Đánh giá cạnh tranh trong một số ngành dịch vụ của Việt Nam (Phần 1)
I. TỔNG QUAN NGÀNH BÁN LẺ ĐIỆN MÁY TẠI VIỆT NAM
Những năm gần đây, thị trường bán lẻ của Việt Nam ngày càng
hấp dẫn các nhà đầu tư, đặc biệt là các thương hiệu bán lẻ nổi tiếng
của nước ngoài. Với sức tiêu thụ tăng do đời sống người dân đang
ngày một nâng cao cùng với lộ trình giảm thuế đối với các mặt hàng
tiêu dùng theo cam kết của Việt Nam, thị trường bán lẻ ngày càng
thêm sôi động. Trong một đánh giá về thị trường bán lẻ, Bộ Công
Thương nhận định sau 5 năm gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới
(WTO), ngành bán lẻ Việt Nam phát triển với tốc độ khá cao, bước
đầu tạo được vị thế trên thị trường, đáp ứng nhu cầu của nhân dân.
Mặc dù nền kinh tế khó khăn, thị trường bán lẻ Việt Nam vẫn được
coi là đầy tiềm năng để các nhà đầu tư khai thác. Theo thống kê của
Bộ Công Thương, số lượng siêu thị thành lập mới cuối năm 2012, đầu
năm 2013 tăng hơn 20%, số trung tâm thương mại thành lập mới tăng
hơn 72%.
Đối với các doanh nghiệp bán lẻ trong nước, việc mở rộng và tái
cấu trúc hệ thống bán lẻ đang là một nhu cầu hết sức cấp thiết. Thông
qua hoạt động đầu tư trực tiếp, nhượng quyền thương mại hoặc góp
vốn liên doanh, các doanh nghiệp Việt Nam đã mở rộng mạng lưới
bán hàng, khai thác và kết hợp nguồn lực của nhiều doanh nghiệp nhỏ
trở thành hệ thống có quy mô lớn và trình độ tổ chức cao đang ngày
một phát triển. Qua đó, một số nhà bán lẻ đã tổ chức được mô hình
bán hàng theo chuỗi với số lượng cửa hàng tăng lên hàng năm.
Bên cạnh mở rộng đầu tư của các doanh nghiệp trong nước,
ngành bán lẻ Việt Nam đã và đang thành công trong việc thu hút được
sự tham gia của nhiều thương hiệu bán lẻ nổi tiếng trên thế giới. Các
nhà bán lẻ nước ngoài đang có mặt tại thị trường bán lẻ Việt Nam như
Casino (siêu thị Big C), LotteMart (Hàn Quốc) tiếp tục mở rộng hệ
thống kinh doanh. Gần đây, tập đoàn bán lẻ điện máy Nojima Corp
của Nhật Bản cũng tham gia vào thị trường bán lẻ điện máy thông qua
việc mua 10% cổ phần của Công ty Cổ phần Thế giới số Trần Anh.
Do thị trường bán lẻ rất rộng lớn, bao gồm rất nhiều nhóm sản
phẩm tiêu dùng, các nhóm sản phẩm này có tính chất khác biệt tương
đối nên việc đánh giá môi trường cạnh tranh trên thị trường bán lẻ
tương đối phức tạp và không thể hiện được chính xác thực trạng môi
trường cạnh tranh của các doanh nghiệp trên từng nhóm sản phẩm.
Bên cạnh đó, trong cuộc sống hiện đại, khi nhu cầu giải trí và giải
phóng sức lao động tăng cao, điện máy đang trở thành một mặt hàng
rất quan trọng trong đời sống tiêu dùng của người dân. Hơn nữa, do
yêu cầu đặc thù về mặt kỹ thuật, hoạt động bán lẻ điện máy có tính
chuyên biệt tương đối cao so với các sản phẩm khác và đây cũng là
một thị trường có doanh thu lớn với hoạt động cạnh tranh sôi động.
Do vậy, báo cáo sẽ không đánh giá thị trường bán lẻ trên bình diện
chung mà tập trung phân tích và đánh giá cạnh tranh trên thị trường
bán lẻ điện máy của Việt Nam.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá cạnh tranh trong một số ngành dịch vụ của Việt Nam (Phần 1)
Đánh giá cạnh tranh trong một số ngành dịch vụ của Việt Nam 7 Danh mục bảng Tên Bảng Trang Bảng 1: Doanh thu nhóm hàng điện tử năm 2013 18 Bảng 2 : Số liệu thị phần và chỉ số mức độ tập trung của 05 doanh nghiệp đứng đầu trên thị trường bán lẻ điện máy 24 Bảng 3 : Số lượng cửa hàng và số tỉnh thành hiện diện của một số thương hiệu (Số liệu cập nhật đến 09/2012) 25 Bảng 4: Quy mô niêm yết tại sàn HNX 45 Bảng 5: Thị phần các doanh nghiệp dẫn đầu thị trường trong lĩnh vực dịch vụ chuyển phát năm 2010 108 Bảng 6: Thị phần các doanh nghiệp dẫn đầu thị trường trong lĩnh vực dịch vụ chuyển phát năm 2011 110 Bảng 7: Thị phần các doanh nghiệp dẫn đầu thị trường trong lĩnh vực dịch vụ chuyển phát năm 2012 111 Bảng 8: So sánh các doanh nghiệp chuyển phát trong nước và nước ngoài 124 Bảng 9: Thống kê hình thức cạnh tranh giữa các doanh nghiệp chuyển phát trong nước Bảng 10: So sánh giá cả chuyển phát đi Singapore của một số doanh nghiệp lớn trên thị trường 129 Bảng 11: Số liệu giao dịch qua ATM, POS/EFTPOS/EDC 2012 -2013 144 Bảng 12: Tỷ trọng sử dụng thẻ ngân hàng 144 Bảng 13: Thị phần 5 ngân hàng dẫn đầu thị trường giai đoạn 2006 - 2008 149 Bảng 14: Thị phần 10 ngân hàng lớn nhất giai đoạn 2010 - 2012 149 Bảng 15: Thị phần 10 ngân hàng lớn nhất về số lượng phát hành thẻ 2012 150 8 Đánh giá cạnh tranh trong một số ngành dịch vụ của Việt Nam Bảng 16: Thị phần 10 ngân hàng lớn nhất về doanh số trong lĩnh vực thẻ năm 2012 151 Bảng 17: Chỉ số CR3 - CR5 giai đoạn 2006 - 2012 154 Bảng 18: Các loại chi phí trong lĩnh vực dịch vụ thẻ 170 Bảng 19: Đầu tư của ngân hàng nước ngoài tại các ngân hàng Việt Nam 178 9 Danh môc biÓu ®å Tên biểu đồ Trang Biểu đồ 1: Doanh thu theo nhóm sản phẩm quý I/2013 19 Biểu đồ 2: Doanh thu thị trường bán lẻ điện máy năm 2011 21 Biểu đồ 3: Doanh thu thị trường bán lẻ điện máy năm 2012 21 Biểu đồ 4: Thị phần thị trường bán lẻ điện máy năm 2011 22 Biểu đồ 5: Thị phần thị trường bán lẻ điện máy năm 2012 22 Biểu đồ 6: Chỉ số tập trung CR3, CR5 trên thị trường bán lẻ điện máy 25 Biểu đồ 7: Giá trị niêm yết và vốn hóa thị trường qua các năm của sàn HOSE 45 Biểu đồ 8: Thị phần các công ty chứng khoán trên sang HOSE giai đoạn 2009 - 2012 59 Biểu đồ 9: Thị phần các công ty chứng khoán trên sang HNX giai đoạn 2009 - 2012 60 Biểu đồ 10: Chỉ số CR3, CR5 trên sàn HOSE giai đoạn 2009 - 2012 64 Biểu đồ 11: Chỉ số CR3, CR5 trên sàn HNX giai đoạn 2009 - 2012 64 Biểu đồ 12: Chỉ số HHI trên sàn HOSE giai đoạn 2009 - 2012 65 Biểu đồ 13: Chỉ số HHI trên sàn HNX giai đoạn 2009 - 2012 66 Biểu đồ 14: Doanh thu của các doanh nghiệp hoạt động trên thị trường chuyển phát giai đoạn 2010 - 2012 107 Biểu đồ 15: Số lượng doanh nghiệp hoạt động trên thị trường chuyển phát giai đoạn 2010 - 2012 108 Biểu đồ 16: Thị phần các doanh nghiệp dẫn đầu thị trường trong lĩnh vực dịch vụ chuyển phát năm 2010 109 10 Đánh giá cạnh tranh trong một số ngành dịch vụ của Việt Nam Biểu đồ 17: Thị phần các doanh nghiệp dẫn đầu thị trường trong lĩnh vực dịch vụ chuyển phát năm 2011 110 Biểu đồ 18: Thị phần các doanh nghiệp dẫn đầu thị trường trong lĩnh vực dịch vụ chuyển phát năm 2012 111 Biểu đồ 19: Chỉ số CR3 - CR4 của thị trường chuyển phát giai đoạn 2010 - 2012 112 Biểu đồ 20: Chỉ số HHI của thị trường chuyển phát giai đoạn 2010 - 2012 113 Biểu đồ 21: Số lượng thẻ ngân hàng qua các năm 143 Biểu đồ 22: Lượng thẻ phát hành năm 2012 145 Biểu đồ 23: So sánh thị phần số lượng thẻ và doanh số kinh doanh thẻ 2012 152 Biểu đồ 24: Thị phần số lượng thẻ một số ngân hàng năm 2012 153 Biểu đồ 25: Chỉ số CR giai đoạn 2006 - 2012 155 Biểu đồ 26: Chỉ số CR trong lĩnh vực thẻ ngân hàng năm 2012 156 Biểu đồ 27: Số lượng ATM và máy POS của khối NHTMNN 171 Biểu đồ 28: Cơ cấu tổng số lượng thẻ một số ngân hàng năm 2010 172 11 MỤC LỤC Danh mục Trang PHẦN A - BÁN LẺ ĐIỆN MÁY 13 I. TỔNG QUAN NGÀNH BÁN LẺ ĐIỆN MÁY TẠI VIỆT NAM 13 1. Khái niệm và quy mô thị trường 14 2. Số lượng các doanh nghiệp hoạt động trên thị trường 19 3. Thị phần và mức độ tập trung trên thị trường 20 4. Mối quan hệ của các doanh nghiệp trên thị trường bán lẻ điện máy 26 II. CÁC RÀO CẢN GIA NHẬP THỊ TRƯỜNG 26 1. Các rào cản kỹ thuật và mặt bằng 26 2. Các rào cản về tài chính 27 3. Các rào cản từ chính sách đối với hoạt động kinh doanh 27 III. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CẠNH TRANH TRÊN THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ ĐIỆN MÁY 33 1. Cạnh tranh theo chiều ngang 33 2. Cạnh tranh theo chiều dọc 34 IV. ĐÁNH GIÁ VÀ KHUYẾN NGHỊ 35 1. Đánh giá môi trường cạnh tranh trong lĩnh vực bán lẻ điện máy 35 2. Khuyến nghị 38 PHẦN B - CHỨNG KHOÁN 41 I. CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG KINH DOANH CHỨNG KHOÁN 41 12 Đánh giá cạnh tranh trong một số ngành dịch vụ của Việt Nam 1. Tổng quan về thị trường chứng khoán Việt Nam 41 2. Thị trường liên quan trong lĩnh vực kinh doanh chứng khoán 52 3. Các công ty chứng khoán - Đối thủ cạnh tranh 55 4. Mức độ liên kết và tập trung trong lĩnh vực kinh doanh chứng khoán 57 5. Sự gia nhập và rút lui khỏi thị trường 66 II. MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHỨNG KHOÁN BAO GỒM HOẠT ĐỘNG CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC KINH DOANH CHỨNG KHOÁN 68 1. Luật Cạnh tranh và các văn bản hướng dẫn thi hành 68 2. Luật Chứng khoán và các văn bản hướng dẫn thi hành 74 3. Cơ quan quản lý nhà nước 83 III. THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC KINH DOANH CHỨNG KHOÁN 85 1. Các yếu tố ảnh hưởng tới cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh chứng khoán 85 2. Thực trạng hoạt động cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh chứng khoán 81 3. Nhận diện các hành vi phản cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh chứng khoán 96 4. Thực tiễn thực thi pháp luật cạnh tranh trên thị trường kinh doanh chứng khoán trong mối liên hệ với Luật Chứng khoán và các luật có liên quan 100 IV. MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ KHUYẾN NGHỊ 101 1. Đánh giá về môi trường cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh chứng khoán 101 13 2. Khuyến nghị 102 PHẦN C - DỊCH VỤ CHUYỂN PHÁT NHANH 105 I. TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG DỊCH VỤ CHUYỂN PHÁT TẠI VIỆT NAM 105 1. Thị trường liên quan 105 2. Quy mô thị trường 106 3. Cấu trúc thị trường 107 II. CÁC RÀO CẢN GIA NHẬP THỊ TRƯỜNG 114 1. Các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ chuyển phát 114 2. Rào cản tự nhiên 115 3. Rào cản pháp lý và tác động của thể chế chính sách 118 III. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CẠNH TRANH TRÊN THỊ TRƯỜNG DỊCH VỤ CHUYỂN PHÁT 123 1. Các doanh nghiệp cạnh tranh trên thị trường chuyển phát 123 2. Thực trạng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên thị trường 126 3. Các hành vi cạnh tranh trên thị trường chuyển phát 131 IV. ĐÁNH GIÁ VÀ KHUYẾN NGHỊ 135 1. Đánh giá chung 135 2. Khuyến nghị 137 PHẦN D - NGÀNH THẺ NGÂN HÀNG 143 I. TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG THẺ NGÂN HÀNG 143 1. Quy mô thị trường 143 14 Đánh giá cạnh tranh trong một số ngành dịch vụ của Việt Nam 2. Số lượng doanh nghiệp hoạt động trên thị trường 145 3. Thị phần và mức độ tập trung trên thị trường 148 II. CÁC RÀO CẢN GIA NHẬP VÀ RÚT LUI KHỎI THỊ TRƯỜNG DỊCH VỤ THẺ 156 1. Rào cản tự nhiên 156 2. Môi trường pháp lý ( Rào cản pháp lý) 160 III. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CẠNH TRANH TRÊN THỊ TRƯỜNG 167 1. Thực trạng cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng 167 2. Thực trạng và phương thức cạnh tranh trong kinh doanh thẻ 169 3. Cạnh tranh và nguy cơ vi phạm pháp luật cạnh tranh trong lĩnh vực thẻ ngân hàng 171 IV. ĐÁNH GIÁ VÀ KHUYẾN NGHỊ 180 1. Đánh giá môi trường cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng 180 2. Khuyến nghị 183 Bán lẻ điện máy 15 PHẦN A BÁN LẺ ĐIỆN MÁY I. TỔNG QUAN NGÀNH BÁN LẺ ĐIỆN MÁY TẠI VIỆT NAM Những năm gần đây, thị trường bán lẻ của Việt Nam ngày càng hấp dẫn các nhà đầu tư, đặc biệt là các thương hiệu bán lẻ nổi tiếng của nước ngoài. Với sức tiêu thụ tăng do đời sống người dân đang ngày một nâng cao cùng với lộ trình giảm thuế đối với các mặt hàng tiêu dùng theo cam kết của Việt Nam, thị trường bán lẻ ngày càng thêm sôi động. Trong một đánh giá về thị trường bán lẻ, Bộ Công Thương nhận định sau 5 năm gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), ngành bán lẻ Việt Nam phát triển với tốc độ khá cao, bước đầu tạo được vị thế trên thị trường, đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Mặc dù nền kinh tế khó khăn, thị trường bán lẻ Việt Nam vẫn được coi là đầy tiềm năng để các nhà đầu tư khai thác. Theo thống kê của Bộ Công Thương, số lượng siêu thị thành lập mới cuối năm 2012, đầu năm 2013 tăng hơn 20%, số trung tâm thương mại thành lập mới tăng hơn 72%. Đối với các doanh nghiệp bán lẻ trong nước, việc mở rộng và tái cấu trúc hệ thống bán lẻ đang là một nhu cầu hết sức cấp thiết. Thông qua hoạt động đầu tư trực tiếp, nhượng quyền thương mại hoặc góp vốn liên doanh, các doanh nghiệp Việt Nam đã mở rộng mạng lưới bán hàng, khai thác và kết hợp nguồn lực của nhiều doanh nghiệp nhỏ trở thành hệ thống có quy mô lớn và trình độ tổ chức cao đang ngày một phát triển. Qua đó, một số nhà bán lẻ đã tổ chức được mô hình bán hàng theo chuỗi với số lượng cửa hàng tăng lên hàng năm. Bên cạnh mở rộng đầu tư của các doanh nghiệp trong nước, ngành bán lẻ Việt Nam đã và đang thành công trong việc thu hút được sự tham gia của nhiều thương hiệu bán lẻ nổi tiếng trên thế giới. Các nhà bán lẻ nước ngoài đang có mặt tại thị trường bán lẻ Việt Nam như Casino (siêu thị Big C), LotteMart (Hàn Quốc) tiếp tục mở rộng hệ 16 Đánh giá cạnh tranh trong một số ngành dịch vụ của Việt Nam thống kinh doanh. Gần đây, tập đoàn bán lẻ điện máy Nojima Corp của Nhật Bản cũng tham gia vào thị trường bán lẻ điện máy thông qua việc mua 10% cổ phần của Công ty Cổ phần Thế giới số Trần Anh. Do thị trường bán lẻ rất rộng lớn, bao gồm rất nhiều nhóm sản phẩm tiêu dùng, các nhóm sản phẩm này có tính chất khác biệt tương đối nên việc đánh giá môi trường cạnh tranh trên thị trường bán lẻ tương đối phức tạp và không thể hiện được chính xác thực trạng môi trường cạnh tranh của các doanh nghiệp trên từng nhóm sản phẩm. Bên cạnh đó, trong cuộc sống hiện đại, khi nhu cầu giải trí và giải phóng sức lao động tăng cao, điện máy đang trở thành một mặt hàng rất quan trọng trong đời sống tiêu dùng của người dân. Hơn nữa, do yêu cầu đặc thù về mặt kỹ thuật, hoạt động bán lẻ điện máy có tính chuyên biệt tương đối cao so với các sản phẩm khác và đây cũng là một thị trường có doanh thu lớn với hoạt động cạnh tranh sôi động. Do vậy, báo cáo sẽ không đánh giá thị trường bán lẻ trên bình diện chung mà tập trung phân tích và đánh giá cạnh tranh trên thị trường bán lẻ điện máy của Việt Nam. 1. Khái niệm và quy mô thị trường Nhu cầu tiêu dùng của xã hội luôn có xu hướng phát triển cả về quy mô lẫn chất lượng. Do vậy, các nhà sản xuất và bán lẻ cũng luôn tìm ra các phương thức tối ưu để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Như trên đã phân tích, cuộc sống hiện đại đòi hỏi các nhà cung cấp không chỉ tạo ra các sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng mà còn cả cách thức bán hàng, vận chuyển, lắp đặt và bảo hành các sản phẩm đó. Vì vậy, thị trường bán lẻ điện máy mà báo cáo này hướng tới phân tích là một phần của thị trường bán lẻ nhưng hàng hóa chỉ giới hạn trong nhóm sản phẩm điện gia dụng, điện tử, điện lạnh, thiết bị văn phòng, sản phẩm thông tin liên lạc, máy ảnh và máy tính. Nằm trong thị trường bán lẻ tiềm năng của Việt Nam, thị trường bán lẻ điện máy có mức độ cạnh tranh tương đối cao với số lượng đáng kể và cân bằng giữa các doanh nghiệp gia nhập và rút lui khỏi thị trường. Do nhu cầu của người tiêu dùng đối với các mặt hàng điện Bán lẻ điện máy 17 máy không giống nhau và chịu sự tác động của nền kinh tế cũng như thu nhập của người dân nên các nhà bán lẻ điện máy luôn phải nhạy bén trong việc đáp ứng đúng và kịp thời các nhu cầu này để giảm lượng hàng tồn kho và tăng doanh số bán hàng. Trong những năm gần đây, chính sự cạnh tranh tương đối khốc liệt đã khiến không ít các siêu thị thua lỗ và còn nhiều hàng tồn kho, nhất là những mặt hàng có giá trị lớn như tivi và máy lạnh. Năm 2012, do tác động tiêu cực của nền kinh tế, thị trường điện máy đã sụt giảm đáng kể với mức tăng trưởng âm 20% 1 . Rất nhiều doanh nghiệp bán lẻ điện máy gặp khó khăn, lợi nhuận giảm mạnh hoặc thua lỗ, một số siêu thị phải đóng cửa hoặc cắt giảm số lượng điểm bán hàng. Theo các doanh nghiệp, mỗi siêu thị điện máy phải có doanh số bán hàng từ 20 đến 30 tỷ đồng/tháng (khoảng 700 triệu đến 1 tỷ đồng/ngày) mới có thể tồn tại. Tuy nhiên, năm 2012, doanh thu các siêu thị điện máy tại Hà Nội chỉ ở mức 100 triệu đồng/ngày. Theo thống kê của các doanh nghiệp, tại các thành phố với sức tiêu thụ lớn như Hà Nội, có những siêu thị (tại khu vực phía Tây) mỗi ngày chỉ đạt 200 triệu đồng doanh số bán hàng. Những siêu thị này chỉ có thể tồn tại trong vòng 6 tháng và sau đó đã phải thu hẹp quy mô. Dưới sự ảnh hưởng của nền kinh tế và sự khốc liệt của cạnh tranh, sự phân hóa giữa các nhà bán lẻ đang ngày càng rõ ràng. Khủng hoảng và suy giảm có thể khiến các doanh nghiệp yếu hơn gặp khó khăn và có thể phải rút lui khỏi thị trường nhưng cũng là cơ hội để các doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh và kinh nghiệm quản lý tốt có thêm cơ hội tái cấu trúc và chiếm lĩnh thị trường. Trong khi một số hệ thống siêu thị điện máy như Nguyễn Kim, FPT, PICO thực hiện chiến lược mở rộng thêm siêu thị thì một số thương hiệu như Việt Long đang dần thu hẹp quy mô. Trong các mặt hàng điện máy, nhóm sản phẩm điện thoại thường đem lại doanh số bán hàng lớn cho các doanh nghiệp. Theo 1 .Trần Thủy, “Siêu thị điện máy giảm giá rồi bán cả doanh nghiệp”, Vietnamnet ( dn.html) 18 Đánh giá cạnh tranh trong một số ngành dịch vụ của Việt Nam báo cáo mới nhất của GFK Việt Nam, nhóm sản phẩm điện thoại thông thường là nhóm có mức doanh thu lớn nhất trong ngành hàng công nghệ điện tử ở Việt Nam. Chỉ trong quý I năm 2013, doanh số của sản phẩm điện thoại đã đạt mức 30.000 tỉ đồng, dẫn đầu trong các nhóm sản phẩm hàng điện máy. Tiếp sau điện thoại di động là nhóm hàng điện tử. Trong quý I/2013, nhóm sản phẩm điện tử đạt doanh thu 5.300 tỉ đồng và tăng trưởng ở mức 11,5%. Bảng 1: Doanh thu nhóm hàng điện tử năm 2013 Q2/2012 VND bn Q3/2012 VND bn Q4/2012 VND bn Q1/2013 VND bn Q1/2012 Q1/2013 +/-% Sản phẩm điện tử (CE) 3,707 3,569 4,238 5,337 11,5% Máy ảnh (PH) 470 456 543 567 0,3% Sản phẩm điện lạnh (MDA) 3,620 3,840 4,106 5,067 37,1% Sản phẩm điện gia dụng (SDA) 638 665 692 856 25,9% Sản phẩm công nghệ thông tin (IT) 5,121 6,314 7,397 5,902 2,8% Sản phẩm thông tin liên lạc (TC) 7,290 7,429 7,619 9,685 22,8% Sản phẩm công nghệ cho văn phòng 319 396 494 376 6,7% GIK TEMAX Việt Nam 21,166 22,669 25,089 27,790 17,2% Nguồn: Báo cáo khảo sát của Công ty nghiên cứu thị trường GFK Việt Nam Theo GFK, thị trường máy tính bảng trong 3 tháng qua đã đạt mức tăng trưởng ấn tượng. Mặc dù 2 sản phẩm màn hình và máy tính để bàn giảm khá nhiều, nhưng máy tính b ... ôi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán... Yêu cầu về vốn pháp định cho các nghiệp vụ kinh doanh của công ty chứng khoán, công ty chứng khoán có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam là: Môi giới 14 Ban hành kèm Quyết định số 27/2007/QĐ-BTC 15 Ban hành kèm Quyết định số 106/2010/QĐ-UBCK 78 Đánh giá cạnh tranh trong một số ngành dịch vụ của Việt Nam chứng khoán: 25 tỷ đồng Việt Nam; Tự doanh chứng khoán: 100 tỷ đồng Việt Nam; Bảo lãnh phát hành chứng khoán: 165 tỷ đồng Việt Nam; Tư vấn đầu tư chứng khoán: 10 tỷ đồng Việt Nam. Trường hợp tổ chức đề nghị cấp giấy phép cho nhiều nghiệp vụ kinh doanh, vốn pháp định là tổng số vốn pháp định tương ứng với từng nghiệp vụ xin cấp phép. Các tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn phải chứng minh nguồn vốn hợp pháp và được tổ chức kiểm toán độc lập xác nhận16. Bên cạnh đó còn các điều kiện liên quan đến tài chính mà CTCK phải đáp ứng được quy định tại Nghị định số 14/2007/NĐ-CP và Quy chế tổ chức và hoạt động của CTCK như sau: Tổ chức, cá nhân sở hữu từ 10% vốn cổ phần hoặc phần vốn góp có quyền biểu quyết của một công ty chứng khoán và người có liên quan của tổ chức, cá nhân đó không được sở hữu trên 5% số cổ phần hoặc phần vốn góp có quyền biểu quyết của một công ty chứng khoán khác. Theo đó, cá nhân là cổ đông sáng lập chỉ được phép sử dụng vốn của chính mình để góp vốn, không được sử dụng vốn vay, vốn ủy thác đầu tư của tổ chức, cá nhân khác; cá nhân tham gia góp vốn phải chứng minh khả năng góp vốn bằng tiền, chứng khoán hoặc các tài sản khác. Điều kiện đối với pháp nhân khắt khe hơn, với yêu cầu có thời gian hoạt động tối thiểu là 5 năm. CTCK thành lập theo hình thức công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn từ 2 thành viên trở lên phải có tối thiểu 2 cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập là tổ chức, trong đó phải có ít nhất một tổ chức là ngân hàng thương mại, công ty tài chính hoặc công ty bảo hiểm. Tỷ lệ sở hữu cổ phần, phần vốn góp của các cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập là tổ chức tối thiểu phải đạt 65% vốn điều lệ, trong đó tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập là ngân hàng thương mại, công ty tài chính hoặc công ty bảo hiểm tối thiểu phải đạt 30% vốn điều lệ của CTCK. Đối với CTCK thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, chủ sở hữu phải là ngân hàng thương mại, công ty tài chính hoặc công ty bảo hiểm. Cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập CTCK không được chuyển nhượng 16 Theo Nghị định số 14/2007/NĐ-CP hướng dẫn thi hành chi tiết một số điều trong Luật Chứng khoán Chứng khoán 79 cổ phần, phần vốn góp ban đầu của mình trong vòng 3 năm kể từ ngày được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động, trừ trường hợp chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập khác, trong đó, ngân hàng thương mại, công ty tài chính hoặc công ty bảo hiểm phải luôn đảm bảo nắm giữ tối thiểu 30% vốn điều lệ CTCK. Nguồn vốn góp của pháp nhân phải là nguồn vốn hợp pháp và được tổ chức kiểm toán độc lập xác nhận, không được sử dụng vốn ủy thác của các tổ chức, cá nhân khác để góp vốn. Tại báo cáo tài chính được kiểm toán năm gần nhất và tại báo cáo tài chính được kiểm toán tính tới thời điểm gần nhất (nhưng không quá 90 ngày tính đến thời điểm hồ sơ đề nghị thành lập công ty chứng khoán đã đầy đủ và hợp lệ), tổ chức tham gia góp vốn phải đáp ứng các điều kiện sau: - Vốn chủ sở hữu sau khi trừ đi các quỹ khen thưởng, phúc lợi và trừ đi tài sản dài hạn tối thiểu phải bằng số vốn dự kiến góp vào công ty chứng khoán. Trường hợp pháp nhân là công ty bảo hiểm: vốn chủ sở hữu cộng nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm sau khi trừ đi tài sản dài hạn tối thiểu phải bằng số vốn dự kiến góp vào công ty chứng khoán. Trường hợp pháp nhân là ngân hàng thương mại, công ty tài chính: vốn điều lệ cộng Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ sau khi trừ đi tài sản dài hạn tối thiểu phải bằng số vốn dự kiến góp vào công ty chứng khoán. - Tài sản lưu động ròng tối thiểu phải bằng số vốn góp. - Pháp nhân hoạt động kinh doanh phải có lãi trong hai (02) năm liền trước năm xin phép thành lập công ty chứng khoán và không có lỗ luỹ kế đến thời điểm hồ sơ đề nghị thành lập công ty chứng khoán đã đầy đủ và hợp lệ. Công ty bảo hiểm, ngân hàng thương mại, công ty tài chính tham gia góp vốn thành lập công ty chứng khoán phải đảm bảo duy trì và đáp ứng các điều kiện an toàn vốn và các điều kiện tài chính khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành. 80 Đánh giá cạnh tranh trong một số ngành dịch vụ của Việt Nam Yêu cầu về nhân sự của CTCK phải có chứng chỉ hành nghề chứng khoán được quy định tại Điều 79 Luật Chứng khoán, Điều 81, khoản 3 Điều 3 Quy chế tổ chức và hoạt động của CTCK. Quy chế quy định người hành nghề chứng khoán không được đồng thời làm việc cho tổ chức khác có quan hệ về mặt sở hữu với công ty chứng khoán nơi mình làm việc, đồng thời làm việc cho công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ khác; đồng thời làm giám đốc (tổng giám đốc) của một tổ chức chào bán chứng khoán ra công chúng hoặc tổ chức niêm yết, trừ trường hợp tổ chức này là công ty chứng khoán. Người hành nghề chứng khoán đang làm việc cho công ty chứng khoán chỉ được mở tài khoản giao dịch chứng khoán cho mình (nếu có) tại công ty chứng khoán nơi mình đang làm việc. Người hành nghề chứng khoán không được sử dụng tiền, chứng khoán trên tài khoản của khách hàng khi không được khách hàng uỷ thác bằng văn bản. Người hành nghề chứng khoán phải tham gia các khoá tập huấn về văn bản pháp luật, hệ thống giao dịch, loại chứng khoán mới do Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, sở giao dịch chứng khoán, trung tâm giao dịch chứng khoán tổ chức. Trong vòng 12 tháng sau khi được cấp giấy phép thành lập và hoạt động, CTCK phải triển khai hoạt động nếu không sẽ bị thu hồi giấy phép. * Đối với CTCK có vốn đầu tư nước ngoài Công ty chứng khoán có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được thành lập dưới hình thức liên doanh, góp vốn cổ phần, công ty một trăm phần trăm vốn nước ngoài do Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy phép thành lập và hoạt động. Điều kiện cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của công ty chứng khoán có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được thực hiện theo quy định tại Điều 62 của Luật Chứng khoán. Theo Quyết định số 55/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tỉ lệ tham gia của nhà đầu tư nước ngoài trên TTCKVN, chỉ có tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài được góp vốn, mua cổ phần thành lập công ty chứng khoán hoạt động tại Việt Nam. Tỷ lệ tham gia Chứng khoán 81 góp vốn của bên nước ngoài tối đa là 49% vốn điều lệ của công ty chứng khoán. 2.2.2. Các quy định về hoạt động kinh doanh chứng khoán Sau khi được cấp phép thành lập, trong quá trình hoạt động của mình các CTCK phải tuân thủ các điều kiện khác như đảm bảo các hệ số an toàn tài chính, các điều kiện về mở chi nhánh hay phòng giao dịch, điều kiện về giao dịch. Bên cạnh việc được cấp phép hoạt động, đối với mỗi nghiệp vụ, CTCK cũng phải đảm bảo những điều kiện nhất định khi hoạt động. Hoạt động môi giới chứng khoán tại Việt Nam là ngành nghề kinh doanh có điều kiện được quản lý chặt chẽ. Các tổ chức, cá nhân muốn hoạt động môi giới chứng khoán phải thành lập công ty chứng khoán và phải được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp phép. Các quy định về quản lý tiền và chứng khoán, nhận lệnh giao dịch, mức phí trần được UBCKNN khống chế ở mức 0,5%/tổng giá trị giao dịch theo quy định tại Thông tư số 38/2011/TT-BTC ngày 16/3/2011 của Bộ Tài Chính "Các điều kiện để trở thành thành viên của Trung tâm lưu ký, SDGCK." Đối với hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán. Điều kiện để công ty chứng khoán được thực hiện bảo lãnh phát hành chứng khoán theo hình thức cam kết chắc chắn nếu đáp ứng các điều kiện được quy định tại Điều 35 Quy chế Tổ chức và hoạt động của CTCK. Theo đó, ngoài việc được cấp phép của UBCKNN thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán, các CTCK không vi phạm pháp luật chứng khoán trong 06 tháng liên tục liền trước thời điểm bảo lãnh. Bên cạnh đó là các điều kiện liên quan đến tài chính bao gồm: - Tổng giá trị bảo lãnh phát hành không được lớn hơn 50% vốn chủ sở hữu của tổ chức bảo lãnh phát hành vào thời điểm cuối quý gần nhất tính đến ngày ký hợp đồng bảo lãnh phát hành, trừ trường hợp bảo lãnh phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh; - Có tỷ lệ vốn khả dụng trên nợ điều chỉnh trên 6% trong ba (03) tháng liền trước thời điểm nhận bảo lãnh phát hành. 82 Đánh giá cạnh tranh trong một số ngành dịch vụ của Việt Nam Điều 36 Quy chế Tổ chức và hoạt động của CTCK quy định các trường hợp mà CTCK không được bảo lãnh phát hành theo hình thức cam kết chắc chắn: - Tổ chức bảo lãnh phát hành độc lập hoặc cùng các công ty con của tổ chức bảo lãnh phát hành có sở hữu từ 10% trở lên vốn điều lệ của tổ chức phát hành; - Tối thiểu 30% vốn điều lệ của tổ chức bảo lãnh phát hành và của tổ chức phát hành là do cùng một tổ chức nắm giữ. Trường hợp đợt phát hành có tổng giá trị cam kết bảo lãnh lớn hơn hai (02) lần vốn chủ sở hữu của tổ chức bảo lãnh phát hành, phải lập tổ hợp bảo lãnh phát hành. Trong trường hợp này, tổ chức bảo lãnh phát hành chính chịu trách nhiệm ký hợp đồng bảo lãnh với tổ chức phát hành, hoàn tất hồ sơ pháp lý về việc bảo lãnh phát hành và ký hợp đồng bảo lãnh phát hành với các tổ chức bảo lãnh phát hành khác. Đối với hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán, các CTCK phải tuân thủ các quy định sau đây: - Công ty chứng khoán không được đảm bảo cho khách hàng kết quả đầu tư trừ trường hợp đầu tư vào những sản phẩm đầu tư có thu nhập cố định; không được trực tiếp hay gián tiếp, bù đắp một phần hoặc toàn bộ các khoản thua lỗ của khách hàng do đầu tư vào chứng khoán, trừ trường hợp việc thua lỗ của khách hàng là do lỗi của công ty chứng khoán; không được quyết định đầu tư thay cho khách hàng. - Công ty chứng khoán không được tư vấn cho khách hàng đầu tư vào chứng khoán mà không cung cấp đầy đủ thông tin cho khách hàng. - Công ty chứng khoán không được có hành vi cung cấp thông tin sai sự thật để dụ dỗ hay mời gọi khách hàng mua bán một loại chứng khoán nào đó. - Trong quá trình cung ứng dịch vụ tư vấn công ty chứng khoán phải bảo mật các thông tin nhận được từ người sử dụng dịch vụ tư vấn, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý hoặc pháp luật có quy định khác. - Công ty chứng khoán phải tư vấn đầu tư phù hợp với mục tiêu đầu tư và tình hình tài chính của khách hàng. Chứng khoán 83 2.3. Các cam kết quốc tế về dịch vụ chứng khoán Trong 6 hình thức cung cấp dịch vụ chứng khoán qua biên giới, Việt Nam chỉ cam kết có 2 dịch vụ cung cấp tin tài chính và các dịch vụ tư vấn phụ trợ. Sau 5 năm kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO, các nhà cung cấp dịch vụ chứng khoán nước ngoài sẽ được thành lập chi nhánh những loại hình cung cấp dịch vụ quản lý tài sản như quản lý danh mục đầu tư, quản lý quỹ hưu trí, các dịch vụ lưu ký và tín thác; dịch vụ tư vấn, trung gian và các dịch vụ phụ trợ liên quan đến chứng khoán, bao gồm tư vấn và nghiên cứu đầu tư, danh mục đầu tư, tư vấn về mua lại công ty, lập chiến lược và cơ cấu lại công ty. Còn trước mắt, ngay khi Việt Nam gia nhập WTO, các nhà cung cấp dịch vụ chứng khoán nước ngoài chỉ được phép thành lập văn phòng đại diện và công ty liên doanh với đối tác Việt Nam. Tỷ lệ vốn góp của phía nước ngoài trong liên doanh đó không vượt quá 49%. Việt Nam cũng cam kết sẽ không hạn chế việc tiêu dùng dịch vụ chứng khoán ở nước ngoài. Như vậy, thời điểm quan trọng nhất đối với thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ đến trong ít nhất 5 năm tới (2011), khi Việt Nam cho phép thành lập các công ty chứng khoán 100% vốn nước ngoài. Đây sẽ là một áp lực cạnh tranh lớn đối với các công ty chứng khoán trong nước. 3. Cơ quan quản lý nhà nước 3.1. Cơ quan quản lý cạnh tranh Sau khi Luật Cạnh tranh ra đời và có hiệu lực thi hành, Chính phủ đã thành lập 2 cơ quan chuyên trách để thực thi Luật bao gồm Hội đồng cạnh tranh (Nghị định số 05/2006/NĐ-CP) và Cục Quản lý cạnh tranh (Nghị định số 06/2005/NĐ-CP). Với vị thế là cơ quan quản lý nhà nước về cạnh tranh, Cục Quản lý cạnh tranh thực hiện chức năng quản lý và giám sát hoạt động cạnh tranh trên thị trường nhằm đảm bảo một môi trường kinh doanh lành mạnh và bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế. Bên cạnh đó là chức năng xây dựng và hoàn thiện hành lang pháp lý về cạnh tranh, không chỉ là việc xây dựng và sửa đổi hệ thống văn bản phápquy, quy định trực tiếp về cạnh tranh mà còn rà soát các văn bản khác có liên quan để từ đó có kiến nghị sửa 84 Đánh giá cạnh tranh trong một số ngành dịch vụ của Việt Nam đổi cho phù hợp với các quy định pháp luật về cạnh tranh. Để thực hiện chức năng quản lý và giám sát hoạt động cạnh tranh trên thị trường, Cục Quản lý cạnh tranh sẽ tiến hành thụ lý hồ sơ vụ việc qua khiếu nại của cá nhân và tổ chức hoặc tự tổ chức tiến hành điều tra các vụ việc có dấu hiệu vi phạm Luật Cạnh tranh. Các vụ việc cạnh tranh không lành mạnh sau khi được điều tra Cục sẽ ra quyết định xử lý, còn đối với các vụ việc hạn chế cạnh tranh, hồ sơ vụ việc sau khi được điều tra sẽ được chuyển lên Hội đồng cạnh tranh. Hội đồng cạnh tranh thành lập hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh, tổ chức phiên điều trần để có thể đưa ra quyết định cuối cùng. Riêng đối với hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ, Cục Quản lý cạnh tranh sẽ là cơ quan thẩm định trước khi trình Bộ trưởng Bộ Công Thương hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định. 3.2. Cơ quan quản lý hoạt động kinh doanh chứng khoán Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) được thành lập ngày 28/11/1996 theo Nghị định số 75/CP của Chính phủ, là cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện chức năng tổ chức và quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Qua hơn 5 năm hoạt động, UBCKNN đã thực thi chức năng, nhiệm vụ đạt được nhiều kết quả, thể hiện vai trò là người tổ chức và vận hành Thị trường chứng khoán Việt Nam. Tuy nhiên, để triển khai có hiệu quả hơn nhiệm vụ điều phối hoạt động của các Bộ ngành chức năng trong việc thúc đẩy thị trường chứng khoán phát triển, ngày 19 tháng 02 năm 2004 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 66/2004/NĐ-CP chuyển Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước về Bộ Tài chính. UBCKNN là tổ chức thuộc Bộ Tài chính, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tài chính, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chứng khoán và TTCK; trực tiếp quản lý, giám sát hoạt động chứng khoán và TTCK; quản lý các hoạt động dịch vụ công thuộc lĩnh vực chứng khoán và TTCK theo quy định của pháp luật. UBCKNN là cơ quan xây dựng chiến lược, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về chứng khoán và TTCK, đồng thời UBCKNN thực hiện quản lý, giám sát thị trường đảm bảo hoạt động và phát triển TTCK nhằm huy động vốn cho đầu tư phát triển, đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá DNNN, góp phần cải cách hệ thống thị trường tài chính, tiến tới hội nhập với các nước trong khu vực. Đối với các thành viên
File đính kèm:
- danh_gia_canh_tranh_trong_mot_so_nganh_dich_vu_cua_viet_nam.pdf