Tư tưởng lôgic học trong Chu Dịch

Tư tưởng Chu Dịch đã được nghiên cứu theo nhiều góc độ Triết học

khác nhau: phép biện chứng, vũ trụ quan, nhân sinh quan,. Dường như

bất cứ ai khi tiếp cận nghiên cứu Chu Dịch đều gặp phải không ít khó

khăn, như: ngôn ngữ; sự pha trộn yếu tố chiêm bốc với yếu tố triết học;

tính trừu tượng của biểu tượng quẻ và lời hào, lời quẻ. Bằng phương

pháp Lôgic học tiếp cận nghiên cứu Chu Dịch để bóc tách những tư

tưởng Lôgic học trong Chu Dịch, một mặt, làm rõ phương thức tư duy

lôgic trong Chu Dịch, mặt khác, sẽ góp phần cho việc nghiên cứu Chu

Dịch hiệu quả hơn.

Từ góc độ khoa học Lôgic chuẩn mực để xem xét, Chu Dịch không

trực tiếp đề cập đến các các hình thức tư duy như khái niệm, phán đoán,

suy lý, cũng như không trực tiếp nghiên cứu các quy luật và phương

pháp tư duy lôgic, tuy nhiên, từ chỉnh thể kết cấu của tác phẩm cũng như

hình thức kết cấu ngôn ngữ hệ thống biểu tượng biểu đạt, có thể khái

quát, phân tích những tư tưởng Lôgic học trong Chu Dịch.

pdf 16 trang yennguyen 4700
Bạn đang xem tài liệu "Tư tưởng lôgic học trong Chu Dịch", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tư tưởng lôgic học trong Chu Dịch

Tư tưởng lôgic học trong Chu Dịch
TƯ TƯỞNG LÔGIC HỌC TRONG CHU DỊCH 
PHẠM QUỲNH
*
Tư tưởng Chu Dịch đã được nghiên cứu theo nhiều góc độ Triết học 
khác nhau: phép biện chứng, vũ trụ quan, nhân sinh quan,... Dường như 
bất cứ ai khi tiếp cận nghiên cứu Chu Dịch đều gặp phải không ít khó 
khăn, như: ngôn ngữ; sự pha trộn yếu tố chiêm bốc với yếu tố triết học; 
tính trừu tượng của biểu tượng quẻ và lời hào, lời quẻ... Bằng phương 
pháp Lôgic học tiếp cận nghiên cứu Chu Dịch để bóc tách những tư 
tưởng Lôgic học trong Chu Dịch, một mặt, làm rõ phương thức tư duy 
lôgic trong Chu Dịch, mặt khác, sẽ góp phần cho việc nghiên cứu Chu 
Dịch hiệu quả hơn. 
Từ góc độ khoa học Lôgic chuẩn mực để xem xét, Chu Dịch không 
trực tiếp đề cập đến các các hình thức tư duy như khái niệm, phán đoán, 
suy lý, cũng như không trực tiếp nghiên cứu các quy luật và phương 
pháp tư duy lôgic, tuy nhiên, từ chỉnh thể kết cấu của tác phẩm cũng như 
hình thức kết cấu ngôn ngữ hệ thống biểu tượng biểu đạt, có thể khái 
quát, phân tích những tư tưởng Lôgic học trong Chu Dịch. 
I. TƯ TƯỞNG VỀ KHÁI NIỆM 
1. Thực chất của vấn đề khái niệm trong Chu Dịch 
Trong Chu Dịch không có thuật ngữ "khái niệm", mà chỉ có quái 卦 
(quẻ) và hào 爻, như 8 quẻ đơn (còn gọi là bản quái) và 64 quẻ kép (còn 
gọi là trùng quái hoặc biệt quái). Đối tượng nhận thức được phân loại, 
sau đó khái quát, so sánh, liên hệ... tạo nên một tập hợp các quy định tính 
cho đối tượng, dùng từ ngữ để biểu đạt quy định tính đó, cũng tức là 
phân loại tính chất của đối tượng. Tập hợp các loại và quy định tính của 
các đối tượng đó cấu thành lên nội hàm và ngoại diên quái danh. Giữa 
các loại có quan hệ nội tại tất yếu. Từ phương pháp xác định nội hàm và 
ngoại diên của khái niệm, các tác giả của Chu Dịch mới tạo dựng nên 8 
quẻ cơ bản của Chu Dịch như: càn, khôn, chấn, tốn, khảm, ly, cấn, đoài 
hoặc thiên, địa, lôi, phong, thủy, hỏa, sơn, trạch. Như vậy, có thể quan 
niệm mỗi quẻ là một loại, 8 quẻ là 8 loại khái niệm, tượng trưng cho tám 
nhóm sự vật, hiện tượng khác nhau. Thuộc tính của 8 quẻ là quy định 
* TS. Nxb. Giáo dục. 
Tư tưởng lôgic học 
59
tính của 8 loại khái niệm. Tương tự, quy định tính của 64 kép cũng được 
kiến tạo theo phương pháp tư duy logic như vậy. Tên gọi của 64 quẻ 
cũng là tên gọi của 64 loại khái niệm. 
2. Định nghĩa khái niệm 
Trong Chu Dịch, vấn đề tên gọi của quẻ gắn liền với biểu tượng của 
quẻ. Điều này đã được khẳng định trong Hệ từ thượng: 聖 人 有 以 見 
天 下 之 賾、而 擬 諸 其 形 容、象 其 物 宜、是 故 謂 之 
象。"Thánh nhân hữu dĩ kiến thiên hạ chi trách, nhi nghĩ chư kỳ hình 
dung, tượng kỳ vật nghi, thị cố vị chi tượng. - Thánh nhân thấy được sự 
tạp loại trong thiên hạ, nên so sánh hình dung chúng, lập quẻ tượng trưng 
cho bản tính của chúng, gọi là tượng." Do đó, phương pháp định nghĩa 
quẻ quan hệ với việc biểu đạt ý nghĩa biểu tượng của quẻ và hào. Hệ từ 
hạ giải thích việc đặt tên các quẻ như sau:其 稱 名 也 雜 而 不 越、於 
稽 其 類、其 衰 世 之 意 邪? Kỳ xưng danh dã, tạp nhi bất việt, ư kê 
kỳ loại, kỳ súy thế chi ý da.? Tên gọi của nó, phức tạp, nhưng không 
vượt quá, cho nên khi tham cứu loại của nó, có ý về thời đại có thứ bậc(1) 
chăng? ; và: 其 稱 名 也 小、其 取 類 也 大、其 旨 遠、其 辭 文, 其 
言 曲 而 中、其 事 肆 而 隱、因 貳 以 濟 民 行、以 明 失 得 之 
報。 "Kỳ xưng danh dã tiểu, kỳ thủ loại dã đại, kỳ chỉ viễn, kỳ từ văn, 
kỳ ngôn khúc nhi trung, kỳ sự tứ nhi ẩn. Nhân nhị dĩ tế dân hạnh. Dĩ 
minh thất đắc chi báo. Tên gọi của nó thì nhỏ, nhưng nhóm loại của nó 
thì lớn. Ý tứ xa xôi của nó, văn từ của nó, ngôn ngữ uẩn khúc mà đúng 
đắn của nó, sự việc được phơi bày mà chứa ẩn ý của nó. Do có sự nghi 
hoặc mà giúp hành động, làm rõ việc báo ứng của việc được mất". Điều 
này cho thấy, danh xưng của sự vật được nói đến trong quái từ, hào từ 
tuy phức tạp, nhưng chúng đều có sự quy định riêng, bởi mỗi tên gọi đại 
diện cho một nhóm các sự vật có chung một thuộc tính nào đó. Cho nên, 
phạm vi bao quát của các danh xưng đó rất rộng lớn. Quái tượng và quái 
danh chỉ mang tính đại diện cho một lớp các sự vật. Quái tượng và quái 
danh cần có quái từ, hào từ, thoán truyện, thuyết quái để thuyết minh 
thêm nội hàm. 
1 Chữ衰 trong trường hợp này không đọc là "suy", mà theo mạch logic của cả đoạn văn, cần 
phải đọc là "súy",衰 世 "súy thế" là thời đại có trật tự thứ bậc. TG. 
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam - 3/2011 
60
Hàm ý ẩn dụ trong mỗi quẻ được thuyết minh bằng quái hào từ (lời 
quẻ, lời hào). Trong đó, thuyết minh tổng quát cho toàn quẻ loài quái từ, 
và thuyết minh từng hào là hào từ. Mỗi quái từ, hào từ là một định nghĩa 
về quẻ và hào trong quẻ. Nội dung của quái từ và hào từ là nội hàm của 
quẻ, hào. Như vậy, sự khác biệt mang tính độc đáo trong phương pháp 
định nghĩa quẻ là từ biểu tượng quẻ (quái tượng) tên quẻ (quái danh) 
 nội dung quẻ. Ví dụ: là quái tượng, phong thủy Hoán là quái danh, 
và 渙亨、王假有廟、利涉大川。Hoán: hanh, vương cách hữu miếu, 
lợi thiệp đại xuyên, lợi trinh" là nội dung quẻ. Biểu tượng quẻ được cấu 
trúc bằng hai loại hào âm và hào dương sắp xếp theo các trật tự logic 
nhất định để tạo nên 8 quẻ đơn và 64 quẻ kép. Ngôn ngữ biểu tượng ấy 
không thuyết minh đầy đủ nội dung phong phú hiện thực, nên cần có sự 
giải thích, thuyết minh ở mức độ trừu tượng cao nhất có thể, dựa vào 
biểu tượng của quẻ. Những thuyết minh, giải thích thêm cho quái từ, hào 
từ là "thoán truyện". Trong Chu Dịch cổ kinh kim chú, học giả Cao 
Hanh2 cho rằng, khi bắt đầu đặt tên cho quẻ, người ta dựa vào hình tượng 
của quẻ để đặt tên, về sau, khi thuật bói toán đã phát triển, người ta dựa 
vào thệ từ (lời bói quẻ) để đặt tên. Theo đó, trong 64 quẻ, có 5 tên gọi 
quẻ là Khôn, Tiểu súc, Thái, Đại hữu và Trung phù không có liên quan gì 
đến quái từ và hào từ. Còn lại, 59 quẻ đều có liên quan đến quái từ và 
hào từ. Nhóm 59 quẻ này được gọi tên dựa theo 6 nhóm nguyên tắc sau: 
Một là, lấy trong hào từ, thoán từ một chữ đại diện cho tính chất đặc 
trưng nhất của quẻ làm tên gọi. Loại này gồm 47 quẻ: Cấn, Truân, Mông, 
Nhu, Tụng, Sư, Tỷ, Lý, Bĩ, Khiêm, Dự, Tùy, Cổ, Lâm, Quán, Bí, Bác, 
Phục, Di, Khảm, Ly, Hàm, Hằng, Độn, Tấn, Khuê, Kiển, Giải, Tổn, ích, 
Quải, Cấu, Tụy, Thăng, Khốn, Tỉnh, Cách, Đỉnh, Chấn, Cấn, Tiệm, 
Phong, Lữ, Tốn, Đoài, Hoán, Tiết. 
Ví dụ: quẻ thủy lôi Truân , chữ Truân (屯) đặt tên cho tượng quẻ 
biểu đạt sự khó khăn, gian nan lúc ban đầu. Nhưng quái từ không đề cập 
đến bất cứ dấu hiệu nào về sự khó khăn đó: 
屯:元,亨,利,貞,勿用,有 攸 往,利 建 侯 Truân: nguyên, 
hanh, lợi, trinh. Vật dụng hữu du vãng. Lợi kiến hầu. - Khó khăn ban 
đầu: nguyên, anh, lợi, trinh; đừng tiến đến, gặp chư hầu có lợi". Nhưng 
2. Chữ衰 trong trường hợp này không đọc là "suy", mà theo mạch logic của cả đoạn văn, cần 
phài đọc là "súy",衰 世 "súy thế" là thời đại có trật tự thứ bậc. TG. 
Tư tưởng lôgic học 
61
trong hào từ của hào lục nhị xuất hiện từ này "Truân như, chiên như.- 
Khó khăn, vướng víu": và hào cửu ngũ: "truân kỳ cao khắc phục gian 
nan" đã thể hiện rõ hàm ý của tượng quẻ: vạn sự khởi đầu nan, nhưng 
nếu khắc phục gian nan, được sự trợ giúp sẽ hanh thông. Hoặc điển hình 
hơn nữa quẻ thủy thiên Nhu , chữ Nhu (需)có nghĩa là chờ đợi. Trong 
tất cả các hào từ của quẻ đều có chữ Nhu thể hiện các khía cạnh khác 
nhau của sự chờ đợi. Như vậy, có thể thấy, nội hàm của quẻ được trình 
bày hoặc ở ngay trong quái từ, hoặc hào từ. 
Hai là, lấy hai chữ đại diện cho tính chất đặc trưng nhất của quẻ làm tên 
gọi. Có 4 quẻ như vậy: quẻ Đồng nhân, Vô vọng, Minh di, Quy muội. 
Đồng nhân (同 人)là tượng quẻ về sự hòa đồng với mọi người, xuất hiện 3 
lần; Vô vọng (無 妄) là không làm điều trái, xuất hiện 4 lần; Minh di (明 
夷) là tượng của ánh sáng bị che lấp, xuất hiện 5 lần; Quy muội (歸 妹) là 
tượng quẻ của người con gái về nhà chồng, xuất hiện 4 lần. 
Ba là, lấy một chữ xuất hiện nhiều lần đại diện cho tính chất đặc trưng 
nhất của quẻ ghép thêm với một chữ khác để gọi tên quẻ. Thuộc loại này 
có: quẻ Phệ hạp, Đại tráng, Tiểu quá. Ví dụ chữ quá xuất hiện 4 lần, ghép 
thêm chữ tiểu, để nói về sự hơi vượt quá. 
Bốn là, lấy tên gia súc làm tên gọi cho quẻ, vì trong thệ từ có nói tới 
một số loại đại gia súc như trâu, bò, ngựa. Đó là quẻ Đại súc. 
Năm là, lấy nội dung sự việc làm tên quẻ, gồm các quẻ Gia nhân, Vị tế. 
Sáu là, lấy một chữ xuất hiện nhiều lần ghép với một chữ khác có liên 
quan đến nội dung sự việc làm tên gọi, gồm các quẻ Đại quá, Ký tế. 
Hầu hết các định nghĩa quái từ đều theo phương pháp định nghĩa duy 
danh. Ví dụ: quái từ quẻ Ích định nghĩa về quẻ như sau: 益 : 利 有 攸 
往 . 利 涉 大 川 . Ích: Lợi hữu du vãng, lợi thiệp đại xuyên. - quẻ Ích 
tượng trưng cho sự tăng thêm, lợi ở chỗ tiến tới, vượt qua sóng to, dòng 
lớn"; Hệ từ thượng định nghĩa: 極 數 知 來 之 謂 占; 通 變 之 謂 
事。Cực số tri lai chi vị chiếm; Thông biến chi vị sự.- Tận dụng các con 
số để biết tương lai gọi là bói; Thông hiểu sự biến hóa gọi là viêc. 
Một số trường hợp, quái từ không định nghĩa rõ về quái tượng, thoán 
truyện đóng vai trò định nghĩa, hoặc hào từ đóng vai trò là những miêu tả 
về thuộc tính của quái tượng. Ví dụ: Quẻ Đỉnh , quái từ viết: "Đỉnh: 
nguyên cát, hanh Đỉnh hết sức tốt lành, hanh thông", đây không phải là 
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam - 3/2011 
62
một định nghĩa, vì vậy thoán từ mới nói rõ hàm ý của quẻ Đỉnh: 鼎: 象 
也、 以 木 巽 火、亨 飪 也.Đỉnh, tượng dã, dĩ mộc tốn hỏa, phanh 
nhậm dã Đỉnh là biểu tượng vậy. Lấy mộc tiếp cho lửa (quẻ ly) và gió 
(quẻ tốn)." Quẻ Đỉnh được cấu thành từ hai quẻ đơn là Tốn ở dưới và Ly 
ở trên. Ý nghĩa của quẻ Đỉnh đã được thoán từ giải thích rõ. 
 Ngoài ra, trong thoán từ, còn gặp phương pháp định nghĩa giải thích 
thuật ngữ (explicative verbal definition). Ví dụ: thoán từ quẻ Cách 
viết 革: 水 火 相 息、 二 女 同 居、其 志 不 相 得、 曰 革 . Thủy 
hoả tương tức. Nhị nữ đồng cư. Kỳ chí bất tương đắc. Viết cách. - Thủy 
hỏa gắn bó với nhau, hai người phụ nữ cùng ở với nhau, không cùng chí 
hướng, nên gọi là cách". Thoán từ của các quẻ Tiểu súc, Đồng nhân, Đại 
hữu, Phệ hạp cũng được định nghĩa theo phương pháp này. 
Cần thấy rằng, giữa quái từ, thoán từ, hào từ, tượng từ có mối liên hệ 
với quái tượng và quái danh, nhưng mối liên hệ ấy không hoàn toàn chặt 
chẽ, không hoàn toàn tất yếu logic. Mỗi liên hệ lỏng lẻo này một trong 
những nguyên nhân quan trọng tạo nên sự phân chia việc nghiên cứu 
Chu Dịch thành hai học phái lớn trong lịch sử nghiên cứu Dịch học là 
phái Nghĩa lý và phái Tượng số. 
3. Phân chia khái niệm 
Thao tác phân chia khái niệm đã được các tác giả Chu Dịch sử dụng 
để chỉ ra ngoại diên của các khái niệm quẻ. Việc chỉ ra ngoại diên của 
các quẻ diễn ra một cách tự nhiên trong toàn bộ hệ thống cấu trúc Chu 
Dịch, bao gồm cả phần Kinh, phần Truyện, Hệ từ.... Trong 64 quẻ kép, 
có tới 16 quẻ được tiến hành phân chia. Ví dụ: quẻ sơn thủy Mông 
tượng của sự tăm tối, ngu muội, được phân chia thành "đồng mông", 
"phát mông", "bao mông", "khốn mông", "kích mông"; Hoặc trong quẻ 
địa lôi Phục tượng của sự trở lại, khôi phục được phân chia thành "bất 
viễn phục", "hưu phục", "tần phục", "độc phục", "đôn phục", "mê phục"; 
Quẻ sơn lôi Di tượng của sự nuôi dưỡng, được chia thành "quan di", 
"đóa di", "điên di", "khâu di", "phất di", "do di" quẻ địa sơn Khiêm 
tượng trưng cho sự khiêm tốn, đươc chia thành "khiêm khiêm", "minh 
khiêm", "lao khiêm", "vi khiêm"3;... 
3 Xem thêm 李廉: 易經的示范逻辑学、南京大学学报、1991 年, 第二期, p.15.(Lý Liêm: 
Dịch Kinh đích thị phạm la tập học, Học báo Đại học Nam Kinh, 1991, kỳ thứ 2). 
Tư tưởng lôgic học 
63
Dịch truyện cũng kế thừa và phát triển phương pháp phân chia của Dịch 
Kinh. Chẳng hạn, trong Hệ từ thượng, chương XI, các tác giả đã phân chia 
"đạo của thánh nhân" gồm có bốn loại: từ, biến, tượng và chiếm.4 
Điểm đặc sắc của thao tác phân chia trong Chu Dịch là lấy tính chất 
của quẻ làm tiêu chí phân chia loại sự vật, hiện tượng. Theo Chu Dịch, 
thiên Thuyết quái, các nhóm sự vật, hiện tượng được quy loại theo tính 
chất của các quẻ. Ví dụ như: các nhóm sự vật, hiện tượng được quy loại 
theo quẻ Càn có: Trời, hình tròn, vua, cha, ngọc, vàng, lạnh, băng, đỏ 
thẫm, ngựa tốt, ngựa già, ngựa lốm đốm, cây có trái.... Hoặc quy loại 
theo quẻ Khôn có: Đất, mẹ, tiền, trâu cái, con nghé, đất đen... Các sự vật, 
hiện tượng được quy loại theo tính chất của quẻ được xem như một phần 
tử của tập hợp quẻ đó, có đầy đủ các tính chất giống như quẻ. Cho nên, 
theo phương pháp tư duy phân loại này, chỉ cần đề cập đến thuộc tính 
bản chất nhất của loại thì cũng đã bao gồm tất cả các ngoại diên của loại. 
Phương pháp quy loại này có ảnh hưởng rất sâu sắc trong phương pháp 
tư duy truyền thống của người Trung Quốc và những nước chịu ảnh 
hưởng của văn hóa Trung Quốc. Nó còn được thể hiện ở nhiều môn khoa 
học cổ đại khác nhau, mà điển hình là Y học và Dược học. 
Tư tưởng phân loại các nhóm đối tượng đã có manh nha trong Dịch 
Kinh. Chẳng hạn, nếu theo tiêu chí phát triển, thì các hào trong quẻ được 
chia thành 6 bậc ngôi hào (vị trí hào); Nếu theo tiêu chí tính chất âm 
dương của hào, thì các hào trong quẻ được chia thành hào cơ và hào 
ngẫu; Nếu theo tiêu chí về dự báo lành dữ, các hào trong quẻ được chia 
thành: cát, hung, hối, lận... Tư tưởng phân loại các nhóm đối tượng được 
thể hiện khá rõ nét trong quẻ hỏa trạch Khuê , thoán từ viết: 萬 物 睽 
而 其 事 類 也。 vạn vật khuê nhi kỳ sự loại dã vạn vật phân chia theo 
loại của chúng; Trong quẻ Càn cũng nói 各 從 其 類 也 các tòng kỳ loại 
dã vật nào theo loại với vật ấy"; Còn trong Hệ từ thượng viết "方 以 類 
聚、物 以 群 分、吉 凶 生 矣。 Phương dĩ loại tụ, vật dĩ quần phân, 
cát hung sinh hỹ Loài kết nhóm thành loại, vật chia thành bầy, cát hung 
sinh ra... Các nhóm, các loài được cố kết với nhau trong một phạm vi 
4 Nguyên văn: 易 有 聖 人 之 道 四 焉;以 言 者 尚 其 辭,以 動 者 尚 其 變,以 制 器 
者 尚 其 象,以卜 筮 者 尚 其 占。Dịch hữu Thánh nhân chi đạo tứ yên. Dĩ ngôn giả 
thượng kỳ từ. Dĩ động giả thượng kỳ biến. Dĩ chế khí giả thượng kỳ tượng. Dĩ bốc phệ giả 
thượng kỳ chiếm. 
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam - 3/2011 
64
nhất định, các sự vật, hiện tượng trong nhóm, loại cũng như tên gọi của 
chúng phải tuân theo một tiêu chí nhất định. Cho nên, giữa chúng có sự 
tương đồng. Chính sự tương đồng ấy làm cơ sở cho phép suy loại. Phép 
phân loại là cơ sở của suy luận loại tỷ trong Chu Dịch. 
4. Quan hệ giữa các khái niệm 
Từ hai thao tác Logic cơ bản định nghĩa và phân chia đối với khái 
niệm, có thể thấy hệ quả tất yếu là các thao tác mở rộng, thu hẹp khái 
niệm cũng đã được Chu Dịch đề cập đến. Cùng với đó, quan hệ giữa các 
khái niệm cũng trong cũng đã được khảo sát và xác định. Ví dụ: Quan hệ 
đồng nhất: khảm 坎và diểu 窅; tai 灾 và sảnh 眚;Quan hệ bao hàm: 
lâm 临 và thành lâm 成 临;quán 观 và đồng quán 童观;Quan hệ 
mâuthuẫn: bình 平 và bì 陂; vãng 往 và phục 复;Quan hệ đối lập: tổn 
損 và ích益; cát 吉 và hung 凶;... 
Sự biến chuyển các khái niệm dựa vào sự biến chuyển vị trí và tính chất 
của các hào. Đây là sự vận động nội tại của toàn bộ hệ thống khái niệm. 
Từ đó, tạo ra mối quan hệ nội tại biến chuyển từ quẻ này đến quẻ khác. 
Quan hệ giữa các quẻ còn có quan hệ tương tổng 相综 và tương thác 
相错. Tương tổng là giữa hai quẻ, các hào tương phản với nhau theo trật 
tự. Ví dụ: quẻ Truân và quẻ Mông ; quẻ Nhu và quẻ Tụng . 
Tương thác là giữa hai quẻ, các hào tương phản với nhau  ... mỗi hào từ ít nhiều có hình 
thức tư duy suy lý, nhưng trong Chu Dịch không có thuật ngữ suy 
lý của logic học. Trong Dịch truyện cũng không có thuật ngữ nói rõ 
về suy lý logic, nhưng về nội dung lại thể hiện rất rõ quá trình tư 
duy suy lý. Hệ từ thượng truyện viết: 觸 類 而 長 之 "Xúc loại nhi 
trưởng chi - Tiếp xúc với loại mà mở rộng ra." Điều này cũng có 
nghĩa là dựa vào loại mà suy6. Trong lịch sử tư tưởng logic học 
Trung Quốc cổ đại, thuật ngữ "trưởng 長" được sử dụng như là sự 
biểu thị cho thao tác suy lý không chỉ xuất hiện trong Chu Dịch, mà 
trong Mặc biện, thiên Đại thủ cũng đã trình bày khá rõ: 辞 以 故 
生、以 理長、以类行也者立辞而不明其类、則必困矣。Từ dĩ cố 
sinh, dĩ lý trưởng, dĩ loại hành dã giả... lập từ nhi bất minh kỳ loại, tắc 
khốn hỹ. - Từ do cố7 sinh, do lý suy, do phân loại... lập từ mà không làm 
rõ loại của nó, tất sẽ gặp khó khăn.". Các tác giả của Tuyển tập tư liệu 
lịch sử logic học Trung Quốc giải thích: "Do một vật mà suy ra nhiều 
vật, do những cái đã biết mà suy ra cái chưa biết, nhờ đó có được cái 
tổng quan, nói "phàm như thế đều tất phải thế"; vì thế khiến cho nghĩa được 
lập, mở rộng, nên gọi là lý trưởng"8. Trong Chu Dịch, suy luận loại tỷ xuất 
hiện phổ biến, suy luận diễn dịch có xuất hiện nhưng không điển hình. 
2. Các loại hình suy lý trong Chu Dịch 
2.1. Suy luận diễn dịch 
6 Xem thêm 李廉: 易經的示范逻辑学、南京大学学报、1991 年, 第二期,p.15 (Lý Liêm: 
Dịch Kinh đích thị phạm la tập học, Học báo Đại học Nam Kinh, 1991, kỳ thứ 2). 
7 Những gì làm căn cứ để lập luận đều được gọi là cố 故 . 
8中国逻辑史资料迭 (先秦卷), 甘粛人民出版社,p.188 (Trung Quốc la tập sử tư liệu (tiên 
Tần quyển), Cam Túc nhân dân xuất bản xã, tr.188). 
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam - 3/2011 
68
Hình thức suy luận diễn dịch tròn Chu Dịch thường ở dạng tam đoạn 
luận tỉnh lược, từ một tiền đề phổ biến hoặc tiền đề giả thiết, tiền đề 
tuyển... dẫn tới kết luận. 
Ví dụ 1: Hào sơ cửu quẻ Sư viết: 師 出 以 律、否 臧 凶。Sư xuất 
hữu luật, phủ tàng hung. - Xuất quân thì phải có luật, không có luật thì sẽ 
ẩn chứa nguy hiểm. Khôi phục đầy đủ kết cấu suy luận này là: Nếu xuất 
quân theo luật thì sẽ không nguy hiểm; Không xuất quân theo luật, vậy 
sẽ ẩn chứa nguy hiểm. Công thức suy luận này như sau: [a b] a b   
ký hiệu b biểu thị là "có thể không b". Chữ "tàng 臧" nghĩa là ẩn chứa, 
nhưng không tất yếu. Do vậy, kết luận rút ra từ tam đoạn luận này không 
tất yếu. Nhưng điều đó thể hiện kết cấu logic của suy luận để rút ra kết 
luận tất yếu logic trong suy luận của Chu Dịch là chưa chắc chắn. Ví dụ 
2: thượng cửu quẻ Ích viết: 莫 益 之 或 擊 之 、立 心 勿 恆 、 
凶。Mạc ích chi hoặc kích chi, lập tâm vật hằng, hung. - Hoặc không có 
lợi ích, hoặc bị tấn công; Nếu ý chí không kiên định thì sẽ gặp nguy 
hiểm. Công thức suy luận có thể diễn đạt như sau [(a b) c] d  , trong 
đó a = không có lợi ích, b = bị tấn công, c = ý chí không kiên định, d = 
gặp nguy hiểm. 
2.2. Suy luận loại tỷ (loại suy) 
Loại suy là phương thức tư duy rất phổ biến trong văn hóa truyền 
thống Trung Quốc. Hầu hết, các ngành khoa học cổ đại Trung Quốc đều 
xây dựng lý thuyết của mình dựa theo phương thức suy loại. Có thể nói 
loại hình suy lý chủ yếu trong Chu Dịch là suy luận loại tỷ (loại suy), tức 
là dựa vào các quan hệ đồng, dị loại để tiến hành suy luận. Mặc kinh 
cũng đã đề cập đến phương thức loại suy, định nghĩa loại suy là 
"以类取、以类予dĩ loại thủ, dĩ loại dư" (Mặc tử - Tiểu thủ), tức là dựa 
vào sự tồn tại những tính chất chung của hai sự vật mà có thể từ một loại 
sự vật suy biết một loại sự vật khác. Chu Dịch cho rằng, những khái 
niệm âm dương, cương nhu, bát quái... cũng đều do dựa vào phương thức 
tư duy "方以类聚、物以群分 phương dĩ loại tụ, vật dĩ quần phân" (Hệ 
từ thượng) và "取类 thủ loại" (Hệ từ hạ) mới có được. Do đó, âm dương, 
cương nhu... là sự trừu tượng rất cao của loại, chúng được xem là ký hiệu 
trừu tượng về các thuộc tính của các loại, ký hiệu và suy diễn giữa các ký 
hiệu là suy diễn từ loại sang loại. 
Những loại hình suy loại thường gặp trong Chu Dịch gồm: 
Tư tưởng lôgic học 
69
a) Suy loại căn cứ vào quái tượng và ý nghĩa quái hào tượng của quẻ. 
Đây là phương thức loại suy phổ biến, cơ bản nhất trong Chu Dịch. Điều 
này đã được nói rất rõ trong Hệ từ thượng truyện: 聖 人 設 卦 觀 象、繫 
辭 焉 、而 明 吉、 凶、剛 柔 相 推 而 生 變 化 。Thánh nhân thiết 
quái, quan tượng, hệ từ yên, nhi minh cát hung, cương nhu tương thôi nhi 
sinh biến hóa. - Thánh nhân lập quẻ, quan sát tượng, gán lời (cho quẻ) 
mà làm rõ việc cát, hung; cương nhu xô đẩy nhau mà biến hóa. Do đó, 
quái hào tượng và ý nghĩa của nó là căn cứ cơ bản nhất của suy loại trong 
Chu Dịch. Ví dụ: quẻ hỏa phong Đỉnh dưới là quẻ Tốn, trên là quẻ 
Ly tượng trưng cho cái vạc. Biểu tượng cái vạc có hai hàm nghĩa, một là: 
dụng cụ nấu chín thức ăn; hai là: pháp tượng khí - khí cụ tượng trưng cho 
quyền lực, pháp chế. Hàm nghĩa thứ hai là kết quả loại suy từ hàm nghĩa 
thứ nhất, có căn cứ từ các hào từ trong quẻ. Ý nghĩa thứ nhất của quẻ 
Đỉnh là nấu vật từ sống đến chín, loại suy nghĩa thứ hai là điều chế sự 
việc mới, trong đó thể hiện ý nghĩa của việc thi hành quyền lực. Điều này 
đã được khẳng định trong Tạp quái truyện: "Quẻ Cách trừ bỏ cái cũ, quẻ 
Đỉnh làm ra cái mới". Mỗi hào từ trong quẻ đều lấy một bộ phận nào đó 
của quẻ để dẫn dụ, từ chỗ nói chuyện nấu ăn để nói về các tình huống 
khác nhau của việc thực thi quyền lực trong những hoàn cảnh nhất định9. 
Ví dụ: quẻ địa hỏa Minh di là tượng của ánh sáng bị che lấp trong 
lòng đất (vì trên là quẻ khôn là đất, dưới là quẻ Ly, là ánh sáng), cho nên 
trong quái tượng viết: 明 入 地 中、 明 夷。 君 子 以 蒞 眾、用 晦 而 
明。 Minh nhập địa trung, Minh Di. Quân tử dĩ lỵ chúng, dụng hối nhi 
minh. - Ánh sáng vào trong lòng đất gọi là Minh Di. Quân tử cai trị dân 
chúng, ở trong tối tăm mà tự sáng. Như vậy, từ hình tượng của quẻ và ý 
nghĩa rút ra từ hình tượng của quẻ đó có thể làm tiền đề cho loại suy ra 
các vấn đề xã hội. Đó là người cai trị thời kỳ tăm tối, hôn ám càng "dụng 
hối" lại càng sáng. Sống trong thời hôn ám cần che dấu bớt ánh sáng, 
nhưng vì thế lại càng sáng. Tương tự như vậy, quẻ hỏa lôi Phệ hạp có 
hình tượng giống cái miệng; quẻ trạch thủy Khốn đầm ở trên, nước ở 
dưới, trên đầm không có nước đó là Khốn;... 
b) Loại suy dựa vào tính chất đối lập thống nhất tồn tại phổ biến 
trong các sự vật, hiện tượng (tính âm dương). Âm và dương là hai thuộc 
9 Xem thêm Hoàng Thọ Kỳ - Trương Thiện Văn: Chu Dịch dịch chú (1999), Nxb. Khoa học xã 
hội, tr.967 (Bản dịch của Nguyễn Trung Thuần, Vương Mộng Bưu). 
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam - 3/2011 
70
tính đối lập nhau nhưng tương hợp với nhau, chuyển hóa cho nhau, khai 
thông với nhau cùng tồn tại trong cùng một sự vật. Loại hình này có đặc 
điểm, về biểu hiện tựa như khác nhau, nhưng thực chất lại giống nhau, 
do đó tạo nên loại suy giữa các sự vật cùng loại. Loại hình loại suy này là 
hình thức logic của sự thống nhất và chuyển hóa. Ví dụ, quẻ hỏa trạch 
Khuê được tạo bởi hai quẻ Ly thuộc hỏa ở trên Đoài thuộc đầm nước 
ở dưới, vốn dĩ tượng trưng cho sự chống đối, tương phản, chia lìa nhưng 
là quan hệ chuyển hóa qua lại giữa đồng và dị, ly và hợp. Quẻ Khuê 
tượng trưng cho sự thống nhất các mặt đối lập phổ biến trong các sự vật, 
hiện tượng, cho nên nó là tiêu chí để suy loại. Thoán từ quẻ Khuê tiến 
hành suy loại như sau: 天 地 睽而 其 事 同 也。 男 女 睽 而 其 志 通 
也。 萬 物 睽而 其 事 類 也。 Thiên địa Khuê nhi kỳ sự đồng dã. Nam 
nữ Khuê nhi kỳ chí thông dã. Vạn vật Khuê nhi kỳ sự loại dã. - Trời đất 
Khuê mà hiện tượng của nó giống nhau; Nam nữ Khuê mà thông cảm 
với nhau; Vạn vật Khuê mà việc của chúng được phân loại. Có thể thấy, 
Khuê được xem là một tiêu chí tương đồng giữa các loại, dựa vào đó 
người ta có thể suy diễn từ loại này sang loại khác. 
Tính chất đối lập trong quẻ còn được thể hiện theo hai khuynh hướng 
kết hợp thuận và nghịch của các quẻ đơn. Do vậy, tính chất âm dương, 
cương nhu... của từng quẻ còn là tiêu chí để loại suy ra tính chất của quẻ 
đối xứng, vì hầu hết các quẻ kép đều có quẻ đối xứng với nó. Đây có thể 
coi là phương thức loại suy theo tiêu chí nghịch và nó xuất hiện trong các 
cặp quẻ Càn - Khôn, Tổn - Ích, Ký tế - Vị Tế... 
c) Suy loại dựa trên tiền đề triết học "thiên nhân nhất thể", "thiên 
nhân đồng loại" hoặc "thiên nhân hợp nhất". Đây là những tiền đề triết 
học được chấp nhận phổ biến trong các trường phái triết học Trung Quốc 
cổ, trung, cận đại. Do vậy, khi Chu Dịch sử dụng những tiền đề triết học 
này để tiến hành suy loại mặc nhiên được các thế hệ chấp nhận. Ví dụ: 
đại tượng truyện của quẻ thủy lôi Truân viết: 云雷屯; 君 子 以 經 
綸。Vân lôi truân; Quân tử dĩ kinh luân. - Mây và sấm truân chuyên; 
Người quân tử phải kinh luân". Quẻ Truân trên Khảm dưới Chấn, Khảm 
ở trên là mây, Chấn ở dưới là sấm, là tượng của cơn mưa chưa thành. 
Đây là khoảng thời gian trong mỗi năm khi mà tiết Đại hàn đã qua, Lập 
xuân tới, trước Vũ thủy, là lúc vạn vật đang khó khăn để thoát ra. Suy 
loại ra lĩnh vực xã hội, đây là thời kỳ mọi việc xã hội đang còn sơ khai, 
do vậy đây cũng là lúc người quân tử phải hết sức nỗ lực lo toan việc của 
xã hội. Khái quát lại kết cấu hình thức suy luận này như sau: "Mây và 
Tư tưởng lôgic học 
71
sấm truân chuyên (để hình thành mưa); thì (tương tự) người quân tử cũng 
phải kinh luân (để xây dựng xã hội). Mô hình loại suy dựa trên tiền đề 
"thiên nhân đồng loại" là lấy những quy luật phổ biến của tự nhiên làm 
quy luật phổ biến của con người, sự vận động, phát triển của tự nhiên 
như thế nào thì sự vận động của con người cũng phải như thế ấy. Quẻ 
sơn thủy Mông cũng có phương thức loại suy tương tự với quẻ thủy 
lôi Truân . 
Quái từ của quẻ địa thiên Thái thể hiện rất rõ mô hình loại suy này 
: 泰 、小 往 大 來、 吉、亨。 則 是 天 地 交 而 萬 物 通 也。 上 下 
交 而 其 志 同 也 。内 陽 而 外 陰。内 健 而 外 順。 内 君 子 而 
外 小 人 。 君 子 道 長 。小 人 道 消 也。 Thái, tiểu vãng đại lai cát 
hanh tắc thị thiên địa giao nhi vạn vật thông dã. Thượng hạ giao nhi kỳ 
chí đồng dã. Nội Dương nhi ngoại Âm. Nội kiện nhi ngoại thuận. Nội 
quân tử nhi ngoại tiểu nhân. Quân tử đạo trưởng. Tiểu nhân đạo tiêu dã. - 
Thái, cái nhỏ đi cái lớn tới, cát, hanh. Tức là trời đất giao nhau mà vạn 
vật thông; trên dưới giao nhau mà ý chí của nó giống nhau; trong dương 
ngoài âm, trong khỏe ngoài yếu; trong quân tử ngoài tiểu nhân; đạo quân 
tử tăng trưởng, đạo tiểu nhân tiêu vong". Ở đây, từ tiền đề là trời đất giao 
nhau mà loại suy ra quy luật tương thông phổ biến của vạn vật; từ tiền đề 
là trên dưới giao nhau mà loại suy ra sự tương hợp của quân thần, quy 
luật phổ biến về tư tưởng hợp tác của mọi người;... Thoán từ quẻ thiên 
địa Bĩ cũng có phương thức loại suy tương tự quẻ địa thiên Thái.10 
d) Suy loại dựa vào những ví dụ là những sự kiện có thật trong 
lịch sử hoặc đã được trải nghiệm, lấy đó làm tiền đề để tiến hành 
suy loại. Phương thức suy loại này chiếm một số lượng lớn trong 
các hào từ Chu Dịch. Ví dụ: quái từ của quẻ hỏa địa Tấn 
康侯用錫馬蕃庶、晝日三接。Khang hầu dụng tích mã phồn thứ, trú 
nhật tam tiếp.- Bậc khang hầu được ban ngựa xe, trong một ngày được 
tiếp kiến (vua) tới ba lần". Quẻ Tấn tượng trưng cho sự tiến trưởng, nói 
về sự thăng tiến của bậc minh thần. Bậc "khang hầu" được quái từ nói 
đến là con trai của Tây Chu Văn Vương, em trai của Tây Chu Vũ vương 
là Vệ Khang Thúc được vua ban cho ngựa xe ngày được tiếp kiến tới ba 
lần để tham vấn ý kiến. Điều đó nói lên sự tiến trưởng trong chính quyền. 
Vậy, có thể khái quát kết cấu loại suy ở quẻ Tấn là: "Bậc khang hầu được 
10 Xem thêm Hoàng Thọ Kỳ - Trương Thiện Văn: Sđd, tr. 349. 
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam - 3/2011 
72
ban ngựa xe, trong một ngày được tiếp kiến (vua) tới ba lần, tượng trưng 
cho sự tiến trưởng; quẻ Tấn là biểu tượng cùng loại với nó; Vậy, Tấn 
tượng trưng cho sự tiến trưởng". Có thể tìm thấy trong Chu Dịch những 
phương thức loại suy tương tự với quẻ Tấn ở trên nơi hào từ của các quẻ 
Nhu, quẻ Đồng nhân, quẻ Đại Tráng, quẻ Minh di, quẻ Thăng, quẻ Quy 
muội, quẻ Lữ, quẻ Ký tế,11... 
e) Loại suy dựa vào ngạn ngữ, tục ngữ, ca dao. Ngạn ngữ là những 
kinh nghiệm đã được dân gian quy nạp, đúc kết từ đời này qua đời khác, 
trong nhiều trường hợp nó có những khái quát có giá trị như những quy 
luật phổ biến có thể làm tiền đề cho loại suy. Chu Dịch cũng lấy ngạn 
ngữ, ca dao để làm tiền đề suy luận. Hiện tượng này thấy xuất hiện trong 
hào từ của hào cửu ngũ quẻ thiên địa Bĩ ; hào từ hào cửu ngũ của quẻ 
thiên hỏa Đồng nhân ; hào từ hào cửu nhị của quẻ phong trạch Trung 
phu ; hào sơ lục quẻ địa sơn Khiêm ; hào từ hào lục tam của quẻ 
phong thủy Hoán ; và đặc biệt là hào từ của cả sáu hào quẻ phong sơn 
Tiệm ...12 
Tóm lại, qua việc phân tích trên đây về tư tưởng logic học theo khuôn 
mẫu của một số hình thức cơ bản của tư duy (khái niệm, phán đoán, suy 
luận), có thể thấy: 
Một là, xuất phát điểm là một cuốn sách phục vụ việc chiêm bốc, vì 
chiêm bốc rất cần đến suy đoán, vì suy đoán tất nhiên phải đề cập đến lý 
luận và logic học, nên Chu Dịch cũng đã để lại những di sản tư tưởng 
Logic học khá phong phú. Trong Chu Dịch có tồn tại những tư tưởng 
logic học, nhưng vì Chu Dịch không là một chuyên khảo về logic học 
nên chỉ có thể tìm thấy những tư tưởng logic học qua phân tích những thể 
hiện của nó là hệ thống Thập dực, đặc biệt ở phần Kinh và phần Truyện. 
Hai là, mặc dù những tư tưởng logic học trong Chu Dịch thể hiện khá 
rõ nét, nhưng tính tất yếu logic trong sự chuyển hóa, kết hợp giữa các 
hình thức tư duy thì chưa rõ. Điều đó hoàn toàn phù hợp với logic và lịch 
sử ra đời của Chu Dịch. Chu Dịch vừa là sản phẩm kết tinh của tư duy 
trừu tượng ở trình độ khá cao, nhưng cũng lại là sản phẩm của tư duy 
kinh nghiệm. Nếu như việc hình thành các biểu tượng quẻ và việc phú 
11 Xem thêm Hoàng Thọ Kỳ - Trương Thiện Văn: Sđd, tr.963. 
12 Xem thêm 吴克峰、易学推类逻辑的类型分析、南开大学学报、2006年弟6期、页103 
(Ngô Khắc Phong: Chu Dịch suy loại đích loại hình phân tích, Nam Khai đại học học báo, 
2006, kỳ thứ 6, tr.103). 
Tư tưởng lôgic học 
73
cho nó những nội hàm phong phú thể hiện trình độ tư duy trừu tượng 
vượt thời đại thì kết cấu suy luận loại suy lại thể hiện trình độ tư duy 
kinh nghiệm còn khá đơn giản, sơ khai. Cùng thời đại, ta cũng thấy xuất 
hiện loại hình loại suy tương tự trong hệ thống Logic học của phái Nyaya 
bên Ấn Độ. Suy luận năm đoạn (gồm tôn, nhân, dụ, hợp, kết) của phái 
Nyaya cũng là loại suy, suy dẫn từ cái cụ thể này sang cái cụ thể khác, 
cho nên, không rút ra những kết luận mang tính tất yếu. Điều này cũng là 
một trong những nguyên nhân quan trọng, giải thích tại sao những kết luận 
của chiêm bốc thường chỉ mang tính xác suất, không mang tính tất yếu. 
Ba là, nghiên cứu tư tưởng Logic học trong Chu Dịch cho phép đặt ra 
những vấn đề phương pháp luận nghiên cứu văn bản Chu Dịch nói 
chung. Đó là tôn trọng những giá trị tư tưởng khách quan tồn tại bên 
trong Chu Dịch đã hàng ngàn năm nay, đồng thời tránh thái độ đề cao 
thái quá, coi Chu Dịch là một cuốn sách kỳ bí, vĩ đại bất khả tư nghì, chỉ 
thấy cái hay mà không thấy cái dở; chỉ thấy cái tiến bộ mà không thấy 
cái hạn chế; Hoặc thiên về khuynh hướng nghiên cứu, học tập Chu Dịch 
theo khía cạnh là sách chiêm bốc chứ không phải là cuốn sách Triết học. 
. 

File đính kèm:

  • pdftu_tuong_logic_hoc_trong_chu_dich.pdf