Vấn đề hoà hợp quan hệ vợ chồng, nền tảng trong xây dựng gia đình hạnh phúc thời hiện đại
TÓM TẮT
Xây dựng gia đình hạnh phúc là khát khao, là sự cố gắng chung của các thành viên
trong gia đình. Đặc biệt, gia đình luôn có sự khác biệt về tâm lí giữa vợ và chồng. Sự khác
biệt về tâm lí giữa các thành viên trong gia đình có thể sẽ là động lực cho sự phát triển của
gia đình và cũng có thể sẽ là mầm mống tạo nên những xung đột không đáng có trong cuộc
sống hôn nhân của mỗi người. Bài báo này, đề cập đến sự khác biệt cơ bản về tâm lí giữa
vợ và chồng trong đời sống hàng ngày và đề xuất một số nguyên tắc cơ bản để tạo sự hoà
hợp trong quan hệ vợ - chồng, góp phần xây dựng gia đình hạnh phúc.
Bạn đang xem tài liệu "Vấn đề hoà hợp quan hệ vợ chồng, nền tảng trong xây dựng gia đình hạnh phúc thời hiện đại", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Vấn đề hoà hợp quan hệ vợ chồng, nền tảng trong xây dựng gia đình hạnh phúc thời hiện đại
TAÏP CHÍ ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 8 - Thaùng 2/2012 VẤN ĐỀ HOÀ HỢP QUAN HỆ VỢ - CHỒNG, NỀN TẢNG TRONG XÂY DỰNG GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC THỜI HIỆN ĐẠI NGUYỄN THỊ THU HẰNG (*) NGUYỄN VĂN ĐỆ (**) TÓM TẮT Xây dựng gia đình hạnh phúc là khát khao, là sự cố gắng chung của các thành viên trong gia đình. Đặc biệt, gia đình luôn có sự khác biệt về tâm lí giữa vợ và chồng. Sự khác biệt về tâm lí giữa các thành viên trong gia đình có thể sẽ là động lực cho sự phát triển của gia đình và cũng có thể sẽ là mầm mống tạo nên những xung đột không đáng có trong cuộc sống hôn nhân của mỗi người. Bài báo này, đề cập đến sự khác biệt cơ bản về tâm lí giữa vợ và chồng trong đời sống hàng ngày và đề xuất một số nguyên tắc cơ bản để tạo sự hoà hợp trong quan hệ vợ - chồng, góp phần xây dựng gia đình hạnh phúc. ABSTRACT Making a family happiness is a thirst and a common effort of all members in the family. Especially, psychophysiologcal differences between the husband and the wife in each family always appear. This can create motivation for the family’s development or be seeds of unexpected conflicts in everyone’s married life. This article refers to fundamental differences in psychophysiology between the husband and the wife in daily life and it also points out some basic principles to establish harmony in the husband - wife relationship to contribute to make up a happy family. 1. GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC PHẢI ĐƢỢC XÂY DỰNG TRÊN NỀN TẢNG CỦA SỰ HOÀ HỢP TRONG QUAN HỆ VỢ - CHỒNG (*) (**) Gia đình đƣợc nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau và cũng có nhiều cách hiểu khác nhau. Về bản chất, gia đình là một xã hội thu nhỏ, các thành viên trong nhóm có quan hệ gắn bó về hôn nhân hoặc huyết thống, tâm sinh lí, có cùng chung các giá trị vật chất và tinh thần ổn định trong các thời điểm nhất định. Gia đình cũng chính là nơi để các thành viên chia sẻ về tình cảm, là chỗ dựa tinh thần cho con ngƣời, là điểm tựa cho sự phấn đấu của mỗi cá nhân. Vì những (*) ThS, Trƣờng Đại học Vinh (**) TS, Trƣờng Đại học Đồng Tháp lẽ đó mà hạnh phúc gia đình là một trong những giá trị cơ bản đƣợc lựa chọn trƣớc hết của nhiều ngƣời trong xã hội hiện nay. Gia đình hạnh phúc đòi hỏi phải đƣợc xây dựng từ những tình yêu chân thành. Ở đó, ngƣời ta tìm thấy sự hoà hợp cả về mặt tâm hồn và thể xác. Gia đình hạnh phúc sẽ mang lại cho con ngƣời cảm giác dễ chịu khi trở về với gia đình sau những bộn bề cuộc sống ở ngoài xã hội. Để có điều kiện thụ hƣởng những giá trị đích thực từ hạnh phúc gia đình trong xã hội hiện đại, đòi hỏi chúng ta phải nhận thức đầy đủ về ý nghĩa của gia đình và những nguyên tắc cơ bản để xây dựng gia đình hạnh phúc. Trong gia đình, quan hệ vợ - chồng là mối quan hệ cơ bản, từ đây hình thành các quan hệ khác trong gia đình. Đây cũng VẤN ĐỀ HOÀ HỢP QUAN HỆ VỢ - CHỒNG, NỀN TẢNG TRONG XÂY DỰNG ... chính là nơi con cái tiếp nhận những bài học bền vững nhất, giá trị đích thực nhất của cuộc sống. Để đạt đƣợc điều này, mỗi thành viên phải cố gắng vun đắp cho gia đình những giá trị tích cực, trong đó vợ chồng phải giữ vai trò tiên phong. Hạnh phúc gia đình đƣợc thể hiện qua những giá trị đạo đức rất đáng trân trọng nhƣ tình yêu, lòng chung thuỷ, tình nghĩa vợ chồng, lòng yêu thƣơng, hi sinh cho con cái, sự quý trọng, lòng hiếu để của con cháu với cha mẹ, ông bà. Những giá trị này đƣợc thể hiện qua những việc làm, cách ứng xử giữa các thành viên, qua việc tổ chức chế độ sinh hoạt của gia đình. Để xây dựng gia đình hạnh phúc, cần phải có sự hoà hợp giữa vợ và chồng. Sự hoà hợp này nằm ngoài định chế, khuôn khổ quy định của pháp luật. Sự hoà hợp chính là khả năng điều hoà các nhu cầu, sở thích của các thành viên trong gia đình cho phù hợp điều kiện của gia đình và khả năng của các thành viên khác trong gia đình. Nhà tâm lí học John Gray cũng cho rằng: “Sai lầm lớn nhất của nhiều ngƣời là chúng ta tƣởng rằng để có sự hoà hợp, hai vợ chồng phải giống nhau. Chúng ta quên mất một điều cơ bản là, vợ chồng không phải hai ngƣời bạn cùng giới mà là hai ngƣời khác giới - ngƣời đàn ông và ngƣời đàn bà. Hai ngƣời đó không bao giờ giống nhau cả. Chừng nào chúng ta nắm đƣợc đặc điểm tâm lí khác nhau của mỗi giới mới có thể hi vọng tìm thấy sự hoà hợp lứa đôi. Bởi vì hai ngƣời luôn suy nghĩ và hành động khác nhau, họ có những thói quen và sở thích khác nhau. Mong muốn ngƣời này giống ngƣời kia để hoà hợp nhau là ảo tƣởng. Tốt hơn hết hãy xem họ khác nhau nhƣ thế nào để sống chung với sự khác nhau đó. Nghĩa là biết chấp nhận để hoà hợp với nhau”[1]. Nhƣ vậy, sự hoà hợp trong gia đình đòi hỏi phải có sự cố gắng chung của các thành viên, vừa phải hiểu rõ ngƣời bạn đời của mình vừa phải điều chỉnh hành vi cho phù hợp với sự khác biệt của ngƣời khác nhƣ một tất yếu của cuộc sống. Các nhà tâm lí học hiện đại đƣa ra hai cấp độ của sự hoà hợp trong quan hệ vợ chồng. Cấp độ thứ nhất là sự hoà hợp tƣơng đồng. Trong cấp độ này, vợ chồng có nhiều cái giống nhau. Tuy nhiên, để đạt đƣợc điều này, đòi hỏi ngƣời vợ phải tự cải biến mình cho giống với chồng. Vì thế kiểu hoà hợp này thƣờng chỉ thịnh hành trong quá khứ, khi mà đàn ông đóng vai trò gia trƣởng và ngƣời vợ cùng với các con phải răm rắp nghe theo sự chỉ huy của chồng. Ngày nay, trong cuộc sống hiện đại, khó có thể tìm thấy những phụ nữ nhƣ vậy, bởi họ cũng có vai trò xã hội nhƣ chồng, thậm chí hơn chồng. Vì vậy, họ đòi hỏi đƣợc chồng yêu thƣơng và tôn trọng, coi họ nhƣ "ngƣời bạn" chứ không phải nhƣ một "đứa con" trong gia đình. Cấp độ hoà hợp thứ hai, cao hơn, là sự hoà hợp tƣơng phản. Đó là sự hoà hợp của hai con ngƣời khác nhau, thậm chí đối lập nhau, nhƣng họ tìm thấy ở nhau cái mà mình không có. 2. NHỮNG KHÁC BIỆT CƠ BẢN GIỮA VỢ VÀ CHỒNG TRONG GIA ĐÌNH 2.1. Sự khác biệt về thể chất trong quan hệ vợ chồng Tạo hoá ban tặng cho loài ngƣời hai giới tính, hai giống đực, cái khác nhau. Về mặt thể chất, ngƣời chồng luôn đƣợc xem là đại diện cho phái mạnh, ngƣời vợ đƣợc xem là đại diện cho phái đẹp. Cái mạnh và cái đẹp không loại trừ lẫn nhau mà hỗ trợ cho nhau, là điều kiện cơ bản để con ngƣời có điều kiện thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ, chăm sóc, khám phá lẫn nhau. Khi đƣợc ở bên nhau, con ngƣời mới có điều kiện để tận hƣởng những cảm giác hạnh phúc do NGUYỄN THỊ THU HẰNG - NGUYỄN VĂN ĐỆ sự khác biệt về giới tính mang lại. Sự khác biệt về giới tính đòi hỏi có sự phân công lao động trong gia đình cũng nhƣ ngoài xã hội. Với bản lĩnh đàn ông, ngƣời chồng sẽ phù hợp với các công việc đòi hỏi nhiều sức lực cơ bắp. Ngƣợc lại, ngƣời vợ thích hợp hơn cho những công việc đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ. Do vậy, trong cuộc sống hàng ngày, ngƣời chồng phải giúp vợ làm những công việc nặng nhọc. Ngƣợc lại, ngƣời vợ không nên đòi hỏi ngƣời chồng phải làm những công việc đòi hỏi sự cầu kì, khéo léo, tỉ mỉ. Ngƣời xƣa thƣờng có câu: “Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm”. Vì vậy, cho đến nay nhiều ngƣời vẫn quan niệm rằng công việc bếp núc chỉ dành riêng cho vợ. Sự thoái thác này đôi khi làm ngƣời vợ cảm thấy trách nhiệm của mình với gia đình quá nặng nề, nếu không đƣợc chia sẻ, có thể gây nên sự ức chế. Chế độ sinh hoạt và chăm sóc sức khỏe bản thân của mỗi ngƣời cũng khác nhau. Ngƣời vợ thƣờng quan tâm đến bữa cơm gia đình, chăm lo cho sức khỏe của bản thân, cố gắng ăn uống đủ chất, ngủ đủ giờ để vừa khỏe lại vừa đẹp. Ngƣợc lại, ngƣời chồng lại tỏ ra không mấy quan tâm đến điều này và đôi khi còn có những biểu hiện của sự bê tha trong sinh hoạt hàng ngày. Sự bê tha, cẩu thả trong chế độ sinh hoạt hàng ngày của ngƣời chồng đôi khi làm ngƣời vợ cảm thấy không yên tâm, bất mãn. Sự khác biệt về giới tính mà “tạo hoá” đã ban tặng loài ngƣời chỉ tạo điều kiện cho vợ chồng bổ sung cho nhau, hỗ trợ cho nhau, hấp dẫn lẫn nhau khi hai ngƣời tạo dựng đƣợc sự hoà hợp. Ngƣợc lại, nếu không tạo đƣợc sự hoà hợp trong chế độ sinh hoạt hàng ngày thì sẽ là mầm mống tạo nên những tình huống xung đột không đáng có trong gia đình. 2.2. Sự khác biệt về mặt tâm lí xã hội - Sự khác biệt trong tư tưởng hành động: Trong cuộc sống, ngƣời nam thƣờng có xu hƣớng hành động bằng cái đầu, chịu sự chi phối của bộ não. Ngƣợc lại, ngƣời nữ luôn hành động bằng trái tim, tất cả đều dành cho tình cảm, tình yêu, gia đình. Hiểu đƣợc đặc điểm trên, ngƣời vợ sẽ yên tâm hơn và đặt niềm tin ở ngƣời bạn đời của mình, tạo điều kiện và giúp đỡ chồng hăng say làm việc thay vì ngăn cấm hay sinh ra nghĩ ngợi, nghi ngờ, khó chịu. Ngƣời vợ cần cảm thông, chia sẻ với chồng và vui vẻ, an ủi, khuyến khích chồng. Đồng thời, ngƣời chồng không nên bắt vợ phải chiều theo những sở thích cá nhân mà cần giữ chừng mực trong mọi hoạt động. Đàn ông luôn cho rằng mình đúng, đối với ngƣời vợ điều này là một sự xúc phạm, bởi ngƣời phụ nữ cảm thấy mình bị chồng coi thƣờng. Trái lại, ngƣời phụ nữ khi yêu một ngƣời đàn ông, họ thƣờng tự cho mình có trách nhiệm giúp đỡ anh ta trong việc trƣởng thành để sao cho anh ta làm mọi việc tốt hơn. Họ thƣờng lập ra một "hệ thống quy tắc chuẩn mực'' ở nhà và dĩ nhiên ngƣời chồng trở thành đối tƣợng chính bị chi phối bởi hệ thống quy tắc này. Họ nghĩ rằng, họ đang chăm nom, săn sóc chồng, trong khi ngƣời đàn ông lại cảm thấy mình bị điều khiển nhƣ đứa trẻ con. Nếu không hiểu rõ điều này ngƣời chồng có xu hƣớng chống lại các chuẩn mực do vợ đặt ra. Đôi khi để tỏ rõ bản lĩnh đàn ông, họ làm ngƣợc lại những "chỉ bảo" của vợ. Thực ra, đàn ông không thích sự điều khiển đó, họ chỉ muốn đƣợc vợ chấp nhận. - Sự khác biệt trong cách nhìn nhận vấn đề: Ngƣời chồng thƣờng quan tâm đến đại sự, không để ý các chi tiết. Ngƣợc lại, ngƣời vợ thƣờng nhớ tỉ mỉ hơn, nói dai hay nhắc đi nhắc lại lỗi cũ tật xƣa của ngƣời VẤN ĐỀ HOÀ HỢP QUAN HỆ VỢ - CHỒNG, NỀN TẢNG TRONG XÂY DỰNG ... chồng. Trên thực tế, sự khác biệt này cũng là nguyên nhân mang đến cho phụ nữ nhiều rắc rối. Một việc nhỏ hoặc sự quên, sót của chồng sẽ làm vợ buồn tủi, giận dữ, nghi ngờ. Trong tình huống này, ngƣời chồng cần để ý đến vợ nhiều hơn và ôn tồn nghe vợ giãi bày dù đó là những chuyện nhỏ mọn. Hơn nữa, ngƣời chồng cần phải biết tận dụng những cơ hội làm cho ngƣời bạn đời vui nhƣ: tặng quà sinh nhật, kỉ niệm ngày cƣới, một lời khen hay sự quan tâm giúp đỡ. - Sự khác biệt trong phong cách giao tiếp: Trong giao tiếp, ngƣời đàn ông thƣờng bị đánh giá là có “cái lƣỡi ngắn”, đặc biệt ít nói ở nhà nhƣng thích nói ở công sở, quán cà phê. Ngƣợc lại, phụ nữ lại đƣợc đánh giá là có “cái tai to” nên thƣờng muốn đƣợc nghe lời âu yếm, thích gợi lại những kỉ niệm êm đềm trong quá khứ. Sự khác biệt này đòi hỏi ngƣời chồng cần tập nói những lời yêu thƣơng, hoặc nhắc lại những kỉ niệm đẹp ngày trƣớc, vì ngƣời vợ vốn thích sống lại quá khứ. - Sự khách biệt trong cách thể hiện tình yêu dành cho nhau: Mỗi ngƣời có cách khác nhau để thể hiện tình yêu dành cho ngƣời bạn đời. Đàn ông nói chung mong muốn một tình yêu mà trong đó ngƣời phụ nữ tin tƣởng, chấp nhận và đánh giá cao về họ. Còn trong tiềm thức, phụ nữ lại cần một kiểu tình yêu mà trong đó họ đƣợc quan tâm. Vì vậy, vợ - chồng phải biết yêu thƣơng theo cách mà ngƣời kia cần chứ không phải theo cách mà mình muốn. Tóm lại, ngay từ khi sinh ra, phái nam và phái nữ đã đƣợc mặc định với rất nhiều khác biệt. Điều này có thể là trở ngại cho đời sống chung, nhƣng cũng là sự bổ sung và làm cho đời sống hôn nhân thêm phong phú, đáng yêu và lãng mạn hơn. Điều quan trọng là trong gia đình, cả chồng và vợ cần nhận ra trách nhiệm cũng nhƣ khả năng thay đổi chính mình, để cùng nhau xây dựng mối quan hệ vợ - chồng ngày càng gắn bó; chấp nhận những cá tính của nhau thay vì đòi hỏi ngƣời bạn đời phải trở nên giống mình, vì sự đồng nhất sẽ làm đời sống chung trở nên nghèo nàn, nhàm chán. 3. NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN ĐỂ TẠO SỰ HOÀ HỢP TRONG QUAN HỆ VỢ - CHỒNG GÓP PHẦN XÂY DỰNG GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC 3.1. Cùng thống nhất về định hướng giá trị Định hƣớng giá trị đƣợc hiểu là phƣơng thức chủ thể sử dụng để phân biệt sự vật hiện tƣợng theo ý nghĩa của chúng đối với chính mình, từ đó hình thành nội dung cơ bản của xu hƣớng động cơ hoạt động. Định hƣớng giá trị đƣợc hình thành trong quá trình cá nhân hoặc nhóm ngƣời với tƣ cách chủ thể của hoạt động trên cơ sở hƣớng vào các giá trị có ý nghĩa cơ bản đối với cá nhân hay nhóm. Quá trình định hƣớng giá trị bao giờ cũng chứa đựng các yếu tố nhƣ nhận thức, tình cảm và ý chí. Định hƣớng giá trị là cơ sở bên trong của hành vi, quyết định lối sống của cá nhân. Để có một gia đình hạnh phúc, những giá trị cơ bản của gia đình nhƣ sự thủy chung, lòng tin, sự tự nguyện thƣờng đƣợc quan tâm nhiều nhất. Sự thống nhất về định hƣớng giá trị là nền tảng đầu tiên để tạo nên sự hoà hợp trong quan hệ vợ chồng, góp phần xây dựng gia đình hạnh phúc. 3.2. Thông cảm, chia sẻ và tôn trọng lẫn nhau Thông cảm, chia sẻ, tôn trọng lẫn nhau là một nguyên tắc không thể thiếu trong ứng xử vợ chồng. Trong cuộc sống vợ chồng, khó tránh khỏi những lúc ngƣời này làm cho ngƣời kia không hài lòng. Điều này có thể xuất phát từ khuyết điểm, lỗi NGUYỄN THỊ THU HẰNG - NGUYỄN VĂN ĐỆ lầm của một trong hai ngƣời, cũng có thể chỉ là sự khác biệt về tính cách, hoặc chỉ là ngƣời này không làm theo ý ngƣời kia. Trong tình huống vợ hoặc chồng có lỗi với nhau thì thông cảm và bỏ qua cho nhau là biện pháp tốt nhất để tạo nên sự hoà hợp trong quan hệ vợ - chồng. Thông cảm và bỏ qua là một loại điều hoà thích hợp tâm lí của chính mình, thông qua đó hoá giải những căng thẳng, mâu thuẫn hoặc xung đột có thể xảy ra giữa hai vợ chồng. Để có đƣợc sự hoà hợp và thông cảm cho nhau, luôn giữ đƣợc hoà khí trong gia đình, đòi hỏi cả vợ và chồng cần phải thực hiện các nguyên tắc ứng xử chung cụ thể nhƣ sau: - Nhìn nhận khuyết điểm của người bạn đời một cách chính xác: Trong trƣờng hợp nếu thấy vợ hoặc chồng có những việc làm cho bạn không vui, không vừa lòng thì cần phải xem xét một cách kĩ lƣỡng việc làm đó có thực sự là khuyết điểm không. Trong đời sống gia đình, khi vợ hoặc chồng có lỗi lầm, khuyết điểm thực sự thì không nên nổi cáu mà phải nhìn nhận trách nhiệm của bản thân trong lỗi lầm đó và phải cùng nhau bàn bạc tìm cách khắc phục sai lầm khuyết điểm do ngƣời bạn đời đã gây ra. Còn trong trƣờng hợp tình huống dẫn đến mâu thuẫn không phải là khuyết điểm mà chỉ là không làm theo ý muốn chủ quan của mình thì phải nhẹ nhàng góp ý để vợ chồng hiểu nhau hơn. - Luôn biết cách tìm ra những ưu điểm của người bạn đời: Cổ vũ và động viên ngƣời bạn đời là sự thể hiện cả hai ngƣời đang rất hiểu nhau. Vì vậy, vợ chồng nên thƣờng xuyên cổ vũ, động viên nhau. Vợ - chồng hiểu nhau đƣợc thể hiện trong việc biết tìm ra những điểm tích cực của nhau và phát huy những ƣu điểm đó để xây dựng gia đình hạnh phúc. Trong quan hệ vợ - chồng, thật thiếu sót nếu vợ - chồng không thể nhìn thấy ƣu điểm của nhau. Hôn nhân trong tình trạng này rất khó để có đƣợc sự hoà hợp và do vậy gia đình không thể hạnh phúc. - Vợ chồng phải có lòng khoan dung, độ lượng với nhau: Khoan dung, độ lƣợng là những phầm chất cần thiết để con ngƣời có thể đối xử tốt với nhau. Trong quan hệ vợ - chồng, sự khoan dung và độ lƣợng là những phẩm chất không thể thiếu. Là con ngƣời ai cũng có thể có những sai lầm nhất định, những sai lầm đó có thể chỉ diễn ra trong quá khứ hoặc ở hiện tại. Sai lầm của ngƣời bạn đời có thể xuất phát từ hoàn cảnh khách quan, cũng có thể do yếu tố chủ quan, nhƣng quan trọng hơn là vợ - chồng phải giúp nhau nhìn nhận lỗi lầm, thậm chí cùng nhau tìm ra giải pháp để khắc phục lỗi lầm, nhƣ thế mới là khoan dung, độ lƣợng. Sai lầm có thể chỉ là nhất thời, còn tình nghĩa vợ chồng thì gắn với nhau mãi mãi. Vì vậy, trong bất kì hoàn cảnh nào, vợ - chồng cũng cần phải có sự khoan dung, độ lƣợng. - Vợ, chồng phải biết học cách “tự giải thoát” ra khỏi tình huống xung đột: Là con ngƣời, ai cũng có những cá tính nhất định. Vì vậy, dù cả vợ - chồng có cố gắng để tạo ra sự ăn ý, hoà hợp đi bao nhiêu nữa thì đôi lúc vẫn chƣa thể làm hài lòng nhau đƣợc. Do đó, học cách giải thoát mình ra khỏi tình huống xung đột là thể hiện sự khôn ngoan, khéo léo, tế nhị trong quan hệ vợ - chồng. Khi con ngƣời biết giải phóng mình ra khỏi tình huống xung đột không những làm cho quan hệ vợ chồng bớt căng thẳng mà trƣớc hết là bảo vệ bản thân mình thoát khỏi sự tổn thƣơng không đáng có. Chẳng hạn, nếu ngƣời chồng lỡ say rƣợu vì quá vui với mấy ngƣời bạn trong buổi họp mặt, về nhà ngủ ngáy rất to khiến vợ không thể nào ngủ đƣợc, các bà vợ nên VẤN ĐỀ HOÀ HỢP QUAN HỆ VỢ - CHỒNG, NỀN TẢNG TRONG XÂY DỰNG ... tìm một chỗ khác để ngủ. Thực chất, tự giải thoát trong mâu thuẫn của quan hệ vợ chồng là làm cho các tình huống trở nên “hợp lí hoá”, tìm đƣợc sự an ủi cho lòng mình, đồng thời giúp cả hai nhanh chóng lấy lại sự cân bằng tâm lí, trở nên bình tĩnh và xử lí vấn đề tỉnh táo, thông minh hơn. Trong quan hệ vợ -chồng, nếu cả hai không sẵn sàng đón nhận sự khác biệt, những tình huống ngoài ý muốn và không biết học cách để tự giải thoát mình thì rất khó để tạo đƣợc sự hoà hợp. - Vợ - chồng phải biết bảo vệ cho nhau: Đàn ông thuộc về phái mạnh, đàn bà thuộc về phái yếu nhƣng trong quan hệ vợ chồng thì trong bất kì hoàn cảnh nào, vợ chồng cũng phải biết bảo vệ cho nhau, không phân biệt mạnh yếu. Bảo vệ cho nhau cũng chính là bảo vệ cho sự tồn tại của gia đình. Gia đình là nơi để mỗi ngƣời chia sẻ tình cảm cho nhau. Trong cuộc sống, khi gặp phải niềm vui hay nỗi buồn thì gia đình là nơi đầu tiên để ta chia sẻ. Cuộc sống đòi hỏi con ngƣời phải luôn phải đối mặt với các tình huống khó khăn. Đôi khi vợ - chồng tranh cãi là nhằm tìm ra điều tốt hơn, để đi đến chỗ hợp nhất, chứ không phải để ăn thua nhau hoặc để hạ nhục nhau, đi đến chia rẽ xa cách nhau. Trong cuộc tranh cãi, đừng vì tự ái mà trở nên cố chấp khƣ khƣ bảo vệ sai lầm của mình và quan trọng hơn, phải biết bảo vệ danh dự cho nhau, không nên vì quá ăn thua mà làm ảnh hƣởng đến uy tín và danh dự của nhau. Quan hệ vợ - chồng không thể tránh khỏi những khác biệt. Đây là mầm mống cho sự hình thành những mâu thuẫn. Những mâu thuẫn gia đình có thể sẽ là động lực cho sự phát triển của gia đình nhƣng cũng có thể chuyển hoá thành những tình huống theo chiều hƣớng xấu. Vì vậy, giải quyết những mâu thuẫn trong gia đình là một công việc khó khăn, đòi hỏi sự cố gắng và thiện chí của cả hai và nó là kết quả của một quá trình học hỏi, đúc rút kinh nghiệm. Do vậy, ngay từ khi mới bƣớc vào cuộc sống hôn nhân và gia đình, nếu hai vợ chồng tập thói quen ngồi lại với nhau để giải quyết các vấn đề nho nhỏ thì sau này sẽ có nhiều kinh nghiệm để giải quyết những vấn đề to lớn hơn. Những dịp nhƣ thế sẽ giúp hai vợ chồng hiểu nhau hơn, đồng thời cũng giúp mỗi ngƣời gọt dũa cái “tôi” nhiều tự ái và vị kỉ, để xây dựng cuộc sống gia đình đƣợc hài hoà, êm ấm và hạnh phúc. Nhƣ vậy, để xây dựng gia đình hạnh phúc, các cặp vợ chồng phải luôn thông cảm, chia sẻ, chăm sóc, giúp đỡ cho nhau. 4. THAY LỜI KẾT Tôn trọng lẫn nhau trong quan hệ vợ chồng là điều rất dễ nói nhƣng làm đƣợc cũng rất khó. Tôn trọng thể hiện ở việc nhìn nhận ra rằng ngƣời mình sống chung có cá tính riêng. Khi sống cùng, hai ngƣời đều tự điều chỉnh bản thân để xích lại gần, để đồng cảm với nhau hơn. Trong quan hệ vợ - chồng, không ai có khả năng và cũng không có quyền nhào nặn lại vợ hay chồng theo ý mình. Mỗi ngƣời hãy nghĩ đến việc học cách tôn trọng cá tính, và nếu có thể, hãy nên hoà nhập vào thế giới riêng của ngƣời bạn đời để cùng khám phá lẫn nhau, để hiểu và hoà quyện với nhau về tâm hồn. Hôn nhân và sự hoà hợp trong quan hệ vợ - chồng không phải là cái sinh ra đã có, bỗng dƣng mà thành. Sự hoà hợp là kết quả từ sự điều chỉnh của mỗi ngƣời dựa trên nền tảng của những yếu tố đã có của hai con ngƣời khác nhau, là một chất keo gắn hai cá thể vốn xa lạ với nhau. Gia đình hoà hợp thể hiện sự cố gắng chung của hai ngƣời trong hành trình xây dựng cuộc sống hạnh phúc. Chú thích: [1]. song-vo chong.htm TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phan Trọng Ngọ (2003), Các lí thuyết phát triển tâm lí người, Nxb Đại học Sƣ phạm, Hà Nội 2. Phan Minh Tiến (2010), Giáo trình Giáo dục giá trị, Nxb Đại học Sƣ phạm, Hà Nội. 3. Bùi Văn Vân (2000), Định hướng giá trị tình yêu – hôn nhân – gia đình, Kỉ yếu “Đổi mới dạy học, nghiên cứu và ứng dụng Tâm lí học, Giáo dục học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nƣớc”, Khoa Tâm lí – Giáo dục học, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội. 4. Nguyễn Khắc Viện (1994), Tâm lí gia đình, Nxb Thế giới, Hà Nội.
File đính kèm:
- van_de_hoa_hop_quan_he_vo_chong_nen_tang_trong_xay_dung_gia.pdf