Xu hướng biến đổi cấu trúc các tầng lớp xã hội ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong thời kỳ đổi mới

Trên cơ sở hệ thống phân tầng xã hội trong cả nước, bài viết đã phân tách riêng các

tầng lớp xã hội ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Điều đó nhằm đưa ra những

nhận xét khái quát riêng cho tiểu vùng kinh tế-xã hội phía Nam trong sự so sánh với

bức tranh tổng thể cả nước nói chung:

1. Trong thời kỳ đổi mới (đến năm 2012), cấu trúc các tầng lớp xã hội ở vùng kinh tế

trọng điểm phía Nam đang dịch chuyển dần từ hình dạng “kim tự tháp” sang tiếp cận

tới gần hình quả trám (hình thoi) với các tầng lớp ở giữa đang phình to ra. Trong khi

đó, mô hình phân tầng xã hội ở cả nước vẫn có dạng hình “kim tự tháp”.

2. Cấu trúc các tầng lớp xã hội ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam tương đương với

giai đoạn Phát triển công nghiệp hóa. Trong khi đó, cả nước đang trong giai đoạn cuối

của Khởi đầu công nghiệp hóa và đang bước sang Phát triển công nghiệp hóa, còn

vùng Đồng bằng sông Hồng bắt đầu bước vào giai đoạn Phát triển công nghiệp hóa.

Như vậy, sự phát triển xã hội ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam ở giai đoạn cao hơn

và cao nhất so với cả nước.

pdf 12 trang yennguyen 2740
Bạn đang xem tài liệu "Xu hướng biến đổi cấu trúc các tầng lớp xã hội ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong thời kỳ đổi mới", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Xu hướng biến đổi cấu trúc các tầng lớp xã hội ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong thời kỳ đổi mới

Xu hướng biến đổi cấu trúc các tầng lớp xã hội ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong thời kỳ đổi mới
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 4 (200) 2015 
29 
XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI CẤU TRÚC 
CÁC TẦNG LỚP XÃ HỘI Ở VÙNG KINH TẾ 
TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI 
ĐỖ THIÊN KÍNH 
Trên cơ sở hệ thống phân tầng xã hội trong cả nước, bài viết đã phân tách riêng các 
tầng lớp xã hội ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Điều đó nhằm đưa ra những 
nhận xét khái quát riêng cho tiểu vùng kinh tế-xã hội phía Nam trong sự so sánh với 
bức tranh tổng thể cả nước nói chung: 
1. Trong thời kỳ đổi mới (đến năm 2012), cấu trúc các tầng lớp xã hội ở vùng kinh tế 
trọng điểm phía Nam đang dịch chuyển dần từ hình dạng “kim tự tháp” sang tiếp cận 
tới gần hình quả trám (hình thoi) với các tầng lớp ở giữa đang phình to ra. Trong khi 
đó, mô hình phân tầng xã hội ở cả nước vẫn có dạng hình “kim tự tháp”. 
2. Cấu trúc các tầng lớp xã hội ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam tương đương với 
giai đoạn Phát triển công nghiệp hóa. Trong khi đó, cả nước đang trong giai đoạn cuối 
của Khởi đầu công nghiệp hóa và đang bước sang Phát triển công nghiệp hóa, còn 
vùng Đồng bằng sông Hồng bắt đầu bước vào giai đoạn Phát triển công nghiệp hóa. 
Như vậy, sự phát triển xã hội ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam ở giai đoạn cao hơn 
và cao nhất so với cả nước. 
Trong quá trình công nghiệp hóa và hiện 
đại hóa hiện nay ở Việt Nam, 8 tỉnh vùng 
kinh tế trọng điểm phía Nam(1) đóng vai 
trò là đầu tàu kinh tế trong cả nước. Hệ 
thống giao thông (đường hàng không, 
cụm cảng sông biển, đường bộ, đường 
sắt) phát triển mạnh. Vùng này là trung 
tâm năng lượng (các nhà máy điện, khai 
thác dầu khí) của cả nước. Hoạt động 
dịch vụ và buôn bán (các siêu thị và 
trung tâm thương mại lớn của các tập 
đoàn trên thế giới) nhộn nhịp nhất nước. 
Về công nghiệp: “Tại đây có khu công 
nghệ cao, 2 khu chế xuất Tân Thuận và 
Linh Trung, Công viên phần mềm Quang 
Trung và hàng chục khu công nghiệp thu 
hút khác như: Biên Hòa, Nhơn Trạch, 
Loteco, Amata (Đồng Nai), Sóng Thần, 
Việt Nam - Singapore, Việt Hương, Nam 
Tân Uyên, Mỹ Phước, Đồng An (Bình 
Dương), Tân Tạo, Vĩnh Lộc, Tân Bình 
(TPHCM)... Các ngành công nghiệp 
quan trọng nhất của vùng bao gồm: Dầu 
khí, giày da, dệt may, điện tử, cơ khí, 
hóa chất, phân bón, cán thép... Ngoài ra 
còn có một số khu công nghiệp tập trung 
ở Long An (Bến Lức, Cần Giuộc, Cần 
Đỗ Thiên Kính. Tiến sĩ. Viện Xã hội học. 
Bài viết được thực hiện trong khuôn khổ đề tài 
Chuyển dịch cơ cấu xã hội trong phát triển xã 
hội và quản lý phát triển xã hội vùng kinh tế 
trọng điểm phía Nam đến năm 2020. (2014-
2015), Chủ nhiệm: GS.TS. Bùi Thế Cường. 
ĐỖ THIÊN KÍNH – XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI CẤU TRÚC 
30 
Đước, Thủ Thừa, Đức Hòa và Tân An) 
Mỹ Tho (Tiền Giang)” ( 
org, truy cập ngày 1/2/2015). 
Bức tranh kinh tế ở trên đã tạo nên cấu 
trúc xã hội vùng này như thế nào? Bài 
viết này nhằm trả lời cho câu hỏi đặt ra ở 
đây, tức đề cập đến cấu trúc các tầng 
lớp xã hội ở vùng kinh tế trọng điểm phía 
Nam. Từ đây, sẽ đưa ra những nhận xét 
khái quát về xu hướng biến đổi của nó 
cho tiểu vùng kinh tế-xã hội này trong sự 
so sánh với bức tranh tổng thể cả nước 
nói chung. 
1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 
VÀ NGUỒN SỐ LIỆU 
Nội dung trình bày trong mục này là 
những tóm lược cần thiết trước tiên đối 
với tình trạng lý luận và nghiên cứu thực 
nghiệm về phân tầng xã hội ở Việt Nam 
hiện nay. Nó được thể hiện đầy đủ hơn 
qua ba bài viết và cuốn sách đã xuất bản 
của tác giả (Đỗ Thiên Kính, 2011, 2012, 
2013, 2014). Trong đó, có trình bày về 
một số vấn đề lý luận phân tầng xã hội 
do các nhà xã hội học quốc tế xây dựng 
và phát triển dựa trên cơ sở kết hợp 
giữa lý luận giai cấp của K. Marx và lý 
thuyết phân tầng xã hội của M. Weber. Ở 
đây, tôi chỉ tóm tắt lại những nét chính và 
bổ sung, biên tập thêm vài chỗ. 
1.1. Khái niệm phân tầng xã hội 
Phân tầng xã hội thể hiện tình trạng bất 
bình đẳng xã hội mang tính cấu trúc 
(structured inequalities), và mang tính 
thiết chế (institutionalized inequalities) - 
tức là một hệ thống xã hội có sự xếp 
hạng theo tôn ti trật tự trên dưới giữa các 
tầng lớp được thiết lập và duy trì ổn định. 
Hệ thống xã hội này nhằm xác định: (1) 
Làm thế nào mà người ta ở vào vị trí như 
vậy? (2) Các loại nguồn lực, nguồn lợi, 
tài sản và dịch vụ xã hội được phân phối 
giữa mọi người theo những quy tắc, 
phương thức như thế nào? Hoặc, bằng 
cách nào mà họ nhận được những gì? (3) 
Tại sao lại phân phối như vậy? (David B. 
Grusky, 2000; Giddens Anthony & Mitchell 
Duneier, 2000, tr. 146; Harold R. Kerbo, 
2000, tr. 10, 11, 81). Có thể tổng hợp lại 
những kết quả nghiên cứu thành khái 
niệm phân tầng xã hội, cụ thể như sau: 
Phân tầng xã hội là sự phân chia những 
người trưởng thành trong xã hội thành 
các nhóm cơ bản khác nhau. Đồng thời, 
các nhóm này được xếp hạng theo tôn ti 
trật tự trên dưới để tạo thành các tầng 
lớp trong hệ thống. Mỗi tầng bao gồm 
những người có địa vị kinh tế - xã hội 
tương tự gần với nhau. Hệ thống xếp 
hạng tôn ti trật tự này là sự bất bình 
đẳng mang tính cấu trúc và là thuộc tính 
của xã hội. Đồng thời, sự bất bình đẳng 
này cũng mang tính thiết chế và có thể 
trao truyền qua các thế hệ. Trong hệ 
thống phân tầng, các thành viên sẽ khác 
nhau về khả năng thăng tiến (di động) 
bởi địa vị không giống nhau của họ trong 
các bậc thang xã hội (Caroline Hodges 
Persell, 1987; David B. Grusky, 2000; 
Giddens Anthony & Mitchell Duneier, 
2000; G. Endruweit & G. Trommsdorff, 
2002; Robert A. Rothman, 2005; Tony 
Bilton và những người khác, 1993). 
1.2. Cách tiếp cận trong việc đo lường 
các giai tầng trên thế giới 
Từ nội dung khái niệm lý thuyết phân 
tầng xã hội trên đây, vấn đề đặt ra là 
“thao tác hóa khái niệm” để đo lường 
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 4 (200) 2015 
31 
thực nghiệm các giai tầng(2) như thế nào? 
Nói cách khác, làm thế nào để áp dụng 
được khái niệm phân tầng xã hội vào 
thực tế cuộc sống? Tức là, làm thế nào 
để nhận biết (nhận diện) được các tầng 
lớp trong xã hội? Đối với các nhà nghiên 
cứu ở Việt Nam thường phân tách từng 
góc độ (về tài sản, quyền lực, uy tín) để 
miêu tả về phân tầng xã hội. Kết quả là, 
họ lựa chọn góc nhìn về tài sản/mức 
sống thì dễ đo lường hơn cả. Các góc 
nhìn (tiêu chí) còn lại thì rất khó đo lường 
và không biết đo lường như thế nào. 
Trong khi đó, đa số các nhà xã hội học 
quốc tế dựa vào nghề nghiệp để đo 
lường(3) hệ thống phân tầng ở mỗi xã hội 
(Robert A. Rothman, 2005, tr. 6, 7). 
Thậm chí, việc đo lường thực nghiệm 
các giai tầng xã hội qua cấu trúc nghề 
nghiệp còn được giảng dạy trong giáo 
trình xã hội học trên thế giới (Giddens, 
2001, tr. 287, 305, 306). Cụ thể hơn, để 
áp dụng khái niệm phân tầng xã hội trên 
đây trong nghiên cứu thực nghiệm, 
người ta đã phân nhóm dựa vào cấu trúc 
nghề nghiệp. Tức là phân tổ, phân nhóm 
các loại nghề nghiệp – chứ không phải 
dựa vào ngành kinh tế như các nhà 
nghiên cứu ở Việt Nam thường hiểu. 
Tiếp theo, họ đã xếp hạng theo tôn ti trật 
tự trên dưới (tức là phân tầng sau khi 
phân nhóm) dựa vào địa vị kinh tế-xã hội 
mở rộng (tài sản/của cải, thu nhập; giáo 
dục; uy tín nghề nghiệp; vốn văn hóa; 
vốn xã hội) để tạo thành các tầng lớp 
trong xã hội (Đỗ Thiên Kính, 2013, tr. 97). 
Sở dĩ như vậy, bởi vì nghề nghiệp là nơi 
“quy tụ” và “hội đủ được các loại nguồn 
lực, nguồn lợi, tài sản và vị trí xã hội của 
mỗi cá nhân. Nói cách khác, các loại 
nguồn lực, nguồn lợi, tài sản và vị trí xã 
hội thường gắn liền với nhau qua nghề 
nghiệp của mỗi cá nhân. Chính vì vậy, 
mà Frank Parkin (1971) đã coi cấu trúc 
nghề nghiệp như là “chiếc xương sống 
của toàn hệ thống nguồn lợi trong xã hội 
phương Tây hiện đại”. Hoặc là Robert M. 
Hauser và David L. Featherman (1977) 
cho rằng nghiên cứu “cấu trúc di động 
nghề nghiệp [...] đã mang lại những 
thông tin đồng thời (mặc dù là gián tiếp) 
về quyền lực địa vị, quyền lực kinh tế và 
quyền lực chính trị”. Ngay cả Otis Dudley 
Duncan (1968) và Talcott Parsons (1954) 
cũng cho là như vậy (trích lại từ David B. 
Grusky (ed.), 2001, tr. 7). Hơn nữa, sự 
phân loại và xếp hạng uy tín nghề nghiệp 
thường có tính khả thi và độ chính xác 
cao hơn so với việc thu thập những tiêu 
chuẩn khác vốn khó đo lường (ví dụ như 
quyền lực) về các tầng lớp trong xã hội. 
Như vậy, đa số các nhà xã hội học quốc 
tế đã lựa chọn nghề nghiệp được hiểu 
như là tiêu chuẩn tổng hợp để phân 
loại/phân nhóm và xếp hạng các tầng lớp 
trong xã hội. Tức là thông qua “nghề 
nghiệp” để tìm hiểu về phân tầng xã hội. 
Nói cách khác, nghề nghiệp đã bao hàm 
trong nó hệ thống đa tiêu chuẩn (đa 
chiều cạnh) có nguồn gốc xuất phát từ M. 
Weber, chứ không phải chủ yếu là đơn 
tiêu chuẩn (một chiều cạnh) như K. Marx. 
Hệ thống đa tiêu chuẩn này là sự kết 
hợp giữa Marx và Weber do các nhà xã 
hội học trên thế giới xây dựng và phát 
triển sau này (Đỗ Thiên Kính, 2013, tr. 
102). 
Đối với xã hội Việt Nam truyền thống 
ngày xưa, “thứ bậc các tầng lớp xã hội 
được sắp xếp như sau: Vua - Quan - Địa 
ĐỖ THIÊN KÍNH – XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI CẤU TRÚC 
32 
chủ - Sĩ - Nông - Công - Thương.” (Đỗ 
Thiên Kính, 2012, tr. 44). Ở cấp làng xã, 
cũng tồn tại cách phân chia và xếp hạng 
thứ bậc cho toàn bộ dân cư làng/xã theo 
nghề nghiệp, gọi là tứ dân: sĩ - nông - 
công - thương. “Ta có thể tổng hợp lại 
tôn ti trật tự từ trên xuống dưới các đẳng 
cấp ở làng xã Việt Nam trong lịch sử 
(thời kỳ phong kiến) như sau: Quản lý 
xã/thôn và Sĩ - Nông - Công - Thương” 
(Đỗ Thiên Kính, 2013, tr. 101). Sự phân 
chia này trước hết là dựa trên quyền lực 
chính trị, sau đó là dựa theo nghề nghiệp. 
Theo ý nghĩa của sự phân loại các nhóm 
nghề nghiệp hiện nay, thì nhóm Quản lý 
xã/thôn cũng là một loại nghề đặc biệt. 
Do vậy, sự phân loại các tầng lớp xã hội 
ở làng/xã nông thôn truyền thống có thể 
quy giản về tiêu chuẩn duy nhất là nghề 
nghiệp. Danh từ “nghề nghiệp” trong 
tiếng Việt (tôi nhấn mạnh chữ “nghiệp”) 
như là nơi thể hiện những cơ may và rủi 
ro, thành đạt và thất bại đều được “quy 
tụ” và “hội đủ” vào cái “nghiệp” để tạo 
nên vị thế xã hội của mỗi cuộc đời một 
con người. Một ví dụ nghiên cứu trường 
hợp về phân tầng xã hội trong lịch sử 
qua đình làng Yên Sở (tỉnh Hà Đông) là 
minh họa sống động về cách đo lường 
thông qua cấu trúc nghề nghiệp (Đỗ 
Thiên Kính, 2013, tr. 98-102). Như thế, 
ta thấy xã hội Việt Nam truyền thống đã 
thể hiện lý thuyết phân tầng xã hội của 
xã hội học hiện đại. Thiết nghĩ rằng, các 
nhà nghiên cứu về phân tầng xã hội ở 
Việt Nam hiện nay nên hội nhập với xã 
hội học quốc tế. Điều này cũng là phù 
hợp với tiêu chuẩn phân chia và sắp 
xếp tôn ti trật tự giữa các giai tầng trong 
lịch sử Việt Nam. Trên cơ sở đo lường 
tiêu chí tổng hợp qua cấu trúc nghề 
nghiệp, ta có thể kết nối để tạo thành 
dòng chảy liên tục của hệ thống phân 
tầng xã hội ở Việt Nam từ quá khứ 
truyền thống cho đến thời kỳ công 
nghiệp hóa hiện nay. 
1.3. Nguồn số liệu và phương pháp xử lý 
Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện 
đại hóa và hội nhập quốc tế ở Việt Nam, 
nghiên cứu này áp dụng tiêu chuẩn tổng 
hợp là nghề nghiệp và địa vị kinh tế - xã 
hội mở rộng để phân loại/phân nhóm và 
xếp hạng các tầng lớp trong xã hội. Về 
nguồn số liệu, được khai thác qua các 
cuộc Điều tra Mức sống dân cư/hộ gia 
đình Việt Nam từ năm 1992/1993 đến 
năm 2012 do Tổng cục Thống kê thực 
hiện với quy mô chọn mẫu đại diện cho 
cả nước (mẫu thu nhập và chi tiêu). 
Trong khoảng thời gian 20 năm 
(1992/1993 - 2012), Tổng cục Thống kê 
đã tiến hành 8 cuộc Điều tra Mức sống 
dân cư/hộ gia đình Việt Nam (1992/1993, 
1997/1998, 2002, 2004, 2006, 2008, 
2010, 2012). Nghiên cứu này phân tích 
số liệu tại ba thời điểm cách nhau 10 
năm (1992/1993, 2002, 2012) nhằm tìm 
hiểu xu hướng biến đổi về cấu trúc các 
tầng lớp xã hội. Đơn vị phân tích trong 
nghiên cứu là các cá nhân (chứ không 
phải là chủ hộ đại diện cho gia đình) từ 
15 tuổi trở lên và đã nghỉ học. Các cuộc 
điều tra Mức sống dân cư/hộ gia đình 
Việt Nam là thích hợp cho việc nghiên 
cứu về phân tầng xã hội. Bởi vì nguồn số 
liệu này có thông tin về nghề nghiệp 
(bảng mã nghề cấp II) của những cá 
nhân dùng để “phân nhóm” và có những 
chỉ báo đo lường địa vị kinh tế dùng để 
“phân tầng”. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 4 (200) 2015 
33 
Cụ thể hơn, các nhóm mã nghề cấp II ở 
cuộc Điều tra Mức sống hộ gia đình 2002 
- 2012 là tương thích với nhau. Do vậy, 
có thể xử lý và phân nhóm thành 9 tầng 
lớp xã hội trong các cuộc điều tra này 
(không kể những người có mã nghề 
trong quân đội). Đối với mã nghề ở cuộc 
Điều tra Mức sống dân cư 1992/1993, 
1997/1998 không tương thích hoàn toàn 
với cuộc điều tra mức sống hộ gia đình 
2002 - 2012. Do vậy, để kết nối và so 
sánh được các cuộc Điều tra Mức sống 
dân cư/hộ gia đình Việt Nam với nhau, ta 
có thể xử lý và phân chia thành 3 nhóm 
tầng lớp xã hội trong các cuộc Điều tra 
Mức sống dân cư 1992/1993, 1997/1998. 
Trong đó, các nhóm mã nghề của tầng 
lớp nông dân là tương thích với nhau ở 
tất cả các cuộc Điều tra Mức sống dân 
cư/hộ gia đình Việt Nam. Nông dân là 
tầng lớp đông đảo nhất, đóng vai trò 
quan trọng để tạo nên hình dạng của 
tháp phân tầng xã hội ở Việt Nam. Áp 
dụng sự “phân nhóm” dựa vào nghề 
nghiệp, ta nhóm gộp những người có 
nghề nghiệp gần gũi với nhau để tạo 
thành một nhóm nghề đặc trưng cho một 
tầng lớp xã hội nào đó. Sau quá trình 
nhóm gộp và phân chia nhiều lần theo 
một số chỉ tiêu khách quan của các tầng 
lớp xã hội (học vấn, tổng chi tiêu, chi 
ngoài ăn uống, giá trị chỗ ở, có máy vi 
tính, có internet) (Đỗ Thiên Kính, 2011, tr. 
11, 12; 2012, tr. 45-53), ta có được một 
cấu trúc bao gồm 9 tầng lớp xã hội cơ 
bản trong cả nước ở cuộc Điều tra Mức 
sống hộ gia đình 2002 - 2012. Đó là (1) 
các nhà Lãnh đạo các cấp và các ngành 
(bao gồm các nhóm mã nghề từ số 11 
đến số 17); (2) nhóm Doanh nhân (nhóm 
mã nghề 18, 19); (3) các nhà Chuyên 
môn bậc cao (nhóm mã nghề 21 - 26); (4) 
những người Nhân viên (nhóm mã nghề 
31 - 44); (5) những người Công nhân 
(thợ thuyền) (nhóm mã nghề 81 - 83); (6) 
tầng lớp Buôn bán - dịch vụ (nhóm mã 
nghề 51 - 54); (7) tầng lớp Tiểu thủ công 
nghiệp (nhóm mã nghề 71 - 79); (8) những 
người Lao động giản đơn (nhóm mã 
nghề 91, 93 - 96); (9) tầng lớp Nông dân 
(nhóm mã nghề 61 - 63, 92). 
Tuy nhiên, sự phân chia thành 9 tầng lớp 
xã hội như trình bày trên đây không phải 
dựa trên vài trăm nghề cụ thể như các 
nước trên thế giới, mà là dựa trên vài 
chục nhóm nghề cấp II ở Điều tra Mức 
sống dân cư/hộ gia đình Việt Nam. Do 
vậy, kết quả nghiên cứu có ý nghĩa ở 
mức độ khái quát trong phạm vi cả nước, 
hai khu vực nông thôn, đô thị, và các 
vùng kinh tế-xã hội ở Việt Nam, mà 
không đi sâu được vào chi tiết cụ thể 
hơn. Đây cũng là điểm hạn chế của 
nghiên cứu này. Trong điều kiện Việt 
Nam, cách phân chia dựa vào nghề 
nghiệp như thế là có thể chấp nhận 
được và có tính khả thi để thực hiện 
nghiên cứu. Riêng chỉ báo về địa vị xã 
hội (uy tín nghề nghiệp) không có trong 
Điều tra Mức sống dân cư/hộ gia đình 
Việt Nam thì được đo lường qua cuộc 
điều tra xã hội học bổ sung h ... n-D.vụ
Tiểu thủ CN
Lđộng giảnđ.
Nông dân
Tỷ lệ % 
 (a) (b) (c) 
8 tỉnh Nam bộ (1992/93)
1.0
51.6
47.5
Lãnh đạo
Tầng lớp giữa
Nông dân
Tỷ lệ % 
8 tỉnh Nam Bộ (2002)
0.9
0.3
2.7
5.7
4.0
4.1
13.2
31.6
37.6
Lãnh đạo
Doanh nhân
ChuyênM.cao
Nhân viên
Công nhân
B.bán-D.vụ
Tiểu thủ CN
Lđộng giảnđ.
Nông dân
Tỷ lệ % 
8 tỉnh Nam Bộ (2012)
0.4
0.8
7.4
7.8
13.6
19.1
14.7
10.6
25.6
Lãnh đạo
Doanh nhân
ChuyênM.cao
Nhân viên
Công nhân
B.bán-D.vụ
Tiểu thủ CN
Lđộng giảnđ.
Nông dân
Tỷ lệ % 
 (d) (e) (f) 
Các tầng lớp xã hội ở Nhật Bản (1955)
6.8
3.3
10.7
9.5
13.8
10.2
5.3
40.4
Chuyên môn cao
Quản lý
N.viên văn phòng
Bán hàng
L.động kỹ thuật
L.động nửa KT
L.động đơn giản
Nông dân
Tỉ lệ (%) 
Các tầng lớp xã hội ở Nhật Bản (1965)
6.6
6.5
15.1
13.1
18.4
15.1
5.4
19.9
Chuyên môn cao
Quản lý
N.viên văn phòng
Bán hàng
L.động kỹ thuật
L.động nửa KT
L.động đơn giản
Nông dân
Tỉ lệ (%) 
ĐBSH (2012)
0.5
0.9
8.2
6.4
7.0
14.9
19.6
9.0
33.5
Lãnh đạo
Doanh nhân
ChuyênM.cao
Nhân viên
Công nhân
B.bán-D.vụ
Tiểu thủ CN
Lđộng giảnđ.
Nông dân
Tỷ lệ % 
 (g) (h) (i) 
ĐỖ THIÊN KÍNH – XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI CẤU TRÚC 
36 
truyền thống tới hiện nay. Trong khi đó, 
so sánh với mô hình phân tầng xã hội ở 
Nhật Bản ta thấy họ biến đổi nhanh 
chóng (Hình 1.g và Hình 1.h). Theo giáo 
sư Jungho Yoo (KDI School of Public 
Policy and Management, Korea), thời kỳ 
tiến hành công nghiệp hóa ở Nhật Bản 
kéo dài 39 năm (1930 - 1969) (trích lại từ 
Bùi Tất Thắng, 2011, tr. 26). Trong 
khoảng thời gian này, Nhật Bản bị cuộc 
chiến tranh Thế giới lần thứ II tàn phá rất 
nặng nề. Có thể nói rằng, nền kinh tế 
Nhật Bản phát triển đi lên từ con số 
không sau chiến tranh Thế giới lần thứ II. 
Do vậy trên thực tế, thời kỳ công nghiệp 
hóa ở Nhật Bản có thể được tính từ sau 
chiến tranh Thế giới lần thứ II (1945). 
Trong 10 năm cuối thời kỳ công nghiệp 
hóa ở Nhật Bản (1955 - 1965), tỉ lệ nông 
dân giảm trung bình vào khoảng 2%/năm 
(Kosaka, 1994, tr. 47). Sự giảm đi nhanh 
chóng của tầng lớp nông dân ở Nhật 
Bản đã làm cho mô hình phân tầng xã 
hội dịch chuyển từ hình kim tự tháp năm 
1955 (Hình 1.g) sang hình quả trám năm 
1965 (Hình 1.h)(4). 
Đối với vùng kinh tế trọng điểm phía 
Nam, xuất phát điểm vào năm 1992/1993 
thì 8 tỉnh Nam Bộ có tỉ lệ nông dân 
(47,5%) ít hơn nhiều so với cả nước 
(70,0%). Hơn nữa, trung bình trong 10 
năm về sau (2002 - 2012), tỉ lệ nông dân 
ở 8 tỉnh Nam Bộ giảm đi (1,2%/năm) là 
nhiều hơn so với cả nước (1%/năm). Cả 
hai điều này đã làm cho cấu trúc các 
tầng lớp xã hội ở 8 tỉnh Nam Bộ dịch 
chuyển dần từ hình dạng “kim tự tháp” 
sang tiếp cận tới gần hình quả trám (hình 
thoi) với các tầng lớp ở giữa đang phình 
to ra (Hình 1.d → Hình 1.e → Hình 1.f). 
Trong khi đó, vùng Đồng bằng sông 
Hồng(5) có cấu trúc các tầng lớp xã hội 
dạng hình kim tự tháp (Hình 1.i) với 
33,5% nông dân ở dưới đáy. Trên thế 
giới, hệ thống phân tầng xã hội hình quả 
trám với các tầng lớp ở giữa phình to và 
nông dân ở dưới đáy thu hẹp lại là dạng 
mô hình phổ biến ở các nước công 
nghiệp hiện đại (như trường hợp Nhật 
Bản trong Hình 1.h). Các nhà nghiên cứu 
trên thế giới(6) đã đưa ra một trong 
những tiêu chuẩn quan trọng để hoàn 
thành công nghiệp hóa và hiện đại hóa là 
sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế thể hiện 
qua sự giảm bớt tỉ lệ lao động nông 
nghiệp. Theo góc nhìn của xã hội học, thì 
đó là sự giảm bớt tầng lớp nông dân ở 
dưới đáy hệ thống phân tầng xã hội(7). 
Có thể tổng hợp lại tiêu chí giảm bớt tỉ lệ 
lao động nông nghiệp từ các nhà nghiên 
cứu trên thế giới như sau: Giai đoạn khởi 
đầu công nghiệp hóa có tỉ lệ lao động 
nông nghiệp khoảng 45 - 60% → Phát 
triển công nghiệp hóa (30 - 45%) → 
Hoàn thiện công nghiệp hóa (10 - 30%) 
→ Hậu công nghiệp (<10%) (Trích lại từ 
Bùi Tất Thắng, 2011, tr. 25). 
Đối chiếu với sự phân chia thành các giai 
đoạn công nghiệp hóa trên thế giới, ta 
thấy vào năm 2012, cấu trúc các tầng 
lớp xã hội ở 8 tỉnh Nam Bộ tương đương 
với giai đoạn Phát triển công nghiệp hóa 
(với 25,6% nông dân). Trong khi đó, cả 
nước đang trong giai đoạn cuối của Khởi 
đầu công nghiệp hóa (47,0% nông dân) 
và đang bước sang Phát triển công 
nghiệp hóa, còn vùng Đồng bằng sông 
Hồng bắt đầu bước vào giai đoạn Phát 
triển công nghiệp hóa (33,5% nông dân). 
Như vậy, sự phát triển xã hội (dưới góc 
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 4 (200) 2015 
37 
nhìn phân tầng xã hội) vùng kinh tế trọng 
điểm phía Nam ở giai đoạn cao hơn so 
với cả nước (và so với cả vùng Đồng 
bằng sông Hồng). Từ đây, vấn đề đặt ra 
đối với sự quản lý phát triển xã hội ở 
vùng kinh tế trọng điểm này là như thế 
nào? Trong phạm vi cả nước, mô hình 
phân tầng xã hội ở Việt Nam năm 2012 
gần tương đương với Nhật Bản năm 
1955 (có lẽ tương đương năm 1950?). 
Cấu trúc các tầng lớp xã hội ở 8 tỉnh 
Nam Bộ biểu hiện cho giai đoạn Phát 
triển công nghiệp hóa - cao nhất so với 
cả nước. Điều này hoàn toàn là hợp lý 
khi ta thấy vùng kinh tế trọng điểm phía 
Nam là nơi tập trung chủ yếu các nhà 
máy, công ty, xí nghiệp và số lượng các 
khu công nghiệp trong cả nước. Đồng 
thời, vùng này cũng là nơi thu hút nhiều 
dự án đầu tư nước ngoài lớn nhất ở Việt 
Nam. Sự phát triển kinh tế công nghiệp ở 
8 tỉnh Nam Bộ được thể hiện qua cơ cấu 
giá trị sản xuất công nghiệp theo giá hiện 
hành phân theo địa phương ở Bảng 2. 
Trong đó, cơ cấu cả nước vào năm 2012 
là 100%, thì vùng kinh tế trọng điểm phía 
Nam (có TPHCM) chiếm tới 49%, trong 
khi đó vùng Đồng bằng sông Hồng (có 
thành phố Hà Nội) chiếm 27,8%. Tức là 
8 tỉnh Nam Bộ chiếm khoảng một nửa 
giá trị sản xuất công nghiệp trong cả 
nước và gấp 1,76 lần so với vùng Đồng 
bằng sông Hồng. Tương ứng với cơ cấu 
giá trị sản xuất công nghiệp này, ta thấy 
cơ cấu tầng lớp Thợ công nhân (trong 
tháp phân tầng Hình 1.c, f, i) ở 8 tỉnh 
Nam Bộ chiếm 44% so với cả nước, 
trong khi đó vùng Đồng bằng sông Hồng 
chiếm 16,2%. Cấu trúc các tầng xã hội ở 
8 tỉnh Nam Bộ đã biểu lộ quá trình tiến 
dần đến mô hình xã hội công nghiệp 
nhanh nhất so với cả nước. Kết quả của 
quá trình này đã dẫn tới thu nhập của cư 
dân 6 tỉnh vùng Đông Nam Bộ cũng cao 
nhất so với cả nước (Bảng 2). 
3. KẾT LUẬN 
Trên cơ sở hệ thống phân tầng xã hội 
trong cả nước, bài viết đã phân tách riêng 
các tầng lớp xã hội ở vùng kinh tế trọng 
điểm phía Nam. Từ đây, đã đưa ra những 
nhận xét khái quát riêng cho tiểu vùng 
kinh tế-xã hội phía Nam trong sự so sánh 
với bức tranh tổng thể cả nước nói chung: 
- Trong thời kỳ đổi mới (đến năm 2012), 
cấu trúc các tầng lớp xã hội ở vùng kinh 
tế trọng điểm phía Nam đang dịch 
chuyển dần từ hình dạng “kim tự tháp” 
sang tiếp cận tới gần hình quả trám (hình 
thoi) với các tầng lớp ở giữa đang phình 
Bảng 2. So sánh một số chỉ tiêu giữa 8 tỉnh Nam Bộ với cả nước (2012) 
Chỉ tiêu Cả nước 
Trong đó: 
Vùng ĐBSH 8 tỉnh Nam Bộ 
Giá trị sản xuất công nghiệp (%) 100 27,8 49,0 
Tầng lớp công nhân (%) 100 26,6 44,0 
Tầng lớp nông dân (%) 100 16,2 10,51 
Thu nhập trung bình khẩu/tháng (1.000đ) 1.999,8 2.350,6 3.172,8 (6 tỉnh Đông Nam Bộ) 
Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2014b: Biểu số 225; 2014a: Biểu số 5.1 và kết quả xử lý số liệu 
từ cuộc Điều tra Mức sống hộ gia đình 2012. 
ĐỖ THIÊN KÍNH – XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI CẤU TRÚC 
38 
to ra. Trong khi đó, mô hình phân tầng xã 
hội ở cả nước vẫn có dạng hình “kim tự 
tháp”. 
- Cấu trúc các tầng lớp xã hội ở vùng 
kinh tế trọng điểm phía Nam tương 
đương với giai đoạn Phát triển công 
nghiệp hóa. Trong khi đó, cả nước đang 
trong giai đoạn cuối của Khởi đầu công 
nghiệp hóa và đang bước sang Phát 
triển công nghiệp hóa, còn vùng Đồng 
bằng sông Hồng bắt đầu bước vào giai 
đoạn Phát triển công nghiệp hóa. Như 
vậy, sự phát triển xã hội ở vùng kinh tế 
trọng điểm phía Nam ở giai đoạn cao 
hơn và cao nhất so với cả nước. Từ đây, 
vấn đề đặt ra đối với sự quản lý phát 
triển xã hội ở vùng kinh tế trọng điểm 
này là như thế nào cho phù hợp?  
CHÚ THÍCH 
(1) Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam bao gồm 8 tỉnh và thành phố: Bình Phước, Tây Ninh, Bình 
Dương, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, TPHCM, Long An và Tiền Giang. 
(2) Tôi dùng thuật ngữ giai tầng trong bài viết này theo nghĩa là một từ ghép của hai khái niệm giai 
cấp và tầng lớp xã hội. Như vậy, gọi chung là giai tầng cho tiện. Theo ngôn ngữ tiếng Việt phổ 
thông, mục từ giai tầng (từ cũ và ít dùng) được định nghĩa là “Tầng lớp trong xã hội” (Viện Ngôn 
ngữ học, 2003, tr. 387), ví dụ: Giai tầng trí thức. 
(3) Về đại thể, có 4 cách tiếp cận trong việc đo lường các giai tầng xã hội, trên cơ sở dựa vào: (1) 
Vị trí trong quan hệ sản xuất xã hội; (2) Địa vị kinh tế - xã hội (KT-XH, viết tắt SES); (3) Tự nhận 
thức chủ quan; (4) Cấu trúc nghề nghiệp và địa vị kinh tế - xã hội (SES) mở rộng. Tuy nhiên, cách 
tiếp cận nào cũng có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Nhưng đa số các nhà xã hội học quốc 
tế lựa chọn cách tiếp cận thứ 4 (Đỗ Thiên Kính, 2013, tr. 97). 
(4) Hình 1.g và Hình 1.h là đồ thị minh họa cho bảng số liệu đầy đủ về các tầng lớp xã hội ở Nhật 
Bản trong mỗi chu kỳ 10 năm: 1955, 1965, 1975, 1985. Trong 4 thời điểm này, tỉ lệ tầng lớp nông 
dân ở Nhật Bản giảm đi nhanh chóng như sau: 40,4% → 19,9% → 15,2% → 7,5% (Kosaka, 1994, 
tr. 47). 
(5) Vùng kinh tế - xã hội Đồng bằng sông Hồng bao gồm 11 tỉnh: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, 
Quảng Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình. 
(6) “Ở góc độ tổng thể nền kinh tế, đã có nhiều nghiên cứu thảo luận về các tiêu chí đánh giá mức 
độ hoàn thành công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong đó, tiêu chí về chuyển dịch cơ cấu kinh tế 
được nhiều nghiên cứu đề cập đến. Xin nêu một số ví dụ tiêu biểu: 
- Giáo sư Mỹ H. Chenery, cố vấn Ngân hàng Thế giới, chia thời kỳ công nghiệp hóa làm 3 giai 
đoạn, giai đoạn khởi đầu, giai đoạn phát triển và giai đoạn hoàn thiện, không kể một thời đoạn tiền 
công nghiệp hóa và một thời đoạn hậu công nghiệp hóa. Tương ứng với mỗi giai đoạn có xác định 
chỉ tiêu GDP bình quân đầu người, tỷ lệ cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành công nghiệp, cơ cấu lao 
động và cơ cấu không gian. [] 
- Trong bộ chỉ tiêu đánh giá về công nghiệp hóa gồm 11 hạng mục do nhà xã hội học người Mỹ A. 
Inkeles đề xuất, bao gồm trong đó nhiều chỉ tiêu về văn hóa và xã hội, nhưng chỉ tiêu về cơ cấu 
kinh tế vẫn chiếm vị trí quan trọng trong các chỉ tiêu về kinh tế. [] 
- Đặc biệt, Giáo sư Jungho Yoo (KDI School of Public Policy and Management, Korea) đã so sánh 
thời kỳ CNH giữa các nước dựa trên một tiêu chí duy nhất là coi thời điểm bắt đầu tiến trình công 
nghiệp hóa ở một nền kinh tế khi tỷ trọng lao động nông nghiệp chiếm 50% tổng lao động xã hội và 
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 4 (200) 2015 
39 
kết thúc khi tỷ trọng lao động nông nghiệp chỉ còn 20% tổng lao động xã hội. [] Có thể còn có 
những tranh luận về điểm khởi đầu và điểm kết thúc của quá trình công nghiệp hóa theo quan 
điểm này, nhưng cách tiếp cận ở đây là xuất phát từ chỉ tiêu chuyển dịch cơ cấu lao động trong 
mối tương quan giữa tỷ trọng lao động nông nghiệp và phi nông nghiệp để đánh giá tiến trình công 
nghiệp hóa, và coi đó là chỉ tiêu cần thiết duy nhất. 
Tóm lại, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn được coi là một trong những tiêu chí 
chủ yếu đánh giá mức độ hoàn thành của tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.” (Bùi 
Tất Thắng, 2011: 24-27) 
(7) Theo quyết định luận kinh tế, cơ cấu kinh tế như thế nào thì sẽ quyết định cơ cấu lao động, việc 
làm như thế ấy. Cơ cấu lao động, việc làm sẽ tạo ra cơ cấu nghề nghiệp tương ứng, và tạo nên hệ 
thống các tầng lớp xã hội. Sự quy định lẫn nhau này được thể hiện khái quát như sau: Cơ cấu kinh 
tế → Cơ cấu nghề nghiệp → tạo nên Hệ thống các tầng lớp xã hội. Khi phân tách 2 thành phần lao 
động nông nghiệp và phi nông nghiệp thành các tầng lớp xã hội là nông dân (thành 1 tầng lớp) và 
không phải nông dân (thành 8 tầng lớp), ta có được mô hình phân tầng xã hội trong cả nước có 
dạng hình “Kim tự tháp” với đa số nông dân ở dưới đáy như bảng số liệu và đồ thị minh họa (Bảng 
1 và Hình 1.a, b, c). 
TÀI LIỆU TRÍCH DẪN 
1. Bùi Tất Thắng. 2011. Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong xây dựng nông thôn mới. 
Tạp chí Xã hội học, số 4. 
2. Caroline, Hodges Persell. 1987. Chapters 9: Social Stratification; Chapter 10: Social Class 
and Poverty. Trong sách: Understanding society. An introduction to sociology, Happer and 
Row Publisher, New York. Tham khảo bản dịch tiếng Việt: Caroline Hodges Persell. 1992. 
Chương 9, 10: Phân tầng xã hội, giai cấp xã hội và sự nghèo khổ (tài liệu thư viện Viện Xã hội 
học). 
3. David, B. Grusky (ed.). 2001. Social Stratification: Class, Race, and Gender in Sociological 
Perspective – 2nd edition. Westview Press. The United States of America and the United 
Kingdom. 
4. David, B. Grusky. 2000. Social Stratification. Trong sách: Encyclopedia of Sociology – 2nd 
Edition. Volume 4, Edgar F. Borgatta and Rhonda J.V. Montgomery (eds.), Macmillan 
Reference, USA, 2807-2821. 
5. Đỗ Thiên Kính. 2011. Cấu trúc xã hội trong cả nước, nông thôn - đô thị và chân dung tầng 
lớp nông dân Việt Nam. Tạp chí Xã hội học, số 4. 
6. Đỗ Thiên Kính. 2012. Hệ thống phân tầng xã hội ở Việt Nam hiện nay (Qua những cuộc 
Điều tra Mức sống Hộ gia đình Việt Nam 2002-2004-2006-2008). Hà Nội: Nxb. Khoa học Xã 
hội. 
7. Đỗ Thiên Kính. 2013. Khái niệm phân tầng xã hội và cách tiếp cận trong việc đo lường các 
tầng lớp xã hội. Tạp chí Xã hội học, số 1. 
8. Đỗ Thiên Kính. 2014. Cản trở đối với tầng lớp nông dân trong hệ thống phân tầng xã hội ở 
Việt Nam hiện nay. Tạp chí Xã hội học, số 2. 
9. Endruweit, G. & G. Trommsdorff. 2002. Từ điển Xã hội học (bản dịch tiếng Việt từ nguyên 
bản tiếng Đức, 1989). Hà Nội: Nxb. Thế giới. 
ĐỖ THIÊN KÍNH – XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI CẤU TRÚC 
40 
10. Giddens, Anthony and Mitchell Duneier. 2000. Introduction to Sociology – 3rd edition. W. 
W. Norton & Company. New York, London. 
11. Giddens, Anthony. 2001. Sociology - 4th edition. Polity Press. UK. 
12. Harold, R. Kerbo. 2000. Social Stratification and Inequality: Class Conflict in Historical, 
Comparative, and Global Perspective – 4th edition. The McGraw-Hill. New York. 
13.  
1i%E1%BB%83m_ph%C3%ADa_Nam>, truy cập ngày 1/2/2015. 
14. Kosaka, Kenji (ed.). 1994. Social Stratification in Contemporary Japan. Kegan Paul 
International. London and New York. 
15. Robert, A. Rothman. 2005. Inequality and Stratification: Race, Class and Gender - 5th 
edition. Pearson Prentice Hall. United States of America. 
16. Tony, Bilton, Kenvin Bonnett, Philip Jones, Michelle Stanworth, Ken Sheard và Andrew 
Webster. 1993. Nhập môn xã hội học (bản dịch tiếng Việt từ nguyên bản tiếng Anh, 1987). Hà 
Nội: Nxb. Khoa học Xã hội. 
17. Tổng cục Thống kê. 2014a. Kết quả Khảo sát Mức sống dân cư Việt Nam 2012. Hà Nội: 
Nxb. Thống kê. 
18. Tổng cục Thống kê. 2014b. Niên giám thống kê - 2013. Hà Nội: Nxb. Thống kê. 
19. Viện Ngôn ngữ học. 2003. Từ điển tiếng Việt, Chủ biên: Hoàng Phê (in lần thứ chín, có 
sửa chữa). Hà Nội - Đà Nẵng: Nxb. Đà Nẵng và Trung tâm Từ điển học. 

File đính kèm:

  • pdfxu_huong_bien_doi_cau_truc_cac_tang_lop_xa_hoi_o_vung_kinh_t.pdf