Xây dựng khung năng lực đánh giá học sinh cho giáo viên Trung học Cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông
Tóm tắt. Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể đã nhấn mạnh đến việc xây dựng yêu
cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh. Theo đó cách tổ chức dạy học và kiểm
tra đánh giá của giáo viên theo định hướng phát triển năng lực học tập học sinh cũng được
quán triệt và đang là vấn đề được Bộ Giáo dục và Đào tạo quan tâm và tìm kiếm hướng
đi phù hợp. Tổng hợp kinh nghiệm của các nước đã đổi mới giáo dục theo định hướng này
cũng như ý kiến của chuyên gia trong nước, trong các vấn đề đặt ra của đổi mới thì việc
chuẩn bị cho giáo viên tâm thế cũng như năng lực để họ có thể đánh giá năng lực học tập
của học sinh nhất là ở cấp Trung học cơ sở (cấp học xây dựng các môn học và lĩnh vực giáo
dục tích hợp; kết thúc cấp học này học sinh có thể học tiếp hoặc ra cuộc sống lao động)
được chú trọng và quan tâm hơn cả. Bài viết đã trả lời câu hỏi vì sao phải xây dựng khung
năng lực đánh giá học sinh cho giáo viên Trung học cơ sở theo tiếp cận đánh giá năng lực
học tập của học sinh; xây dựng khung năng lực này trên nền tảng của đánh giá năng lực
học tập học sinh dựa trên mục đích, hình thức, phương pháp đánh giá năng lực. Từ đó đưa
ra định hướng về việc nâng cao năng lực đánh giá cho giáo viên góp phần vào công cuộc
đổi mới giáo dục phổ thông trong giai đoạn hiện nay
Tóm tắt nội dung tài liệu: Xây dựng khung năng lực đánh giá học sinh cho giáo viên Trung học Cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2018-0035 Social Science, 2018, Vol. 63, Iss. 2A, pp. 113-121 This paper is available online at XÂY DỰNG KHUNG NĂNG LỰC ĐÁNH GIÁ HỌC SINH CHO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC PHỔ THÔNG Hà Thị Lan Hương Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể đã nhấn mạnh đến việc xây dựng yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh. Theo đó cách tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá của giáo viên theo định hướng phát triển năng lực học tập học sinh cũng được quán triệt và đang là vấn đề được Bộ Giáo dục và Đào tạo quan tâm và tìm kiếm hướng đi phù hợp. Tổng hợp kinh nghiệm của các nước đã đổi mới giáo dục theo định hướng này cũng như ý kiến của chuyên gia trong nước, trong các vấn đề đặt ra của đổi mới thì việc chuẩn bị cho giáo viên tâm thế cũng như năng lực để họ có thể đánh giá năng lực học tập của học sinh nhất là ở cấp Trung học cơ sở (cấp học xây dựng các môn học và lĩnh vực giáo dục tích hợp; kết thúc cấp học này học sinh có thể học tiếp hoặc ra cuộc sống lao động) được chú trọng và quan tâm hơn cả. Bài viết đã trả lời câu hỏi vì sao phải xây dựng khung năng lực đánh giá học sinh cho giáo viên Trung học cơ sở theo tiếp cận đánh giá năng lực học tập của học sinh; xây dựng khung năng lực này trên nền tảng của đánh giá năng lực học tập học sinh dựa trên mục đích, hình thức, phương pháp đánh giá năng lực. Từ đó đưa ra định hướng về việc nâng cao năng lực đánh giá cho giáo viên góp phần vào công cuộc đổi mới giáo dục phổ thông trong giai đoạn hiện nay. Từ khóa: Năng lực đánh giá học sinh, giáo viên THCS, đánh giá năng lực, năng lực học tập, đổi mới giáo dục phổ thông. 1. Mở đầu Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và đang được các chuyên gia môn học áp dụng để triển khai xây dựng chương trình các môn học/lĩnh vực học tập. Một trong những quan điểm được nhấn mạnh trong chương trình là xây dựng yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu, năng lực chung, năng lực chuyên môn của học sinh phổ thông [1, 2]. Vấn đề đặt ra hiện nay phải làm thế nào để đánh giá được sự hình thành và phát triển của những phẩm chất và năng lực chung và chuyên môn đó; và giáo viên của chúng ta đã có năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh theo tiếp cận năng lực hay chưa? Đây là câu hỏi được đặt ra và được cơ quan quản lí, cơ sở đào tạo giáo viên, cơ sở giáo dục phổ thông quan tâm và đang tìm kiếm phương án phù hợp để thực hiện đổi mới giáo dục phổ thông theo đúng lộ trình. Ngày nhận bài: 15/12/2017. Ngày sửa bài: 20/2/2018. Ngày nhận đăng: 25/2/2018 Liên hệ: Hà Thị Lan Hương, e-mail: huonghtl@hnue.edu.vn 113 Hà Thị Lan Hương Hoạt động kiểm tra đánh giá hiện đại theo tiếp cận năng lực là cơ chế phản hồi quan trọng nhất trong hệ thống giáo dục khoa học. Các dữ liệu đánh giá cung cấp cho học sinh thông tin phản hồi về mức độ đáp ứng của họ đối với kỳ vọng của giáo viên và cha mẹ; cung cấp cho giáo viên thông tin phản hồi về học lực của các em học sinh; cung cấp cho cơ quan quản lí cấp Sở, Phòng thông tin phản hồi về hiệu quả hoạt động của các giáo viên và chương trình giảng dạy; và cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách thông tin phản hồi về hiệu quả của các chính sách. Thông tin phản hồi sẽ dẫn đến những thay đổi trong hệ thống giáo dục bằng cách kích thích các thay đổi về chính sách, hướng dẫn giáo viên phát triển chuyên môn và khuyến khích học sinh nâng cao kiến thức về khoa học [8]. Vậy trong bối cảnh hiện nay chúng ta phải làm thế nào để đào tạo ra đội ngũ giáo viên có năng lực đánh giá học sinh theo tiếp cận đánh giá năng lực học tập. Bài viết đề cập đến việc xây dựng khung năng lực đánh giá học sinh cho giáo viên Trung học cơ sở theo tiếp cận đánh giá năng lực học tập của học sinh. Từ đó định hướng cho việc nâng cao năng lực đánh giá cho giáo viên góp phần vào công cuộc đổi mới giáo dục phổ thông theo định hướng năng lực. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Vì sao phải xây dựng khung năng lực đánh giá cho giáo viên Trung học cơ sở theo tiếp cận đánh giá năng lực học tập của học sinh? Các nhà nghiên cứu lí luận dạy học đều cho rằng dạy học là một quá trình hoạt động có tính mục đích, nó thường phải bao gồm đầy đủ các thành tố cơ bản sau: xây dựng mục tiêu, thiết kế nội dung, tổ chức hoạt động dạy-học và kiểm tra đánh giá. Trong đó, kiểm tra đánh giá nhằm cung cấp thông tin để đánh giá chất lượng và hiệu quả của quá trình dạy và học; qua đó điều chỉnh phương pháp dạy, kĩ thuật dạy của mình và giúp học sinh điều chỉnh các phương pháp học. Như vậy, kiểm tra đánh giá là bộ phận không thể tách rời của quá trình dạy học và có thể nói kiểm tra đánh giá là động lực để thúc đẩy sự đổi mới quá trình dạy và học [4]. Có rất nhiều cách tiếp cận trong kiểm tra đánh giá, tuy nhiên cách tiếp cận đánh giá năng lực học tập hiện nay được nhiều quốc gia có nền giáo dục phát triển nghiên cứu và triển khai thực hiện có hiệu quả [5, 6]. Đây là một cách tiếp cận tập trung vào kết quả học tập, hướng đến những gì người học dự kiến phải làm được (năng lực thực hiện) trong một bối cảnh có ý nghĩa hơn là những gì họ cần phải học được (kiến thức, kĩ năng thu được). Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bản chất đánh giá năng lực hướng đến phát triển chính bản thân người học; giúp họ tự đánh giá đồng thời có sự tham gia của chính họ trong quá trình đánh giá; cuối cùng thông qua đánh giá giúp người học tự điều chỉnh bản thân hướng đến sự phát triển hài hoà và toàn vẹn. Muốn đánh giá được năng lực học sinh thì chính bản thân giáo viên phải có năng lực đánh giá và trên thực tế trong chuẩn nghề nghiệp giáo viên của Hoa Kỳ, Cộng hoà Liên bang Đức, Australia,. . . đánh giá năng lực học sinh luôn được đưa ra với các chỉ báo cụ thể, là tiêu chí để có thể đánh giá năng lực nghề nghiệp của giáo viên hàng năm [3, 10-12]. Ở Việt Nam, trong những năm gần đây hoạt động đánh giá trong giáo dục đã được đầu tư nhiều hơn về công sức cũng như tài chính nhằm hoàn thiện hệ thống đánh giá và đã thu được những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, việc kiểm tra đánh giá trong chương trình giáo dục hiện hành chưa triển khai đúng và đầy đủ về nội hàm và ý nghĩa của hoạt động đánh giá chất lượng giáo dục, còn phiến diện, một chiều, chưa hướng tới mục tiêu phát triển hài hòa phẩm chất và năng lực của học sinh. Việc kiểm tra và đánh giá hiện nay chỉ chú trọng yêu cầu ghi nhớ kiến thức, chưa coi trọng vận dụng kiến thức, kĩ năng để giải quyết những vấn đề trong thực tiễn; nặng về đo lường 114 Xây dựng khung năng lực đánh giá học sinh cho giáo viên trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới... định kỳ kết quả học tập, chưa coi trọng nhận xét của giáo viên để nhận xét sự tiến bộ và khuyến khích học sinh vươn lên; chưa hướng dẫn học sinh tự nhận xét, rút kinh nghiệm để kịp thời điều chỉnh hoạt động dạy và học. Đánh giá (chấm điểm) mà không có phản hồi cho người học, hoặc phản hồi không đầy đủ, hoặc phản hồi tiêu cực, thiếu tính xây dựng làm cho người học chán nản. Hay đánh giá rập khuôn vào một số kiểu loại bài không nhằm làm cho học sinh bộc lộ năng lực tư duy, sự trải nghiệm của bản thân, mà chỉ để đáp ứng các kỳ thi sẽ làm cho quá trình dạy học bị bóp méo, chỉ để phục vụ mục đích thi cử [7, 9]. Một trong những nguyên nhân của thực trạng trên là do giáo viên của chúng ta hiện nay chỉ đánh giá học sinh ở mảng kiến thức và kĩ năng; họ đang còn thiếu và yếu cả về lí thuyết cũng như kĩ năng về thiết kế công cụ cũng như đánh giá năng lực học tập của học sinh. Năng lực kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh được đưa ra trong Chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở tiêu chí 15, tiêu chuẩn 3 – thuộc năng lực dạy học. Tuy nhiên, năng lực kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh còn rất chung chung và chưa hướng đến tiếp cận đánh giá năng lực học tập của học sinh [7]. Chính vì vậy, trong lần đổi mới giáo dục này, khi Bộ đã coi kiểm tra đánh giá theo định hướng năng lực là chìa khoá của sự thành công đòi hỏi giáo viên phổ thông phải có năng lực đánh giá học sinh [8]. Bên cạnh đó, ở cấpTrung học cơ sở, một số môn học được tích hợp theo lĩnh vực học tập như giáo dục khoa học tự nhiên, giáo dục khoa học xã hội nên yêu cầu giáo viên ở cấp học này phải có năng lực đánh giá những năng lực đặc thù trong từng lĩnh vực học tập của học sinh để sau khi kết thúc cấp học, học sinh có thể tiếp tục học lên hoặc tham gia vào cuộc sống lao động. Vậy nên cần thiết phải xây dựng khung năng lực đánh giá học sinh cho giáo viên Trung học cơ sở; cập nhật khung năng lực này vào chuẩn nghề nghiệp giáo viên và coi đó là một trong những thang đo để đánh giá sự phát triển nghề nghiệp của giáo viên giúp cho giáo dục luôn luôn ở tâm thế tốt nhất sẵn sàng cho công cuộc đổi mới. 2.2. Xây dựng khung năng lực đánh giá học sinh cho giáo viên Trung học cơ sở theo tiếp cận đánh giá năng lực học tập của học sinh 2.2.1. Đánh giá năng lực học tập của học sinh Trung học cơ sở a) Đánh giá năng lực học tập là gì? Đánh giá năng lực học tập của học sinh là quá trình tìm kiếm minh chứng về việc học sinh đã thực hiện các sản phẩm đầu ra thông qua những hành động cụ thể trong một số nhiệm vụ học tập tiêu biểu ở mức độ cụ thể. Đánh giá năng lực cũng cho phép nhìn ra tiến bộ của học sinh dựa trên việc thực hiện đạt/không đạt các sản phẩm đầu ra trong các giai đoạn khác nhau dựa trên chuẩn và tiêu chí đã xây dựng. [6] Như vậy, đánh giá năng lực học tập học sinh mà chúng tôi đang tiếp cận là hệ thống đánh giá dựa trên năng lực, chuẩn và sản phẩm đầu ra. Việc xây dựng khung đánh giá năng lực học tập của học sinh là quá trình kế thừa, phát triển từ các đường hướng đánh giá trước đây, không phải là quá trình xây mới hoàn toàn; cụ thể ở sản phẩm đầu ra từ đánh giá kiến thức, kĩ năng sang đánh giá năng lực. Như vậy, mục đích, phương pháp, nguyên tắc đánh giá mang tính kế thừa đánh giá kiến thức và kĩ năng trước đây; tuy nhiên đánh giá năng lực cũng có những dấu hiệu đặc trưng và nổi trội trong đó tiêu biểu nhất là đánh giá phải để học sinh tiếp tục học tập và phát triển và vì sự tiến bộ của người học. b) Mục đích đánh giá Mục đích đánh giá năng lực phải rõ ràng và phù hợp với hoàn cảnh: bên cạnh chức năng giải trình – mục đích chính của đánh giá truyền thống, đánh giá năng lực phải nhằm mục đích phát 115 Hà Thị Lan Hương triển khả năng học tập của học sinh, không chỉ là khâu cuối cùng của quá trình giáo dục. Đánh giá là phải để học sinh tiếp tục học tập chứ không chỉ là đánh giá sản phẩm của học sinh rồi xếp loại. Ngoài ra đánh giá năng lực ngoài việc hình thành các kiến thức, kĩ năng thái độ còn hướng tới mục đích là phát triển những năng lực chung và chuyên biệt, để học sinh có thể thực hiện được các nhiệm vụ học tập cụ thể trước khi thực hiện được các nhiệm vụ học tập trọng tâm [5-6]. c) Hình thức đánh giá Đánh giá năng lực có nhiều hình thức khác nhau thực hiện trong những khoảng thời gian khác nhau của quá trình dạy học. Đánh giá chẩn đoán thường được thực hiên ở giai đoạn đầu của quá trình dạy học hoặc trước khi một khóa học bắt đầu nhằm mục đích tìm hiểu điểm mạnh và điểm yếu của học sinh. Kết quả đánh giá chẩn đoán là nguồn tài liệu quan trọng cho công việc giảng dạy của giáo viên và công việc học tập tiếp theo của học sinh. Đánh giá kiến thức có từ trước cũng là một hình thức của đánh giá chẩn đoán. Đánh giá thường xuyên được thực hiện như một quá trình trong suốt khóa học nhằm mục đích giúp giáo viên liên tục tìm kiếm thông tin về tiến bộ của học sinh cũng như giúp học sinh dần dần phát triển thái độ tự tin và sự cảm nhận về tiến bộ của chính mình. Kết quả của đánh giá thường xuyên được sử dụng gắn bó với hoạt động giảng dạy trên lớp để tăng cường hiệu quả của các hoạt động này. Đánh giá tổng kết thường được thực hiện cuối một quá trình dạy học với mục đích đưa ra những kết quả tổng quát về năng lực của học sinh, xem xét học sinh đã đạt mức độ nào của năng lực sau một giai đoạn đào tạo, có thể được so sánh với chuẩn năng lực với mục đích trao bằng, khen thưởng,. . . Kết quả của đánh giá tổng kết được sử dụng cùng với các kết quả của đánh giá chẩn đoán và đánh giá thường xuyên để làm rõ mức độ tiến bộ về năng lực của học sinh trong cả khóa học và cũng để thực hiện các điều chỉnh khác trong chương trình giảng dạy. Trong đánh giá năng lực, vai trò của đánh giá chẩn đoán và đánh giá thường xuyên được nâng cao so với trong đánh giá kiến thức và kĩ năng vì hai hình thức đánh giá này liên kết đánh giá với học tập và giảng dạy hơn, lấy người học làm trung tâm hơn. Kiến thức nền của học sinh cũng được đánh giá trước quá trình giảng dạy để tăng hiệu quả của quá trình giảng dạy sau đó, đánh giá được tiếp cận đến từng đối tượng học sinh cụ thể. Những đặc điểm này thể hiện tính quá trình và xuyên suốt của kiểm tra đánh giá trong hình thái đánh giá hiện đại [6]. d) Phương pháp đánh giá Đánh giá năng lực thể hiện ở nhiều phương pháp đa dạng chứ không chỉ có đánh giá bằng phương pháp kiểm tra truyền thống. Ngoài ra phải khẳng định đánh giá năng lực chú trọng đánh giá việc sử dụng kiến thức ở mức độ cao, chuyển hoá kiến thức, vận dụng kiến thức vào thực tiễn và sáng tạo kiến thức trong thực hành. Có thể phân loại các phương pháp đánh giá năng lực dựa theo loại thông tin thu thập được từ phương pháp đó: trực tiếp, gián tiếp. Các phương pháp cho minh chứng trực tiếp bao gồm đánh giá heo thực hành, biểu diễn, trình bày, giải quyết vấn đề, dự án. Các phương pháp đánh giá năng lực gián tiếp bao gồm thuyết trình (không phải để đánh giá năng lực thuyết trình), thi viết (không phải để đánh giá năng lực viết), phỏng vấn,. . . Hoặc cũng có thể phân loại đánh giá năng lực thành: truyền thống và không truyền thống. Phương pháp truyền thống là bài kiểm tra bao gồm có kiểm tra khách quan và tự luận, được cụ thể hóa thành các câu hỏi lựa chọn hoặc câu hỏi mở, được thực hiện ở dạng viết hoặc nói hoặc thực hành, ở các cấp như lớp học, khối, quốc gia, do giáo viên xây dựng hoặc là bài kiểm tra chuẩn hóa. Phương pháp đánh giá không truyền thống đó là các phương pháp chưa được chú ý trong những hình thái giáo dục theo đánh giá kiến thức, kĩ năng trước đây; nhưng hiện nay trở nên rất thông 116 Xây dựng khung năng lực đánh giá học sinh cho giáo viên trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới... dụng trong đánh giá năng lực: quan sát, phỏng vấn sâu và hội thảo, nhật ký người học, bài báo thường kỳ, bài tập lớn, hực hành (bao gồm tập hợp bài tập và lưu trữ), tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau. Các phương pháp đánh giá không truyền thống có thể được sử dụng song song với bài kiểm tra ở mọi hình thức đánh giá: chẩn đoán, thường xuyên và tổng quát, tùy theo thiết kế của bài tập đánh giá. Khi thực hiện đánh giá bằng nhiều phương pháp như vậy, đánh giá năng lực sẽ tốn thời gian và công sức của giáo viên. Một số phương pháp đánh giá năng lực không truyền thống bao hàm các phương pháp đánh giá khác, ví dụ như phương pháp đánh giá bằng tập hợp bài tập (portfolio assessment) – phương pháp đánh giá không truyền thống thông dụng và tiêu biểu nhất trong đánh giá hiện đại. Phương pháp này bao hàm các phương pháp tự đánh giá, nhật ký người học, đánh giá thực hành,. . . Nói tới đánh giá không truyền thống là nói tới đánh giá portfolio. Các thành phần quan trọng nhất của một portfolio là: các sản phẩm học tập trên lớp tiêu biểu nhất, được lựa chọn bởi chính học sinh dựa theo mục tiêu của môn học về các năng lực cụ thể cần đạt; và một bài viết suy ngẫm về quá trình thực hiện bài tập, hướng tới các mục tiêu và quá trình lựa chọn các sản phẩm tiêu biểu. Khi thực hiện tập hợp bài tập như thế này, học sinh phải chứng tỏ năng lực tổng hợp và lựa chọn kiến thức, năng lực tự đánh giá, tư duy phê phán, giải quyết vấn đề và nhiều năng lực cơ bản khác. Giáo viên cũng dễ dàng nhận ra mức độ năng lực của học sinh khi đánh giá thông qua portfolio hơn là đánh giá thông qua một bài kiểm tra duy nhất. Điểm yếu của đánh giá portfolio hay các bài tập lớn, cũng như đánh giá không truyền thống, đó là lượng thông tin đôi khi là quá lớn, trong khi thời gian của giáo viên hạn hẹp. Nếu tiêu chí đánh giá không rõ ràng, vấn đề độ tin cậy của điểm số cũng sẽ bị nghi ngờ. Đánh giá năng lực bằng portfolio đã được ứng dụng ở nhiều trường đại học tại Việt Nam và một số trường trung học phổ thông chuyên [6]. 2.2.2. Năng lực đánh giá học sinh của giáo viên Trung học cơ sở theo tiếp cận đánh giá năng lực là gì? Năng lực đánh giá học sinh của giáo viên theo tiếp cận đánh giá năng lực là khả năng giáo viên vận dụng các kiến thức, kĩ năng, thái độ và các phẩm chất cá nhân một cách tổng hợp để thực hiện hiệu quả nhiệm vụ đánh giá năng lực học tập của học sinh trong các tình huống khác nhau theo yêu cầu, mục đích, phương pháp, hình thức, nguyên tắc đánh giá năng lực học tập của học sinh. Có thể khẳng định thêm rằng, không phải từ trước đến nay giáo dục chưa hướng đến hình thành và phát triển năng lực học tập của học sinh hay giáo viên của chúng ta chưa có năng lực đánh giá năng lực học tập của họ. Vậy nên, trong bối cảnh hiện tại, với mục đích cũng như hình thức và phương pháp đánh giá năng lực học tập của học sinh đã phân tích ở trên chúng ta nên tìm kiếm con đường để phát triển năng lực này ở giáo viên; hướng giáo viên đi theo đúng mục đích đã đặt ra – đánh giá là để phát triển. 2.2.3. Khung năng lực đánh giá học sinh của giáo viên Trung học cơ sở Trên cơ sở lí thuyết về đánh giá năng lực học tập của học sinh cũng như việc rút ra khái niệm về năng lực đánh giá học sinh cùng với việc nghiên cứu chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học đã được ban hành và sử dụng; chúng tôi đưa ra khung năng lực đánh giá học sinh cho giáo viên Trung học cơ sở bao gồm các năng lực thành phần và các tiêu chí cụ thể như sau: TIÊU CHÍ CHỈ BÁO - Phân tích những vấn đề lí luận liên quan đến chất lượng học tập theo định hướng năng lực 117 Hà Thị Lan Hương - Phân biệt sự khác nhau giữa đánh giá năng lực và đánh giá kiến thức, kĩ năng Phân tích bản chất - Phân tích vai trò của đánh giá năng lực trong dạy học hiện đại đánh giá năng lực - Mô tả được mục đích đánh giá năng lực học tập của học sinh học tập của học sinh - Diễn giải được hình thức đánh giá năng lực học tập của học sinh. - Mô tả được phương pháp đánh giá năng lực học tập của học sinh - Trình bày được các công cụ đánh giá năng lực học tập của học sinh - Mô tả được các kĩ thuật thiết kế bộ công cụ đánh giá năng lực học tập của học sinh - Phân biệt được cách sử dụng bộ công cụ đánh giá năng lực học tập của học sinh - Trình bày được nguyên tắc đánh giá năng lực học tập của học sinh - Mô tả được nguyên tắc thu thập thông tin, phản hồi thông qua việc đánh giá năng lực học tập của học sinh - Trình bày được nguyên tắc sử dụng bài kiểm tra đánh giá năng lực học tập của học sinh để điều chỉnh hoạt động dạy học - Trình bày được một số phần mềm thông dụng sử dụng trong kiểm tra đánh giá năng lực học sinh - Xác định mục đích đánh giá năng lực học tập học sinh cho cả năm học, học kỳ và từng tuần - Xây dựng mục tiêu đánh giá năng lực - Xây dựng được kế hoạch đánh giá năng lực học tập của học sinh cho cả năm, cho học kỳ và từng tuần - Xây dựng các tiêu chí để đánh giá năng lực học tập của học sinh thông qua môn học Xây dựng kế hoạch - Xác định hình thức đánh giá năng lực phù hợp đánh giá năng lực - Xác định hình thức đánh giá năng lực phù hợp học tập - Xây dựng công cụ đánh giá năng lực phù hợp - Thiết kế thang đo năng lực cụ thể của học sinh - Thiết kế câu hỏi/tình huống học tập - Xây dựng bài tập đánh giá năng lực học tập của học sinh - Xây dựng ma trận đề kiểm tra đánh giá năng lực học tập của học sinh - Xây dựng đáp án bài kiểm tra đánh giá năng lực - Đề xuất phối hợp với đồng nghiệp, tổ bộ môn trong xây dựng kế hoạch đánh giá - Sử dụng kế hoạch đánh giá bài kiểm tra năng lực học tập của học sinh - Sử dụng linh hoạt, hiệu quả các hình thức, phương pháp đánh giá năng lực Đánh giá năng lực - Đánh giá các năng lực khác nhau của học sinh học tập của học sinh - Xác định các nguồn thu thập thông tin khác nhau trong đánh giá năng lực họctập học sinh - Kiểm soát đánh giá năng lực học sinh cả đầu vào, đầu ra và quá trình - Phối hợp với đồng nghiệp, nhà trường trong việc đánh giá năng lực học sinh - Phối hợp với cha mẹ học sinh trong việc đánh giá năng lực học sinh Hướng dẫn học sinh - Hướng dẫn học sinh tự đánh giá năng lực tự đánh giá và đánh - Hướng dẫn học sinh đánh giá lẫn nhau giá lẫn nhau - Nhận định được sự khác biệt của học sinh trong quá trình đánh giá năng lực - Dự đoán khả năng nhận thức sai lầm của học sinh thông qua việc phân tích phương án nhiễu Xử lí kết quả đánh - Ghi điểm kiểm tra giá năng lực học tập - Nhận định bài kiểm tra để ghi nhận xét vào bài kiểm tra 118 Xây dựng khung năng lực đánh giá học sinh cho giáo viên trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới... của học sinh - Xử lí thang đánh giá năng lực học sinh - Sử dụng được một số phần mềm thông dụng trong kiểm tra đánh giá năng lực học sinh để xử lí số liệu - Phân tích các nguồn thông tin thu được - Tổng hợp để đưa ra nhận định về sự phát triển năng lực của cá nhân học sinh - Liệt kê những sai lầm học sinh mắc phải trong bài đánh giá năng lực Phản hồi đánh giá - Gợi ý học sinh thiết kế câu hỏi/bài tập/tình huống như một cách để học tập năng lực học tập của - Chia sẻ với học sinh bảng ma trận bài đánh giá năng lực học sinh - Đề xuất để học sinh trả lời các câu hỏi kiểm tra như một cách ôn tập kiến thức - Thảo luận các nhận xét để học sinh suy ngẫm và rút kinh nghiệm - Xem xét để cung cấp cho người học thông tin phản hồi chính xác, kịp thời - Thảo luận tư vấn cho học sinh về định hướng phát triển năng lực của họ - Thảo luận tư vấn cho cha mẹ học sinh về định hướng phát triển năng lực của con cái họ - Đề xuất báo cáo sự phát triển năng lực của học sinh cho Ban Giám hiệu Sử dụng kết quả đánh - Sử dụng kết quả đánh giá để điều chỉnh hoạt động học tập của học sinh giá điều chỉnh quá - Sử dụng kết quả đánh giá để điều chỉnh việc dạy học của giáo viên trình dạy học; báo - Báo cáo kết quả đánh giá năng lực học tập của học sinh với nhà trường cáo với các bên liên quan - Báo cáo kết quả đánh giá năng lực học tập của học sinh với cha mẹ học sinh 2.2.4. Định hướng nâng cao năng lực đánh giá học sinh cho giáo viên Trung học cơ sở theo tiếp cận đánh giá năng lực học tập của học sinh Khung năng lực đánh giá học sinh cho giáo viên Trung học cơ sở được nhóm nghiên cứu xây dựng và xin ý kiến đánh giá của chuyên gia. Theo phản hồi của chuyên gia, đa số ý kiến cho rằng khung năng lực đánh giá học sinh cho giáo viên Trung học cơ sở đã kế thừa năng lực đánh giá trong chuẩn nghề nghiệp giáo viên Trung học và có thể sử dụng để bồi dưỡng, nâng cao năng lực này cho giáo viên bậc Trung học cơ sở. Vì vậy, chúng tôi nhận thấy để nâng cao năng lực đánh giá học sinh cho giáo viên Trung học cơ sở theo tiếp cận đánh giá năng lực học tập của học sinh cần phải: a) Về phía Bộ Giáo dục và Đào tạo - Xây dựng, thẩm định và hoàn thiện khung năng lực đánh giá học sinh cho giáo viên Trung học cơ sở theo tiếp cận đánh giá năng lực học tập của học sinh. - Cập nhật và bổ sung khung năng lực đánh giá học sinh vào chuẩn nghề nghiệp giáo viên Trung học đang được các cơ sở giáo dục phổ thông sử dụng và đánh giá hàng năm. - Có chế độ, chế tài để các cơ quan quản lí cấp dưới vận dụng triển khai khen thưởng cho giáo viên. b) Về phía cơ sở đào tạo giáo viên - Các cơ sở đào tạo giáo viên phải xây dựng nội dung học phần đánh giá năng lực học sinh theo tiếp cận đánh giá năng lực học tập để đào tạo sinh viên sư phạm sau khi tốt nghiệp có được năng lực đánh giá này để có thể ngay sau khi tốt nghiệp ra trường thực hiện được chương trình giáo dục phổ thông mới. - Xây dựng chương trình bồi dưỡng tại chỗ ở các nhà trường trung học cơ sở để giáo viên có thể tự bồi dưỡng hoặc bồi dưỡng theo cụm trường. - Tham gia bồi dưỡng cho giáo viên hàng năm theo yêu cầu của các trường, các sở hoặc cá 119 Hà Thị Lan Hương nhân giáo viên có nhu cầu học tập nâng cao trình độ. - Bồi dưỡng cho giáo viên trẻ tốt nghiệp tại trường mình theo chế độ “bảo hành”, “bảo trì” sản phẩm đào tạo. c) Về phía các trường phổ thông và giáo viên bộ môn - Nhà trường và các bộ môn phải vận dụng khung năng lực đánh giá này để xây dựng các các minh chứng cụ thể để đánh giá năng lực này của giáo viên ở từng môn học. - Phát huy vai trò của các tổ chuyên môn trong nhà trường trung học cơ sở, tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn để giáo viên góp ý và bồi dưỡng lẫn nhau. - Các cán bộ quản lí và cơ quan quản lí phải nhận thức rõ vai trò của giáo viên trong công cuộc đổi mới; tạo điều kiện cả về vật chất, tinh thần để giáo viên nâng cao năng lực đánh giá học sinh; có chế độ, chế tài, động viên, khen thưởng kịp thời để khích lệ tinh thần học tập, học hỏi của giáo viên. - Hơn ai hết chính giáo viên phải là người biết được vai trò của cá nhân mình trong việc thực hiện chương trình phổ thông mới, đánh giá năng lực học tập của học sinh. Chính họ phải tự bồi dưỡng chuyên môn; coi việc tự nâng cao năng lực đánh giá học sinh là một nhiệm vụ trong phát triển chuyên môn của mình. 3. Kết luận Có rất nhiều yếu tố đóng góp và giúp cho đổi mới giáo dục phổ thông theo tiếp cận năng lực lần này thành công. Các nhà quản lí cũng đã và đang chuẩn bị các khâu, các nhân tố, nguồn lực và vật lực để thực hiện công cuộc đổi mới này. Nhưng hơn hết, qua nhiều lần đổi mới giáo dục có thể khẳng định yếu tố căn bản, quyết định thành công luôn được đề cao là vai trò của người giáo viên; họ chính là người thuyền trưởng chèo lái con thuyền; thất bại hay thành công là do họ. Chính vì vậy việc nâng cao năng lực cho giáo viên (bắt đầu từ việc đào tạo sinh viên ở trường sư phạm) có được những năng lực nghề nghiệp nói chung và năng lực đánh giá học sinh nói riêng luôn được đặt ra và là nhiệm vụ đầu tiên của tiến trình đổi mới. Việc nâng cao năng lực đánh giá học sinh cho giáo viên phải bắt đầu từ việc xây dựng khung năng lực này ở họ; tiếp theo phải cập nhật khung năng lực đánh giá học sinh vào chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học. Chính bản thân giáo viên phải liên tục phát triển nghề nghiệp của mình trong đó có phát triển và nâng cao năng lực đánh giá thông qua con đường bồi dưỡng tại chỗ hoặc tự bồi dưỡng. Còn các nhà quản lí, nhà hoạch định chính sách cũng dựa vào chuẩn nghề nghiệp giáo viên để đánh giá, đưa ra các chính sách khen thưởng động viên kịp thời, tạo động lực cho giáo viên để họ có đủ niềm tin và vững bước trên con đường đổi mới. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị TW 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. [2] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2017. Chương trình giáo dục phổ thông – Chương trình tổng thể. [3] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2014. Các chuẩn quốc gia về giáo dục Hoa Kỳ (bản dịch). [4] Nguyễn thị Kim Dung, 2012. Tiêu chí đánh giá giờ dạy từ góc nhìn về vai trò, chức năng của người giáo viên trong nhà trường hiện đại. Tạp chí Giáo dục và Xã hội, số 21 (81) tháng 11 năm 2012, tr.16-18. [5] Lê Mỹ Dung, 2014. Kiểm tra đánh giá trong giáo dục. Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội. 120 Xây dựng khung năng lực đánh giá học sinh cho giáo viên trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới... [6] Nguyễn Thị Thanh Mai, 2012. Đổi mới đánh giá giáo dục theo hướng đánh giá năng lực của học sinh – những vấn đề cơ bản trong quy trình đánh giá năng lực ở giáo dục phổ thông tại Việt Nam. Kỉ yếu hội thảo khoa học: Năng lực và đánh giá kết quả giáo dục theo năng lực trong chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015. [7] Nguyễn Công Khanh, 2012. Năng lực và đánh giá kết quả giáo dục theo năng lực trong chương trình giáo dục phổ thông sau 2015. Kỉ yếu hội thảo Bộ GD&ĐT, 7/2012. [8] Nguyễn Công Khanh, 2013. Đổi mới kiểm tra đánh giá theo tiếp cận năng lực. Kỉ yếu hội thảo: Hướng tới một xã hội học tập VVOB, tháng 8/2013. [9] Nguyễn Thị Lan Phương, 2016. Đánh giá và dạy học phát triển năng lực với vấn đề bồi dưỡng giáo viên phổ thông. Kỉ yếu hội thảo khoa học: Trường sư phạm trong phát triển nghề nghiệp cho giáo viên phổ thông. Hà Nội, 5/2016. [10] NBPTS (National Board for Professional Teaching Standards). Toward High and Rigorous Standards for the Teaching Profession: Initial Policies and Perspectives of the National Board for Professional Teaching Standards,3rd edition. Washington, DC: NBPTS. 1991. [11] NSTA (National ScienceTeachersAssociation). NSTA Standards for Science Teacher Certification. Washington, DC:NSTA. 1992.Singapore Ministry of Education (2014). [12] Griffin, P., Nguyen, T. K. C., & Gillis, S., 2004. An empirical analysis of primary teacher standards in Vietnam: Curricular reforms in Southeast Asia, planning and changing. Paper presented at the ICET World Assembly 2004. ABSTRACT Developing competence framework of student assessment for lower secondary school teachers meeting the requirements of general education innovations Ha Thi Lan Huong Institute for Educational Research, Hanoi National University of Education The general education curriculum emphasizes in developing the requirements of student’s competencies. Thus, teaching and assessment of teachers towards student’s competence-based development is considered as an important master that the MOET pay attention and try to find the right direction. By the way, MOET has tried to learn from international experiences as well as the national experts in term of the preparation for teacher competencies on assessing student learning competencies, especially lower secondary school students (the level of the subject and integrated curriculum education aims at preparing for their life and their career in the future). The paper answers the question of how to develop a competence framework for lower secondary school teachers in terms of assessing students’ academic competencies, developing this framework on the basis of student’s competence-based development based on purpose, form, and method of assessment; then, proposes the orientation for improvement of teachers’ evaluation competencies, contributing to the reform of general education in the current period. Keywords: Student assessment comptence of teachers, lower secondary school teachers, learning competency, general education innovations. 121
File đính kèm:
- xay_dung_khung_nang_luc_danh_gia_hoc_sinh_cho_giao_vien_trun.pdf