Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá trình độ thể lực chuyên môn cầu lông cho nam sinh viên chuyên ngành Giáo dục thể chất trường Đại học thủ đô Hà Nội

Tóm tắt: Bài viết sử dụng các phương pháp nghiên cứu thường quy trong thể dục thể thao để xây dựng tiêu chuẩn đánh giá thể lực chuyên môn cầu lông có đủ độ tin cậy cho khách thể nghiên cứu, đồng thời tiến hành xây dựng thang điểm, bảng phân loại tổng hợp, qua đó ứng dụng đánh giá thể lực chuyên môn cầu lông cho nam sinh viên chuyên ngành giáo dục thể chất trường Đại học Thủ đô Hà Nội

pdf 6 trang yennguyen 6080
Bạn đang xem tài liệu "Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá trình độ thể lực chuyên môn cầu lông cho nam sinh viên chuyên ngành Giáo dục thể chất trường Đại học thủ đô Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá trình độ thể lực chuyên môn cầu lông cho nam sinh viên chuyên ngành Giáo dục thể chất trường Đại học thủ đô Hà Nội

Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá trình độ thể lực chuyên môn cầu lông cho nam sinh viên chuyên ngành Giáo dục thể chất trường Đại học thủ đô Hà Nội
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 36/2019 
109 
XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ TRÌNH ĐỘ 
THỂ LỰC CHUYÊN MÔN CẦU LÔNG CHO NAM SINH VIÊN 
CHUYÊN NGÀNH GIÁO DỤC THỂ CHẤT 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI 
Nguyễn Công Trường 
Trường Đại học Thủ đô Hà Nội 
Tóm tắt: Bài viết sử dụng các phương pháp nghiên cứu thường quy trong thể dục thể thao 
để xây dựng tiêu chuẩn đánh giá thể lực chuyên môn cầu lông có đủ độ tin cậy cho khách 
thể nghiên cứu, đồng thời tiến hành xây dựng thang điểm, bảng phân loại tổng hợp, qua 
đó ứng dụng đánh giá thể lực chuyên môn cầu lông cho nam sinh viên chuyên ngành giáo 
dục thể chất trường Đại học Thủ đô Hà Nội. 
Từ khóa: Đánh giá; trình độ thể lực; tiêu chuẩn, thang điểm 
Nhận bài ngày 27.11.2019; gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày 20.12.2019 
Liên hệ tác giả: Nguyễn Công Trường; Email: nctruong@hnmu.edu.vn 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Xu hướng phát triển của cầu lông hiện đại với lối đánh đa dạng, thực dụng, hiệu quả, 
đòi hỏi ở vận động viên phải có khả năng thích ứng cao với lượng vận động lớn và năng 
lực phối hợp vận động cao trong thời gian dài. Do đó, việc huấn luyện thể lực cho sinh 
viên chuyên môn cầu lông có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không thể thiếu trong quá trình 
đào tạo. Phát triển thể lực chuyên môn cầu lông cho sinh viên chuyên ngành Giáo dục thể 
chất (GDTC) là quá trình sử dụng hợp lý các phương tiện chuyên môn của quá trình 
GDTC, tác động một cách toàn diện đến cơ thể của sinh viên, nhằm hình thành ở họ các 
năng lực chuyên môn phù hợp cho tập luyện và thi đấu. Cầu lông là môn thể thao có yêu 
cầu cao về kỹ - chiến thuật, thể lực và tâm lý. Để đạt được trình độ thi đấu xuất sắc, thì các 
khía cạnh về thể lực và tâm lý là những yếu tố quan trọng cần phải quan tâm. Đặc điểm về 
kỹ thuật, chiến thuật cầu lông luôn có sự biến đổi, do đó đòi hỏi người học không chỉ dựa 
trên cơ sở phát triển các tố chất thể lực một cách toàn diện, mà cần phải phát triển năng lực 
các tố chất thể lực chuyên môn. Vì thế, việc xác định được các test dùng để kiểm tra và 
đánh giá trình độ thể lực chuyên môn cầu lông là một yếu tố vô cùng quan trọng và cần 
thiết trong quá trình giảng dạy cũng như huấn luyện cho nam sinh viên trường Đại học Thủ 
110 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI 
đô Hà Nội (ĐHTĐHN). Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng phương pháp tham khảo 
tài liệu, phương pháp phỏng vấn bằng phiếu, phương pháp kiểm tra sư phạm và phương 
pháp toán thống kê. Khách thể nghiên cứu của chúng tôi gồm 10 nam sinh viên lớp GDTC 
C2018 n. Khách thể phỏng vấn gồm các chuyên gia, huấn luyện viên, cán bộ quản lí, giảng 
viên bộ môn cầu lông trên toàn quốc. 
2. NỘI DUNG 
2.1. Lựa chọn test đánh giá trình độ thể lực chuyên môn cầu lông cho nam sinh 
viên chuyên ngành Giáo dục thể chất trường Đại học Thủ đô Hà Nội 
Để có những hệ thống Test đánh giá được trình độ thể lực chuyên môn cầu lông cho 
nam sinh viên chuyên ngành GDTC, chúng tôi căn cứ vào kết quả nghiên cứu chuyên 
ngành của các tác giả đi trước; đồng thời phỏng vấn trực tiếp các chuyên gia, giảng viên 
giảng dạy môn bộ môn này. Để đảm bảo tính khách quan, chúng tôi đã tiến hành phỏng 
vấn hai lần cách nhau một tháng trên cùng một đối tượng (18/20 người). Trên cơ sở kết quả 
thu được, tìm hiểu, đánh giá những test thể lực cần thiết và quan trọng khi kiểm tra đánh 
giá trình độ chuyên môn cho sinh viên chuyên ngành GDTC khi học môn cầu lông. Có sự 
khác biệt rõ rệt, có những bài có sự thống nhất cao, có những bài tập được chọn ở mức 
trung bình và có bài tập được lựa chọn ở mức thấp ở hai thời điểm khác nhau vì 2 tính < 
2 bảng ở ngưỡng p > 0,05. Chúng tôi đã lựa chọn ra những test có 90% trở lên số người 
được phỏng vấn lựa chọn phương án sử dụng để tiếp tục đưa vào nghiên cứu, đó là những 
test sau: 
Bảng 1. Các test đánh giá trình độ thể lực chuyên môn cầu lông 
cho nam sinh viên chuyên ngành GDTC 
Kỹ thuật động tác 
Lần 1 (n = 17) Lần 2 (n = 18) 
2 P 
n % n % 
Ném quả cầu lông đi xa (m) 17 100 18 100 0 > 0,05 
Bật cao tại chỗ (cm) 17 100 18 100 0 > 0,05 
Nhảy dây 2 phút (số lần) 17 100 18 100 0 > 0,05 
Chạy 20 m xuất phát cao (s) 17 100 18 100 0 > 0,05 
Di chuyển 4 góc sân đơn 10 lần (s) 17 100 18 100 0 > 0,05 
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 36/2019 
111 
Cầu lông là môn thể thao đòi hỏi người chơi phải di chuyển với tốc độ cao, liên tục 
trên toàn mặt sân, do đó để duy trì tốc độ liên tục lặp lại trong thời gian thi đấu, vận động 
viên (VĐV) phải có sức bền tốc độ. Cầu lông hiện đại đòi hỏi có sự phát triển cao các tố 
chất thể lực, các VĐV phải thường xuyên di chuyển, thay đổi nhịp độ trận đấu do đó, sức 
bền chuyên môn cao trong việc giải quyết các tình huống thi đấu như chạy, bật, bước 
xoạc là rất quan trọng trong tập luyện và thi đấu. 
2.2. Xây dựng thang điểm đánh giá trình độ thể lực chuyên môn cầu lông cho 
nam sinh viên chuyên GDTC 
2.2.1. Xây dựng thang điểm C 
Trong quá trình giáo dục thể chất và huấn luyện thể thao, việc phân loại tiêu chuẩn 
đánh giá trình độ thể lực chuyên môn cho người học là rất quan trọng, qua đó người dạy có 
thể điều khiển được quá trình giảng dạy phù hợp với chương trình cũng như giáo án đề ra. 
Căn cứ theo số liệu thu được trên những bài test đánh giá trình độ thể lực chuyên môn 
cầu lông cho nam sinh viên chuyên ngành GDTC trường Đại học Thủ đô Hà Nội, chúng tôi 
tiến hành lập thang điểm theo thang độ C dựa trên giá trị Xtb và độ lệch chuẩn: C = 5 + 2Z 
Lấy giá trị trung bình ở các test bằng giá trị điểm trung bình là 5 điểm. 
Từ điểm 1 - 4 và 6 - 10 là giá trị trung bình ± 0.5 độ lệch chuẩn được tính như sau: 
Bảng 2. Thang điểm theo thang độ C 
Điểm Giá trị Điểm Giá trị 
10 = + 2.5 δ 5 = 
9 = + 2 δ 4 = - 0.5 δ 
8 = + 1.5 δ 3 = - δ 
7 = + δ 2 = - 1.5 δ 
6 = + 0.5 δ 1 = - 2 δ 
Đối với các test đánh giá bằng số lần trên thực tế thang điểm C thì các điểm trong 
thang phải là số nguyên. Vì vậy, số thập phân được làm tròn đến 0,5. Ví dụ: 1,5 = 2; 1,4 = 
1. Từ những quy ước trên đề tài tiến hành lập bảng theo thang độ C cho từng test nghiên 
cứu ở giai đoạn ban đầu bảng 3. 
X X
X X
X X
X X
X X
112 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI 
Bảng 3. Bảng điểm đánh giá thể lực chuyên môn cầu lông sau 1 năm học 
Điểm 
Test 
Ném quả 
cầu lông đi 
xa (m) 
Di chuyển 
ngang sân 
10 lần (s) 
Bật cao tại 
chỗ (cm) 
Nhảy dây 
trong vòng 
2 phút 
Chạy 20 m 
xuất phát 
cao (s) 
Di chuyển 4 
góc sân đơn 
10 lần (s) 
1 122 3,02 > 155 
2 5,5 122 48 160 3,02 155 
3 6 118 52 170 2, 98 150 
4 6,5 114 56 180 2, 94 145 
5 7 110 60 190 2, 90 140 
6 7,5 106 64 200 2, 86 135 
7 8 102 68 210 2, 82 130 
8 8,5 98 72 220 2, 78 125 
9 9 94 76 230 2, 74 120 
10 9,5 90 80 240 2, 70 115 
2.2.2. Xây dựng tiêu chuẩn phân loại tổng hợp 
Bảng 2 cho thấy để đánh giá thể lực chuyên môn cầu lông cho nam sinh viên GDTC, 
ngoài thang điểm cần có một tiêu chuẩn phân loại thể lực của khách thể nghiên cứu theo 
giá trị từng test. Tuy nhiên, để thuận lợi cho việc lượng hóa các chỉ tiêu khác nhau trong 
quá trình phân loại mức độ thể lực chuyên môn của khách thể nghiên cứu, đề tài tiến hành 
quy định tiêu chuẩn phân loại từng chỉ tiêu theo 5 mức được quy đổi như sau: Giỏi, khá, 
trung bình, yếu và kém. 
Bảng 4. Điểm tổng hợp phân loại trình độ thể lực chuyên môn 
Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém 
9 - 10 7 - 8 5 - 6 3 - 4 < 3 
Theo thang điểm C đã xây dựng, thì mỗi test có số điểm cao nhất là 10 điểm. Căn cứ 
vào số test đánh giá thể lực chuyên môn là 6 test, vì vậy điểm đánh giá là trung bình cộng 
của 6 test trên và được làm trong đến 0,5 điểm để điểm số là giá trị nguyên. Ví dụ: 4,5 = 5 
điểm. 4,4 = 4 điểm. 
2.2.3. Ứng dụng các tiêu chuẩn đánh giá trình độ phát triển thể lực chuyên 
môn cầu lông cho nam sinh viên chuyên GDTC C2018 trường ĐHTĐHN 
Chúng tôi tiến hành kiểm nghiệm trên 10 nam sinh viên chuyên ngành GDTC của lớp 
C2018. Các sinh viên này được kiểm tra theo một trình tự thống nhất ở các Test xác định 
điểm tổng hợp. Thứ tự tiến hành theo các bước sau: 
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 36/2019 
113 
Bước 1: Cho nam sinh viên GDTC khóa C2018 thực hiện lần lượt các test trên. 
Bước 2: Tính điểm các chỉ tiêu đạt được của từng sinh viên. 
Bước 3: Tính tổng điểm của các chỉ tiêu và đối chiếu với bảng trên. 
Căn cứ vào thành tích kiểm tra nhập điểm vào cổng thông tin đào tạo theo bảng 3 và 
phân loại theo bảng 4, chúng tôi thu được kết quả ở bảng 5 dưới đây: 
Bảng 5. Tổng điểm phân loại đánh giá thể lực chuyên môn của 10 nam sinh viên 
TT Sinh viên Test 1 Test 2 Test 3 Test 4 Test 5 Test 6 TB Xếp loại 
1 Lê Phi Hồng 9 8 9 8 9 9 9 Giỏi 
2 Ng Huy Việt Anh 5 7 6 7 7 6 6 TB 
3 Lê Văn Đông 6 5 5 5 6 4 5 TB 
4 Trần Anh Thắng 7 6 5 7 6 6 6 TB 
5 Phạm Gia Trường 8 8 7 9 8 8 8 Khá 
6 Vũ Đại Triều 7 8 7 8 8 7 8 Khá 
7 Nguyễn Đức Tùng 7 8 7 8 7 6 7 Khá 
8 Lã Phương Nam 9 10 8 10 9 8 9 Giỏi 
9 Nguyễn Mạnh Tiến 7 8 7 9 8 7 8 Khá 
10 Bùi Văn Hoạt 8 8 7 8 8 7 8 Khá 
Qua bảng 5, kết quả xếp loại thể lực chuyên môn cầu lông cho nam sinh viên chuyên 
ngành GDTC trường ĐHTĐHN như sau: 
- Xếp loại giỏi có 02 sinh viên chiếm tỷ lệ 20%. 
- Xếp loại khá có 05 sinh viên chiếm tỷ lệ 50%. 
- Xếp loại trung bình có 03 sinh viên chiếm tỷ lệ 30%. 
- Không có sinh viên xếp loại yếu. 
- Không có sinh viên xếp loại kém. 
 Kết quả cho thấy 10 nam sinh viên của lớp C 2018 có kết quả học tập ở mức giỏi, khá, 
trung bình đồng thời cũng là những sinh viên có trình độ thể lực chuyên môn ở những mức 
giỏi, khá, trung bình tương đồng với kết quả học tập. Hay nói cách khác là trình độ thể lực 
chuyên môn có ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên chuyên GDTC. Kết quả kiểm 
chứng trên thực tế đã cho chúng ta thấy rằng: các Test và các tiêu chuẩn mà đề tài nghiên 
cứu, xây dựng đảm bảo tính khoa học và có tính khả thi cho phép sử dụng làm sơ sở để 
đánh giá trình độ thể lực cho nam sinh viên chuyên GDTC các khóa sau này. 
114 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI 
3. KẾT LUẬN 
Khoa Khoa học Thể thao và Sức khỏe của trường ĐHTĐHN có nhiệm vụ đào tạo các 
sinh viên GDTC trở thành các giáo viên dạy môn GDTC trên địa bàn thành phố Hà Nội 
(phong trào cầu lông phát triển rất mạnh trong những năm gần đây) và các tỉnh lân cận, vì 
vậy việc tìm ra các chỉ tiêu đánh giá trình độ thể lực chuyên môn cầu lông đặc thù cho sinh 
viên chuyên GDTC là rất cần thiết. Kết quả nghiên cứu đã xây dựng được các thang điểm 
đủ tính khoa học, bảo đảm tính khách quan và phù hợp với sinh viên trong học phần Cầu 
lông chuyên ngành, nên có thể được sử dụng để đánh giá trình độ thể lực chuyên môn cầu 
lông của sinh viên chuyên GDTC - Trường Đại học Thủ đô Hà Nội các khóa sau. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Tony Grice, EdD (2005), Badminton Steps by Steps, - Nxb Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh. 
2. Nguyễn Hạc Thúy, Nguyễn Quý Bình (2000), Huấn luyện thể lực cho vận động viên cầu lông, 
- Nxb Thể dục - Thể thao, Hà Nội. 
3. Trần Văn Vinh, Đào Chí Thành, Phan Thế Đệ (2003), Hệ thống bài tập huấn luyện cầu lông, - 
Nxb Thể dục - Thể thao, Hà Nội. 
4. Lê Văn Lẫm (2007), Giáo trình đo lường thể thao, Trường Đại học Sư phạm Thể dục - Thể 
thao Hà Tây, - Nxb Thể dục - Thể thao, Hà Nội. 
5. Giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học thể dục thể thao, - Nxb Thể dục - Thể thao, Hà Nội. 
6. Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn Kim Minh, Trần Quốc Tuấn (2002), Tiêu chuẩn đánh giá trình 
độ tập luyện trong tuyển chọn và huấn luyện thể thao, - Nxb Thể dục - Thể thao, Hà Nội. 
DEVELOPING AN EVALUATION STANDARD OF 
BADMINTON PROFESSIONAL QUALIFICATION FOR 
MALE STUDENTS MAJORING PHYSICAL EDUCATION AT 
HANOI METROPOLITAN UNIVERSITY 
Abstract: The article uses the conventional research methods in sports to create a 
standard for evaluating the professional badminton fitness that are considerably reliable 
for the research object, and to indicate an assessment scale and classification table, 
through which the evaluation of badminton professional fitness for male students 
majoring in physical education at Hanoi Metropolitan University is possibly applied. 
Key words: assessment, professional fitness, standard, assessment scale 

File đính kèm:

  • pdfxay_dung_tieu_chuan_danh_gia_trinh_do_the_luc_chuyen_mon_cau.pdf