Tài liệu hướng dẫn thực hành Nhập môn Công tác xã hội

I. KHÁI NIỆM VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI

Hiệp hội công tác xã hội quốc tế và các trường đào tạo công tác xã hội quốc tế (2011)

thống nhất một định nghĩa về công tác xã hội như sau: Công tác xã hội là nghề nghiệp

tham gia vào giải quyết vấn đề liên quan tới mối quan hệ của con người và thúc đẩy sự thay

đổi xã hội, tăng cường sự trao quyền và giải phóng quyền lực nhằm nâng cao chất lượng

sống của con người. Công tác xã hội sử dụng các học thuyết về hành vi con người và lý luận

về hệ thống xã hội vào can thiệp sự tương tác của con người với với môi trường sống.

Công tác xã hội có thể hiểu là một nghề, một hoạt động chuyên nghiệp nhằm trợ giúp

các cá nhân, gia đình và cộng đồng nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu và tăng cường

chức năng xã hội, đồng thời thúc đẩy môi trường xã hội về chính sách, nguồn lực và

dịch vụ nhằm giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng giải quyết và phòng ngừa các vấn

đề xã hội góp phần đảm bảo an sinh xã hội.

II. MụC ĐíCH, CHỨC NăNG VÀ NHIỆM Vụ CỦA CÔNG TÁC XÃ HỘI

1. Mục đích của công tác xã hội

Công tác xã hội hướng tới tạo ra “thay đổi” tích cực trong xã hội, nhằm nâng cao chất

lượng cuộc sống cho tất cả mọi người đặc biệt là những nhóm người yếu thế. Công tác

xã hội thúc đẩy sự biến đổi xã hội, tăng cường các mối tương tác hài hoà giữa cá nhân,

gia đình và xã hội hướng tới tiến bộ và công bằng xã hội.

Hoạt động nghề nghiệp công tác xã hội hướng tới 2 mục đích cơ bản sau:

BÀI

7

Một là, nâng cao năng lực cho các nhóm đối tượng như cá nhân, gia đình và cộng đồng có hoàn

cảnh khó khăn.

Hai là, cải thiện môi trường xã hội để hỗ trợ cá nhân, gia đình và cộng đồng thực hiện các chức

năng, vai trò của họ có hiệu quả.

pdf 45 trang yennguyen 4340
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu hướng dẫn thực hành Nhập môn Công tác xã hội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu hướng dẫn thực hành Nhập môn Công tác xã hội

Tài liệu hướng dẫn thực hành Nhập môn Công tác xã hội
Hà Nội, năm 2016
TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH
(Dành cho cán bộ xã hội cấp cơ sở)
NHẬP MÔN
BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
2
3NHẬP MÔN CÔNG TÁC XÃ HỘI
Công tác xã hội chiếm vị trí ý nghĩa trong giải quyết các vấn đề xã hội, nhằm 
đảm bảo công bằng và tiến bộ xã hội trong mỗi quốc gia. Chính vì vậy, tháng 
3 năm 2010 Thủ tưởng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển Nghề Công tác 
xã hội ở Việt Nam giai đoạn 2010-2020 trong Quyết định 32/2010-QĐ/TTg. 
Việc phát triển công tác xã hội theo hướng chuyên nghiệp nhằm thực thi các 
chính sách an sinh xã hội có hiệu quả đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ xã hội 
chuyên nghiệp. Do vậy, một trong mục tiêu của Đề án đó là tới năm 2020 cần 
đào tạo mới và đào tạo lại 60.000 cán bộ xã hội có trình độ kiến thức, kỹ năng 
nghề công tác xã hội. 
Những kiến thức cơ bản về nghề công tác xã hội được xem như một kiến thức 
quan trọng, cơ sở đối với hệ thống kiến thức, kỹ năng nghề Công tác xã hội 
mà cán bộ xã hội cần được trang bị. Do vậy cuốn tài liệu này được biên soạn 
nhằm cung cấp những thông tin nền tảng nhất tới người học bức tranh khái 
quát về nghề công tác xã hội với khái niệm cơ bản, cách tiếp cận lý luận trong 
trợ giúp giải quyết vấn đề của công tác xã hội cũng như xu hướng các lĩnh vực 
thực hành của công tác xã hội hiện nay.
Tài liệu được biên soạn với sự phối hợp của UNICEF, Bộ Lao động Thương binh 
và Xã hội, Trường Đại học Lao động - Xã hội và những đóng góp chuyên môn 
của các nhà khoa học trong lĩnh vực này.
Do khoa học công tác xã hội còn khá mới mẻ ở Việt Nam nên khi biên soạn 
không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý của bạn đọc 
để lần tái bản sau được hoàn thiện hơn.
 Chủ biên
TS. Bùi Thị Xuân Mai
LỜI MỞ ĐẦU
4MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 3
BÀI 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI 6
I. Khái niệm về công tác xã hội 6
II. Mục đích, chức năng và nhiệm vụ của công tác xã hội 6
1. Mục đích của công tác xã hội 6
2. Các chức năng, nhiệm vụ của công tác xã hội 7
3. Sự khác biệt công tác xã hội và công tác từ thiện 8
III. Đối tượng trợ giúp của công tác xã hội 10
IV. Tiến trình công tác xã hội 11
V. Mối quan hệ an sinh xã hội và công tác xã hội 12
1. Khái quát về an sinh xã hội 12
2. Vai trò của Công tác xã hội trong thực hiện các chính sách an sinh xã hội 13
VI. Công tác xã hội với tư cách là một nghề trong xã hội 14
1. Sơ lược lịch sử phát triển công tác xã hội 14
2. Nghề công tác xã hội hiện nay và vai trò, vị trí của công tác xã hội trong xã hội 17
VII. Nhân viên xã hội 19
1. Khái niệm nhân viên xã hội 19
2. Yêu cầu đạo đức, kiến thức và kỹ năng đối với nhân viên xã hội 21
VII. Nền tảng triết lý, nguyên tắc đạo đức nghề công tác xã hội 22
1. Triết lý nghề công tác xã hội 22
2. Các nguyên tắc thực hành công tác xã hội 23
BÀI 2: MỘT SỐ LÝ THUYẾT NỀN TẢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP CỦA CÔNG TÁC XÃ HỘI 24
I. Một số lý thuyết cơ bản được tiếp cận trong công tác xã hội 24
1. Cách tiếp cận hệ thống và con người trong môi trường 24
2. Cách tiếp cận dựa trên thuyết về nhu cầu con người 26
3. Tiếp cận dựa trên thuyết về quyền con người 27
4. Tiếp cận dựa trên thế mạnh và khả năng phục hồi trong trợ giúp giải quyết vấn đề 27
5. Tiếp cận dựa trên thuyết phát triển xã hội, phát triển cộng đồng 28
II. Giới thiệu sơ lược các phương pháp công tác xã hội 29
1. Công tác xã hội cá nhân 29
2. Công tác xã hội nhóm 29
3. Làm việc với cộng đồng 31
4. Quản trị ngành công tác xã hội 32
5. Nghiên cứu trong công tác xã hội 33
5NHẬP MÔN CÔNG TÁC XÃ HỘI
BÀI 3: CÁC LĨNH VỰC CÔNG TÁC XÃ HỘI VÀ HỆ THỐNG CƠ QUAN TỔ CHỨC THỰC HIỆN 34
I. CÁC LĨNH VỰC CÔNG TÁC XÃ HỘI 34
1. Công tác xã hội với trẻ em 34
2. Công tác xã hội với gia đình 35
3. Công tác xã hội với cộng đồng 35
4. Công tác xã hội trong lĩnh vực y tế 36
5. Công tác xã hội trong trường học 37
6. Công tác xã hội trong lĩnh vực tư pháp 37
7. Công tác xã cho nhóm người có nhu cầu đặc biệt 38
8. Công tác xã hội trong công nghiệp, lao động và việc làm 39
II. HỆ THỐNG CƠ QUAN TỔ CHỨC 40
1. Cơ quan quản lý nhà nước 40
2. Các tổ chức xã hội 41
3. Các tổ chức quốc tế 42
4. Tổ chức phi chính phủ, tư nhân trong nước 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO 44
6NHẬP MÔN CÔNG TÁC XÃ HỘI
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ 
CÔNG TÁC XÃ HỘI
I. KHÁI NIỆM VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI
Hiệp hội công tác xã hội quốc tế và các trường đào tạo công tác xã hội quốc tế (2011) 
thống nhất một định nghĩa về công tác xã hội như sau: Công tác xã hội là nghề nghiệp 
tham gia vào giải quyết vấn đề liên quan tới mối quan hệ của con người và thúc đẩy sự thay 
đổi xã hội, tăng cường sự trao quyền và giải phóng quyền lực nhằm nâng cao chất lượng 
sống của con người. Công tác xã hội sử dụng các học thuyết về hành vi con người và lý luận 
về hệ thống xã hội vào can thiệp sự tương tác của con người với với môi trường sống. 
Công tác xã hội có thể hiểu là một nghề, một hoạt động chuyên nghiệp nhằm trợ giúp 
các cá nhân, gia đình và cộng đồng nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu và tăng cường 
chức năng xã hội, đồng thời thúc đẩy môi trường xã hội về chính sách, nguồn lực và 
dịch vụ nhằm giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng giải quyết và phòng ngừa các vấn 
đề xã hội góp phần đảm bảo an sinh xã hội.
II. MụC ĐíCH, CHỨC NăNG VÀ NHIỆM Vụ CỦA CÔNG TÁC XÃ HỘI 
1. Mục đích của công tác xã hội 
Công tác xã hội hướng tới tạo ra “thay đổi” tích cực trong xã hội, nhằm nâng cao chất 
lượng cuộc sống cho tất cả mọi người đặc biệt là những nhóm người yếu thế. Công tác 
xã hội thúc đẩy sự biến đổi xã hội, tăng cường các mối tương tác hài hoà giữa cá nhân, 
gia đình và xã hội hướng tới tiến bộ và công bằng xã hội.
Hoạt động nghề nghiệp công tác xã hội hướng tới 2 mục đích cơ bản sau:
BÀI 
7Một là, nâng cao năng lực cho các nhóm đối tượng như cá nhân, gia đình và cộng đồng có hoàn 
cảnh khó khăn. 
Hai là, cải thiện môi trường xã hội để hỗ trợ cá nhân, gia đình và cộng đồng thực hiện các chức 
năng, vai trò của họ có hiệu quả.
2. Các chức năng, nhiệm vụ của công tác xã hội 
2.1 Các chức năng cuả công tác xã hội
Như là bác sỹ xã hội, các nhân viên xã hội thực hiện những chức năng của ngành công tác xã hội 
để giải quyết các vấn đề xã hội đó là: chức năng phòng ngừa, chức năng can thiệp, chức năng 
phục hồi, chức năng phát triển. 
- Chức năng phòng ngừa
Với quan điểm phòng bệnh hơn chữa bệnh, công tác xã hội không chờ tới khi cá nhân hay gia 
đình rơi vào hoàn cảnh khó khăn rồi mới giúp đỡ. Công tác xã hội rất quan tâm đến phòng ngừa 
những vấn đề xã hội của cá nhân, gia đình hay cộng đồng. Những hoạt động giáo dục nâng cao 
nhận thức cho cá nhân hay gia đình, việc cung cấp các kiến thức về HIV/AIDS hay kiến thức về 
ma tuý... đều có ý nghĩa cho công tác phòng ngừa. 
- Chức năng can thiệp
Chức năng can thiệp (còn được gọi là chức năng chữa trị hay trị liệu) nhằm trợ giúp cá nhân, gia 
đình hay cộng đồng giải quyết vấn đề đang gặp phải. Khi thực hiện chức năng này nhân viên xã 
hội giúp đỡ đối tượng vượt qua khó khăn, giải quyết vấn đề đang tồn tại. Ví dụ như hoạt động 
trợ cấp khi cộng đồng bị lũ lụt, thiên tai, hoạt động can thiệp bảo vệ quyền lợi cho phụ nữ bị 
bạo hành, hoạt động tham vấn can thiệp khủng hoảng khi một bé gái bị xâm hại tình dục... hay 
là hoạt động can thiệp giải quyết vấn đề.
- Chức năng phục hồi
Đó là việc công tác xã hội giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng khôi phục lại chức năng xã hội đã 
bị suy giảm. Nó bao gồm những hoạt động trợ giúp đối tượng trở lại mức ban đầu và hoà nhập 
cuộc sống xã hội. Hoạt động phục hồi nhằm giúp đối tượng trở lại cuộc sống bình thường, hoà 
nhập cộng đồng, như giúp những người đói nghèo xoá được đói, vượt khỏi nghèo hay hỗ trợ 
người khuyết tật phục hồi các chức năng (sinh hoạt, lao động, xã hội); giúp trẻ lang thang trở về 
với gia đình; giúp người nghiện ngập, mại dâm trở lại cuộc sống bình thường, tái hoà nhập cộng 
đồng, trợ giúp những trẻ em bị vi phạm pháp luật, được giáo dục hoà nhập. 
- Chức năng phát triển
Chức năng phát triển của công tác xã hội thể hiện qua các hoạt động nhằm tăng năng lực, tăng 
khả năng ứng phó với các tình huống có vấn đề, những sự việc có nguy cơ cao. Ví dụ như các 
chương trình giải quyết việc làm, các dịch vụ cung cấp đào tạo cho người thất nghiệp, hướng 
dẫn các gia đình nghèo làm kinh tế, chương trình tập huấn kỹ năng làm cha mẹ... Đây được xem 
như những dịch vụ xã hội giúp cá nhân hay gia đình phát triển khả năng cá nhân, nâng cao kỹ 
năng sống, kỹ năng làm cha, mẹ, kỹ năng giáo dục con cái. Thông qua hoạt động giáo dục công 
tác xã hội giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng nâng cao nhận thức, rèn luyện kỹ năng, phát huy 
tính chủ động. 
NHẬP MÔN CÔNG TÁC XÃ HỘI
8NHẬP MÔN CÔNG TÁC XÃ HỘI
2.2. Các nhiệm vụ cơ bản của công tác xã hội: 
- Nâng cao năng lực, thúc đẩy khả năng tự giải quyết vấn đề của cá nhân, gia đình và 
cộng đồng.
- Nối kết con người với hệ thống nguồn lực, dịch vụ và những cơ hội trong xã hội.
- Thúc đẩy sự hoạt động có hiệu quả và tính nhân văn của các hệ thống cung cấp 
nguồn lực và dịch vụ xã hội.
- Phát triển và cải thiện chính sách xã hội.
3. Sự khác biệt công tác xã hội và công tác từ thiện
Công tác xã hội và từ thiện có mối quan hệ mật thiết với nhau. Chúng có những điểm 
tương đồng song cũng có những khác biệt khá lớn ở một số khía cạnh.
Công tác xã hội và hoạt động từ thiện đều là những hoạt động nhân đạo hướng tới trợ 
giúp con người giải quyết vấn đề, giúp những người trong hoàn cảnh khó khăn có cơ 
hội vươn lên và hoà nhập cộng đồng. Cũng chính vì đặc điểm này nên từ lâu người ta 
thường nghĩ công tác xã hội là những hoạt động xã hội mang tính từ thiện. Song công 
tác xã hội không phải là hoạt động từ thiện mà đó là một nghề, một hoạt động mang 
tính chuyên nghiệp. 
Mặc dù nguồn gốc của hoạt động trợ giúp trong công tác xã hội xuất phát từ các hoạt 
động từ thiện. Những tổ chức từ thiện ở nhiều nước đặc biệt là ở Mỹ và Anh vào những 
thời kỳ thế kỷ 16- 17 đều được xem là cái nôi của hoạt động công tác xã hội chuyên 
nghiệp ngày nay. Nhiều hoạt động ban đầu của công tác xã hội vào giai đoạn 1850 - 
1865, các nhà lãnh đạo của các Uỷ ban như Uỷ ban từ thiện quốc gia, Uỷ ban từ thiện 
cộng đồng đã vận dụng các triết lý khoa học được xem như “khoa học từ thiện” để quản 
lý và tổ chức hoạt động trợ giúp vào thời kỳ đó.
Tuy nhiên giữa công tác xã hội và hoạt động từ thiện có sự khác biệt ở một số khía cạnh.
Thứ nhất, về động cơ giúp đỡ: 
Hoạt động từ thiện xuất phát từ tình yêu đồng loại giữa con người và con người, song 
đôi khi sự giúp đỡ bị chi phối bởi động cơ cá nhân. Có thể họ muốn làm việc thiện hay 
tạo ra uy tín cá nhân qua hoạt động từ thiện. Có người làm từ thiện trên cơ sở của lòng 
nhân ái, sự cưu mang đùm bọc. Còn công tác xã hội là sự giúp đỡ mang động cơ nghề 
nghiệp, là trách nhiệm của ngành công tác xã hội. Trong hoạt động của mình nhân viên 
xã hội coi lợi ích của đối tượng là ưu tiên hàng đầu, việc trợ giúp cá nhân hay gia đình 
trong lúc khốn khó là trách nhiệm, nghĩa vụ được xã hội giao phó. Nói một cách ngắn 
gọn công tác xã hội trợ giúp con người nhằm tạo ra những thay đổi tích cực của đối 
tượng trên cơ sở trách nhiệm và nhiệm vụ của người nhân viên xã hội được ghi nhận 
trong qui định đạo đức nghề nghiệp. 
Thứ hai, về phương pháp làm việc: 
Trong hoạt động từ thiện, phương pháp giúp đỡ dựa trên nền tảng Cho và Nhận, nên 
người được giúp đỡ thường tỏ ra thụ động đón nhận sự trợ giúp đó. Hình thức trợ giúp 
trong hoạt động từ thiện chủ yếu thông qua phân phối, cấp phát, đưa những vật chất 
cần thiết tới những người có nhu cầu. Trong hoạt động này người làm hoạt động từ 
9NHẬP MÔN CÔNG TÁC XÃ HỘI
thiện không cần được đào tạo và trang bị các kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp công 
tác xã hội. Phương pháp giúp đỡ trong công tác xã hội đòi hỏi có tính khoa học, tuân 
thủ nguyên tắc Tự giúp; nâng cao năng lực giải quyết vấn đề, nhân viên xã hội không 
làm thay, làm hộ. Trong quá trình làm việc cả nhân viên xã hội và đối tượng thường 
xuyên sát cánh, tham gia vào tiến trình giải quyết vấn đề. 
Công tác xã hội vận dụng các kiến thức, kỹ năng, tuân thủ các nguyên tắc đạo đức 
nghề nghiệp vào thực hiện các phương pháp khác nhau để giúp đối tượng (cá nhân, 
gia đình nhóm, cộng đồng) nâng cao khả năng tự giải quyết vấn đề. Công tác xã hội 
là một khoa học và một nghệ thuật. Người nhân viên xã hội cần sử dụng các kiến 
thức kỹ năng làm việc với cá nhân gia đình và cộng đồng để giúp họ giải quyết những 
vấn đề và tăng cường chức năng xã hội, cải thiện mối quan hệ với môi trường xã hội. 
Do vậy để thực hiện được các hoạt động công tác xã hội cần có những nhân viên xã 
hội chuyên nghiệp. 
Thứ ba, về các mối quan hệ giúp đỡ: 
Đối với hoạt động từ thiện mối quan hệ giữa người làm từ thiện và đối tượng được 
trợ giúp là mối quan hệ Cho và Nhận. Do vậy, đôi khi nó khiến cho đối tượng được 
trợ giúp thường cảm nhận mối quan hệ đó có tính trên - dưới hoặc mối quan hệ ban 
ơn và nhận phước. 
Trong công tác xã hội mối quan hệ trợ giúp là mối quan hệ nghề nghiệp. Mối quan hệ 
giữa nhân viên xã hội và đối tượng hình thành trên cơ sở các giá trị đạo đức, nguyên 
tắc nghề nghiệp. Một bên là trách nhiệm của người cung cấp trợ giúp, một bên là đối 
tượng có vấn đề và cần được trợ giúp. Mối quan hệ này cần đảm bảo sự tin tưởng đôi 
bên và tôn trọng lẫn nhau. 
Thứ tư, về yêu cầu chuyên môn:
Một sự khác biệt rõ nét nhất đó là yêu cầu về chuyên môn của người trợ giúp trong 
hoạt động công tác xã hội và từ thiện.
Trong hoạt động từ thiện người trợ giúp không nhất thiết phải được đào tạo về công 
tác xã hội. Họ có thể được đào tạo về bất cứ lĩnh vực chuyên môn nào, điều cốt lõi là 
họ phải có tấm lòng, sự nhiệt huyết, tính nhân văn và có điều kiện nhất định về vật 
chất, tinh thần để có thể trợ giúp những người đang có khó khăn.
Để hành nghề công tác xã hội người nhân viên xã hội phải được đào tạo, trang bị 
những kiến thức tổng hợp về con người và môi trường, về tâm sinh lý, hành vi con 
người... và có kỹ năng làm việc với từng nhóm đối tượng đặc thù như cá nhân, gia 
đình, nhóm hoặc cộng đồng. Những phương pháp công tác xã hội cá nhân, phương 
pháp công tác xã hội nhóm, phương pháp phát triển cộng đồng là công cụ cốt lõi 
của quá trình thực hiện hoạt động công tác xã hội. Các nhân viên xã hội cần rèn luyện 
thường xuyên kỹ năng, phương pháp nghề nghiệp đó. Nhân viên xã hội còn cần có 
kiến thức quản lý trong các cơ sở xã hội, có khả năng nghiên cứu và tham gia vào 
hoạch định chính sách... 
Kết quả của sự giúp đỡ: 
Hoạt động từ thiện thường giúp đối tượng giải quyết vấn đề tức thời. Vì vậy kết quả 
không bền vững. Còn kết quả của hoạt động công tác xã hội là trực tiếp, lâu dài và 
bền vững bởi sự giúp đỡ hướng vào giải quyết các nguyên nhân làm nảy sinh vấn 
10
NHẬP MÔN CÔNG TÁC XÃ HỘI
đề và tăng cường năng lực ứng phó của đối tượng với những vấn đề tương tự trong 
tương lai.
Mục tiêu của công tác xã hội hướng đến năng cao năng lực đối phó với vấn đề của đối 
tượng. Có nghĩa là công tác xã hội giúp đối tượng giải quyết vấn đề không chỉ tại thời 
điểm hiện tại mà còn được trang bị những kiến thức kỹ năng để có khả năng giải quyết 
vấn đề trong tương lai. Do vậy chức năng của công tác xã hội không chỉ là can thiệ ... ện sống như tại nhà), các dịch vụ về y tế, tâm thần, nha khoa, tâm lý, xã 
hội và tinh thần. làm việc với gia đình họ; giám sát các chương trình phục hồi như huấn 
luyện các kỹ năng và định hướng tìm việc làm; bố trí việc làm; huy động các nguồn lực 
cộng đồng; giáo dục cộng đồng để giúp đỡ phụ nữ thiệt thòi.
7.3. Tù nhân được tha 
Các hoạt động đặc biệt của nhân viên xã hội với các tù nhân được thả bao gồm thực 
hiện việc đánh giá tù nhân trước khi tha để xác định tiềm năng và những hạn chế của 
họ, cung cấp các dịch vụ xã hội cần thiết khác nhau cho tù nhân / gia đình họ trước và 
sau khi được tha, bao gồm hướng dẫn và giúp đỡ liên quan đến việc làm; huy động 
các nguồn lực cộng đồng cần thiết thay mặt tù nhân và đảm trách các hoạt động nhất 
định cùng với các nhóm người dân và tổ chức thúc đẩy các quan điểm cộng đồng tích 
cực hơn về tù nhân được thả. 
7.4. Người già
Lão khoa, một nhánh khoa học nghiên cứu về hiện tượng và các vấn đề của tuổi già là 
một lĩnh vực hoạt động của nghiên cứu ở nước ngoài thu hút sự quan tâm của nhiều 
sinh viên, bao gồm cả nhân viên xã hội. 
39
NHẬP MÔN CÔNG TÁC XÃ HỘI
Khi các chương trình và dịch vụ dành cho khu vực này được thể chế hoá, nhân viên 
xã hội sẽ phải thực hiện các chức năng sau đây: quản trị và quản lý cơ sở, giám sát 
bộ máy, phát triển chương trình, huy động cộng đồng, cộng tác và phối hợp với các 
nghề nghiệp khác, cung cấp các dịch vụ trực tiếp dưới hình thức tham vấn cá nhân 
và nhóm và các dạng giúp đỡ khác (ví dụ nhóm ủng hộ, nhóm tự giúp), thực hành, 
chuyển tuyến.
7.5. Người khuyết tật
Hoạt động công tác xã hội liên quan đến người tật nguyền và người tàn tật thường 
rơi vào hai loại sau: 
 - Quản trị, bao gồm xây dựng và đề xuất các chính sách đáp ứng các nhu cầu và 
vấn đề của nhóm người đặc biệt này, tuyển dụng và huấn luyện bộ máy, xây 
dựng kế hoạch giúp đỡ và phát triển các chương trình và các điều kiện đặc biệt, 
huy động tình nguyện viên và trợ giúp cộng đồng
 - Cung cấp dịch vụ trực tiếp, bao gồm sự tham gia vào quản lý ca, thực hành 
nhóm phục hồi, đối với nhân viên xã hội, bắt đầu với nghiên cứu ca xã hội cung 
cấp thông tin về cá nhân, gia đình cũng như cộng đồng của người tàn tật, hoặc 
thông qua việc xây dựng kế hoạch và thực hiện các can thiệp công tác xã hội 
nhất định có thể giúp cho người tàn tật. 
8. Công tác xã hội trong công nghiệp, lao động và việc làm
Các dịch vụ phúc lợi xã hội trong lĩnh vực hoạt động công nghiệp hiện đại có liên 
quan đến các nội dung sau: 
 - Các nỗ lực thiết lập và nâng cao an sinh xã hội, phúc lợi sức khỏe và phúc lợi 
chung cho người lao động và gia đình họ
 - Tìm người lao động thích hợp nhất cho các chủ lao động và công việc phù hợp 
cho người lao động đang tìm việc làm
 - Sử dụng nhân viên xã hội để hỗ trợ người lao động và gia đình họ trong các vấn 
đề và khó khăn về cá nhân, sức khỏe và tài chính
 - Phát triển và duy trì các dịch vụ phúc lợi cộng đồng.
Sau đây là một số hoạt động của nhân viên xã hội được nhận làm việc trong các lĩnh 
vực hoạt động của công nghiệp: 
 - Tham vấn cho người lao động trong vấn đề liên quan đến việc làm và/ hoặc 
không việc làm
 - Cung cấp tham vấn và các dạng giúp đỡ khác cho gia đình của người lao động, 
như thúc đẩy xây dựng kế hoạch gia đình, làm trung gian hòa giải thay mặt các 
thành viên gia đình đang có các ca của tòa án
 - Tham gia vào các chương trình thông tin và giáo dục để mở rộng các dịch vụ 
người lao động và công ty
 - Hỗ trợ quản lý trong hướng dẫn người lao động nhận thức các chính sách và 
điều lệ của công ty
40
NHẬP MÔN CÔNG TÁC XÃ HỘI
 - Giải thích các nhu cầu và vấn đề của người lao động với người quản lý/ chủ lao 
động và hỗ trợ họ trong phát triển các dịch vụ mang tính trách nhiệm dành cho 
người lao động
 - Cung cấp sự chuyển tuyến người lao động và thành viên gia đình họ cho các dịch 
vụ hướng vào cộng đồng mà nó mang lại lợi ích cho các cộng đồng nơi người lao 
động sống, đặc biệt khi các vấn đề của họ bắt nguồn từ tình trạng cộng đồng
 - Phát triển các chương trình huấn luyện hướng vào người lao động. 
Huấn luyện các kỹ năng hướng nghiệp với thực hành việc làm công nghiệp là một lĩnh 
vực hoạt động khác bắt đầu nổi lên ở nhiều nước đang phát triển.
II. HỆ THỐNG CƠ QUAN TỔ CHỨC 
Để triển khai các hoạt động liên quan tới công tác xã hội đã nêu ở các bài trên cần có 
một hệ thống cơ quan tổ chức ở nhiều lĩnh vực, các cơ quan tổ chức công lập hay ngoài 
công lập, các tổ chức NGOs, tổ chức đoàn thể từ cấp trung ương tới địa phương cơ sở. 
Đó cũng có thể là cơ quan quản lý nhà nước tham gia xây dựng chính sách, quản lý tổ 
chức chính sách, hay cơ quan cung cấp dịch vụ có liên quan.
1. Cơ quan quản lý nhà nước
Tùy theo cấu trúc các cơ quan quyền lực trong bộ máy chính phủ và quan điểm phân 
quyền quản lý xã hội của mỗi nước, từng thời kỳ mà hệ thống tổ chức các cơ quan làm 
công tác xã hội ở từng nước có sự khác nhau. 
Ở nước ta hiện nay, cơ quan quản lý Nhà nước về an sinh xã hội và công tác xã hội được 
Chính phủ giao Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội. Bên cạnh đó, các cơ quan tổ chức 
nhà nước khác cũng cùng là cơ quan phối hợp thực hiện các dịch vụ công tác xã hội 
như: Bộ Y tế, và hệ thống ngành dọc của Ngành; Bộ Giáo dục và hệ thống ngành dọc 
của Ngành; Bộ Tư pháp; Bộ Công an.
1.1 Ngành Lao động- Thương binh và Xã hội
Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội là cơ quan của của Chính phủ vừa có chức năng 
quản lý nhà nước, vừa có chức năng tổ chức, thực hiện các hoạt động sự nghiệp thuộc 
lĩnh vực phụ trách. Theo quy định của Chính phủ, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội 
có nhiệm vụ: Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lao động, việc làm, an toàn lao 
động, dạy nghề, chính sách đối với thương binh, liệt sỹ và người có công, bảo trợ xã 
hội, phòng chống tệ nạn xã hội trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ 
công thuộc lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội.
Nhiệm vụ của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội trong công tác xã hội là vừa quản 
lý vĩ mô đưa ra các chính sách, chương trình hỗ trợ đối tượng của công tác xã hội, vừa 
giám sát thực thi chính sách, chương trình hỗ trợ, vừa là nhiệm vụ vi mô thực hiện các 
dịch vụ công tác xã hội trực tiếp thông qua hệ thống cơ quan ngành dọc của Ngành từ 
sở xuống quận/huyện và xã/phường.
Nhân viên xã hội có thể làm việc ở Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội trong các Vụ, 
Cục có liên quan đến các đối tượng công tác xã hội như Cục Bảo trợ xã hội, Cục Phòng 
chống tệ nạn xã hội, Cục Bảo vệ trẻ em... 
41
NHẬP MÔN CÔNG TÁC XÃ HỘI
Trong lĩnh ngành Lao động Thương binh- Xã hội các nhân viên công tác xã hội thường 
làm việc với các nhóm đối tượng khác nhau như người cao tuổi, người nghèo, trẻ em, 
người khuyết tật, hay nói cách khác là làm việc trong những lĩnh vực khác nhau như 
công tác xã hội với người cao tuổi, công tác xã hội với người nghèo, công tác xã hội 
với trẻ em (như đã đề cập ở phần trên).
Bên cạnh đó một lượng lớn nhân viên xã hội có thể làm việc trong các sở, các phòng 
tại quận huyện và đặc biệt là trong hệ thống tuyến xã /phường. 
1.2 Ngành Y tế
Trên thế giới một lượng lớn nhân viên xã hội làm việc trong các bệnh viện cơ sở chăm 
sóc y tế. Vì vậy, vai trò của Bộ Y tế trong lĩnh vực quản lý, đề xuất các chính sách và đưa 
các dịch vụ công tác xã hội vào lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ, đặc biệt là tại các bệnh 
viện và cơ sở y tế.
1.3 Ngành Giáo dục và Đào tạo
Như đã trình bày ở phần trên, các dịch vụ công tác xã hội có vai trò rất lớn trong lĩnh 
vực giáo dục, hỗ trợ giáo dục làm tốt nhiệm vụ trồng người. Vì vậy, Bộ Giáo dục và 
Đào tạo cùng với hệ thống ngành dọc của Ngành có vai trò quan trọng trong việc 
tạo ra cơ chế, vị trí làm việc cung cấp dịch vụ công tác xã hội cho học sinh, sinh viên 
và gia đình. Nhân viên xã hội có thể làm việc tại các cơ sở giáo dục, các trường học 
từ cấp học phổ thông đến các trường cao đẳng, đại học, các viện đào tạo. Bên cạnh 
đó nhân viên xã hội có thể cung cấp dịch vụ công tác xã hội thông qua loại hình các 
trung tâm hỗ trợ/tham vấn trong các trường học.
1.4 Ngành Tư Pháp
Vai trò của ngành tư pháp trong phát triển dịch vụ công tác xã hội cho các đối tượng 
của ngành là rất lớn. Các dịch vụ công tác xã hội sẽ là công cụ hữu hiệu hỗ trợ ngành 
tư pháp thực hiện nhiệm vụ tố tụng, toà án... Nhân viên xã hội làm việc trong các vị 
trí tại các văn phòng tố tụng đặc biệt với đối tượng trẻ em vi phạm pháp luật và toà 
án để có trợ giúp kịp thời cho đối tượng yếu thế vi phạm pháp luật.
1.5 Ngành Công an
Nhân viên xã hội có thể làm việc trong hệ thống ngành Công an, đặc biệt là trong 
các trường giáo dưỡng cho những trẻ em, trong công tác hỗ trợ ban đầu với các đối 
tượng là nạn nhân của hành vi vi phạm pháp luật như nạn nhân của buôn bán người 
trong thời gian tiếp nhận đối tượng này chờ hình thức xử lý. 
2. Các tổ chức xã hội
Các tổ chức chính trị - xã hội tham gia hoạt động công tác xã hội ở nước ta hiện nay là 
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Công đoàn, 
Hội chữ thập đỏ, Hội nông dân Việt Nam, Hội người cao tuổi, Hội Cựu chiến binh, Hội 
Bảo trợ Người tàn tật và Trẻ em mồ côi Việt Nam.v.v. có hệ thống tổ chức từ Trung 
ương đến cơ sở (xã, phường). Trong thời gian qua những tổ chức này đã và đang có 
những đóng góp to lớn phục vụ những đối tượng yếu thế trong xã hội. Nhân viên xã 
hội có thể làm việc trong các cơ quan, tổ chức và hội trên.
42
NHẬP MÔN CÔNG TÁC XÃ HỘI
Trước hết cần kể tới vai trò của Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cũng như Hội Chữ thập 
đỏ Việt Nam. Đây là hai tổ chức chính trị xã hội đi tiên phong trong việc thúc đẩy và sử 
dụng công tác xã hội chuyên nghiệp rất sớm ở Việt Nam trong quá trình trợ giúp các 
nhóm đối tượng do tổ chức chịu trách nhiệm.
Hội liên hiệp Phụ nữ Việt nam và Chữ thập đỏ Việt Nam đã tăng cường đào tạo tập 
huấn các kiến thức kỹ năng công tác xã hội chuyên nghiệp cho hệ thống cán bộ của 
mình từ Trung ương tới địa phương để chuyển tải các chính sách xã hội tới các thành 
viên tại cộng đồng có hiệu quả.
Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam với hàng ngàn hội viên là những cá nhân, gia đình có 
hoàn cảnh khó khăn cần sự trợ giúp. Với những dịch vụ và sự trợ giúp của Hội Phụ nữ 
thông qua các hoạt động chuyên nghiệp nên nhiều phụ nữ và gia đình đã nhận được 
sự trợ giúp có hiệu quả. Nhiều vấn đề xã hội đã được giải quyết như vấn đề về bạo lực 
gia đình, vấn đề kế hoạch hoá gia đình, phụ nữ làm kinh tế xoá đói giảm nghèo, tạo 
việc làm, giải quyết vấn đề phụ nữ lấy chồng người nước ngoài...
Hội Chữ thập đỏ Việt Nam cũng đã sớm đưa công tác xã hội chuyên nghiệp vào để trợ 
giúp những gia đình khó khăn, gia đình có người khuyết tật, trẻ em trong hoàn cảnh 
khó khăn, người già neo đơn, trợ giúp những gia đình bị thiên tai. Ngay từ những năm 
1995-1996 Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã triển khai xây dựng chương trình tập huấn kỹ 
năng công tác xã hội cho các hội viên ở các cấp để thực thi các chính sách xã hội có 
hiệu quả hơn so với những năm trước đây để phù hợp với chủ trương trợ giúp cho cần 
câu để câu cá.
3. Các tổ chức quốc tế
Trong lĩnh vực an sinh xã hội và công tác xã hội phải đặc biệt kể đến vai trò của UNDP 
(Chương trình phát triển Liên hợp quốc), UNICEF (Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc), UNV 
(Tổ chức Tình nguyện viên Liên hợp quốc), UNFPA (Quỹ dân số Liên hợp quốc), Tổ chức 
y tế thế giới (WHO), Tổ chức UNFPA, UNIFEM... Những cơ quan quốc tế này đã có đóng 
góp quan trọng trong việc thúc đẩy các dịch vụ trợ giúp xã hội mang tính chuyên 
nghiệp nhằm trợ giúp các nhóm đối tượng đặc biệt là nhóm đối tượng yếu thế ở các 
vùng miền của Việt Nam. Các tổ chức trên cũng góp phần thúc đẩy sự phát triển công 
tác xã hội có tính chuyên nghiệp ở Việt Nam. Trong đó cần kể tới vai trò của UNICEF - 
đây là một trong tổ chức quốc tế tiên phong trong thúc đẩy phát triển ngành công tác 
xã hội nói chung và trong công tác bảo vệ trẻ em nói riêng ở Việt Nam.
Các tổ chức phi chính phủ quốc tế cũng có vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống các 
cơ quan tổ chức tham gia vào lĩnh vực công tác xã hội.
Trong xu thế hội nhập quốc tế, nhiều tổ chức quốc tế đã có mặt tại Việt Nam. Hiện nay 
có một số tổ chức quốc tế có đặt văn phòng đại diện tại nước ta đã và đang giúp đỡ 
chúng ta về chuyên gia, tài chính, kỹ thuật cho sự phát triển công tác xã hội và đào tạo 
công tác xã hội ở Việt Nam. Đó là các tổ chức phi chính phủ (NGO) quốc tế. 
Hiện có nhiều tổ chức phi Chính phủ quốc tế trong hệ thống tổ chức NGO có văn 
phòng đại diện tại Việt Nam, đã hỗ trợ đáng kể về tài chính và kỹ thuật trong việc thúc 
đẩy phát triển công tác xã hội và đào tạo công tác xã hội ở Việt Nam. 
43
NHẬP MÔN CÔNG TÁC XÃ HỘI
Có nhiều tổ chức phi chính phủ hay các tổ chức Tầm nhìn thế giới (World Vision), tổ 
chức Tổ chức dịch vụ Gia đình và Cộng đồng quốc tế (CFSI), tổ chức Care, tổ chức 
Action Aid, tổ chức CWS, Quỹ Nhi đồng Thụy Điển (Rada Barnen), Quỹ nhi đồng Anh, 
Quỹ nhi đồng Nhật Bản,... trong nhiều năm qua đã có những cố gắng nỗ lực thúc đẩy 
cung cấp các dịch vụ xã hội nhằm góp phần đảm bảo an sinh xã hội ở Việt nam. Các 
tổ chức cứu trợ trẻ em Thụy Điển (Radda Barnen), tổ chức Tổ chức dịch vụ Gia đình 
và Cộng đồng quốc tế (CFSI), tổ chức Tầm nhìn thế giới (World Vision), tổ chức Care, 
tổ chức Action Aid, tổ chức CWS... trong nhiều năm qua đã trợ giúp các cơ quan nhà 
nước, các trường đào tạo để thúc đẩy phát triển công tác xã hội chuyên nghiệp ở 
nước ta.
4. Tổ chức phi chính phủ, tư nhân trong nước
Ở các nước có nghề công tác xã hội phát triển, chính phủ cho phép các tổ chức tư 
nhân hoạt động công tác xã hội. Các tổ chức tư nhân này tồn tại song song với các cơ 
quan công tác xã hội của Nhà nước, hoạt động trong khuôn khổ pháp luật quốc gia 
quy định. Những nhân viên xã hội hoạt động trong lĩnh vực tư nhân được đào tạo tại 
các trường công tác xã hội, được cấp phép khi hành nghề. Thù lao làm việc theo các 
hợp đồng giữa nhân viên xã hội với đối tượng.
Ở Việt Nam, với quan điểm xã hội hoá giải quyết các vấn đề xã hội, Nhà nước khuyến 
khích các tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động công tác xã hội để góp phần cùng 
với Nhà nước và xã hội giải quyết tốt các vấn đề xã hội. Hiện nay có khá nhiều tổ chức, 
cơ sơ xã hội tư nhân đang tồn tại và tham gia vào trợ giúp những nhóm người yếu 
thế ở Việt Nam. 
44
NHẬP MÔN CÔNG TÁC XÃ HỘI
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chalse Zastrow (1985), The practice of social work, The Dorsey Press
2. Grace Mathew, (Lê Chí An dịch), (1999). Công tác xã hội cá nhân – NXB TP. Hồ Chí 
Minh, 2000
3. Gina A, Yap Joel C. Cam, Bùi Thị Xuân Mai (2011) Nghề Công tác xã hội: Nền tảng triết 
lý và kiến thức (tài liệu tập huấn MOLISA -ASI - CFSI-UNICEF-ULSA)
4. Bùi Thị Xuân Mai (2010), Nhập môn Công tác xã hội, NXB LĐXH 
5. Mendoza, T. (2008). Phúc lợi xã hội và công tác xã hội. Chương 10 – “Các lĩnh vực hoạt 
động của công tác xã hội” Trung tâm Cung cấp sách Quezon
6. Lê Văn Phú (2004), Công tác xã hội, NXB ĐH Quốc gia HN
7. Định hướng chính sách và hệ thống văn bản pháp luật trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh 
đặc biệt khó khăn, Bộ Lao động- Thương binh xã hội, NXB Lao động-Xã hội, 2007
45
NHẬP MÔN CÔNG TÁC XÃ HỘI

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_huong_dan_thuc_hanh_nhap_mon_cong_tac_xa_hoi.pdf