Liên kết trường đại học và doanh nghiệp - Phương thức nâng cao chất lượng đào tạo

Abstract: The collaboration between universities and enterprises plays a significant role in

improving the training quality. That relationship not only contributes to building up the values of

higher education institutions, companies and learners, but also sets the basis of the applicationoriented training model. Nonetheless, the model remains shortcomings. The article presents the

definition, content and role of university- enterprise collaboration, some limitations and suggests

measures to strengthen the bond.

pdf 5 trang yennguyen 3900
Bạn đang xem tài liệu "Liên kết trường đại học và doanh nghiệp - Phương thức nâng cao chất lượng đào tạo", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Liên kết trường đại học và doanh nghiệp - Phương thức nâng cao chất lượng đào tạo

Liên kết trường đại học và doanh nghiệp - Phương thức nâng cao chất lượng đào tạo
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 432 (Kì 2 - 6/2018), tr 34-38 
34 
Email: dothanhtoan.dhhp@gmail.com
LIÊN KẾT TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ DOANH NGHIỆP - 
PHƯƠNG THỨC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO 
Đỗ Thị Thanh Toàn - Trường Đại học Hải Phòng 
Ngày nhận bài: 02/05/2018; ngày sửa chữa: 09/05/2018; ngày duyệt đăng: 21/05/2018. 
Abstract: The collaboration between universities and enterprises plays a significant role in 
improving the training quality. That relationship not only contributes to building up the values of 
higher education institutions, companies and learners, but also sets the basis of the application-
oriented training model. Nonetheless, the model remains shortcomings. The article presents the 
definition, content and role of university- enterprise collaboration, some limitations and suggests 
measures to strengthen the bond. 
Keywords: University-enterprise collaboration, training quality, application-oriented training 
model. 
1. Mở đầu 
Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, 
nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một “đột phá 
chiến lược”, là yếu tố quyết định đẩy mạnh phát triển và 
ứng dụng khoa học công nghệ, cơ cấu lại nền kinh tế, 
chuyển đổi mô hình tăng trưởng và là lợi thế cạnh tranh 
quan trọng nhất, bảo đảm cho phát triển nhanh, hiệu quả 
và bền vững. Thách thức đặt ra đối với các trường đại 
học (TĐH) là phải thay đổi trong công tác đào tạo để phù 
hợp với tất yếu khách quan của quy luật “cung - cầu”. Do 
đó, các TĐH cần dịch chuyển quá trình đào tạo từ tiếp 
cận nội dung sang đào tạo theo tiếp cận năng lực với định 
hướng ứng dụng nghề nghiệp. Để thực hiện tốt điều này, 
các TĐH và doanh nghiệp (DN) cần phải đẩy mạnh việc 
liên kết, hợp tác và khai thác hiệu quả các giá trị của nó 
mang lại. Có thể nói, việc liên kết chặt chẽ giữa các TĐH 
và DN chính là phương thức giải bài toán chất lượng 
nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu thực tiễn. 
Với ý nghĩa đó, bài viết trình bày định nghĩa, nội 
dung, vai trò của việc liên kết đào tạo giữa trường đại học 
và doanh nghiệp; một số hạn chế và đề xuất biện pháp để 
thực hiện liên kết hiệu quả hơn. 
2. Nội dung nghiên cứu 
2.1. Định nghĩa “liên kết giữa trường đại học và 
doanh nghiệp” 
Ý tưởng liên kết, hợp tác giữa TĐH và DN được đề 
xướng bởi nhà triết học Đức Willhelm Humboldt. Theo 
ông, TĐH ngoài chức năng đào tạo phải có chức năng 
nghiên cứu và hợp tác với các ngành công nghiệp. Năm 
1810, ông sáng lập TĐH Berlin với điểm khác biệt so với 
các TĐH khi đó là chuyển trọng tâm sang nghiên cứu hỗ 
trợ hoạt động đào tạo, đặc biệt phát triển các lĩnh vực 
công nghệ phục vụ cho mục đích dân sự và mục đích 
quân sự [1]. 
Theo Carayon (2003) [2], Gibb & Hannon (2006) 
[3], mối quan hệ hợp tác giữa nhà trường và DN được 
hiểu như là những giao dịch giữa các TĐH và DN vì lợi 
ích của cả hai bên. Đẩy mạnh việc hợp tác này và khai 
thác giá trị của nó có thể giúp nhà trường tháo gỡ những 
khó khăn về tài chính và giúp các DN đạt được hoặc duy 
trì ưu thế cạnh tranh trong thị trường năng động ngày 
nay, đồng thời đóng góp cho sự tăng trưởng kinh tế của 
quốc gia và đáp ứng đòi hỏi của thị trường lao động. 
Tóm lại, có thể định nghĩa: “quan hệ liên kết, hợp tác 
giữa TĐH và DN” là tất cả mọi hình thức tương tác trực 
tiếp hay gián tiếp, có tính chất cá nhân hay tổ chức giữa 
TĐH và các DN nhằm hỗ trợ lẫn nhau vì lợi ích của cả 
hai: hợp tác trong đào tạo, nghiên cứu và phát triển, kích 
thích sự vận động năng động qua lại của cán bộ quản lí, 
giảng viên, người học và các nhà chuyên môn đang làm 
việc tại các DN; thương mại hóa các kết quả nghiên cứu; 
xây dựng chương trình đào tạo; tổ chức học tập suốt đời; 
hỗ trợ các nỗ lực sáng nghiệp và quản trị tổ chức. 
2.2. Nội dung liên kết giữa trường đại học và doanh nghiệp 
Hiện nay, mối liên kết giữa TĐH và DN là xu hướng phổ 
biến trong GD-ĐT theo định hướng ứng dụng nghề nghiệp. 
Các hoạt động liên kết chủ yếu tập trung ở các nội dung: 
- Liên kết trong hoạt động đào tạo như tham quan 
thực tế, nhận sinh viên thực tập tốt nghiệp, kiểm tra, đánh 
giá kết quả học tập. 
- Liên kết giữa nhà trường với DN trong xây dựng 
mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo, phương pháp, 
hình thức tổ chức đào tạo. 
- Liên kết trong trao đổi chuyên môn, học tập kinh 
nghiệm hoạt động thực tiễn nhằm nâng cao trình độ cho 
đội ngũ giảng viên. 
- Liên kết trong nghiên cứu khoa học, ứng dụng và 
chuyển giao công nghệ. 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 432 (Kì 2 - 6/2018), tr 34-38 
35 
- Liên kết đào tạo theo địa chỉ, theo hợp đồng đặt 
hàng giữa nhà trường và DN nhằm đảm bảo sinh viên 
sau khi kết thúc khóa học có việc làm. 
- Liên kết tổ chức bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ đáp 
ứng nhu cầu của người lao động tại các DN. 
- Liên kết còn là cơ hội để sinh viên nâng cao tinh 
thần sáng nghiệp và khởi nghiệp. 
- Liên kết trong quản trị trường đại học, DN tham gia 
vào Hội đồng trường cùng xây dựng chiến lược phát triển 
nhà trường. 
2.3. Vai trò của liên kết giữa trường đại học và doanh nghiệp 
Liên kết giữa TĐH và DN có vai trò quan trọng đối 
với tất cả các bên tham gia. 
- Đối với trường đại học: 
+ TĐH được các DN góp ý, tư vấn về xây dựng mục tiêu, 
nội dung, chương trình đào tạo, phương pháp, hình thức tổ 
chức đào tạo góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. 
+ TĐH được tham gia, trao đổi các thông tin trong 
nghiên cứu khoa học, tư vấn ứng dụng và chuyển giao 
công nghệ phù hợp với thực tiễn sản xuất. 
+ TĐH được hỗ trợ về nhân lực, tài lực, vật lực 
trong công tác đào tạo, thực hành, thực tập. 
+ TĐH được DN đón nhận các sản phẩm đầu ra: sinh 
viên, công trình nghiên cứu khoa học, sáng tạo công 
nghệ Từ đó, nâng cao vị thế, uy tín của nhà trường và 
góp phần tăng thế mạnh trong công tác tuyển sinh. 
+ Liên kết đào tạo với DN không chỉ giúp TĐH có 
cơ hội phát huy tính tự chủ trong quản trị mà còn là một 
tiêu chí cần thiết trong kiểm định chất lượng đối với TĐH 
hiện nay. 
- Đối với DN : 
+ Tham gia liên kết đào tạo cũng là một hình thức 
phát triển DN . Vì đầu ra của quá trình đào tạo cũng chính 
là đầu vào của quá trình tuyển dụng, sử dụng lao động 
của DN . DN không mất thời gian, chi phí tuyển dụng và 
đào tạo lại lao động. 
+ Tham gia, trao đổi các thông tin trong nghiên cứu 
khoa học, ứng dụng với TĐH mang lại cho DN lợi ích 
sớm tiếp nhận những thành tựu của đề tài nghiên cứu 
khoa học có chất lượng từ đó áp dụng nâng cao công 
nghệ sản xuất, chất lượng sản phẩm. 
+ Hỗ trợ nhân lực, tài lực, vật lực cho các TĐH cũng là 
một hình thức đầu tư mang lại lợi ích lâu dài. DN vừa tuyển 
chọn được nguồn nhân lực lao động chất lượng cao vừa có 
cơ hội quảng bá thương hiệu, hình ảnh, uy tín của DN. 
- Đối với người học: 
+ Người học có cơ hội được hưởng chế độ ưu đãi 
trong học tập, thực hành, thực tập tại các DN , tiếp cận 
môi trường làm việc thực tế, rèn luyện được các kĩ năng, 
phát triển năng lực bản thân. 
+ Đào tạo trong môi trường liên kết với DN giúp 
người học luôn tự tin, sẵn sàng tiếp nhận công việc, thử 
thách trong quá trình làm việc, khởi nghiệp. 
+ Thực tập và kiến thực tại các DN giúp sinh viên mở 
rộng được mối quan hệ của mình và có cơ hội tìm kiếm 
việc làm ngay sau khi tốt nghiệp. 
2.4. Những hạn chế trong liên kết giữa trường đại học 
và doanh nghiệp 
Ở Việt Nam, hợp tác giữa TĐH và DN đã được Đảng 
và Nhà nước chỉ đạo qua một số văn bản như: Chiến lược 
phát triển KT-XH giai đoạn 2011-2020 đã nêu: “Đào tạo 
nguồn nhân lực cần đáp ứng yêu cầu đa dạng, đa tầng 
của công nghệ và trình độ phát triển của các lĩnh vực, 
ngành nghề; thực hiện liên kết chặt chẽ giữa các DN, cơ 
sở sử dụng lao động, cơ sở đào tạo và Nhà nước để phát 
triển nguồn nhân lực theo nhu cầu xã hội” [4]. Trong văn 
kiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Trung ương Đảng 
khóa XI cũng đã khẳng định: “DN là trung tâm của đổi 
mới ứng dụng và chuyển giao công nghệ, là nguồn cầu 
quan trọng nhất của thị trường khoa học công nghệ” [5]. 
Việc liên kết giữa các TĐH và DN được xác định là 
yêu cầu quan trọng; tuy nhiên, trong quá trình thực hiện 
vẫn còn một số hạn chế: 
- Nhà nước chưa có cơ chế, chính sách cụ thể làm 
hành lang pháp lí để thúc đẩy sự phối hợp, liên kết chặt 
chẽ giữa TĐH và DN . 
- DN chưa thực sự tham gia vào các hoạt động đào 
tạo (như: xây dựng mục tiêu, nội dung, chương trình, 
phương pháp, hình thức tổ chức đào tạo...) một cách chi 
tiết, thường xuyên và liên tục. 
- Các TĐH còn thụ động, chưa nhận thức được tầm 
quan trọng của liên kết đào tạo đối với sự tồn tại và phát 
triển của nhà trường. 
- Các TĐH và DN còn thiếu kinh nghiệm trong việc 
liên kết, hợp tác. Do đó, liên kết có thực hiện nhưng 
không chặt chẽ, chưa theo kịp sự thay đổi của nền kinh 
tế thị trường. 
Hạn chế trên đã dẫn đến hệ quả đó là: số lượng, chất 
lượng nguồn nhân lực mà các TĐH đào tạo không phù hợp 
với yêu cầu của thị trường lao động, tạo nên sự mất cân đối 
nghiêm trọng về cung - cầu nhân lực chất lượng cao. Theo 
tác giả, nguyên nhân chính của những hạn chế trên là do: 
- Bản thân các TĐH và DN chưa nhận thức thấu đáo 
về tầm quan trọng của liên kết, hợp tác đào tạo. Sự thiếu 
đồng điệu trong tư duy liên kết giữa TĐH và DN bắt 
nguồn từ sự thiếu thông tin, hiểu biết về lợi ích của liên 
kết và thế mạnh của mỗi bên. 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 432 (Kì 2 - 6/2018), tr 34-38 
36 
- Phần lớn liên kết, hợp tác đều xuất phát từ các mối 
quan hệ cá nhân giữa cán bộ, giảng viên trong TĐH với 
đại diện DN nên làm giảm tính bền vững và chuyên 
nghiệp trong quản lí, tổ chức thực hiện các hoạt động liên 
kết. Nguyên nhân do các nhà quản lí còn thiếu quyết tâm 
và tin tưởng lẫn nhau dẫn đến liên kết còn rời rạc, manh 
mún không mang lại hiệu quả cao. 
2.5. Biện pháp thực hiện liên kết hiệu quả 
2.5.1. Nguyên tắc thực hiện liên kết 
 - Căn cứ vào các quy định pháp lí của nhà nước: Ở 
góc độ vĩ mô, Nhà nước đã có một số quy định nhằm thúc 
đẩy mối quan hệ giữa nhà trường và DN, tạo cơ sở pháp lí 
ban đầu cho quá trình liên kết như Quyết định số 
42/2008/QĐ-BGDĐT ngày 28/7/2008 của Bộ trưởng Bộ 
GD-ĐT về việc ban hành Quy định “Liên kết đào tạo trình 
độ trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học”. Một trong 
những cơ sở pháp lí quan trọng khác để các TĐH thiết lập 
mối quan hệ với các DN là chiến lược phát triển giáo dục 
Việt Nam giai đoạn 2011-2020. Chiến lược đã nêu rõ các 
nhiệm vụ trong việc thực hiện có hiệu quả việc cung cấp 
nhân lực trực tiếp cho các DN, tạo điều kiện để các DN 
tham gia vào quá trình xây dựng và thực hiện chương trình 
đào tạo, quy định trách nhiệm và cơ chế phù hợp để mở 
rộng các hình thức hợp tác giữa nhà trường với DN trong 
đào tạo, sử dụng nhân lực và nghiên cứu chuyển giao công 
nghệ, khuyến khích mở các cơ sở giáo dục đại học trong 
các DN lớn. Hệ thống văn bản này đã góp phần tạo thuận 
lợi cho việc liên kết giữa TĐH và DN. 
 - Liên kết hoạt động đào tạo giữa nhà trường và DN 
là mối quan hệ “qua lại hai chiều, đôi bên cùng có lợi”: 
Cho đến nay, Nhà nước chưa có quy định cụ thể về sự liên 
kết đào tạo giữa TĐH và DN . Điều cần phải nhấn mạnh 
là quan hệ hợp tác giữa TĐH và DN là quan hệ biện chứng 
tương hỗ vì lợi ích của cả hai phía cũng như lợi ích chung 
của toàn xã hội. Do đó, liên kết không mang tính hỗ trợ từ 
phía này đối với phía kia, mà là một sự cần thiết khách 
quan vì sự tồn tại và phát triển bền vững chung. 
Trong liên kết đào tạo giữa TĐH và DN, nhà trường 
đóng vai trò là đơn vị chủ trì, chịu trách nhiệm chính 
trong đào tạo: thực hiện nội dung, chương trình, chất 
lượng đào tạo, cấp bằng cho người học... DN đóng vai 
trò là đơn vị phối hợp, chịu trách nhiệm tham gia tổ chức, 
quản lí, phục vụ cho quá trình đào tạo, sử dụng sản phẩm 
đào tạo... Sự liên kết chặt chẽ giữa TĐH và DN được xem 
là một điều kiện bảo đảm cho sự tồn tại và phát triển của 
cả hai bên. Nếu DN đóng vai trò “đòn bẩy”, kích thích 
sáng tạo và chuyển giao công nghệ, tiếp nhận sản phẩm 
đào tạo, cung cấp thêm các nguồn lực cho nhà trường thì 
ngược lại các TĐH là nơi cung ứng nguồn nhân lực chất 
lượng cao, sáng tạo ra tri thức mới và giúp các DN giải 
quyết các vấn đề mà thực tế đặt ra. Cho nên, việc liên kết 
cần phải hết sức linh hoạt mềm dẻo để cùng khai thác, sử 
dụng nguồn lực chung. Muốn vậy, hai bên cần thường 
xuyên, trao đổi thảo luận để hiểu, phát triển lợi ích và thế 
mạnh cho nhau. Điều này phụ thuộc chủ yếu vào nhận 
thức và tầm nhìn của lãnh đạo TĐH và DN. 
2.5.2. Biện pháp thực hiện 
- Thứ nhất, nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lí, 
giảng viên, người học về vai trò của mối quan hệ liên kết, 
hợp tác giữa TĐH và DN đối với sự tồn tại và phát triển 
nhà trường, đối với tương lai nghề nghiệp của người học. 
Nâng cao nhận thức giúp nhà trường chủ động, tập trung 
được các nguồn lực để thực hiện tốt công tác liên kết, hợp 
tác. Nâng cao nhận thức không chỉ thông qua các hình 
thức tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục,... mà còn phải 
gắn liền với cơ chế đãi ngộ, chế độ khen thưởng để động 
viên, khuyến khích các đơn vị, cá nhân tích cực tìm kiếm 
những đối tác liên kết và tham gia xây dựng mối quan hệ 
hợp tác hiệu quả cho nhà trường. 
- Thứ hai, xây dựng trung tâm chuyên trách là đầu mối 
giúp quản lí hoạt động hợp tác được thống nhất, bảo đảm 
tính chuyên môn hóa, nâng cao hiệu quả quản lí liên kết 
giữa trường và DN tại mỗi TĐH. Trung tâm có nhiệm vụ 
kết nối, thường xuyên thu thập, cập nhật dữ liệu; tư vấn và 
cung cấp các thông tin, tìm kiếm đối tác là các tổ chức, DN 
và xây dựng mô hình liên kết phù hợp với từng DN. Định 
kì tổ chức các hội nghị, hội thảo, các diễn đàn khoa học; 
các dự án để TĐH và DN có sự thông hiểu, tin tưởng lẫn 
nhau qua hoạt động thực tiễn. Đây là cách nhanh nhất để 
xây dựng, hình thành phát triển mối liên kết thiện chí, bền 
vững. Tuy nhiên, trung tâm không hoạt động độc lập mà 
phải kết hợp cán bộ quản lí, giảng viên, cựu sinh viên để 
tạo thành mạng lưới liên kết chặt chẽ. 
 - Thứ ba, xây dựng các chính sách quy định chung 
về: nội dung, cơ chế hợp tác; chính sách đãi ngộ và biện 
pháp đảm bảo chất lượng trong các mối quan hệ liên kết. 
+ Tích hợp các nội dung liên kết với DN trong các 
quy định chuyên môn như: liên kết trong xây dựng 
chương trình đào tạo, hướng dẫn sinh viên thực hành, 
thực tập, kiểm tra đánh giá... cần cụ thể hóa trong quy 
định phát triển chương trình đào tạo; quy trình tổ chức 
hoạt động thực hành, thực tập; quy trình đánh giá kết quả 
học tập của sinh viên,... 
+ Xây dựng cơ chế, chính sách đãi ngộ cụ thể trong 
quy định tài chính và các quy định hiện hành như: cơ chế 
chi trả thù lao cho các chuyên gia của DN tham gia giảng 
dạy cần được cụ thể hóa trong quy chế chi tiêu nội bộ; 
khích lệ những đơn vị, cá nhân hợp tác với DN thông qua 
hình thức khen thưởng hay coi đó là một tiêu chuẩn đánh 
giá chất lượng công việc hàng năm... Điều này có thể tạo 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 432 (Kì 2 - 6/2018), tr 34-38 
37 
ra động lực cho họ tích cực, chủ động và sáng tạo trong 
tìm kiếm và thực hiện liên kết, hợp tác với các DN. 
Những cơ chế, chính sách này chính là nền tảng để thúc 
đẩy xây dựng và phát triển liên kết hợp tác giữa nhà 
trường và DN . 
- Thứ tư, xây dựng kế hoạch thiết lập mạng lưới DN 
đối tác chiến lược để chọn lựa, củng cố và phát triển các 
mối quan hệ liên kết, hợp tác bền vững. 
Kế hoạch này phải nêu rõ phương thức, thời hạn và 
nội dung liên kết, hợp tác và được cụ thể hóa trong các 
chiến lược phát triển của nhà trường. Điều này sẽ khắc 
phục tình trạng liên kết, hợp tác giữa TĐH - DN mang 
tính “chắp vá”, “nhiệm kì” trong thời gian qua. 
Bên cạnh đó, các TĐH địa phương cần chủ động học 
hỏi phương thức, mô hình xây dựng mạng lưới DN đối 
tác chiến lược của các TĐH đã thực hiện hiệu quả như: 
TĐH Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh thiết lập được hợp tác 
mang tính chiến lược với 120 DN, Đại học Quốc gia Hà 
Nội, Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Công nghiệp 
Hà Nội,... Đồng thời, TĐH nên định kì tổ chức những hội 
thảo, diễn đàn về đào tạo, khoa học công nghệ, hợp tác 
đào tạo... để nhà trường có cơ hội gặp gỡ, xây dựng mối 
quan hệ liên kết bền chặt với nhiều DN. Qua đó, nhà 
trường tổng kết, rút kinh nghiệm trong việc liên kết, hợp 
tác để nâng cao hiệu quả liên kết trong tương lai. 
- Thứ năm, xây dựng cơ chế liên kết đào tạo giữa TĐH 
và DN. Hiện nay, mô hình liên kết và cơ chế liên kết tuỳ 
thuộc vào điều kiện cụ thể của từng trường và DN: 
+ Trong liên kết đào tạo giữa nhà trường với DN, cần 
có sự bàn bạc và thoả thuận cùng nhau xây dựng kế 
hoạch chung. Kế hoạch này cần quy định rõ thời gian, 
địa điểm thực hiện, số lượng sinh viên của mỗi khoá học, 
quyền hạn trách nhiệm của mỗi bên về đào tạo liên kết 
và các điều kiện cơ sở vật chất, con người để đảm bảo 
chất lượng đào tạo. 
+ Trong công tác đánh giá kết quả đào tạo, nhà trường 
và DN phải cùng nhau phối hợp chặt chẽ và có sự tham 
gia, giám sát lẫn nhau. Ví dụ: TĐH mời DN tham gia Hội 
đồng chấm khoá luận tốt nghiệp, tham gia giảng dạy một 
số học phần hoặc chuyên đề phù hợp với năng lực và thế 
mạnh của DN,... Sau đó tổng kết, đánh giá kết quả của 
khóa đào tạo rút ra mặt mạnh, mặt yếu, khắc phục những 
tồn tại cho các khoá đào tạo sau. 
+ Sau khi kết thúc mỗi khoá đào tạo, sinh viên được 
nhà trường tư vấn, giới thiệu việc làm tại các DN liên kết 
hoặc tự khởi nghiệp. 
Cơ chế của liên kết đào tạo gắn TĐH với DN được 
thể hiện qua sơ đồ sau: 
Các con đường phối hợp, liên kết nên được thực hiện 
ở cấp khoa chuyên môn, vì các khoa có những đặc thù 
đào tạo riêng. Cấp trường chỉ thực hiện sự ủng hộ, chỉ 
đạo theo những nguyên tắc chung và hỗ trợ ban đầu. 
2.5.3. Điều kiện thực hiện 
Để hoạt động liên kết giữa TĐH và DN có ý nghĩa 
thiết thực, hiệu quả và bền vững thì đòi hỏi các nhà lãnh 
đạo của TĐH và DN phải có tài năng và tầm nhìn; có sự 
đồng thuận, đồng điệu trong tư duy liên kết đào tạo định 
hướng ứng dụng nghề nghiệp. Bên cạnh đó, khi liên kết, 
hợp tác, cần có lòng tin và sự tin tưởng lẫn nhau để tạo 
dựng hình ảnh, thương hiệu uy tín cho cả hai. 
Việc tiến hành liên kết đào tạo gắn TĐH với DN phải 
được xây dựng trên nguyên tắc tự nguyện, tương hỗ, 
chung mục tiêu, lợi ích. Trong mối quan hệ liên kết hợp 
Sơ đồ. Liên kết đào tạo giữa TĐH và DN 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 432 (Kì 2 - 6/2018), tr 34-38 
38 
tác này, các TĐH phải tích cực, chủ động, song cũng phải 
mềm dẻo, linh hoạt để liên kết đạt hiệu quả cao nhất. 
3. Kết luận 
Hợp tác giữa các TĐH và DN là xu hướng tất yếu và 
mang lại giá trị lâu dài cho các bên tham gia. Tuy nhiên, 
thực tế cho thấy các hoạt động liên kết còn rất hạn chế 
chưa đa dạng về loại hình, chưa đi vào chiều sâu và giá 
trị mang lại chưa tương xứng với yêu cầu đặt ra. Do đó, 
muốn xây dựng và phát triển mối quan hệ gắn kết bền 
vững giữa TĐH và DN thì Nhà nước cần sớm hoàn thiện 
hệ thống chính sách, cơ chế, định hướng, khuyến khích, 
hỗ trợ hoạt động liên kết giữa TĐH và DN. Đây chính là 
hành lang pháp lí thuận lợi, quy định cụ thể quyền, trách 
nhiệm, phương thức hợp tác, tránh những xung đột lợi 
ích hay những mâu thuẫn từ mục tiêu phát triển giữa hai 
bên. Đồng thời, các TĐH cần tích cực chủ động thực hiện 
đồng bộ và tối ưu hóa các biện pháp trên. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Đinh Văn Toàn (2016). Hợp tác đại học - doanh 
nghiệp trên thế giới và một số gợi ý cho Việt Nam. 
Tạp chí Khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội: Kinh 
tế và Kinh doanh, tập 32, số 4, tr 69-80. 
[2] Carayol, N. (2003). Objectives, Agreements and 
Matching in Science–Industry Collaborations: 
Reassembling the Pieces of the Puzzle. Research 
Policy, Vol. 32 (6), pp. 887-908. 
[3] Gibb, A. A. and Hannon P. (2006). Towards the 
Entrepreneurial University. International Journal of 
Entrepreneurship Education, Vol. 4, pp. 73-110. 
[4] Chính phủ (2012). Nghị quyết số 10/NQ-CP ngày 
24/4/2012 về Ban hành chương trình hành động của 
chính phủ triển khai thực hiện chiến lược phát triển 
kinh tế - xã hội 2011-2020 và phương hướng, nhiệm 
vụ phát triển đất nước 5 năm 2011-2015. 
[5] Ban Chấp hành Trung ương (2017). Nghị quyết Hội 
nghị Trung ương 6 khóa XII. 
[6] Abreu, M.; Grinevich, V.; Hughes, A.; Kitson, M. 
and Ternouth, P. (2008). Universities, Business and 
Knowledge Exchange. Council for Industries and 
Higher Education and Centre for Business Research, 
London and Cambridge. 
[7] Bộ GD-ĐT chủ trì thực hiện với sự hỗ trợ của chính 
phủ Hà Lan (2016). Dự án Giáo dục đại học định 
hướng Nghề nghiệp - Ứng dụng (Profession 
Oriented Higher Education). 
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP... 
(Tiếp theo trang 33) 
3. Kết luận 
Ở các trường đại học, NCKH là một trong những 
nhiệm vụ quan trọng nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. 
Việc đánh giá thực trạng NCKH của đội ngũ cán bộ, GV 
Trường Đại học Kĩ thuật Y tế Hải Dương trong những 
năm qua và đưa ra giải pháp nâng cao năng lực NCKH, 
ứng dụng và chuyển giao công nghệ của trường trong 
thời gian tới sẽ góp phần nâng cao chất lượng NCKH, 
đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội; qua đó khẳng 
định uy tín và vị thế của nhà trường. Để KHCN đáp ứng 
được nhu cầu phát triển của xã hội thì các nhà nghiên 
cứu, những người làm công tác khoa học, nhất là GV tại 
các trường đại học phải là lực lượng nòng cốt trong việc 
nghiên cứu và ứng dụng các kết quả nghiên cứu đó vào 
mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Chính phủ (2014). Nghị định 99/2014/NĐ-CP ngày 
25/10/2014 quy định việc đầu tư phát triển tiềm lực 
và khuyến khích hoạt động khoa học và công nghệ 
trong các cơ sở giáo dục đại học. 
[2] Bộ Khoa học và Công nghệ - Bộ Tài chính (2015). 
Thông tư liên tịch 27/2015/TTLT-BKHCN-BTC ngày 
22/4/2015 quy định khoán chỉ thực hiện nhiệm vụ 
khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách Nhà nước. 
[3] Bộ Tài chính - Bộ Khoa học và Công nghệ (2015). 
Thông tư liên tịch 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN ngày 
22/4/2015 hướng dẫn định mức xây dựng, phân bổ dự 
toán và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học 
và công nghệ có sử dụng ngân sách Nhà nước. 
[4] Trường Đại học Kĩ thuật Y tế Hải Dương (2017). 
Chiến lược nghiên cứu khoa học, phát triển và 
chuyển giao công nghệ của Nhà trường giai đoạn 
2017-2021. 
[5] Trường Đại học Kĩ thuật Y tế Hải Dương (2017). Sứ 
mạng, tầm nhìn, giá trị cốt lõi của Trường Đại học 
Kĩ thuật Y tế Hải Dương. 
[6] WHO (2016). Global strategy on human resource 
for health: workforce 2030. WHO, Geneva. 
[7] WHO/WFME (2005). Guidelines for accreditation 
of basic medical education. WHO, Geneva. 
[8] Trần Việt Dũng (2013). Một số suy nghĩ về năng lực 
sáng tạo và phương hướng phát huy năng lực sáng 
tạo của con người Việt Nam hiện nay. Tạp chí Khoa 
học, Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, số 
49, tr 160-169. 

File đính kèm:

  • pdflien_ket_truong_dai_hoc_va_doanh_nghiep_phuong_thuc_nang_cao.pdf