Thực trạng thái độ đối với hành vi ủng hộ xã hội của sinh viên trường đại học trà vinh

Abstract: In this article, we focus on of attitude towards social pro-social behavior of students at

Tra Vinh University which are expressed in three components: awareness, emotions, and

behavioral trends. We have done a test of the correlation between the three above components;

compare the difference between the first, second, third and fourth year student groups; test different

students according to their place of residence with pro-social behavior. In addition, we also study

the difference between the five sectors. From there, we found out the factors that affect the attitude

towards students' social support behavior, contributing to nurturing and promoting positive

behavior for students. The study also compares differences between students in their five study

sectors. From there, factors that influence the attitude towards pro-social behavior of students were

identified which contribute to nurturing and promoting positive behavior among students.

pdf 6 trang yennguyen 6000
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng thái độ đối với hành vi ủng hộ xã hội của sinh viên trường đại học trà vinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng thái độ đối với hành vi ủng hộ xã hội của sinh viên trường đại học trà vinh

Thực trạng thái độ đối với hành vi ủng hộ xã hội của sinh viên trường đại học trà vinh
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 461 (Kì 1 - 9/2019), tr 19-24
19 
 Email: ntlangdhtv@gmail.com
THỰC TRẠNG THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI HÀNH VI ỦNG HỘ XÃ HỘI  
CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH 
Nguyễn Trọng Lăng - Trường Đại học Trà Vinh 
Ngày nhận bài: 17/06/2019; ngày chỉnh sửa: 20/7/2019; ngày duyệt đăng: 01/8/2019. 
Abstract: In this article, we focus on of attitude towards social pro-social behavior of students at 
Tra Vinh University which are expressed in three components: awareness, emotions, and 
behavioral trends. We have done a test of the correlation between the three above components; 
compare the difference between the first, second, third and fourth year student groups; test different 
students according to their place of residence with pro-social behavior. In addition, we also study 
the difference between the five sectors. From there, we found out the factors that affect the attitude 
towards students' social support behavior, contributing to nurturing and promoting positive 
behavior for students. The study also compares differences between students in their five study 
sectors. From there, factors that influence the attitude towards pro-social behavior of students were 
identified which contribute to nurturing and promoting positive behavior among students. 
Keywords: Attitude, prosocial behavior, attitude towards prosocial behavior, student. 
1. Mở đầu 
Hành vi ủng hộ xã hội là những hành động với mục 
tiêu nhằm giúp ích hay làm lợi cho một hay nhiều người 
khác hơn là chính mình. Những hành vi như hỗ trợ, giúp 
đỡ, an ủi, chia sẻ hay hợp tác... đều là hành vi ủng hộ xã 
hội. Động cơ của người giúp đỡ là điều chính yếu trong 
việc xác định một hành vi có mang tính vị tha, nhân ái, 
vì người khác hay không. 
Hành vi ủng hộ xã hội của sinh viên (SV) như “chất 
keo” gắn kết cộng đồng, tạo ra sức mạnh chung để vượt 
qua những khó khăn trong cuộc sống. Đặc biệt thanh niên 
nói chung và thanh niên SV ở các trường đại học nói 
riêng là đội ngũ tri thức được đào tạo bài bản và tương 
lai là chủ nhân của đất nước. Bác Hồ đã từng căn dặn: 
Nước nhà có mạnh hay không một phần lớn tùy thuộc 
vào học tập, phấn đấu của thanh niên. Trong tình hình thế 
giới đầy biến động hiện nay, làm thế nào để SV thể hiện 
nhiều hơn hành vi ủng hộ xã hội? Để làm được việc này 
trước hết cần tìm hiểu xem SV có thái độ như thế nào đối 
với hành vi ủng hộ xã hội, từ đó góp phần nâng cao nhận 
thức cho SV về các hành vi ủng hộ xã hội, khuyến khích 
SV làm nhiều việc tốt, trở thành những tấm gương điển 
hình. Bài viết trình bày thực trạng thái độ đối với hành vi 
ủng hộ xã hội của SV Trường Đại học Trà Vinh. 
2. Nội dung nghiên cứu 
2.1. Một số khái niệm cơ bản 
2.1.1. Khái niệm “thái độ” 
Theo Từ điển Tâm lí học: “Thái độ là trạng thái sẵn 
sàng về mặt tinh thần và thần kinh được tổ chức thông 
qua kinh nghiệm, có tác dụng điều chỉnh hoặc có ảnh 
hưởng một cách linh hoạt đến phản ứng của cá nhân với 
tất cả các khách thể và tình huống mà nó (phản ứng) có 
mối liên hệ (Allport). Nhìn chung thái độ có 3 thành tố là 
nhận thức, cảm xúc, hành vi kết hợp lại để truyền tải một 
phản ứng tích cực, tiêu cực hay trung lập” [1; tr 790]. 
Nhà Tâm lí học Newcomb (1961) định nghĩa: “Thái độ 
là thiên hướng hành động, tư duy nhận thức, cảm nhận của 
cá nhân tới một đối tượng hay sự việc có liên quan”. Ở một 
khía cạnh khác, thái độ còn là “một phản ứng mang tính 
chất đánh giá tích cực hay tiêu cực đối với một đối tượng 
nào đó (người, sự vật, hiện tượng, ý tưởng) thể hiện qua 
ý nghĩ, xúc cảm hay hành vi dự định” [dẫn theo 2]. 
Nickel (1998) định nghĩa: thái độ giúp đỡ là niềm tin/nhận 
thức, cảm xúc và hành vi liên quan đến việc giúp đỡ người 
khác. Ông cho rằng, thái độ giúp đỡ là một quy mô đa chiều 
bao gồm các thành tố: nhận thức, cảm xúc và hành vi [3]. 
Nhiều nhà nghiên cứu khác cũng cùng có sự thống nhất khi 
cho rằng cấu trúc ba thành tố của thái độ gồm: Cảm xúc, nhận 
thức và xu hướng hành vi [dẫn theo 4]. 
2.1.2. Khái niệm “hành vi ủng hộ xã hội” 
Hành vi ủng hộ xã hội là những hành động mang lại 
lợi ích cho người khác, thể hiện qua nhận thức, thái độ, 
niềm tin, tình cảm ở việc giúp đỡ, chia sẻ, tình nguyện, 
lòng vị tha, động cơ giúp đỡ trong điều kiện tình huống, 
đồng cảm, thấu cảm với mọi người trong cuộc sống. 
2.1.3. Khái niệm “thái độ đối với hành vi ủng hộ xã hội 
của sinh viên” 
Thái độ đối với hành vi ủng hộ xã hội của SV là trạng 
thái sẵn sàng về mặt tinh thần lẫn thần kinh ở 3 thành tố 
nhận thức, cảm xúc, hành vi được tổ chức thông qua tất 
cả những hành động mang lại lợi ích cho người khác hay 
xã hội nói chung và chúng được phân chia thành hành vi 
vị tha, giúp đỡ, chia sẻ và hợp tác. 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 461 (Kì 1 - 9/2019), tr 19-24
20 
2.2. Khách thể và phương pháp nghiên cứu 
2.2.1. Khách thể nghiên cứu 
Để tìm hiểu thực trạng thái độ đối với hành vi ủng hộ 
xã hội của SV Trường Đại học Trà Vinh, chúng tôi tiến 
hành khảo sát 620 SV Trường Đại học Trà Vinh từ 
6/2018 đến tháng 4/2019. Đặc điểm về khách thể nghiên 
cứu được trình bày khái quát ở bảng 1. 
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu 
Chúng tôi sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu 
như: nghiên cứu văn bản tài liệu, điều tra bằng bảng 
hỏi, phỏng vấn sâu, quan sát, xử lí số liệu bằng thống 
kê toán học thông qua phần mềm SPSS phiên bản 
22.0 để xác định các tần số tuyệt đối (số đếm); tần số 
tương đối (%); điểm trung bình và độ lệch chuẩn; 
kiểm tra mức độ phân tán hay tập trung của các 
phương án; kiểm định sự khác biệt về hệ giá trị và 
hành vi ủng hộ xã hội giữa các nhóm khách thể; phân 
tích tương quan. 
Thang đo về thái độ giúp đỡ do Gary S. Nickell đề 
xuất năm 1998 [5], bao gồm 20 items, thiết kế theo thang 
Likert 5 bậc tương ứng: Hoàn toàn không đồng ý = 1 
điểm; Phần nhiều không đồng ý = 2 điểm; Bình thường 
= 3 điểm; Phần nhiều đồng ý = 4 điểm); Hoàn toàn đồng 
ý = 5 điểm. Có 4 items (đánh dấu *) khi xử lí phải đổi 
chiều điểm bởi các items này mang màu sắc âm tính, 
ngược với những items khác. 
Hệ số Alpha Cronbach của thang đo là 0,828, bao 
gồm 17 items, thể hiện ở ba tiểu thang đo cụ thể như 
sau: tiểu thang đo thành tố nhận thức: 0,704; tiểu thang 
đo thành tố cảm xúc: 0,736; tiểu thang đo thành tố xu 
hướng hành vi: 0,575; các hệ số tương quan biến tổng 
của các biến quan sát trong thang đo đều lớn hơn 0,4. 
Vì vậy, tất cả các biến quan sát đều được chấp nhận và 
sẽ được sử dụng trong phân tích nhân tố tiếp theo. 
2.3. Kết quả nghiên cứu 
2.3.1. Thái độ đối với hành vi ủng hộ xã hội của sinh viên 
Trường Đại học Trà Vinh (xem bảng 2) 
Bảng 1. Đặc điểm khách thể nghiên cứu 
Tiêu chí Số lượng (SL) Tỉ lệ (%) 
Giới tính 
Nam 265 42,7 
Nữ 355 57,3 
Tổng số 620 100 
Độ tuổi từ 18-25 (độ tuổi trung bình ± 20,81) 
Trình độ học vấn Cao đẳng, ĐH 620 100 Tổng số 620 100 
Mức sống 
Hộ nghèo 27 4,4 
Cận nghèo 32 5,2 
Trung bình 459 74,0 
Khá 97 15,6 
Giàu 5 0,8 
Tổng số 620 100,0 
Dân tộc 
Kinh 493 79,5 
Dân tộc Khmer 119 19,2 
Hoa 8 1,3 
Tổng số 620 100,0 
SV năm thứ 
1 110 17,7 
2 161 26,0 
3 250 40,3 
4 99 16,0 
Tổng số 620 100,0 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 461 (Kì 1 - 9/2019), tr 19-24
21 
Bảng 2. Biểu hiện mức độ thái độ đối với hành vi ủng hộ xã hội của SV 
Các biểu hiện 
Mức độ (%) Điểm 
trung 
bình 
(ĐTB) 
Độ lệch 
chuẩn 
(ĐLC) 
Hoàn 
toàn 
không 
đồng ý 
Phần 
nhiều 
không 
đồng ý 
Bình 
thường 
Phần 
nhiều 
đồng ý 
Hoàn 
toàn 
đồng ý 
Thành tố nhận thức 4,35 0,63 
Giúp đỡ người khác thường là 
một sự lãng phí thời gian* 1,9 3,7 12,1 13,4 68,9 4,43 0,971 
Giúp đỡ bạn bè và gia đình là một 
trong những niềm vui lớn trong 
cuộc sống 
1,0 1,9 7,6 30,2 59,4 4,45 0,795 
Làm tình nguyện để giúp đỡ một 
người nào đó là rất bổ ích 1,5 2,4 14,5 38,7 42,9 4,19 0,875 
Giúp đỡ người già không phải là 
trách nhiệm của tôi, trừ khi đó là 
người thân trong gia đình tôi* 
4,4 7,1 10,5 16,3 61,8 4,24 1,158 
Trẻ em cần được giáo dục về tầm 
quan trọng của việc giúp đỡ 
người khác 
0,8 2,7 9,8 22,6 64,0 4,46 0,841 
Thành tố cảm xúc 4,01 0,71 
Tôi cảm thấy tuyệt vời khi giúp 
đỡ người có nhu cầu 2,6 5,8 20,2 41,3 30,2 3,91 0,980 
Làm tình nguyện khiến cho tôi 
cảm thấy hạnh phúc 1,5 3,2 17,8 39,3 38,3 4,10 0,901 
Tôi cảm thấy bình an với bản thân 
mình khi tôi giúp đỡ người khác 2,9 3,5 19,2 38,1 36,3 4,01 0,980 
Tôi cảm thấy tự hào khi tôi biết 
rằng sự rộng lượng của tôi đã 
được mang đến niềm vui cho 
người nghèo 
2,6 3,9 18,7 35,0 39,8 4,06 0,985 
Thành tố xu hướng hành vi 3,65 0,53 
Khi có cơ hội, tôi thích giúp đỡ 
những người có nhu cầu 4,0 4,7 22,4 42,6 26,3 3,82 1,004 
Nếu có thể, tôi sẽ trả tiền nhặt 
được hoặc tiền không phải của 
mình cho chủ nhân của nó 
1,9 1,6 11,3 25,6 59,5 4,39 0,891 
Tôi sẽ né tránh việc phải đưa một 
người đi cấp cứu* 3,1 6,5 21,9 18,4 50,2 4,06 1,11 
Tôi không thích đưa ra lời khuyên 
cho những người đang mất 
phương hướng* 
4,8 14,4 21,8 21,8 37,3 3,72 1,23 
Tôi dành thời gian và tiền bạc của 
mình để làm từ thiện hàng tháng 13,1 21,5 38,7 21,1 5,6 2,85 1,074 
Tôi dự định sẽ hiến tặng nội tạng 
của mình khi chết với hi vọng 
mình sẽ cứu sống được một ai đó 
16,1 13,5 35,6 19,5 15,2 3,04 1,258 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 461 (Kì 1 - 9/2019), tr 19-24
22 
Tôi luôn cố gắng để giúp đỡ bất kì 
ai học cùng hay làm việc cùng tôi 1,3 3,5 18,1 48,1 29,0 4,00 0,855 
Nếu người mua hàng trước tôi 
đang bị thiếu một ít tiền để trả, tôi 
sẽ giúp họ trả số tiền này 
6,6 11,9 35,0 31,3 15,2 3,36 1,083 
ĐTB chung 3,95 0,52 
Ghi chú: Các item đánh dấu (*) mang ý nghĩa nghịch đảo, chiều hướng tiêu cực 
và đã được đổi chiều điểm khi xử lí 
Bảng 2 cho thấy, SV thể hiện thái độ giúp đỡ theo 
chiều hướng khá tích cực (ĐTB = 3,95, với độ phân tán 
(ĐLC) nhỏ = 0,52). Quan sát thể hiện ở ba thành tố đối 
với thái độ giúp đỡ của SV cho thấy: SV thể hiện thái độ 
ở mặt nhận thức là cao nhất (ĐTB = 4,35; ĐLC = 0,63); 
tiếp đến là thành tố cảm xúc (ĐTB = 4,01; ĐLC = 0,71); 
thấp nhất là thành tố xu hướng hành vi (ĐTB = 3,65; 
ĐLC = 0,53). 
Về thành tố nhận thức: Nhận thức của thái độ bao 
gồm tất cả những gì chúng ta biết về đối tượng thái độ, 
các niềm tin, kí ức hay những hình ảnh quá khứ. Nhận 
thức là thành tố chiếm ưu thế trong việc ảnh hưởng tới 
hành vi của con người. Trẻ em cần được giáo dục về tầm 
quan trọng của việc giúp đỡ người khác (ĐTB = 4,46). 
Trẻ được tập quen để chia sẻ, giúp đỡ người khác trong 
gia đình, nhà trường và xã hội. Đây chính là kì vọng của 
một tương lai tốt đẹp, trẻ em sẽ là chủ tương lai, làm chủ 
đất nước; với SV, giúp đỡ bạn bè và gia đình là một trong 
những niềm vui lớn trong cuộc sống (ĐTB = 4,45). 
Về thành tố cảm xúc: Làm tình nguyện khiến cho tôi 
cảm thấy hạnh phúc (ĐTB = 4,10), SV đã và đang tham 
gia các hoạt động tình nguyện, chung sức cùng cộng 
đồng với tinh thần tự nguyện, động cơ trong sáng góp 
phần vào việc đấu tranh chống các hiện tượng tiêu cực ở 
SV nhằm bảo vệ lợi ích của cá nhân. Từ đó, có nhiều 
hành động có tác động thúc đẩy sự phát triển, tiến bộ xã 
hội. Trong bối cảnh đó, cần phải nhìn nhận và đánh giá 
chính xác vấn đề nội tại của hoạt động từ thiện, làm cơ 
sở thúc đẩy các hoạt động từ thiện phát triển trong SV, 
góp phần đem lại hạnh phúc và công bằng xã hội. SV 
cảm thấy tự hào khi tôi biết rằng sự rộng lượng của tôi đã 
được mang đến niềm vui cho người nghèo (ĐTB = 4,06). 
Hạnh phúc có được là bắt nguồn từ việc cho đi chứ không 
phải từ sự ích kỉ và cạnh tranh; Tôi cảm thấy tuyệt vời 
khi giúp đỡ người có nhu cầu (ĐTB = 3,91). 
Thật ra, thành đạt, làm việc chăm chỉ và hạnh phúc 
rõ ràng đều là những giá trị quan trọng và một người vừa 
có thể hạnh phúc, vừa đạt được thành tựu lớn lao và vừa 
tốt bụng, quan tâm đến người khác. Những giá trị này kết 
gắn với nhau theo nhiều cách vì con người cảm thấy hài 
lòng và hạnh phúc qua các công việc mang tính chăm sóc 
và vị tha [3; tr 118]. 
Về thành tố xu hướng hành vi: SV thể hiện thái độ 
giúp đỡ người khác ở mặt nhận thức và cảm xúc cao hơn 
so với xu hướng hành vi. Biểu hiện cụ thể xu hướng hành 
vi của SV: Nếu có thể, tôi sẽ trả tiền nhặt được hoặc tiền 
không phải của mình cho chủ nhân của nó (ĐTB = 4,39); 
Tôi luôn cố gắng để giúp đỡ bất kì ai học cùng hay làm 
việc cùng tôi (ĐTB = 4,00); Đặc biệt nhiều tấm gương 
trong cuộc sống đã thôi thúc SV: Tôi dự định sẽ hiến tặng 
nội tạng của mình khi chết với hi vọng mình sẽ cứu sống 
được một ai đó (ĐTB = 3,04). 
Kết quả kiểm định tương quan Pearson giữa các 
thành tố trong cấu trúc thái độ đối với hành vi ủng hộ xã 
hội của SV được thể hiện ở bảng 3. 
Bảng 3. Tương quan Pearson giữa các thành tố 
trong cấu trúc thái độ đối với hành vi ủng hộ xã hội 
Các thành tố Thành tố nhận thức 
Thành tố 
cảm xúc 
Thành 
tố xu 
hướng 
hành vi 
Thành tố nhận 
thức 1 0,591** 
Thành tố cảm 
xúc 0,591** 1 0,593** 
Thành tố xu 
hướng hành vi 0,593** 0,574** 1 
Ghi chú: ** p< 0,01 
Bảng 3 cho thấy, cả 3 thành tố có tương quan khá 
mạnh và chặt chẽ với nhau. Hệ số tương quan r dao 
động từ 0,593 xúc cảm - xu hướng hành vi đến 0,591 
xúc cảm - nhận thức. Thái độ của SV thúc đẩy việc sử 
dụng trí nhớ và tri giác một cách có chọn lọc và con 
người sắp xếp các thông tin nhất quán với thái độ của 
mình. Chúng ta có suy nghĩ đánh giá cao hơn các 
thông tin ủng hộ thái độ. Thái độ của chúng ta được 
hình thành nhằm đáp ứng các nhu cầu của mình để sắp 
xếp - về mặt nhận thức - thế giới phù hợp với quan 
điểm và các giá trị của chúng ta. 
2.3.2. Sự khác biệt về thái độ đối với hành vi ủng hộ xã 
hội của sinh viên các khóa (xem bảng 4) 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 461 (Kì 1 - 9/2019), tr 19-24
23 
Bảng 4. Sự khác biệt về thái độ 
đối với hành vi ủng hộ xã hội của SV 
 Nhận 
thức 
Cảm 
xúc 
Xu hướng 
hành vi 
Năm thứ nhất 4,14 3,90 3,58 
Năm thứ hai 4,41 4,05 3,74 
Năm thứ ba 4,36 4,05 3,69 
Năm thứ tư 4,46 4,00 3,76 
Anova 0,001 0,259 0,082 
Bảng 4 cho thấy: Về thành tố nhận thức có sự khác 
biệt giữa SV bốn năm; SV năm thứ tư nhận thức cao hơn 
SV năm thứ nhất (4,46 so với 4,14), do các em mới vào 
giảng đường đại học chưa có nhiều trải nghiệm và tham 
gia các hoạt động xã hội nhiều. Kết quả cho thấy, SV 
năm thứ hai (ĐTB = 4,41) nhận thức tốt hơn SV năm ba 
(ĐTB = 4,36). Với thành tố cảm xúc giữa SV năm thứ 
hai, ba, tư chênh lệch không đáng kể. Tuy nhiên, với SV 
năm thứ nhất có sự chênh lệch (ĐTB = 3,90). Với xu 
hướng hành vi có sự chênh lệch giữa SV của bốn năm 
với điểm trung bình trên 3 điểm. Thái độ giúp đỡ của SV 
bốn năm theo chiều hướng tích cực hơn (p< 0,05). 
2.3.3. Sự khác biệt về thái độ đối với hành vi ủng hộ xã 
hội của sinh viên Trường Đại học Trà Vinh theo mức 
sống (xem bảng 5) 
Bảng 5 cho thấy: cả 3 thành tố nhận thức, thành tố cảm 
xúc và thành tố xu hướng hành vi của SV ở mức sống theo 
hoàn cảnh kinh tế gia đình đều có sự khác biệt. 
Nhóm SV cận nghèo cần cố gắng để thoát nghèo nên 
sự quyết tâm về mặt nhận thức có ý nghĩa quyết định đến 
tương lai sau này. Nhóm SV thuộc gia đình khá giả và giàu 
có nhận thức tốt hơn. Còn nhóm SV thuộc hộ gia đình 
nghèo, do người lớn phải lo kiếm sống nên chưa thực sự 
quan tâm, lo lắng đến việc chăm sóc, giáo dục con em họ. 
Do vậy, sự thiệt thòi đến với nhóm SV có điều kiện kinh 
tế gia đình nghèo. 
Kết quả cho thấy, nhóm SV có hoàn cảnh kinh tế gia 
đình trung bình và khá giả là ngang nhau. SV ở gia đình giàu 
có thể hiện mặt cảm xúc cao hơn sinh ở các gia đình có hoàn 
cảnh kinh tế khó khăn hơn (F = 1,09 với p = 0,25). Về xu 
hướng hành vi nhóm SV ở gia đình cận nghèo (ĐTB = 3,87) 
cao hơn nhóm SV có hoàn cảnh kinh tế giàu có và khá giả. 
Giữa nhóm SV có hoàn cảnh kinh tế gia đình trung bình và 
nghèo, xu hướng hành vi tương đối giống nhau (ĐTB = 
3,68). Sự chệnh lệch nhau thể hiện giữa nhóm nghèo, cận 
nghèo, trung bình và khá giả, thậm chí giàu có (F = 0,96 với 
p = 0,42). Như vậy, điều kiện kinh tế gia đình có ảnh hưởng 
rất lớn đến thái độ giúp đỡ của SV thể hiện qua các mặt nhận 
thức, cảm xúc và xu hướng hành vi. Vì vậy, gia đình là cái 
nôi đầu tiên giáo dục lòng nhân ái cho trẻ, khi lớn lên là công 
dân tương lai cần được tổ chức cho những công dân này 
tham gia vào cuộc sống để họ nhận thức, đồng cảm, vị tha 
hơn với những người xung quanh mình. 
2.3.4. Sự khác biệt về thái độ đối với hành vi ủng hộ xã 
hội giữa sinh viên của các khối ngành khác nhau (xem 
bảng 6) 
Bảng 6. Sự khác biệt về thái độ đối với hành vi ủng hộ xã hội giữa SV của các khối ngành 
Thành tố Khối ngành Tổng ĐTB ĐLC Anova F 
Mức độ 
có ý nghĩa 
Nhận thức 
Khối ngành Khoa học xã hội - Kinh tế 235 4,36 0,63 
4,663 0,001 
Khối ngành Kĩ thuật - Công nghệ 111 4,21 0,60 
Khối ngành Nông nghiệp - Thủy sản 55 4,15 0,84 
Khối ngành Sư phạm 108 4,48 0,58 
Khối ngành Sức khỏe 111 4,45 0,53 
Tổng cộng 620 4,35 0,63 
Cảm xúc Khối ngành Khoa học xã hội - Kinh tế 235 4,13 0,66 3,408 0,009 Khối ngành Kĩ thuật - Công nghệ 111 3,86 0,76 
Bảng 5. Sự khác biệt về thái độ đối với hành vi ủng hộ xã hội của SV Trường Đại học Trà Vinh theo mức sống 
Các thành tố 
Mức sống 
F Mức độ có ý nghĩa Nghèo Cận nghèo 
Trung 
Bình Khá giả Giàu có
Nhận thức 4,02 4,53 4,35 4,40 4,44 2,637 0,033 
Cảm xúc 3,84 4,17 4,01 4,03 4,35 1,093 0,359 
Xu hướng hành vi 3,68 3,87 3,68 3,72 3,77 0,961 0,428 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 461 (Kì 1 - 9/2019), tr 19-24
24 
Khối ngành Nông nghiệp - Thủy sản 55 3,96 0,76 
Khối ngành Sư phạm 108 4,04 0,72 
Khối ngành Sức khỏe 111 3,93 0,71 
Tổng cộng 620 4,01 0,71 
Xu hướng 
hành vi 
Khối ngành Khoa học xã hội - Kinh tế 235 3,70 0,52 
1,413 0,228 
Khối ngành Kĩ thuật - Công nghệ 111 3,63 0,54 
Khối ngành Nông nghiệp - Thủy sản 55 3,61 0,75 
Khối ngành Sư phạm 108 3,78 0,52 
Khối ngành Sức khỏe 111 3,71 0,51 
Tổng cộng 620 3,69 0,55 
Bảng 6 cho thấy, kiểm định F trong bảng phân tích 
phương sai (Anova) được sử dụng để kiểm định giả 
thuyết về độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính tổng 
thể. Nếu chỉ số F càng lớn thì biến thiên của phần hồi quy 
càng lớn hơn so với biến thiên của phần dư. Có sự khác 
nhau về thống kê ở mặt nhận thức, cảm xúc và xu hướng 
hành vi trong thái độ ủng hộ xã hội của SV. Về mặt nhận 
thức của khối ngành Sư phạm có ĐTB = 4,48; ĐLC = 
0,58. Đây là những thầy, cô giáo tương lai nên nhận thức 
về giúp đỡ người khác cũng là bổn phận và trách nhiệm 
của mình, đồng thời thể hiện sự vị tha, bao dung, độ 
lượng trong sự nghiệp trồng người. SV khối ngành sức 
khỏe (ĐTB = 4,45; ĐLC = 0,53), những người thầy thuốc 
cần nhận thức rõ, lương y như từ mẫu. Vì vậy, những 
việc làm cứu chữa bệnh nhân cũng là trách nhiệm với xã 
hội đối với các bác sĩ. SV thuộc khối ngành khoa học xã 
hội - Kinh tế (ĐTB = 4,36, ĐLC = 0,63). Với SV khối 
ngành Kĩ thuật - Công nghệ (ĐTB = 4,21) và khối ngành 
Nông nghiệp - Thủy sản (ĐTB = 4,15) có sự khác nhau 
chút ít trong nhận thức. 
Về mặt cảm xúc: SV khối ngành Khoa học xã hội - 
Kinh tế có ĐTB cao nhất, tiếp đến là SV khối ngành Sư 
phạm, SV khối ngành Nông nghiệp thủy sản. SV khối 
ngành Kĩ thuật - Công nghệ có ĐTB thấp nhất. 
Hành vi xã hội cảm xúc được khái niệm hóa như là 
một định hướng để giúp đỡ những người khác trong tình 
huống cảm xúc tình cảm. Một số tình huống giúp đỡ có 
thể được mô tả như tính tình cảm xúc cao. Đối với một số 
cá nhân, các tình huống gợi cảm rất cao có thể sẽ dẫn đến 
tình trạng quá tải cho cá nhân; trong khi đối với các cá nhân 
khác, phản ứng có thể là sự cảm thông. Những phản ứng 
cảm xúc này liên quan đến kĩ năng điều chỉnh cảm xúc và 
các phương thức tự tin và giúp đỡ [dẫn theo 6]. 
Với xu hướng hành vi có ba khối ngành mức độ thể 
hiện khá giống nhau, đó là SV khối ngành Khoa học Sư 
phạm (ĐTB= 3,78), khối ngành Sức khỏe (ĐTB = 3,71), 
khối ngành Khoa học xã hội - Kinh tế (ĐTB = 3,70). 
3. Kết luận 
Kết quả khảo sát cho thấy: SV Trường Đại học Trà 
Vinh thể hiện thái độ đối với hành vi giúp đỡ người khác 
theo chiều hướng khá tích cực. Trong đó, biểu hiện rõ 
nhất ở thành tố nhận thức. Giữa SV năm thứ nhất, thứ 
hai, thứ ba, thứ tư có sự khác biệt trong thái độ đối với 
hành vi giúp đỡ người khác. Trong đó, SV năm thứ tư 
thể hiện thái độ đối với hành vi giúp đỡ người khác theo 
chiều hướng tích cực hơn SV năm thứ nhất ở cả ba mặt 
nhận thức, cảm xúc, xu hướng hành vi. SV giữa các khối 
ngành có sự khác biệt trong thái độ đối với hành vi giúp 
đỡ người khác. 
Kết quả nghiên cứu cho thấy, không có sự khác biệt 
về mặt thống kê đối với thái độ với hành vi giúp đỡ người 
khác giữa nam, nữ, nơi cư trú, SV người Kinh và người 
Khmer cũng như những SV xuất thân từ nông thôn và 
thành thị; hoàn cảnh kinh tế gia đình cũng không có sự 
khác biệt về thống kê. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Vũ Dũng (2012). Từ điển Tâm lí học. NXB Từ điển 
Bách khoa. 
[2] K. Larsen - Lê Văn Hảo (2010). Tâm lí học xã hội. 
NXB Từ điển Bách khoa. 
[3] Lê Văn Hảo (2016). Hành vi ủng hộ xã hội ở thanh 
niên. Đề tài NAFOSTED, mã số VI 1.1-2012.09. 
[4] Hoàng Mộc Lan (2015). Giáo trình Tâm lí học xã 
hội. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 
[5] Nickell G. (1998). The Helping Attiudes Scale. 
Paper presented at 106th Annual Convention of the 
American Psychological Association at San 
Fancisco. 
[6] Eisenberg, N. - Fabes, R. A. (1998). Prosocial 
development. Handbook of child psychology, Vol. 3 
(Social, emotional and personality development do 
Damon, W - Eisenberg N. (5th ed), New York: John 
Wiley. 

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_thai_do_doi_voi_hanh_vi_ung_ho_xa_hoi_cua_sinh_vi.pdf