Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin - thư viện đáp ứng yêu cầu đào tạo ngoại ngữ tại Học viện Khoa học Quân sự

TÓM TẮT

Trong thời đại toàn cầu hóa đang diễn ra nhanh chóng như hiện nay, để hội nhập thế giới và tiếp

cận với nền giáo dục tiên tiến, khả năng sử dụng thành thạo ngoại ngữ trong công việc và giao

tiếp là vô cùng cần thiết. Một trong những mắt xích quan trọng, góp phần hiệu quả vào quá trình

dạy và học ngoại ngữ đó là thư viện. Bài viết trình bày thực trạng hoạt động thông tin – thư viện

và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin - thư viện đáp ứng yêu

cầu đào tạo ngoại ngữ tại Học viện Khoa học Quân sự.

pdf 10 trang yennguyen 9000
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin - thư viện đáp ứng yêu cầu đào tạo ngoại ngữ tại Học viện Khoa học Quân sự", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin - thư viện đáp ứng yêu cầu đào tạo ngoại ngữ tại Học viện Khoa học Quân sự

Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin - thư viện đáp ứng yêu cầu đào tạo ngoại ngữ tại Học viện Khoa học Quân sự
95KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 12 - 3/2018
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI v
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Được coi là nhân tố quyết định tới sự phát 
triển của quốc gia, ngành giáo dục và đào tạo luôn 
không ngừng tăng cường đổi mới và có những 
bước đi hợp lý đáp ứng yêu cầu sự nghiệp phát 
triển giáo dục đào tạo trong nước nói riêng và hội 
nhập thế giới nói chung. Mới đây, Quyết định số 
2080/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành 
ngày 22/12/2017 về Phê duyệt điều chỉnh, bổ sung 
Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo 
dục quốc dân giai đoạn 2017-2025 đã khẳng định 
quyết tâm thay đổi trong giáo dục: Nâng cao chất 
TẠ THỊ MAI HIỀN*
*Học viện Khoa học Quân sự, ✉ tamaihien73@gmail.com
Ngày nhận bài: 10/01/2018; ngày sửa chữa: 22/2/2018; ngày duyệt đăng: 28/02/2018
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO 
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN - THƯ VIỆN 
ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐÀO TẠO NGOẠI NGỮ 
TẠI HỌC VIỆN KHOA HỌC QUÂN SỰ
TÓM TẮT
Trong thời đại toàn cầu hóa đang diễn ra nhanh chóng như hiện nay, để hội nhập thế giới và tiếp 
cận với nền giáo dục tiên tiến, khả năng sử dụng thành thạo ngoại ngữ trong công việc và giao 
tiếp là vô cùng cần thiết. Một trong những mắt xích quan trọng, góp phần hiệu quả vào quá trình 
dạy và học ngoại ngữ đó là thư viện. Bài viết trình bày thực trạng hoạt động thông tin – thư viện 
và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin - thư viện đáp ứng yêu 
cầu đào tạo ngoại ngữ tại Học viện Khoa học Quân sự.
Từ khóa: đào tạo ngoại ngữ, hoạt động thông tin – thư viện, Học viện Khoa học Quân sự
lượng dạy học ngoại ngữ ở các cấp học và trình độ 
đào tạo là một nhiệm vụ trọng tâm, trong đó đề cập 
đến việc đa dạng hóa các chương trình, học liệu, 
xây dựng và phát triển môi trường thực hành ngoại 
ngữ cho học sinh, sinh viên.
Các học viện, nhà trường trong quân đội cũng 
nằm trong hệ thống các trường đại học, cao đẳng 
trong cả nước, do vậy, việc đáp ứng yêu cầu đào tạo 
theo đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống 
giáo dục quốc dân” của Bộ Giáo dục và Đào tạo là 
một nhiệm vụ mang tính tất yếu. Để góp phần nâng 
cao chất lượng giáo dục đào tạo ngoại ngữ tại Học 
96 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 2 - 3/2018
v NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
viện Khoan học Quân sự (KHQS) trong giai đoạn 
hiện nay, hơn bao giờ hết hoạt động thông tin – 
thư viện luôn phải đổi mới, vươn mình hoàn thiện.
2. VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG THÔNG 
TIN – THƯ VIỆN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐÀO 
TẠO NGOẠI NGỮ
Hoạt động thông tin – thư viện (TTTV) là một 
lĩnh vực hoạt động quản lý nhà nước bao gồm: các 
vấn đề lý luận, thực tiễn và pháp chế liên quan đến 
việc tổ chức, bảo quản và khai thác, sử dụng nguồn 
tin trong cơ quan TTTV phục vụ cho công tác quản 
lý, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu cá nhân, 
góp phần thúc đẩy xã hội phát triển. Vì thế, hoạt 
động TTTV là một mắt xích không thể thiếu trong 
hoạt động thông tin khoa học của bộ máy nhà nước. 
Trong những năm gần đây, các trung tâm TTTV đã 
và đang phát triển, ngày càng đạt được những thành 
tựu đáng kể. Tuy nhiên, để trở thành công cụ hỗ trợ 
đắc lực cho công tác học tập và giảng dạy, đáp ứng 
yêu cầu, nhiệm vụ giáo dục và đào tạo ngoại ngữ 
của các trường đại học trong giai đoạn hiện nay, 
TTTV cần phải đổi mới phương thức hoạt động sao 
cho phù hợp với điều kiện thực tế của mỗi đơn vị. 
Đáp ứng yêu cầu đạo tạo năng lực sử dụng 
ngoại ngữ thành thạo trong công việc lẫn trong 
giao tiếp đời thường cho học viên, sinh viên đòi 
hỏi đội ngũ giảng viên phải đầu tư nhiều công 
sức hơn cho việc soạn bài giảng, chuẩn bị tài liệu, 
hướng dẫn thảo luận, tăng cường thời gian nghiên 
cứu khoa học; học viên, sinh viên phải tham gia 
học tập với thái độ tích cực, chủ động tìm kiếm và 
tham khảo các tài liệu thích hợp, tự thực hành, tự 
nghiên cứu là chính, với sự tư vấn và định hướng 
của các giảng viên. Trong các trường đại học nói 
chung và Học viện KHQS nói riêng, thư viện (TV) 
luôn là nơi cung cấp thông tin tài liệu một cách 
đa dạng và có chọn lọc, hỗ trợ cho hoạt động dạy 
và học ngoại ngữ cho đội ngũ giảng viên, và đặc 
biệt đây là nơi lý tưởng phát huy khả năng nghiên 
cứu độc lập, giúp cho việc tự học, tự nghiên cứu 
của học viên, sinh viên, tạo môi trường thực hành 
ngoại ngữ, phát triển kiến thức đã được học và 
phát huy tư duy sáng tạo của họ. Có thể nói, TV 
góp phần nâng cao chất lượng giáo dục-đào tạo và 
không thể tách rời trường học.
Không chỉ nguồn tài nguyên học liệu, mà yếu 
tố con người và sự đầu tư về khoa học công nghệ 
cũng góp phần làm tăng chất lượng, hiệu quả của 
hoạt động quản lý và khai thác TTTV. Người làm 
TV là cầu nối giữa nguồn tài nguyên thông tin và 
người dùng tin. Nhận thức được tầm quan trọng 
của công tác phục vụ bạn đọc, đội ngũ cán bộ nhân 
viên TV luôn cần phải chú trọng đúng mức tới việc 
hướng dẫn cụ thể học viên, sinh viên phương pháp 
nghiên cứu đọc sách, tìm kiếm và khai thác thông 
tin để học viên, sinh viên hứng khởi, ham thích 
trong công việc học tập và nghiên cứu. Nhưng trên 
hết, là sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của các thủ 
trưởng, chỉ huy cơ quan, đơn vị trong việc hỗ trợ 
xây dựng cơ sở hạ tầng và đầu tư trang thiết bị, 
công nghệ tiên tiến, từng bước xây dựng TV điện 
tử, hướng tới mô hình TV số phục vụ đào tạo ngoại 
ngữ nói riêng và các ngành học của cơ sở đào tạo 
nói chung. Có thể nói, cả hai yếu tố này có mối 
quan hệ mật thiết lẫn nhau và ảnh hưởng nhất định 
đến yếu tố về nhu cầu dạy và học đã nêu ở trên, 
nếu có sự thay đổi ở một yếu tố nào thì buộc các 
yếu tố khác phải có sự thay đổi tương ứng.
3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THÔNG 
TIN – THƯ VIỆN TẠI HỌC VIỆN KHOA 
HỌC QUÂN SỰ
Hiệu quả hoạt động của Thư viện – Học viện 
KHQS được đánh giá thông qua các nội dung cơ 
bản như: cơ cấu tổ chức, cơ sở hạ tầng và trang 
thiết bị kỹ thuật, nguồn lực thông tin có trong TV, 
công tác xử lý thông tin/tài liệu và công tác phục 
vụ người dùng tin. Đây cũng là những nội dung 
khảo sát thực trạng hoạt động TV của Học viện
3.1. Cơ cấu tổ chức, cơ sở hạ tầng và trang 
thiết bị kỹ thuật
Trong những năm qua, Thư viện Học viện 
nhận được sự đầu tư khá tốt, đặc biệt sản phẩm/
dịch vụ phục vụ đào tạo ngoại ngữ được quan tâm 
sát sao, gồm 2 thư viện: thư viện Ngoại ngữ và thư 
viện Quốc tế.
97KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 12 - 3/2018
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI v
3.1.1. Thư viện Ngoại ngữ 
Thư viện Ngoại ngữ, với tổng diện tích 3 
tầng là hơn 800 m2, gồm có các phòng phục vụ 
sau: Phòng mượn giáo trình, Phòng đọc báo-tạp 
chí, mượn sách và Internet, Phòng truy cập mạng 
Misten và đọc điện tử. (Hình 1)
Phòng đọc báo-tạp chí, mượn sách và Internet 
(tầng 1) 
Được trang bị 2 máy tính để quản lý bạn đọc và 
nhập CSDL, quản lý số lượng sách, báo, tạp chí lưu 
hành thường xuyên và liên tục. Bên trái là khu vực 
đọc báo, tạp chí; bên phải là khu vực mạng Internet; 
ở giữa là khu vực mượn sách. 
- Khu vực đọc báo, tạp chí: bao gồm các loại 
báo, tạp chí nghiên cứu khoa học quân sự, các loại 
báo, tạp chí nghiên cứu, giải trí và các loại báo, tạp 
chí ngoại văn, được bổ sung thường xuyên; gồm 
128 chỗ ngồi dành cho bạn đọc tham khảo tin tức 
giải trí và nghiên cứu các loại tạp chí tham khảo 
khác; hình thức phục vụ: Đọc tại chỗ.
Lưu ý: Bạn đọc cần thực hiện nghiêm các nội 
quy, quy định của TV, đọc xong báo, tạp chí phải 
để đúng nơi quy định.
Hình 1. Sơ đồ tổ chức hoạt động Thư viện Ngoại ngữ
- Khu vực mượn sách: gồm các loại tài liệu 
tra cứu, sách tham khảo và các ấn phẩm văn học 
thuộc nhiều vùng miền của Tổ quốc và trên Thế 
giới, bằng nhiều thứ tiếng khác nhau. Gồm hơn 
6000 đầu sách với gần 9000 cuốn, được phân loại 
đúng quy định và được xếp theo vần chữ cái ABC 
theo họ tác giả.
Đối với các tài liệu tra cứu như từ điển bách 
khoa, các loại luận án, luận văn, khóa luận, đề tài 
bạn đọc không được mượn về nhà mà phải nghiên 
cứu tại TV. Còn các loại sách khác bạn đọc được 
mượn về nhà, có thời gian quy định.
- Khu vực tra cứu tìm tài liệu gồm 3 máy vi 
tính: giúp bạn đọc tra tìm tài liệu theo chủ đề, môn 
loại hoặc từ khóa,
- Khu vực truy cập mạng Internet: có 16 máy 
phục vụ bạn đọc tra cứu tài liệu, đọc các tin tức 
tham khảo trên mạng, có hệ thống Wifi giúp cho 
hình thức học tập và nghiên cứu được phong phú, 
thuận tiện hơn. Khi vào phòng, bạn đọc phải tuân 
thủ các nội quy của TV, không được truy cập các 
trang độc hại.
98 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 2 - 3/2018
v NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
Phòng mượn giáo trình huấn luyện (tầng 2)
Được trang bị 02 máy tính phục vụ cho công 
tác quản lý; gồm 2 khu vực: Tra cứu tại chỗ và kho 
sách để bạn đọc mượn tài liệu, giáo trình về; có 5 
máy tra cứu giúp bạn đọc tìm tài liệu, có thể theo 
tên sách, tác giả hoặc từ khóa,và 83 chỗ ngồi đọc 
tài liệu giấy.
Phòng mượn giáo trình huấn luyện chỉ phục 
vụ giáo trình, tài liệu theo lịch huấn luyện đã được 
Giám đốc Học viện phê duyệt. Kho sách gồm hơn 
900 đầu sách với hơn 40.000 cuốn, bao gồm các 
loại sách về Ngôn ngữ: Anh, Trung, Nga, Pháp 
và tiếng các nước khác, sách về Quan hệ quốc tế, 
Quân sự, Khoa học Xã hội và Nhân văn (Hình 2)
Phòng đọc điện tử và mạng Misten (tầng 3)
- Khu vực đọc điện tử: gồm 52 máy tra cứu 
tài liệu điện tử, trong đó có 36 máy tra cứu mạng 
Internet được trang bị hệ thống Wifi. Mạng nội bộ 
của Học viện cũng được truy cập tại tầng 3 của TV 
và các máy này được kết nối trực tiếp với máy tính 
của giáo viên ở giảng đường giúp giáo viên có thể 
trực tiếp tra cứu, làm phong phú thêm bài giảng, 
bổ sung thêm kiến thức cho học viên, sinh viên 
ngay trên lớp.
- Khu vực tra cứu mạng Misten: gồm 24 máy, 
được kết nối với các đơn vị trong toàn quân. Qua 
đó, bạn đọc có thể tra cứu tài liệu của các học viện, 
nhà trường, các đơn vị khác trong Quân đội. 
3.1.2. Thư viện Quốc tế
Thư viện Quốc tế phục vụ cán bộ, giảng viên, học 
viên Đối đẳng, Việt Nam học; gồm các phòng phục 
vụ sau: Phòng đọc báo, tạp chí và mượn sách, Phòng 
truy cập mạng Internet và đọc điện tử. (Hình 3)
- Phòng đọc báo tạp chí và mượn sách gồm 27 
đầu báo, tạp chí; 60 đầu giáo trình/1650 cuốn; 320 
đầu tài liệu tham khảo/1.470 cuốn. Hình thức đọc 
tại chỗ với các loại báo, tạp chí; mượn về đối với 
các loại giáo trình và sách tham khảo. Đối với các 
loại giáo trình, học viên Đối đẳng, Việt Nam học sẽ 
được Học viện tặng sau khi hoàn thành khóa học.
- Phòng truy cập mạng Internet và đọc điện tử: 
gồm 25 máy được kết nối hệ thống Wifi giúp bạn 
đọc nghiên cứu, tham khảo tài liệu được thuận tiện. 
Bảng 4. Trang thiết bị kỹ thuật
Tên thiết bị Số lượng
Máy chủ 02
Máy tính xử lý nghiệp vụ 06
Máy tính phục vụ tra cứu và khai 
thác tài liệu số
150
Hình 2. Số lượng giáo 
trình ngoại ngữ của Thư viện
99KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 12 - 3/2018
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI v
Số mạng thư viện 03
Máy Scanner A4 02
Máy Scanner A3 01
Máy in nghiệp vụ 04
Máy in thẻ nhựa 01
Máy quét mã vạch 06
Đường truyền Internet tốc độ cao 02
Phần mềm quản lý Thư viện điện 
tử tích hợp ILIB 6.5
01
Cổng thông tin Thư viện 01
Phần mềm thư viện số DLIB 6.5 01
Phần mềm quản lý phòng máy 01
3.2. Công tác phát triển nguồn tin
Để bổ sung đầy đủ, chính xác, kịp thời tài liệu/
thông tin phục vụ cho nhu cầu giáo dục đào tạo 
của Học viện, hàng năm Thư viện đã xây dựng 
kế hoạch và thực hiện công tác phát triển nguồn 
tin. Công tác phát triển nguồn tin dựa trên kết quả 
nghiên cứu, tổng hợp, thống kê từ:
- Nhiệm vụ giáo dục đào tạo của Học viện, 
diện bổ sung của Thư viện.
- Chương trình khung các ngành đào tạo của 
Học viện.
- Nhu cầu tin của cán bộ, giảng viên, học viên, 
sinh viên.
- Số liệu tổng hợp, thống kê tài liệu có trong 
thư viện.
Công tác phát triển nguồn tin của TV hiện 
nay đã bổ sung được khoảng 18.000 đầu tài 
liệu/125.000 cuốn, hàng trăm đầu báo, tạp chí 
trong nước và nước ngoài, hơn 41.000 biểu ghi cơ 
sở dữ liệu (CSDL) thư mục và hơn 4.000 biểu ghi 
CSDL toàn văn, mua gói 30 tài khoản truy cập TV 
điện tử của Trung tâm Thông tin – Thư viện, Đại 
học Quốc gia Hà Nội có nội dung về mọi lĩnh vực 
khoa học đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu tin 
của mọi đối tượng người dùng tin trong Học viện.
3.3. Công tác xử lý thông tin/tài liệu
Để xử lý thông tin/tài liệu được chính xác, khoa 
học, TV đã ứng dụng công nghệ hiện đại và các 
chuẩn nghiệp vụ quốc tế tiên tiến trong quá trình 
thực hiện, cụ thể là: ứng dụng phần mềm ILIB, 
DLIB 6.5 để xử lý, quản lý tài liệu và tổ chức phục 
vụ thông tin; áp dụng chuẩn mô tả tài liệu (ISBD); 
khung phân loại DDC, chuẩn thư mục MACR21; 
bộ từ khóa, Hiệu quả của quá trình xử lý thông tin 
được thể hiện bằng những kết quả thiết thực như:
- Giúp TV phân loại, tổ chức quản lý và phục 
vụ tài liệu theo các ngành đào tạo được chính xác, 
khoa học;
- Cung cấp cho người dùng tin các sản phẩm 
và dịch vụ, giúp họ tiếp cận ngày càng tốt hơn tới 
nguồn lực thông tin của TV như Dịch vụ tra cứu thư 
mục; Dịch vụ tư vấn thông tin và cung cấp thông 
Hình 3. Sơ đồ tổ chức hoạt động Thu viện khu vực quốc tế
100 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 2 - 3/2018
v NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
tin theo yêu cầu; Dịch vụ đa phương tiện; Dịch vụ 
cung cấp bản gốc và bản sao tài liệu gốc; Dịch vụ 
cho mượn tài liệu đọc tại chỗ và mượn về nhà
3.4. Nguồn nhân lực
Người làm TV ngày nay không chỉ là những 
người thủ kho giữ tài liệu với phương châm “vui 
vẻ, hòa nhã, nhiệt tình” mà còn phải là những “hoa 
tiêu” trong “đại dương” thông tin; năng động, 
thạo nghề, có trình độ ngoại ngữ, tin học để chỉ ra 
những tài liệu bạn đọc cần một cách nhanh nhất, 
chính xác nhất, Bên cạnh đó, người làm TV phải 
luôn có ý thức trách nhiệm động viên, nuôi dưỡng 
thói quen và sự hứng thú đọc sách cho học viên, 
sinh viên.
Hoạt động TTTV ngày nay gắn liền với việc 
ứng dụng công nghệ thông tin và các công nghệ 
hiện đại khác trong quá trình vận hành quản lý và 
lưu thông, đồng thời chia sẻ nguồn lực thông tin. 
Ngoài việc áp dụng các chuẩn thống nhất, nhân 
viên TV cần thực hiện với độ chính xác và chất 
lượng cao, đảm bảo khả năng truy cập, cung cấp 
thông tin cho người dùng tin một cách đầy đủ, 
nhanh chóng, không giới hạn về mặt không gian 
và thời gian. Vì vậy, cần có một đội ngũ nhân lực 
có trình độ chuyên môn phù hợp để tổ chức và vận 
hành hệ thống trên.
3.5. Công tác phục vụ người dùng tin
Thư viện đã tiến hành tổ chức sắp xếp kho tài 
liệu khoa học theo phân loại, chủ đề giúp thủ thư 
Hình 5. Kết quả thu 
thập, bổ sung tài liệu năm 
học 2016-2017
Bảng 6. Thống kê trình độ người làm thư viện tại Thư viện – Học viện Khoa học Quân sự
Số 
lượng
Trình độ Chuyên ngành
Thạc sỹ Cử nhân
Cao 
đẳng
Trung 
cấp
Thư viện CNTT
Quản lý 
GD
Khác
12 01 06 03 02 05 03 01 03
101KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 12 - 3/2018
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI v
phục vụ nhanh chóng theo yêu cầu của người dùng 
tin, tạo điều kiện tối ưu và kích thích nhu cầu tin 
cho người dùng trong quá trình tìm kiếm, khai 
thác và sử dụng thông tin tại TV. Đồng thời, Thư 
viện đã bố trí cán bộ chuyên trách phục vụ tại các 
phòng đọc và mượn với yêu cầu về thái độ phục vụ 
hiện đại, văn minh.
Thư viện tổ chức phục vụ đọc tại chỗ hoặc cho 
mượn tài liệu về nhà (tùy theo nhu cầu của người 
dùng tin). Đổi mới đặc biệt hiện nay của TV là đã 
tiến hành cải tiến khâu mượn, trả bằng cách tăng 
cường tần suất phục vụ (từ thứ 2 đến thứ 7 cho mọi 
đối tượng người dùng tin của Học viện); tăng số 
lượng và thời gian cho mượn tài liệu về nhà.
Hàng năm, Thư viện đã tham gia lớp tập huấn 
đầu năm học do Học viện tổ chức, giới thiệu về 
công tác TV, trong đó tập trung giới thiệu những 
điểm mới về công tác TV và hướng dẫn cách sử 
dụng TV cho các đối tượng người dùng tin tại Học 
viện. Đây là bước tiến mới và cũng là kết quả sự 
nỗ lực của đội ngũ cán bộ TV trong đưa thông tin 
đến gần hơn với mọi đối tượng người dùng tin.
3.6. Thuận lợi và khó khăn
3.6.1. Thuận lợi
Được sự chỉ đạo và quan tâm sâu sắc của Đảng 
ủy, Ban Giám đốc Học viện trong việc xây dựng 
TV, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại 
cũng như tuyển dụng thêm nhân viên TV, nâng cao 
chất lượng hoạt động TV trong những năm qua.
Được sự phối hợp nhiệt tình của một số cán bộ, 
giảng viên các Khoa trong việc xây dựng kế hoạch 
phát triển vốn tài liệu phù hợp với thực tiễn học 
ngoại ngữ của học viên, sinh viên hiện nay, làm đa 
dạng và phong phú nguồn tài liệu của TV, đáp ứng 
yêu cầu học tập, nghiên cứu khoa học của giảng 
viên, học viên, sinh viên.
Ứng dụng CNTT trong tất cả các khâu quy 
trình nghiệp vụ, phục vụ làm giảm thời gian chờ 
đợi, năng suất lao động tăng cao. Áp dụng các 
chuẩn nghiệp vụ quốc tế trong biên mục mô tả, 
phân loại cũng như định từ khóa, làm tóm tắt, chú 
giải hay nhập dữ liệu.
Đội ngũ người làm TV có tinh thần trách 
nhiệm, nhiệt tình với công việc.
3.6.2. Khó khăn
Công tác bổ sung còn gặp nhiều khó khăn do 
một số giáo trình, tài liệu tham khảo giảng viên đề 
nghị vì nhiều lý do khách quan nên không thể mua 
được. Kinh phí đầu tư còn hạn hẹp nên công tác 
phát triển tài liệu gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, 
nhiều đầu sách đã cũ, xuất bản đã lâu cần được 
kiểm định lại chất lượng và giá trị sử dụng gây 
khó khăn trong việc giới thiệu tài liệu cho từng đối 
tượng cụ thể.
Tính tự giác học tập và nghiên cứu của học 
viên, sinh viên chưa cao, dẫn đến ngại tìm tài liệu. 
Bên cạnh đó, một số học viên, sinh viên còn thiếu 
ý thức trong việc sử dụng TV như nói chuyện, xả 
rác bừa bãi làm ảnh hưởng đến bạn đọc khác.
Kỹ năng tìm kiếm và khai thác thông tin của 
nhiều bạn đọc không tốt, làm giảm đáng kể kết quả 
thu nhận, tổng hợp thông tin của chính họ. Trình 
độ ngoại ngữ cũng là một rào cản tương đối lớn 
trong việc đọc các tài liệu bằng tiếng nước ngoài.
Đội ngũ nhân viên TV hiện nay là 12 người tại 
3 khu vực nhưng mới chỉ có 5 người có chuyên 
môn TV, nên hiệu quả công việc chưa cao.
Các biểu ghi thư mục đã xây dựng chưa được 
kiểm tra, hiệu đính, kiểm định về chất lượng.
Chưa có sự đầu tư thích đáng về thời gian, 
nhân lực cho việc xây dựng biên soạn các sản 
phẩm thông tin có giá trị và tổ chức các dịch vụ có 
chất lượng cao. Công tác hướng dẫn người dùng 
tin chưa được chú trọng; thời gian hướng dẫn tại 
các buổi giáo dục huấn luyện bị giới hạn trong khi 
số lượng học viên, sinh viên tham dự quá đông dẫn 
đến tình trạng các em chưa thực sự để tâm, hoặc 
chưa thực sự nắm rõ được quy trình tìm và mượn/
trả tài liệu.
102 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 2 - 3/2018
v NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG 
CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN 
– THƯ VIỆN PHỤC VỤ ĐÀO TẠO NGOẠI 
NGỮ TẠI HỌC VIỆN KHOA HỌC QUÂN SỰ
Để tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động TTTV 
phục vụ đào tạo ngoại ngữ, Thư viện Học viện 
KHQS cần tập trung tăng cường hoạt động chuyên 
môn nghiệp vụ, đáp ứng nhu cầu người dùng tin 
song song với việc quản lý đào tạo và nghiên cứu 
khoa học của TV.
4.1. Hoạt động chuyên môn nghiệp vụ
Công tác xây dựng cơ sở dữ liệu (CSDL)
Ngoài việc xây dựng CSDL TV điện tử, Thư 
viện cần phối hợp với các Trung tâm Thông tin 
– Thư viện tại các trường Đại học lớn cả trong 
và ngoài Quân đội nhằm có thêm nguồn tài 
liệu tham khảo phục vụ nghiên cứu và học tập 
của người dùng tin. Thư viện cần bố trí cán bộ 
chuyên trách để xây dựng nguồn tài liệu số, thu 
thập tài liệu nội sinh, tìm kiếm tài liệu có giá trị 
thông qua các mối quan hệ, cũng như thông qua 
trao đổi với các thư viện khác. Ngoài ra, thư viện 
cần đề xuất, bổ sung thêm hệ thống học liệu trực 
tuyến và các loại hình sản phẩm, thông tin tương 
ứng để người học có thể tra cứu, tìm kiếm và 
sử dụng tài liệu mà không cần trực tiếp đến TV. 
Ngoài tài liệu truyền thống là sách, báo, tạp chí, 
TV cần bổ sung thêm các loại hình tài liệu đáp 
ứng việc học ngoại ngữ của học viên, sinh viên 
như băng, đĩa, tập tin âm thanh, hình ảnh cũng 
như hỗ trợ học viên, sinh viên trong quá trình 
học tập ngoại ngữ.
Công tác xử lý tài liệu
Công tác xử lý tài liệu ngoại văn cần được 
quan tâm, chú trọng hơn: Thư viện cần tăng cường 
thêm cán bộ chuyên môn có trình độ ngoại ngữ 
làm công tác xử lý thông tin (đặc biệt đối với tài 
liệu ngoại văn); xây dựng các sản phẩm và dịch 
vụ TTTV hiện đại, hoàn thiện các dịch vụ truyền 
thống sao cho đáp ứng được nhu cầu học ngoại 
ngữ của người dùng tin. Ngoài ra, Thư viện cần 
chú trọng việc xây dựng cổng TTTV điện tử, hệ 
thống tra cứu trực tuyến từ đơn giản đến nâng cao 
như: tra cứu mục lục tên sách, tên tác giả, tra cứu 
tài liệu theo môn học, ngành học; CSDL toàn văn 
theo môn học, thư mục chuyên đề, tóm tắt.
Công tác lưu trữ và bảo quản tài liệu
Các biểu ghi sau khi xử lý phải được kiểm soát 
bởi cán bộ xử lý thông tin/tài liệu có kinh nghiệm 
và trình độ chuyên môn vững vàng; việc kiểm tra, 
hiệu đính các CSDL phải được thực hiện thường 
xuyên hơn để đảm bảo sự thống nhất, chính xác 
trước khi cập nhật CSDL. Đặc biệt, cán bộ nhân 
viên TV cần tuân thủ nghiêm các quy chế, quy 
định về công tác TV do các cơ quan ngành dọc cấp 
trên hướng dẫn và chỉ đạo.
Công tác phổ biến thông tin/tài liệu
Thư viện cần chủ động hơn trong việc giới 
thiệu tài liệu mới thông qua triển lãm sách, hội 
nghị độc giả để kích thích, động viên sự tìm tòi 
học hỏi của học viên, sinh viên. Bên cạnh đó, cần 
tổ chức định kỳ các buổi học với đề tài “Hướng 
dẫn sử dụng TV hiện đại”, “Kỹ năng tìm kiếm 
thông tin Internet”, “Phương pháp đọc sách hiệu 
quả” nhằm định hướng cho người dùng tin cách 
tiếp cận và sử dụng tốt nhất nguồn tài nguyên học 
liệu của TV.
4.2. Hoạt động đáp ứng nhu cầu của người 
dùng tin
Thư viện cần chú ý hơn nữa tới công tác phục 
vụ bạn đọc như: cải tiến quy trình phục vụ, nâng 
cao hiệu quả các dịch vụ TTTV truyền thống như 
đọc tại chỗ, mượn về nhà. Đặc biệt, bộ phận TV 
cần thường xuyên điều tra nhu cầu tin của giảng 
viên và học viên, sinh viên ngoại ngữ trong Học 
viện, nhằm đáp ứng tốt hơn nữa yêu cầu về nghiên 
cứu và thực hành ngoại ngữ. Ngoài ra, thư viện 
cần bắt kịp xu thế công nghệ, tận dụng tối đa các 
tiện ích công nghệ-thông tin-truyền thông để tăng 
cường tiếp cận độc giả và phúc đáp những yêu cầu 
tin từ phía người dùng tin.
103KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 12 - 3/2018
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI v
4.3. Hoạt động đầu tư, hỗ trợ của chỉ huy cơ 
quan, đơn vị
Học viện cần tăng cường kinh phí cho TV để 
sử dụng cho việc bổ sung tài liệu; mua sắm và 
lắp đặt trang thiết bị cần thiết đáp ứng được yêu 
cầu ứng dụng công nghệ thông tin trong việc học 
ngoại ngữ của học viên, sinh viên tại TV (ví dụ 
như: phòng học đa phương tiện với các thiết bị thu 
phát băng đĩa, tai nghe); đào tạo, bồi dưỡng đội 
ngũ cán bộ, nhân viên TV về chuyên môn, nghiệp 
vụ cũng như kỹ năng sư phạm, ngoại ngữ, tin học.
Thư viện cần tổ chức hội nghị trao đổi trực tiếp 
với các nhà chuyên môn, giảng viên, cán bộ nghiên 
cứu và học viên, sinh viên để có được những thông 
tin chính xác về nguồn tài liệu mà TV đã đáp ứng 
và chưa đáp ứng được.
4.4. Hoạt động quản lý đào tạo, nghiên cứu 
khoa học của thư viện
Nâng cao chất lượng phục vụ
Thư viện cần chủ động thiết lập bộ phận làm 
công tác thông tin với nhiệm vụ:
- Làm tóm tắt, tổng quan thông tin/tài liệu 
về: các lĩnh vực khoa học trọng yếu, phù hợp với 
các ngành đào tạo của Học viện (đặc biệt với các 
ngành đào tạo trọng điểm); Tài liệu có giá trị khoa 
học cao, mang tính thời sự, phản ánh những thành 
tựu mới nhất về khoa học công nghệ tiên tiến trong 
và ngoài nước.
- Xây dựng và phổ biến các nguyên tắc khi 
sử dụng thư viện đối với người dùng tin; thi hành 
nghiêm các hình thức kỷ luật như nhắc nhở, khiển 
trách, lập biên bản đối với các cá nhân, tập thể 
thiếu ý thức, trách nhiệm trong quá trình sử dụng 
thư viện và tài nguyên thư viện.
- Nâng cao kỹ năng khai thác, xử lý thông tin 
và tài nguyên thư viện cho người dùng tin thông 
qua hướng dẫn, giải đáp trực tiếp, qua các buổi 
giáo dục đầu năm. Xây dựng các điểm truy cập và 
quảng bá, giới thiệu, cung cấp sản phẩm thông tin 
có giá trị phục vụ cho nhu cầu nghiên cứu, giảng 
dạy và học tập tại Học viện.
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 
Công tác đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, nhân 
viên TV cần được thực hiện thường xuyên, sát sao; 
sẵn sàng cử cán bộ, nhân viên TV tham gia các lớp 
tập huấn nghiệp vụ do Trung tâm Thông tin – Thư 
viện cả trong và ngoài Quân đội tổ chức. Bản thân 
mỗi cán bộ nhân viên TV cần tự giác bồi dưỡng 
chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng mềm, đáp ứng 
yêu cầu nhiệm vụ được giao.
5. KẾT LUẬN
Với sự đổi mới về mọi mặt nhằm nâng cao 
chất lượng giáo dục và đào tạo ngoại ngữ, đặc 
biệt là nhu cầu môi trường thực hành và nguồn 
học liệu cập nhật, phong phú thì vai trò của hoạt 
động TTTV đối với nhà trường nói chung và giảng 
viên, học viên, sinh viên nói riêng ngày càng được 
khẳng định rõ. Nhờ có sự lớn mạnh của cơ sở vật 
chất, trang thiết bị kỹ thuật, nguồn lực thông tin, 
các sản phẩm/dịch vụ thông tin cộng với sự nhiệt 
tình, tâm huyết của đội ngũ cán bộ, sự quan tâm 
đầu tư của các cấp lãnh đạo, Thư viện đã, đang và 
sẽ luôn tích cực hỗ trợ cho hoạt động nghiên cứu, 
giảng dạy và học tập của giảng viên, học viên, sinh 
viên ngoại ngữ, góp một phần của mình cùng với 
Học viện hoàn thành sứ mệnh giáo dục-đào tạo 
cao cả./.
Tài liệu tham khảo:
1. Quyết định 725/QĐ-BQP ngày 13/3/2017 
của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về việc phê duyệt 
Đề án “Nâng cao chất lượng đào tạo ngoại ngữ và 
quan hệ quốc tế tại Học viện Khoa học Quân sự 
giai đoạn 2016-2020”.
2. Quyết định số 2080/QĐ-TTg ngày 
22/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê 
duyệt, điều chỉnh bổ sung, điều chỉnh Đề án Dạy 
và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc 
dân giai đoạn 2017-2025 .
104 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 2 - 3/2018
v NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
CURRENT SITUATION OF AND SUGGESTED SOLUTIONS TO LIBRARY 
AND INFORMATION SERVICES TO MEET MILITARY SCIENCE ACADEMY’S 
REQUIREMENT FOR FOREIGN LANGUAGE TRAINING 
TA THI MAI HIEN
Abstract: In the era of startling globalization, it is of necessity that people have a good 
command of foreign languages. One of the most important factors making contributions to 
the process of teaching and learning foreign languages is the library. Hence, the paper presents 
the current situation of information and library activities at Military Science Academy and 
maps out some solutions to improving the effectiveness of these activities with a view to 
satisfying the requirements of foreign language training at the academy.
Keywords: foreign language training, library - information services, Military Science 
Academy
Received: 10/01/2018; Revised: 22/02/2018; Accepted for publication: 28/02/2018

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_va_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_hoat_dong_thong_ti.pdf