Thời gian và nội dung hoạt động điều dưỡng tại bệnh viện quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ

TÓM TẮT Đặt vấn đề: Nhiệm vụ điều dưỡng được Bộ Y tế qui định cụ thể trong qui chế bệnh viện kể từ năm 1997. Tuy nhiên bối cảnh bệnh viện có nhiều thay đổi để phù hợp với các lọai hình dịch vụ y tế ngày càng đa dạng của người dân và mô hình tự quản lý kinh tế y tế của bệnh viện. Điều này dẫn đến sự thay đổi trong nhiệm vụ thực tế của điều dưỡng tại bệnh viện. Mục tiêu: Mơ tả sự phân bố thời gian và nội dung thực hiện nhiệm vụ của điều dưỡng tại Bệnh viện Đa khoa Quận Ô môn đồng thời tìm các yếu tố liên quan đến sự phân bố này. Phương pháp nghiên cứu: Khảo sát cắt ngang bằng cách quan sát và ghi nhận mỗi 15 phút một cách bí mật. Việc quan sát được thực hiện trong giờ hành chánh, vào ngày thứ năm tuần cuối của mỗi quí trong năm 2006. Có hơn ½ điều dưỡng được quan sát là điều dưỡng trung học, đa số là điều dưỡng viên (80,85%), có khoảng ¼ có nhiệm vụ trực. Kết quả: Thời gian hoạt động trong ngày của người điều dưỡng khoảng 7h45’, trong đó hoạt động hành chánh chiếm 31,36%, thời gian hoạt động trực tiếp chiếm 24,27%, hoạt động gián tiếp chiếm 14,15%, hoạt động cá nhân chiếm 24,20%, cập nhật kiến thức và giáo dục sức khoẻ chiếm 3,12% và hoạt động ngoài chuyên môn chiếm 2,46%. Thời gian dành cho hoạt động phát sinh trong ngày mà người điều dưỡng phải thực hiện là 59 phút. Đề tài cũng phát hiện các yếu tố liên quan đến thời gian hoạt động trong ngày là khoa, chức danh và nhiệm vụ trong ngày; các yếu tố liên quan đến hoạt động phát sinh là khoa và chức vụ; các yếu tố liên quan đến thời gian hoạt động cá nhân là quí và nhiệm vụ trong ngày. Kết luận: Thời gian làm việc trung bình trong ngày của điều dưỡng là 7giờ45’, trong đó kh ảng 1/3 cho công việc hành chánh, ¼ trực tiếp với người bệnh, ¼ dành cho hoạt động cá nhân. Thời gian người điều dưỡng thực hiện hoạt động không thuộc nhiệm vụ của mình l 59’. Yếu tố liên quan thời gian hoạt động trong ngày gồm Khoa, Chức danh và Nhiệm vụ trong ngày; Yếu tố liên quan hoạt động không thuộc nhiệm vụ điều dưỡng gồm Khoa và Chức vụ. Khuyến nghị: Cần có các biện pháp nhằm tăng thời gian cho người điều dưỡng trực tiếp bên người bệnh và cơ hội học tập nâng cao kiến thức, kỹ năng cho điều dưỡng; giáo dục sức khỏe cho người bệnh. Ngoài ra Đề tài cần được mở rộng quan sát các đối tượng khác để nâng cao chất lượng phục vụ bệnh nhân toàn diện

pdf 5 trang yennguyen 6580
Bạn đang xem tài liệu "Thời gian và nội dung hoạt động điều dưỡng tại bệnh viện quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thời gian và nội dung hoạt động điều dưỡng tại bệnh viện quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ

Thời gian và nội dung hoạt động điều dưỡng tại bệnh viện quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học 
230 
THỜI GIAN VÀ NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG ĐIỀU DƢỠNG 
TẠI BỆNH VIỆN QUẬN Ô MÔN, TP. CẦN THƠ 
Trần Thị Hạnh* 
TÓM TẮT 
Đặt vấn đề: Nhiệm vụ điều dưỡng được Bộ Y tế qui định cụ thể trong qui chế bệnh viện kể từ năm 1997. Tuy nhiên bối 
cảnh bệnh viện có nhiều thay đổi để phù hợp với các lọai hình dịch vụ y tế ngày càng đa dạng của người dân và mô hình tự 
quản lý kinh tế y tế của bệnh viện. Điều này dẫn đến sự thay đổi trong nhiệm vụ thực tế của điều dưỡng tại bệnh viện. 
Mục tiêu: Mơ tả sự phân bố thời gian và nội dung thực hiện nhiệm vụ của điều dưỡng tại Bệnh viện Đa khoa Quận Ô 
môn đồng thời tìm các yếu tố liên quan đến sự phân bố này. 
Phương pháp nghiên cứu: Khảo sát cắt ngang bằng cách quan sát và ghi nhận mỗi 15 phút một cách bí mật. Việc 
quan sát được thực hiện trong giờ hành chánh, vào ngày thứ năm tuần cuối của mỗi quí trong năm 2006. Có hơn ½ điều 
dưỡng được quan sát là điều dưỡng trung học, đa số là điều dưỡng viên (80,85%), có khoảng ¼ có nhiệm vụ trực. 
Kết quả: Thời gian hoạt động trong ngày của người điều dưỡng khoảng 7h45’, trong đó hoạt động hành chánh chiếm 
31,36%, thời gian hoạt động trực tiếp chiếm 24,27%, hoạt động gián tiếp chiếm 14,15%, hoạt động cá nhân chiếm 24,20%, 
cập nhật kiến thức và giáo dục sức khoẻ chiếm 3,12% và hoạt động ngoài chuyên môn chiếm 2,46%. Thời gian dành cho 
hoạt động phát sinh trong ngày mà người điều dưỡng phải thực hiện là 59 phút. Đề tài cũng phát hiện các yếu tố liên quan 
đến thời gian hoạt động trong ngày là khoa, chức danh và nhiệm vụ trong ngày; các yếu tố liên quan đến hoạt động phát 
sinh là khoa và chức vụ; các yếu tố liên quan đến thời gian hoạt động cá nhân là quí và nhiệm vụ trong ngày. 
Kết luận: Thời gian làm việc trung bình trong ngày của điều dưỡng là 7giờ45’, trong đó kh ảng 1/3 cho công việc 
hành chánh, ¼ trực tiếp với người bệnh, ¼ dành cho hoạt động cá nhân. Thời gian người điều dưỡng thực hiện hoạt động 
không thuộc nhiệm vụ của mình l 59’. Yếu tố liên quan thời gian hoạt động trong ngày gồm Khoa, Chức danh và Nhiệm vụ 
trong ngày; Yếu tố liên quan hoạt động không thuộc nhiệm vụ điều dưỡng gồm Khoa và Chức vụ. 
Khuyến nghị: Cần có các biện pháp nhằm tăng thời gian cho người điều dưỡng trực tiếp bên người bệnh và cơ hội 
học tập nâng cao kiến thức, kỹ năng cho điều dưỡng; giáo dục sức khỏe cho người bệnh. Ngoài ra đề tài cần được mở rộng 
quan sát các đối tượng khác để nâng cao chất lượng phục vụ bệnh nhân toàn diện. 
ABSTRACT 
TIME AND CONTENT DISTRIBUTION FOR NURSING ACTIVITIES IN OMON DISTRICT HOSPITAL, CANTHO CITY 
Tran Thi Hanh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 - No 4 – 2008: 230 – 236 
Introduction: Ministry of Health has stipulated nurse missions in hospitals since 1997. In fact real situation in hospital 
is changed in order to adapt on more muliply forms of health services and context for self-controlling in hospital economic. 
This leads nurse mission in hospital are changed too. 
Objective: To describe time and content distribution for nursing activities in Omon District Hospital, Cantho City, 
Vietnam in 2006. 
Method: A cross-sectional survey was carried out by observing and recording every 15 minutes secretly. This is 
conducted in offical hours, in the last Thursday every quarter. The observed sample consisted of all nurses who were 
working at clinic and paraclinic departments in the hospital. There were 282 working days observed. Most of respondents 
were 2
nd
 degree nurses and over ¼ of them was in duty. 
Result: Average working time in an official day was about 7h45’, in which time for administrative, direct nursing 
activities, indirect nursing, private, update knowledge and non nursing activities occupied 31.36%, 24.27%, 14.15%, 
24.20%, 3.12% and 2.46%, respectively. The time for unexpected activities in the whole working day in which the nurse had 
to do was 59 minutes. The researcher also found out that the average working time were related to departments and job 
titles. 
Conclusion: Time distibution for nursing activities is 1/3 on administrative work, ¼ on direct nursing activities and 59 
minutes on non-nurse mission. Average working time is related departments, job postions and duty mission; non-nurse 
mission is ascociated to departments, job postion. The suggestions comprised solutions to increase time for direct nursing 
activities, health education and chances for nurses to update their knowledge. Besides, the survey should observe other 
types of health workers to improve total health care quality for patients. 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Nhận định tình hình chung 
Điều dưỡng (ĐD) là một bộ phận thiết yếu trong hệ 
thống chăm sóc sức khỏe nhân dân. Trong những năm qua, 
hệ thống điều dưỡng đã được lưu ý đầu tư nâng cao trình 
độ và cải thiện điều kiện làm việc. Bộ y tế đã cho ban hành 
qui chế bệnh viện(1.1), trong đó qui định chức năng và 
nhiệm vụ của các cấp điều dưỡng trong việc thực hiện 
công tác chuyên môn. Công tác điều dưỡng dựa trên cơ sở 
pháp lý trên, nên dần dần từng bước được củng cố và đi 
* Trường Cao Đẳng Y tế Cần Thơ 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học 
231 
vào nề nếp, góp phần nâng cao chất lượng trong điều trị và 
chăm sóc người bệnh. 
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của các yếu tố kinh 
tế, xã hội, nhu cầu và loại hình chăm sóc sức khỏe của 
người dân ngày càng đa dạng hơn. Xuất phát từ bối cảnh 
quản lý kinh tế y tế của bệnh viện, người điều dưỡng phải 
kiêm thêm nhiều nhiệm vụ chưa có qui định trong chức 
năng, chức trách của họ trong khi nhân lực điều dưỡng 
chưa có cơ sở để điều chỉnh. Điều này có thể dẫn đến sự 
quá tải trong công việc của họ, chất lượng chăm sóc bệnh 
nhân bị ảnh hưởng. 
Điều dưỡng Bệnh viện Ômôn không nằm ngoài bối 
cảnh nêu trên. Công việc hành chánh ngày càng phát sinh 
quá nặng nề, thời gian người điều dưỡng trực tiếp bên bệnh 
nhân giảm dần, người điều dưỡng không còn thời gian 
dành cho việc học tập phát triển kỹ năng và kiến thức 
chuyên môn tại bệnh viện. 
Thật cần thiết để các nhà quản lý bệnh viện, quản lý 
điều dưỡng có những thông tin cơ bản về thực trạng việc 
thực hiện nhiệm vụ điều dưỡng tại bệnh viện. Nội dung 
nhiệm vụ của họ hợp lý chưa? Sự phân bố thời gian của họ 
cho từng nhiệm vụ như thế nào? Họ đã sử dụng thời gian 
lao động hợp lý chưa? Công tác chăm sóc người bệnh có 
được đầu tư nhiều thời gian không? 
Đề tài “Thời gian và nội dung thực hiện nhiệm vụ điều 
dưỡng tại Bệnh viện Ômôn” nhằm mô tả bối cảnh làm việc 
của điều dưỡng ở đây và phát hiện một số yếu tố bất hợp 
lý, có ảnh hưởng đến công việc của họ. 
Tóm tắt các biến số của đề tài nghiên cứu 
Biến số độc lập 
Bao gồm các biến số: “Quí” (Thời điểm quan sát), 
“Khoa”, “Chức danh”, “Chức vụ” và “Nhiệm vụ trong 
ngày”. 
Biến số phụ thuộc 
Bao gồm hai biến số “Thời gian” và “Nội dung”. 
Qui ƣớc một số từ ngữ sử dụng trong đề tài 
Điều dưỡng viên 
 Đề cập đến những cán bộ y tế hệ trung cấp đang trực 
tiếp tham gia công tác điều dưỡng, bao gồm: Điều dưỡng 
trung học, tất cả y sỹ, hộ sinh trung học, kỹ thuật viên hoặc 
xét nghiệm viên trung cấp. 
Thời gian 
Khái niệm “Thời gian” được tính bằng phút và chỉ đo 
lường trong 8 giờ hành chánh của điều dưỡng viên 
Thời gian hoạt động trong ngày 
Chỉ thời gian mà người điều dưỡng có mặt tại bệnh 
viện trong một ngày làm việc 
Hoạt động thực tế của điều dưỡng 
Các hoạt động thực tế của điều dưỡng được chia thành 
6 nhóm chính: 
- Trực tiếp chăm sóc và theo dõi người bệnh: Thủ 
thuật chuyên môn, lấy dấu hiệu sinh tồn. 
- Các hoạt động gián tiếp: Xử lý dụng cụ, sắp xếp khoa 
phòng, vận chuyển người bệnh.. 
- Hoạt động hành chánh: Ghi chép biểu mẫu điều 
dưỡng, sổ sách, thủ tục thanh toán 
- Hoạt động cá nhân: Xem tivi, ăn cơm trực, thay trang 
phục chuyên môn, giải trí, tán gẫu, đi căntin 
- Cập nhật kiến thức và giáo dục sức khỏe: Bao gồm 
những hoạt động mở mang kiến thức, kỹ năng dưới bất cứ 
hình thức nào của điều dưỡng và công tác tuyên truyền 
hướng dẫn người bệnh 
- Hoạt động ngoài chuyên môn: Công tác đoàn thể, hội 
họp.. 
Hoạt động “phát sinh” 
Là những hoạt động không có qui định trong chức 
trách của điều dưỡng viên theo qui chế bệnh viện nhưng 
thực tế đã được điều dưỡng thực hiện 
Mục tiêu nghiên cứu 
Mục tiêu tổng quát 
Mô tả sự phân bố thời gian cho các hoạt động điều 
dưỡng trong ngày và phát hiện các yếu tố liên quan đến 
thời gian hoạt động này. 
Mục tiêu cụ thể 
- Mô tả thời gian hoạt động trong ngày và sự phân bố 
thời gian cho các nhóm hoạt động chính của điều dưỡng. 
- Mô tả thời gian trung bình và nội dung các hoạt động 
phát sinh 
- Xác định các yếu tố liên quan đến thời gian hoạt 
động trong ngày, thời gian hoạt động phát sinh và thời gian 
hoạt động cá nhân 
Đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu 
Đối tƣợng nghiên cứu 
Đề tài được tiến hành để khảo sát hoạt động thực tế 
của các điều dưỡng viên đang trực tiếp công tác tại các 
khoa lâm sàng và cận lâm sàng, Bệnh viện Quận Ô môn, 
kể cả trong biên chế và hợp đồng. 
Không khảo sát việc thực hiện nhiệm vụ của các điều 
dưỡng tại các phòng chức năng và các ĐD nghỉ phép, nghỉ 
ốm... 
Dự kiến có khoảng 71 điều dưỡng viên thuộc đối 
tượng nghiên cứu. 
Phƣơng pháp 
Dùng phương pháp khảo sát cắt ngang để mô tả việc 
thực hiện nhiệm vụ của điều dưỡng viên. 
Công cụ để thu thập dữ liệu là phiếu quan sát, hình 
thức lại cơng việc theo thời gian. Việc quan sát được ghi 
nhận trong giờ hành chánh, mỗi 15 phút cho từng điều 
dưỡng trong cả ngày làm việc và được tiến hành 4 lần, vào 
tuần cuối của mỗi quí. 
Quá trình quan sát được các điều dưỡng trưởng khoa 
thực hiện bí mật để đảm bảo tính khách quan, chính xác. 
Dữ liệu được mã hóa, sau đó nhập và xử lý bằng phần 
mềm MiniTab version 13. Thống kê mô tả được sử dụng 
cho hầu hết các biến số của đề tài. Sử dụng phép kiểm 
ANOVA để so sánh thời gian trung bình của hoạt động 
điều dưỡng giữa các nhóm. 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học 
232 
KẾT QUẢ 
Đặc điểm của mẫu nghiên cứu 
Có tổng số 282 ngày quan sát cho đối tượng nghiên 
cứu, trong đó phân bố tương đối đều cho 4 quí trong 4 lần 
khảo sát. Số điều dưỡng được quan sát ở khoa Nội chiếm tỉ 
lệ cao nhất so với khoa khác (13,48%), kế đó là Cận lâm 
sàng (11,35%), Ngoại (11,35%), Khoa Khám (10,99%) và 
Khoa Sản (10,99%). Về chức danh: Hơn ½ số điều dưỡng 
được quan sát là điều dưỡng trung học (ĐDTH), đa số là 
ĐD viên. Có khoảng ¼ ĐD có nhiệm vụ trực trong ngày 
quan sát. 
Sự phân bố thời gian cho các nhóm hoạt động 
chính của điều dƣỡng 
Table 1 – Sự phân bố thời gian cho các nhóm hoạt động 
trong ngày 
NỘI DUNG Tần suất Phút Giờ 
Hoạt động trực tiếp 7,93 118,95 1h59’ 
Hoạt động hành chánh 9,55 143,25 2h23’ 
Hoạt động gián tiếp 4,44 66,60 1h07’ 
Cập nhật kiến thức – GDSK 0,95 14,25 14’ 
Hoạt động ngòai chuyên môn 0,75 11,25 11’ 
Hoạt động cá nhân 7,37 110,55 1h51’ 
Chung 30,98 464,70 7h45’ 
Qua bảng 2, kết quả cho thấy trong hoạt động diều 
dưỡng dành cho hoạt động hành chánh cao nhất trong ngày 
(2h23’), kế đến là hoạt động trực tiếp với người bệnh 
(1h59’) và hoạt động cá nhân (1h51’). Thời gian dành cho 
hoạt động cập nhật kiến thức và giáo dục sức khỏe cho 
người bệnh quá ít (14’). Thời gian hoạt động trong ngày 
của người điều dưỡng khỏang 7h45’. Thời gian này chưa 
tách riêng ra cho những điều dưỡng làm ở Khoa Lao, có 
thời gian làm việc cho phép ngắn hơn 8h/ngày. 
Biểu đồ 1 – Sự phân bố thời gian cho hoạt động trong 
ngày 
Qua biểu đồ 1, hoạt động hành chánh chiếm gần 1/3 
trong tổng số quỹ thời gian làm việc trong ngày của người 
điều dưỡng, trong khi đó hoạt động trực tiếp theo dõi chăm 
sóc người bệnh chỉ chiếm chưa đến ¼ quỹ thời gian. Thời 
gian dành cho hoạt động cá nhân khá cao, khoảng ¼ quỹ 
thời gian. 
- Việc học tập nâng cao kiến thức của điều dưỡng và 
công tác giáo dục sức khỏe cho bệnh nhân chưa được ĐD 
lưu ý, chỉ có 3,12% quỹ thời gian. 
Thời gian dành cho các hoạt động phát sinh 
Table 2 – Thời gian trung bình cho các hoạt động phát 
sinh 
NỘI DUNG 
Sáng Chiều Cả ngày 
Tần suất Phút 
Tần 
suất 
Phút 
Tần 
suất 
Phút 
Sao thuốc, y lệnh và 
kết quả XN 
0,38 
5,7 
0,17 
2,55 0,55 8,25 
Tổng kết bệnh án 0,67 10,05 0,29 4,35 0,96 14,4 
Thủ tục thanh toán 0,50 7,5 0,54 8,1 1,04 15,6 
Lĩnh thuốc 0,28 4,2 0,37 5,55 0,65 9,75 
Hoạt động ngoài 
chuyên môn 
0,36 
5,4 
0,39 
5,85 0,75 11,25 
Tổng 2,19 32,85 1,76 26,4 3,95 59,25 
Tổng thời gian trung bình cho các hoạt động phát sinh 
gần 1 giờ, trong đó thủ tục thanh toán chiếm 15,6 phút kế 
đến là tổng kết hồ sơ bệnh án 14,4 phút, hoạt động ngoài 
chuyên môn 11,25 phút: Lĩnh thuốc 9,75 phút, sao toa 
thuốc y lệnh và kết quả xét nghiệm 8,25 phút. 
Hình 2- So sánh các hoạt động phát sinh trong ngày 
Qua biểu đồ cho thấy thời gian trung bình dành cho 
các hoạt động phát sinh: Sao y lệnh – cận lăm sàng và tổng 
kết bệnh án so sánh sáng chiều có chênh lệch nhau: (5,7 
phút và 2,55 phút và 10,05 phút và 4,55 phút). Các hoạt 
động khác: thủ tục thanh toán, lĩnh thuốc và hoạt động 
ngoài chuyên môn tương đương nhau 
So sánh thời gian hoạt động trong ngày theo từng 
nội dung hoạt động đối với các yếu tố khác 
Theo từng quí của năm 
Mặc dầu tần suất trong 6 nhóm hoạt động của 4 quí có 
khác nhau nhưng chỉ có 2 nhóm hoạt động phục vụ chăm 
sóc và hoạt động cá nhân có p< 0,05 (0,018 và 0,000). 
Điều này cho thấy hoạt động chăm sóc và điều trị trong 4 
quí có khác nhau cũng như hoạt động cá nhân của 4 quí 
cũng khác nhau. 
Hoạt động phục vụ chăm sóc và điều trị cao nhất ở quí 
2 (77,85’) và thấp nhất ở quí 4 (40,35’).Ngược lại hoạt 
động cá nhân cao nhất vào quí 4 (140,35’) và thấp nhất ở 
quí 2 (96,90’). 
Theo các khoa khác nhau của Bệnh viện 
Xét thời gian trung bình của các hoạt động giữa các 
khoa, kết quả cho thấy thời gian dành cho hoạt động trực 
tiếp trong các khoa có khác biệt do p = 0,000 < 0,05. Đồng 
thời thời gian hoạt động hành chánh dành cho các khoa có 
Tröïc tieáp
24.27%
Haønh chaùnh
31.36%Giaùn tieáp
14.58%
Caäp nhaät KT -
GDSK
3.12%
Phi chuyeân moân
2.46%
Caù nhaân
24.20%
Saùng
0
2
4
6
8
10
12
S
a
o
 y
 l
e
än
h
 v
a
ø 
C
L
S
T
h
u
û t
u
ïc
 t
h
a
n
h
to
a
ùn
N
g
o
øa
i 
c
h
u
y
e
ân
m
o
ân
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học 
233 
khác biệt nhau do p = 0,003 < 0,05. Đối với thời gian dành 
cho cập nhật kiến thức GDSK, hoạt đông ngoài chuyên 
môn, hoạt động cá nhân không khác biệt giữa các khoa do 
p > 0,05. 
Theo chức danh khác nhau 
Khảo sát thời gian hoạt động trung bình theo từng 
chức danh, kết quả cho thấy: Thời gian dành cho hoạt động 
trực tiếp theo từng chức danh có khác biệt do p = 0,011 < 
0,05. Đối với hoạt động hành chánh theo từng chức danh 
có khác biệt do p = 0,010 < 0,05. Xét về hoạt động gián 
tiếp, thời gian theo từng chức danh khác biệt do p = 0,036 
< 0,05. Riêng thời gian dành cho cập nhật kiến thức – 
GDSK, hoạt động trong chuyên môn, hoạt động cá nhân 
không khác biệt do p > 0,05. 
Theo chức vụ khác nhau của điều dưỡng 
Nhận xét về thời gian hoạt động trung bình theo chức 
vụ của điều dưỡng, kết quả phản ánh: Công tác trực tiếp 
theo dõi và chăm sóc người bệnh theo từng chức vụ có 
khác biệt bởi p = 0,003 < 0,05, trong đó người điều dưỡng 
trưởng có thời gian hoạt động cao nhất (hơn cả điều dưỡng 
viên). 
Nhận xét đối với hoạt động hành chánh, thời gian dành 
cho từng chức vụ có khác biệt nhau do p = 0,001 < 0,05, 
trong đó điều dưỡng hành chánh có thời gian rất cao 
(214’). 
Các hoạt động còn lại như: Hoạt động gián tiếp, cập 
nhật kiến thức – GDSK, hoạt động ngoài chuyên môn, 
hoạt động cá nhân không có khác biệt giữa các chức vụ bởi 
p > 0,05. 
Theo nhiệm vụ trong ngày 
Xét thời gian trung bình theo nhiệm vụ trong ngày, 
nhìn chung, thời gian trung bình của tất cả các hoạt động 
của người điều dưỡng trực và người làm ngày đếu có khác 
biệt nhau do các giá trị p đều <0.05, trừ hoạt động ngòai 
chuyên môn (có p=0.356 > 0.05). 
- Đối với các hoạt động khác biệt có ý nghĩa thóng kê 
trên, người điều dưỡng trực có thời gian cho hoạt động trực 
tiếp và hoạt động gián tiếp cao hơn điều dưỡng làm ngày. 
Ngược lại, người điều dưỡng làm ngày có thời gian hoạt 
động hành chánh, GDSK và hoạt động cá nhân cao hơn 
người điều dưỡng trực. 
Các yếu tố liên quan đến thời gian hoạt động 
trung bình cả ngày của điều dƣỡng 
Thời gian hoạt động trong ngày của ĐD giữa các khoa 
có khác nhau, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê do p = 
0,000 < 0,05. Các khoa có thời gian làm việc cao lần lượt 
là: khoa Nội, Ngoại, Cấp cứu, Sản. Xét về chức danh: Sự 
khác biệt giữa thời gian hoạt động trong ngày giữa 
các chức danh khác nhau có ý nghĩa thống kê do p = 
0,001 < 0,05. Về chức vụ, thời gian hoạt động trong 
ngày không có khác biệt do p = 0,664 > 0,05. Tuy 
nhiên thời gian hoạt động giữa các nhiệm vụ trong 
ngày thì có sự khác biệt nhau, sự khác biệt này có ý 
nghĩa thống kê do p = 0,000 < 0,05 và người điều 
dưỡng trực có thời gian làm việc cao hơn điều dưỡng 
làm ngày (8h12 so với 7h61). 
Các yếu tố liên quan đến thời gian hoạt động pht 
sinh trong ngày của điều dƣỡng 
Xét về thời gian cho các hoạt động phát sinh đối với 4 
quí không khác biệt do p = 0,796 > 0,05. Thời gian cho các 
hoạt động phát sinh của các khoa có khác biệt nhau. Sự 
khác biệt nầy có ý nghĩa thống kê với p = 0,000 < 0,05. 
Trong đó các khoa dành nhiều thời gian cho các hoạt động 
phát sinh lần lượt là Khoa Sản (95.40), Khoa Lao (86,55 
phút), Nhi (79,65 phút), Nội (76,50 phút) và Y học cổ 
truyền (76,20 phút). Khi xét thời gian cho các hoạt động 
phát sinh của các chức danh thì không có sự khác biệt do p 
= 0,245 > 0,05. Thời gian cho các hoạt động phát sinh của 
từng chức vụ có khác nhau, sự khác biệt này có ý nghĩ 
thống kê do p = 0,000 < 0,05, trong đó người điều dưỡng 
hành chánh có thời gian cho hoạt động phát sinh rất cao 
(116,70 phút), kế tiếp là ĐTTK (81,60 phút). Tuy nhiên 
nếu xét thời gian cho các hoạt động phát sinh của nhiệm vụ 
trong ngày thì sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê do p 
= 0,881 > 0,05. 
Các yếu tố liên quan đến thời gian hoạt động cá 
nhân trong ngày của điều dƣỡng 
Thời gian trung bình cho các hoạt động cá nhân đối 
với 4 quí có khác biệt nhau, sự khác biệt này có ý nghĩa 
thống kê do p = 0,000 < 0,05. Ở quí 4/05 có thời gian hoạt 
động cá nhân cao nhất. Xét thời gian trung bình cho các 
hoạt động cá nhân của từng khoa, các chức danh, chức vụ 
không khác biệt do các giá trị p đều lớn hơn 0,05. 
Tuy nhiên nếu xét thời gian trung bình cho các hoạt 
động cá nhân của nhiệm vụ trong ngày thì có khác biệt 
nhau, sự khác biệt này rất có ý nghĩa thống kê do p = 0,000 
< 0,05 và người điều dưỡng làm ngày có thời gian cho hoạt 
động cá nhân cao hơn người trực (117,75 phút và 90,60 
phút). 
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 
Kết luận 
Qua 4 lần khảo sát của 4 quí, có 282 ngày điều dưỡng 
được quan sát. Hơn một nữa điều dưỡng được quan sát là 
ĐDTH, đa số là ĐDV (80,85%), và có khỏang ¼ có nhiệm 
vụ trực trong ngày quan sát. 
Đề tài phát hiện thời gian hoạt động trong ngày của 
người điều dưỡng khoảng 7 giờ 45 phút, trong đó, thời 
gian hoạt động trực tiếp là 1h59 phút; hoạt động hành 
chánh là 2h23 phút; hoạt động gián tiếp là 1h07 phút; hoạt 
động cá nhân là 1h51 phút; hoạt động cập nhật kiến 
thức/giáo dục sức khỏe là 14 phút và hoạt động ngoài 
chuyên môn là 11 phút. 
Thời gian dành cho hoạt động phát sinh trong ngày mà 
người điều dưỡng phải thực hiện là 59 phút, trong đó thủ 
tục thanh toán cao nhất (15,6 phút), kế đến là tổng kết bệnh 
án (14,4 phút). 
Khảo sát về các yếu tố liên quan đến thời gian làm 
việc của điều dưỡng, kết quả đề tài đã phát hiện Khoa, 
Chức danh và Nhiệm vụ trong ngày có liên quan đến thời 
gian hoạt động trong ngày của điều dưỡng. Đồng thời, 
Khoa và Chức vụ có liên quan đến thời gian dành cho các 
hoạt động phát sinh mà người điều dưỡng phải thực hiện. 
Riêng thời gian dành cho hoạt động cá nhân của điều 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học 
234 
dưỡng liên quan đến Quí và Nhiệm vụ trong ngày của họ. 
Khuyến nghị 
Qua kết quả nghiên cứu của đề tài chúng tôi nhận thấy, 
để nâng cao chất lượng chăm sóc và điều trị người bệnh tại 
Bệnh viện Ô môn, đáp ứng nhu cầu chăm sóc ngày càng 
cao của người dân, chúng tôi xin có những đề xuất sau: 
Người điều dưỡng cần được giảm bớt những hoạt 
động phát sinh, để dành nhiều thời gian cho việc chăm sóc 
trực tiếp bên người bệnh và thời gian học tập cập nhật kiến 
thức/giáo dục sức khỏe cho người bệnh. 
Cần điều chỉnh tiêu chuẩn nhân lực giữa các khoa, các 
chức danh khác nhau để giảm tải cho những khoa và chức 
danh điều dưỡng có thời gian làm việc cao 
Các nhà quản lý bệnh viện cần cải tiến lại những biểu 
mẫu, sổ sách của điều dưỡng để giảm bớt việc ghi chép 
phần hành chánh. 
Những hoạt động phục vụ chăm sóc và điều trị cần 
được sắp xếp lại để người điều dưỡng ở các khoa lâm sàng 
có thời gian trực tiếp chăm sóc, gần gủi người bệnh nhiều 
hơn. 
Quản lý bệnh viện, quản lý khoa cần lưu ý nhắc nhở để 
giảm thời gian dành cho hoạt động cá nhân của điều dưỡng 
tại Bệnh viện. 
Đề tài cần được mở rộng quan sát các đối tượng khác 
để nâng cao chất lượng phục vụ bệnh nhân toàn diện. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ Y tế, Quy chế bệnh viện, Nhà xuất bản Y học, Hà nội 1997, trang 70 – 
76. 
2. Bộ Y tế, Quản lý điều dưỡng, Nhà xuất bản Y học, Hà nội 2001. 
3. Bộ Y tế, Quyết định 1613/2002/QĐ-BYT ngày 03 tháng 5 năm 2002 về Kế 
hoạch hành động quốc gia về tăng cường công tác điều dưỡng – hộ sinh 
giai đoạn 2002 – 2010. 
4. Trần Tấn Trâm và Võ Kim Sa, Tài liệu Quản lý Bệnh viện, tháng 10 -2005. 

File đính kèm:

  • pdfthoi_gian_va_noi_dung_hoat_dong_dieu_duong_tai_benh_vien_qua.pdf