Thực trạng bình đằng giới trong gia đình người Việt – Nghiên cứu tại một xã nông thôn vùng Tây Nam Bộ

Ra các quyết định trong gia đình là một chỉ báo thường được sử dụng để đo lường địa

vị của người phụ nữ trong gia đình. Do ảnh hưởng của văn hóa Nho giáo, trong gia

đình Việt Nam nói chung và gia đình nông thôn nói riêng, nam giới luôn được đề cao

vai trò là trụ cột và có tiếng nói quyết định trong các công việc gia đình. Bài viết này

tìm hiểu thực trạng bình đẳng giới trong gia đình người Việt – nghiên cứu trường hợp

tại một xã nông thôn vùng Tây Nam Bộ, qua đó thấy được sự bất bình đẳng giới trong

phân công lao động gia đình vùng nông thôn Tây Nam Bộ.

pdf 15 trang yennguyen 3700
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng bình đằng giới trong gia đình người Việt – Nghiên cứu tại một xã nông thôn vùng Tây Nam Bộ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng bình đằng giới trong gia đình người Việt – Nghiên cứu tại một xã nông thôn vùng Tây Nam Bộ

Thực trạng bình đằng giới trong gia đình người Việt – Nghiên cứu tại một xã nông thôn vùng Tây Nam Bộ
14 
CHUYÊN MỤC 
KINH TẾ HỌC - XÃ HỘI HỌC 
THỰC TRẠNG BÌNH ĐẰNG GIỚI 
TRONG GIA ĐÌNH NGƯỜI VIỆT – NGHIÊN CỨU 
TẠI MỘT XÃ NÔNG THÔN VÙNG TÂY NAM BỘ 
NGUYỄN TẤN DÂN 
Ra các quyết định trong gia đình là một chỉ báo thường được sử dụng để đo lường địa 
vị của người phụ nữ trong gia đình. Do ảnh hưởng của văn hóa Nho giáo, trong gia 
đình Việt Nam nói chung và gia đình nông thôn nói riêng, nam giới luôn được đề cao 
vai trò là trụ cột và có tiếng nói quyết định trong các công việc gia đình. Bài viết này 
tìm hiểu thực trạng bình đẳng giới trong gia đình người Việt – nghiên cứu trường hợp 
tại một xã nông thôn vùng Tây Nam Bộ, qua đó thấy được sự bất bình đẳng giới trong 
phân công lao động gia đình vùng nông thôn Tây Nam Bộ. 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Vấn đề bình đẳng giới đang được hầu 
hết các quốc gia quan tâm và được xác 
định là 1 trong 8 mục tiêu Thiên niên kỷ(1). 
Bình đẳng giới cũng được đề cập đến 
trong các chương trình, dự án phát triển 
hợp tác song phương và đa phương 
giữa các quốc gia. Việt Nam là một trong 
những quốc gia đầu tiên trên thế giới ký 
tham gia Công ước quốc tế về xóa bỏ 
mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ 
nữ (CEDAW) được phê chuẩn ngày 
27/11/1981(2). 
Đảng và Nhà nước ta quan tâm và đặt 
vấn đề bình đẳng giới là một trong 
những mục tiêu và là động lực phát triển 
quốc gia. Các chủ trương, chính sách 
của Đảng và Nhà nước về bình đẳng 
giới đã được cụ thể hóa trong Hiến pháp 
(2013), Luật Bình đẳng giới (2006)(3), 
Luật Phòng chống bạo lực gia đình 
(2007)(4). Trong Chiến lược quốc gia về 
bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020(5) 
của nước ta, có mục tiêu tổng quát là: 
“Đến năm 2020, về cơ bản, bảo đảm 
bình đẳng thực chất giữa nam và nữ về 
cơ hội, sự tham gia và thụ hưởng trên 
các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa và 
Nguyễn Tấn Dân. Thạc sĩ. Trung tâm Nghiên 
cứu Giới và Gia đình. Viện Khoa học Xã hội 
vùng Nam Bộ. 
NGUYỄN TẤN DÂN – THỰC TRẠNG BÌNH ĐẲNG GIỚI 
15 
xã hội, góp phần vào sự phát triển nhanh 
và bền vững của đất nước”. 
Trong những năm qua, sự nghiệp giải 
phóng phụ nữ ở Việt Nam đã đạt được 
những thành quả nhất định trong đời 
sống kinh tế - xã hội, nhưng bên cạnh đó 
vẫn còn tồn tại những bất cập, nhất là 
trong gia đình ở khu vực nông thôn. 
Theo thuyết Nữ quyền phương Tây, phụ 
nữ là trung tâm trong việc phân tích đời 
sống gia đình, xã hội. Sự bình đẳng giới 
trong đời sống gia đình được thể hiện 
chủ yếu trên các khía cạnh: (1) sự phân 
công lao động; (2) quan hệ quyền lực; (3) 
các hoạt động chăm sóc thành viên gia 
đình. Dựa trên thuyết Nữ quyền, bài viết 
tiếp cận vấn đề bất bình đẳng giới trong 
gia đình nông thôn vùng Tây Nam Bộ ở 
những khía cạnh nêu trên. Tài liệu để 
hoàn thành bài viết này dựa trên các 20 
cuộc phỏng vấn sâu với người dân, 2 
cuộc thảo luận nhóm và những quan sát 
tại địa bàn một xã nông thôn thuộc huyện 
Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp năm 2014. 
2. BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG VIỆC ĐƯA 
RA CÁC QUYẾT ĐỊNH TRONG GIA ĐÌNH 
Luật Bình đẳng giới (2006) quy định về 
bình đẳng giới trên tất cả các lĩnh vực: 
chính trị, y tế, giáo dục-đào tạo, khoa 
học-công nghệ, văn hóa-thông tin và gia 
đình, thể hiện một bước tiến mới trong 
mục tiêu bình đẳng giới. Văn hóa Nho 
giáo vốn đã bén rễ bền chặt trong quan 
niệm, thái độ, ứng xử của người Việt từ 
nhiều thế kỷ qua - ở đó, người phụ nữ 
được xem là “nữ nhi ngoại tộc”, hay “tại 
gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử 
tòng tử”, nên để thay đổi những giá trị 
mang tính “trọng nam, khinh nữ” cần 
phải có thời gian nâng cao nhận thức và 
cải thiện lối ứng xử của các thế hệ người 
Việt nói chung và ở vùng Tây Nam Bộ 
nói riêng. 
Ra các quyết định là một chỉ báo thường 
được sử dụng để đo lường địa vị của 
người phụ nữ trong gia đình. Tuy vậy, 
quyền ra các quyết định trong gia đình 
không chỉ chịu sự chi phối bởi yếu tố giới 
tính mà còn có các yếu tố khác, như: (1) 
lĩnh vực ra quyết định (nuôi dạy con cái, 
mua sắm đồ dùng hay xây nhà cửa,); 
(2) tầng lớp xã hội của gia đình (nông 
thôn hay thành thị, mức sống,); (3) tuổi 
tác và các giai đoạn trong đường đời của 
người phụ nữ. Xem xét giới tính trong 
mối quan hệ với các yếu tố trên, chúng 
tôi lựa chọn một số hướng tiếp cận sau: 
2.1. Quyết định trong cuộc sống hôn nhân 
Trong việc kết hôn 
Hôn nhân được xem là một thiết chế tồn 
tại song hành với các thiết chế khác 
(kinh tế, giáo dục, chính trị, tôn giáo), 
bao gồm một hệ thống các chuẩn mực 
khiến hành vi của con người được sắp 
đặt trong những mẫu hình có tính bền 
vững. Theo quan điểm của người Việt, 
hôn nhân là một trong ba chuyện hệ 
trọng đối với cuộc đời của một con người: 
“Tậu trâu, lấy vợ, làm nhà / Trong ba việc 
ấy ắt là khó thay”. Hôn nhân còn chịu sự 
chi phối bởi bối cảnh văn hóa và điều 
kiện lịch sử của từng thời kỳ. Dữ liệu 
điều tra cho thấy một số đặc điểm hôn 
nhân của người dân nông thôn vùng Tây 
Nam Bộ như sau: 
Hôn nhân ở Tây Nam Bộ trước Đổi mới 
(1986), thậm chí là cho đến nay vẫn 
mang nhiều tàn dư của tư tưởng Nho 
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 4 (200) 2015 
16 
giáo. Trước năm 1975, hôn nhân của 
người dân Tây Nam Bộ hầu như là do 
mai mối, “cha mẹ đặt đâu, con ngồi đó”. 
Thông thường, người mai mối sẽ giới 
thiệu bên nhà trai về cô gái nào đó mà 
họ “chấm”, sau đó nhà trai sẽ qua nhà 
gái để hỏi cưới, nếu nhà gái đồng ý thì 
đám cưới được tiến hành mà không nhất 
thiết phải thông qua ý kiến của đương sự, 
đặc biệt là nữ giới. Cha mẹ có toàn 
quyền trong việc quyết định hôn sự của 
con cái và đó còn là thể hiện trách nhiệm 
của cha mẹ đối với con cái. Cha mẹ 
thường mong muốn chọn cho con gái 
một người chồng hiền lành, chí thú làm 
ăn, không quá chênh lệch so với hoàn 
cảnh của gia đình và xem việc quyết định 
hôn sự cho con gái là “quyền của cha 
mẹ”. Quan niệm này còn thấy rất rõ trong 
lớp tuổi trung niên trở lên, sống ở nông 
thôn, học vấn thấp, ít có cơ hội tiếp xúc 
với bên ngoài. 
“Người ta mần mai đó, chứ không có 
quen trước. Hồi đó cũng kể như hồi xưa 
đi chớ đâu phải tân thời như bây giờ. Hồi 
xưa đâu có quen có phên gì đâu, đâu có 
bạn bè, đâu có se sua. Năm em 17-18 
tuổi người ta không có tới, với lại ba em 
cũng khó nữa, 17-18 tuổi ổng đâu có 
chịu gả. Quê em ở dưới Mỹ Hội nè, lấy 
chồng về Mỹ Tho. Người ta mai mối hai 
đám, ba em ưng ông này ổng gả, chớ em 
không biết vì sao ổng ưng ông này 
[chồng người trả lời] nữa. Em không cãi 
ba em được. Ba em gả chị hai em cũng 
vậy nữa, ổng quyết định gả là ổng gả hà. 
Ổng theo xưa mà, ổng hỏi em thì mình 
cũng lớn rồi, em nói tùy ba, ba coi được 
thì ba gả chớ mình đâu có biết coi gì đâu. 
Ba em gả là mẹ em đồng ý gả luôn, chứ 
không có ý kiến khác đâu. Ba em luôn là 
người chủ gia đình, mẹ em phải nghe 
theo” (N.T.T – nữ - 53 tuổi). 
Hôn nhân của đôi trẻ không chỉ là nhiệm 
vụ chính của cha mẹ mà còn là trách 
nhiệm của cả họ hàng. Do vậy, khi họ 
hàng đã ưng thuận chàng trai nào đó, 
nhưng lúc này cô gái chưa bằng lòng, thì 
họ ra sức bồi đắp cho chàng trai, thuyết 
phục cô gái, để đến một lúc nào đó cô 
gái cũng sẽ phải bằng lòng. Loại hình 
hôn nhân mai mối này chịu sự chi phối 
của áp lực cộng đồng khiến người trong 
cuộc đôi khi lại miễn cưỡng quyết định 
hạnh phúc của chính mình. 
“Thích thì không thích, thương cũng 
không thương [] Hồi đó tui đâu có chịu 
ổng đâu. Bà má tui bả không chịu gả []. 
Cũng nhờ mấy anh năn nỉ bà má, mấy 
ông anh rể năn nỉ dữ dằn lắm. Rồi ổng 
[ông chồng] nhờ người [mấy ông anh rể] 
nói hoài riết rồi ba má cho cưới. Mấy anh 
ở nhà thương ổng [ông chồng] lắm, hồi 
đó ổng [ông chồng] được lắm ai cũng 
thương hết, rồi mới đốc gả [giục cưới]” 
(N.T.N – nữ - 58 tuổi). 
Hiện nay, với những thay đổi về điều 
kiện kinh tế-văn hóa-xã hội, hôn nhân 
mai mối chỉ còn tồn tại ở một số ít gia 
đình, hoặc đã có sự chuyển biến. Nếu 
như trước đây cha mẹ hoàn toàn tự 
quyết định hôn sự cho con cái, thì nay 
cha mẹ đã hỏi ý kiến của con cái trước 
khi quyết định. Hôn lễ chỉ diễn ra khi 
đương sự đồng ý với cha mẹ. 
Ngày nay cơ hội để nam - nữ trực tiếp 
gặp gỡ, tìm hiểu rộng mở hơn nhiều so 
với thế hệ cha mẹ họ, nhất là khi việc 
xuất cư đến các vùng đô thị đang tăng 
NGUYỄN TẤN DÂN – THỰC TRẠNG BÌNH ĐẲNG GIỚI 
17 
cao. Thanh niên được trao cho cơ hội 
lựa chọn bạn đời, nhưng phần lớn trường 
hợp vẫn phải được cha mẹ đồng ý. 
“Hai đứa nó đồng ý rồi thì tui cưới cũng 
như nó thương nhau rồi là mình cưới. 
Đời bây giờ mà thì thôi kệ nó lựa cho nó 
đi. Mình không ép nó nhưng mà nó nói 
mình cũng không được. Mình không ép 
nó cưới, nếu hai đứa con đồng ý thì tới 
phiên người lớn tới” (P.T.L – nữ - 59 tuổi). 
Người Tây Nam Bộ tuy không có xu 
hướng khuyến khích nội hôn trong làng 
xã, song cũng có tâm lý phân biệt và hạn 
chế hôn nhân với các vùng khác nhằm 
đảm bảo sự hòa hợp trong đời sống gia 
đình, hạn chế sự khác biệt văn hóa có 
thể cản trở hạnh phúc trong hôn nhân và 
gia đình. 
“Con rể tui người ở đây không hà tui 
chỉ cưới gả với gia đình trong Nam thôi, 
còn miền ngoài [miền Trung và miền Bắc] 
thì không à. Mấy người đó khó lắm, con 
gái tui làm dâu không nổi đâu. Tui không 
gả cũng không cưới tại vì cách sống của 
hai bên không hợp nhau. []. Không 
phải người ta muốn khó nhưng mà người 
ta sống theo đúng cái luật của người ta. 
Dân miền Nam sống cái gì cũng đơn 
giản, còn người miền Bắc thì lễ nghĩa 
lắm. Tui biết chứ” (N.V.B – Nam - 68 tuổi). 
Trong việc lựa chọn nơi sinh sống 
Sau lễ cưới, một gia đình mới chính thức 
được thiết lập trước sự đồng tình và 
chứng kiến của họ hàng hai bên. Theo 
cuộc điều tra gia đình Việt Nam năm 
2006, có 64,8% các cặp vợ chồng độ 
tuổi 18-60 và 57,8% các cặp độ tuổi từ 
61 trở lên đã “ở chung với gia đình 
chồng và ăn chung” ngay sau khi cưới 
(Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Tổng 
cục Thống kê, Viện Gia đình và Giới, 
Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc, 2008, tr. 
65). Như vậy, hình thức cư trú bên 
chồng vẫn phổ biến ở hôn nhân của 
người Việt. Cư trú bên chồng sau kết 
hôn, tức là cô dâu sẽ rời nhà cha mẹ đẻ 
để đến sống tại nhà chồng, trong dân 
gian vẫn thường gọi là “làm dâu”. Tùy 
thuộc điều kiện của mỗi gia đình mà thời 
gian đôi vợ chồng sống chung với cha 
mẹ dài hay ngắn. Theo phỏng vấn, có 
18/20 trường hợp cư trú bên chồng sau 
khi kết hôn cho biết họ phải được sự 
đồng ý của cha mẹ chồng thì mới được 
ra ở riêng. 
“Làm dâu 11 năm mới được ra ở riêng, 
bả [mẹ chồng] cho ra riêng [bố chồng đã 
mất nên mẹ chồng có quyền quyết định 
chính]. Bả nói tụi bây muốn cất nhà thì 
cất đi, được rồi đó” (H.T.B – nữ - 60 tuổi). 
Ở nông thôn Tây Nam Bộ, con trai út, khi 
lập gia đình, phần lớn sẽ sống chung với 
cha mẹ - gia đình gốc – cho đến khi cha 
mẹ mất, chứ không tách hộ như những 
anh trai của mình. Con út sẽ là người 
phụng dưỡng cha mẹ và thờ cúng ông 
bà tổ tiên, ngược lại với ở miền Bắc, 
người con trai trưởng lại được mong đợi 
thực hiện tốt vai trò này. Cũng vì lý do 
phụng dưỡng cha mẹ già và hương khói 
khi cha mẹ khuất nên người con trai út 
thường được cha mẹ chia cho tài sản 
nhiều hơn so với những anh trai khác. 
Con trai út sẽ được hưởng thêm 2 phần 
tài sản, thường được tính bằng đất, đó là: 
(1) đất để hương hỏa và (2) đất được 
quy ra cho các đám giỗ mà người con 
đứng ra lo cho cha mẹ, ông bà tổ tiên. 
Chỉ “khi nào mà út nó không chịu thì mới 
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 4 (200) 2015 
18 
đưa con trai đầu” (Nhóm nữ - tuổi từ 25-
60). Như lời kể của người vợ có chồng là 
con trai út: “Gia đình em con trai thì cho 5 
công ruộng, còn con gái 3 công 4 công gì 
đó. Cũng có chênh lệch giữa trai và gái 
nhưng không quá nhiều. Vợ chồng em 
cũng được 5 công ruộng, bà già còn để lại 
5 công ruộng nữa để thờ cúng cha mẹ đó. 
Vợ chồng em ở với bà nên lãnh luôn 5 
công đó, mình lãnh giỗ mà” (L.T.L - nữ - 
43 tuổi). 
Mặc dù con gái cũng được thừa hưởng 
tài sản của cha mẹ đẻ, kể cả ruộng đất, 
nhưng vẫn có một tâm lý chung là cha 
mẹ khi về già vẫn muốn sống chung với 
con trai và con dâu. Một bà mẹ chồng lý 
giải: “Mình phải ở với con trai, con gái 
còn có con rể làm sao mình ở được. 
Nhiều khi khó lắm, con dâu nói vậy chớ 
nó dễ, còn con rể nhiều khi nó nhậu vô 
nó nói nuôi bà già vợ thì sao. Khó lắm, 
chẳng thà mình ở với con mình” (P.T.L – 
nữ - 59 tuổi). 
Như vậy, việc cha mẹ ở với con trai - con 
dâu hay con gái - con rể cũng xuất phát 
từ tâm thức truyền thống “dâu là con, rể 
là khách”. Do đó, tâm lý khát khao con 
trai cũng xuất phát từ đây, chúng tôi sẽ 
bàn luận vấn đề này ở phần sau. 
Trong phân công việc nhà 
Cuộc sống của người phụ nữ vừa kết 
hôn ít nhiều bị tác động bởi giai đoạn 
sống cùng nhà chồng (đặc biệt là con 
dâu út). Việc đầu tiên mà người con dâu 
mới phải làm là tuân thủ sự phân công 
công việc từ mẹ chồng. Công việc chính 
mà người con dâu nông thôn Tây Nam 
Bộ là phải đảm đương các công việc nội 
trợ cho cả gia đình, hay chăn nuôi, lao 
động đồng áng, nhận hàng về gia công 
tại nhà... Người con dâu hiển nhiên xem 
đấy là trách nhiệm, bổn phận của mình. 
Còn các bà mẹ chồng sẽ bớt đi gánh 
nặng công việc gia đình, họ cũng tự cho 
mình có quyền được rảnh rỗi khi có con 
dâu mới: “Em ôm trong ngoài luôn, từ hồi 
đó tới giờ là vậy đó. Em đảm nhận hết 
trơn, má em chỉ làm vậy thôi, mình là dâu 
là con mình phải làm, không lẽ để mẹ 
mình làm cho mình ăn, mình phải làm 
hết” (L.T.L – nữ - 43 tuổi). 
Nhưng từ điều này lại hình thành một 
vấn đề có tính bất bình đẳng giữa các 
con dâu với chị em gái chồng còn chưa 
lập gia đình đang sống chung với cha mẹ: 
“Việc nhà thì có cơm nước, giặt giũ, dọn 
dẹp nhà cửa. Việc nhà xúm vô làm 
nhưng vì em là dâu nên em phải làm 
chính những chuyện liên quan đến cơm 
nước, dọn dẹp nhà cửa. [] Người ta đi 
làm về mệt mỏi thì nghỉ, còn mình phận 
làm dâu mà thì dù có mệt cũng phải làm. 
Làm dâu hồi đó mà chứ đâu phải như 
bây giờ. Làm dâu thì phải nấu cơm, rửa 
chén, quét nhà, giặt đồ. Mấy cô em 
chồng chỉ làm khi nào em bận việc gì đó” 
(N.T.M.T – nữ - 50 tuổi). 
Do công việc đồng áng hiện nay đã có 
máy móc, dịch vụ nên người phụ nữ làm 
dâu ngày nay nhìn chung đỡ vất vả hơn 
so với thế hệ mẹ của họ. Họ được giảm 
bớt công việc ruộng đồng chỉ còn lo việc 
nội trợ, chăm sóc con cái, chăn nuôi hay 
làm thêm một số công việc khác. Những 
phụ nữ có công ăn việc làm ổn định tại 
một cơ quan nào đó thì có vẻ như ít áp 
lực hơn khi làm dâu, vì phần lớn thời 
gian họ không ở nhà, công việc nhà do 
các thành viên khác đảm trách, thậm chí 
NGUYỄN TẤN DÂN – THỰC TRẠNG BÌNH ĐẲNG GIỚI 
19 
có trường hợp là cha mẹ chồng đảm 
nhận. 
Trong việc quản lý tài chính và phân chia 
tài sản 
Đối với các con trai khác (không phải là 
con trai út), sau khi kết hôn xong sẽ cư 
trú tại gia đình mình cùng với vợ một thời 
gian nhất định, cùng tham gia lao động 
sản xuất với gia đình. Tùy vào từng gia 
đình mà đôi vợ chồng trẻ được tích lũy 
tiền riêng hay phải bỏ vào quỹ chung của 
gia đình do mẹ chồng làm “chìa khóa tay 
hòm”. 
Khi đôi vợ chồng ra ở riêng, gia đình bên 
chồng sẽ chia cho đôi vợ chồng một số 
tài sản, thường gọi là “vốn”, để đôi vợ 
chồng  ...  con 
coi làm cái gì tiện thì con bàn với mẹ con 
tính toán, rồi mình cũng có bàn với ổng 
vậy đó” (L.K.A – nữ - 47 tuổi). 
3. BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG PHÂN 
CÔNG LAO ĐỘNG TRONG GIA ĐÌNH 
3.1. Việc chăm sóc con cái và người già/ 
người bệnh 
Trong xã hội nông thôn, nam giới không 
thường xuyên chăm sóc con cái, người 
già, người ốm, họ chỉ đảm nhận khi gia 
đình neo người hoặc chỉ làm tạm thời. 
Bởi họ theo quan niệm nam giới phải lo 
kiếm tiền cho cả gia đình, còn phụ nữ 
làm nội trợ, sinh con, chăm sóc cha mẹ 
già. Việc chăm sóc trẻ em ở những gia 
đình gốc (nhiều thế hệ) thuận tiện hơn 
cho đôi vợ chồng, bởi vì con cái của họ 
được bố mẹ chồng chăm sóc, trông nom, 
giúp họ an tâm mưu sinh. Nhưng đối với 
những gia đình đã tách hộ, việc chăm 
sóc con cái đè nặng lên đôi vai người vợ. 
Nếu gia đình kinh tế khá giả, người phụ 
nữ chỉ có việc nội trợ, chăm sóc con cái 
và có thể nhận thêm việc làm tại nhà (lột 
sen, đan lục bình). Nhưng nếu gia đình 
khó khăn về kinh tế, người vợ còn phải 
phụ giúp chồng công việc đồng áng. Ở 
các thế hệ lớn tuổi, phụ nữ thường chịu 
nhiều vất vả, áp lực, vừa làm việc đồng 
áng vừa một tay chăm sóc con cái. Còn 
nam giới chỉ làm mỗi việc lao động sản 
xuất, ít phụ giúp vợ chăm sóc con cái, 
người già. 
“Có con rồi như con Trinh nó lớn được 2-
3 tuổi thì nó ở nhà với bà nội. Bà nội giữ 
cháu, còn em đi đặt lợp đặt lờ với ổng, 
lúc đó chỉ còn hai vợ chồng đi làm” (L.T.L 
– nữ - 43 tuổi). “Ở trong nhà thì sanh ba 
đứa, chăm sóc con cái thì mình nhiều 
hơn là ổng. Ổng cũng có giữ con, khi 
mình làm hông kịp, thì ổng có giữ, nhưng 
mà ít thôi” (L.K. A – nữ - 47 tuổi). 
Như vậy, chăm sóc con cái là công việc 
chủ đạo của người phụ nữ trong gia đình. 
Còn người đàn ông chỉ hỗ trợ khi mà 
người vợ không làm xuể. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 4 (200) 2015 
24 
Văn hóa Việt Nam vốn đề cao công ơn 
sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ. 
Nhưng khi cha mẹ đau ốm, con trai ít 
trực tiếp chăm sóc cha mẹ, chủ yếu là 
hỏi han, thăm nom. Nữ giới bất kể là con 
gái ruột hay con dâu đều phải chăm sóc 
cha mẹ già bởi vì người ta cho rằng phụ 
nữ thì khéo léo, chịu khó, cẩn thận nên 
rất thích hợp với công việc vốn đòi hỏi 
sự chỉn chu, tỉ mỉ này: “ trước khi chết 
bả đau cũng mấy tháng, mình phải lên 
xuống bệnh viện nuôi bả, thay phiên với 
thím út và đứa con của thím út nó. Vì 
phụ nữ mình chịu khó, chăm sóc chu đáo 
hơn. Ổng chỉ lên bệnh viện thăm bả rồi 
về hà chớ không ở lại nuôi” (H.T.B – nữ - 
60 tuổi). Thực ra con trai hay con gái đều 
có bổn phận với cha mẹ già, nhưng tâm 
lý nêu trên là cơ sở tạo nên bất bình 
đẳng giới trong gia đình. 
3.2. Công việc nội trợ 
Rất nhiều hình thức truyền thông trong 
xã hội đang vô tình củng cố quan niệm 
về “người giúp việc nhà” của phụ nữ. 
Hình ảnh người phụ nữ với công việc nội 
trợ trên các chương trình quảng cáo, 
cũng như trên các bộ phim truyền hình 
đã trở nên quen thuộc đến độ người ta 
xem đấy là công việc chỉ dành riêng cho 
phụ nữ. Nhưng không có cơ sở sinh học 
nào xác nhận rằng nam giới nói chung 
không có khả năng nấu ăn và làm việc 
nhà (dẫn lại theo Mai Huy Bích, 2009). Ở 
nông thôn Tây Nam Bộ nam giới làm 
việc nhà được đánh giá trong con mắt 
của cộng đồng như câu chuyện sau: 
“Thấy ở đây có người đàn ông mà cầm 
thau xuống giặt thau đồ cái người khác 
người ta nói liền. Người ta nói, trời ơi đàn 
ông mà xuống đó ngồi giặt đồ, rồi cái 
mấy ông đàn ông, ông này nói qua ông 
kia vậy đó, nói trời ơi đàn ông mà đi làm 
cái chuyện đàn bà. Bởi vậy nên mình 
gánh [giặt đồ] chứ ổng đâu có làm, 
thành ra người ta nói vậy đó rồi, mấy ổng 
đâu có làm đâu, một người làm cái mấy 
ông hai ba ông ngồi lại nói này kia” 
(L.K.A – nữ - 47 tuổi). 
Áp lực cộng đồng đối với hành vi làm 
việc nhà của nam giới khiến đôi khi nam 
giới muốn phụ giúp cho vợ cũng e ngại, 
sợ có người xung quanh bắt gặp và bàn 
tán. Tuy vậy, dựa vào đặc thù của từng 
gia đình, chúng ta cũng bắt gặp hình ảnh 
những ông chồng cặm cụi làm việc nhà, 
nấu nướng, chăm sóc con cái. Nhưng 
chỉ khi vợ bận công việc khác thì người 
chồng mới giúp vợ trong công việc nhà: 
“Ổng giăng lưới, em đem cá ra chợ ông 
Bầu bán. 5 giờ sáng ổng đi giăng lưới tới 
5 giờ chiều về, cá ổng mang về 2-3 giờ 
khuya em đi chợ bán. Bán tới 5-6 giờ 
sáng là em về rồi. Ông Minh đi, em ở nhà 
giữ con, nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa. Khi 
nào ổng về tới thì mình rộng cá để đó 
ngày hôm sau bán. Hai vợ chồng chỉ gặp 
nhau bắt đầu từ 5-6 giờ chiều cho tới lúc 
đi ngủ. Ổng đi giăng lưới em ở nhà lo hết 
việc nhà: con cái, cơm nước, ở nhà 
làm gì thì tự mình ên mà làm. 2 giờ 
khuya em đi bán rồi, ổng ở nhà nấu cơm, 
quét dọn nhà cửa, giặt giũ quần áo là 
ổng làm hết. Em về ổng mới đi giăng lưới. 
Em về giữ nhà với trông con cái thôi. 6 
chiều giờ ổng về tới nhà thì em đã lo 
cơm nước xong rồi, vợ chồng ăn cơm 
xong là nghỉ ngơi. Làm như vậy cũng 
mấy năm. Ổng giỏi lắm, ổng mần việc 
ngoài đồng vậy đó, về nhà em làm không 
NGUYỄN TẤN DÂN – THỰC TRẠNG BÌNH ĐẲNG GIỚI 
25 
kịp ổng nhảy vô ổng tiếp hết trơn hà” 
(Đ.T.P – nữ - 58 tuổi). 
Nhằm giảm bớt gánh nặng công việc nhà, 
người mẹ thường chủ động giao việc 
cho các con nếu chúng đã làm được. 
Công việc mà con trai được giao thường 
là công việc cần tới sức khỏe như: nhổ 
cỏ, cắt lúa, trồng cây; ngược lại, con 
gái lại được mẹ hướng dẫn làm các công 
việc nhà như: nấu cơm, đi chợ, trông 
em, Những công việc ấy là một hình 
thức giáo dục về giới được duy trì ngay 
trong gia đình, tiếp nối thế hệ này qua 
thế hệ khác, càng củng cố chặt chẽ hơn 
về vai trò giới giữa nam và nữ. Chính 
bản thân người phụ nữ đã vô tình hợp 
thức hóa cho định kiến giới tiếp tục phát 
triển: “Con trai nhà tui nó ít có làm 
chuyện trong nhà lắm, làm chuyện ngoài 
đồng với chuyện ngoài xã hội không, tại 
vì đi học rồi đi làm về rảnh thì mần ở 
ngoài vườn ngoài đồng vậy thôi chứ 
trong nhà ít lắm Tại vì phong tục ông 
bà vậy đó, nữ thì phải làm trong nhà, 
nam thì làm chuyện ngoài vậy chớ tui 
cũng hông biết sao nữa Chứ con trai 
tui mình cũng thông cảm, con trai đi mần 
việc xã hội, rồi về hả mần việc đại khái 
như chặt cái cây hay gì thì đàn bà chặt 
hông được thì để nam chặt rồi hông lẽ 
bắt nó vô nhà mần nữa tội nghiệp nó” 
(N.T.K – nữ - 60 tuổi). 
Không chỉ vậy, phụ nữ cảm thấy không 
tin tưởng khi giao công việc nhà cho nam 
giới. Một số phụ nữ cho rằng các ông 
chồng làm việc nhà không được như 
mong muốn của họ, nên họ muốn tự tay 
làm thì mới hài lòng. Nhờ con trai phụ 
giúp việc nhà cũng vậy, nhiều phụ nữ 
cho rằng để họ làm thì mọi việc hoàn 
thành nhanh chóng hơn, vì sai bảo rất 
nhiều lần mà con trai vẫn chưa chịu 
làm. 
“Nấu cơm cũng vậy [] Ổng nói ổng đi 
nghĩa vụ thì hồi đó là ổng làm bên đầu 
bếp đó, ổng làm thì cũng được đó nhưng 
mà làm thì nó hông có ngon, thành ra thì 
hổng cho ổng làm riết rồi cũng quen nữa” 
(L.K.A – nữ - 47 tuổi). 
Trong gia đình gốc, công việc nội trợ 
được giao cho con dâu. Mẹ chồng tự cho 
mình quyền được nghỉ ngơi sau nhiều 
năm vất vả với công việc này. 
“Ổng ra ruộng thì mình đi theo làm cỏ, 
phụ này kia. Đi ruộng về thì mình nấu 
cơm nấu nước, rồi quần áo, con cái mình 
lo. Cái đó thì ổng không có lo, hồi đó là 
vậy không, []. Khi có con dâu, việc nhà 
như cơm nước, giặt giũ thì con dâu làm 
là chính, còn như nó bận đi đâu thì tui 
nấu []. Coi như đương nhiên con dâu 
phải làm, nhà có hai mẹ con không lẽ tui 
lớn tuổi mà nó để tui làm, tui chỉ phụ với 
nó thôi. Nó mắc công chuyện gì thì mình 
tiếp nó quét nhà hay làm cái gì đó. 
Không có con dâu thì mình phải làm” 
(N.T.L – nữ - 59 tuổi). 
4. BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG PHÂN 
CÔNG LAO ĐỘNG SẢN XUẤT 
4.1. Trong sản xuất nông nghiệp 
Trong sản xuất nông nghiệp sự phân 
công lao động giữa nam giới và nữ giới 
bộc lộ rõ rệt đối với từng công việc cụ 
thể. Nam giới thường đảm trách những 
công việc nặng nhọc hơn, như: làm đất, 
sạ lúa, đắp bờ, phun thuốc, Ngược lại, 
phụ nữ làm các công việc nhẹ nhàng, 
cần có sự cẩn thận, tỉ mỉ, chẳng hạn: 
ngâm giống, nhổ cỏ lúa, giặm lúa, cắt lúa. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 4 (200) 2015 
26 
Một người phụ nữ kể: “Ổng dọn đất, sạ 
lúa, với thuốc sâu này kia, không có 
mướn ai làm hết một mình ổng làm hết, 
còn em chồng với em làm cỏ, giặm lúa, 
còn cắt lúa thì xúm vô cắt. Cả nhà xúm 
vô cắt cho kịp” (N.T.M.T – nữ - 50 tuổi). 
Một người nam kể: “Trước mà làm bằng 
công sức lao động của mình không, 
giờ làm đất hay thu hoạch lúa gì cũng là 
máy móc làm hết rồi. Tui chỉ bón phân, 
xịt thuốc, giặm lúa với lại đi thăm đồng 
thôi. [Việc đầu tư cho sản xuất, chọn thời 
vụ, chọn giống, mua phân bón thuốc trừ 
sâu] em làm không hà, em không bàn với 
vợ đâu vì nó có biết gì đâu. Thí dụ mùa 
vụ phải mua phân gì, bón phân gì, nó 
đâu có biết. Tui làm mới biết. Tui làm 
ruộng lâu lắm rồi, cũng như ruộng của 
cha mẹ để lại. Hồi đó nghỉ học về làm 
ruộng luôn cho tới bây giờ” (T.V.D – nam 
- 39 tuổi). 
Tuy nhiên ở một số ít gia đình có người 
chồng đi làm ở cơ quan, không có nhiều 
thời gian dành cho việc đồng áng thì một 
tay người vợ sẽ phải xoay xở từ chuyện 
làm đất, ngâm giống, sạ lúa, chăm sóc 
lúa, thu hoạch cho đến chuyện chăn nuôi, 
bếp núc và con cái. Ở những gia đình 
này, người phụ nữ phải bươn chải vất vả 
để mưu sinh, quán xuyến cả việc trong 
nhà và việc ngoài đồng; trong khi người 
chồng lại nhàn nhã hơn, chỉ làm việc ở 
cơ quan, chưa kể sau giờ làm việc anh 
ta có thể còn đàn đúm, nhậu nhẹt với 
bạn bè. 
“Tui quyết định luôn, thí dụ mấy ngày sạ 
phân, sạ mấy bao, rồi mấy ngày xịt thuốc 
đi thăm lúa coi lúa bệnh gì, chạy đi mua 
thuốc... Tại vì ổng đi dạy rồi ổng say xỉn 
hoài, rồi ổng mần tui không có vừa ý tại 
vì tui nói ờ giờ mười bữa cho phân gì 
được bao nhiêu vậy là sạ, vậy thì nhiều 
khi ổng rảnh thì ổng kéo ra ổng sạ không 
rảnh mướn người ta. Thí dụ mình đi thăm 
thấy sâu lá, thì lội đi mua thuốc rồi về thì 
ổng rảnh ổng đi tưới không rảnh thì kêu 
người ta tưới” (N.T.K – nữ - 60 tuổi). 
4.2. Trong công việc khác 
Trong thời gian nông nhàn hoặc khi rảnh 
rỗi, các hộ gia đình còn làm thêm các 
công việc khác để kiếm thêm thu nhập 
như làm mướn, hoặc đi giăng lưới bắt cá. 
Nhưng những công việc này chỉ mang 
tính chất thời vụ trong một khoảng thời 
gian nhất định nào đó. 
“Những ngày rảnh vào mùa nước ổng đi 
giăng lưới kiếm cá bán thêm. [] em ở 
nhà cơm nước, ổng đi giăng lưới về em 
đi bán cá, ổng nghỉ []. Trong khi ổng đi 
giăng lưới thì em dọn dẹp nhà cửa, cơm 
nước cho con cái, đi giặt đồ giặt đạc. Bán 
cá khoảng vài tiếng đồng hồ hà, [] 3-4 
giờ chiều về tới nhà tiếp tục lo cơm nước, 
tắm rửa con cái. Ăn cơm chiều xong, em 
chơi với hai con một chút là cho hai đứa 
nó đi ngủ rồi, còn ông chồng thì đi chơi 
với bạn bè quanh xóm nè” (N.T.M.T – nữ 
- 50 tuổi). 
Phụ nữ tại địa phương thường nhận 
thêm những công việc đều đặn, thường 
xuyên, không quá vất vả, linh động để có 
thời gian chăm sóc con cái, làm công 
việc nhà. 
“Mình lột sen theo ký lô sen lụa, trước 
đây một ký có 12.000 đồng, còn bây giờ 
được 15.000 đồng. Hột sen nhận về gọt 
tách bỏ vỏ, sau đó chà vỏ lụa, ngâm rồi 
mới thụt nhụy sau cùng là cân ký. Một 
ngày lột trung bình được 3 ký, khoảng 
NGUYỄN TẤN DÂN – THỰC TRẠNG BÌNH ĐẲNG GIỚI 
27 
45.000 đồng. Một tháng làm chừng hai 
mươi ngày tại vì mình trừ hao những 
ngày mình đi đám tiệc, nghỉ ngơi. Cũng 
đủ chi cho tiền cà phê, đường, bột ngọt 
này kia” (P.T.L – nữ - 59 tuổi). 
3. KẾT LUẬN 
Tư tưởng trọng nam hơn nữ, đề cao 
tính gia trưởng của nam giới trong gia 
đình còn tồn tại dai dẳng ở nông 
thôn. Người đàn ông gia trưởng quan 
niệm người phụ nữ phải đảm nhận công 
việc trong gia đình, phải phục tùng 
chồng. Quan niệm này cản trở phụ nữ 
thuyết phục và lôi cuốn chồng cùng tham 
gia vào công việc gia đình (nội trợ, chăm 
sóc con cái). 
Nguyên nhân quan trọng nhất cản trở sự 
phân chia bình đẳng công việc trong gia 
đình ở nông thôn hiện nay là do quan 
niệm xã hội cho “công việc nội trợ là 
thiên chức của phụ nữ”. Không những 
thế, xã hội còn đánh giá thấp ý nghĩa của 
các công việc gia đình làm cho nam giới 
thiếu động lực trong việc chia sẻ công 
việc gia đình với phụ nữ. Vấn đề giải 
phóng phụ nữ trong gia đình chưa được 
đặt một cách tương xứng với yêu cầu đổi 
mới kinh tế, xã hội, hiện đại hóa nông 
nghiệp, nông thôn. 
Trình độ học vấn, chuyên môn nghề 
nghiệp của phụ nữ nông thôn còn thấp 
so với nam giới nên ít có điều kiện và cơ 
hội tìm kiếm việc làm có thu nhập cao để 
có thể độc lập, tự chủ về kinh tế, từ đó 
mới có quyền quyết định trong gia đình. 
Các chính sách của Đảng, Nhà nước và 
hệ thống luật pháp đã đảm bảo cho phụ 
nữ có quyền bình đẳng với nam giới 
trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. 
Tuy nhiên, từ chính sách đến thực hiện 
vẫn còn một khoảng cách khá lớn, nhất 
là trong gia đình, vì vẫn còn những cơ sở 
hình thành bất bình đẳng giới trong gia 
đình cũng như còn thiếu các biện pháp 
chế tài hoặc giám sát chặt chẽ đối với 
vấn đề bất bình đẳng giới.  
CHÚ THÍCH 
(1) Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ hay Mục tiêu Thiên niên kỷ được ghi trong bản Tuyên ngôn 
Thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc tại Hội nghị Thượng đỉnh Thiên niên kỷ, năm 2000 ở New York, 
Mỹ. 
(2) Lời giới thiệu của Công ước Quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ, bản 
dịch và giới thiệu của Ủy ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam, tái bản lần thứ 5 có bổ 
sung, chỉnh lý, Hà Nội, tháng 9/2005. 
(3) Được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 10 thông qua 
ngày 29/11/2006 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2007. 
(4) Được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 2 thông qua 
ngày 21/11/2007. 
(5) Theo Quyết định số 2351/QĐ-TTg, ngày 24/12/2010, của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt 
Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020. 
(6) Khái niệm này hiểu theo nghĩa thông thường là từ một gia đình bố mẹ hình thành các gia đình 
khác, như gia đình của con cháu. Nếu phân loại gia đình thì chia ra gia đình hạt nhân, gia đình 
ghép chung, gia đình mở rộng. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 4 (200) 2015 
28 
TÀI LIỆU TRÍCH DẪN 
1. Ban Chỉ đạo Điều tra dân số và nhà ở Trung ương. 2010. Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt 
Nam năm 2009. 2010. Hà Nội: Nxb. Thống kê. 
2. Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Tổng cục Thống kê, Viện Gia đình và Giới, Quỹ Nhi đồng Liên 
Hợp Quốc (UNICEF). 2008. Kết quả điều tra Gia đình Việt Nam năm 2006, Hà Nội. 
3. Hoffman, L. W. & Hoffman, M. L. 1973. The Value of Children to Parents. In Fawcett, J. T. (ed.) 
Psychological Perspectives on Population (pp. 19–76). New York: Basic Books. 
4. Kohlmann, A. 2000. Value of Children Revisited – Ökonomische, Soziale und Psychologische 
Einflußfaktoren auf Fertilitätsentscheidungen in der BRD, Japan und der Türkei. Chemnitz: Diss. 
TU Chemnitz. 
5. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. 2006. Luật Bình đẳng giới. Số 
73/2006/QH11 ngày 29/11/2006. 
6. Tổng cục Thống kê. 2010. Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009. Hà Nội: Nxb. 
Thống kê. 

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_binh_dang_gioi_trong_gia_dinh_nguoi_viet_nghien_c.pdf