Xây dựng dữ liệu mẫu cơ sở của quần áo phục vụ thiết kế phát triển sản phẩm trong các doanh nghiệp may quy mô vừa và nhỏ ở Việt Nam

Tóm tắt

Trong nghiên cứu này, một danh mục các mẫu cơ sở của quần áo đã được đề xuất nhằm phục vụ thiết kế

phát triển sản phẩm thời trang may sẵn trong các doanh nghiệp may quy mô vừa và nhỏ ở Việt Nam. Nhà

sản xuất hàng may mặc có thể lựa chọn các mẫu cơ sở cần thiết tùy theo nhóm đối tượng khách hàng hay

thị trường và chủng loại sản phẩm của doanh nghiệp. Bài báo trình bày kết quả xây dựng chương trình hỗ

trợ bằng công cụ Wizard của phần mềm Accumark cho phép tự động vẽ thiết kế mẫu cơ sở của quần áo và

kết quả xây dựng dữ liệu mẫu cơ sở của quần áo theo hệ thống thiết kế của khối SEV. Với chương trình

này, nhà sản xuất có thể dễ dàng có được các mẫu cơ sở cần thiết phù hợp với nhóm đối tượng khách hàng

của mình bằng cách thay đổi dữ liệu thông số kích thước cơ thể của các nhóm cỡ số và các thông số thiết

kế tương ứng.

pdf 5 trang yennguyen 3360
Bạn đang xem tài liệu "Xây dựng dữ liệu mẫu cơ sở của quần áo phục vụ thiết kế phát triển sản phẩm trong các doanh nghiệp may quy mô vừa và nhỏ ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Xây dựng dữ liệu mẫu cơ sở của quần áo phục vụ thiết kế phát triển sản phẩm trong các doanh nghiệp may quy mô vừa và nhỏ ở Việt Nam

Xây dựng dữ liệu mẫu cơ sở của quần áo phục vụ thiết kế phát triển sản phẩm trong các doanh nghiệp may quy mô vừa và nhỏ ở Việt Nam
Tạp chí Khoa học và Công nghệ 129 (2018) 043-046 
43 
Xây dựng dữ liệu mẫu cơ sở của quần áo phục vụ thiết kế phát triển sản 
phẩm trong các doanh nghiệp may quy mô vừa và nhỏ ở Việt Nam 
Construct Data of Foundation Patterns of Clothing for Product Development of Small and 
Medium-Sized Garment Company in Vietnam 
Nguyễn Thị Thúy Ngọc1*, Hồ Thị Như Quỳnh2 
1 Trường Đại học Bách khoa Hà Nội - Số 1, Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam 
2 Tổng công ty cổ phần dệt may Hà Nội 
Đến Tòa soạn: 30-12-2016; chấp nhận đăng: 28-9-2018 
Tóm tắt 
Trong nghiên cứu này, một danh mục các mẫu cơ sở của quần áo đã được đề xuất nhằm phục vụ thiết kế 
phát triển sản phẩm thời trang may sẵn trong các doanh nghiệp may quy mô vừa và nhỏ ở Việt Nam. Nhà 
sản xuất hàng may mặc có thể lựa chọn các mẫu cơ sở cần thiết tùy theo nhóm đối tượng khách hàng hay 
thị trường và chủng loại sản phẩm của doanh nghiệp. Bài báo trình bày kết quả xây dựng chương trình hỗ 
trợ bằng công cụ Wizard của phần mềm Accumark cho phép tự động vẽ thiết kế mẫu cơ sở của quần áo và 
kết quả xây dựng dữ liệu mẫu cơ sở của quần áo theo hệ thống thiết kế của khối SEV. Với chương trình 
này, nhà sản xuất có thể dễ dàng có được các mẫu cơ sở cần thiết phù hợp với nhóm đối tượng khách hàng 
của mình bằng cách thay đổi dữ liệu thông số kích thước cơ thể của các nhóm cỡ số và các thông số thiết 
kế tương ứng. 
Từ khóa: phát triển sản phẩm, thiết kế mẫu, mẫu cơ sở, quần áo. 
Abstract 
In this study, the list of foundation patterns of clothing has been proposed to serve the product development 
of ready-to-wear garment in small and medium-sized garment company in Vietnam. Garment manufacturers 
can select the list of needed foundation patterns depending on customer groups or markets and types of 
products. This paper presents the results of the development of the support program using the Wizard tool of 
AccuMark software that allows to automatically draw the foundation patterns of clothing and results of data 
construction of foundation patterns of clothing with SEV clothing construction systems. With this program, 
every manufacturer can easily obtain the necessary foundation patterns to fit their customer groups by 
changing dimension parameters of human body sizes and design parameters. 
Keywords: product development, patternmaking, foundation pattern, clothing. 
1. Giới thiệu* 
Hàng thời trang may sẵn hiện có trên thị trường 
trong nước chủ yếu từ các nguồn như: nhập khẩu từ 
nước ngoài (chủ yếu là Trung Quốc), sản xuất theo 
sau các đơn hàng xuất khẩu cho các hãng thời trang 
nước ngoài (hay còn gọi là hàng “Made in Vietnam”) 
và hàng của các thương hiệu thời trang trong nước. 
Trong những năm gần đây, tỷ lệ hàng may mặc nội 
địa do các doanh nghiệp may trong nước sản xuất 
tăng đáng kể. Trong đó, các doanh nghiệp may quy 
mô lớn đã bắt đầu xây dựng và phát triển thương hiệu 
thời trang riêng, phục vụ cho thị trường nội địa. Điển 
hình là tổng công ty may 10, tổng công ty may Đức 
Giang, công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG, 
tổng công ty Phong phú, tổng công ty Việt Thắng. 
Phần còn lại và chiếm tỷ lệ lớn hơn là các doanh 
* Địa chỉ liên hệ: Tel.: (+84) 983552754 
Email: ngoc.nguyenthithuy@hust.edu.vn 
nghiệp may tư nhân quy mô vừa và nhỏ với các 
thương hiệu thời trang như Canifa, Format, Nem, Ivy, 
Vietbrothers,... 
Đối với mỗi doanh nghiệp sản xuất hàng thời 
trang may sẵn, phát triển sản phẩm là công việc cần 
được tiến hành thường xuyên và hiệu quả. Khó khăn 
chủ yếu của các doanh nghiệp may khi phát triển sản 
phẩm thường nằm trong các vấn đề sau: 
- Nhân lực cho phát triển sản phẩm còn hạn chế 
về số lượng và chất lượng, đặc biệt là nhân lực cho 
khâu nghiên cứu và thiết kế sản phẩm [8]. 
- Quy trình và cách thức tiến hành còn bỡ ngỡ 
do các doanh nghiệp còn quen với phương thức sản 
xuất gia công theo đơn đặt hàng [8]. 
- Hệ thống công cụ phục vụ cho nghiên cứu và 
thiết kế sản phẩm còn hạn chế như: thiết bị đo/ đánh 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ 129 (2018) 043-046 
44 
giá tính năng và chất lượng nguyên vật liệu, công cụ 
đánh giá chất lượng thiết kế sản phẩm,... 
- Hệ thống dữ liệu phục vụ cho thiết kế mẫu và 
thiết lập tài liệu kỹ thuật còn hạn chế như: hệ thống 
cỡ số cơ thể người, ngân hàng kết cấu sản phẩm, ngân 
hàng mẫu cơ sở phục vụ cho phát triển mẫu,... [5] 
Hiện nay, việc thiết kế mẫu sản phẩm may mặc 
với sự trợ giúp của các hệ thống CAD đã trở nên khá 
phổ biến trong cả những doanh nghiệp quy mô vừa và 
nhỏ. Những hệ thống CAD đang được áp dụng phổ 
biến như hệ thống của Gerber, Lectra, Optitex. 
Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu xây 
dựng danh mục mẫu cơ sở của quần áo và chương 
trình hỗ trợ xây dựng dữ liệu mẫu cơ sở phục vụ cho 
các doanh nghiệp may quy mô vừa và nhỏ ở Việt 
Nam, đáp ứng cho các nhóm đối tượng khách hàng 
khác nhau là người tiêu dùng trong nước. 
2. Nội dung và phương pháp 
2.1. Xây dựng danh mục mẫu cơ sở của quần áo 
Đối với các sản phẩm thời trang may sẵn, 
phương pháp thiết kế hiện nay đang sử dụng có hiệu 
quả là phương pháp thiết kế mẫu phẳng. Việc thiết kế 
mẫu một sản phẩm quần áo được phát triển từ một 
mẫu cơ sở của quần áo cùng chủng loại, cùng dáng cơ 
bản và cùng nhóm đối tượng người mặc. 
Trên cơ sở phân tích kết cấu các chủng loại quần 
áo và những yếu tố kết cấu làm cơ sở cho việc áp 
dụng những nguyên tắc thiết kế khi phát triển mẫu, 
các đặc trưng có thể được sử dụng để phân loại các 
mẫu cơ sở của quần áo bao gồm: đối tượng khách 
hàng (giới tính, lứa tuổi), chủng loại và loại quần áo, 
dáng cơ bản của quần áo, loại vật liệu [1]. Theo các 
đặc trưng này, hệ thống mẫu cơ sở của quần áo được 
phân loại theo sơ đồ hình 1. 
Hình 1. Sơ đồ phân loại mẫu cơ sở của quần áo. 
Việc xây dựng một danh mục mẫu cơ sở của 
quần áo cần dựa trên cơ sở các yêu cầu và đặc điểm 
sử dụng quần áo của các nhóm đối tượng người mặc 
khác nhau, đặc điểm kết cấu và vật liệu vải của các 
loại quần áo. Một danh mục mẫu cơ sở của quần áo 
cần đảm bảo các yêu cầu sau: 
- Đủ dữ liệu mẫu cơ sở cho việc phát triển mẫu 
các chủng loại quần áo với kiểu cách khác nhau. 
- Số lượng các mẫu cơ sở không quá nhiều dẫn 
đến việc xây dựng hệ thống dữ liệu mẫu cơ sở của 
mỗi doanh nghiệp sẽ phức tạp và tốn kém. 
- Từ danh mục này, nhà sản xuất có thể lựa chọn 
được các mẫu cơ sở của quần áo cần thiết phù hợp 
với nhóm đối tượng khách hàng và chủng loại sản 
phẩm của họ. 
2.2. Xây dựng chương trình hỗ trợ tự động vẽ thiết 
kế và xây dựng dữ liệu mẫu cơ cở của quần áo 
Hiện nay, do phần lớn các doanh nghiệp may 
thường sử dụng các công thức thiết kế quần áo chủ 
yếu theo kinh nghiệm cá nhân của người thiết kế nên 
gặp khó khăn trong việc xây dựng hệ thống dữ liệu 
phục vụ thiết kế hàng may sẵn. Nghiên cứu này lựa 
chọn sử dụng hệ thống thiết kế của khối SEV để xây 
dựng dữ liệu mẫu cơ sở của quần áo. Đây là một hệ 
thống thiết kế được xây dựng để thiết kế sản phẩm 
quần áo may sẵn trong sản xuất công nghiệp [1], [2]. 
Hệ thống thiết kế này sử dụng nhiều dữ liệu kích 
thước cơ thể người để vẽ thiết kế mẫu cơ sở của quần 
áo nên đảm bảo độ chính xác cao. 
Trong nghiên cứu này, dữ liệu hệ thống cỡ số và 
các thông số kích thước cơ thể người Việt Nam được 
lấy theo kết quả nghiên cứu mới nhất của viện Dệt 
May [5]. 
Mục tiêu của nghiên cứu là thiết lập một chương 
trình hỗ trợ để tự động vẽ thiết kế các chủng loại mẫu 
cơ sở của quần áo, cho phép các nhà sản xuất dễ dàng 
sử dụng để xây dựng hệ thống mẫu cơ sở mà chỉ cần 
thay đổi dữ liệu kích thước cơ thể người và thông số 
thiết kế phù hợp với nhóm khách hàng của mình. Để 
thực hiện mục tiêu này, công cụ Wizard (thuật sĩ) của 
phần mềm Accumark của hãng Gerber đã được sử 
dụng. Công cụ Wizard là một chương trình hỗ trợ 
nằm trong phần mềm Accumark được giới thiệu và 
phát triển từ sau phiên bản 8.3. 
Công cụ Wizard cho phép thiết lập một chương 
trình tự động vẽ thiết kế mẫu bằng cách lưu lại thao 
tác nhập các thông số thiết kế và công thức thiết kế, 
tính toán giá trị các đoạn kích thước và lưu lại thao 
tác vẽ thiết kế. Người dùng có thể chỉnh sửa các 
thông số thiết kế, chương trình sẽ tự động tính toán 
lại, vẽ thiết kế theo các công thức thiết kế đã nhập và 
các thao tác vẽ đã được lưu. 
Trình tự thực hiện để thiết lập một chương trình 
tự động vẽ thiết kế gồm 3 bước chính, đó là: 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ 129 (2018) 043-046 
45 
+ Thiết lập bảng thông số thiết kế. 
+ Thực hiện thao tác vẽ thiết kế, nhập công thức 
và thông số thiết kế đối với từng đoạn kích thước. 
+ Chạy thử chương trình, chỉnh sửa và hoàn 
thiện. 
3. Kết quả và bàn luận 
3.1. Danh mục mẫu cơ sở của quần áo 
Các bảng 1, 2 và 3 chỉ ra danh mục các mẫu cơ 
sở của quần áo cần có để phục vụ thiết kế phát triển 
sản phẩm thời trang may sẵn tùy thuộc nhóm đối 
tượng khách hàng/ thị trường và chủng loại sản phẩm 
của doanh nghiệp may. Trong đó, các mẫu cơ sở được 
đánh dấu trong ngoặc đơn (x) khuyến khích nên có để 
đảm bảo thuận tiện hơn trong phát triển mẫu khi thiết 
kế sản phẩm. 
3.2. Mẫu cơ cở của quần áo và chương trình tự 
động vẽ thiết kế mẫu cơ sở 
Một số mẫu cơ sở của quần áo nữ cho nhóm cỡ 
số cơ thể có chiều cao đứng 155÷ 161 cm, vòng ngực 
84÷ 88 và vòng mông 88÷ 92 cm được xây dựng 
bằng chương trình tự động vẽ thiết kế được thể hiện 
trong hình 2, 3, 4 và 5. 
Bảng 1. Danh mục mẫu cơ sở của quần áo cho thanh 
niên và trung niên 
Loại quần áo Quần áo nữ 
thanh niên và 
trung niên 
Quần áo nam 
thanh niên và 
trung niên 
Bó 
sát 
Mặc 
vừa 
Mặc 
rộng 
Bó 
sát 
Mặc 
vừa 
Mặc 
rộng 
Sơ-mi không tay x 
Sơ-mi có tay x (x) x 
T-shirt (vải giãn đàn hồi) x (x) x 
Vét x (x) x (x) 
Măng-tô x (x) x (x) 
Quần Âu x (x) x 
Quần (vải giãn đàn hồi) x 
Váy x (x) 
Áo váy có tay x (x) 
Áo váy không tay x 
Bảng 2. Danh mục mẫu cơ sở của quần áo cho trẻ sơ 
sinh- mẫu giáo, tiểu học và người già 
Loại quần 
áo 
Quần áo trẻ sơ sinh- mẫu 
giáo, tiểu học 
Quần áo người già 
Bó sát Mặc 
vừa 
Mặc 
rộng 
Bó sát Mặc 
vừa 
Mặc 
rộng 
Sơ-mi x x 
T-shirt x x 
Vét x 
Măng-tô x x 
Quần x x 
Váy x x 
Áo váy x x 
Bảng 3. Danh mục mẫu cơ sở của quần áo cho trẻ 
trung học. 
Loại quần áo Quần áo trẻ em 
gái trung học 
Quần áo trẻ em 
trai trung học 
Bó 
sát 
Mặc 
vừa 
Mặc 
rộng 
Bó 
sát 
Mặc 
vừa 
Mặc 
rộng 
Sơ-mi x x 
T-shirt (vải giãn đàn hồi) (x) x x 
Măng-tô x x 
Quần Âu x x 
Váy x 
Áo váy x 
Hình 2. Mẫu cơ sở váy nữ dáng bó sát. 
Hình 3. Mẫu cơ sở quần Âu nữ dáng bó sát. 
Hình 4. Mẫu cơ sở áo nhẹ nữ dáng bó sát. 
Hình 5. Mẫu cơ sở vét nữ dáng mặc vừa. 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ 129 (2018) 043-046 
46 
Sử dụng chương trình tự động vẽ thiết kế, các 
mẫu cơ sở được lập trình vẽ thiết kế cùng lúc cho tất 
cả các cỡ thuộc dải cỡ đã nhập. Hình 6 chỉ ra mẫu cơ 
sở của sản phẩm váy nữ đã xây dựng được thể hiện ở 
dạng nhảy mẫu và mẫu cơ sở của các cỡ được lồng 
vào nhau. 
Hình 6. Mẫu cơ sở váy nữ dáng bó sát của 3 cỡ số 
khác nhau. 
Với chương trình tự động vẽ thiết kế và dữ liệu 
mẫu cơ sở của quần áo được xây dựng bằng công cụ 
Wizard, nhà sản xuất có thể dễ dàng có được các mẫu 
cơ sở cần thiết phù hợp với nhóm đối tượng khách 
hàng của mình bằng cách thay đổi các dữ liệu thông 
số kích thước cơ thể của các nhóm cỡ số và các thông 
số thiết kế tương ứng. Thậm chí, nhà sản xuất có thể 
thay đổi dải cỡ như thêm/ bớt các cỡ số, thay đổi ký 
hiệu cỡ số (hình 6). 
Hình 7. Bảng thông số kích thước cơ thể người của 
các cỡ số 
Trình tự tiến hành ứng dụng chương trình tự 
động vẽ thiết kế để xây dựng dữ liệu mẫu cơ sở cho 
nhóm đối tượng khách hàng mới như sau: 
- Chọn dải cỡ và các cỡ số tương ứng với nhóm 
đối tượng khách hàng. 
- Thiết lập bảng thông số thiết kế bằng cách 
chỉnh sửa bảng thông số thiết kế sẵn có tương ứng về 
nhóm giới tính và lứa tuổi với nhóm đối tượng khách 
hàng: nhập dải cỡ, nhập các thông số kích thước cơ 
thể của các cỡ và các thông số thiết kế. 
- Gán bảng thông số thiết kế mới cho chương 
trình. 
- Chạy thử chương trình và hiệu chỉnh thông số 
thiết kế (nếu có). 
4. Kết luận 
Hệ thống dữ liệu mẫu cơ sở của quần áo là cần 
thiết, góp phần tăng chất lượng và hiệu quả của công 
tác phát triển sản phẩm trong các doanh nghiệp may. 
Việc xây dựng hệ thống dữ liệu này cho một doanh 
nghiệp sản xuất hàng may sẵn không quá phức tạp và 
tốn nhiều thời gian nếu ứng dụng chương trình tự 
động vẽ thiết kế và hệ thống dữ liệu mẫu cơ sở mà 
nghiên cứu này đã đưa ra. 
Các mẫu cơ sở được thiết lập cho phép dễ dàng 
sử dụng để phát triển mẫu bằng chính phần mềm 
Accumark hoặc có thể xuất dữ liệu sang một phần 
mềm CAD chuyên dụng khác của ngành may. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Е. Б. Коблякова, Конструирование одежды с 
элементами САПР, Москва Легиромытиздат, 
1988. 
[2] Л. С. Бубона, Единая методика конструирования 
одежды СЭВ, Москва Легиромытиздат, 1988. 
[3] Harold Carr, John Pomeroy, Fashion design and 
product development, Blackwell publishing, 2006. 
[4] Patty Brown, Janett Rice, Ready-To-Wear apparel 
analysis, Prentice Hall, 2001. 
[5] Nguyễn Văn Thông, Khảo sát số đo nhân trắc và xây 
dựng hệ thống kích thước cơ thể phục vụ thiết kế sản 
phẩm may cho nam nữ trong độ tuổi lao động và trẻ 
em, báo cáo đề tài khoa học, Bộ Công thương, 2008. 
[6] Nguyễn Xuân Khán, Nghiên cứu xây dựng ngân hàng 
dữ liệu mẫu thời trang phục vụ công tác đào tạo giảng 
dạy, báo cáo đề tài khoa học, bộ Công thương, 2008. 
[7] Hồ Thị Như Quỳnh, Ứng dụng chức năng Wizard của 
phần mềm Accumark 8.4 để thiết kế mẫu cơ sở quần 
áo nữ, đồ án tốt nghiệp, trường đại học Bách Khoa Hà 
Nội, 2011. 
[8] Hoàng Xuân Hiệp, Nghiên cứu, xây dựng và đề xuất 
tiêu chí của nguồn nhân lực (kiến thức, kỹ năng, thái 
độ) phù hợp với phương thức sản xuất ODM tại các 
doanh nghiệp may, báo cáo đề tài nghiên cứu khoa 
học, bộ Công thương, 2016. 
[9]  
[10] 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ 129 (2018) 043-046 
47 

File đính kèm:

  • pdfxay_dung_du_lieu_mau_co_so_cua_quan_ao_phuc_vu_thiet_ke_phat.pdf