, nghèo diễn ra ở nước ta đang là vấn 
đề bức xúc, ảnh hưởng rất lớn đến việc xây 
dựng sự đồng thuận xã hội. Nó tạo nên 
những sự bất đồng, khác biệt trong xã hội. 
Dù bất cứ lý do gì, nhưng trong một xã hội 
mà "kẻ ăn không hết, người lần không ra", 
thì xã hội đó vẫn là bất công. Một khi cuộc 
sống của một bộ phận nhân dân còn vất vả, 
thiếu thốn, thì sự đồng tình của họ đối với 
những chủ trương, đường lối, chính sách 
của Đảng, sự tham gia của họ vào việc 
thực hiện những mục tiêu chung của đất 
nước sẽ bị hạn chế. 
Sự nghèo đói về vật chất không phải là 
yếu tố duy nhất đem đến bất hạnh cho con 
người, mà chính là sự bất công trong phân 
bổ lợi ích, vì lợi ích tạo ra khoảng cách 
giàu nghèo. Tình trạng đó tạo ra nỗi bất 
hạnh tinh thần cho con người. Những 
người nghèo sẽ nghĩ gì khi so sánh cuộc 
sống của họ với tầng lớp trung lưu và giàu 
có. Chính nghèo đói, bất công, sự quản lý 
yếu kém gây nên bất bình dẫn đến xung 
đột. Vì thế, phân hoá giàu nghèo là một 
thách thức của quá trình xây dựng sự đồng 
thuận xã hội. Giảm chênh lệch giàu nghèo 
chính là để tìm kiếm sự đồng thuận xã hội. 
Nạn tham ô, tham nhũng của một bộ 
phận cán bộ, đảng viên đang là rào cản của 
quá trình xây dựng sự đồng thuận xã hội. 
Sự yếu kém trong công tác điều hành, quản 
lý của một số cán bộ chính quyền các cấp 
đã gây nên những tổn thất không đáng có 
về kinh tế- xã hội. Những vụ việc tiêu cực 
mà hàng ngày các phương tiện thông tin 
đại chúng đưa tin đang làm suy giảm lòng 
tin của nhân dân và tiềm ẩn một sự bất ổn 
trong xã hội. 
Vấn đề tôn giáo, dân tộc, những điểm 
nóng chính trị - xã hội đã xảy ra và đang 
tiềm ẩn làm cản trở việc xây dựng sự đồng 
thuận xã hội. 
Nước ta hiện có 54 dân tộc, trong đó 
người Kinh chiếm đa số. Về cơ bản, đồng 
bào các dân tộc ít người giàu lòng yêu 
nước, có truyền thống cách mạng. Nhưng 
do trình độ nhận thức có phần hạn chế, lại 
sống ở những địa bàn phần lớn là vùng sâu, 
vùng xa, vùng biên giới, có vị trí trọng yếu 
trong công cuộc bảo vệ đất nước, nên dễ bị 
bọn xấu xúi giục, vì thế có nhiều nguy cơ 
gây mất ổn định. Tuy nhiên, các điểm nóng 
về vấn đề dân tộc phát sinh từ nhiều 
nguyên nhân. Nó là sự tổng hợp, tích tụ 
của nhiều yếu tố, từ kinh tế, chính trị, tư 
tưởng, văn hoá, xã hội..., không được giải 
quyết một cách kịp thời. 
 Đảng và Nhà nước có nhiều chủ trương, 
chính sách về vấn đề này, nên thời gian 
gần đây đời sống của đồng bào đã có nhiều 
biến chuyển tốt đẹp hơn. Tuy vậy, lĩnh vực 
này đang có nhiều bức xúc, nhiều nơi đồng 
bào không nhận thức được truyền thống 
văn hoá nào là tốt đẹp cần gìn giữ, phát 
huy, và những hủ tục nào là không tốt, cần 
phải xoá bỏ. 
Quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở 
miền núi dẫn đến sự di dân ồ ạt, sự tàn phá 
môi trường sống, v.v., chưa giải quyết 
được, đặc biệt là ở Tây Nguyên. Một số 
tiêu cực trong quan hệ giữa người Kinh với 
người dân tộc thiểu số, giữa chính quyền 
Trung ương và chính quyền địa phương 
Những thách thức trong quá trình xây dựng 
61 
chưa được khắc phục nạn tham nhũng, tệ 
nạn xã hội đã tác động tiêu cực đến suy 
nghĩ của đồng bào. 
Trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất 
nước, đồng bào tôn giáo đóng góp nhiều 
sức người, sức của vào sự nghiệp đấu tranh 
giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, 
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ 
nghĩa. Chính sách của Đảng ta từ trước tới 
nay luôn luôn tôn trọng và đảm bảo tự do 
tín ngưỡng tôn giáo và không tín ngưỡng 
tôn giáo. Đồng bào theo tôn giáo hay 
không tôn giáo cũng là dân Việt Nam, đều 
có quyền lợi và nghĩa vụ như nhau trước 
pháp luật. Đồng bào các tôn giáo là một bộ 
phận cần quan tâm trong quá trình xây 
dựng sự đồng thuận xã hội. Thực hiện 
chính sách đại đoàn kết, Đảng và Nhà nước 
luôn tạo điều kiện giúp đỡ các tổ chức tôn 
giáo, động viên đồng bào có đạo hưởng 
ứng các phong trào thi đua yêu nước, tạo 
điều kiện thuận lợi để đồng bào các tôn 
giáo hoà nhập vào cộng đồng dân tộc thông 
qua điểm tương đồng vì đạo đức tôn giáo 
có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây 
dựng xã hội mới. 
Hoạt động của các tôn giáo ở nước ta rất 
đa dạng, phức tạp, liên quan đến nhiều chủ 
trương, chính sách của Đảng, pháp luật của 
Nhà nước, tác động đến hầu hết các lĩnh 
vực kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh, quốc 
phòng, đối ngoại. Các thế lực thù địch vẫn 
tìm mọi cách lợi dụng vấn đề tôn giáo 
can thiệp vào nội bộ ta, muốn tách tôn 
giáo ra khỏi sự quản lý của Nhà nước, đòi 
tôn giáo độc lập với Nhà nước. Chúng chỉ 
đạo, hướng dẫn một số nhân vật phản 
động đội lốt tôn giáo công khai hoạt động 
phá hoại an ninh, trật tự công cộng. Khi 
ta xử lý chúng theo đúng pháp luật, thì 
chúng vu cáo ta đàn áp tôn giáo. 
Những thách thức trong quá trình xây 
dựng sự đồng thuận xã hội ở nước ta cho 
thấy rằng, để thực hiện được nhiệm vụ 
này là vấn đề không dễ, cần có sự phối 
hợp chặt chẽ, trước hết là giữa các tổ 
chức trong hệ thống chính trị. 
________________ 
Chú thích 
1. Hồ Chí Minh, 2004. Toàn tập, tập 8, Nxb. Chính 
trị Quốc gia, Hà Nội, tr.62. 
2. Đảng Cộng sản Việt Nam, 2001. Văn kiện Đại 
hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị 
quốc gia, Hà Nội, tr.122. 
3. Đảng Cộng sản Việt Nam, 2006. Văn kiện Đại 
hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb. Chính trị 
quốc gia, Hà Nội, tr. 116. 
____________________ 
Tài liệu tham khảo 
1. Đanhilencô, Từ điển chính trị học hiện đại, 
2000. Nxb. Nôtaben, Matxcơva. 
2. V.I.Lênin, 1980. Toàn tập, tập 40, Nxb. Tiến bộ, 
Matxcơva. 
3. Hồ Chí Minh, 2004. Toàn tập, tập 8, Nxb. Chính 
trị quốc gia, Hà Nội. 
4. Le petit Larouse illustre, 2002. 21 rue du mon 
Tparnasse, 75 283 Paris cegex 06. 
5. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại 
biểu toàn quốc lần thứ VIII, IX, X, XI, Nxb. Chính 
trị quốc gia, Hà Nội. 
6. Hồ Chí Minh, 2004. Toàn tập, tập 8, Nxb. Chính 
trị quốc gia, Hà Nội. 
7. Nicholas Rescher, 1993. Chủ nghĩa đa nguyên: 
phản đối yêu cầu đồng thuận, Nxb. Oxford 
University, USA. 
8. Nguyễn Thị Lan, 2012. Mặt trận Tổ quốc Việt 
Nam xây dựng sự đồng thuận xã hội trong quá 
trình đổi mới đất nước, Nxb. Chính trị quốc gia, 
Hà Nội. 
9. Đỗ Quang Tuấn, 2003. Bước phát triển mới 
trong quan điểm nhận thức về đại đoàn kết dân 
tộc, Tạp chí Mặt trận, số 10. 
10. Arend Lijphart, 1984. Các mô hình dân chủ, 
một nghiên cứu so sánh ở 21 quốc gia,(Nguyễn 
Đăng Quang dịch), Nxb. Đại học Yale. 
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam - 9/2012 
62 

File đính kèm:

  • pdfnhung_thach_thuc_trong_qua_trinh_xay_dung_su_dong_thuan_xa_h.pdf