Phân tích tình hình sử dụng thuốc điều trị vảy nến tại phòng khám chuyên đề, Bệnh viện Da liễu Trung ương

TÓM TẮT

Mục tiêu: Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị vảy nến và phân tích sự phù hợp về việc theo

dõi tác dụng không mong muốn của thuốc sử dụng toàn thân bằng các xét nghiệm thường quy.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Bệnh án của bệnh nhân vảy nến, khám và điều trị bệnh

vảy nến lần đầu tại Phòng khám chuyên đề - Bệnh viện Da liễu Trung ương từ ngày 01/01/2016 đến hết

31/12/2016. Phương pháp nghiên cứu là thu thập các thông tin về bệnh nhân, về thuốc/phác đồ điều

trị và các xét nghiệm thường quy của bệnh nhân được theo dõi hồi cứu, dọc theo thời gian 1 năm kể

từ ngày bắt đầu điều trị. Tính phù hợp của việc thực hiện các chỉ số xét nghiệm được đánh giá dựa trên

khuyến cáo của Hội Da liễu Việt Nam (2016).

Kết quả: Tổng số 419 bệnh án của bệnh nhân được nghiên cứu. Hầu hết bệnh nhân được điều trị

bằng thuốc tại chỗ. Trong đó có 52,7% bệnh nhân được kê các thuốc này trong phác đồ khởi đầu. Tỷ lệ

bệnh nhân sử dụng thuốc điều trị toàn thân chiếm 43,0%, và methotrexat là thuốc được kê đơn nhiều

nhất. Tỷ lệ bệnh nhân được chỉ định xét nghiệm nói chung và tỷ lệ thực hiện từng loại chỉ số xét nghiệm

đều chưa đủ và đúng theo khuyến cáo. Xét nghiệm thử thai chưa được thực hiện với tất cả các thuốc

điều trị toàn thân.

Kết luận: Hầu hết bệnh nhân vảy nến được sử dụng thuốc điều trị tại chỗ, có một số trường hợp

được kết hợp với thuốc điều trị toàn thân và thuốc hỗ trợ. Khi sử dụng thuốc điều trị toàn thân, chưa

thực hiện đủ các xét nghiệm cần thiết phù hợp để theo dõi tác dụng không mong muốn của thuốc.

pdf 8 trang yennguyen 6240
Bạn đang xem tài liệu "Phân tích tình hình sử dụng thuốc điều trị vảy nến tại phòng khám chuyên đề, Bệnh viện Da liễu Trung ương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phân tích tình hình sử dụng thuốc điều trị vảy nến tại phòng khám chuyên đề, Bệnh viện Da liễu Trung ương

Phân tích tình hình sử dụng thuốc điều trị vảy nến tại phòng khám chuyên đề, Bệnh viện Da liễu Trung ương
29Số 28 (Tháng 05/2019) 'A /,ӈ8 HӐ&
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
PHAÂN TÍCH TÌNH HÌNH SÖÛ DUÏNG THUOÁC ÑIEÀU TRÒ VAÛY NEÁN 
TAÏI PHOØNG KHAÙM CHUYEÂN ÑEÀ, BEÄNH VIEÄN DA LIEÃU 
TRUNG ÖÔNG
Trần Thị Thoan* , Nguyễn Văn Thường *, Lê Hữu Doanh*, Đinh Hữu Nghị*, Nguyễn Mai Hoa**, 
Nguyễn Hoàng Anh**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị vảy nến và phân tích sự phù hợp về việc theo 
dõi tác dụng không mong muốn của thuốc sử dụng toàn thân bằng các xét nghiệm thường quy. 
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Bệnh án của bệnh nhân vảy nến, khám và điều trị bệnh 
vảy nến lần đầu tại Phòng khám chuyên đề - Bệnh viện Da liễu Trung ương từ ngày 01/01/2016 đến hết 
31/12/2016. Phương pháp nghiên cứu là thu thập các thông tin về bệnh nhân, về thuốc/phác đồ điều 
trị và các xét nghiệm thường quy của bệnh nhân được theo dõi hồi cứu, dọc theo thời gian 1 năm kể 
từ ngày bắt đầu điều trị. Tính phù hợp của việc thực hiện các chỉ số xét nghiệm được đánh giá dựa trên 
khuyến cáo của Hội Da liễu Việt Nam (2016). 
Kết quả: Tổng số 419 bệnh án của bệnh nhân được nghiên cứu. Hầu hết bệnh nhân được điều trị 
bằng thuốc tại chỗ. Trong đó có 52,7% bệnh nhân được kê các thuốc này trong phác đồ khởi đầu. Tỷ lệ 
bệnh nhân sử dụng thuốc điều trị toàn thân chiếm 43,0%, và methotrexat là thuốc được kê đơn nhiều 
nhất. Tỷ lệ bệnh nhân được chỉ định xét nghiệm nói chung và tỷ lệ thực hiện từng loại chỉ số xét nghiệm 
đều chưa đủ và đúng theo khuyến cáo. Xét nghiệm thử thai chưa được thực hiện với tất cả các thuốc 
điều trị toàn thân. 
Kết luận: Hầu hết bệnh nhân vảy nến được sử dụng thuốc điều trị tại chỗ, có một số trường hợp 
được kết hợp với thuốc điều trị toàn thân và thuốc hỗ trợ. Khi sử dụng thuốc điều trị toàn thân, chưa 
thực hiện đủ các xét nghiệm cần thiết phù hợp để theo dõi tác dụng không mong muốn của thuốc.
Từ khóa: vảy nến, xét nghiệm thường quy, corticosteroid, methotrexat. 
Phản biện khoa học: PGS.TS. Trần Văn Tiến
* Bệnh viện Da liễu Trung ương
** Trung tâm DI & ADR Quốc gia, Trường Đại học Dược 
Hà Nội
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
 Vảy nến là một bệnh da thường gặp, 
chiếm khoảng 2,2% tổng số bệnh nhân đến khám 
bệnh tại Bệnh viện Da liễu Trung ương (2010) [1]. 
Lựa chọn thuốc trong điều trị vảy nến dựa vào 
nhiều yếu tố như thể bệnh, mức độ bệnh, bệnh 
mắc kèm, hiệu quả và tác dụng không mong 
muốn của thuốc, sự phối hợp giữa thầy thuốc và 
bệnh nhân, yếu tố kinh tế [1]. Một số thuốc điều 
trị vảy nến toàn thân có thể có những tác dụng 
không mong muốn. Cho nên, cần phải thực hiện 
một số xét nghiệm thường quy để theo dõi trong 
30 'A /,ӈ8 HӐ& Số 28 (Tháng 05/2019)
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
quá trình điều trị [3]. Để có được những thông tin 
cần thiết giúp ích cho việc quản lý bệnh vảy nến, 
chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài nghiên cứu 
nhằm: (1) khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều 
trị vảy nến trên các bệnh nhân đến khám và điều 
trị lần đầu tại Phòng khám chuyên đề Bệnh viện 
Da liễu TW và (2) phân tích sự phù hợp về việc 
theo dõi tác dụng không mong muốn của các 
thuốc điều trị vảy nến sử dụng toàn thân thông 
qua các xét nghiệm thường quy.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: Bệnh án của bệnh 
nhân vảy nến, điều trị lần đầu tại Phòng khám 
chuyên đề - Bệnh viện Da liễu Trung ương năm 
2016. Những bệnh án này được theo dõi trong 
vòng 1 năm kể từ ngày bắt đầu điều trị. Phân tích 
sự phù hợp về theo dõi tác dụng không mong 
muốn bằng các xét nghiệm thường quy, lựa chọn 
bệnh án của bệnh nhân thu được từ mục tiêu 1 
có sử dụng tối thiểu một thuốc điều trị toàn thân 
trong 12 tháng theo dõi. 
Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu, theo 
dõi dọc thông qua thu thập thông tin về bệnh 
nhân, về thuốc/phác đồ điều trị và các xét nghiệm 
thường quy được thực hiện trước và tại các thời 
điểm tái khám trong quá trình điều trị. Tính phù 
hợp của việc thực hiện các chỉ số xét nghiệm 
được đánh giá dựa trên khuyến cáo của Hội Da 
liễu Việt Nam (2016) [3].
Xử lý số liệu: Dữ liệu được lưu trữ và xử lý 
bằng phần mềm SPSS 20.0.
3. KẾT QUẢ
3.1. Kết quả khảo sát tình hình sử dụng thuốc 
điều trị vảy nến 
Năm 2016, có 419 bệnh án bệnh nhân vảy 
nến lần đầu đến khám và điều trị tại Phòng 
khám chuyên đề. Trong đó, nam chiếm 67,5%, 
chủ yếu là vảy nến thể mảng chiếm 82,1%, thể 
mủ và thể giọt chiếm tỷ lệ lần lượt là 5,3% và 
4,5%, thể đỏ da toàn thân chiếm tỷ lệ ít nhất 
2,4%. Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị 
vảy nến của những bệnh nhân này chúng tôi thu 
được kết quả:
Đặc điểm sử dụng thuốc của các bệnh nhân 
trong mẫu nghiên cứu trong 12 tháng theo dõi 
điều trị được trình bày trong bảng 3.1.
Bảng 3.1: Tỷ lệ sử dụng các loại thuốc điều trị 
vảy nến
Đặc điểm sử dụng thuốc
Số bệnh 
nhân (tỷ 
lệ %)
Thuốc điều trị vảy nến toàn thân 195 (46,5)
Metrotrexat 140 (33,4)
Acitretin 70 (16,7)
Ciclosporin 16 (3,8)
Infliximab 7 (1,7)
Thuốc điều trị vảy nến tại chỗ 419 (100)
Corticosteroid 416 (99,3)
Bethamethason dipropionat (mỡ) 337 (80,4)
Clobethason propionat (mỡ, kem) 40 (9,5)
Bethamethason dipropionat (kem, gel) 333 (79,5)
Mometason furoat (kem) 3 (0,7)
Clobetason butyrat (kem) 16 (3,8)
Desonid (kem) 30 (7,2)
Betamethason valerat (kem, gel) 34 (8,1)
Hydrocortison acetat (kem) 3 (0,7)
Calcipotriol 377 (90,0)
Tacrolimus 165 (39,4)
Acid salicylic 135 (32,2)
Thuốc hỗ trợ điều trị vảy nến 294 (70,2)
Thuốc điều trị bệnh mắc kèm 51 (12,2)
Thuốc khác 173 (42,3)
Tổng số bệnh nhân 419 (100,0)
31Số 28 (Tháng 05/2019) 'A /,ӈ8 HӐ&
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Nhận xét: Toàn bộ bệnh nhân trong mẫu 
nghiên cứu đều sử dụng thuốc điều trị vảy nến 
tại chỗ nhưng chỉ 195 bệnh nhân (46,5%) được 
kê đơn thuốc điều trị toàn thân, phổ biến nhất 
là methotrexat (33,4%). Trong các thuốc điều 
trị tại chỗ, đa số bệnh nhân đều được kê đơn 
corticosteroid (99,3%), tiếp theo là calcipotriol 
(90,0%). Trong nhóm corticosteroid, các hoạt chất 
có hoạt lực cực mạnh (nhóm I) và mạnh (nhóm II) 
có tỷ lệ sử dụng cao, lần lượt là 89,9% và 79,5%.
Các phương pháp điều trị vảy nến trong phác 
đồ khởi đầu khá đa dạng từ đơn trị liệu đến phối 
hợp các thuốc điều trị và có cả kết hợp với quang 
trị liệu. Kết quả khảo sát các phương pháp điều trị 
vảy nến trong phác đồ khởi đầu được trình bày ở 
bảng 3.2.
Bảng 3.2: Các phương pháp điều trị vảy nến 
phác đồ khởi đầu
Phương pháp điều trị
Số bệnh nhân 
(Tỷ lệ %) 
 Thuốc tại chỗ 221 (52,7)
 Thuốc tại chỗ + toàn thân 170 (40,6)
 Thuốc tại chỗ + quang trị liệu 18 (4,3)
 Thuốc toàn thân 6 (1,4)
Thuốc tại chỗ + thuốc toàn 
thân + quang trị liệu
4 (1,0)
 Tổng số bệnh nhân 419 (100,0)
Nhận xét: Bệnh nhân chỉ dùng các thuốc 
điều trị tại chỗ chiếm tỷ lệ cao (52,7%), thường 
được kết hợp với nhau từ 2 đến 3 loại thuốc. Có 
43,0% bệnh nhân được sử dụng thuốc toàn thân 
khởi đầu điều trị. Toàn bộ các thuốc này đều được 
sử dụng đơn độc, trong đó, methotrexat là thuốc 
được kê đơn nhiều nhất. Điều trị kết hợp giữa 
thuốc và quang trị liệu chỉ chiếm 5,3%.
3.2. Kết quả phân tích tính phù hợp về việc thực hiện các xét nghiệm thường quy
Bảng 3.3: Tỷ lệ bệnh nhân được xét nghiệm khi dùng acitretin theo khuyến cáo
Loại xét nghiệm
Trước 
điều trị
Sau 4 tuần Sau 8 tuần Sau 12 tuần Sau 16 tuần
Công thức máu 88,2 92,6 95,8 85,7 100,0
Enzym gan 85,3 96,3 95,8 100,0 94,7
Creatinine huyết thanh 85,3 85,2 91,7 100,0 94,7
Lipid huyết thanh 79,4 85,2 91,7 95,2 100,0
Đường huyết lúc đói 73,5 77,8 83,3 81.0 84,2
Thử thai (nước tiểu) 0 0 0 0 0
Chỉ định xét nghiệm chung 51,4 47,5 45,6 44,2 47,7
 Nhận xét: Chỉ khoảng 1/2 số bệnh nhân được chỉ định thực xét nghiệm trước và trong quá trình 
sử dụng acitretin (45,6% đến 51,4%). Những bệnh nhân này, các chỉ số xét nghiệm được thực hiện khá 
đầy đủ. Xét nghiệm thử thai không được thực hiện đối với tất cả bệnh nhân nữ trong mẫu nghiên cứu. 
32 'A /,ӈ8 HӐ& Số 28 (Tháng 05/2019)
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Bảng 3.4: Tỷ lệ bệnh nhân được xét nghiệm khi điều trị bằng ciclosporin theo khuyến cáo
Loại xét nghiệm
Trước 
điều trị
Tháng 
đầu tiên
Tháng 
thứ 2
Tháng 
thứ 3
Tháng thứ 4 
trở đi
Công thức máu 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0
Enzym gan 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0
Creatinine huyết thanh 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0
Lipid huyết thanh 93,3 75,0 87,5 80,0 66,7
Acid uric huyết thanh 86,7 75,0 75,0 60,0 66,7
Điện giải đồ 60,0 62,5 62,5 40,0 66,7
Phân tích nước tiểu 66,7 87,5 37,5 60,0 66,7
Thử thai (nước tiều) 0,0
Chỉ định xét nghiệm chung 93,8 61,5 72,7 62,5 60,0
 Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân được thực hiện xét nghiệm trước điều trị bằng ciclosporin tương đối 
cao (93,8%) nhưng giảm nhiều các tháng tiếp theo. Các chỉ số xét nghiệm về công thức máu hay enzym 
gan được thực hiện khá đầy đủ, trong khi đó, điện giải đồ, acid uric huyết thanh, lipid huyết thanh lại ít 
được chú ý đến. Xét nghiệm thử thai trước điều trị đều không được thực hiện cho các bệnh nhân nữ.
Bảng 3.5: Tỷ lệ bệnh nhân được xét nghiệm khi điều trị bằng methotrexat theo khuyến cáo
Thời kỳ
Trước điều 
trị
Tháng 
đầu tiên
Tháng 
thứ 2
Tháng 
thứ 3
Tháng thứ 4 
trở đi
Công thức máu 74,4 61,8 75,5 84,4 56,3
Enzym gan 73,3 57,4 73,6 82,2 56,3
Creatinine huyết thanh 70,0 61,8 75,5 84,4 53,1
Albumin huyết thanh 46,7 41,2 37,7 51,4 31,3
HBV/HCV 3,7
Phân tích nước tiểu 38,9 29,4 43,4 48,9 34,4
Thử thai (nước tiểu) 0,0
X - quang phổi 8,9 4,4 9,4 6,7 6,3
Chỉ định xét nghiệm chung 64,3 70,1 79,1 83,3 83,9
 Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân được xét nghiệm trước khi điều trị bằng methotrexat thấp. Nhiều xét 
nghiệm không được tiếp tục thực hiện khi theo dõi điều trị. Tỷ lệ thực hiện chụp X -quang phổi trước 
và trong quá trình điều trị rất thấp (8,9%). Tương tự với acitretin và ciclosporin, không có bệnh nhân nữ 
thực hiện thử thai trước điều trị.
33Số 28 (Tháng 05/2019) 'A /,ӈ8 HӐ&
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Bảng 3.6: Tỷ lệ bệnh nhân được xét nghiệm khi điều trị bằng infliximab theo khuyến cáo
Thời kỳ Trước điều trị Sau 2 tuần Sau 6 tuần
Lần truyền 
tiếp theo
Công thức máu 100,0 100,0 100,0 100,0
Enzym gan 100,0 77,8 55,6 55,6
Creatinine huyết thanh 100,0 100,0 88,9 88,9
ESR/CRP 100,0 77,8 44,4 55,6
Mantoux/IRGAs 100,0
HBV/HCV 100,0
Phân tích nước tiểu 100,0 77,8 44,4 44,4
Thử thai 0,0
HIV 100,0
Chỉ định xét nghiệm chung 100,0 100,0 100,0 100,0
 Nhận xét: Trước khi khởi đầu điều trị bằng infliximab, hầu hết bệnh nhân được xét nghiệm theo 
khuyến cáo. Trong quá trình điều trị, tại các thời điểm theo dõi, các bệnh nhân đều được xét nghiệm sinh 
hóa, huyết học đầy đủ. Các xét nghiệm chức năng gan, phân tích nước tiểu và ESR/CRP ít được chú ý hơn 
và có xu hướng thực hiện ít dần theo thời gian. Xét nghiệm thử thai trước điều trị cũng không được thực 
hiện ở bệnh nhân nữ nào.
4. BÀN LUẬN
Các thuốc sử dụng trong điều trị vảy nến rất đa 
dạng, trong đó, thuốc điều trị tại chỗ luôn chiếm 
tỷ lệ lớn. Trong nghiên cứu của chúng tôi, 100% 
bệnh nhân được kê đơn thuốc điều trị tại chỗ, 
trong đó, chủ yếu là corticosteroid và calcipotriol 
đứng hàng thứ hai. Trong nhóm corticosteroid, đa 
số bệnh nhân đều được sử dụng các hoạt chất có 
hoạt lực cực mạnh và mạnh, với tỷ lệ tương ứng 
lần lượt là 89,9% và 79,5%. Kết quả này tương tự 
với khảo sát tại bệnh viện vào năm 2010 và tương 
đồng với nghiên cứu của Bylappa Bhuvana Kolar 
[4], [5]. Ở các mức độ hoạt lực thấp hơn từ trung 
bình đến yếu, đều có các hoạt chất corticosteroid 
được sử dụng, với đa dạng các dạng bào chế 
(kem, gel, mỡ), tạo ra nhiều lựa chọn phù hợp với 
các mức độ bệnh, cá thể bệnh nhân và vị trí tổn 
thương khác nhau. 
Trong các thuốc điều trị toàn thân, 
methotrexat vẫn là thuốc sử dụng phổ biến nhất, 
tiếp đến là dẫn chất retinoid (acitretin) và sau đó 
là ciclosporin. Kết quả này tương đồng với các 
nghiên cứu của Boffa MJ tại châu Âu năm 2005 [6]. 
Methotrexat được dùng điều trị vảy nến từ những 
năm 60 của thế kỷ trước, với khoảng điều trị hẹp 
nhưng chi phí điều trị thấp nên vẫn là thuốc được 
nhiều bác sỹ lựa chọn. Đặc biệt, thuốc sinh học 
(infliximab) cũng đã được đưa vào sử dụng mặc 
dù tỷ lệ còn thấp và chỉ được sử dụng trong phác 
đồ thay thế. Việc có nhiều thuốc điều trị toàn 
thân được đưa vào điều trị tạo thêm cơ hội lựa 
chọn thuốc phù hợp với bệnh nhân và việc luân 
chuyển giữa các thuốc toàn thân để giảm nguy 
cơ gây biến cố bất lợi dễ dàng hơn. 
Nhờ được cập nhật các hướng dẫn điều trị, 
phương pháp kết hợp riêng quang trị liệu với 
thuốc tại chỗ đã được áp dụng tại bệnh viện, làm 
34 'A /,ӈ8 HӐ& Số 28 (Tháng 05/2019)
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
trì hoãn việc sử dụng thuốc toàn thân với độc 
tính cao. Đây là kết hợp được nhiều khuyến cáo 
đưa ra, tuy nhiên, khi dùng quang trị liệu không 
sử dụng thuốc calcipotriol [2]. Do nghiên cứu này 
thực hiện trên đối tượng ngoại trú nên mức độ 
bệnh nhẹ hơn, phác đồ khởi đầu chỉ gồm thuốc 
điều trị tại chỗ chiếm tỷ lệ cao nhất tỷ lệ (52,7%) 
và kết hợp thuốc tại chỗ và toàn thân trong phác 
đồ khởi đầu ở nghiên cứu này chiếm 42,0%. 
Trong khi các thuốc điều trị toàn thân đều được 
sử dụng đơn độc trong phác đồ khởi đầu, các 
thuốc điều trị tại chỗ thường được kết hợp 2 - 3, 
thậm chí 4 hoạt chất với nhau. Các thuốc tại chỗ 
được sử dụng nhiều loại để phù hợp cho nhiều 
vị trí thương tổn của bệnh vảy nến. Phối hợp 
corticosteroid và calcipotriol là phối hợp chiếm tỷ 
lệ cao nhất (37,7%). Đây cũng là phối hợp thuốc 
tại chỗ được khuyến cáo nên sử dụng do tạo ra 
tác dụng hiệp đồng của 2 thuốc [1].
Trong quá trình điều trị vảy nến, việc tuân 
thủ thực hiện xét nghiệm trước và trong quá trình 
điều trị của mỗi thuốc điều trị toàn thân tương 
đối khác nhau. Với acitretin, số lượng bệnh nhân 
được thực hiện xét nghiệm theo khuyến cáo mới 
chỉ đạt khoảng 50%. Tuy nhiên, với hầu hết các 
bệnh nhân khi được chỉ định xét nghiệm, các chỉ 
số được thực hiện gần như đầy đủ, thậm chí có 
những chỉ số đã được thực hiện khi không cần 
thiết. Khác với acitretin, đa số bệnh nhân sử dụng 
ciclosporin đều được thực hiện các xét nghiệm 
trước điều trị nhưng trong quá trình điều trị, các 
xét nghiệm lại chưa được thực hiện đầy đủ. Bệnh 
nhân chỉ được chú ý xét nghiệm công thức máu, 
enzym gan, creatinin huyết thanh trong khi việc 
thực hiện các xét nghiệm khác như điện giải đồ 
hoặc đo nồng độ acid uric hoặc lipid huyết thanh 
lại ít được chỉ định hơn hoặc thực hiện ở thời điểm 
khác so với khuyến cáo. Điều này cho thấy bác sĩ 
tại bệnh viện chú ý nhiều hơn đến độc tính trên 
gan, thận của ciclosporin. Trong khi đó, tác dụng 
bất lợi gây rối loạn điện giải (hạ magie huyết 
thanh, tăng kali huyết thanh) và rối loạn chuyển 
hóa (tăng acid uric, tăng lipid huyết thanh) của 
thuốc này mặc dù không hiếm gặp nhưng chưa 
được quan tâm đầy đủ [3], [8]. 
Methotrexat là thuốc được sử dụng phổ 
biến nhất, tiềm tàng nhiều nguy cơ gây tác dụng 
không mong muốn nghiêm trọng nên việc theo 
dõi tác dụng không mong muốn bằng các xét 
nghiệm thường quy rất cần thiết. Tuy nhiên, 
trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ bệnh nhân 
được thực hiện xét nghiệm trước và trong quá 
trình điều trị bằng thuốc này chỉ đạt khoảng 60 
- 80%. Tỷ lệ này thấp hơn đáng kể so với các kết 
quả nghiên cứu khác đã được thực hiện tại châu 
Âu, đặc biệt với xét nghiệm thử thai [6], [7]. Mặt 
khác, do việc khám và điều trị tại phòng khám 
theo lịch hẹn hàng tháng nên bệnh nhân không 
được xét nghiệm công thức máu sau tuần đầu 
tiên điều trị theo khuyến cáo. Đo nồng độ enzym 
gan là xét nghiệm cần thiết để theo dõi độc tính 
trên gan khi sử dụng methotrexat trong điều 
kiện bệnh viện chưa đủ điều kiện thực hiện xét 
nghiệm PIIINP hay sinh thiết gan. Tuy nhiên, xét 
nghiệm chức năng gan cơ bản này cũng không 
được thực hiện đầy đủ và thậm chí, đặc biệt từ 
tháng thứ 4 trở đi, có xu hướng giảm mạnh, với 
chỉ 56,3% bệnh nhân được thực hiện xét nghiệm 
này trong mẫu nghiên cứu. Trong các thuốc điều 
trị toàn thân, infliximab là thuốc sinh học duy 
nhất đã được đưa vào điều trị và cũng là thuốc có 
tỷ lệ tuân thủ việc thực hiện xét nghiệm đầy đủ 
35Số 28 (Tháng 05/2019) 'A /,ӈ8 HӐ&
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
nhất theo khuyến cáo. Tất cả các bệnh nhân đã 
được thực hiện xét nghiệm và tại lần xét nghiệm 
đầu tiên tất cả các chỉ số xét nghiệm được thực 
hiện. Tuy nhiên, ngoại trừ xét nghiệm công thức 
máu, các chỉ số xét nghiệm khác cũng có xu 
hướng được thực hiện ít dần theo thời gian theo 
dõi, kể cả xét nghiệm enzym gan đã được khuyến 
cáo cần thiết để theo dõi độc tính trên gan liên 
quan đến việc sử dụng thuốc này [8]. 
Đối với các thuốc điều trị toàn thân, xét 
nghiệm thử thai được yêu cầu thực hiện trước khi 
bắt đầu sử dụng thuốc nhưng toàn bộ bệnh nhân 
nữ cũng đều không được tuân thủ xét nghiệm 
đúng khuyến cáo. Điều đó có thể xuất phát từ 
việc xét nghiệm thử thai bằng nước tiểu không 
nằm trong phạm vi thanh toán của bảo hiểm y tế, 
dẫn đến bác sĩ không chỉ định xét nghiệm mà chỉ 
trao đổi, tư vấn về độc tính của thuốc và ghi cụ 
thể trong đơn cho bệnh nhân.
5. KẾT LUẬN
Nghiên cứu tình hình sử dụng thuốc điều 
trị vảy nến và phân tích sự phù hợp về việc theo 
dõi tác dụng không mong muốn của thuốc điều 
trị toàn thân thông qua xét nghiệm thường quy 
theo khuyến cáo, chúng tôi nhận thấy: thuốc điều 
trị tại chỗ chiếm tỷ lệ rất lớn trong các thuốc sử 
dụng cho bệnh nhân và 52,7% bệnh nhân chỉ 
được điều trị bằng các thuốc này trong phác đồ 
khởi đầu. Thuốc điều trị toàn thân được kê đơn 
ở 180 bệnh nhân (43,0%), với methotrexat là 
thuốc được sử dụng phổ biến nhất. Thuốc sinh 
học infliximab bắt đầu đưa vào điều trị nhưng 
tỷ lệ sử dụng ít (7 bệnh nhân, 1,7%) và chỉ được 
kê đơn trong phác đồ thay thế. Các xét nghiệm 
thường được thực hiện khi bệnh nhân sử dụng 
thuốc điều trị toàn thân là công thức máu, chức 
năng gan, thận và vẫn có xét nghiệm cần thiết 
nhưng không được thực hiện như thử thai. Các 
xét nghiệm cần được thực hiện đầy đủ và đúng 
thời điểm để tránh lãng phí, đồng thời cho phép 
theo dõi tác dụng không mong muốn của các 
thuốc điều trị toàn thân chặt chẽ hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ môn Da liễu - Trường Đại học Y Hà Nội 
(2016), “Bệnh vảy nến”, Bệnh học da liễu, Nhà xuất 
bản Y học, pp. 103-113.
2. Hội Da liễu Việt Nam (2016), “Hướng dẫn 
chăm sóc và điều trị bệnh vảy nến”, Nhà xuất bản 
Y học.
3. Bylappa Bhuvana Kolar, Patil Rajesh T, et 
al. (2015), “Drug prescribing pattern of topical 
corticosteroids in dermatology unit of a tertiary-
care hospital”, Int J Med Sci Public Health, 4(12), 
pp. 1702.
4. Boffa MJ (2005), “Methotrexate for psoriasis: 
current European practice. A postal survey”, 
Journal of the European Academy of Dermatology 
and Venereology, 19(2), pp. 196-202.
5. Collin B, Srinathan SK, et al. (2008), 
“Methotrexate: prescribing and monitoring 
practices among the consultant membership of 
the British Association of Dermatologists”, British 
Journal of Dermatology, 158(4), pp. 793-800.
6. Nast Alexander, Boehncke Wolf‐Henning, 
et al. (2012), “S3-Guidelines on the treatment 
of psoriasis vulgaris (English version). Update”, 
JDDG: Journal der Deutschen Dermatologischen 
Gesellschaft, 10(s2), pp.
36 'A /,ӈ8 HӐ& Số 28 (Tháng 05/2019)
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
SUMMARY
ANALYSIS OF DRUGS USING IN THE TREATMENT OF PSORIASIS IN THE PSORIASIS - SPECIFIC CLINIC 
IN NATIONAL HOSPITAL OF DERMATOLOGY AND VENEREOLOGY
Objectives: This study aimed to describe the use of drugs used for psoriasis in the Outpatient 
Department at National Hospital of Dermatology and Venereology (NHDV) and analyze the 
appropriateness of routine laboratory monitoring for adverse effects of systematic therapy. 
Methods: Patients with psoriasis first visiting NHDV during the period from 1 Jan 2016 to 31 
December 2016 were included. Patient information, drug/treatment regimens and routine laboratory 
tests were monitored over a one year period from initiation of treatment. The rationality of the routine 
test was assessed based on the guideline of the Vietnamese Society of Dermatology and Venereology 
(2016). Results: A total of 419 patients were enrolled in the study. 100% of patients were prescribed 
topical treatment and half of initial regimens included topical drugs only (52.7%). Only 180 patients 
(43.0%) received systemic psoriasis drugs, of which methotrexate was the most commonly prescribed 
drug. There was a rate of tests assigned irrational. Pregnancy testing was not been performed with all 
systemic drugs. 
Conclusions: The study reveals a wide variety of treatment methods and drugs used for psoriasis 
patients in the outpatient setting. Laboratory tests should be performed more rationally to monitor the 
adverse effects of systemic therapy closely.

File đính kèm:

  • pdfphan_tich_tinh_hinh_su_dung_thuoc_dieu_tri_vay_nen_tai_phong.pdf